Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận hoạt động đại lý thương mại trong hoạt động trung gian thương mại...

Tài liệu Tiểu luận hoạt động đại lý thương mại trong hoạt động trung gian thương mại

.PDF
24
1
86

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN THI: LUẬT THƯƠNG MẠI Sinh viên thực hiện - MSSV: - Nguyễn Phương Duy – 18DH380472 - Lê Thành Đạt – 18DH380448 - Lê Hoàng Đức – 18DH380095 - Nguyễn Phú Quý – 18DH380439 Thành phố Hồ Chí Minh BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM STT TÊN MSSV 1 NGUYỄN PHƯƠNG DUY 18DH380472 2 LÊ THÀNH ĐẠT 18DH380448 3 LÊ HOÀNG ĐỨC 18DH380095 4 NGUYỄN PHÚ QUÝ 18DH380439 CHUYÊN ĐỀ: Hoạt động đại lý thương mại trong hoạt động trung gian thương mại :  Quy định pháp luật  Bất cập  Thực tiễn xét xử  Pháp luật nước ngoài  Quan điểm các tác giả trong khoa học pháp lý  Quan điểm cá nhân BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI I. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 1. Khái niệm hoạt động trung gian thương mại: - Căn cứ khoản 11 Điều 3 Luật thương mại năm 2005: “Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại.” 2. Các hoạt động trung gian thương mại: - Có 4 hình thức:  Đại diện cho thương nhân  Môi giới thương mại  Ủy thác mua bán hàng hóa  Đại lý thương mại 3. Khái niệm dại lý thương mại: - Căn cứ Điều 166 Luật thương mại năm 2005: “Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.” 4. Đặc điểm đại lý thương mại:  Chủ thể: Bên giao đại lý và bên đại lý.  Điều kiện: Cả hai bên đều phải là thương nhân.  Trong quan hệ thương mại này, bên đại lý sẽ nhân danh chính mình để giao dịch với khách hàng.  Phạm vi: Bên đại lý sẽ theo thỏa thuận, thực hiện bán hàng cho bên giao đại lý hoặc mua hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ giao đại lý cho khách hàng.  Hình thức pháp lý: Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. 5. Bên giao đại lý và bên đại lý (Chủ thể): - Căn cứ Điều 167 Luật thương mại năm 2005: BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI 1. Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. 2. Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ. 6. Hợp đồng đại lý: - Căn cứ Điều 168 Luật thương mại năm 2005: “Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.” 7. Các hình thức đại lý: - Căn cứ Điều 169 Luật thương mại năm 2005: 1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. 2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. 3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý. 8. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý và bên đại lý: - Căn cứ Điều 170, 172, 173, 174, 175 Luật thương mại năm 2005:  Điều 170. Quyền sở hữu trong đại lý thương mại Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hoá hoặc tiền giao cho bên đại lý.  Điều 172. Quyền của bên giao đại lý Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các quyền sau đây: 1. Án định giá mua, giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ đại lý cho khách hàng; 2. Ấn định giá giao đại lý; BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI 3. Yêu cầu bên đại lý thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật; 4. Yêu cầu bên đại lý thanh toán tiền hoặc giao hàng theo hợp đồng đại lý; 5. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên đại lý.  Điều 173. Nghĩa vụ của bên giao đại lý Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây: 1. Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý; 2. Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ; 3. Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý; 4. Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý; 5. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.  Điều 174. Quyền của bên đại lý: Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, bên đại lý có các quyền sau đây: 1. Giao kết hợp đồng đại lý với một hoặc nhiều bên giao đại lý, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 175 của Luật này; 2. Yêu cầu bên giao đại lý giao hàng hoặc tiền theo hợp đồng đại lý; nhận lại tài sản dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý; 3. Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin và các điều kiện khác có liên quan để thực hiện hợp đồng đại lý; 4. Quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng đối với đại lý bao tiêu; 5. Hưởng thù lao, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do hoạt động đại lý mang lại.  Điều 175. Nghĩa vụ của bên đại lý BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây: 1. Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định; 2. Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý; 3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật; 4. Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ; 5. Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra; 6. Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý; 7. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó. 9. Thù lao đại lý: - Căn cứ Điều 168 Luật thương mại năm 2005: 1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. 2. Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ. 3. Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý. 4. Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau: BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI a) Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó; b) Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác; c) Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. 10. Thanh toán trong đại lý: - Căn cứ Điều 176 Luật thương mại năm 2005: “ Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định.” 11. Thời hạn đại lý: - Căn cứ Điều 177 Luật thương mại năm 2005: 1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý. 2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó. - Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý. 3. Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý. II.BẤT CẬP Mặc dù có những điểm tiến bộ so với Luật thương mại 1997, nhưng sau nhiều năm tồn tại, quy định về thời hạn đại lý tại điều 177 đã bộc lội nhiều hạn chế. Là hoạt động BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI trung gian thương mại, đại lý thương mại có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, pháp luật quy định về hoạt động này vẫn còn chưa đáp ứng được những nhu cầu phát triển trên thực tế mặc dù hoạt động đại lý được quy định trong Luật thương mại 2005 cũng như nhiều luật chuyên ngành như hoạt động đại lý xăng dầu, hoạt động đại lý tàu biển, đại lý lữ hành du lịch.  Thứ nhất, việc tự do, mở rộng thêm các trường hợp đơn phương chấm dứt mà không có hình thức bảo vệ phù hợp thì lợi ích các bên dễ dàng bị ảnh hưởng . Luật thương mại 2005 quy định mở rộng các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại. Theo đó, nếu không có thỏa thuận khác, các bên có quyền chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại mà chỉ cần thông báo cho bên kia bằng văn bản trong thời hạn quy định. Cụ thể, pháp luật quy định thời hạn báo trước việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý ít nhất sáu mươi ngày để bên kia có thời gian chuẩn bị, điều chỉnh lại hoạt động đại lý của mình trước khi chấm dứt hoàn toàn quan hệ đại lý. Quy định cụ thể thời hạn báo trước cũng như hình thức thông báo nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đại lý. Có thể thấy, quy định tự do đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý của các bên trong nhiều trường hợp sẽ làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của bên kia, đồng thời quy định này cũng khiến cho quan hệ đại lý không còn được vững chắc, gắn bó đúng như bản chất của nó, thương nhân cũng thiếu sự tin tưởng khiến cho việc thúc đẩy hoạt động thương mại thông qua đại lý thương mại cũng bị ảnh hưởng phần nào.  Thứ hai, về quyền lợi của bên giao đại lý khi thông báo chấm dứt thời hạn đại lý đúng pháp luật : Khoản 2 Điều 177 quy định về hậu quả pháp lý trong trường hợp bên giao đại lý thông báo chấm dứt thời hạn đại lý đúng thời hạn báo trước tại khoản 1. Tuy nhiên, về việc đòi bồi thường của bên đại lý khi bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng quy định chưa hợp lý, chưa bao quát được tất cả các trường hợp. Trường hợp này bên giao đại lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đai lý chưa được quy định cụ thể. Dễ sinh nhầm lần rằng trong mọi trường hợp bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đông đại lý đều phải bồi thường cho bên đại lý. Trên thực tế, không phải trong bất cứ trường hợp nào bên giao đại lý yêu cầu chấm dứt hợp đồng cũng là vi phạm hợp đồng đã kí. Có BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI trường hợp đồng đại lý không xác định thời hạn, trong trường hợp không có vi phạm nhưng muốn đơn phương chấm dứt, trong trường hợp bên giao đại lý chấm dứt thời hạn đại lý không vi phạm hợp đồng đã ký như ví dụ trên, rõ ràng là quyền lợi của bên giao đại lý cũng cần được bảo vệ, tạo nên sự công bằng giữa các chủ thể tron quan hệ thương mại hay đơnphương chấm dứt vì vi phạm của bên đại lý thì bên đại lý phải bồi thường cho bên giao đại lý ( bên có lỗi phải trách nhiệm do lỗi của mình gây ra)… Như vậy, với mỗi trường hợp cần quy định rõ rằng , cụ thể hơn về mức bồi thường thiệt hại để đảm bảo tính khách quan, công bằng.  Thứ ba, về quyền lợi của bên đại lý khi thông báo chấm dứt thời hạn đại lý đúng pháp luật: Khoản 3 Điều 177 Luật thương mại năm 2005 quy định: “ Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý”. Quy định như vậy chưa thực sự hợp lý, chưa bảo vệ được quyền lợi của bên đại lý trong trường hợp bên giao đại lý không thực hiện, thực hiện không đủ, thực hiện không đúng nghĩa vụ buộc bên đại lý phải chấm dứt hợp đồng. Xét thấy với một bên đại lý so với bên giao đại lý thì khi bên đại lý đưa ra quyết định chấm dứt đại lý có thể sẽ không ảnh hưởng đến bên giao đại lý nhưng sẽ ảnh hưởng do quyết định của chính bên đại lý đưa ra. Vì vậy, quy định này vẫn chưa quy định rõ về các trường hợp hay quyền và nghĩa vụ của bên đại lý trong trường hợp này.  Thư tư, về mức bồi thường khi bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng : Điều 177 Luật thương mại 2005 quy định “ Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý”. Cách quy định giá trị khoản bồi thường như vậy mang tính chủ quan, không phù hợp với nguyên tắc tính bồi thường thiệt hại. Hơn nữa, trên thực tế quan hệ đại lý thường được thực hiện trong thời gian dài và để thực hiện dịch vụ đại lý cho bên giao đại lý, bên đại lý có thể phải bỏ khá nhiều chi phí. Nếu bên giao đại lý đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý sẽ gây thiệt hại cho bên đại lý. Ngoài ra, với từng hợp đồng đại lý BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI khác nhau thì quy mô đại lý khác nhau sẽ dẫn đến quyền lợi của các bên bị xâm phạm sẽ khác nhau; nên việc quy định khoản bồi thường như trên khi gắn với các trường hợp thực tế có thể chưa phù hợp. Nguồn Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê III. THỰC TIỄN XÉT XỬ 1. Nhầm lẫn giữa hợp đồng đại lý với hợp đồng phân phối hàng hóa trên thực tế Về bản chất, hợp đồng đại lý là hợp đồng cung ứng dịch vụ trung gian thương mại, theo đó bên trung gian là bên đại lý nhân danh mình thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý nhằm hưởng thù lao, quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về bên giao đại lý. LTM 2005 không quy định về hoạt động phân phối, nhưng trên thực tiễn kinh doanh của thương nhân thì xuất hiện loại hợp đồng này. Trong loại hợp đồng này, nhà phân phối hoạt động độc lập, mua hàng hóa từ nhà sản xuất và nhân danh chính mình bán lại hàng hóa đó trong phạm vi hợp đồng dài hạn được ký kết giữa nhà phân phối và nhà sản xuất. Nhà phân phối trong trường hợp này là chủ sở hữu của hàng hóa, chịu trách nhiệm về mọi rủi ro đối với hàng hóa đó. Việc phân định giữa hợp đồng đại lý và hợp đồng phân phối phụ thuộc vào các điều khoản cụ thể mà các bên thỏa thuận có tính quyết định bản chất của hai loại hợp đồng này. Trong hợp đồng phân phối chứa đựng các điều khoản xác lập quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán, cơ bản phản ánh tính độc lập về mặt pháp lý của các bên, sự độc lập này vẫn tồn tại ngay cả trong trường hợp các bên có những thỏa thuận mà theo đó nhà phân phối có nghĩa vụ tuân thủ một số chỉ dẫn nhất định của nhà sản xuất liên quan tới phương thức hoạt động nhưng không ảnh hưởng đến quyền định đoạt hàng hóa của nhà phân phối. Có lẽ chính những thỏa thuận này làm cho các bên nhầm lẫn giữa hợp đồng phân phối hàng hóa với hợp đồng đại lý trong quá trình giao kết hợp đồng. Bản chất của hợp đồng phân phối chính là hợp đồng mua bán có điều kiện, thế nên, nó có dấu hiệu của quan hệ đại lý, nhưng đó là mua đứt bán đoạn. Tranh chấp hợp đồng đại lý thể hiện trong quyết định giám đốc thẩm số 05/2011/KDTM-GĐT ngày 20/7/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là một ví dụ về sự nhầm lẫn giữa hợp đồng phân phối hàng hóa với hợp đồng đại lý. Hợp đồng có nội dung như sau: Công ty Cổ phần (CTCP) Chữ thập đỏ Việt Nam có quan hệ hợp đồng đại lý thuốc tân dược (Reamberin, Cycloferon viên và ống) với các công ty: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Thương mại dược phẩm Thống Nhất, CTCP Dược phẩm Y BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI Phương, CTCP Dược phẩm Thanh Phương, CTCP Dược Hòa Bình. Mặc dù hình thức các bên ghi trong hợp đồng là đại lý nhưng các điều khoản trong hợp đồng lại trái với bản chất của hoạt động đại lý như chứa đựng thỏa thuận bên đại lý là chủ sở hữu hàng hóa, bên đại lý phải chịu rủi ro do hàng hóa mất mát, hư hỏng… Bên cạnh đó, một số thỏa thuận khác mang tính chất là các chỉ dẫn của nhà sản xuất đã làm các bên lầm lẫn mà xác định đây là hợp đồng đại lý. Các bên thỏa thuận cụ thể về mức chiết khấu, tiền thưởng khi bán hàng vượt doanh số, mức phạt khi không đạt 100% giá trị hợp đồng… Sở dĩ có sự nhầm lẫn đó vì những thỏa thuận này thường có trong hợp đồng đại lý nhằm khuyến khích nỗ lực bán hàng của bên đại lý. Nếu đây chỉ là hợp đồng mua bán thông thường thì các bên không nhất thiết phải đặt ra các điều khoản mang tính chất chỉ dẫn nghiêm ngặt giống như trên. Tuy nhiên, vì đây là hợp đồng phân phối – hợp đồng mua bán có điều kiện nên bên phân phối phải tuân thủ những chỉ dẫn nhất định của nhà sản xuất liên quan đến phương thức hoạt động. Thực tế xét xử vụ án này các tòa sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm đều giải quyết theo hướng xác định đây là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Tranh chấp thể hiện trong bản án số 80/2008/DSPT ngày 17/3/2008của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao cũng là một ví dụ khác. Nội dung bản án thể hiện ông Trần Văn Dũng đã ký kết hợp đồng đại lý độc quyền với Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam. Theo hợp đồng đại lý này, ông Dũng được Công ty CocaCola chỉ định là đại lý độc quyền tiếp thị và phân phối các sản phẩm cho Công ty Coca-Cola Việt Nam, ngược lại ông Dũng được hưởng hoa hồng cùng các quyền lợi khác, đồng thời ông Dũng phải có các nghĩa vụ mua hàng và thanh toán các khoản tiền hàng theo đúng quy định. Dựa vào những nội dung trên, đây là hợp đồng phân phối hàng hóa (hợp đồng mua bán có điều kiện) chứ không phải là hợp đồng đại lý như các bên ghi trong hợp đồng. Ban đầu, Tòa án cấp sơ thẩm xác định đây là tranh chấp mua bán hàng hóa . Sau đó, tại cấp phúc thẩm tuyên rằng :  Cấp sơ thẩm đã xác định quan hệ tranh chấp trong vụ kiện này là “Tranh chấp hợp đồng mua bán” và áp dụng Khoản 3 Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự để xét xử là không đúng, bởi lẽ ông Trần Văn Dũng với Công ty nước giải khát CocaCola Việt Nam có ký hợp đồng kinh tế đại lý độc quyền. Theo hợp đồng đại lý này, ông Dũng được Công ty Coca-Cola Việt Nam chỉ định là đại lý độc quyền tiếp thị và phân phối các sản phẩm cho Công ty Coca-Cola Việt Nam sản xuất, BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI ngược lại ông Dũng được hưởng hoa hồng phân phối cùng các quyền lợi khác. Tại phiên tòa phúc thẩm hai bên đều thừa nhận đây là hợp đồng đại lý không phải hợp đồng mua bán. Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm đã dựa vào tên gọi của hợp đồng và lời khai của các bên giao kết hợp đồng để xác định loại hợp đồng. Trong trường hợp này, cụ thể là lời khai của đương sự thống nhất với nhau nhưng lại khác với thỏa thuận trong hợp đồng thì ngoài xem xét hai vấn đề trên, Tòa án còn phải xem xét cả quá trình thực hiện hợp đồng để xác định đây là hợp đồng đại lý hay mua bán hàng hóa. Theo đó cần xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng có sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa hay không. Tuy nhiên, Tòa án đã không xem xét đến vấn đề này. Qua thực tiễn hai vụ việc trên cho thấy không chỉ các bên trong hợp đồng nhầm lẫn hình thức của hoạt động mình đang thực hiện mà chính các cơ quan tài phán – được mặc định là phải am hiểu các quy định của pháp luật hơn cũng chưa rõ ràng trong việc xác định. Thiết nghĩ, khi xét xử, Tòa án phải dựa vào bản chất của các thỏa thuận cũng như cả quá trình thực hiện hợp đồng để xác định cho đúng loại tranh chấp. Một khi các bên đã có các thỏa thuận mua bán và thực hiện chuyển quyền sở hữu trên thực tế thì phải xác định quyền và nghĩa vụ của các bên như là giữa bên mua và bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Thực ra, nếu phải thực hiện hợp đồng đại lý theo đúng với các đặc điểm của nó, bên giao đại lý là bên có nhiều nguy cơ rủi ro hơn cả do tính chất của việc sở hữu hàng hóa . Bên giao đại lý có thể đối mặt với các rủi ro sau:  Thứ nhất, bên đại lý bán xong hàng hóa nhưng không thanh toán lại tiền cho bên giao. Nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bên đại lý có hành vi bội tín, không tôn trọng đạo đức kinh doanh.  Thứ hai, bên giao đại lý phải gánh chịu những rủi ro về mất mát, hư hỏng của hàng hóa. Bên giao là chủ sở hữu nhưng trên thực tế không phải là người chiếm hữu thế nên bên giao đại lý không thể trực tiếp quản lý hàng hóa của mình. Hàng hóa trong sự quản lý của bên đại lý có thể bị tổn thất nếu có những rủi ro xảy ra do sự kiện bất khả kháng hoặc do sự thiếu thiện chí của bên đại lý trong bảo quản hàng hóa dẫn đến cháy nổ, quá hạn sử dụng…Và một khi có tổn thất, về nguyên tắc bên giao đại lý phải gánh chịu vì hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên giao đại lý. BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI  Trên đây là hai lý do mà các thương nhân e ngại khi giao kết loại hợp đồng này. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng thương nhân giao đại lý đã đưa ra các điều khoản có mục đích đẩy rủi ro sang cho bên đại lý. Vậy, việc các bên thỏa thuận các điều khoản mang bản chất mua bán đứt đoạn trong hợp đồng đại lý không hẳn là nhầm lẫn do thiếu hiểu biết mà là sự nhầm lẫn một cách có chủ đích của thương nhân giao đại lý. Bên đại lý có thể không biết bất lợi này, hoặc biết nhưng vẫn chấp nhận vì họ không có quá nhiều lựa chọn: hoặc tiếp tục làm đại lý để nhận thù lao hoặc không tiếp tục giao kết với bên giao đại lý nữa. Mỗi hoạt động thương mại đều tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Đại lý thương mại cũng không phải là ngoại lệ. Một khi lựa chọn kênh phân phối nào thì thương nhân phải cân nhắc các yếu tố như đặc tính hàng hóa, chiến lược kinh doanh, hệ thống cửa hàng sẵn có… chứ không nên dùng các ưu thế của doanh nghiệp dồn ép bên đại lý nhằm có lợi cho mình. Hơn nữa, trong hình thức đại lý thương mại, bên giao đại lý đã có lợi khi không phải trực tiếp thiết lập cơ sở vật chất để phân phối hàng hóa mà vẫn thực hiện được mục tiêu bán hàng, mở rộng thị trường. Đây gọi là “được” và “mất” trong kinh doanh, thương nhân chiến lược phải biết cách dung hòa hai mặt này để đạt lợi nhuận tối đa. Pháp luật không cấm việc các bên thỏa thuận khác bản chất đại lý trong hợp đồng đại lý nên việc các bên thỏa thuận như vậy là không vi phạm pháp luật ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định bắt buộc các bên phải giao kết với nhau dưới hình thức hợp đồng đại lý. Tuy nhiên, vai trò của pháp luật là đem lại sự công bằng cho tất cả chủ thể nên cần có những quy định có tính chất thu hẹp một số quyền của bên giao đại lý để việc thực hiện hoạt động này đi vào khuôn khổ. 2. Vấn đề xác định tư cách chủ thể của các bên trong hợp đồng đại lý Về nguyên tắc, tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng đại lý là tranh chấp kinh doanh thương mại vì cả hai bên đều là thương nhân. Tuy nhiên, người làm đại lý bảo hiểm không có tư cách thương nhân, do đó tranh chấp giữa công ty bảo hiểm và người làm đại lý bảo hiểm không thể xác định là tranh chấp kinh doanh thương mại. Mặt khác, nếu xét vai trò, chức năng của người làm đại lý bảo hiểm cũng như theo quy định của pháp luật lao động thì cũng không đủ cơ sở cho rằng cá nhân hoạt động trung gian bảo hiểm này có tư cách là người lao động của của doanh nghiệp bảo hiểm theo quan hệ lao động làm công ăn lương. Chính vì điều này mà trên thực tế chế độ BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI đãi ngộ của doanh nghiệp bảo hiểm đối với người trung gian bảo hiểm này không thống nhất, có doanh nghiệp áp dụng chế độ đãi ngộ như trong quan hệ lao động, có bảo hiểm xã hội, lương cơ bản và phần trăm hoa hồng trên doanh thu, có doanh nghiệp đơn thuần chỉ trả thù lao đại lý, theo đó dẫn đến quyền lợi chính đáng của cá nhân hoạt động trung gian bảo hiểm không được đảm bảo, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước, dẫn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm lộn xộn và không theo một trật tự nhất định. Trong thực tiễn xét xử, Tòa án đã mất rất nhiều thời gian để xác định loại tranh chấp vì gặp phải nhiều vướng mắc trong việc xác định tư cách của đại lý bảo hiểm trong hợp đồng đại lý bảo hiểm nhưng vẫn chưa giải quyết được một cách triệt để. Việc Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xác định loại tranh chấp trong bản án số 540/2006/DS-ST về hợp đồng bảo hiểm là một ví dụ điển hình. Tranh chấp xảy ra giữa nguyên đơn là ông Lâm Văn Vẽ và bị đơn là công ty TNHH Manulife. Theo hợp đồng đại lý ký ngày 2/1/2002, các bên thỏa thuận ông Lâm Văn Vẽ là đại lý của công ty TNHH Manulife. Ngày 18/5/2005 Công ty thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý với lí do ông vi phạm nghiêm trọng quy định của công ty khi tham gia một số hoạt động với công ty bảo hiểm nhân thọ khác trong lúc vẫn là đại lý của công ty, đồng thời báo cáo trường hợp của ông lên Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, hiệp hội đã thông báo cho các doanh nghiệp khác không được ký hợp đồng đại lý bảo hiểm với ông trong thời hạn ba tháng. Không đồng ý, ông Lâm Văn Vẽ khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án , Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xác định đây là tranh chấp dân sự.  Mặc dù xác định đây là tranh chấp dân sự nhưng Tòa án không nêu rõ căn cứ trong khi loại hợp đồng này vẫn còn nhập nhằng giữa bản chất là tranh chấp dân sự hay thương mại hay lao động. Xác định loại tranh chấp có vai trò quan trọng trong giải quyết vụ án từ xác định tòa có thẩm quyền đến luật áp dụng và các thủ tục tố tụng… Do đó, khi có tranh chấp liên quan đến hợp đồng này, cần xác định chính xác tư cách của đại lý bảo hiểm để có đường hướng xét xử chính xác và triệt để. NGUỒN: Luật sư Phạm Tuấn Anh - Giám đốc Công ty Luật B.N.C và Cộng sự IV.PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI Theo pháp luật các nước trên thế giới, có khá nhiều hình thức hoạt động trung gian thương mại được pháp luật thừa nhận phù hợp với đặc điểm nền kinh tế, truyền thống BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI lập pháp của mỗi nước. Dưới góc độ lý luận khó có thể tổng kết thành các hình thức pháp lý chung của hoạt động trung gian thương mại áp dụng cho mọi nước. ở mức độ tương đối, có thể so sánh các hình thức hoạt động trung gian thương mại theo một số hệ thống pháp luật sau: Trong số các hệ thống pháp luật cơ bản, hệ thống pháp luật châu Âu lục địa là hệ thống pháp luật có nhiều thành viên nhất, chiếm 48% số quốc gia trên thế giới. Căn cứ vào nội dung cụ thể của từng loại hoạt động và tư cách của bên trung gian trong quan hệ với bên thứ ba, pháp luật châu Âu lục địa chia các hình thức hoạt động trung gian thương mại thành 3 loại cơ bản là : Đại diện thương mại, uỷ thác thương mại và môi giới thương mại  Đại diện thương mại Hiện nay, ở các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, đại diện thương mại là hình thức hoạt động trung gian thương mại phổ biến nhất và được pháp luật của nhiều nước ghi nhận. Các quy định về đại diện thương mại xuất hiện đầu tiên trong hệ thống pháp luật Đức và Nhật Bản. Chúng được quy định trong BLTM Đức ban hành ngày 0/5/1897 và trong BLTM Nhật Bản ngày 9/3/1899. Sau đó, các nước Châu Âu lục địa khác như Hà Lan, Bỉ, Lúcxămbua, Liên bang Nga đã dùng luật của Đức làm cơ sở xây dựng luật của nước mình về đại diện thương mại. Bản chất của hoạt động đại diện thương mại là bên giao đại diện (bên thuê dịch vụ) ủy quyền cho bên đại diện (bên trung gian thực hiện dịch vụ) hay mặt và nhân danh bên giao đại diện thực hiện một số giao dịch thương mại. Trong hoạt động đại diện thương mại, sự đại diện là yếu tố cơ bản. Bên đại diện, trong phạm vi được uỷ quyền không hành động cho mình, không nhân danh mình mà nhân danh và vì lợi ích của bên giao đại diện. Do đó, về mặt pháp lý các giao dịch giữa bên đại diện với bên thứ ba (trong phạm vi uỷ quyền) được coi như chính bên giao đại diện giao dịch với bên thứ ba. Bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm đối với các giao dịch mà bên đại diện thực hiện nhân danh mình. Lĩnh vực mà bên giao đại diện có thể uỷ quyền cho bên đại diện thực hiện trong hoạt động thương mại được thay đổi theo thời gian. Các văn bản pháp luật đầu tiên trên thế giới quy định về đại diện thương mại (BLTM Đức, BLTM Nhật Bản) đều giới hạn hoạt động mà bên đại diện thực hiện là trong lĩnh vực mua bán hàng hoá. Sau đó, phạm vi đại diện của bên đại diện được mở rộng sang nhiều lĩnh vực của hoạt động thương mại. Ví dụ, theo BLTM Pháp, đại diện thương mại được thực hiện trong mọi lĩnh BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI vực nhằm mục đích sinh lợi như: mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại. Trong thực tiễn kinh doanh ở nhiều nước, hoạt động đại diện thương mại chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực phân phối hàng tiêu dùng và phân phối các trang thiết bị, hiếm khi tham gia vào lĩnh vực dịch vụ. Nội dung của hoạt động đại diện rất đa dạng, có thể là giao dịch để tìm kiếm cơ hội kinh doanh (bao gồm nhiều loại công việc như: nghiên cứu thị trường, lựa chọn bên thứ ba hoặc tác động vào ý chí muốn giao kết hợp đồng của các bạn hàng trong tương lai); thay mặt bên giao đại diện ký kết hợp đồng với bên thứ ba; thay mặt bên giao đại diện thực hiện hợp đồng với bên thứ ba. Giống với các hoạt động trung gian thương mại khác, khi thực hiện hoạt động đại diện thương mại, bên đại diện hoàn toàn độc lập với bên giao đại diện và bên thứ ba. Bởi vậy, bên giao đại diện chỉ phải thanh toán các chi phí hợp lý mà bên đại diện bỏ ra để thực hiện các công việc mà bên giao đại diện uỷ quyền còn bên đại diện thương mại phải chịu mọi rủi ro về chi phí cũng như các khoản thanh toán không hợp lý.  Môi giới thương mại Môi giới thương mại là hoạt động trung gian thương mại được pháp luật của nhiều nước quy định. Ví dụ: môi giới thương mại được quy định từ Điều L131-1 đến Điều L131-11 thiên III quyển 1 BLTM Pháp năm 2005; từ Điều 543 đến Điều 550 BLTM Nhật Bản năm 1899; từ Điều 845 đến Điều 849 BLDS và TM Thái Lan năm 1925, từ Điều 424 đến Điều 427 Luật hợp đồng của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1999. Một đặc điểm nổi bật của môi giới thương mại là khi thực hiện hoạt động này, bên môi giới không phải là đại diện cho các bên được môi giới. Bên môi giới không có chức năng thực hiện giao dịch có tính pháp lý mà chỉ là một thương nhân chuyên làm trung gian cho các bên được môi giới tiếp xúc với nhau để giao kết hợp đồng. Trong hoạt động môi giới thương mại, thông thường bên trung gian (bên môi giới) chỉ có quan hệ với bên thuê dịch vụ mà không có quan hệ với bên thứ ba (trừ trường hợp bên môi giới cũng ký hợp đồng môi giới với người này). Đây là điểm giống cơ bản của hoạt động môi giới với hoạt động đại diện thương mại. Khác với đại diện thương mại, bên môi giới không có một quan hệ uỷ quyền liên tục đối với một trong các bên mà mình chắp nối. Trong hoạt động môi giới thương mại, bên môi giới không nhân danh bên được môi giới để giao dịch BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI cũng như thực hiện bất cứ một giao dịch nào với bên thứ ba. Bên môi giới có nhiệm vụ giới thiệu những người có công việc gì muốn thực hiện để họ giao kết hợp đồng và thực hiện công việc ấy. Người môi giới không tham gia vào sự thực hiện, chỉ làm thế nào cho các bên được môi giới tiếp xúc với nhau và sau đó các bên được môi giới tự đi đến giao kết hợp đồng. Còn trong hoạt động đại diện thương mại, bên đại diện nhân danh bên giao đại diện để giao dịch với bên thứ ba và có thể giao kết hợp đồng với bên thứ ba nhân danh bên giao đại diện.  Uỷ thác thương mại Uỷ thác thương mại cũng là một hoạt động trung gian thương mại được pháp luật của nhiều nước quy định. BLTM Pháp năm 2005 quy định từ Điều L132-1 đến Điều 132-9; Luật hợp đồng của Trung Quốc năm 1999 quy định từ Điều 414 đến Điều 418; BLTM Đức quy định tại Điều 383. Một đặc điểm quan trọng của hoạt động uỷ thác thương mại là bên nhận uỷ thác (bên trung gian) nhân danh chính mình để giao dịch với bên thứ ba vì lợi ích của bên uỷ thác. Trong trường hợp này, quan hệ giữa bên thuê dịch vụ của người trung gian và bên trung gian có thể được coi là quan hệ uỷ quyền không đại diện (hoặc đại diện gián tiếp). So với hoạt động đại diện thương mại và hoạt động môi giới thương mại, bên nhận uỷ thác khác với bên đại diện và bên môi giới thương mại chính là ở tư cách và trách nhiệm của họ khi quan hệ với bên thứ ba. Trong hoạt động uỷ thác thương mại, bên nhận uỷ thác được bên uỷ thác tin cậy giao cho thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo những chỉ dẫn rất cụ thể của bên giao uỷ thác nhưng với danh nghĩa của chính mình chứ không phải với danh nghĩa của bên uỷ quyền như trong hoạt động đại diện cho thương nhân. Do đó, những hành vi của bên nhận uỷ thác sẽ mang lại hậu quả pháp lý cho chính họ chứ không phải cho bên uỷ thác. Uỷ thác thương mại có phạm vi họat động rộng hẹp khác nhau tuỳ thuộc vào pháp luật của mỗi nước. Theo pháp luật của một số nước châu Âu lục địa như Đức, ý, uỷ thác chỉ thực hiện trong lĩnh vực mua bán hàng hoá, do đó bên nhận uỷ thác chỉ thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá cho bên uỷ thác theo những điều kiện bên ủy thác quy định. Trong khi đó BLDS và TM Thái Lan, BLTM Nhật Bản, BLTM Pháp không giới hạn hoạt động của bên uỷ thác, theo đó bên nhận ủy thác có thể thực hiện bất cứ giao dịch thương mại nào cho bên uỷ thác với danh nghĩa của chính mình. BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI  Từ những phân tích trên cho thấy, ở các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa , người trung gian trong hoạt động thương mại có thể chỉ là người ở giữa giúp các bên tìm đến với nhau để giao kết hợp đồng thực hiện công việc mà họ mong muốn nhưng có thể thay mặt cho bên uỷ quyền xác lập, thực hiện giao dịch thương mại với bên thứ ba. V. QUAN ĐIỂM CÁC TÁC GIẢ TRONG KHOA HỌC PHÁP LÝ Hoạt động trung gian thương mại được hình thành khá sớm và là kết quả tất yếu trong quá trình chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội trong lĩnh vực phân phối hàng hóa sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng. Hoạt động trung gian thương mại nói chung và ĐLTM nói riêng là hoạt động mang lại lợi ích kinh tế cao cho các chủ thể trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể sử dụng dịch vụ này và để đồng thời đảm bảo cho công tác quản lý đạt hiệu quả, nhà nước đã ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động ĐLTM. Để có thể hiểu rõ hơn các quy phạm này trước hết chúng ta cần hiểu một số vấn đề lý luận về ĐLTM và pháp luật về ĐLTM. Hiện nay, ở Việt nam hoạt động ĐLTM rất phát triển, đây là hình thức trung gian thương mại có nhiều ưu điểm nổi bật và là hoạt động thương mại được nhiều thương nhân sử dụng trong nền kinh tế. Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận sự tồn tại của hoạt động này đồng thời ban hành các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội. Pháp luật Việt nam đã có sự kế thừa và hoàn thiện trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội như ban hành LTM 2005 thay thế cho LTM 1997, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật chuyên ngành về ĐLTM tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động này. Tuy nhiên trên thực tế các quy định pháp luật về ĐLTM vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế chưa phù hợp vơi nhu cầu phát triển kinh tế, chưa điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động này. Đồng thời các quy định về ĐLTM trong các văn bản pháp luật còn chưa thống nhất và đang bộc lộ nhiều bất cập chưa bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các bên trong quan hệ thương mại Đại lý thương mại là một trong những dịch vụ trung gian thương mại có đóng góp lớn cho nền kinh tế thị trường. Pháp luật Việt Nam đã thừa nhận và ban hành các quy phạm điều chỉnh về hoạt động này. Sau khi được áp dụng trên thực tiễn các quy phạm BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI pháp luật về ĐLTM đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi cho các chủ thể, bảo vệ quyền và lợi ích các bên tham gia hoạt động này. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa pháp luật về ĐLTM việc tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi bổ sung những quy định hiện hành và ban hành ngay văn bản hướng dẫn về ĐLTM là đòi hỏi cần thiết, khách quan. Trên cơ sở quan điểm và định hướng hoàn thiện pháp luật về ĐLTM, chúng tôi đưa ra một số đề xuất về cách nhìn nhận bản chất pháp lý của chủ thể tham gia quan hệ HĐĐL, về hình thức HĐĐL, về đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý thương mại, về trách nhiệm pháp lý của các bên đối với bên thứ ba,... Bên cạnh đó, tăng cường phổ biến pháp luật sâu rộng trong nhân dân, nâng cao năng lực nắm và vận dụng pháp luật cũng như ý thức tuân thủ của thương nhân là yêu cầu bức thiết, góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, hấp dẫn ở Việt Nam. Nguồn: ThS. Nguyễn Đình Tuấn - Theo Điều 166 Luật Thương mại năm 2005:  Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. - Theo điều 169 Luật thương mại 2005 thì hợp đồng đại lý gồm các loại:  Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hóa hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Trong trường hợp này mức thù lao được hưởng là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý. Có thể nói hình thức này thì bên đại lý có thể ấn định quyền quyết định giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng trên cơ sở giá giao dịch đại lý mà bên giao đại lý đã ấn định.  Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực đại lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định. Đây thường áp dụng cho những mặt hàng có tính chất điạ lý ví dụ như nước mắm Phú Quốc…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan