Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiếng việt của trẻ em trong gia đình việt trung ở châu hồng hà (vân nam trung ...

Tài liệu Tiếng việt của trẻ em trong gia đình việt trung ở châu hồng hà (vân nam trung quốc)

.PDF
86
33
84

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT ********** HÀ NHIỆM DUNG (HE YAN RONG) TIẾNG VIỆT CỦA TRẺ EM LAI TRONG GIA ĐÌNH VIỆT – TRUNG Ở CHÂU HỒNG HÀ (VÂN NAM – TRUNG QUỐC) LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC HÀ NỘI - 2017 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VIỆT NAM HỌC VÀ TIẾNG VIỆT ********** HÀ NHIỆM DUNG ( HE YAN RONG ) TIẾNG VIỆT CỦA TRẺ EM LAI TRONG GIA ĐÌNH VIỆT – TRUNG Ở CHÂU HỒNG HÀ (VÂN NAM – TRUNG QUỐC) Chuyên ngành : Việt Nam học Mã số học viên : 15035456 (Trung Quốc) LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. BÙI DUY DƢƠNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: "Tiếng Việt của trẻ em lai trong gia đình Việt – Trung ở Châu Hồng Hà ( Vân Nam – Trung Quốc)" là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn và góp ý của TS. Bùi Duy Dƣơng. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Hà Nhiệm Dung LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Việt Nam học và tiếng Việt, phòng Đào tạo– trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Bùi Duy Dương, người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và tạo những điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến bạn bè, gia đình và các học viên đã cũng chia sẻ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Hà Nhiệm Dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 1 2. Ý nghĩa đề tài ........................................................................................................................ 2 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: .................................................................................................... 2 4. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................................ 4 5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................... 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 5 7. Kết cấu luận văn ................................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................... 7 1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................................. 7 1.1.1. Gia đình Việt – Trung ...................................................... 7 1.1.2. Tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai ...................................... 8 1.1.3 Lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ ............................................. 10 1.2 Lịch sử gia đình Việt-Trung .......................................................................................... 13 1.2.1 Quá trình hình thành gia đình Việt Trung trong lịch sử ..... 13 1.2.2.Quá trình hình thành gia đình Việt Trung trong giai đoạn hiện nay. 15 1.3 Thực trạng của gia đình Việt-Trung tại Trung Quốc ....................................................... 17 1.3.1 Bố mẹ trong gia đình Việt- Trung .................................... 17 1.3.2 Con cái trong gia đình Việt- Trung .................................. 20 1.3.3. Những vấn đề khó khăn của gia đình Việt Trung .............. 22 1.4. Tiểu kết........................................................................................................................ 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾNG VIỆT CỦA TRẺ EM LAI TRONG GIA ĐÌNH VIỆT TRUNG Ở CHÂU HỒNG HÀ ................................................................................................ 25 2.1 Đặc điểm chung của khu vực Châu Hồng Hà ................................................................ 25 2.1.1 Châu Hồng Hà ................................................................ 25 2.1.2 Huyện Hà Khẩu .............................................................. 26 2.1.3 Huyện Kim Bình ............................................................ 26 2.2 Một số gia đình con lai Việt- Trung tiêu biểu ................................................................. 27 2.3. Khảo sát thực trạng tiếng Việt của trẻ em lai trong gia đình Việt- Trung ở Châu Hồng Hà ...... 32 2.4 Tiểu kết ......................................................................................................................... 41 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾNG VIỆT CỦA TRẺ EM LAI TRONG GIA ĐÌNH VIỆT TRUNG Ở CHÂU HỒNG HÀ ............................................... 42 3.1 Những nhân tố tác dộng đến việc học tiếng Việt của trẻ em lai trong gia đình Việt Trung ở Châu Hồng Hà .................................................................................................................... 42 3.1.1 Môi trƣờng ngôn ngữ ...................................................... 42 3.1.2 Nhân tố cá nhân và thói quen cuộc sống hàng ngày ........... 48 3.1.3 Chính sách giáo dục của nhà nƣớc ................................... 50 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếng Việt của trẻ em lai trong gia đình Việt Trung ở Châu Hồng Hà ....................................................................................................... 51 3.2.1 Về mặt gia đình .............................................................. 51 3.2.2 Về mặt xã hội - cộng đồng ............................................. 55 3.2.3 Về chính sách giáo dục của chính phủ hai nƣớc ................ 61 3.2.4.Về tính cộng đồng của những gia đình đa văn hóa ............ 63 3.2.5. Về quan hệ hữu nghị Việt - Trung ................................... 64 3.4. Tiểu kết......................................................................................................................... 66 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 70 PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 73 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1 – Khả năng ngôn ngữ của các trẻ em lai trong gia đình Việt- Trung ở Châu Hồng Hà ................................................................... 33 Biểu đồ 2.2 – Trình độ tiếng Việt của các trẻ em lai trong gia đình Việt- Trung ở Châu Hồng Hà ................................................................... 34 Bảng 2.3 – Tình hình hai ngôn ngữ của các trẻ em lai trong gia đình ....... 37 Bảng 2.4 – Quan hệ việc học tiếng Việt trong gia đình và trung tâm ở Châu Hồng Hà ................................................................................................... 40 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng, quan hệ ngoại giao, kinh tế và giao lƣu văn hóa giữa hai nƣớc đã đƣợc hình thành rất lâu. Trên lĩnh vực kinh tế, các nhà đầu tƣ, kinh doanh Trung Quốc đi vào thị trƣờng Việt Nam rất sớm, đồng thời Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành nhà đầu tƣ và là đối tác thƣơng mại hàng đầu của Việt Nam. Về mặt văn hóa xã hội, quan hệ trao đổi hợp tác giữa hai nƣớc trên các lĩnh vực văn hóa – giáo dục, khoa học kỹ thuật cũng phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, mang lại những hiệu quả thiết thực. Trên thực tế, đi cùng với những thành tựu trong quan hệ giữa hai nƣớc là không ít những vấn đề xã hội nảy sinh và ngày càng trở thành những điểm nóng thu hút sự quan tâm của dƣ luận Việt Nam, Trung Quốc. Trong đó, thiết nghĩ vấn đề cấp thiết hơn cả và cần sự quan tâm nhiều hơn từ chính phủ và xã hội hai đất nƣớc chính là vấn đề hôn nhân quốc tế giữa ngƣời Việt Nam và ngƣời Trung Quốc. Hiện nay, do sự giao lƣu kinh tế thƣơng mại phát triển giữa hai nƣớc, gia đình Việt- Trung càng ngày càng nhiều.Từ đó, những vấn đề về gia đình Việt – Trung nảy sinh ngày càng nhiều trong các mặt nhƣcuộc sống, ngôn ngữ, văn hóa v.v… của các gia đình Việt Trung nhƣ thế nào… Ở Việt Nam và Trung Quốc,nhiều nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này, về cuộc sống và hôn nhân quốc tế giữa hai nƣớc.Tuy nhiên, các nghiên cứu về trẻ em lai (thế hệ thứ 2) trong các gia đình Việt- Trung vẫn còn là một khoảng trống cần đƣợc quan tâm.Trong đó, ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng nhất trong gia đình quốc tế, nó có thể giúp văn hóa tƣ tƣởng đƣợc truyền tải và gìn giữ.Cho nên nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ em lai trong gia đình Việt Trung là cần thiết và có giá trị. Ở Trung Quốc, châu tự trị dân tộc Hà Nì- Di Hồng Hà, là một châu tự trị tỉnh Vân Nam -Trung Quốc. Châu Hồng Hà có 4 thành phố, 6 huyện và 3 huyện tự trị, có các dân tộc nhƣ Hà Nì, Di, Hán, Dao, Mông v.v, với dân số 4.130.463 ngƣời. Các dân tộc thiểu số chiếm 55,69%, trong đó riêng dân tộc Di chiếm 1 23,57%, dân tộc Hà Nì 16,6%. Châu Hồng Hà có biên giới giáp với Việt Nam, trong đó huyện Hà Khẩu - Trung Quốc giáp với tỉnh Lào Cai - Việt Nam, huyện Kim Bình - Trung Quốc giáp với tỉnh Lai Châu - Việt Nam.Do vị trí địa lý tiếp giáp với Việt Nam, nên hai huyện Hà Khẩu và Kim Bình có sự giao lƣu phát triển kinh tế, văn hóa và hợp tác ngày càng mạnh mẽ ở cửa khẩu Việt - Trung. Từ đó cũng hình thành tại đây nhiều gia đình Việt - Trung, với số lƣợng không nhỏ trẻ em là con lai đang sinh sống học tập tại Hà Khẩu và Kim Bình. Đó chính là lý do chúng tôi chọn đề tài “Tiếng Việt của trẻ em lai trong gia đình Việt – Trung ở Châu Hồng Hà (Vân Nam – Trung Quốc)” làm đề tài nghiên cứu. Qua đó, chúng ta có thể hình dung phần nào bức tranh hiện trạng cuộc sống của những gia đình đa văn hóa Việt Trung nói chung và thực trạng tiếng Việt hiện nay của những trẻ em lai Việt - Trung sống tại Châu Hồng Hà, Vân Nam, Trung Quốc nói riêng. 2. Ý nghĩa đề tài Đề tài “Tiếng Việt của trẻ em lai trong gia đình Việt – Trung ở Châu Hồng Hà (Vân Nam – Trung Quốc)” là một đề tài có ý nghĩa.Trong tình hình hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề gia đình đa văn hóa đang đƣợc quan tâm, trong đó có vấn đề về trẻ em lai. Bên cạnh những vấn đề lí luận về gia đình đa văn hóa, về trẻ em lai, đề tài này còn tập trung hƣớng đến ý nghĩa thực tiễn.Việc miêu tả đƣợc một cách chân thực thực trạng cũng nhƣ năng lực tiếng Việt của các trẻ em lai trong gia đình Việt Trung là rất cần thiết. Từ đó, chúng ta có thể đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tiếng Việt cho các trẻ em lai trong gia đình Việt Trung, trƣớc hết tại các tỉnh biên giới Việt Trung nhƣ Châu Hồng Hà. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Quá trình kinh tế hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay đã giúp cho Việt Nam có những bƣớc chuyển biến rõ rệt về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống con ngƣời… Một trong những vấn đề không còn mới mẻ đối với đời sống xã hội con ngƣời nhƣng đối với lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu thì đang còn là một vấn đề 2 khá hấp dẫn và mới lạ, đó chính là vấn đề hôn nhân quốc tế của các cô gái, chàng trai Việt Nam với những ngƣời bạn đời ngoại quốc. Đặc biệt phải nhắc đến là việc kết hôn quốc tế của các cô gái Việt Nam với các chàng trai Hàn Quốc, Trung Quốc thu hút sự chú ý mạnh mẽ của xã hội trong những năm gần đây. Vấn đề gia đình đa văn hóa đang ngày càng đƣợc giới nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về gia đình đa văn hóa nhƣ: “Phụ nữ Việt Nam kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài” của hai tác giả Lê Thị Nhâm Tuyết, Phạm Thị Minh Hằng; hay “Hiện tƣợng lấy chồng Hàn Quốc ở phụ nữ Việt Nam: thực trạng và một vài suy nghĩ” của Trần Văn Phƣơng; hay “Giáo dục con cái trong gia đình đa văn hóa Hàn – Việt tại Việt Nam” của tác giả Kim Kyung Hee... Ngoài ra, còn có rất nhiều các hội thảo trong nƣớc và quốc tế hiện nay chú ý đến vấn đề thời sự này nhƣ hội thảo “Gia đình đa văn hoá Việt Nam – Đài Loan” do Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức ngày 18/12/2013 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học Việt Nam và Đài Loan hay hội thảo quốc tế “Đa văn hóa ở Hàn Quốc và những đóng góp của ASEAN” tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hồ Chí Minh tổ chức tháng 5/2014…Các vấn đề hội thảo thƣờng phản ánh thực trạng kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam và đàn ông nƣớc ngoài trong những năm qua và đi sâu phân tích những thách thức và khó khăn mà các gia đình đa văn hoá, đặc biệt những hệ quả về mặt văn hoá, xã hội đối với cộng đồng địa phƣơng…Nhiều vấn đề cụ thể đã đƣợc đặt ra trong các thảo luận: Hạn chế về ngôn ngữ và học vấn khiến phụ nữ Việt Nam tại nƣớc ngoài gặp khó khăn gì trong nuôi dậy con cái? khó khăn về kinh tế, bất đồng ngôn ngữ, văn hoá, lối sống dẫn tới những khác biệt về tâm sinh lí ảnh hƣởng thế nào đến gia đình đa văn hóa?... Tuy nhiên, còn một khía cạnh quan trọng nữa trong vấn đề gia đình đa văn hóa chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.Đó chính là vấn đề trẻ em lai trong các gia đình đa văn hóa. Trẻ em là con của các cặp vợ chồng đa văn hóa đó có gặp khó khăn gì trong cuộc sống không? Các em có đƣợc học hai ngôn ngữ của bố và mẹ không? Các em có bị phân biệt đối xử trong cộng động không?...Nhiều câu hỏi về thực trạng của trẻ em lai trong các gia đình đa văn hóa đang đƣợc đặt ra và 3 cần các nhà nghiên cứu quan tâm giải quyết. Gần đây, nhiều dự án hỗ trợ cho trẻ em lai đã bƣớc đầu đƣợc thực hiện nhƣ chính phủ Hàn Quốc có chƣơng trình “Hỗ trợ trẻ em thuộc gia đình đa văn hóa về thăm quê ngoại” triển khai trong năm 2016 hay chính phủ Đài Loan coi tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 2 đƣợc giảng dạy trong các bậc học của hệ thống giáo dục… Hiện nay vấn đề này tại Trung Quốc,những tài liệu liên quan đến gia đình đa văn hóa cũng thƣờng tập trung vào những mặt nhƣ: hôn nhân quốc tế, gia đình Việt Trung, phong trào cô dâu Việt Nam, so sánh văn hóa Việt Trung có ảnh hƣởng đến gia đình đa văn hóa nhƣ thế nào…Nhƣng chƣa có tài liệu nào nghiên cứu cụ thể đến vấn đề ngôn ngữ tiếng Việt của trẻ em lai trong các gia đình Việt Trung sống tại Trung Quốc. Vì vậy, những đề tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề trẻ em lai Việt - Trung còn rất mới mẻ, trong đó hƣớng nghiên cứu tiếng Việt của trẻ em lai trong gia đình Việt Trung là rất cần thiết và có giá trị. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các trẻ em trong gia đình đa văn hóa Việt-Trung hiện nay. Theo thông lệ quốc tế, trẻ em đƣợc hiểu là những đứa trẻ chƣa tới tuổi trƣởng thành. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi tập trung nghiên cứu trẻ em từ độ tuổi 6 đến 16 tuổi. Trẻ em trong độ tuổi trên đã có sự nhận thức và năng lực nhất định về ngôn ngữ. Các em đã có thể biết đến các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong ngôn ngữ. Đồng thời, với độ tuổi này, chúng tôi sẽ thuận lợi hơn trong việc phỏng vấn và điều tra bảng hỏi. 5. Phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc khảo sát trong phạm vi Châu Hồng Hà tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Đây là tỉnh vùng biên với Việt Nam, cụ thể là hai huyện biên giới làhuyện Hà Khẩu và huyện Kim Bình.Chúng tôi tập trung tìm hiểu các gia đình đa văn hóa Việt Trung ở hai huyện trên. Đồng thời, chúng tôi tiến hành điều tra điền dã khoảng 100 gia đình đa văn hóa Việt Trung tại 2 huyện, trong đó có phỏng vấn sâu, phỏng vấn trƣờng hợp với 20 gia đình Việt Trung cụ thể. 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu mang tính liên ngành tập trung vào một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu của ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lý học và văn hóa học. - Phƣơng pháp nghiên cứu tƣ liệu: tham khảo tƣ liệu nghiên cứu lịch sử có liên quan của Trung Quốc và Việt Nam, để có những lý thuyết cơ sở khoa học, vững chắc. - Phƣơng pháp điều tra: chủ yếu là hình thức phỏng vấn, làm bảng hỏi. Tìm đến các đối tƣợng phỏng vấn trực tiếp và làm bảng hỏi, để lấy đƣợc dữ liệu cụ thể hơn và trực quan hơn. - Phƣơng pháp quan sát: Trong quá trình phỏng vấn, tùy theo tình hình của từng gia đình sử dụng phƣơng pháp quan sát để lấy đƣợc những thông tin mới lạ. - Phƣơng pháp thống kê: Trên cơ sở của việc điều tra, thống kể lại các bảng hỏi và bài kiểm tra, tổng hợp ra những vấn đề mới để nghiên cứu. - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: phân tích nguyên nhân, đƣa ra kết luận. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận. Chƣơng này nghiên cứu những vấn đề về lịch sử gia đình Việt Trung từ thời cổ đại cho đến thời hiện đại, Ngoài ra, bƣớc đầu nêu ra thực trạng của các gia đình đa văn hóa Việt Trung, trong đó có thực trạng của bố mẹ và thực trạng của con cái. Chƣơng này cũng đƣa ra một số khái niệm quan trọng đƣợc sử dụng trong luận văn nhƣ gia đình Việt Trung, tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai hay lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ… - Chƣơng 2: Thực trạng tiếng Việt của trẻ em trong gia đình Việt Trung ở Châu Hồng Hà. Chƣơng này giới thiệu khái quát về khu vực châu Hồng Hà.Sau đó, khảo sát một số gia đình đa văn hóa Việt Trung. Cụ thể hơn là thực trạng tiếng Việt của trẻ em lai trong gia đình Việt Trung tại hai huyện Hà Khẩu và Kim Bình. 5 - Chƣơng 3: Những nhân tố tác động đến việc học tiếng Việt của trẻ em lai và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếng Việt của trẻ em lai trong gia đình Việt Trung ở Châu Hồng Hà. Chƣơng này phân tích những nhân tố tác động đến năng lực tiếng Việt của trẻ em lai trong gia đình Việt Trung ở Châu Hồng Hà trên các khía cạnh nhƣ môi trƣờng ngôn ngữ, nhân tố cá nhân và thói quen cuộc sống hàng ngày cũng nhƣ chính sách giáo dục của nhà nƣớc. Từ đó, luận văn đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếng Việt của trẻ em lai trong gia đình Việt Trung ở Châu Hồng Hà. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Gia đình Việt – Trung * Khái niệm gia đình Với tƣ cách là một hình thức cộng đồng tổ chức đời sống xã hội. Gia đình đƣợc hình thành từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Xuất phát từ nhu cầu bảo tồn và duy trì nòi giống, từ sự cần thiết phải dựa vào nhau để sinh tồn, các hình thức quần tụ giữa nam và nữ giới, những hình thức cộng đồng tổ chức đời sống gia đình đã xuất hiện. Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều hình thức gia đình nhƣ: Gia đình đối ngẫu, gia đình hôn nhân từng cặp, gia đình một vợ một chồng... Gia đình là một cộng đồng ngƣời sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dƣỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.Thực tế, gia đình có những ảnh hƣởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội. Hôn nhân và quan hệ hôn nhân là một quan hệ cơ bản của sự hình thành, tồn tại và phát triển gia đình.Huyết thống, quan hệ huyết thống là quan hệ cơ bản, đặc trƣng của gia đình.Quan hệ nuôi dƣỡng giữa các thành viên và các thế hệ thành viên trong gia đình. * Khái niệm gia đình đa văn hóa Theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 của Việt Nam [12]: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là ngƣời nƣớc ngoài, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhƣng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nƣớc ngoài, phát sinh tại nƣớc ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nƣớc ngoài”. 7 Nhƣ vậy, theo các quy định trên, các gia đình có yếu tố nƣớc ngoài khi có một trong những dấu hiệu sau: - Chủ thể trong gia đình là ngƣời nƣớc ngoài. - Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình xảy ra ở nƣớc ngoài. - Tài sản liên quan đến gia đình ở nƣớc ngoài - Nơi cƣ trú của các bên đƣơng sự tham gia vào gia đình ở nƣớc ngoài. * Khái niệm gia đình Việt – Trung Gia đình Việt- Trung cũng là một loại gia đình có yếu tố nƣớc ngoài, chủ thể trong gia đình là ngƣời Trung Quốc và ngƣời Việt Nam.Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân và gia đình xảy ra giữa ngƣời Việt Nam và ngƣời Trung Quốc.Tài sản liên quan đến gia đình Việt- Trung.Nơi cƣ trú của hai bên đƣơng sự tham gia vào gia đình Việt- Trung. 1.1.2. Tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai * Khái niệm tiếng mẹ đẻ Theo Nguyễn Thiện Giáp [5], ngôn ngữ đầu tiên (hay tiếng mẹ đẻ) là một ngôn ngữ mà ngƣời ta đƣợc thừa hƣởng trong thời thơ ấu, và có thể không đƣợc giảng dạy chính thức trong trƣờng học. Đặc trƣng của ngƣời nói tiếng mẹ đẻ của một ngôn ngữ là trực giác về những gì họ có trong ngôn ngữ của họ mà những ngƣời khác không thể nói đƣợc tiếng mẹ đẻ. Khả năng của một ngôn ngữ không đƣợc giáo dục chính thức ở trình độ cao sẽ giảm đi giống nhƣ là một ngƣời trở nên già nua.Trong ngôn ngữ học hiện đại, sự khởi đầu của tuổi dậy thì thƣờng đƣợc coi là kết thúc giai đoạn đƣợc gọi là quan trọng, trong đó sự tiếp nhận tiếng mẹ đẻ là có thể đƣợc. * Khái niệm ngôn ngữ thứ hai Theo Nguyễn Quốc Hƣng [4], một ngôn ngữ không đƣợc xem nhƣ tiếng mẹ đẻ, thông thƣờng đƣợc gọi là ngôn ngữ thứ hai. Ngôn ngữ thứ hai (second language) là ngôn ngữ đƣợc dạy ngay trong môi trƣờng ngôn ngữ ấy, mà ở bên 8 ngoài học sinh vẫn có thật nhiều cơ hội nghe, thấy và vận dụng những gì mình đã học.Trong thời thơ ấu, nếu có sự tiếp xúc đầy đủ, ngƣời ta có thể nói đƣợc phần lớn tiếng mẹ đẻ.Song ngữ và đa ngôn ngữ nằm trong phần lớn các tiêu chuẩn của thế giới. Ở các nƣớc phƣơng Tây có xu hƣớng thay thế ngôn ngữ khác nhau của dân chúng ở các khu vực địa phƣơng, thành một thứ tiếng duy nhất, đó là ngôn ngữ theo tiêu chuẩn quốc gia. Việc tiếp nhận của ngôn ngữ thứ hai thƣờng là khó khăn hơn tiếng mẹ đẻ và để duy trì kiến thức của họ, cần thiết phải tiếp tục sử dụng thƣờng xuyên. Theo các nhà ngôn ngữ học, đó là truyền thống: tiếng mẹ đẻ đƣợc thừa hƣởng, ngôn ngữ thứ hai đƣợc học tập để nói chuyện. Đặc biệt trong ngôn ngữ thứ hai những gì có liên quan đến kiến thức hiểu biết thụ động của tiếng mẹ đẻ, thì sự hiểu biết đó thƣờng đƣợc tốt hơn so với những kiến thức tích cực, việc sử dụng ngôn ngữ riêng của mình. Ngay cả đối với một ngƣời có thể dễ dàng nói ngôn ngữ thứ hai một cách hoàn hảo cũng phải thƣờng lƣu ý rằng đó không phải là tiếng mẹ đẻ của ngƣời nói vì giọng lạ. Mức độ phát triển tiếng mẹ đẻ của trẻ em là yếu tố dự báo chắc chắn về khả năng phát triển ngôn ngữ thứ hai của chúng. Trẻ em đi học với nền tảng tiếng mẹ đẻ vững chắc sẽ phát triển khả năng đọc viết tốt hơn trong ngôn ngữ ở trƣờng học. khi cha mẹ và ngƣời chăm sóc khác dành thời gian cho con cái và kể chuyện hoặc chia sẻ các vấn đề với trẻ để phát triển từ vựng và các khái niệm bằng tiếng mẹ đẻ, thì trẻ em tới trƣờng với hành trang vững vàng để học ngôn ngữ trong trƣờng và đạt đƣợc kết quả tốt. Kiến thức và các kỹ năng của trẻ chuyển ngôn ngữ mẹ đẻ chúng đƣợc học ở nhà thành ngôn ngữ trong trƣờng.Từ quan điểm về sự phát triển các khái niệm, các kỹ năng tƣ duy của trẻ, hai ngôn ngữ có mối quan hệ với nhau. Việc chuyển giao ngôn ngữ có thể theo hai chiều: khi tiếng mẹ đẻ đƣợc dạy trong trƣờng và phát triển tại nhà, thì những khái niệm, các kỹ năng ngôn ngữ và đọc viết mà trẻ học đƣợc trong ngôn ngữ chiếm tỷ lệ cao có thể chuyển sang ngôn ngữ ở nhà. Tóm lại, cả hai ngôn ngữ hỗ trợ nhau khi môi trƣờng giáo dục và gia đình cho phép trẻ em tiếp xúc với cả hai ngôn ngữ. 9 1.1.3 Lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ Thụ đắc ngôn ngữ là một thuật ngữ của tâm lí học và ngôn ngữ học.Thụ đắc ngôn ngữ đƣợc hiểu là quá trình mà đứa trẻ chiếm lĩnh, nắm bắt ngôn ngữ để giao tiếp. Đó chính là quá trình hiểu và sử dụng ngôn ngữ. Diễn giải đơn giản hơn thì có thể hiểu thụ đắc ngôn ngữ là quá trình học ngôn ngữ một cách tự nhiên. Thụ đắc ngôn ngữ cũng có thể đƣợc xem là một đặc trƣng riêng vốn có của loài ngƣời. Theo Huỳnh Thị Bích Vân [8], vào những năm 1970, lý thuyết thụ đắc ngôn ngữ của Krashen cho rằng con ngƣời có khả năng học ngôn ngữ bẩm sinh và không có khác biệt đáng kể nào giữa cách chúng ta học tiếng mẹ đẻ và cách chúng ta học ngoại ngữ. Cách học ngoại ngữ hiệu quả theo Krashen có thể đƣợc tóm tắt nhƣ sau: Chúng ta phát triển năng lực ngôn ngữ (mẹ đẻ hay ngoại ngữ) thông qua quá trình thụ đắc trực tiếp, không phải từ việc học thuộc danh sách từ vựng, quy tắc văn phạm hay làm bài tập. Hiệu quả thụ đắc trực tiếp diễn ra khi ta có thể hiểu đƣợc nội dung mà ta tiếp nhận trong trạng thái tinh thần thoải mái. Để kết quả thụ đắc trực tiếp biến thành năng lực ngôn ngữ thì quá trình tích lũy phải dài và nội dung tiếp nhận phải đa dạng và đủ nhiều. Mô hình thụ đắc ngôn ngữ : * Chúng ta phát triển năng lực ngoại ngữ bằng cách tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ chứ không phải bằng cách học kiến thức về ngoại ngữ đó. Giả thiết Thụ đắc trực tiếp/Học gián tiếp của Krashen phân biệt hai loại hoạt động học ngoại ngữ hoàn toàn khác nhau: thụ đắc trực tiếp (acquisition) và học gián tiếp (learning). Thụ đắc trực tiếp (acquisition) hay tích lũy tự nhiên là hoạt 10 động vô thức, diễn ra khi ta tiếp xúc trực tiếp với ngoại ngữ nhằm mục đích truyền thông, tƣơng tự nhƣ quá trình trẻ em học tiếng mẹ đẻ. Học gián tiếp (learning) là hoạt động có ý thức, diễn ra khi ta học thuộc các kiến thức về ngoại ngữ nhƣ danh sách từ vựng, quy tắc văn phạm, chú ý khi sử dụng v.v. Thụ đắc trực tiếp đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành khả năng ngoại ngữ gần nhƣ toàn diện của chúng ta và là nhân tố duy nhất tạo nên sự lƣu loát (fluency). Học gián tiếp không thể thay thế đƣợc thụ đắc trực tiếp và chúng ta không bao giờ đạt đƣợc sự lƣu loát nếu chỉ học gián tiếp.Học gián tiếp chỉ có tác dụng giúp cải thiện tính chính xác (accuracy) bằng cách kiểm soát và sửa lỗi đầu ra tức thời bên trong trƣớc khi diễn đạt ra bên ngoài. Tuy nhiên Mô hình Kiểm soát này chỉ diễn ra khi hội đủ 3 điều kiện:  Ngƣời học phải nhớ rõ quy tắc sẽ áp dụng  Ngƣời học phải tập trung vào hình thức diễn đạt (song song với việc tập trung vào ý nghĩa)  Ngƣời học phải có thời gian để điều chỉnh Hình thức học gián tiếp, do vậy chỉ thích hợp để áp dụng cho những nội dung chƣa đƣợc chúng ta thụ đắc trực tiếp, những nội dung tƣơng đối rõ ràng về lô-gic và trong những trƣờng hợp chúng ta có thời gian để chuẩn bị (ví dụ nhƣ viết). Ngoài ra, chúng ta thụ đắc văn phạm theo một trình tự tự nhiên nhất định (Giả thiết Trình tự tự nhiên) đƣợc quyết định bởi khả năng ngôn ngữ bẩm sinh và trình độ ngôn ngữ thứ nhất. Vấn đề ở đây là rất khó xác định trình tự tự nhiên cụ thể đó là gì, đấy là chƣa kể sự khác biệt giữa trình tự tự nhiên của mỗi ngƣời. Do đó, việc học theo một giáo trình chung đƣợc xây dựng sẵn là không hiệu quả vì chúng ta sẽ không thụ đắc đƣợc nếu giáo trình đó không khớp với trình tự thụ đắc tự nhiên của chúng ta. * Chúng ta thụ đắc trực tiếp bằng cách hiểu nội dung thông điệp đƣợc chuyển tải trong trạng thái tâm lý thoải mái. Chúng ta tích lũy ngôn ngữ thành công khi chúng ta hiểu đƣợc nội dung có trình độ khó hơn một chút (trình độ i +1) so với trình độ hiện tại của chúng ta 11 (trình độ i).Việc hiểu này sẽ đƣợc hỗ trợ bởi các yếu tố bên ngoài nhƣ hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ cơ thể, giải thích của giáo viên v.v. Để đạt đƣợc i +1 , cách tốt nhất là xem/nghe/đọc thật nhiều nội dung bản ngữ và tập trung vào việc hiểu nghĩa của chúng. Khi làm vậy đủ nhiều, chúng ta sẽ tự động đƣợc tiếp xúc với nội dung i +1 và tích lũy đƣợc ngôn ngữ ở trình độ i +1. Cũng bằng cách đó, các chức năng nói và viết sẽ tự động đƣợc hình thành mà không cần đƣợc dạy, dù rằng chúng xuất hiện rất lâu sau khi các kỹ năng nghe và đọc đã hình thành. * Krashen cho rằng nội dung đầu vào tối ƣu khi có các đặc tính sau:  Có thể hiểu đƣợc: Đây là đặc điểm cơ bản và cần thiết nhất vì nếu chúng ta không hiểu đƣợc nội dung thì đối với chúng ta lời nói chỉ là tiếng ồn và chữ viết chỉ là ký tự vô nghĩa. Chúng ta sẽ không thụ đắc đƣợc gì hết cho dù có nghe/đọc bao nhiêu đi nữa.  Gây hứng thú: Nội dung tốt là nội dung làm cho chúng ta tập trung vào ý nghĩa mà nó chuyển tải thay vì đặc điểm hình thức của nó. Nội dung lý tƣởng là nội dung khiến chúng ta hoàn toàn tập trung vào việc hiểu nghĩa đến mức “quên” rằng mình đang nghe/đọc tiếng nƣớc ngoài.  Không có trình tự văn phạm cụ thể: Nhƣ đã giải thích trong Giả thiết Trình tự tự nhiên ở trên, nội dung đƣợc thiết kế theo một trình tự nhất định là không cần thiết, đặc biệt trong điều kiện tập thể.  Lƣợng đủ lớn: Đây là đặc điểm rất quan trọng vì quá trình tích lũy tự nhiên phải diễn ra đủ lâu thì mới phát huy hiệu quả. Để i+1 xuất hiện, nội dung đầu vào phải nhiều và đa dạng. Bên cạnh đó, trạng thái tâm lý lúc tiếp xúc với ngôn ngữ cũng có ảnh hƣởng quan trọng đến hiệu quả tích lũy (Giả thiết Bộ lọc cảm xúc).Nếu bị các yếu tố tâm lý cản trở, ngôn ngữ sẽ không thể đến đƣợc cơ quan tiếp nhận ngôn ngữ (Language Acquisition Device – LAD) trong não (xem sơ đồ bên trên) ngay cả khi ta hiểu đƣợc ý nghĩa của chúng. Cụ thể, các trạng thái sau sẽ quyết định mức độ tiếp nhận ngôn ngữ của chúng ta:  Động lực: ngƣời có động lực tìm hiểu cao hơn thƣờng sẽ tiếp nhận tốt hơn 12  Tự tin: ngƣời tự tin vào khả năng của bản thân thƣờng sẽ tiếp nhận tốt hơn.  Lo sợ: mức độ lo sợ (của cá nhân hoặc tập thể) càng thấp thì tiếp nhận càng tốt Nhƣ vậy, qua lý thuyết thụ đặc ngôn ngữ của Krashen, chúng ta phần nào thấy đƣợc quá trình cũng nhƣ những nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến quá trình thụ đặc tiếng Việt của trẻ em lai trong gia đình Việt Trung. 1.2 Lịch sử gia đình Việt-Trung Hôn nhân là hiện tƣợng xã hội, gia đình là sự hình thành của hôn nhân, nó xuất hiện rất sớm từ khi hình thành xã hội loài ngƣời. Gia đình không chỉ thuần túy là sự kết hợp giới tính mà còn qua hôn nhân, thể hiện những sắc thái văn hóa của một tộc ngƣời. Sự đa dạng thành phần tộc ngƣời trong một quốc gia dẫn đến sự đa dạng về hình thức và nghi lễ có liên quan đến hôn nhân. Việt Nam và Trung Quốc đều là quốc gia đa tộc ngƣời. Các nhà khoa học ở Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều công trình nghiên cứu về gia đình của các tộc ngƣời sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu viết riêng rẽ về gia đình xuyên quốc gia. Trong luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam năm 2000 [12] có ghi “Gia đình đa văn hóa là gia đình có yếu tố nƣớc ngoài đƣợc xác định là: quan hệ gia đình giữa công dân Việt Nam và ngƣời nƣớc ngoài”, trong trƣờng hợp cụ thể đƣợc nghiên cứu ở đây là gia đình Việt -Trung. Gia đình xuyên quốc gia xét trên bình diện thế giới và ngay cả ở Việt Nam và Trung Quốc, không phải là một hiện tƣợng mới. Nó xuất hiện rất sớm từ quá trình di dân trên thế giới cách nay hàng chục ngàn năm, làm cho tình trạng sống xen kẽ giữa các thành viên của các tộc ngƣời tăng lên, dẫn đến sự giao lƣu văn hóa tộc ngƣời và cũng dẫn đến hôn nhân dị tộc còn gọi là hôn nhân dị chủng, hôn nhân ngoại tộc. 1.2.1 Quá trình hình thành gia đình Việt Trung trong lịch sử Trong lịch sử Việt Nam, cũng đã từng xảy ra những cuộc hôn nhân có yếu tố nƣớc ngoài nhƣ những trƣờng hợp công chúa Huyền Trân đƣợc gả cho Vua 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan