Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận công pháp quốc tế...

Tài liệu Tiểu luận công pháp quốc tế

.DOC
15
1
94

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh quốc tế ngày nay,không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển độc lập,bền vững nếu không tham gia các quan hệ quốc tế từ bình diện khu vực,liên khu vực đến toàn cầu.Bởi lẽ,quyền và lợi ích ,trách nhiệm và bổn phận của mỗi quốc gia trong xã hội quốc tế ngày càng đan xen,gắn kết chặt chẽ hơn trong xu thế vận động và phát triển như vũ bão của quan hệ quốc tế ngày nay .Do vậy,liên kết ,hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập ,chủ quyền ,toàn vẹn lãnh thổ ,bình đẳng ,cùng có lợi là nhu cầu và xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trước yêu cầu đổi mới ,đồng thời nước ta cũng đã và đang thiết lập mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên chúng ta cần có sự hiểu biết về luật quốc tế để làm chuẩn mực cho các hoạt động đối nội và đối ngoại của chúng ta nhầm đảm bảo không những quyền lợi của nhà nước mà còn đảm bảo lợi ích của các quốc gia ,tổ chức quốc tế liên chính phủ và các thực thể khác có quan hệ giao lưu buôn bán với các quốc gia khác . Chính vì vậy,việc nâng cao ý thức pháp luật quốc tế đã trở thành một nhu cầu cấp thiết đối với mọi đối tượng trong giai đoạn ngày nay Bài tiểu luận là chương mở đầu cho việc tiềm hiểu bộ môn Luật quốc tế .Đây là chương rất quan trọng nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất của về hệ thống pháp luật Quốc tế từ đó làm tiền đề cho việc học tập và nghiên cứu các vấn đề pháp lý cụ thể của hệ thống luật quốc tế trong các phần tiếp theo của môn học. Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................1 NỘI DUNG TIỂU LUẬN I.NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CỦA LUẬT QUỐC TÊ.................4 II.LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ 1.Luật quốc tế thời kỳ cổ đại................................................................5 2.Luật quốc tế thời kỳ trung đại..........................................................7 3.Luật quốc tế thời kỳ cận đại..............................................................8 4.Luật quốc tế thời kỳ hiện đại...........................................................10 III.KẾT LUẬN....................................................................................16 2 I.NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH CỦA LUẬT QUỐC TẾ Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin ,nhà nước và pháp luật ra đời là hiện tượng lịch sử khách quan ,là sản phẩm tất yếu của xã hội loài người có sự phân chia ,đối kháng giai cấp.Quan hệ giữa các nhà nước ,giữa các quốc gia phát triển ngày càng đa dạng ,phức tạp ,làm phát sinh nhu cầu về các quy tắc ứng xử thống nhất.Đó là tiền đề cho sự hình thành một hệ thống pháp luật đặc thù-Hệ thống pháp luật quốc tế.Chính vì vậy , lịch sử hình thành ,tồn tại và phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế không thể tách rời sự vận động và phát triển chung của nhà nước và pháp luật .Bởi lẽ,nếu không có nhà nước và pháp luật của mỗi quốc gia thì sẽ không có luật quốc tế Về phương diện lịch sử ,luật pháp của mỗi quốc gia có trước và là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của luật quốc tế.Sự xuất hiện nhà nước và pháp luật ở khu vưc địa lý khác nhau trên thế giới đã làm nãy sinh nhu cầu liên kết,hợp tác nhầm thiết lập các quan hệ giữa các quốc gia (quan hệ đối ngoại) để giải quyết các vấn đề liên quan như phân định lãnh thổ ,biên giới ;giải quyết các vấn đề về chiến tranh ,hòa bình;thiết lập quan hệ buôn bán ,trao đổi hàng hóa ;...Đó cũng chính là nền tảng cho sự hình thành các quy tắc ứng xử giữa các quốc gia . Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội,các mối quan hệ giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng và vượt ra ngoài giới hạn của không gian địa lý ,lãnh thổ của các quốc gia láng giềng ,chung biên giới để hình thành các quan hệ mang tính khu vực ,liên khu vực và toàn cầu như hiện nay. Những vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa các quốc gia không thể được điều chỉnh bằng pháp luật của mỗi quốc gia .Bởi pháp luật của mỗi quốc gia chỉ phản ánh ý chí ,lợi ích của giai cấp thống trị của một nhà nước nhất định mà không phản ánh lợi ích và ý chí chung của các quốc gia trong quan hệ quốc tế.Chính vì vậy,nhu cầu tất yếu,khách quan là cần phải có hệ thống các quy tắc xử sự khác với các quy phạm pháp luật quốc gia,do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên phản ánh ý chí , lợi ích của các quốc gia nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa các quốc gia với nhau.Từ đòi hỏi đó,hệ thống quy tắc xử sự quốc tế đã hình thành ,được các quốc gia thỏa thuận ,thừa nhận (các quy phạm tập quán đã được các quốc gia áp dụng lặp đi lặp lại ổn định,thống nhất trong thực tiễn) hoặc xây dựng nên (các quy phạm điều ước),đó chính là nguồn của Luật quốc tế. 3 Từ những lập luận và phân tích ở trên ,có thể kết luận rằng ,luật quốc tế hình thành ,tồn tại và phát triển của nhà nước và pháp luật .Chính vì vậy,Nguồn gốc xuất hiện của nhà nước và pháp luật quốc gia cũng chính là nguồn gốc xuất hiện luật quốc tế. II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ Về phương diện lịch sử ,sự hình thành ,tồn tại và phát triển của Luật quốc tế là một bộ phận không thể tách rời lịch sử của xã hội loài người nói chung,nhà nước và pháp luật nói riêng.Chính vì vậy,căn cứ vào tiến trình phát triển của lịch sử ,chúng ta có thể chia quá trình hình thành và phát triển của luật quốc tế thành bốn thời kỳ đó là: Thời kỳ cổ đại Thời kỳ trung đại Thời kỳ cận đại Thời kỳ hiện đại Những thời kỳ này đánh dấu bước ngoặc to lớn của quá trình phát triển của luật quốc tế .Mỗi bước ngoặc đó cũng được thể hiện thông qua sự ra đời ,phát triển và tàn lụi hoặc hồi sinh của các trường phái luật quốc tế .Nhiều trường phái đến nay vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng mạnh mẽ đến khoa học luật quốc tế .Ngoài ra,chúng cũng tác động không nhỏ đến xu hướng phát triển của luật quốc tế trong thời kỳ hiện đại.Sau đây là những đặc trưng cơ bản của từng thời kỳ : 1.Luật quốc tế thời kỳ cổ đại : Đây là giai đoạn phôi thai của Luật quốc tế , nó được hình thành vào khoảng cuối thế kỷ 40 trước Công Nguyên ở khu vực Lưỡng Hà (Điều ước ký vào khoảng năm 2100 trước Công nguyên giữa người đứng đầu hai thành phố nhỏ Lagash và Umma) và Ai Cập cổ đại (Hiệp định về hòa bình ,liên minh và dẫn độ đã được Pharaon Ai Cập Rameses II ký với quốc vương Cheta vào khoảng năm 2001 Trước công nguyên ) ,sau 4 đó phát triển qua các nước phương Đông như Ấn Độ,Trung Quốc (các nước này đã ký nhiều hiệp định dựa trên nguyên tắc bình đẳng ký kết,nguyên tắc pacta sunt servanda và nguyên tắc bona fides) ,còn ở phương Tây như Hy Lạp(một số quy tắc liên quan đến chế đọ đối xử trong thời kỳ chiến tranh được các đô thị của Hy Lạp tuân thủ) , La Mã (ký các điều ước với các đô thị Latin nằm xung quanh Roma ,áp dụng quy phạm jus fetiale và jus gentium trong quan hệ đối ngoại của mình)… Các quốc gia được hình thành trên nền tảng kinh tế kém phát triển , quan hệ giữa họ còn rời rạc, lại bị cản trở bởi điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội còn nhiều hạn chế ,các tập quán quốc tế đã được hình thành trong thực tiễn được các quốc gia thỏa thuận thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ liên quan đến phân chia lãnh thổ ,biên giới ;giải quyết các vấn đề liên quan đến chiến tranh ,hòa bình ,trao đổi mua bán giữa các nước láng giềng trong cùng một khu vực địa lý . Cũng trong thời kỳ này,chiến tranh nhằm tranh giành đất đai ,tài sản và nô lệ xảy ra liên miên giữa các quốc gia nên các quy phạm luật quốc tế điều chỉnh về chiến tranh phát triển mạnh.Từ những đặc điểm đó đã dẫn đến hệ quả chủ yếu là Luật quốc tế thời kỳ này chủ yếu mang tính khu vực và hầu như chỉ được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ về chiến tranh. Nguồn luật điều chỉnh: chủ yếu sử dụng các luật lệ và tập quán Tóm lại , luật quốc tế thời kỳ này còn bó hẹp trong phạm vi của từng khu vực nhất định.Tuy nhiên ,sự xuất hiện của các điều ước quốc tế và hoạt động ngoại giao cũng như việc công nhận những nguyên tắc mang tính nền tảng như pacta sunt servanda,nền móng của các ngành luật truyền thống là điều ước quốc tế ,luật ngoại giao và lãnh sự đã được xây dựng. 2.Luật quốc tế thời kỳ Trung đại 5 Thời kỳ trung đại bắt đầu từ khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ (năm 476 sau công nguyên).Nhiều thế kỷ sau đó,Châu Âu chìm đắm trong những cuộc chiến liên miên ,ảnh hưởng không ít đến sự phát triển của luật quốc tê .Khoảng thế kỷ VIII ,các thực thể dân chủ dần dần được hình thành .Tuy nhiên ,phải đến thế kỷ XI,những quan hệ thật sự mang tính chất quốc tế mới một lần nữa khởi sắc nhờ giao thương xuyên quốc gia ngày càng nhiều. Đây cũng là giai đoạn Giáo Hoàng và Thánh chế La Mã có ảnh hưởng rất lớn trên toàn Lãnh thổ phương Tây khi cả hai thế lực trên đều muốn tranh giành quyền tối cao và để bảo vệ quyền lực của mình thì các vua thời bấy giờ phải vừa đối phó với chư hầu bên trong ,vừa đối phó với Giáo hoàng và Thánh chế ở bên ngoài .Đến thế kỷ XIV,cuộc cạnh tranh giữa Giáo hoàng và Thánh chế khiến cả hai suy yếu và quốc gia lên ngôi . Bên cạnh đó ,do các quan hệ kinh tế ,thương mại (đặc biệt là thương mại hàng hải) giữa các quốc gia đã phát triển mạnh nên thời kỳ này đã xuất hiện các cơ quan lãnh sự được các quốc gia thành lập trên lãnh thổ của nhau để bảo vệ quyền lợi của người dân nước mình trên lãnh thổ nước khác .Hai lĩnh vực luật quốc tế được phát triển mạnh nhằm điều chỉnh những vấn đề xuyên quốc gia đó là lex mercatoria(luật thương mại) và luật tập quán hàng hải quốc tế Kinh tế ngoại thương đã phát triển khá mạnh mẽ,giao thông đường biển là tuyến đường chuyên chở hàng hóa chủ yếu từ nước này sang nước khác .Chính vì vậy,nhiều tập quán quốc tế và điều ước quốc tế về tự do hàng hải ,về chiến tranh trên biển,chống cướp biển đã được các quốc gia thừa nhận hoặc ký kết như : các hiệp ước thương mại giữa Pháp và Anh vào các năm 1303,1406,1417 - Nguồn luật điều chỉnh: Bao gồm nguồn luật tập quán và điều ước quốc tế. 6 Khác với thời kỳ trước đó ,thời kỳ này khoa học Luật quốc tế đã được hình thành như một ngành khoa học độc lập và đạt được những thành tựu nổi bật như sự ra đời của các quy tắc quốc tế về chiến tranh và hòa bình ,sự củng cố các quy tắc về quan hệ ngoại giao ,luật thương mại quốc tế và luật biển quốc tế đã làm cho hệ thống luật quốc tế trở nên hoàn thiện và phát triển hơn 3.Luật quốc tế thời kỳ Cận đại: Bước sang giai đoạn này ,chủ nghĩa tư bản đã hình thành và phát triển ,khởi đầu từ Vương quốc Anh và sau đó là các quốc gia khác ở Châu Âu lục địa như Pháp ,Hà Lan ,Bỉ , Italia...sự liên kết và hợp tác giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ và đa dạng hơn.Chính vì vậy ,nhu cầu tất yếu và khách quan của các quốc gia là cần thiết lập và phát triển các mối quan hệ quốc tế rộng lớn hơn nhằm mục đích bảo vệ và mở rộng các quyền và lợi ích của mình cũng như chia sẻ với các quốc gia khác về các vấn đề chung của cộng đồng ,đặc biệt là sự tranh giành ảnh hưởng và phân chia thuộc địa của các cường quốc tư bản . Đặc điểm: Đây là thời kỳ các quốc gia tăng cường mối quan hệ hợp tác trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế, là thời kỳ LQT được phát triển trên cả hai phương diện luật thực định và khoa học pháp lý quốc tế. Về mặt khoa học pháp lý đề cập thời kỳ này cần nhắc đến trường phái của Jean Bodin (1530-1596) đề cao nguyên tắc chủ quyền quốc gia.Sự phát triển không ngừng của quan hệ quốc tế ở các cường quốc tư bản ở Châu Âu giai đoạn này là tiền đề thúc đẩy ,tác động trực tiếp đến sự thay đổi và phát triển của hệ thống pháp luật quốc tế .cụ thể là vào năm 1648 sau cuộc chiến tôn giáo –chính trị đẫm máu kéo dài 30 năm giữa Đức ,Pháp và Tây Ban Nha cũng như một số quốc gia khác cũng đã cùng nhau ký điều ước hòa bình Westphalia nhằm xây dựng một cơ chế quân bằng quyền lực và phòng ngừa chiến ; Cuối thế kỷ 18 thì các thuộc địa của Anh tại Bắc Mỹ đã giành được độc lập tạo cơ sở 7 cho sự thừa nhận; năm 1815 Hội nghị vienna đươc tổ chức, đánh dấu việc chấm dứt 25 năm chiến tranh của Napoleon tại Châu Âu ,mục tiêu hội nghị là tạo cân bằng quyền lực giữa các chủ thể chính trị tại Châu Âu,đảm bảo hòa bình trên lục địa .vì thế pháp luật Luật quốc tế thời kỳ này được coi là Luật quốc tế của các nước Châu Âu . Chính vì nguyên nhân này mà hệ thống các quy tắc ứng xử quốc tế phản ánh mối quan hệ và địa vị pháp lý bất bình đẳng giữa các quốc gia thực dân ,đế quốc với quốc gia dân tộc thuộc địa .Các quốc gia và dân tộc thuộc địa không được coi là chủ thể của Luật quốc tế vì họ không có chủ quyền ,không có quyền dân tộc tự quyết trong quan hệ quốc tế.Chủ quyền và bình đẳng về chủ quyền chỉ tồn tại trong quan hệ giữa các quốc gia tư bản ,đế quốc,thực dân. Tuy nhiên, so với thời kỳ Trung đại,Luật quốc tế thời kỳ này đã có những bước phát triển vượt bậc với nhiều nội dung tiến bộ hơn . Đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là nhiều nguyên tắc tiến bộ và dân chủ của Luật quốc tế được hình thành trong thời kỳ này ,như nguyên tắc chủ quyền nhân dân ,bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia.. .Chế định pháp lý cơ bản về quốc tịch cũng đã được hình thành ở các quốc gia Châu Âu,địa vị pháp lý của công dân dần dần thay thế cho cho chế độ thần dân của chế độ phong kiến trước đây . Một đặc điểm nổi bậc khác là việc công nhận quyền tự do sử dụng vũ khí của các quốc gia trong quan hệ quốc tế cùng với những giá trị tiến bộ của Luật quốc tế cũng từng bước được ghi nhận thông qua các quan hệ kinh tế,chính trị ,văn hóa ...giữa các quốc gia trên thế giới . - Nguồn luật điều chỉnh: Tập quán quốc tế và điều ước quốc tế Nhận thức sự liên kết và hợp tác giữa các quốc gia là nhu cầu không thể thiếu trong quan hệ quốc tế ,các quốc gia Châu Âu đã thành lập nhiều tổ chức liên chính phủ -chủ thể hạn chế ,phái sinh của Luật quốc tế .Liên minh viễn thông quốc tế 8 (International Telecommunication Union-ITU) thành lập năm 1865 ,Liên minh bưu chính thế giới (Universal Postal UnionUPU) thành lập năm 1879... 4.Luật quốc tế Hiện đại: Cuối thế kỷ XIX ,đầu thế kỷ XX được đánh dấu bởi thắng lợi của nhiều cuộc đấu tranh chính trị cũng như sự ra đời của hàng loạt quốc gia mới .Tại Châu Âu ,Tiệp Khắc,các quốc gia vùng Balkan như Nam Tư ,Baltique như Litva ,Estonia và Lithuania ra đời;Ba Lan được sáp nhập trở lại.Đặc biệt,đây cũng là giai đoạn đánh dấu thắng lợi của Cách Mạng tháng 10 Nga và ra đời của nhà nước Xô Viết .Ở Châu Mỹ ,các quốc gia mới được hình thành sau khi giành được độc lập với các chính quyền Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha .Sau chiến tranh thế giới lần thứ II ,Việt Nam giành độc lập.Tại Đông Á,Châu Phi ,các đảo thuộc Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương,những cuộc đấu tranh giành độc lập cũng khai sinh hàng loạt quốc gia mới . Đây là thời kỳ luật quốc tế có sự thay đổi mạnh mẽ về chất.Những nguyên tắc và tư tưởng tiến bộ được nêu ra trong thời kỳ phong kiến và tư bản chủ nghĩa nhưng chỉ mang tính hình thức nay được đề cao và thực thi một cách thực sự như bình đẳng về chủ quyền ,cấm chiến tranh xâm lược,tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc …Tương tự như các quốc gia Châu Âu trước kia dựa vào học thuyết về chủ quyền để đối đầu với Giáo hoàng ,các quốc gia mới giành độc lập ủng hộ và phát triển mạnh mẽ khái niệm chủ quyền quốc gia ,dung nó như một công cụ pháp lý để khẳng định quyền của mình trên trường quốc tế và đối đầu với chủ nghĩa đế quốc .Một trong những kết quả của cuộc đấu tranh này là việc thông qua quy tắc quyết định theo số đông .Dựa vào quy tắc đó ,các quốc gia đang phát triển ,vốn chiếm số đông trong cộng đồng quốc tế ,xây dựng các cơ chế hoạt động (ví dụ:bỏ phiếu và thông qua quyết định theo nguyên tắc đa số)để bảo vệ hiệu quả hơn lợi ích của mình . 9 Ở giai đoạn này ,trong khi chủ quyền quốc gia vẫn tiếp tục được duy trì ,các mối liên kết mang tính quốc tế ngày càng lớn mạnh .Thế giới đã thay đổi nhiều với các cuộc cách mạng về kỹ thuật, công nghiệp và chính trị,các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai,các cuộc đấu tranh giải phóng thuộc địa.Đồng thời ,sự xuất hiện vủa vũ khí nguyên tử ,sự cần thiết phòng chống tội phạm quốc tế ,nhu cầu bảo vệ môi trường quốc tế và tự do hóa thương mại…khiến nhân loại hiểu rõ hơn về tính liên đới giữa lợi ích của các quốc gia .Các xung đột giữa các quốc gia ,dân tộc vẫn còn tồn tại,tuy nhiên cộng đồng thế giới đã hiểu biết ngày càng nhiều hơn về lợ ích chung của toàn nhân loại trong tất cả các lĩnh vực ,cũng như nhu cầu phải đoàn kết để thực hiện những hành động chung bảo vệ cho lợi ích đó .điều này đòi hỏi và thúc đẩy luật quốc tế thích nghi và phát triển trên mọi lĩnh vực để phù hợp với nhu cầu xã hội và lấp đầy những khiếm khuyết của thời luật quốc tế thời cận đại.Những phát triển của luật quốc tế từ thế kỷ XX đến nay diễn ra nhanh chóng hơn nhiều so với các thời kỳ trước đó. Thời kỳ hiện đại được đánh dấu bởi vai trò quan trọng của tổ chức quốc tế ,mặc dù trong đa số trường hợp ,các tổ chức đó chưa có thẩm quyền quyết định bắt buộc đối với quốc gia ;chức năng,nhiệm vụ ,quyền hạn cũng như việc phối hợp giữa các tổ chức chưa được quy định đồng bộ ,chặt chẽ.Tuy nhiên ,có thể nói khuynh hướng chung trong thời kỳ hiện đại là sự gia tăng của các tổ chức quốc tế cả về số và chất lượng.Trước chiến tranh thế giới thứ hai,Hội quốc liên (ra đời năm 1919 trong hội nghị Versailles) đã không có quyền lực để trừng phạt những hành vi gây hấn và đã tỏ ra bất lực trong việc giữ gìn hòa bình .Thế nhưng ,Sau chiến tranh các quốc gia đã không từ bỏ niềm tin vào vai trò của tổ chức quốc tế .Liên Hợp Quốc ra đời ,được sự ủng hộ và tham gia của đại đa số các quốc gia trên toàn thế giới .Hệ thống các tổ chức Liên Hợp Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các quan hệ hợp tác quốc tế mang tính chính trị cũng như kinh 10 tế ,văn hóa.Các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực kinh tế như WTO –tổ chức thương mại quốc tế …ngày càng chứng tỏ ảnh hưởng và quyền lực của mình.Ta cũng có thể ghi nhận làn sóng ra đời của các tổ chức khu vực ,tương tác một cách phức tạp với hoạt động của cac tổ chức mang tính toàn cầu.(Liên Minh Châu Âu là một ví dụ điển hình) Bối cảnh trên có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của luật quốc tế trong thời kỳ này,cả về số lượng và chất lượng Về mặt số lượng ,có sự bùng nổ của các quy phạm pháp luật quốc tế.Sự bùng nổ các quy phạm trong thời kỳ này bắt đầu từ giữa thế kỷ XIX ,với sự phát triển của một số ngành luật .có thể kể đến sự ra đời và củng cố luật về chiến tranh,về phòng ngừa xung đột (quy định về trọng tài), bảo vệ sức khỏe ,bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;Các quy tắc điều chỉnh quan hệ thương mại giữa các quốc gia.Vào đầu thế kỷ XX ,luật về phòng ngừa chiến tranh phát triển mạnh với sự ra đời của hơn một chục công ước về phòng chống chiến tranh , xung đột và chế độ trung lập,ký kết tại các hội nghị ở La Haye năm 1899 và 1907...Năm 1929,khủng hoảng kinh tế quốc tế bùng nổ gây ra hậu quả nghiêm trọng ,điều này cho thấy sự cần thiết của các quy phạm nhằm tạo lập trật tự trong quan hệ kinh tế .Vì vậy ,sau chiến tranh thế giới thứ hai một khối lượng khổng lồ các quy phạm pháp luật quốc tế đã ra đời như luật về hòa bình,chiến tranh và trung lập quốc tế,luật biển quốc tế ,luật hàng không quốc tế…Sự bùng nổ này có thể một phần được tạo bởi sự xuất hiện và tham gia của nhiều quốc gia mới vào các quan hệ có quy mô quốc tế trên nhiều lĩnh vực đòi hỏi quá trình pháp điển hóa luật quốc tế phải được tiến hành với tốc độ và hiệu quả cao. Về mặt chất lượng,luật quốc tế được điều chỉnh để đáp ứng các bối cảnh quốc tế mới.Thứ nhất ,các quy định điều chỉnh quan hệ quốc gia trong thời bình được quan tâm ,việc duy trì trật tự kinh tế và gìn giữ an ninh quốc tế có quan hệ 11 biện chứng .Thứ hai,luật quốc tế ngày nay phát tiển theo khuynh hướng liên ngành bởi mối quan hệ giữa các ngành ngày càng trở nên gắn bó đối với các vấn đề đặt ra trong thời đại hiện nay ,việc tìm giải pháp trong một ngành luật là không hiệu quả .(ví dụ : để giảm tình trạng biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu cần sử dụng các công cụ pháp lý như luật môi trường quốc tế,luật kinh tế quốc tế,luật biển quốc tế ,luật hàng không quốc tế,luật về phát triển) .Thứ ba,các quy phạm pháp lý quốc tế ngày càng được pháp điển hóa theo hướng ít bắc buộc hơn đối với các quốc gia,các điều được soạn theo hướng ít cụ thể và thường mang tính khuyến nghị bởi cac quốc gia ngày càng hiểu rõ hiệu lực các quy định của pháp luật trong luật quốc tế cũng như trách nhiệm nặng nề của của mình khi cam kết thực hiện các quy định này .Thứ tư,các cơ chế thực thi luật ngày càng phát triển một cách toàn diện,các phương thức giải quyết tranh chấp và trừng phạt ngày càng đa dạng .Thứ năm, các quy phạm luật quốc tế mang tính chất khu vực ngày càng gia tăng ,với sự hình thành của hàng loạt các tổ chức khu vực(điển hình Luậ của Liên Minh Châu Âu) Về mặt pháp lý ,thời kỳ này là giai đoạn phát triển mạnh của các trường phái luật quốc tế như : trường phái thực nghiệm tồn tại từ thế kỷ XIX và có ảnh hưởng đáng kể ,đại diện nổi tiếng nhất là Jellinek và Triepel ,Anzilotti và Cavaglieri ,P.Weil và S.Sur ,trường phái này cho rằng “quốc gia là chủ thể duy nhất xây dựng nên luật quốc tế và luật quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của quốc gia” ;trường phái quy chuẩn (trường phái Vienna) khởi xướng bởi Hans Kelsen ,Alfred Verdross và Joseph L.kunz cho rằng “quốc gia là chủ thể trực tiếp duy nhất của luật quốc tế và quan niệm rằng trừng phạt có vai trò rất quan trọng”; trường phái khách quan /xã hội học “phủ nhận vai trò của chủ quyền quốc gia”;trường phái thực nghiệm thực dụng khởi xướng bởi J.Basdevant và G.Gidel cho rằng “việc đưa ra những lý thuyết chung chung thể hiện thái độ thiếu khoa học và người học luật 12 quốc tế không thể tự bó buộc mình trong tháp ngà lý thuyết” ;trường phái luật tự nhiên do Grotius khởi xướng dùng luật tự nhiên để tuyên truyền những tư tưởng mang tính đạo đức…. Vào những năm cuối thế kỷ XX ,sự tan rã của Liên Xô và của Nam Tư ,việc thống nhất Đông và Tây Đức vẫn chưa ổn định ,nhiều dân tộc khát vọng xây dựng những quốc gia độc lập mới.Trong khi đó ,sự lớn mạnh của Liên Minh Châu Âu và sự ra đời của thế hệ “công dân Châu Âu ” hoàn toàn tách bệt đánh dấu một thời đại mới của luật quốc tế và những giới hạn đổi mới của chủ quyền các quốc gia. Từ những phân tích trên về đặc trưng của luật quốc tế thời kỳ hiện đại ta thấy rằng Đây là thời kỳ quan hệ hợp tác quốc tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ cùng với sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa và liên kết khu vực trong những thập kỷ sau của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI .Luật quốc tế thời kỳ này phát triển hết sức đa dạng, các lĩnh vực hợp tác đã mở rộng sang hầu hết các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa...Đây cũng là thời kỳ ghi nhận một loạt các nguyên tắc tiến bộ của Luật quốc tế như: nguyên tắc dân tộc tự quyết, hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế...song song với đó là sự phát triển hiện đại về nội dung của nhiều ngành luật như: Luật Biển quốc tế, Luật hàng không quốc tế...Đặc biệt, trong thời kỳ này LQT đã bắt đầu xuất hiện những chế định mới không mang tính truyền thống như: các quy phạm pháp lý quốc tế được điển hóa hóa theo hướng ích bắt buộc hơn đối với các quốc gia..Đây cũng là thời kỳ ghi nhận sự ra đời của hành loạt các tổ chức quốc tế tiêu biểu như Liên Minh Châu Âu.Tuy nhiên bên cạnh những tiến bộ nhất định thì luật quốc tế thời kỳ này vẫn tồn tại những hạn chế như sự bất đồng giữa các trường phái ,sự bất lực của của các quốc gia trong việc duy trì hòa bình của các quốc gia,xung đột giữa cac quốc gia và dân tộc vẫn còn tồn tại, một số quốc gia vẫn chưa ổn định nền độc lập của mình .vì vậy , để khắc phục những hạn chế trên cần phải bổ sung thêm một số cơ chế quốc tế mới để điều chỉnh 13 quan hệ quốc tế để các quốc gia thống nhất trường phái,cùng nhau phát triển. KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích và lập luận ta nhận thấy rằng quan hệ quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hòa bình ,hợp tác và phát triển .là cơ hội lớn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam ,vì vậy với tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác ,nước ta đã và đang tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế ,góp phần vào việc xây dựng một thế giới hòa bình ,ổn định và thịnh vượng .“Việt Nam là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đòng quốc tế” là nó đã trở thành chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta .Trong điều kiện toàn cầu hóa ,chúng ta cần hội nhập một cách chủ động ,sẵn sàng thích ứng với những thay đổi của tình hình .bảo đảm hiệu quả và lợi ích quốc gia.Luật quốc tế được coi là “luật chơi” chung trong cộng đòng quốc tế ,vì vậy việc nghiên cứu để nắm rõ và vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc và quy định của nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thực tiễn quan hệ quốc tế của Viêt Nam hiện nay với vai trò quan trọng như vậy sinh viên cần nghiên cứu,nắm chắc những nội dung cốt yếu của môn học này để có thể áp dụng vào thực tiễn ,thực hiện chính sách ,chủ trương nhà nước và pháp luật đề ra . 14 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan