Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 2...

Tài liệu TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 2

.DOCX
31
65
90

Mô tả:

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***-------- TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN KINH TẾẾ VĨ MÔ 2 Chuyên ngành: KINH TẾẾ ĐÔẾI NGOẠI ĐẾỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CHUNG VẾỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Nhóm 11 - Lớp K53E – ML80 Giảng viên hướng dẫẫn: Phạm Văn Quỳnh TP. Hồồ Chí Minh, tháng 04 ăm 2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------***-------- TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN KINH TẾẾ VĨ MÔ 2 Chuyên ngành: KINH TẾẾ ĐÔẾI NGOẠI ĐẾỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ CHUNG VẾỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Nhóm 11 - Lớp K53E – ML80 Giảng viên hướng dẫẫn: Phạm Văn Quỳnh TP. Hồồ Chí Minh, tháng 04 năm 2016 I. DANH SÁCH NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MSSV 1 Bành Thị Khánh Trâm 1401015584 2 Trần Thị Ngọc Trâm 1401015590 3 Nguyễn Thị Thùy Trang 1401015613 4 Phạm Thị Thanh Xuân 1401015700 GHI CHÚ Nhóm trưởng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM.............................................................................................................2 1.1. Khái niệm Cán cẫn thương mại.....................................................................................2 1.2. Các yêếu tốế ảnh hưởng đêến cán cẫn thương mại............................................................2 1.3. Tác động của cán cẫn thương mại đêến GDP..................................................................3 1.3.1. Xuất khẩu ròng và GDP cân bằng.......................................................................4 1.3.2. Số nhân trong nền kinh tế mở....................................................................................6 CHƯƠNG 2. NHẬN DIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.........................................7 2.1. Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam..................................................................7 2.2. Ưu tiên cân bằng cán cân thương mại................................................................................9 CHƯƠNG 3: CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG NĂM 2015............................11 CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUÝ 1 NĂM 2016......................................................................................................................................14 CHƯƠNG 5. CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CÁN CÂN VÃNG LAI.....................................17 5.1. Biện pháp cải thiện cán cân thương mại...........................................................................17 5.2. Biện pháp cải thiện cán cân dịch vụ..................................................................................19 5.3. Biện pháp cải thiện cán cân thu nhập...............................................................................20 5.4. Biện pháp thúc đẩy chuyển giao vãng lai một chiều........................................................21 5.5. Các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ.......................................................21 KẾT LUẬN....................................................................................................................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................25 LỜI MỞ ĐẦU Cán cân thương mại là một trong những vấn đề cơ bản của nền kinh tế vĩ mô, là một bộ phận cấu thành của cán cân thanh toán và được phản ánh cụ thể trong cán cân vãng lai. Tình trạng cán cân thương mại phản ánh mức độ an toàn hay bất ổn của một nền kinh tế. Nó thể hiện một cách tổng quát các chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô, như chính sách thương mại, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư và tiết kiện, chính sách cạnh tranh... Vì vậy, việc điều chỉnh cán cán cân mại để cân đối vĩ mô, kích thích tăng trường kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh được các quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm. Ở Việt Nam, tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kéo dài trong suốt những năm gần đây. Tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, nếu tiếp tục kéo dài và không được hạn chế, sẽ gây ảnh hưởng xấu tới cán cân thanh toán và nợ quốc tế. Việt nghiên cứu và phân tích thực trạng cán cân thương mại Việt Nam, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm điều chỉnh cán cân thương mại, thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu là điều rất cần thiết. Chúng em rất mong sẽ nhận được những nhận xét, ý kiến đóng góp, bổ sung từ thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện và chính xác hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 1 CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM 1.1. Khái niệm Cán cân thương mại Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu). Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng. Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm. Lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại  Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.  Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ 2 yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.  Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ Hải Dương có giá 115.000 VND và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 3400 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 112.200 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 115.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất giá và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 3600 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 118.800 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam. 1.3. Tác động của cán cân thương mại đến GDP Đối với một nền kinh tế mở, cán cân thương mại có hai tác động quan trọng: xuất khẩu ròng bổ sung vào tổng cầu (AD) của nền kinh tế; số nhân đầu tư tư nhân và số nhân chi tiêu chính phủ khác đi do một phần chi tiêu bị "rò rỉ" qua thương mại quốc tế. 3 1.3.1. Xuất khẩu ròng và GDP cân bằng Bảng dưới đây trình bày một nền kinh tế với các bộ phận cấu thành ban đầu như một nền kinh tế đóng, sau đó bổ sung xuất khẩu, nhập khẩu cho nền kinh tế mở. Cột 1 là mức GDP ban đầu trong nền kinh tế đóng. Cột 2 là cầu trong nước bao gồm tổng tiêu dùng (C), đầu tư (I) và mua hàng hóa, dịch vụ của chính phủ (G). Cột 3 là xuất khẩu và vì xuất khẩu phụ thuộc tình hình kinh tế của các nước bạn hàng nên giả định nó không thay đổi. Cột 4 là nhập khẩu, nhập khẩu chủ yếu phụ thuộc GDP nên giả định nó luôn bằng 10% GDP. Giá trị xuất khẩu ròng tại cột 5 bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu, nó mang giá trị dương nếu xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu và ngược lại, sẽ mang giá trị âm. Sau khi cộng giá trị đóng góp của xuất khẩu ròng vào cầu nội địa để tạo thành tổng chi tiêu và chính là tổng cầu ta được giá trị ghi tại cột 6. Nền kinh tế mở đạt mức cân bằng khi tổng chi tiêu bằng GDP nghĩa là đường tổng chi tiêu cắt đường phân giác OO'(ứng với mức GDP ban đầu là 35 tỷ USD). Đó chính là điểm E trên đồ thị bên phải. Ở điểm này cầu nội địa chỉ có 31,5 tỷ USD nhưng cầu về xuất khẩu ròng (khoảng cách giữa đường C+G+I+X và đường C+G+I) là 3,5 nên tổng chi tiêu là 35 tỷ USD và đúng bằng GDP. Như vậy nền kinh tế mở có thể đạt mức sản lượng cân bằng ở mức xuất khẩu ròng khác 0. Tại điểm có 4 mức xuất khẩu ròng bằng 0 (đường C+G+I cắt đường C+G+I+X), tổng cầu trong nước bằng với tổng cầu và đều bằng 63 tỷ USD. Về phía bên trái điểm này, cầu xuất khẩu ròng luôn dương, tổng cầu nội địa nhỏ hơn tổng chi tiêu và ở bên phải, cầu xuất khẩu ròng luôn âm, tổng cầu nội địa lớn hơn tổng chi tiêu. Cân bằng trong nền kinh tế mở GDP ban đầu Cầu trong nước (C+I+G) Xuất Nhập Xuất khẩu khẩu khẩu ròng (X = e - (e) (m) m) Tổng chi tiêu (C+I+G+X) 75 67,5 7 7,5 -0,5 67 70 63 7 7 0 63 65 58,5 7 6,5 0,5 59 60 54 7 6 1 55 55 49,5 7 5,5 1,5 51 50 45 7 5 2 47 45 40,5 7 4,5 2,5 43 40 36 7 4 3 39 35 31,5 7 3,5 3,5 35 30 27 7 3 4 31 5 1.3.2. Số nhân trong nền kinh tế mở Trong đồ thị trên, độ dốc của đường tổng chi tiêu C+I+G+X nhỏ hơn độ dốc của đường cầu nội địa C+G+I, điều đó là do sự "rò rỉ" qua nhập khẩu. Giả sử nền kinh tế có xu hướng tiêu dùng cận biên MPC là 0,75 thì khi GDP tăng 100 USD, chi cho tiêu dùng tăng 75 USD. Nhưng cũng theo giả định trong ví dụ này, xu hướng nhập khẩu biên MPZ là 0,10 (nhập khẩu luôn bằng 10% GDP) nên chi tiêu cho nhập khẩu cũng tăng 10 USD. Do đó chi tiêu cho hàng hóa sản xuất trong nước chỉ còn tăng 65 USD mà thôi. Chính vì thế độ dốc của đường chi tiêu giảm từ 0,75 xuống còn có 0,65. Tác động của "rò rỉ" qua nhập khẩu có tác động mạnh đến số nhân của nền kinh tế. Trong nền kinh tế đóng, số nhân là 1/(1-MPC) còn trong nền kinh tế mở, do sự rò rỉ qua nhập khẩu, số nhân chỉ còn 1/(1-(MPC-MPZ)). Khi không có ngoại thương, với MPC bằng 0,75 thì số nhân là 1/(1-0,75) = 4; khi có ngoại thương số nhân chỉ còn 1/(1-(0,75-0,10)) = 2.857. Những nền kinh tế nhỏ hầu hết đều rất mở, do vậy tác động của nhập khẩu đến số nhân của nền kinh tế đặc biệt quan trọng. Từ ví dụ trên có thể dễ dàng suy ra nếu xu hướng nhập khẩu biên là 0,75 thì số nhân là 1 nghĩa là hiệu ứng số nhân đã bị triệt tiêu hoàn toàn bởi rò rỉ qua nhập khẩu. 6 CHƯƠNG 2. NHẬN DIỆN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có độ mở lớn với tỷ lệ tổng giá trị xuất nhập khẩu/GDP cao hơn 150%. Đổi lại nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với bài toán về thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định cán cân thương mại đang ngày càng nghiêng về phía sáng sủa hơn. 2.1. Thực trạng cán cân thương mại của Việt Nam Trong 5 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế: Tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định; Lạm phát tăng cao và đặc biệt là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng và môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa vững chắc. Mặc dù mức thâm hụt hiện nay có xu hướng được cải thiện song tình trạng này chắc chắn sẽ gây sức ép không nhỏ đến cán cân thanh toán quốc tế về khả năng chống đỡ các cú sốc bên ngoài và tính bền vững của nền kinh tế, khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam thấp và không vững chắc. Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 4/2014, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 13,07 tỷ USD, trong khi giá trị nhập khẩu đạt 12,26 tỷ USD, tạo ra mức thặng dư 810 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước lên 46,51 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu tăng 12,2% lên 44,46 tỷ USD, đồng nghĩa với việc Việt 7 Nam xuất siêu 2,05 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước cũng đã mua vào hơn 10 tỷ USD, nâng dự trữ ngoại hối đạt khoảng 35 tỷ USD. Đây là dự trữ ròng, tức là nguồn ngoại tệ có thể sử dụng bất cứ lúc nào. Còn dự trữ ngoại hối tiềm năng của Việt Nam là khoảng 45 tỷ USD. Về cán cân thanh toán, trong 4 tháng, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư. Kiều hối đạt 2,3 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm. Cán cân thanh toán tổng thể thặng dư rất lớn, riêng tháng 4/2014 đạt 2,3 tỷ USD, cộng dồn 4 tháng đạt mức kỷ lục, hơn 10 tỷ USD. Bên cạnh đó, nhìn vào số liệu về xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ 2000-2013 cho thấy, thâm hụt thương mại đỉnh điểm vào năm 2008 (hơn 18 tỷ USD), sau đó giảm liên tiếp và đến năm 2012 - 2013, thặng dư thương mại trở thành dương, tương ứng 749 triệu USD và 863 triệu USD. Cùng với tỷ giá tương đối ổn định trong thời gian qua, cho thấy tình trạng thâm hụt thương mại của Việt Nam đã được cải thiện và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện cấu trúc về sở hữu của xuất, nhập khẩu thì sẽ khiến cho không ít người lo lắng. Nếu như năm 2000 tỷ trọng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước chiếm 53% tổng giá trị xuất khẩu thì đến năm 2013 chỉ còn 33%, trong khi tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tổng giá trị xuất khẩu tăng từ 47% lên 67%. Riêng 4 tháng năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu của khối FDI đã đạt 28,943 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2013 trong khi nhập khẩu chỉ đạt 25,457 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2013. Lũy kế 4 tháng đầu năm, khối DN này xuất siêu gần 3,5 tỷ USD. Thống kê cho thấy, năm 2000 thặng dư thương mại khu vực FDI 2,4 tỷ USD và đến năm 2013 thặng dư xấp xỉ 14 tỷ USD, tăng 568%. Trong khi đó, tuy hai năm 2012 và 2013 xét về tổng quát thặng dư thương mại về hàng hóa dương nhưng xét về từng khu vực sở hữu, khu vực kinh tế trong nước luôn nhập siêu. Cụ thể, nếu như năm 2000, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu khoảng 3 tỷ USD thì đến năm 2013 đã tăng lên 13 tỷ USD, tương đương 362%. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, trong ngắn hạn, dường như thặng dư thương mại dương và GDP tăng trưởng do tăng trưởng của khu vực FDI là điều tốt nhưng về trung và dài hạn, chưa hẳn đã có lợi, khi nền sản xuất trong nước bị nước ngoài khống chế. 8 2.2. Ưu tiên cân bằng cán cân thương mại Trên thực tế, nhập siêu không hoàn toàn tiêu cực đối với các nền kinh tế. Những quốc gia đang phát triển có thể phải chấp nhận thâm hụt thương mại trong quá trình chuyển đổi khi có nhu cầu lớn đối với nguyên vật liệu, thiết bị máy móc hay công nghệ của nước ngoài trong khi khả năng và trình độ sản xuất trong nước còn thấp kém, điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn chế. Tuy nhiên, nếu quy mô nhập siêu tăng cao và kéo dài, thì cũng đồng nghĩa với quá trình tích lũy tư bản, công nghệ từ nước ngoài trước đã chuyển hóa không hiệu quả. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng phản ánh những vấn đề nội tại mang tính “cơ cấu” của nền kinh tế. Nhập siêu kéo dài được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến bất ổn kinh tế vĩ mô, làm sâu thêm vòng xoáy tỷ giá - lạm phát – tỷ giá và đẩy nền kinh tế ở trạng thái dễ bị tổn thương từ những cú sốc bên ngoài. Do vậy, thu hẹp nhập siêu và tiến tới cân bằng cán cân thương mại phải được coi là một trong những ưu tiên trong thời gian tới. Theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam cũng có phần xuất phát từ nguyên nhân thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN). Thâm hụt NSNN cao cộng với nợ công tăng cao là minh chứng cho sự thâm hụt cán cân vãng lai ngày càng gia tăng của Việt Nam. Thâm hụt NSNN (tiết kiệm ròng của Chính phủ mang dấu âm) ở mức cao và dai dẳng trong thời gian dài để phục vụ cho mô hình tăng trưởng đã đóng góp lớn vào tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp. Tất nhiên, thâm hụt cán cân vãng lai chưa hẳn là xấu. Đôi khi thiếu hụt tài khoản vãng lai thể hiện sự thu hút vốn FDI vào để phát triển sản xuất tăng xuất khẩu và tăng sản lượng. Ngoài ra, thâm hụt hiện tại chưa hẳn là đáng lo nếu đảm bảo thặng dư trong tương lai. Tuy nhiên, xét cơ cấu hàng hoá nhập khẩu trong cán cân thanh toán, nếu hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu thì đây có thể là một dấu hiệu không tốt. Nhưng nếu máy móc, thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn, thì cơ cấu này có thể đảm bảo thúc đẩy xuất khẩu trong tương lai, tạo ra thặng dư ngoại tệ bù đắp thâm hụt cán cân vãng lai. Nếu một quốc gia bị thâm hụt cán cân vãng lai trong tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng thấp thì hậu quả của 9 thâm hụt sẽ là vấn đề đáng lo ngại hơn rất nhiều so với khi quốc gia đó đang trong tình trạng tăng trưởng cao và lạm phát thấp. Trong thời gian tới, nhằm góp phần giảm thâm hụt thương mại nói chung, hạn chế tình trạng nhập siêu nói riêng, cần chú ý vào một số vấn đề sau: Một là, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng đầu tư có hiệu quả hơn. Trong đó, việc định hướng lại cơ cấu đầu tư là rất cần thiết để đưa vốn vào các ngành có độ lan tỏa kinh tế cao và ít kích thích nhập khẩu. Trong nhiều năm qua, Việt Nam duy trì tăng trưởng bằng cách dựa vào vốn đầu tư nhưng hiệu quả đầu tư còn chưa cao. Thực tế cho thấy, trong những năm qua, nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo không tạo ra nhiều giá trị gia tăng mà chỉ làm tăng thâm hụt thương mại. Trong khi đó, nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trở thành khu vực trụ đỡ cho nền kinh tế. Việt Nam hiện đang tiến hành chuyển đổi mô hình tăng trưởng và việc tập trung cho nông nghiệp cần đặt lên hàng đầu. Hai là, cần tạo đà cho DN trong nước xác lập lại địa vị của mình, tạo mọi điều kiện, tạo cơ chế thuận lợi để kinh tế trong nước, đặc biệt kinh tế tư nhân, cùng phát triển bình đẳng. Cần thực hiện quyết liệt việc tái cấu trúc nền kinh tế, thể chế và thay đổi thái độ ứng xử của chính sách đối với DN trong nước. Ba là, có chính sách hỗ trợ nhằm tăng cường mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, chính sách này chỉ có tác dụng làm giảm thiếu hụt (hay tăng thặng dư) cán cân vãng lai lúc ban đầu. Nhưng sau đó, những chính sách này lại có tác dụng làm tăng tổng cầu đối với nền kinh tế trong nước và dẫn đến thu nhập quốc dân tăng. Thu nhập quốc dân tăng sẽ làm cho nhập khẩu tăng và cuối cùng làm cho sự cải thiện cán cân vãng lai ban đầu giảm đi. 10 CHƯƠNG 3: CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG NĂM 2015 Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 12/2015, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 28,7 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 2,2% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 6,5%. Với kết quả trên cả năm 2015, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt hơn 328 tỷ USD, tăng 10,1% so với năm 2014; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 162,44 tỷ USD, tăng 8,1% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 165,61 tỷ USD, tăng 12%. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 12/2015 ước tính thâm hụt 300 triệu USD, nâng mức thâm hụt thương mại cả năm 2015 lên 3,17 tỷ USD, tương đương 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng tháng 12/2015 và cả năm 2015 như sau: Về xuất khẩu Dầu thô: Lượng xuất khẩu trong tháng 12/2015 ước đạt 896 nghìn tấn, tăng 34,2%; trị giá ước đạt 324 triệu USD, tăng 47% so với tháng trước. Cả năm 2015, tổng 11 lượng xuất khẩu ước đạt 9,25 triệu tấn, giảm 0,6%; trị giá ước đạt 3,8 tỷ USD, giảm 47,3% so với cùng kỳ năm 2014. Điện thoại và các loại linh kiện: Trị giá xuất khẩu trong tháng 12/2015 ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 21% so với tháng trước. Tổng trị giá xuất khẩu cả năm 2015 ước đạt 30,64 tỷ USD, tăng 29,9% so với cùng kỳ năm 2014. Hàng dệt, may: Trị giá xuất khẩu trong tháng 12/2015 ước đạt 2 tỷ USD, tăng 17% so với tháng trước; Tổng trị giá xuất khẩu cả năm 2015 ước đạt 22,63 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2014. Hàng thủy sản: Trị giá xuất khẩu trong tháng 12/2015 ước đạt 600 triệu USD, giảm 0,2% so với tháng trước. Tổng trị giá xuất khẩu cả năm 2015 ước đạt 6,6 tỷ USD, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Gạo: Lượng xuất khẩu trong tháng 12/2015 ước đạt 750 nghìn tấn, tăng 5,4%; trị giá ước đạt 318 triệu USD, tăng 5% so với tháng trước. Cả năm 2015, lượng xuất khẩu ước đạt 6,82 triệu tấn, tăng 7,7%; tổng trị giá đạt 2,9 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ 2014. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trị giá xuất khẩu trong tháng 12/2015 ước đạt 1,5 tỷ USD, giảm 0,4% so với tháng trước. Tổng trị giá xuất khẩu cả năm 2015 ước tính là 15,8 tỷ USD, tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước. Về nhập khẩu Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác: Trị giá nhập khẩu 12/2015 ước đạt 2,5 tỷ USD, tăng 13,9% so với tháng trước. Tổng trị giá nhập khẩu 12 tháng/2015 ước đạt 27,6 tỷ USD, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2014. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trị giá nhập khẩu tháng 12/2015 ước đạt 1,9 tỷ USD, giảm 7% so với tháng trước. Tổng trị giá nhập khẩu cả năm 2015 ước đạt 23,27 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2014. Xăng dầu các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng 12/2015 ước đạt 1 triệu tấn, tăng 4,3%; trị giá ước là 420 triệu USD, giảm 6,5% so với tháng trước. Cả năm 2015, lượng nhập khẩu ước đạt 10,04 triệu tấn, tăng 18,7%; trị giá ước đạt 5,34 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ năm 2014. 12 Điện thoại các loại và linh kiện: Trị giá nhập khẩu trong tháng 12/2015 ước đạt 700 triệu USD, giảm 15,6% so với tháng trước. Tổng trị giá nhập khẩu cả năm ước đạt 10,65 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm 2014. Sắt thép các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng 12/2015 ước đạt 1,25 triệu tấn, tăng 1%; trị giá ước đạt 520 triệu USD, giảm 0,7% so với tháng trước. Trong cả năm 2015, lượng nhập khẩu ước đạt 15,1 triệu tấn, tăng 28,3% và trị giá là 7,31 tỷ USD, giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2014. Ô tô nguyên chiếc các loại: Trị giá nhập khẩu trong tháng 12/2015 ước đạt 14.000 chiếc, tăng 3,1%; trị giá ước đạt 382 triệu USD, tăng 51,5% so với tháng trước. Trong cả năm 2015, lượng nhập khẩu ước đạt 125 nghìn chiếc, tăng 76,4%; trị giá ước đạt 2,97 tỷ USD, tăng 87,7% so với cùng kỳ năm 2014. Linh kiện và phụ tùng ô tô: Trị giá nhập khẩu trong tháng 12/2015 ước đạt 300 triệu USD, tăng 11,8% so với tháng trước. Tổng trị giá nhập khẩu cả năm 2015 ước đạt 3,02 tỷ USD, tăng 38,3% so với cùng kỳ năm 2014. 13 CHƯƠNG 4: TÌNH HÌNH CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUÝ 1 NĂM 2016 Mặc dù có mức tăng đột biến trong tháng Ba, nhưng tính chung cả quý 1 năm nay, tăng trưởng xuất khẩu của cả nước đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ năm ngoái. Báo cáo tại buổi giao ban của Bộ Công Thương sáng nay (28/3), ông Vũ Bá Phú, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết, trong tháng Ba, kim ngạch xuất khẩu cả nước ước đạt 14,2 tỷ USD, tăng 40,6% so với tháng trước. Tính chung quý 1, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 33,8 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 27 tỷ USD, tăng 5,8%, xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước ước đạt 10,8 tỷ USD, tăng 0,3%. Quý 1, kim ngạch xuất khẩu của nhóm nông, lâm, thủy sản ước đạt 4,7 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2015, trong khi nhóm công nghiệp chế biến ước đạt 30,4 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đại diện Vụ Kế hoạch cho biết, giá nhiều mặt hàng vẫn tiếp tục đi xuống, trong đó giảm mạnh nhất là mặt hàng quặng và khoáng sản với mức giảm lên tới 44,6%, dầu thô giảm 41%, cao su giảm 21,5%, càphê giảm 18,7% và phân bón các loại giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu tháng Ba ước đạt 14,1 tỷ USD, tăng 37% so với tháng trước, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu chung của cả nước trong quý 1 ước đạt 37,1 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 22,2 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước ước đạt 14,9 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan