Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tiếng việt nâng cao 203

.PDF
13
303
95

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA NGÔN NGỮ, VĂN HÓA NGHỆ THUẬT KHMER NAM BỘ BỘ MÔN NGÔN NGỮ KHMER TÀI LIỆU GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG VIỆT NÂNG CAO 203 (dành cho nhóm khoa học sức khỏe) GV biên soạn: Ths. Nguyễn Thị Thoa Trà Vinh, tháng 6 - 2017 Lưu hành nội bộ MỤC LỤC Nội dung Bài 1: Sản khoa – chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế Trang 1 Bài 2: Phẫu thuật lồng ngực – khám vết thương, chấn thương ngực 6 Bài 3: Phương pháp làm bài thể loại văn miêu tả 10 Bài 4: Nội khoa thần kinh: chẩn đoán định khu tổn thương vỏ não 11 Bài 5: Ngoại thần kinh: chấn thương sọ não 15 Bài 6: Xét nghiệm tế bào: vai trò của tế bào học và mô bệnh học trong chẩn đoán và điều trị các khối u 19 Bài 7: Cơ chế bệnh sinh và quá trình tiến triển tự nhiên của bệnh ung thư 23 Bài 8: Phương pháp làm văn tường thuật 27 Bài 9: Liên quan về bệnh tai mũi họng với các chuyên khoa 28 Bài 10: Các bệnh về tim 32 Bài 11: Huyết học truyền máu, đông máu 37 Bài 12: Phương pháp viết một bản báo cáo 40 Tài liệu tham khảo 42 Bài 1: SẢN KHOA CHẨN ĐOÁN NGÔI, THẾ, KIỂU THẾ * Mục tiêu cần đạt Khi học tập xong bài này, SV cần đạt được những mục tiêu chính sau: - Tích lũy được 30 từ chuyên ngành về sản khoa và dùng đúng các thuật ngữ chuyên môn - Sử dụng đúng các từ chuyên ngành trong bài - Đọc hiểu bài đọc để nhận biết các loại ngôi, kiểu, thế;cách chẩn đoán ngôi. 1. Đại cƣơng - Tư thế của thai nhi trong buồng tử cung: ngay từ khi mới thành hình, bào thai được bao bọc bởi một buồng ối lớn, và nằm theo tư thế cong lưng tôm. Thai nằm co quắp trong buồng tử cung, đầu cúi gập, lưng cong, chi trên gập trước ngực, chi dưới gập trước bụng. Vì vậy thai nhi nằm trong tử cung có hình dáng một quả trứng, hai cực của trứng là đầu và mông. Buồng tử cung cũng hình trứng, đầu to ở đáy, đầu nhỏ ở eo tử cung. Bình thường thai nhi nằm khớp với buồng tử cung, nghĩa là trục của thai nhi và trục của tử cung là một. Nhưng không phải ngay từ đầu thai nhi đã nằm ở tư thế đó, trong 3 tháng đầu thai còn nhỏ, nằm trong buồng ối rộng, nhiều nước, nên thai không có một vị trí rõ ràng. Đến 3 tháng giữa, thai nằm dọc, đầu thai nhi to nằm ở đáy tử cung, mông nhỏ hơn ở phía dưới tử cung. Trong 3 tháng cuối, mông phát triển nhiều, cộng thêm 2 chi dưới trở thành cực to nên mông lại quay lên trên về phía đáy tử cung, đầu nhỏ hơn nên lại quay xuống dưới, khớp với eo tử cung. Sở dĩ thai nhi nằm theo tư thế đó là vì giữa thai nhi và tử cung có một sự bình chỉnh theo qui luật của Pajot: “Khi một vật thể đặc nằm trong một vật đặc khác, nếu vật ngoài có thể co giãn được và vật trong cũng có những vận động riêng, nếu các diện tiếp xúc giữa hai vật đều trơn và nhẵn, thì vật đặc ở trong sẽ luôn luôn bình chỉnh hình thể và thể tích của nó, để ăn khớp với hình thể và dung tích của vật ở ngoài”. Chúng ta biết, tử cung hình trứng, luôn luôn có những cơn co bóp và những thời gian nghỉ. Thai nhi cũng hình trứng và có những cử động riêng. Các diện tiếp xúc giữa thai nhi và tử cung đều trơn nhờ có nước ối và chất gây của thai nhi, vì vậy thai nhi sẽ bình chỉnh hình thể và thể tích của nó để ăn khớp với buồng tử cung, nghĩa là thai nhi sẽ khớp cực to của mình là mông với đáy tử cung, cực nhỏ là đầu với phần dưới của tử cung. Như vậy, tư thế thai nhi trong buồng tử cung phụ thuộc vào 3 yếu tố: Hình thể tử cung, hình thể thai nhi, sự vận động của thai nhi và tử cung. Nếu một trong 3 yếu tố thay đổi, thai nhi có thể nằm theo một tư thế bất thường. Thí dụ: Có u xơ ở đáy tử cung nên tử cung sẽ bị thu nhỏ ở phần đáy, cực mông của thai nhi sẽ quay xuống dưới, đầu thai nhi lại quay lên trên trở thành ngôi mông. Trong trường hợp não úng thuỷ, đầu thai nhi to, nên sẽ quay lên trên. Nếu thai chết, mất sự vận động tự nhiên, hoặc tử cung của người con dạ, cơ bị nhão, sẽ không có sự bình chỉnh giữa thai nhi và tử cung. 1 - Vì vậy việc chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt là 3 tháng cuối và khi chuyển dạ, nó giúp chúng ta xác định được tư thế thai nhi trong buồng tử cung, từ đó tiên lượng được cuộc đẻ và đưa ra được những biện pháp xử trí kịp thời. 2. Ngôi 2.1. Định nghĩa Ngôi là phần thai nhi trình diện trước eo trên khi có thai và khi chuyển dạ. 2.2. Mốc của ngôi: là điểm đặc trƣng của ngôi. Ví dụ: mốc của ngôi chỏm là xương chẩm (hay thóp sau), kí hiệu là Ch, mốc của ngôi mặt là mỏm cằm, kí hiệu là C. 2.3. Đƣờng kính lọt của ngôi: là đường kính lớn nhất của ngôi trong cơ chế đẻ đi qua điểm mốc của ngôi. Ví dụ: ngôi chỏm đường kính lọt là hạ chẩm – thóp trước 9,5 cm, ngôi trán đường kính lọt là thượng chẩm- cằm 13,5 cm, ngôi mặt đường kính lọt là hạ cằm- thóp trước 9,5 cm. 2.4. Phân loại Có hai loại ngôi thai. 2.4.1. Ngôi dọc: là ngôi có trục dọc của cơ thể thai nhi trùng với trục dọc của tử cung. Ngôi dọc gồm có: – Ngôi dọc đầu ở dưới gồm: + Ngôi chỏm: là ngôi thai có đầu cúi tối đa, nên khi chuyển dạ có chẩm trình diện trước eo trên. Mốc của ngôi là xương chẩm (thóp sau), kí hiệu Ch. Tỉ lệ 95% trong tổng số các ngôi thai. Đường kính lọt là Hạ chẩm – thóp trước 9,5 cm. Có 2 ki kiểu sổ là chẩm vệ và chẩm cùng. + Ngôi mặt là ngôi đầu ở dưới và ngửa tối đa để có mặt trình diện trước eo trên. Mốc của ngôi là mỏm cằm, kí hiệu C. Tỉ lệ 1/500 trong tổng số các ngôi. Đường kính lọt là hạ cằm thóp trước 9,5 cm. Chỉ có 1 kiểu sổ là cằm vệ, cằm cùng không thể sổ được vì đường kính ức thóp trước của thai 15 cm, quá to không lọt được. + Ngôi trán là ngôi đầu không cúi cũng không ngửa để phần trán trình diện trước eo trên. Mốc của ngôi là gốc mũi, kí hiệu: M. Tỉ lệ gặp 0,5% trong tổng số các ngôi. Là ngôi không thể đẻ được đường dưới và chỉ xảy ra khi chuyển dạ. – Ngôi dọc đầu ở trên: còn gọi là ngôi mông hay ngôi ngược, gồm 2 loại: + Ngôi mông hoàn toàn (ngôi mông đủ): là ngôi khi thăm âm đạo, cổ tử cung đã mở sờ thấy cả chân và mông thai nhi, thai nhi có tư thế ngồi khoanh chân trong buồng tử cung hay tư thế ngồi xổm. + Ngôi mông không hoàn toàn (ngôi mông thiếu) gồm 3 kiểu: Kiểu mông: chỉ sờ thấy mông, 2 chân thai nhi vắt ngược lên vai chỉ có mông trình diện trước eo trên Kiểu đầu gối: thai nhi quỳ trong tử cung để 2 đầu gối trình diện trước eo trên 2 Kiểu bàn chân: thai nhi đứng trong tử cung để 2 bàn chân trình diện trước eo trên. Trong ngôi mông: mốc của ngôi là đỉnh xương cùng, kí hiệu Cg. Tỉ lệ gặp: 3% trong tổng số các ngôi. Đường kính lọt: cùng – chày 11 cm, có khả năng thu lại còn 9 cm (gặp trong ngôi mông đủ), cùng – mu 6 cm (gặp trong ngôi mông thiếu kiểu mông). Kiểu sổ là cùng ngang trái và cùng ngang phải. 2.4.2. Ngôi ngang Là ngôi mà trục dọc cơ thể thai nhi nằm không trùng với trục dọc của tử cung để vai thai nhi trình diện trước eo trên nên còn gọi là ngôi vai. Mốc của ngôi là mỏm vai, kí hiệu (V). Tỉ lệ gặp: 0,3% trong tổng số các ngôi, là ngôi không thể đẻ đường dưới khi thai đủ tháng hoặc gần đủ tháng. 3. Thế – Định nghĩa: thế là sự tương quan giữa mốc của ngôi so với bên phải hay bên trái khung chậu người mẹ. – Phân loại: + Thế trái (T): mốc của ngôi ở bên trái khung chậu người mẹ. + Thế phải (P): mốc của ngôi ở bên phải khung chậu người mẹ. Ví dụ: mốc của ngôi chỏm là xương chẩm (thóp sau) nằm ở bên phải khung chậu người mẹ thì có thế phải, hoặc nằm ở bên trái khung chậu người mẹ thì có thế trá – Ý nghĩa lâm sàng: Trong ngôi dọc các mốc của ngôi thường nằm phía lưng của thai nhi, ngôi chỏm xương chẩm nằm cùng bên với lưng, ngôi mông đỉnh xương cùng nằm cùng bên với lưng, nên khi biết lưng thai nhi bên nào thì thế ở bên đó hay nghe tim thai bên nào thì thế bên đó. Nhưng trong ngôi mặt lưng bên nào thì thế bên đối diện (vì mốc của ngôi không cùng bên với lưng. 4. Kiểu thế – Định nghĩa: kiểu thế là sự tương quan giữa mốc của ngôi với các mốc của tiểu khung người mẹ. – Phân loại: có 3 loại kiểu thế. + Kiểu thế trước (T): mốc của ngôi tương ứng với gai chậu lược. Trên lâm sàng tương ứng khoảng 10 đến 11 giờ nếu là kiểu thế phải trước và 1 – 2 giờ nếu là kiểu thế trái trước. + Kiểu thế sau (S): mốc của ngôi tương ứng với khớp cùng chậu. Trên lâm sàng tương ứng khoảng 7 – 8 giờ nếu là kiểu thế phải sau hoặc 4 – 5 giờ nếu là kiểu thế trái sau. + Kiểu thế ngang (N): mốc của ngôi tương ứng với điểm giữa của gờ vô danh. Trên lâm sàng tương ứng khoảng 9 giờ nếu là kiểu thế phải ngang hoặc 3 giờ nếu là kiểu thế trái ngang. Ví dụ: Trong ngôi chỏm khi sờ thấy: 3 – Thóp sau ở vị trí 2 giờ, sẽ có kiểu thế là chẩu chậu trái trước (ChCTT). – Thóp sau ở vị trí 5 giờ, sẽ có kiểu thế là chẩm chậu trái sau (ChCTS). – Thóp sau ở vị trí 10 giờ , sẽ có kiểu thế là chẩm chậu phải trước (ChCPT) – Thóp sau ở vị trí 7 giờ, sẽ có kiểu thế là chẩm chậu phải sau (ChCPS) – Thóp sau ở vị trí 9 giờ, sẽ có kiểu thế là chẩm chậu phải ngang (ChCPN). – Thóp sau ở vị trí 3 giờ, sẽ có kiểu thế là chẩm chậu trái ngang (ChCTN). * Ý nghĩa lâm sàng: Khi khám thai nếu sờ được diện lưng thai nhi rộng nghĩ nhiều là kiểu thế trước. Ngược lại nếu sờ được diện lưng thai nhi hẹp, chủ yếu sờ thấy chân tay nghĩ nhiều đến kiểu thế sau. Tuy nhiên chắc chắn nhất vẫn là thăm âm đạo sờ được mốc của ngôi. I. TỪ NGỮ 21. Ngôi dọc đầu ở dưới 1. ngôi 11. cử động 2. thế 12. nước ối 3. kiểu thế 13. Ngôi dọc 23. Ngôi mặt 4. buồng ối 14. Đường kính lọt của ngôi 24. Mốc của ngôi 5. nằm co quắp 15. não úng thuỷ 6. Ngôi mông không hoàn toàn 16. con rạ 26. cằm vệ 7. Mốc của ngôi 17. Kiểu bàn chân 27. cằm cùng 8. trục của thai nhi 18. chuyển dạ 28. Ngôi trán 9. Kiểu mông 18. tiên lượng 29. Ngôi dọc đầu ở trên 10. Kiểu đầu gối 22. Ngôi chỏm 20. cuộc đẻ 25. mỏm cằm 30.Ngôi mông hoàn toàn 4 II.BÀI TẬP 1. Xác định đúng/sai cho các câu sau bằng cách đúng ghi Đ, sai ghi S sau mỗi câu 1. Thai nhi hình tròn. 2.Thai nhi ngồi trong tử cung 3. Đáy tử cung nằm ở trên 4. Việc chẩn đoán ngôi, thế, kiểu thế quan trọng trong 3 tháng đầu. 5. Ngôi mông hoàn toàn: là ngôi khi thăm âm đạo sờ thấy cả chân và mông thai nhi 6. Thăm âm đạo sờ thấy mông là ngôi mông hoàn toàn 7. Kiểu mông: thăm âm đạo sờ thấy mông và hai chân thai nhi 8. Kiểu đầu gối: thai nhi quỳ 9. Kiểu bàn chân: thai nhi đứng 2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: a. Hai cực của thai nhi là …………………. b. Trong buồng tử cung có ………………. để bao bọc thai nhi c. Tử cung có đầu to ở……… ………… và đầu nhỏ ở …………………. d. Tử cung có thể ……………………. e. ……………… giúp các diện tiếp xúc giữa tử cung và thai nhi có chất trơn. f. Ngôi dọc đầu ở trên hay còn gọi là ………………hay………………… g. Ngôi ngang hay còn gọi là ………. vì vai thai nhi …… trước ……………….. 4. Kết nối thông tin ở cột A và cột B A B Ngôi Mốc của ngôi trán Xương chẩm Mặt Gốc mũi mông Mỏm cằm Chỏm Đỉnh xương cùng 5. Xây dựng sơ đồ phân loại ngôi 5 Bài 2: PHẪU THUẬT LỒNG NGỰC KHÁM VẾT THƢƠNG, CHẤN THƢƠNG NGỰC *Mục tiêu cần đạt Khi học tập xong bài này, SV cần đạt được những mục tiêu chính sau: - Tích lũy được 30 từ dùng trong giải phẫu lồng ngực và dùng đúng các thuật ngữ chuyên ngành; - Đọc bài đọc để nhận biết các thương tổn giải phẫu bệnh chính trong chấn thương ngực. 1. Thƣơng tổn thành ngực: bao gồm một số thƣơng tổn chính sau 1.1. Thủng thành ngực: - Thành ngực bị xuyên thủng từ ngoài da vào khoang màng phổi do các vật nhọn đâm vào, gây ra vết thương ngực, dẫn đến hậu quả chung là tràn máu – tràn khí khoang màng phổi. Lỗ thủng ở thành ngực lớn hay nhỏ tuỳ theo tác nhân gây chấn thương. Ngoài rách – thủng phần mềm, thì xương sườn có thể bị đứt – gãy, nếu vết thương đi qua bờ dưới xương sườn thì thường làm đứt bó mạch liên sườn, gây chảy máu rất nhiều vào khoang màng phổi. Thương tổn nội tạng trong ngực, ngoài rách nhu mô phổi trong vết thương ngực đơn thuần, còn có thể bị vết thương tim, thủng cơ hoành, rách các mạch máu – phế quản lớn… tạo nên các thể bệnh khác nhau của vết thương ngực. - Cùng với mảng sườn di động, vết thương ngực còn đang hở (vết thương lớn, không tự bịt kín hoặc chưa được sơ cứu, khoang màng phổi thông thương tự do với bên ngoài) là 2 thương tổn rất nặng trong chấn thương ngực, do các rối loạn sinh lí bệnh trầm trọng mà đặc trưng là 2 hội chứng hô hấp đảo ngược và trung thất lắc lư: + Hô hấp đảo ngược: là hiện tượng đảo ngược sinh lí hô hấp bên phổi tổn thương. Khi hít vào, thay vì phổi nở ra thì không khí sẽ qua vết thương ngực vào khoang màng phổi, làm phổi bên tổn thương co xẹp lại, đẩy một phần không khí cặn sang bên lành. Khi thở ra, không khí trong khoang màng phổi sẽ ra ngoài qua vết thương, gây ra hiện tượng ngược lại, tức làm một phần không khí cặn từ phổi lành đi vào tổn thương. Sự đảo ngược chiều hô hấp này sẽ dẫn đến thiếu oxy nghiêm trọng. +Trung thất lắc lư: khi 2 khoang màng phổi còn áp lực âm tính thì trung thất đứng ở giữa. Do vết thương ngực làm mất áp lực âm tính ở 1 bên làm trung thất bị hút sang bên lành. Khi hít vào, không khí vào khoang màng phổi bên tổn thương trong khi áp lực âm tính bên lành tăng lên làm tăng mức độ chênh áp lực, nên trung thất càng bị hút về bên lành. Khi thở ra, độ chênh áp lực giảm xuống nhiều, làm trung thất bị đẩy về bên tổn thương. Hiện tượng trung thất lắc lư làm cản trở máu về tim, máu lên phổi giảm, dẫn đến thiếu oxy càng nặng lên. Do thiếu oxy làm bệnh nhân càng thở nhanh hơn, 2 hội chứng trên càng nặng hơn, dẫn đến 1 vòng luẩn quẩn và rất dễ gây tử vong. Chính vì vậy, nguyên tắc cấp cứu ban đầu những trường hợp này là: bịt kín vết thương với vết thương ngực đang hở, hoặc cố định ngay mảng sườn đang di động. 1.2. Gãy xƣơng sƣờn: 6 - Có thể gãy một hay nhiều xương. Nếu do va đập trực tiếp (là cơ chế thường gặp) thì đầu gãy thường đâm vào trong gây thủng màng phổi và phổi. Nếu do đè ép gián tiếp thì đầu gãy thường hướng ra ngoài. - Gãy (đứt) xương sườn trong vết thương ngực thường kèm theo đứt động mạch liên sườn gây chảy máu nhiều. - Mức độ di lệch của hai đầu xương gãy có thể là gãy rạn, di lệch ngang, di lệch chồng. Nếu có di lệch thì đầu xương gãy thường chọc rách màng phổi – phổi do nằm sát mặt trong xương. -Máu chảy từ ổ gãy xương hình thành khối máu tụ dưới da và vào khoang màng phổi nếu có rách màng phổi. 1.3. Mảng sƣờn di động: - Định nghĩa: là một vùng nào đó của lồng ngực bị mất liên tục và di động ngược chiều so với lồng ngực khi thở. Điều kiện là xương sườn phải bị gãy 2 nơi trên một cung xương và trên 3 xương sườn kế tiếp nhau. Thường gặp trong chấn thương rất mạnh. Gây rối loạn nặng nề về hô hấp và tuần hoàn. -Các loại mảng sườn hay gặp: + Mảng sườn bên: hay gặp nhất, do động rõ. + Mảng sườn sau: vùng giữa cột sống và đường nách giữa, ít di động. + Mảng sườn trước: ít gặp nhưng gây suy hô hấp nặng. + Mảng sườn có thể di động tức thì hoặc di động thứ phát 1.4. Gãy xƣơng ức: Thường do chấn thương rất mạnh, trực tiếp vào vùng xương ức. Gây suy hô hấp nặng và thương tổn các tạng bên trong lồng ngực, đặc biệt là tim. 1.5. Vỡ ( thủng) cơ hoành: -Thủng cơ hoành hay gặp trong vết thương vùng ngực dưới (thường từ khoang liên sườn 5 đường nách giữa trở xuống), gây vết thương ngực bụng. Có thể gặp vết thương vùng bụng xuyên lên ngực qua cơ hoành. -Vỡ cơ hoành hay gặp trong chấn thương do đè ép hoặc ngã cao. Bên trái hay gặp hơn phải. Nếu vỡ bên trái, các tạng trong bụng và dịch tiêu hoá thường chui qua chỗ vỡ lên khoang màng phổi gây thoát vị hoành và nhiễm trùng khoang màng phổi. Nếu vỡ bên phải thường kèm theo tổn thương gan, máu bị hút lên khoang màng phổi gây tràn máu màng phổi dữ dội. 2. Thƣơng tổn ở khoang màng phổi: Cần lưu ý là tuy có cấu trúc giải phẫu đơn giản, song biểu hiện ở khoang màng phổi là hậu quả thường gặp của hầu hết các thương tổn ở thành ngực hoặc các tạng trong lồng ngực và chính biểu hiện này tạo ra nhiều triệu chứng, hội chứng trên lâm sàng, đồng thời quyết định thái độ điều trị. 2.1. Tràn khí màng phổi: 7 - Do không khí tràn vào, làm mất áp lực âm tính trong khoang màng phổi , nên nhu mô phổi bị co rúm lại, các khoang liên sườn dãn rộng ra và đẩy trung thất sang bên đối diện. Không khí có thể vào khoang màng phổi từ 2 nguồn: + Ngoài vào: qua vết thương ngực. + Trong ra: do rách nhu mô phổi ( phế nang, phế quản…) - Trong chấn thương ngực, nếu có thương tổn thành ngực gây rách lá thành màng phổi, thì không khí từ khoang màng phổi có thể chui ra nằm dưới da, hình thành tràn khí dưới da. - Có dạng thương tổn nặng là tràn khí dưới áp lực (do có van ở thành ngực, ở chỗ vỡ phế quản lớn), làm không khí vào khoang màng phổi theo 1 chiều mà không thoát ra được, gây chèn ép rất nặng nề vào phổi và trung thất. 2.2. Tràn máu màng phổi: - Máu chảy vào khoang màng phổi sẽ chèn ép, làm mất áp lực âm, làm phổi co lại và đè đầy trung thất. Máu vào khoang màng phổi từ nhiều nguồn: + Thành ngực: từ xương sườn gãy, cơ, động mạch liên sườn… + Nội tạng: từ phổi, tim, các mạch máu lớn… - Khi lượng máu chiếm trên 10 % dung tích khoang màng phổi – tương đương trên X quang thấy lấp kín góc sườn hoành, thì mới biểu hiện triệu chứng lâm sàng: - Máu trong khoang màng phổi không đông, thường là nước máu đen. Khi bị chảy máu nhiều và cấp tính (tổn thương mạch máu) thì có cả nước máu lẫn cục máu đông. 2.3. Tràn máu + tràn khí màng phổi: Là thương tổn thường gặp nhất trong chấn thương, vết thương ngực. Về mặt giải phẫu bệnh là sự phối hợp của cả 2 thương tổn nêu trên. I. TỪ NGỮ 1. chấn thương 2. vết thương ngực 3. chấn thương ngực kín 4. thành ngực 5. khoang màng phổi 6. khoang liên sườn 7. đỉnh vòm hoành 8. nguyên tắc khám toàn diện 9. triệu chứng học 10. thông thoáng 11. dị vật 12. khoang ảo 13. sợi đàn hồi 14. tắc nghẽn 15. khí phế quản gốc 16. áp suất khí quyển 17. thì hít vào 18.thì thở 19. âm tính 20. khoang màng phổi 8 21. đờm dãi 22. suy hô hấp 23. nhu mô phổi 24. mảng sườn di động 25. không khí cặn 26. chênh áp lực 27. trung thất lắc lư 28. thứ phát 29. di lệch ngang 30. di lệch chồng II. BÀI TẬP 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống: 1. Thành ngực bị xuyên thủng vào ...................... dẫn đến tràn máu, tràn khí màng phổi. 2. Hậu quả của đảo ngược chiều hô hấp là ................................. 3. Hiện tượng trung thất lắc lư gây ....................................... ở bệnh nhân. 4. Càng thiếu oxy, bệnh nhân càng ................................. hai hội chứng .................................. và ................................ càng nặng hơn, rất dễ dẫn đến .................... 5. Với vết thương ngực hở, nguyên tắc cấp cứu là ................................. hoặc cố định ............................................. 2. Nối thông tin phù hợp giữa cột A và cột B A B Thƣơng tổn Hậu quả Thủng thành ngực Chảy rất nhiều máu Hô hấp đảo ngược Thoát vị hoành và nhiễm trùng khoang màng phổi Gãy, đứt xương sườn Tràn máu - tràn khí vào khoang màng phổi Trung thất lắc lư Thiếu oxy nghiêm trọng Vỡ cơ hoành bên trái Suy hô hấp nặng Tràn khí màng phổi Nhu mô phổi co rúm, đẩy trung thất sang bên đối diện Di động mảng sườn trước Rất dễ gây tử vong 9 3. Sắp xếp các từ ngữ sau thành câu hoàn chỉnh 1.vết thủng ngực hở /là/ tổn thương ngực /hai /nguy hiểm/ mảng sườn di động /. 2. không khí cặn/trong/ qua lại/ hô hấp đảo ngược/, /bị/ đẩy/ giữa bên lành /và/ bên tổn thương/theo nhịp thở. 3. /khi/do/ ngực/ bị/, áp lực âm tính/, trung thất/ bị/ sang bên lành / tổn thương/ thay đổi/ hút/. 4. dưới da /hiện tượng tràn khí dưới da/ có tổn thương/là do/ lá thành màng phổi/ không khí từ khoang màng phổi có thể chui ra /nằm/ khi/ rách /. 4. Bài nói: Miêu tả cơ chế hô hấp đảo ngược và trung thất lắc lư làm thiếu oxy 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO  TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ BIÊN SOẠN NỘI DUNG MÔN HỌC: + Nhan Trừng Sơn, Tai m i họng, NXB Y học + Nguyễn Vĩnh, Bệnh học tim mạch, NXB Y học + Nguyễn Thị Minh An, Nội khoa cơ sở tập 1, 2, NXB Y học + Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ mônSản khoa, Sản phụ khoa, NXB Y học + Bài giảng ung thư học-Y Hà Nội-diễn đàn xét nghiệm đa khoa https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/showthread.php?tid=1469 + Huyết học truyền máu – ĐH Huế hueuni.edu.vn/sdh/index.php?option=com_content&view...id... +Bệnh thần kinh – Bài giảng Y khoa baigiangykhoa.edu.vn/noi-khoa/benh-than-kinh/  TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỀ NGHỊ CHO HỌC VIÊN:  + Nhan Trừng Sơn, Tai m i họng, NXB Y học  + Nguyễn Vĩnh, Bệnh học tim mạch, NXB Y học  + Nguyễn Thị Minh An, Nội khoa cơ sở tập 1, 2, NXB Y học  + Trường Đại học Y Hà Nội, Bộ mônSản khoa, Sản phụ khoa, NXB Y học  + Bài giảng ung thư học-Y Hà Nội-diễn đàn xét nghiệm https://xetnghiemdakhoa.com/diendan/showthread.php?tid=1469  + Huyết học truyền máu – ĐH Huế hueuni.edu.vn/sdh/index.php?option=com_content&view...id...  +Bệnh thần kinh – Bài giảng Y khoa baigiangykhoa.edu.vn/noi-khoa/benh-than-kinh/ 46 đa khoa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan