Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công nghệ thông tin Tiểu luận học phần chủ nghĩa xã hội khoa học bài trừ mê tín dụ đoan, xây dựng né...

Tài liệu Tiểu luận học phần chủ nghĩa xã hội khoa học bài trừ mê tín dụ đoan, xây dựng nét đẹp văn hóa tâm linh ở nước ta hiện nay

.PDF
19
1
50

Mô tả:

lOMoARcPSD|18034504 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đ쨃 T䄃I: 28 B䄃I TRỪ MÊ TÍN DỤ ĐOAN, XÂY DỰNG NÉT ĐẸP VĂN HÓA TÂM LINH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. Sinh viên thực hiện Mã Sinh Viên Lớp Khóa : NGUYỄN ĐÌNH HO䄃N : 20810170353 : D15QTKD1 : 2020-2015 Hà Nội, tháng 12 năm 2021 lOMoARcPSD|18034504 MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 3 B. NỘI DUNG............................................................................................................................ 1 I. Cơ sở lý luận...........................................................................................................1 1.Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan...................................................1 2. Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan...................................................1 3. Văn hóa tâm linh của người Việt Nam................................................................4 II. Vận dụng...............................................................................................................7 1. Những biểu hiện mê tín dị đoan trong đời sống tâm linh người Việt..................7 2. Tác động của mê tín dị đoan đến đời sống xã hội Việt Nam.............................10 3. Một số giải pháp bài trừ mê tín dị đoan, xây dựng nét đẹp văn hoá tâm linh ở nước ta hiện nay....................................................................................................12 C. KẾT BÀI D. TÀI LIỆU THAM KHẢO lOMoARcPSD|18034504 A. LỜI MỞ ĐẦU Mê tín di đoan là một hiện tượng có ảnh hưởng vô cùng xấu đến sự phát triển của bất kì quốc gia nào và nước ta cũng thế. Trước đây, khi ở thời kì phong kiến, do chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nền văn hóa Trung Hoa khi xưa, một số thành phần xấu trong xã hội đã dẫn đến biến chất nền văn hóa này, biến nó trở nên rất tiêu cực và nguy hiểm. Sau chiến tranh, đất nước ta đi vào giai đoạn đang phát triển, chính vì thế hiện tượng này cũng có phần giảm bớt rất lớn ro người dân và Đảng đã cùng nhau chung tay xây dựng kinh tế, chăm lo hơn cuộc sống của con người. Thế nhưng khi đất nước đag trong quá trình ngày càng đi lên, nhu cầu đời sống tinh thần cũng tăng, một số người đã cố tình lợi dụng hiện tượng mê tín dị đoan trong người dân trỗi dậy để kiếm lợi cho cá nhân. Chúng có hành vi vô cùng gian xảo, thậm chí chúng còn xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước . Nhận thức được sụ nguy hiểm này của hiện tượng này , đảng đã ra sức để phòng chống và bài trừ hiện tượng này, thế nhưng chìa khóa của giải pháp này lại nằm ở người dân. Việc người dân chưa hiểu rõ về mê tín dị đoan khiến họ rất dễ bị lợi dụng lòng tin từ các thành phần bất hảo. Chính vì thế , tôi đã chọn đề tài “bài trừ mê tín dị đoan, xây dựng nét đẹp văn hóa tâm linh ở nước ta hiện nay”. Để làm đề tài kết thúc môn học Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học lOMoARcPSD|18034504 B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 1.Khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan. Tín ngưỡng là một khái niệm rộng hơn tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào một hiện tượng, một lực lượng siêu nhiên, tôn sùng vào một điều gì đó pha chút thần bí, hư ảo, vô hình tác động mạnh đến tâm linh con người, trong đó bao hàm cả niềm tin tôn giáo. Một số tín ngưỡng của người Việt như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ Mẫu, thờ anh hùng dân tộc, thờ thành hoàng làng… Tôn giáo là một hiện tượng xã hội bao gồm ý thức tôn giáo, lấy niềm tin tôn giáo làm cơ sở, hành vi và các tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo. Tôn giáo có giáo lý, giáo luật, lễ nghi và các tổ chức giáo hội. Một số tôn giáo của người Việt như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hòa hảo, Cao đài… Mê tín dị đoan là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất hiện từ lâu và vẫn tồn tại ở thời đại hiện nay. Mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng của con người vào các lực lượng siêu nhiên đến mức độ mê muội với những hành vi cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hóa của một số người gọi chung là cuồng tín. Hiện tượng mê tín dị đoan thường gắn chặt và lợi dụng các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề. Một số hiện tượng mê tín dị đoan của người Việt như: bói toán, đồng bóng, yểm bùa, cúng trừ tà ma… 2. Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan. Tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan có những điểm giống nhau như: Đều là niềm tin của con người vào những hiện tượng siêu nhiên, thần bí, hư ảo và không có thực. Tôn giáo và tín ngưỡng đều tin vào những điều mà mắt mình không nhìn rõ, tai mình không nghe thấy hình hài, giọng nói của đối tượng thờ cúng. Tôn giáo, tín ngưỡng đều có tác dụng điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với xã hội, với cộng đồng, giải quyết tốt các mối quan hệ trên cơ sở giáo lý tôn giáo và các loại hình sinh hoạt tín ngưỡng. Những người có tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Tin lành,…) và có sinh hoạt tín ngưỡng dân gian như: thờ cúng tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu,…đều tin vào những điều mà tôn giáo đó và các 1 lOMoARcPSD|18034504 loại hình tín ngưỡng đó truyền dạy, mặc dù họ không hề được trông thấy Chúa Trời, đức Phật hay cụ kỵ tổ tiên hiện hình và cũng không được nghe giọng nói của các đấng linh thiêng đó. Trong xã hội hiện nay vẫn còn những hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con người mà khoa học chưa lý giải được, do đó, trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến cho một bộ phận đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải chúng từ sức mạnh của thần bí. Bên cạnh đó, trong xã hội còn có sự cách biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa các nhóm dân cư. Cho nên, những yếu tố may rủi, ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ đến con người, làm cho con người dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, trông chờ, ỷ lại và cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên, chính vì thế mà con người luôn có niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên này để giải toả những bất trắc trong cuộc sống. Những điểm khác nhau của tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan: Về tín ngưỡng, tôn giáo nó mang tính chất là niềm tin, là lối sống, là phong tục tập quán và tình cảm của con người. Hiện nay, tín ngưỡng đó được thể hiện qua một số nét phong tục lưu truyền bao đời nay đó là tục thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp, thờ thành hoàng, thờ mẫu…ở trong mỗi gia đình người Việt đều lập một bàn thờ, thờ cúng tổ tiên, thờ cúng những người thân đã khuất để thể hiện sự hiếu lễ với người đã khuất, sự biết ơn của con cháu với tổ tiên, nhằm giáo dục các giá trị truyền thống gia phong của mỗi gia đình. Ngoài ra, vào các ngày rằm, mùng một nhiều người còn đến đền, chùa, đình, miếu để cầu phúc, cầu bình an cho bản thân và gia đình, nó thể hiện nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của cộng đồng. Xét về mục đích, nếu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có mục đích là thể hiện nhu cầu của đời sống tinh thần, đời sống tâm linh, thì ngược lại người hoạt động mê tín dị đoan lợi dụng vào tôn giáo, tín ngưỡng và các đối tượng mê muội, mất niềm tin vào chính họ và cuộc sống của họ để nhằm mục đích kiếm tiền, đem lại thu nhập cho gia đình và bản thân họ là chính. Nếu sinh hoạt tín ngưỡng có cơ sở thờ tự riêng như: chùa, đình, từ đường, miếu,…, thì những người hoạt động mê tín dị đoan thường phải lợi dụng một không gian nào đó của những cơ sở thờ tự để hành nghề hoặc hành nghề tại gia đình của họ. Những người có sinh hoạt tín 2 lOMoARcPSD|18034504 ngưỡng thường sinh hoạt định kỳ tại cơ sở thờ tự (vào các ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng tại đình, chùa, đền miếu, ngày giỗ tổ tiên, ông bà, bố mẹ,người thân đã khuất…) thì những người hoạt động mê tín dị đoan thường hoạt động không có định kỳ, vì người đi xem bói chỉ gặp thầy bói khi có những việc bất thường xảy ra như: mất của, sinh con đẻ cái, chết, ốm đau, hỏa hoạn, tai nạn và bế tắc trong cuộc sống,.. Nếu sinh hoạt tín ngưỡng được pháp luật cho phép, được xã hội thừa nhận tạo điều kiện cho thực hành, thì hoạt động mê tín dị đoan bị xã hội lên án, phê phán, bài trừ. Mối quan hệ giữa tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan: Tín ngưỡng với mê tín dị đoan có một số điểm khác biệt nhưng cũng có một số điểm tương đồng. Chính từ những điểm tương đồng này khiến chúng có mối quan hệ với nhau, mối quan hệ này thể hiện: Các nhà truyền giáo của các tôn giáo phải dựa vào tín ngưỡng bản địa để truyền bá và thực hành vào trong giáo hội, tôn giáo của mình. Về phía cộng đồng có đời sống tín ngưỡng cũng học hỏi được một số điểm phù hợp của một số tôn giáo về nghi thức hành lễ, về phẩm phục, về cách bài trí nơi thờ tự,..; đối với hoạt động mê tín dị đoan, do không có cơ sở thờ tự chính thức, những người hành nghề đã mượn cơ sở thờ tự của tôn giáo và cơ sở thờ tự của tín ngưỡng dân gian để hành nghề. Cũng do hành nghề tại các cơ sở thờ tự tôn giáo và tín ngưỡng dân gian mà trong một mức độ nào đó, “độ tin cậy” của những người mê tín dị đoan có thể được nâng cao; một số tôn giáo và tín ngưỡng dân gian (tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Thành hoàng) dựa vào sự thiếu hiểu biết của một bộ phận dân cư đã sử dụng một số thủ thuật của mê tín dị đoan để tăng thêm sự thần bí của một số lễ thức ngoài tôn giáo và tín ngưỡng như: xin âm dương, rút thẻ, bói quẻ…mà tôn giáo, tín ngưỡng nào đó đã vay mượn. Tóm lại, tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan có những điểm giống và khác nhau, chúng có mối quan hệ qua lại với nhau, mối quan hệ này được tạo ra bởi những người trực tiếp hoạt động trên những lĩnh vực đó. Phân biệt được sự giống, khác nhau và mối quan hệ giữa chúng sẽ giúp chúng ta có cơ sở để góp phần phát huy mặt tích cực của tôn giáo, tín ngưỡng và khắc phục mặt tiêu cực của của chúng và bài trừ được mê tín dị đoan. 3 lOMoARcPSD|18034504 3. Văn hóa tâm linh của người Việt Nam Văn hóa tâm linh là một khái niệm còn nhiều ý kiến khác nhau. Mặc dù giới học thuật vẫn còn đang tranh luận, song một thực tế không phủ nhận được là trong thời gian gần đây , văn hóa tâm linh đang có chiều hướng phát triển  Tâm linh và văn hóa tâm linh Một số ý kiến nhân định, tâm linh là một khái niệm chỉ những hiện tượng liên quan đến thế giới linh hồn của con người sau khi chết, gắn liền với những biểu hiện huyền bí, dị thường và đậm màu sắc mê tín. Có một số ý kiến khác cho rằng, tâm linh hay văn hóa tâm linh là một phạm trù đặc biệt, bao hàm những giá trị tinh thần phong phú, cao siêu của con người, cao hơn khái niệm đời sống tinh thần. Một nhà nghiên cứu nhận định: “Trong Tâm linh đã hội đủ: Lòng vị tha, Đạo đức, Tinh thần, Ý chí, Linh hồn v.v”.., cho rằng tâm linh là sự tồn tại siêu hình của con người… Tâm linh chính là một biểu hiện trong đời sống tinh thần của con người, với tất cả sự phong phú, phức tạp của nó. Chúng ta không nên đơn giản hóa tâm linh là mê tín dị đoan, song cũng không nên “thần bí hóa” khái niệm tâm linh, gán cho nó những đặc tính cao siêu, phi thường, coi đó là cứu cánh của nhân loại, của khoa học. Tất cả những biểu hiện liên quan đến đời sống tâm linh con người sẽ tạo nên văn hóa tâm linh. Cũng như tất cả mọi hiện tượng trong cuộc sống, văn hóa tâm linh cũng có những mặt tích cực và tiêu cực, vì vậy cần có một cái nhìn biện chứng, khách quan để có cách ứng xử hợp lý, phát huy được mặt tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với đời sống cộng đồng.  Văn hóa tâm linh trong đời sống cộng đồng người Việt Văn hóa tâm linh có những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng trong đời sống của người Việt. Phổ biến nhất là phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người thân trong mỗi gia đình. “Con người có tổ có tông, Như cây có cội, như sông có nguồn.” Ở phạm vi cộng đồng là tục thờ cúng thành hoàng, các vị thần, các vị tổ sư, các vị anh hùng đã có công với nước, các danh nhân văn hóa…Do ảnh hưởng của các tôn 4 lOMoARcPSD|18034504 giáo, người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà thờ, giáo đường…và thực hành các nghi lễ cầu cúng. Nhiều công trình, hiện vật liên quan đến văn hóa tâm linh đã trở thành những di sản văn hóa, lịch sử quý giá, nhiều công trình văn hóa tâm linh được xây dựng ở những địa điểm có phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, kì thú trở thành những điểm du lịch hấp dẫn…Nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, dân tộc. Chúng ta có thể thấy, thế giới văn hóa tâm linh của người Việt được xây dựng theo mô hình “dương sao, âm vậy-trần sao, âm vậy”. Vì vậy, nên coi đây là quan niệm xuất phát để tìm hiểu về mô hình thế giới tâm linh của người Việt. Hình thành từ xã hội nguyên thủy, người Việt có tín ngưỡng bách thần “thần cây đa, ma cây gạo” , gán cho các thế lực siêu nhiên, các sự kiện chưa giải thích được là các vị thần. Thế giới thần linh bao gồm thần Sông, thần Núi, thần Biển, thần Lửa, thần sấm Sét,…và có cả thần bếp, thần Tài, thần Nhân Duyên,…Nhân gian cũng có người xấu người tốt nên các vị thần cũng có thần thiện thần ác, có thánh thần luôn giúp người và cũng có ma quỷ chuyên haiạ người. Do ảnh hưởng của xã hội phong kiến, thế giới tâm linh cũng được hình dung theo một mô hình tổ chức tương tự: trên có Ngọc Hoàng Thượng Đế, co các vị thần bề tôi với các cơ quan chuyên trách, giữa có thế giới người trần mắt thịt và dưới đất có diêm Vương phụ trách xét xử các linh hồn của con người trần gian. Người Việt cho rằng người xấu sau khi chết sẽ được xét xử, ai tốt sẽ được lên thiên đường hay cõi tiên, được đầu thai, có kiếp sau sung sướng, ai xấu sẽ bị trừng phạt, kiếp sau phải chịu khổ. Và linh hồn của tiên nhân, của tổ tiên luôn bên cạnh con cháu, chứng giám độ trì.Vì quan niệm “trần sao âm vậy”nên mới có những tục lệ như chia cho người chết chôn theo người chết tiền bạc, các đồ dùng, rồi nghi lễ đốt vàng mã là mọt cách để “tiếp tế” cho người chết. Có gia đình trước mỗi bữa ăn con cháu đều cất lời mời bà ngoại mới mất về ăn cơm. Văn hóa tâm linh có những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống công đồng. Đó là sợi dây cố kết cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng nhân ái, vị tha, ý thức hướng thiện. Các tôn giáo khác nhau về giáo lý song đều gặp nhau ở tinh thần nhân ái, khoan dung, triết lý nhân bản. Văn hóa tâm linh là chỗ dựa về mặt 5 lOMoARcPSD|18034504 tinh thần, xoa dịu những thương đau mất mát, đem lại niềm tin vào những điều tốt đẹp, cac cả, thiêng liêng, giúp con người vượt qua lỗi sợ cái chết.  Một số mặt trái của văn hóa tâm linh Những nghịch lý , mặt trái của văn hóa tâm linh xuất phát từ chính quan niệm gốc “dương sao âm vậy-Trần sao âm vậy”. Như vậy, cõi trần gian quyết định hình hài của cõi âm chứ không phải ngược lại, hay chính con người đã sinh ra Thượng đế. Một ví dụ sinh động nhất là chính con người với công sức, tài hoa của mình đã tạo nên đình chùa, miếu mạo chứ đó không phải là phép màu của Thần Phật. Nhiều người Việt đã “suy bụng ta ra…bụng thần”, áp đặt cách ứng xử có phần tiêu cực của trần tục vào chốn linh thiêng. Người ta chen chúc nhau đến các đền chùa, mang theo lễ vật hậu hĩnh để mong được thánh thần phù hộ, giải hạn, trừ tà, cầu tài cầu lộc, làm ăn phát tài. Phải có lễ mới thể hiện được lòng thành, lễ vật càng nhiều, tỷ lệ “phù hộ” càng cao, đâu có khác gì chạy chọt, tiêu cực ở ngoài đời. Có thể hình dung nhiều người viết sớ, sắm lễ, bưng lễ thuê đội quân “cò” đông đảo trong xã hội ngày nay. Nhiều người đến cửa đền chùa mới bất ngờ được các thấy bói, cô đồng cho biết là năm nay bị hạn, do một bất ổn nào đó ở cõi âm hay do có sao xấu “chiếu” vào, vì vậy cần phải “giải hạn”. Thật bất hạnh thay cho những ai đó không đến đền chùa, không biết để mà sắm lễ nhờ “thầy, cô” giúp cho “tai qua nạn khỏi”. Nhiều người nghĩ rằng, nếu như có một đấng linh thiêng toàn năng, chắc ngài sẽ hiểu thấu mọi tâm tư, ước vọng của nhân gian, và sẽ phù hộ độ trì mọi chúng sinh, khuyến thiện, trừng ác không cần ai phải đến tận nơi cầu cạnh, xin xỏ. Đấng thần linh chí thiện, chí nhân sẽ chỉ phù hộ cho những người tốt, những hành vi nhân ái, cao cả, còn những kẻ bất nhân, làm ăn phi pháp thì dù có cầu cúng, lễ vật bao nhiêu cũng bị từ chối.Cha ông ta đã từng nhắc nhở: “Dù xây chín bậc phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho một người”. “Tu đâu lại bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ ấy là kính tu”. Nơi thờ tự thần linh là chốn thanh tịnh,thoát tục, thế nhưng không ít người đã làm vấn đục với những hành vi nhuốm màu con buôn, tiêu cực. người ta lấy đồng tiền 6 lOMoARcPSD|18034504 làm thước đo của lòng thành, làm giá trị để mặc cả với thần linh: công đức, vứt tiền xuống giếng , đút tiền vào tay, chân thần linh, rải tiền xuống khe suối, mua lễ sang, “boa” cho thầy bói hậu hĩnh, thắp nhiều hương, đốt nhiều vàng mã,…Lợi dụng tâm lý này, nhiều kẻ đã xây rất nhiều chùa giả, điện thờ giả với mục đích thu tiền công đức của du khác , sau chính quyền phải ra tay dẹp bỏ. Số lượng người tham gia lễ hội quá đông, nhà vệ sinh không đáp ứng nổi, thế là du khách phóng uế bừa bãi xung quanh di tích, có nơi sau hàng tuần lễ còn mùi hôi thối lồng lặc. Sau mùa lễ hội, nhiều di tích thành “bãi chiến trường rác”,nhân viên không thể dọn kịp hết được.Hành sử như thế liệu có thánh thần nào còn muốn phù hộ hay không?. Còn có những người đốtvàng mã cho người chết gồm quần áo, giày dép, tiền bạc chưa đủ, còn đốt thêm cả xe hơi, nhà lầu, điện thoại di động, thậm chí còn đốt cả vợ lẽ, bồ nhí, cổ vũ cho nối sống hưởng thụ, thác loạn nơi âm giới.Ở nhiều nước không có tục lệ đốt vàng chẳng lẽ người thân họ phải chịu cảnh đói khát, rách rưới hay sao? II. Vận dụng 1. Những biểu hiện mê tín dị đoan trong đời sống tâm linh người Việt Mê tín dị đoan là một hủ tục đã có ở Việt Nam từ thế kỷ trước. Điều đáng quan ngại là sự phát triển không ngừng của một đất nước trên mọi lĩnh vực, thì hiện tượng mê tín dị đoan vẫn còn tồn tại, biến tướng thành nhiều hình thức tinh vi, đánh vào tâm lý nhẹ dạ cả tin và sự thiếu hiểu biết của nhiều người. Trên bình diện quốc gia, tác hại của tệ nạn mê tín dị đoan còn nghiêm trọng hơn nhiều khi có những thế lực thù địch, phản động, lợi dụng mâu thuân tôn giáo, tín ngưỡng để thực hiện hành vi truyền bá tư tưởng, truyền đạo trái phép, làm nhũng nhiễu suy nghĩ, chính kiến của mỗi người, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn, văn minh của xã hội...mà đối tượng dễ bị dụ dỗ, lôi kéo nhất chính là những người công nhân lao động ít hiểu biết, dễ vì những lợi ích nhỏ nhặt trước mắt mà vô tình vi phạm pháp luật. Dân tộc nào cũng có tín ngưỡng, văn hóa, niềm tin tôn giáo của riêng mình. Các tôn giáo hay tín ngưỡng dân gian, dù tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều có lịch sử hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ. Cho dù một số tôn giáo, tín ngưỡng có những yếu tố huyền ảo, mang tính truyền thuyết, thì mục đích chung hướng 7 lOMoARcPSD|18034504 tới vẫn là niềm tin bất diệt về một đấng thiêng liêng, siêu nhiên, có quyền năng ban thưởng cho những hành động đẹp, những con người tốt bụng, hay trừng phạt những việc làm xấu, những kẻ độc ác... Qua đó, đức tin đã giúp con người tự răn mình, điều chỉnh hành vi, cách ứng xử; hay noi theo những tấm gương sáng; phản bác, lên án những kẻ xấu. Tựu trung là tôn giáo hay tín ngưỡng nào cũng đều nhằm hướng tới những giá trị tốt đẹp "Chân- Thiện- Mỹ". Ðầu năm mới, mê tín dị đoan thường nở rộ hơn vì đây là thời điểm con người muốn bày tỏ ước mong một năm làm ăn phát đạt, an lành, hanh thông, học hành tấn tới, sức khỏe bảo đảm, gia đình hạnh phúc… và cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội - không gian dễ bị lạm dụng cho việc cầu cúng, tế lễ... Cúng lễ là nhu cầu tâm linh chính đáng nếu được thực hiện đúng nghi thức, nhưng một số người lại cầu cúng vượt quá giới hạn sinh hoạt tín ngưỡng bình thường. Có thể nói cầu cúng, lễ bái "xin được thăng quan, tiến chức", và cầu mong làm ăn phát đạt - một nhu cầu bình thường, đôi khi cũng được thực hành một cách mê muội. Khi niềm tin đặt lầm chỗ vào với yếu tố siêu nhiên, kỳ bí, một số người không tiếc tiền bạc tới đền, chùa xin "quẻ", tổ chức lễ cầu tài, cầu lộc, cầu phúc rình rang, cung tiến tiền triệu, thậm chí cả hàng chục triệu đồng đã không còn là chuyện hiếm. Có gia đình còn xây am, điện thờ đồ sộ, hằng ngày hương khói, tụng kinh, gõ mõ cầu xin chức quyền. Thậm chí, không chỉ cá nhân mà một số cơ quan còn tổ chức đi lễ tập thể, đi nhiều lần trong năm. Một số tập tục tốt đẹp bị những cá nhân mê tín biến tướng thành cơ hội cầu lộc, cầu tiền bằng những hành vi phản cảm. Tuy nhiên, lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để hoạt động mê tín dị đoan thì càng phải bài trừ. Có một nghịch lý là khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao, thì "phú quý sinh lễ nghĩa", các lễ hội, mà đi kèm theo đó là không ít những tệ nạn mê tín dị đoan cũng nở rộ như nấm sau mưa. Các hình thức: bói toán, đồng cốt, gọi hồn... tưởng như đã được dẹp bỏ, giờ lại có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát và nhanh chóng lây lan trong mọi tầng lớp xã hội. Những việc làm mang ý nghĩa tốt đẹp ban đầu giờ bị biến tướng tinh vi dưới nhiều hình thức. Thờ cúng tổ tiên, ông bà vốn là truyền thống vô cùng tốt đẹp từ bao đời nay của dân tộc ta, nhằm ghi nhớ công ơn những thế hệ tiền bối, hướng về cội nguồn, đặc biệt là vào dịp Tết đến 8 lOMoARcPSD|18034504 Xuân về. Nhưng lấy lý do ngày Tết mà mâm cao cỗ đầy, mời thày về cúng lễ rình rang hay thi nhau đốt vàng mã trong khi đời sống còn nhiều khó khăn, đặc biệt trong năm dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành, thu nhập người lao động giảm sút thì thực sự rất lãng phí. Nếu như Covid là thứ bệnh dịch đe dọa sức khỏe con người thì vấn nạn mê tín dị đoan cũng là một loại dịch bệnh, đe dọa đời sống văn hóa, tinh thần kéo theo những hệ lụy về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh trật tự... Nếu như trong cuộc chiến với Covid-19, chúng ta phải nhanh chóng, thần tốc, quyết liệt, thì trận chiến với mê tín dị đoan lại là cuộc chiến thầm lặng, dài lâu, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và khéo léo. Cuộc chiến cam go ấy rất cần đến sự chung tay góp sức của các cấp trong hệ thống và toàn thể nhân dân, trong đó, công đoàn cần là tổ chức đi đầu trong nêu gương, tuyên truyền, vận động công nhân lao động và gia đình có niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng lành mạnh và văn minh. Chẳng hạn các năm gần đây, "xin ấn đền Trần" khiến nhiều người ngán ngẩm vì chen lấn, xô đẩy chỉ để "cướp" bằng được "ấn", mặc dù có khi chính họ cũng không hiểu bản chất của việc ban "ấn" là ban cho con cháu cái phúc, dạy con cháu, bách gia trăm họ phải biết giữ gìn phẩm chất đạo đức, tích phúc thật tốt, phúc đức càng dày thì được hưởng lộc càng bền vững. Tuy nhiên, một số người vẫn lầm tưởng rằng xin "ấn" để cầu thăng quan, tiến chức cho nên dẫn đến những cảnh tượng phản cảm mà báo chí đã phản ánh. Trong trận chiến đặc biệt này, chúng ta vừa có sứ mệnh bảo vệ, vừa có nhiệm vụ đấu tranh. Chúng ta trân trọng, bảo vệ, phát huy những giá trị thiêng liêng, bản chất tốt đẹp, nhân văn của tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, đồng thời góp phần quản lý, giám sát, bài trừ, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến mọi mặt đời sống xã hội, vì một đất nước Việt Nam phát triển hiện đại, văn minh, vừa theo kịp với dòng chảy của thế giới, vừa vẹn nguyên bản sắc đậm nét của dân tộc. Mê tín, dị đoan có liên quan đến nhận thức của con người. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về nhiều mặt trong nhân dân là một trong những biện pháp quan trọng, góp phần bài trừ, loại bỏ tệ nạn xã hội này. 2. Tác động của mê tín dị đoan đến đời sống xã hội Việt Nam Về mặt tư tưởng, sự phát triển của các loại hình mê tín dị đoan sẽ xâm hại và từng bước phủ nhận thế giới quan duy vật biện chứng trong nhân dân, làm cho hệ tư 9 lOMoARcPSD|18034504 tưởng Mác – Lênin và các phát kiến khoa học tiến bộ có nguy cơ bị đẩy lùi. Niềm tin mù quáng vào một thế giới siêu nhiên, vào sự quyết định và chi phối của thần tiên, ma quỷ sẽ thay chỗ cho mọi niềm tin khác, trong đó có cả niềm tin vào sức mạnh bản thân con người. Những niềm tin mù quáng sẽ làm cho con người mất đi sức mạnh cải tạo thế giới tự nhiên; làm cho xã hội mất đi động lực phát triển – đó là ý chí đấu tranh của con người. Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng cách mạng nhất và khoa học nhất do chủ trương giải phóng xã hội, giải phóng con người, làm cho con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần; đồng thời học thuyết này được xây dựng trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và các nền tảng khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác. Giả sử rằng hệ tư tưởng Mác – Lênin bị phủ nhận thì niềm tin khoa học cũng bị đánh đổ; xã hội ngừng phát triển; con người không được giải phóng và luôn sống trong hoang mang, sợ hãi trước những ảo tưởng về thế lực siêu nhiên, hoang đường. Rõ ràng là điều đó sẽ không xẩy ra vì nó trái với quy luật phát triển của xã hội. Do đó hệ tư tưởng Mác – Lênin tất yếu là hệ tư tưởng lãnh đạo xã hội. tuy nhiên, mê tín dị đoan là một rào cản đáng lo ngại gây cản trở sự tác động của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với xã hội. Trên lĩnh vực chính trị nội bộ, tệ mê tín dị đoan có thể thâm nhập vào tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Nó nguy hiểm ở chỗ làm cho cán bộ, đảng viên từ bỏ ý chí, lập trường đấu tranh; từ bỏ vai trò tiên phong gương mẫu của bản thân để thực hiện sự chờ đợi, cầu xin ban ơn, che chở của thần linh ma quái. Cán bộ, đảng viên nếu vướng phải tệ mê tín dị đoan sẽ ít chú tâm cho công việc do thời gian được để dành cho những nghiên cứu tính toán về những điều thần bí. Mê tín dị đoan là một trong những nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ bè phái làm cho uy tín lãnh đạo của đảng bị giảm sút, năng lực quản lý của nhà nước bị hạn chế. Điều này diễn ra do một số cán bộ, đảng viên có đầu óc nặng về mê tín. trong công tác tuyển dụng cán bộ, họ quan niệm rằng phải tuyển người có “nhân mạng”, “khắc tinh”, phù hợp với mình như người tuổi chuột thì không thể tuyển người tuổi mèo vì như thế sẽ gây đe dọa cho mình; người có “mạng mộc” không thể tuyển dụng hoặc cất nhắc cho người “mạng kim” vì “mộc khắc kim”. Trong đơn vị, cơ quan, 10 lOMoARcPSD|18034504 họ phân đồng nghiệp, đồng chí thành hai nhóm người: nhóm những người “tương sinh” và nhóm những người “tương khắc”. Những người “tương khắc” là những người kỵ tuổi, kỵ mệnh với mình sẽ làm cho mình “hao tài tốn của” hoặc bị “hãm tài” nên cần phải tìm cách cho nghỉ việc hoặc điều chuyển công tác khác… rất nhiều những chuyện về mất đoàn kết nội bộ do mê tín dị đoan xẩy ra trong lĩnh vực chính trị nội bộ. Nó có thể dễ dàng bị kẻ thù hoặc những phần tử cơ hội lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” hoặc động cơ cá nhân không trong sáng. Trong lĩnh vực kinh tế, mê tín dị đoan làm người ta mất đi động lực hoặc gây trì trệ cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh. có những cơ quan, xí nghiệp do thủ trưởng quan niệm ngày tốt, ngày xấu, giờ “hoàng đạo”, giờ “hắc đạo” mà làm lỡ dịp ký kết hoặc thực hiện hợp đồng kinh tế. Có những công ty làm ăn bằng cách phân biệt đối tác không dựa trên cơ sở tính toán tối đa hóa lợi nhuận mà dựa trên cơ sở dịch lý âm dương. Nhiều gia đình, nhiều vùng, địa phương lâm vào tình trạng đình đốn cũng vì quan niệm ngày giờ tốt xấu trong kỳ thu hoạch… những vấn đề này đã gây nhiều sự thất thoát lớn trong việc tích lũy nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân. Nó làm cho nhân dân thì tổn hại kinh tế, còn nhà nước bị thất thu. Trong đời sống sinh hoạt xã hội hàng ngày, mê tín dị đoan gây nên những lãng phí, bất ổn, đau thương, mất mát của nhân dân. Đó là sự cúng tế, cầu xin linh đình, đốt thải tiền bạc, vàng mã… vừa tốn kém vừa gây ô nhiễm môi trường; sự tổn hại về thể xác và tinh thần khi tin và chữa bệnh ở các thầy mo, ở mức độ nguy hiểm hơn thì đã có không ít trường hợp từng có nhiều người bị mắc bệnh nhưng lại tin vào thầy cúng rằng chỉ làm lễ để cúng bái thì có thể chữa khỏi bệnh. sự chia lìa của đôi lứa yêu nhau thật lòng nhưng bị bố mẹ ngăn cấm vì tin vào lời phán của thày bói; sự nghi kỵ, hiềm khích thù hằn dẫn đến chém giết lẫn nhau vì những quan niệm mê tín… những điều đó làm cho tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa bị loại bỏ, thay vào đó là những sự độc ác, ích kỷ, hẹp hòi diễn ra giữa những cá nhân trong cộng đồng. khi có niềm tin vào những điều hoang đường một cách mù quáng thì sẽ bất chấp mọi lời khuyên ngăn của người thân, bạn bè và chỉ tập trung vào việc đi lễ bái tứ phương mà bỏ bê tất cả các vấn đề khác. 11 lOMoARcPSD|18034504 3. Một số giải pháp bài trừ mê tín dị đoan, xây dựng nét đẹp văn hoá tâm linh ở nước ta hiện nay. Mặc dù xã hội ngày càng phát triển nhưng không vì thế mà nạn mê tín dị đoan hết thuyên giảm. Ngày nay càng có nhiều người lợi dụng tự do tôn giáo, tín ngưỡng để tuyên truyền mê tín dị đoan tinh vi hơn. Mỗi người nên phân biệt giữa mê tín và tín ngưỡng. Dù ranh giới này có mong manh nhưng nếu đủ tỉnh táo và hiệu biết thì chúng ta vẫn có thể thực hiện được.Tuyên truyền bài trừ tệ nạn mê tín không phải là chuyện của riêng ai mà mà của cả cộng đồng. Đó là cách chúng ta gìn giữ những nét đẹp truyền thống và môi trường lành mạnh cho thế hệ sau của mình.Nâng cao chất lượng cuộc sống, trình độ dân trí, đời sống tinh thần cũng là cách triệt mọi đường sống của những tệ nạn mê tín dị đoan. Để ngăn chặn và loại bỏ những biểu hiện mê tín dị đoan trong đời sống hôm nay, giúp tạo môi trường cho việc thực hành tín ngưỡng bảo đảm các giá trị tốt đẹp trong đời sống, cần xác định các nguyên tắc cơ bản như: Nghiên cứu nhằm thấu hiểu các giá trị có tính biện chứng, vận động trong thời gian, không gian và chủ thể tín ngưỡng, trên cơ sở đó thực hiện tốt công tác bảo tồn bảo lưu, phát huy phát triển giá trị, truyền thông quảng bá giá trị của các tín ngưỡng; tôn trọng sự đa dạng, tính bản sắc và quyền tồn tại của mọi tín ngưỡng phù hợp tiêu chí "phát triển theo quy luật của cái đẹp" như Các Mác đã nói. Ðồng thời cần xác định việc ngăn chặn, bài trừ mê tín dị đoan là việc làm cần thiết và thường xuyên của mọi chế độ xã hội văn minh, để xã hội ngày càng phát triển, bảo đảm những giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị nhân văn. Mặt khác đây không phải là công việc của riêng cá nhân hay tổ chức nào mà cần phải có sự chung tay, góp sức của toàn Đảng và toàn xã hội. Một công việc hết sức quan trọng trước khi nghĩ tới việc đấu tranh ngăn chặn, loại bỏ tệ nạn mê tín dị đoan ra khỏi đời sống xã hội, đó là phải loại bỏ tệ nạn này ra khỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức. Niềm tin mù quáng, không suy xét là kết quả của nhận thức cảm tính thiếu lý trí, thiếu trí tuệ sáng suốt dẫn đến những hành vi tin vào những điều thần bí, nhảm nhí, không dựa trên những cơ sở khoa học. Do đó, để bài trừ tệ nạn này, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để toàn dân, trước hết là cán bộ, đảng viên nhận thức 12 Downloaded by vu ga ([email protected]) lOMoARcPSD|18034504 đúng đắn về mê tín dị đoan, phân biệt rõ những hiện tượng mê tín dị đoan với các tín ngưỡng, tôn giáo chân chính. Đi đôi với tăng cường công tác quản lý, giám sát, từng cơ quan, đơn vị, địa phương cần mở rộng dân chủ, phát huy tai mắt của dân để kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên có biểu hiện mê tín dị đoan. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết để lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan. Vai trò tiên phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên là yếu tố rất quan trọng để các chỉ thị, nghị quyết ấy đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực. Cán bộ, đảng viên nếu chỉ gương mẫu tránh xa mê tín dị đoan là chưa đủ mà còn phải có trách nhiệm tham gia tuyên truyền cho người thân, cho gia đình, khu phố, làng xóm, thôn bản hiểu bản chất phi khoa học và hậu quả khôn lường của tệ nạn này. Để giúp cán bộ, đảng viên làm tốt công việc ấy thì các cơ quan chức năng phải thường xuyên cung cấp thông tin, tài liệu phân tích rõ tính chất phản khoa học, diễn biến tình hình cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tệ mê tín di đoan và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Xây dựng một nền giáo dục có hiệu quả với những phương pháp đúng đắn là yếu tố rất quan trọng ngăn chặn hiệu quả và lâu bền nạn mê tín dị đoan từ cội nguồn của nó. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, các tổ chức cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa cần tích cực nghiên cứu, quảng bá các giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng, đồng thời lên án, phê phán những biểu hiện của mê tín dị đoan. Không phải bất cứ niềm tin nào vào các biểu tượng thần thánh hay huyền thoại của các tín ngưỡng, tôn giáo cũng là mê tín dị đoan. Ông già Noel rõ ràng là một biểu tượng có tính biểu trưng huyền thoại, song văn hóa đương đại ở nhiều quốc gia vẫn công nhận, bởi ông già Noel mang trong mình các giá trị nhân văn của cộng đồng. Việc bài trừ mê tín dị đoan khỏi đời sống xã hội khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn, nhưng không thể không làm và rất cần sự phối hợp giữa ý thức trách nhiệm của mỗi người dân với vai trò của cơ quan chức năng. Cần đẩy mạnh tuyên truyền hơn nữa về hệ lụy nguy hiểm của mê tín dị đoan, giúp mọi người hiểu rõ để từ đó xa lánh, dần loại bỏ khỏi đời sống xã hội. Cùng với việc vạch trần thủ đoạn lừa bịp của các đối 13 Downloaded by vu ga ([email protected]) lOMoARcPSD|18034504 tượng "buôn thần, bán thánh", thầy tướng, thầy bói, cô đồng,… cần phải xử lý nghiêm hành vi mê tín dị đoan hay lợi dụng mê tín dị đoan gây tác động xấu đến xã hội. Ðồng thời, mỗi người dân cũng cần tự nâng cao nhận thức, tránh bị đối tượng xấu lừa đảo. Quan trọng hơn là cần nhận thức rõ rằng mê tín dị đoan là hiện tượng tiêu cực, cần phải bài trừ khỏi sinh hoạt xã hội. Ðó chính là cơ sở lý giải tại sao luật pháp Việt Nam tôn trọng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân nhưng kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan. Con người sống không thể không có niềm tin, nhưng niềm tin đó phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn, được xử lý bằng tư duy khoa học, có tác động tích cực đến sự phát triển của cá nhân, để qua đó cả xã hội hướng đến điều thiện, điều lành. Bởi dù thế nào thì phúc lộc, sự bình an sẽ chỉ đến khi mỗi người luôn sống có đạo đức, cố gắng trau dồi, rèn luyện, lao động với tinh thần trách nhiệm, nỗ lực vun đắp cuộc sống gia đình, có trách nhiệm 14 Downloaded by vu ga ([email protected]) lOMoARcPSD|18034504 C. KẾT B䄃I Trong trận chiến đặc biệt này, chúng ta vừa có sứ mệnh bảo vệ, vừa có nhiệm vụ đấu tranh. Chúng ta trân trọng, bảo vệ, phát huy những giá trị thiêng liêng, bản chất tốt đẹp, nhân văn của tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, đồng thời góp phần quản lý, giám sát, bài trừ, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến mọi mặt đời sống xã hội, vì một đất nước Việt Nam phát triển hiện đại, văn minh, vừa theo kịp với dòng chảy của thế giới, vừa vẹn nguyên bản sắc đậm nét của dân tộc. Mê tín, dị đoan có liên quan đến nhận thức của con người. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về nhiều mặt trong nhân dân là một trong những biện pháp quan trọng, góp phần bài trừ, loại bỏ tệ nạn xã hội này. 15 Downloaded by vu ga ([email protected]) lOMoARcPSD|18034504 D. T䄃I LIỆU THAM KHẢO [1]. Luật sư Nguyễn Văn Dương. Mê tín dị đoan là gì? Biểu hiện, hậu quả và phòng chống mê tín dị đoan? , 30/10/2021, từ [2]. TS CAO ĐỨC THÁI. Văn hóa tâm linh, mê tín dị đoan và những tác động hai chiều đến xã hội, 30/10/2021, từ [3]. Văn Thu Thảo-Phòng TP- Mê tín dị đoan - một biểu hiện của suy thoái về đạo đức, 30/10/2021, từ Downloaded by vu ga ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan