Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc họa...

Tài liệu Tiếp nhận truyện kiều dưới góc nhìn nhạc họa

.PDF
139
141
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -oOo- TRẦN ĐÌNH KHIÊM TIẾP NHẬN TRUYỆN KIỀU DƯỚI GÓC NHÌN NHẠC HOẠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2003 MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 8 1.Lý do chọn đề tài mục đích nghiên cứu:.............................................................................. 8 2.Phạm vi đề tài và tư liêu nghiên cứu: .................................................................................. 9 3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề: .................................................................................................. 9 4.Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................................. 13 5.Đóng góp của luận án : ...................................................................................................... 14 6.Cấu trúc của luận văn: ....................................................................................................... 14 Chương 1: Những vấn đề lý luận .................................................................................. 17 1.1.Thi trung hữu nhạc: ........................................................................................................ 17 1.1.1.Thơ và nhạc: .............................................................................................................. 17 1.1.2.Sư gặp gỡ giữa thơ và nhạc: ...................................................................................... 17 1.1.3.Cơ sở tính nhạc trong Truyện Kiều: .......................................................................... 18 1.1.3.1.Ngôn ngữ Tiếng Việt:.......................................................................................... 18 1.1.3.2.Thể thơ lúc bát: .................................................................................................. 20 1.2.Thi trung hữu họa: .......................................................................................................... 23 1.2.1.Thơ và hoạ: ................................................................................................................ 23 1.2.2.Mối quan hệ giữa thơ và hoạ : ................................................................................... 24 1.3.Cơ cở chất họa trong tác phẩm Truyền Kiều: ................................................................ 24 1.3.1.Ngôn ngữ tiếng Việt: ................................................................................................. 24 1.3.2.Tính tạo hình trong hình tượng văn học: ................................................................... 25 1.4.Lý thuyết tiếp nhận và các hình thức tiếp nhận Truyện Kiều: ...................................... 25 3 1.4.1.Lý thuyết tiếp nhận: ................................................................................................... 25 1.4.2.Các hình thức tiếp nhận Truyện Kiều: ....................................................................... 27 1.4.2.1.Tập Kiều: ............................................................................................................ 27 1.4.2.2.Bói Kiều: ............................................................................................................ 28 1.4.2.3.Đố kiều : ............................................................................................................. 28 1.4.2.4.Tiếp nhận Truyện Kiều dưới hình thức sáng tạo ra tác phẩm văn học mới: ..... 28 1.4.2.5.Nghiên cứu phê bình Truyện Kiều qua các giai đọan lịch sử: ........................... 29 Chương 2: Truyện Kiều -tính nhạc và tác phẩm nhạc trong cảm hứng của người đời sau .............................................................................................................................. 30 2.1.Tính chất "Thi trung hữu nhạc " trong tác phẩm Truyện Kiều: .................................. 30 2.1.1.Tính nhạc thể hiện qua luật thơ: ................................................................................ 30 2.1.1.1.Vần: .................................................................................................................... 30 2.1.1.2.Nhịp: ................................................................................................................... 32 2.1.1.3.Luật bằng trắc: ................................................................................................... 35 2.1.2.Tính nhạc thể hiện ở một số hình thức khác: ............................................................ 40 2.1.2.1.Hình thức phối âm, điệp âm:.............................................................................. 40 2.1.2.2.Dùng từ láy từ ghép có âm giống nhau: ............................................................ 45 2.1.2.3.Dùng điệp từ, điệp ngữ: ..................................................................................... 47 2.1.2.4.Đối: .................................................................................................................... 53 2.1.2.5.Kết cấu tác phẩm: .............................................................................................. 55 2.1.3.Tính nhạc thể hiện qua những âm hưởng âm nhạc: .................................................. 57 2.1.3.1.Tiếng đàn của Thuý Kiều: .................................................................................. 57 2.1.3.2.Âm hưởng âm nhạc trong ngày họ Mã rước dâu : ............................................. 65 2.1.3.3.Tiếng nhạc của vũ trụ:........................................................................................ 65 4 2.2.Tác phẩm nhạc về Truyện Kiều trong cảm hứng của người đời sau: .......................... 67 2.2.1.Nhạc: .......................................................................................................................... 68 2.2.1.1.Nhạc sĩ Vũ Đình Ẩn và đàn hợp xướng Kiều: .................................................... 68 2.2.1.2.Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam với bản giao hưởng số 7-Truyện nàng Kiều: ........... 69 2.2.1.3.Nhạc Phạm Duy: ................................................................................................ 69 2.1.2.4.Nhạc của Trương Thìn: ...................................................................................... 70 2.2.2.Sân khấu: ................................................................................................................... 72 2.2.2.1.Ca vũ nhạc kịch của Đan Phú: .......................................................................... 72 2.2.2.2.Chèo: .................................................................................................................. 73 2.2.2.3.Ca kịch cải lương: .............................................................................................. 73 2.2.2.4.Kịch: ................................................................................................................... 74 Chương 3: Truyện Kiều - chất hoạ và tác phẩm hoạ trong cảm hứng của người đời sau. ................................................................................................................................... 76 3.1.Tính chất "Thi trung hữu họa" trong tác phẩm Truyền Kiều: ..................................... 76 3.1.1.Chất họa trong những bức chân dung nhân vật: ........................................................ 76 3.1.1.1.Nhân vật chính diện: .......................................................................................... 76 3.1.1.2.Nhân vật phản diện: ........................................................................................... 87 3.1.1.3.Nhân vật trung tính: ........................................................................................... 93 3.1.2.Chất họa trong những bức tranh phong cảnh: ........................................................... 95 3.1.2.1.Cảnh xuân, hạ, thu, đông: .................................................................................. 96 3.1.2.2.Cảnh lầu Ngưng Bích: ..................................................................................... 103 3.1.2.3.Trăng: ............................................................................................................... 105 3.1.2.4.Cảnh Kiều ra đi:............................................................................................... 109 3.1.2.5.Cảnh sông Tiền Đường: ................................................................................... 110 5 3.1.3.Chất họa trong những bức tranh cảnh sinh hoạt: ..................................................... 110 3.1.3.1.Cảnh du xuân: .................................................................................................. 110 3.1.3.2.Cảnh lầu xanh: ................................................................................................. 112 3.1.3.3.Cảnh xử kiện: ................................................................................................... 113 3.1.3.4.Cảnh đốt nhà bắt cóc: ...................................................................................... 114 3.1.3.5.Cảnh Kiều bị đánh đập: ................................................................................... 114 3.1.3.6.Cảnh Kiều hầu hạ vợ chồng Hoạn Thư: .......................................................... 116 3.1.3.7.Cảnh Thụy Kiều báo ân báo oán: .................................................................... 117 3.1.3.8.Cảnh Hồ Tôn Hiến đánh úp Từ Hải: ............................................................... 118 3.1.3.9.Cảnh Thuý Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến: ........................................................ 119 3.1.3.10.Cảnh sum họp gia đình: ................................................................................. 119 3.1.4.Chất họa thể hiện qua bức tranh tùng: ..................................................................... 120 3.2.Tác phẩm họa về Kiều trong cảm hứng của người đời sau : ...................................... 122 3.2.1.Tranh minh hoạ: ....................................................................................................... 123 3.2.1.1.Tranh minh hoạ dùng làm trang bìa: ............................................................... 123 3.2.1.2.Tranh minh hoạ nhân vật: ................................................................................ 125 3.2.1.3.Tranh minh hoạ cho những câu thơ: ................................................................ 125 3.2.1.4.Truyện tranh: .................................................................................................... 127 3.2.1.5.Tranh minh hoạ cho nhạc về Kiều: .................................................................. 128 3.2.1.6.Tranh minh hoạ cho trang phục sân khấu: ...................................................... 129 3.2.2.Tranh và ảnh dàng trong trang trí: ........................................................................... 129 3.2.2.1.TranhKiều ở dinh Độc lập: .............................................................................. 129 3.2.2.2.Ảnh Nguyễn Quốc Phẩm: ................................................................................. 130 Kết luận ......................................................................................................................... 131 6 Thư mục tham khảo ..................................................................................................... 134 7 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài mục đích nghiên cứu: Mặc dù phải trải qua đời sống thăng trầm nhưng cuối cùng Truyện Kiều đã được mọi người thừa nhận là tập đại thành, hòn ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam, xứng danh với tên gọi "Đại Việt thiên thu tuyệt diệu từ"(Lời văn hay để lại nghìn năm nước Việt) (Phan Thạch Sơ). Gần hai trăm năm qua "Người Việt đã tắm gội trong dòng suối Hồng Lĩnh kia, để tự nuôi dưỡng và khám phá những châu ngọc còn ẩn giấu, mỗi người theo một cách riêng"[ 85,1]. Có người đi tìm cái hay cái đẹp trong văn chương Truyện Kiều, có người đi tìm những tư tưởng giá trị tiềm ẩn trong tác phẩm, có người đi tìm phong cách riêng của thi hào, có người mượn Truyện Kiều để đố Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều, song cũng có người xem Truyện Kiều là nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác: sáng tác nhạc, sáng tác thơ, xây dựng một dàn hợp xướng, soạn ca vũ nhạc kịch, vẽ tranh minh hoa, dàn dựng vở diễn đưa lên sân khấu. Với một mảnh đất lắm người khai phá thì việc khám phá thêm những điều mới mẻ chắc không phải là dễ. Nhưng với lòng say mê Truyện Kiều, trân trọng một kiệt tác văn học, người viết luận văn cố gắng tiếp cận Truyện Kiều ở một góc nhìn khác, góc nhìn nhạc-hoạ với hy vọng tìm ra vài điều có ích. Việc làm đó có thể xem như một nén hương xin được cắm trên mộ người đã khuất, là một hí nh động hướng về cội nguồn, trân trọng vốn quí của văn hoá dân tộc. Ngoài ra, để giảng dạy sâu sắc Truyện Kiều, một trong những nội dung chủ lực của chương trình giảng dạy từ cấp phổ thông đến đại học và trên đại học, người làm công tác giảng dạy ịkhông thể không nghiên cứu tác phẩm Truyện Kiều ở nhiều bình diện, trong đó có bình diện nhạc- hoa, một trong những đặc trưng nổi bật của tác phẩm. - Trên những ý tưởng đó, luận án hướ ng đến những mục đích sau: 1)Dựa trên cơ sỡ đặc điểm của ngôn ngữ tiếng Việt, thể thơ truyền thống người viết nghiên cứu một cách tí mỉ, có hệ thống về chất hoa và tính nhạc trong kiệt tác Truyện Kiều. 8 2)Tập hợp đánh giá những hình thức âm nhạc, những sáng tác nhạc và những bức tranh minh hoa của người đời sau để cho thấy rằng Truyện Kiều là niềm cảm hứng của nhiều người nghệ sĩ- kể cả những nghệ sĩ nước ngoài, đã xâm nhập vào rất nhiều loại hình nghệ thuật- nhạc, hoa, sân khấu, và đã ảnh hưởng rất sâu rộng trong đời sống văn hoá dân tộc. 3)Từ đó, người viết tìm hiểu tác dụng ngược của những cảm tác về Truyện Kiều . 4)Tất cả những phương diện trên đều được nghiên cứu dựa trên mối quan hệ giữa thi ca và hội hoa, thi ca và âm nhạc. 2.Phạm vi đề tài và tư liêu nghiên cứu: Giá trị nghệ thuật tác phẩm và các hình thức tiếp nhận Truyện Kiều rất phong phú, luận văn chỉ đi vào hai vấn đề: tính nhạc và chất hoa trong tác phẩm và nhạc hoa trong cảm hứng của người đời sau. Về tính nhạc và chất họa trong tác phẩm, luận văn chỉ khai thác thêm trên cơ sở những ý kiến của các nhà nghiên cứu tiền bối. Có những câu thơ vừa có tính nhạc vừa có chất hoa, phần này luận văn sẽ đề cập đến trong một lần khác. Về nhạc và họa trong cảm hứng của người đời sau, luận văn chỉ đi sâu khảo sát tìm hiểu giá trị minh họa của những bức tranh mà người viết luận văn biết được đích xác tên tác giả (do nhiều tác phẩm ỉn tranh Kiều nhưng không ghi rõ tên hoa sĩ) và những phương thức phổ nhạc. Việc phê bình thẩm định những tác phẩm này xin để dành cho những nhà phê bình uyên thâm về âm nhạc và hội họa. Do hạn chế tư liệu về những vỡ tuồng viết về Truyện Kiều, người viết luận văn cố gắng tham khảo những ý kiến của các nghệ sĩ nhà hát tuồng, nhà hát ca kịch cải lương hoặc những đạo diễn sân khấu. 3.Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Truyện Kiều vốn là một hiện tượng văn học độc đáo. Nó đã làm tiêu tốn không biết bao nhiêu bút mực của những người nghệ sĩ, nhữ ng cây bút thẩm bình văn chương trên nhiều bình diện. Và không biết đến bao giờ việc thẩm bình Kiều đặt dấu chấm hết ? Trong những lời thẩm bình đó có không ít những ý kiến thẩm bình về tính chất “Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc". 9 + Về tính chất 'Thi trung hữu nhạc": *Những bài nghiên cứu dưới góc nhìn phong cách học: -Phan Ngọc trong công trình "Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều", đã nghiên cứu rất khoa học về nhịp điệu, cách tạo nên từng khổ độc lập, biện pháp lặp từ, phương pháp hiệp vần tìm ra mặt mạnh và mặt yếu của thể thơ lục bát, so sánh lục bát trong Truyện Kiều với những tác phẩm viết bằng thể lục bát hoặc song thất lục bát cùng thời. Cuối cùng, ông cho rằng "Phương pháp đem đến tính âm nhạc của Nguyễn Du là tạo nên một tính đa dạng tối đa về nhịp điệu, về sự trùng lặp, về hài âm trong khuôn khổ của tính đều đặn của nhịp điệu, vận luật vav âm hưởng trong thơ lục bát. Ông là nhà thơ đạt đến trình độ âm nhạc cao nhất trong lục bát." [63, 253]. *Những bài nghiên cứu dưới dạng phê bình lịch sử: - Đào Duy Anh, có thể là người đầu tiên nghiên cứu khá kỹ về hiện tượng đối ngẫu trong lục bát Kiều. Theo ông, nhờ sử dụng đối ngẫu mà những câu Kiều có "âm điệu nhịp nhàng câu văn biến hoá"[61,49] -Trong công trình nghiên cứu về Nguyễn Du, Lê Trí Viễn đã nghiên cứu rất kỹ thể thơ lục bát dưới ngòi bút của thi hào. Cuối cùng ông đã kết luận"Nguyễn Du nghiên cứu rất kỹ loại cân đối này, ứng dụng vào câu thơ lục bát, làm cho câu thơ thành thiên biến vạn hoá; âm điệu ngọt ngào, gây vô cùng hứng thú. Khi thì ngắt đôi câu lục, khi thì ngắt đôi câu bát, khi thì ngắt 4 chữ trong câu lục, khi thi ngắt 4 chữ trong câu bát, khi thì ngắt 6 chữ trong câu bát, khi thì cho 2 chữ đối nhau trong một câu, khi thì xé một tiếng đô i ra làm hai xen vào một tiếng đôi khác, v.v. Nhạc điệu trong thơ vì thế luôn luôn biến đổi" [27,187] - Nguyễn Bách Khoa trong bài viết "Chất thơ và cái đẹp của tác phẩm Truyện Kiều" đã cho rằng âm hưởng Truyện Kiều rất êm ái nhẹ nhàng như đang "ngồi trên con thuyền êm ấm trôi xuôi theo dòng nước hiền lành đầy ánh trăng ..."[76,89] -Nguyễn Lộc trong công trình nghiên cứu "Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX", có nghiên cứu về nhịp, vần, thanh bằng trắc, đối, thể thơ lục bát ....Ông cho rằng "Ngôn ngữ Truyện Kiều vừa súc tích chính xác, đồng thời lại vừa giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu."[49,433] 10 - Nguyễn Tường Tam trong bài "Mấy lời bình luận văn chương Truyện Kiều" đã hết lời ca ngợi cách gieo vần của cụ Nguyễn Du. Nhờ cách gieo vần tài ba mà văn cụ "Đọc trơn tru lưu loát lắm. Câu thơ như lướt theo tư tưởng."[76,64] -Xuân Diệu trong công trình nghiên cứu "Nhà thơ thiên tài dân tộc Nguyễn Du", đã dành riêng một phần viết về "Nhạc điệu dào dạt" trong tác phẩm Truyện Kiều. Ông kết luận "Truyện Kiều còn là một bản nhạc dài, văn Kiều dễ nhớ dễ thuộc, huyễn diệu người ta, một phần lớn cũng do nhạc điệu. Nhạc điệu ấy chan hoà khắp cả quyển, thấm vào mỗi câu..."[92 ,151]. -Hà Như Chi trong công trình "Việt Nam thi văn giảng luận” có đề cập đến tính chất "Phong phú về âm điệu”. Ông cho rằng"Chính đặc điểm này cũng đã giúp nhiều cho sự phổ thông câu Truyện Kiều. Có những người ít học, hoặc không biết chữ thế mà nhờ âm điệu du dương thuộc được nhiều câu Kiều"[14,506]. -Lê Hữu Mục trong công trình" Truyện Kiều và tuổi trẻ" viết chung với Phạm Thị Nhung, Đặng Quốc Cơ cũng đã nghiên cứu khá kỹ tính giàu nhạc điệu thể hiện trong thể thơ lục bát. Theo ông "Về bề dọc cũng như bề ngang, Truyện Kiều đều được xây dựng bằng những âm thanh và những nhịp điệu phong phú; tính giàu nhạc điệu của câu thơ đã nâng giá trị của tập thơ lên cao đến nỗi nhiều khi người ta không hiểu nội dung của câu thơ, nhưng người ta cứ tìm đọc Truyện Kiều như tìm đến một nhạc phẩm, trong đó âm thanh được sắp đặt một cách phù hợp hoàn toàn với nhịp điệu của lòng người"[22, l18]. Ngoài những tác giả trên, "Phạm Quỳnh, cũng như Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Quảng Tuân, Phạm Thị Nhung, Đặng Quốc Cơ ai cũng đồng thanh ca tụng Truyện Kiều là một bản giao hưởng tuyệt mỹ." [22,117] + Về tính chất" Thi trung hữu họa" trong tác phẩm Truyện Kiều: So với nội dung trên, nội dung này ít có những bài nghiên cứu mang tính chất riêng biệt. Các tác giả trong quá trình phân tích tính cách nhân vật, những đoạn thơ đặc sắc thường lồng vào những nhận định hoặc đưa ra một số dẫn chứng minh hoa. -Trong bài viết "Vài nét về bút pháp của Nguyễn Du" Lê Trí Viễn đã chỉ rõ những nét nổi bật trong văn tả cảnh, tả người và đưa ra kết luận"Nếu kể luôn nét bút tả thân hình Thúy Kiều nữa thì phải nói rằng Nguyễn Du có một ngòi bút tạo hình hết sức sắc sảo. Không có truyền 11 thống hội hoa Trung Quốc, của văn học dân gian Việt Nam, không có ảnh hưởng của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam bấy giờ thì không sao có được" [27,193] -Dương Quảng Hàm khi bàn về văn chương Truyện Kiều có nói lướt qua chất họa “Tả cảnh thì theo lối phác họa mà cảnh nào cũng linh hoạt khiến cho người đọc cảm thấy cái thi vị của mỗi cảnh và cái tâm hồn của mỗi vai trong cảnh ấy. Tả người thì vai nào rõ ra tích chất vai ấy, chỉ một vài nét mà như vẽ thành bức truyền thần của mỗi vai, khám phá được tâm lý của vai ấy, khiến cho nhiều vai đã trở thành mô dạng cho đời sau.." [6, 374]. -Hà Như Chi khi đánh giá về văn tả người của cụ Nguyễn Du, ông cho rằng có ba đặc điểm nổi bật trong văn tả người: Tính cách hoạt họa, tính cách ước lệ, tính cách đồng nhất giữa hình dung, tướng mạo và tính tình nhân vật. Theo ông, những bức chân dung của cụ "Bao giờ cũng có tính cách hoạt họa, nét bút chỉ phớt qua nhưng vô cùng linh động, nét bút của một nghệ sĩ tài hoa mà cũng là một nhà tâm lý sâu sắc, trong phút chốc phơi bày trên mặt giấy những vẻ đặc biệt của tâm hồn"[14,478] -Nguyễn Lộc khi viết về ngôn ngữ Truyện Kiều có nhận xét "Dường như ngôn ngữ thơ lý tương của Nguyễn Du bao giờ cũng kết hợp giữa âm nhạc với hội họa" [53,433]. -Đặng Thanh Lê trong tác phẩm "Giảng văn Truyện Kiều" cho rằng "Nói thơ tả cảnh của Nguyễn Du là lối thơ "Thi trung hữu họa” không có nghĩa là nói đoạn tả gió, tả trăng, mây, nước mà phải nói cả cái cảnh gia đình họ Bạc lăng xăng rối rít (...) và cả khung cảnh duyệt binh khá sinh động ở đây cũng đều là những cảnh có sắc thái “Thi trung hữu hoạ"....[10, 94]. -Lê Ngọc Trà trong bài "Đôi điều về quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Du "khi so sánh nhạc và hoa trong thơ Nguyễn Trãi và thơ Nguyễn Du, ông cho rằng “Tới Truyện Kiều của Nguyễn Du chúng ta mới hiểu rõ hơn cái bản tính cầm kỳ thi họa của một nhà nghệ sĩ phương Đông" [23,162]. -Trần Đăng Xuyên trong quá trình phân tích đoạn thơ "Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều" cũng đã viết "Cảnh chia tay được dựng lên bằng bút pháp hội họa" [46,19]. -Hoàng Như Mai khi viết về những bức tranh tả cảnh mùa xuân trong Truyện Kiều cũng đã đưa ra nhận xét “Thi hào Nguyễn Du vẽ bức tranh - hay tâm tranh - của cả một mùa xuân: sáng, chiều, chiều tối, đêm, vẽ lối chấm phá, đường nét màu sắc không rậm rạp ồn ào, mà diễn 12 tả cả một thiên nhiên và tình người: Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này thật tuyệt vời" [55,113] *Đặc biệt, xuất phát từ góc độ chuyên môn, khi quan sát bức chân dung Kiều và Từ Hải, hoa sĩ Nguyễn Tiến Chung đã cho rằng: "Tả Kiều và Vân, Nguyễn Du xây dựng những hình tượng thuần những đường cong - làn nước mùa thu, ngọn núi mùa xuân, khuôn trăng nét ngài, tóc mây...tả Từ Hải vạm vỡ khác thường" [61 -79]. + Về nhạc và họa trong cảm hứng của người đời sau: Về phần này dường như có rất ít những bài viết dưới dạng nghiên cứu phê bình tranh và nhạc. -Nguyễn Quảng Tuân trong bài viết "Mấy nhận xét về tranh vẽ minh họa Truyện Kiều" [51, 4] đã nhận xét về 46 bức tranh vẽ của hoa sĩ Nguyễn Hữu Nhiêu trong bản Kim Vân Kiều của Trương Vĩnh Ký phiên âm và chú thích in lần thứ ba-1911 và những bức vẽ minh họa Truyện Kiều của nhiều họa sĩ do nhà xuất bản văn hóa thông tin in năm 1989, ông đã chỉ ra những chỗ thiếu sót trong một số bức tranh của Nguyễn Hữu Nhiêu, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu Truyện Kiều ở nhiều góc độ, đã góp phần không nhỏ trong việc khám phá những giá trị nổi bật của tác phẩm. Những tác giả trên đã giúp ta cố cái nhìn chính xác và tòan diện hơn về một kiệt tác. 4.Phương pháp nghiên cứu: Xuất phát từ những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu của luận văn, chứng tôi thực hiện đề tài theo những phương pháp sau: -Chất nhạc, chất họa trong tác phẩm Truyện Kiều thuộc lãnh vực mỹ học tiếp nhận. Người nghiên cứu không thể không khảo sát kỹ tác phẩm trên nền tảng đặc điểm của ngôn ngữ Tiếng Việt và thể thơ truyền thống để tìm ra một cách có hệ thống và khoa học về chất họa và tính nhạc trong tác phẩm. -Để có thể qui kết một vấn đề, một khái niệm, tạo chỗ đứng vững chắc cho những kết luận khoa học, người nghiên cứu phải tiến hành thống kê những tần số xuất hiện của những hiện 13 tượng như hiện tượng sử dụng từ láy âm, điệp từ, điệp âm, sự biến đổi nhịp điệu. Như vậy, phương pháp thống kê rất cần thiết cho người nghiên cứu. -Không riêng gì tác phẩm Truyện Kiều mới sử dụng thể thơ truyền thống, rất nhiều tác phẩm có giá tri khác được viết bằng thể thơ này, muốn tìm hiểu giá trị hơn hẳn về tính nhạc chất hoa người viết phải sử dụng đến phương pháp so sánh. -Cũng là chất họa nhưng tính chất ở mỗi bức tranh có khác nhau, nhân vật chính khác với nhân vật phụ, nhân vật chính diện khác nhân vật phản diện, miêu tả nhân vật khác với tả cảnh sinh hoạt và tả phong cảnh. Để thấy rõ điều này, người nghiên cứu không chỉ dùng phương pháp so sánh mà còn sử dụng đến phương pháp phân loại. -Những tác phẩm hội họa và những tác phẩm nhạc trong cảm hứng của người đời sau về tác phẩm Truyện Kiều được đăng tải rải rác ưên nhiều tài liệu ở nhiều thời điểm khác nhau, vì vậy người nghiên cứu phải sưu tẩm, tập hợp phân loại tổng hợp khảo sát và đánh giá . 5.Đóng góp của luận án : Trên cơ sở kế thừa thành tựu của người đi trước, luận án có những đóng góp : -Người viết mạnh dạn vận dụng những kiến thức về âm nhạc hội họa để khai thác tính nhạc chất họa trong tác phẩm. -Dưới góc nhìn của hội họa, luận văn đưa ra một cách nhìn khác khi thẩm định các chân đung nhân vật, những đoạn thơ tả cảnh để người đọc có sự so sánh đối chiếu. -Luận văn cố gắng tập trung về một điểm những hoa tác, những nhạc phẩm, những vở diễn về Kiều của nhiều hoa sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn, soạn giả. Có thể xem đây là nguồn tư liệu cần thiết có ích đối với những ai khi cần nghiên cứu về vấn đề này. Việc làm trên không nằm ngoài mục đích khẳng định thêm giá trị của Truyện Kiều và ảnh hưởng của nó đối với nhiều lĩnh vực. 6.Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận luận án gồm ba chương : Chương một: Những vấn đề lý luận 14 I)Thi trung hữu nhạc: 1)Thơ và nhạc. 2)Sự gặp gỡ giữa thơ và nhạc. 3)Cơ sở tính nhạc trong Truyện Kiều. II)Thi trung hữu hoạ: 1)Thơ và hoạ. 2)Mối quan hệ giữa thơ và hoa. 3)Cơ sở chất hoa trong tác phẩm Truyện Kiều III)Lý thuyết tiếp nhận và cắc hình thức tiếp nhận: 1)Lý thuyết tiếp nhận. 2)Các hình thức tiếp nhận. Chương hai:Truyện Kiều - tính nhạc và tác phẩm nhạc trong cảm hứng của người đời sau I)Tính chất thi trung hữu nhạc trong tác phẩm Truyện Kiều. 1)Tính nhạc thể hiện qua luật thơ. 2)Tính nhạc thể hiện qua hiện tượng phối âm, sử dụng từ láy, điệp ngữ, đối, kết cấu tác phẩm. 3)Tính nhạc thể hiện qua những âm hưởng âm nhạc. II)Tác phẩm nhạc về Kiều trong cảm hứng của người đời sau: 1)Nhạc 2)Sân khấu Chương III: Truyện Kiều chất hoạ và tác phẩm hoạ trong cảm hứng của người đời sau. I)Tính chất "Thi trung hữu hoạ"trong tác phẩm Truyện Kiều. 15 1)Chất họa qua những bức chân dung nhân vật. 2)Chất họa trong những bức tranh phong cảnh. 3)Chất họa trong những bức tranh cảnh sinh hoạt. 4)Chất họa trong chính một bức họa- bức tranh tùng. II)Tác phẩm họa về Kiều trong cảm hứng của người đời sau: 1)Tranh minh họa. 2)Tranh và ảnh dùng trong trang trí. 16 Chương 1: Những vấn đề lý luận 1.1.Thi trung hữu nhạc: 1.1.1.Thơ và nhạc: Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ảnh cuộc sống thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn từ hàm súc giàu hình ảnh và nhất là có nhạc điệu. Bàn về thơ Sóng Hồng có viết "Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý tinh vi. Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt, nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lý trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua lời thơ ương sáng vang lên nhịp điệu khác thường "[20,210]. Trong thơ, nhạc tính rất quan trọng, vì thế Chế Lan Viên và nhiều người khác đã khẳng định: "Thơ đi giữa ý nhạc". Khác với thơ, nhạc là loại hình nghệ thuật dùng âm thanh làm phương tiện để diễn đạt tư tương tình cảm. Nhưng không phải âm thanh nào cũng gọi là âm nhạc. Những tiếng động không có độ cao như tiếng gõ, tiếng đập, tiếng rì rào của cây cỏ, tiếng sấm, những âm thanh này không gọi là âm nhạc. "Những âm thanh có tính nhạc được xác định bởi bốn thuộc tính-độ cao, độ dài, độ mạnh, độ nhẹ và âm sắc "[67, 4] 1.1.2.Sư gặp gỡ giữa thơ và nhạc: Trong bảy loại hình nghệ thuật đơn tính - điêu khắc, hội họa, văn chương, âm nhạc, múa, sân khấu, film ( điện ảnh, truyền hình ) ranh giới thơ và nhạc gần gũi nhất. Lê Đình Diên khẳng định"Thơ là sự biểu hiện của nhạc, thanh là sự biểu hiện của thơ .Tình rung động phát ra thành thanh, người ta có thanh rồi sau đó có thơ. Thanh biểu hiện ra lời, nhạc có thơ mà sau đó có thanh. Cho nên biết chỗ giống nhau của chúng cũng nên biết chỗ khác nhau của chúng ".[39,158]. Còn Nguyễn Văn Hạnh thì khẳng định :"Trong văn chương thì thơ ca là loại thể gần âm nhạc vì có tính chất trực tiếp nhất, thiên về tự biểu hiện, gắn với cái tôi của người nghệ sĩ nhiều hơn, so với truyện ký văn xuôi nói chung ."[57,112]. Hà Minh Đức thì cho rằng "Ngôn ngữ thơ ca là ngôn ngữ có nhịp điệu" [13,151]. Bloc cũng định nghĩa"Nhà thơ là người mang tiết tấu". Trong tiểu luận ngôn ngữ đại cương, Roman Jacobson cũng đã thừa nhận công thức của Valery:"Bài thơ là một sự phân vân kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa" [73,31]. Sự phân 17 vân kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa âu cũng là sự tương tác giữa nội dung và hình thức, giữa cái biểu đạt và cái cần biểu đạt, giữa nhạc tính và các tầng nghĩa. Rõ ràng điểm gặp gỡ lớn nhất giữa thơ và nhạc đó là nhịp điệu tiết tấu. Nhưng cần thấy thêm rằng nhịp trong thơ và nhịp trong nhạc vẫn có khoảng cách. Nhịp trong một bản nhạc tồn tại thường mang tính chất ổn định còn nhịp trong thơ thường được các nhà thơ sử dụng rất biến hoá linh hoạt. Điều này xảy ra ngay cả đối với những tác phẩm được sáng tác dựa trên nền tảng của một thể thơ có những qui định rõ ràng về nhịp. 1.1.3.Cơ sở tính nhạc trong Truyện Kiều: 1.1.3.1.Ngôn ngữ Tiếng Việt: Từ trong cội nguồn, qua các giai đoạn phát triển, Tiếng Việt tạo ra được bản sắc riêng. 1.1.3.1.1.Về mặt loại hình: Tiếng Việt là loại ngôn ngữ đơn lập. Đặc điểm này bộc lộ rõ rệt ở các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. 1.1.3.1.2.Về mặt ngữ âm: Mỗi tiếng là một âm tiết. Hệ thống âm vị Tiếng Việt phong phú và có tính cân đối tạo ra tiềm năng to lớn của ngữ âm Tiếng Việt trong việc thể hiện các đơn vị có nghĩa. Nhiều từ tượng hình, tượng thanh có giá trị gợi tả đặc sắc. Khi tạo câu, tạo lời, người viết rất chú ý đến sự hài hòa về ngữ âm, đến nhạc điệu của câu văn. 1.1.3.1.3.Về đặc điềm từ vựng : Mỗi tiếng nói là một yếu tố có nghĩa. Từ tiếng, người ta tạo ra các đơn vị từ vựng khác để định danh sự vật, hiện tượng nhờ phương thức ghép, phương thức láy. Phương thức láy là một phương thức góp phần rất lớn trong việc tạo ra tính nhạc. 1.1.3.1.4.Về đặc điềm ngữ pháp : Từ Tiếng Việt không biến đổi hình thái. Đặc điểm này chi phổi các đặc điểm ngữ pháp khác. Khỉ kết hợp từ thành các két câu như ngữ, câu, tiếng Việt rất coi trọng phương thức trật tự từ và hư từ. Nếu một nhà văn nhà thơ có ý thức sử dụng trật tự từ cũng có thể tạo nên tính nhạc. Đặc biệt so với ngôn ngữ Ấn Âu, ngôn ngữ Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu. Trong hệ thống thanh điệu của Tiếng việt có thanh cao - ngang, ngã, sắc; có thanh thấp - huyền, hỏi, nặng ; có thanh không bằng phảng - ngã , hỏi, sắc, nặng; có thanh đổi hướng - ngã, hỏi; có thanh không đổi hướng, kết thúc bằng một nét tắc họng - sắc, nặng. Đặc điểm này không những là yêu cầu về mặt chính xác trong khu biệt nghĩa mà còn là yêu cầu về mặt nhạc tính của ngôn 18 bản, nhất là ngôn ngữ nghệ thuật. Thơ ca cổ truyền - lục bát, song thất lục bát, vè... , thơ Đường đều rất chú ý đến qui luật hài hoà về thanh điệu. Nói chung, “Trong Tiếng Việt, sự cân đối, trầm bổng, nhịp nhàng, uyển chuyển, biện pháp trùng điệp, các thanh, vần, ngữ điệu, các từ tượng thanh, từ láy đều góp phần tạo nên nhạc tính cho câu thơ" [57,175] Không riêng gì thơ, trong văn xuôi, một số nhà văn có ý thức cũng chú ý đến đặc điểm này để tạo ra nhạc tính: +Trần Quốc Tuấn, một thiên tài quân sự đã để lại một kiệt tác văn chương "Hịch tướng sĩ Trong bản địch từ tiếng Hán sang tiếng Việt, người dịch đã cố gắng dịch gần như chính xác ngôn bản về nội dung lẫn nhịp điệu. Câu văn “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù ..." là một câu văn có sự cân đối về nhịp ( 6-4, 4-4, 8-6).Vì thế, âm điệu khá nhịp nhàng rất dễ nhớ dễ thuộc. +Câu văn"Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi"trong tác phẩm"Cây tre" của Thép Mới có nhịp điệu rất nhịp nhàng 3-3-6-6 và cân xứng về thanh bằng trắc - Vế một có 3 thanh bằng, vế hai lại 3 thanh trắc, vế ba có 3 bằng 3 trắc, vế bốn có 4 bằng 2 trắc. Nhờ sự cân xứng về nhịp, thanh, câu văn trở nên uyển chuyển. Hoặc cấu "Cối xay tre, nặng nề quay, nghìn đời nay, xay nắm thóc "ngắt theo nhịp 3- 3-3 -3 tạo ra được nhịp điệu lao động nặng nhọc, sự bền bỉ chịu đựng của người dân quê. +"Tôi đi học"của Thanh Tịnh có âm điệu rất êm ái phù hợp với việc diễn tả những cảm giác sung sướng hạnh phúc, lâng lâng của cậu học sinh trong ngày đầu tiên đến trường. Khác với Thép Mới, Thanh Tịnh lại chú ý đến việc sử dụng những thành phần lặp lại và những từ láy âm để tạo ra nhạc tính:...Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường ....Buổi mai hôm ấy. mốt buổi mai đầy sương thu và giá lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi có SƯ thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học 19 1.1.3.2.Thể thơ lúc bát: 1.1.3.2.1.Nguồn gốc thơ lục bát: Về nguồn gốc, nhiều nhà nghiên cứu thống nhất với nhau rằng, lục bát thoát thai từ ca dao tục ngữ. Nó là con đẻ của ca dao. Thời gian định hình của thể lục bát hiện nay chưa xác định một cách chắc chắn. Có người cho rằng'Thời gian định hình của thể lục bát từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV. Trong thời gian này, giới trí thức chỉ lo làm các thể thơ gốc Trung Hoa. Các bài thơ thường viết bằng chữ Hán. Giới bình dân thường truyền miệng nhau những câu thành ngữ quen thuộc, những câu tục ngữ có giá trị đạo lý, lúc đầu chưa có điệu, chưa có vần nhitag dần dần được hoàn chỉnh để trở thành ca đao với vần điệu và âm vận rõ ràng"[22,105]. Câu thơ lục bát lức đầu chưa được thuần nhất, đôi khi còn vụng về, cứng nhắc, hình thức mộc mạc. “Trong nhiều truyện Nôm của dân gian được lưu truyền xuất hiện cuối Lê đầu Nguyễn hình thức ấy vẫn có nhiều: vần ở câu bát không gieo vào chữ thứ sáu mà gieo vào chữ thứ tư. Hoặc giả niêm luật bằng trắc của câu thơ cũng chưa cố định, qui luật nhạc điệu của câu thơ cũng chưa thành hình" ....[27,185]. Ngay cả Thiên Nam Ngữ Lục được viết vào thế kỷ XVII thể lục bát cũng chưa hoàn toàn ổn định về âm luật và vần. Hiện tượng chữ thứ hai vần trắc, chữ thứ 8 vẫn còn vần với chữ thứ tư: Nghe nhau, ai nấy ngó nhau, (4685) Một đứa nhổ sào, cả vạn cũng xuôi. (4686) Đến thế kỷ XVIII hiện tượng này ít thấy xuất hiện. Đặc biệt khi Nguyễn Du sử dụng thể lục bát để viết Truyện Kiều thì lục bát đã đạt đến đỉnh cao. 1.1.3.2.2.Những nguyên tắc của thể thơ lục bát: +Về số chữ trong thể thơ lục bát: Lục bát theo nghĩa đen là sáu tám. Vì theo thể này cứ lần lượt đặt một câu sáu chữ lại đến một câu tám chữ, muốn đặt dài ngắn bao nhiêu cũng được, miễn là phải dừng lại ở cuối câu tám. +Về luật bằng trắc, thể thơ lục bát được qui định như sau: Câu sáu: Ob Otr Ob 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan