Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thương cảng hội an, nước mặn qua tư liệu khảo cổ học...

Tài liệu Thương cảng hội an, nước mặn qua tư liệu khảo cổ học

.PDF
282
402
106

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI VĂN HIẾU THƯƠNG CẢNG HỘI AN, NƯỚC MẶN QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC Hà Nội – 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI VĂN HIẾU THƯƠNG CẢNG HỘI AN, NƯỚC MẶN QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC Ngành: KHẢO CỔ HỌC Mã số: 9 22 90 17 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. TỐNG TRUNG TÍN 2. TS. LÊ THỊ LIÊN Hà Nội – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình tổng hợp và nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những ý kiến khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày……..tháng 7 năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN ÁN MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁCCHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ,BẢN VẼ, BẢN DẬP VÀ BẢN ẢNH MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.................................................................... 4 3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án.....................................................................4 3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án ........................................................................6 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án.......................................... 7 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ................................................................................ 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................................................. 8 7. Kết cấu của luận án................................................................................................................... 8 CHƯƠNG1................................................................................................................................................................................................................9 TỔNG QUAN TƯ LIỆU.................................................................................................................................................................................9 1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI .............................................. 9 1.1.1 Hội An ............................................................................................................9 1.1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội ................................................9 1.1.1.2 Diễn trình phát triển vùng đất Hội An trong lịch sử ..............................14 1.1.2 Nước Mặn .....................................................................................................19 1.1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội ..............................................19 1.1.2.2 Diễn trình phát triển vùng đất Nước Mặn trong lịch sử ........................21 1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................. 25 1.2.1 Cảng, Thương cảng ......................................................................................25 1.2.2 Phố cảng .......................................................................................................28 1.2.3 Cảng thị và Cảng - Thị .................................................................................29 1.2.4 Bến tàu\thuyền ..............................................................................................30 1.3 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 32 1.3.1 Hội An, Nước Mặn qua thư tịch cổ ..............................................................32 1.3.1.1 Hội An....................................................................................................32 1.3.1.2 Nước Mặn ..............................................................................................35 1.3.2 Lịch sử nghiên cứu khảo cổ học thương cảng Hội An, Nước Mặn..............36 1.3.2.1 Hội An....................................................................................................36 1.3.2.2 Nước Mặn ..............................................................................................46 1.3.3 Hội An, Nước Mặn qua những nghiên cứu khác .........................................47 1.3.3.1 Hội An....................................................................................................47 1.3.3.2 Nước Mặn ..............................................................................................49 1.4 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ..................................................................................................... 52 CHƯƠNG2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ DI TÍCH, DIVẬT Ở HỘI AN VÀ NƯỚC MẶN.................54 2.1. HỘI AN .................................................................................................................................. 54 2.1.1 Di tích ...........................................................................................................54 2.1.1.1 Dấu vết móng tường ..............................................................................54 2.1.1.2 Dấu vết nền móng, nền sân/nhà .............................................................55 2.1.1.3 Dấu vết nền đường .................................................................................55 2.1.1.4 Dấu vết khối gạch xây ...........................................................................56 2.1.1.5 Dấu vết cống thoát nước ........................................................................56 2.1.1.6 Dấu vết kiến trúc gỗ ...............................................................................56 2.1.1.7 Một số loại hình di tích khác .................................................................57 2.1.2 Di vật ............................................................................................................66 2.1.2.1 Vật liệu kiến trúc ...................................................................................66 2.1.2.2 Đồ đất nung ............................................................................................67 2.1.2.3 Đồ gốm men ..........................................................................................67 2.1.2.4 Đồ sành ..................................................................................................74 2.1.2.5 Đồ kim loại ............................................................................................80 2.2 NƯỚC MẶN .......................................................................................................................... 83 2.2.1 Di tích ...........................................................................................................83 2.2.1.1 Dấu vết kiến trúc ....................................................................................83 2.2.1.2 Dấu vết bếp ............................................................................................84 2.2.1.3 Một số loại hình di tích khác………………………………………….86 2.2.2 Di vật ............................................................................................................88 2.2.2.1 Vật liệu kiến trúc ...................................................................................88 2.2.2.2 Đồ đất nung ............................................................................................89 2.2.2.3 Đồ gốm men ..........................................................................................92 2.2.2.4 Đồ sành ................................................................................................101 2.2.2.5 Đồ kim loại ..........................................................................................106 2.3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................... 107 CHƯƠNG3: NHẬN THỨC HỘI AN, NƯỚC MẶN QUA TƯ LIỆU KHẢO CỔ HỌC.................109 3.1 NHỮNG BẾN THUYỀN CỦA THƯƠNG CẢNG HỘI AN VÀ NƯỚC MẶN . 109 3.1.1 Hội An ........................................................................................................109 3.1.2 Nước Mặn ...................................................................................................116 3.2 HỘI AN, NƯỚC MẶN TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ RỘNG HƠN ......... 117 3.2.1 Mối quan hệ trong nước .............................................................................117 3.2.1.1 Với thương cảng Thanh Hà .................................................................118 3.2.1.2 Với khu lò gốm Mỹ Xuyên ..................................................................121 3.2.1.3 Với các khu vực khác ..........................................................................123 3.2.2 Mối quan hệ quốc tế ...................................................................................126 3.2.2.1 Với Trung Quốc ...................................................................................126 3.2.2.2 Với Nhật Bản .......................................................................................129 3.2.2.3 Với các vùng, khu vực khác ................................................................134 3.3 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................................... 136 KẾT LUẬN...........................................................................................................................................................................................................139 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN144 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................................................145 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT a Ảnh B Bảng Ba Bản ảnh Bd Bản dập Bđ Bản đồ Bv Bản vẽ GS Giáo sư h Hình H Hố HA Hội An HTS Hố thám sát NM Nước Mặn Nxb Nhà xuất bản PL Phụ lục PTCS Phổ thông cơ sở PTTH Phổ thông trung học Sđ Sơ đồ SCN Sau Công Nguyên TCN Trước Công Nguyên tr. Trang UTM Universal Trasverse Mercator 06 2006 16 2016 DANH MỤC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ, BẢN VẼ, BẢN DẬP VÀ BẢN ẢNH BẢNG THỐNG KÊ Bảng 1: Thống kê hiện vật hố 06. HA. H1 (số 16 Nguyễn Thị Minh Khai) Bảng 2: Thống kê vật hố 06. HA. H2 (Trường PTTH Trần Quý Cáp) Bảng 3: Thống kê hiện vật hố 06. HA. H3 (số 76/18 Trần Phú) Bảng 4: Thống kê hiện vật hố 06. HA. H4 (Chùa Cầu) Bảng 5: Thống kê hiện vật hố 16.NM.HTS1 Bảng 6: Thống kê hiện vật hố 16.NM.HTS2 Bảng 7: Thống kê hiện vật hố 16.NM.HTS3 Bảng 8: Thống kê hiện vật hố 16.NM.HTS4 Bảng 9: Thống kê kích thước của một số con tàu, thuyền đắm ở Đông Á Bảng 10: Thống kê kích thước của một số ghe thuyền Đông Dương thế kỷ XIX BẢN ĐỒ Bản đồ 1: Khu vực Đông Nam Á Bản đồ 2: Phân bố dấu vết tàu đắm ở Việt Nam Bản đồ 3: Vị trí thương cảng Hội An Bản đồ 4: Bản đồ hành chính thành phố Hội An Bản đồ 5: Một số điểm di tích ở phố cổ Hội An Bản đồ 6: Vị trí các điểm thám sát ở Hội An năm 1985 và 1989 Bản đồ 7: Vị trí các điểm thám sát ở Hội An năm 1993 và 1994 Bản đồ 8: Vị trí các điểm thám sát ở Hội An năm 1998 Bản đồ 9: Vị trí các điểm thám sát ở Hội An năm 2006 Bản đồ 10: Vị trí điểm gốm sành Bãi Ông, neo tàu Cù Lao Chàm và thương cảng Hội An Ban đồ 11: Hệ thống bến – tiểu cảng chính của thương cảng Hội An Bản đồ 12: Thương cảng Vân Đồn (khu vực xã Quan Lạn) Bản đồ 13: Thương cảng Vân Đồn (khu vực xã Thắng Lợi) Bản đồ 14: Vị trí thương cảng Nước Mặn Bản đồ 15: Vị trí cảng Đề Gi, chùa Bà Nước Mặn, thành Thi Nại, Qui Nhơn Bản đồ 16: Chùa Bà Nước Mặn, chợ Kẻ Thử, chùa Bà An Thái, An Khê trường Bản đồ 17: Vị trí các hố khai quật thám sát năm 2016 tại thương cảng Nước Mặn SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ cảng thị Nước Mặn BẢN VẼ Bản vẽ 1: Hố thám sát số nhà 85 Trần Phú Bản vẽ 2: Hố thám sát 1 địa điểm đình Cẩm Phô Bản vẽ 3: Hố thám sát 2 địa điểm đình Cẩm Phô Bản vẽ 4: Hố thám sát địa điểm đình Ấp Tu Lễ Bản vẽ 5: Hố thám sát số nhà 129 Phan Chu Trinh Bản vẽ 6: Đồ đất nung, sành ở đình Cẩm Phô, Hội An Bản vẽ 7: Một số kiểu miệng bình sành ở Hội An Bản vẽ 8: Đồ đất nung, sành ở Hội An Bản vẽ 9: Gốm men Trung Quốc ở Hội An, thế kỷ XVII - XVIII Bản vẽ 10: Gốm men Trung Quốc ở Hội An, thế kỷ XVII - XVIII Bản vẽ 11: Gốm men Trung Quốc ở Hội An, thế kỷ XVII - XVIII Bản vẽ 12: Gốm men Trung Quốc ở Hội An, thế kỷ XVIII - XIX Bản vẽ 13: Bát, đĩa gốm Hizen Nhật Bản ở Hội An Bản vẽ 14: Mặt bằng và địa tầng hố thám sát 1 Nước Mặn 2016 Bản vẽ 15: Địa tầng hố thám sát 3 Nước Mặn 2016 Bản vẽ 16: Mặt bằng lớp 5-6-7 và nhát cắt Đông Tây hố thám sát 3 Nước Mặn 2016 Bản vẽ 17: Địa tầng hố thám sát 4 Nước Mặn 2016 Bản vẽ 18: Đồ đất nung, sành ở Nước Mặn Bản vẽ 19: Các kiểu miệng đồ đất nung, sành ở Nước Mặn Bản vẽ 20: Các kiểu miệng đồ đất nung, sành ở Nước Mặn Bản vẽ 21: Gốm men Trung Quốc ở Nước Mặn, thế kỷ XVII - XVIII Bản vẽ 22: Gốm men Trung Quốc ở Nước Mặn, thế kỷ XVII - XVIII Bản vẽ 23: Gốm men Trung Quốc ở Nước Mặn, thế kỷ XVIII - XIX Bản vẽ 24: Bát gốm Hizen Nhật Bản ở Nước Mặn Bản vẽ 25: Bát gốm Hizen Nhật Bản ở Nước Mặn Bản vẽ 26: Bát, đĩa gốm Hizen Nhật Bản ở Nước Mặn Bản vẽ 27: Bát gốm Hizen Nhật Bản ở Khu di tích Hoàng thành Thăng Long Bản vẽ 28: Bát gốm Hizen Nhật Bản ở Khu di tích Hoàng thành Thăng Long Bản vẽ 29: Bát, đĩa gốm Hizen Nhật Bản ở Khu di tích Hoàng thành Thăng Long Bản vẽ 30: Bát, đĩa gốm Hizen Nhật Bản ở Hội An và Thanh Hà Bản vẽ 31: Đồ sành ở Mỹ Xuyên Bản vẽ 32: Đồ sành ở Mỹ Xuyên Bản vẽ 33: Đồ sành ở Mỹ Xuyên Bản vẽ 34: Đồ sành ở Mỹ Xuyên Bản vẽ 35: Đồ sành ở Mỹ Xuyên BẢN DẬP Bản dập 1: Hoa văn trên đồ sành ở Nước Mặn Bản dập 2: Hoa văn trên đồ đất nung, sành ở Nước Mặn Bản dập 3: Hoa văn trên đồ sành ở Nước Mặn Bản dập 4: Hoa văn trên đồ sành ở Nước Mặn Bản dập 5: Hoa văn trên đồ sành ở Nước Mặn Bản dập 6: Hoa văn trên đồ sành ở Nước Mặn Bản dập 7: Hoa văn trên đồ sành ở Nước Mặn Bản dập 8: Hoa văn trên đồ sành ở Nước Mặn BẢN ẢNH Bản ảnh 1: Những di tích kiến trúc ở Hội An Bản ảnh 2: Những di tích kiến trúc ở Hội An Bản ảnh 3: Cù Lao Chàm và hoạt động khảo sát khảo cổ học dưới nước ở đây Bản ảnh 4: Cửa Đại và hệ thống sông, đầm, bàu phía bắc Hội An Bản ảnh 5: Hệ thống sông, đầm, bàu phía nam Hội An Bản ảnh 6: Khai quật thám sát Hội An, (đình Cẩm Phô, đình Ấp Tu Lễ, chùa Bà Mụ) Bản ảnh 7: Hố 1 - 3, khai quật thám sát Hội An năm 2006 Bản ảnh 8: Hố 2 - Khai quật thám sát Hội An năm 2006 Bản ảnh 9: Hố 4 - Khai quật thám sát Hội An năm 2006 Bản ảnh 10: Giếng nước ở Hội An Bản ảnh 11: Đồ gốm men Trung Quốc ở Hội An Bản ảnh 12: Đồ gốm Hizen ở Hội An Bản ảnh 13: Đồ sành ở Hội An Bản ảnh 14: Tiền đồng ở Hội An Bản ảnh 15: Di tích, di vật xung quanh chùa Bà Nước Mặn Bản ảnh 16: Hố thám sát 1, 2 ở Nước Mặn năm 2016 Bản ảnh 17: Hố thám sát 3, 4 ở Nước Mặn năm 2016 Bản ảnh 18: Mộ táng và giếng nước khu vực xung quanh chùa Bà Nước Mặn Bản ảnh 19: Vật liệu kiến trúc, đồ đất nung ở Nước Mặn, thám sát năm 2016 Bản ảnh 20: Gốm men nâu Việt Nam và gốm Trung Quốc ở Nước Mặn Bản ảnh 21: Đồ gốm men Trung Quốc ở Nước Măn, thám sát 2016 Bản ảnh 22: Đồ gốm men Trung Quốc ở Nước Măn, thám sát 2016 Bản ảnh 23: Đồ gốm Hizen ở Nước Mặn, thám sát năm 2016 Bản ảnh 24: Đồ gốm Hizen ở Hoàng thành Thăng Long, thương cảng Hội Thống, khu mộ Mường Đống Thếch, Hòa Bình Bản ảnh 25: Đồ sành ở Nước Mặn, thám sát năm 2016 Bản ảnh 26: Các kiểu miệng đồ sành ở Nước Mặn, thám sát năm 2016 Bản ảnh 27: Các kiểu miệng đồ sành mịn ở Nước Mặn, thám sát năm 2016 Bản ảnh 28: Tiền đồng thu được ở Nước Mặn qua cuộc thám sát lần 2 Bản ảnh 29: Súng thần công ở Bảo tàng Bình Định MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Nhìn lại lịch sử thương mại Việt Nam, từ rất sớm, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đều nhất trí cho rằng thương cảng là cơ sở quan trọng thúc đẩy sự phát triển nội ngoại thương và giao lưu văn hóa. Do vậy, việc nghiên cứu thương cảng giúp chúng ta hiểu mối quan hệ trao đổi, buôn bán, giao lưu văn hóa không chỉ giữa các vùng, miền của Việt Nam mà còn giữa Việt Nam với các nền văn minh Đông và Nam Á, cũng như xa hơn với các nền văn minh phía Tây thông qua tuyến giao thương quốc tế trên Biển Đông. 1.2. Leonard Blussé khi nói về các cảng thị vùng Đông Nam Á từ năm 1400 đến năm 1800, đã viết “Trong tác phẩm tiên phong của mình “Thương mại sớm ở Đông Nam Á”, được viết vào đầu những năm 1930, Jacob van Leur đã chỉ ra một thực tế mà hầu hết những cảng thị nổi tiếng thời cận đại ở Châu Á đều đối mặt. Một chuỗi các hải cảng chính ở Châu Á ngày nay, từ Suez tới Kobe, chỉ còn bảo lưu lại một vài địa danh cổ, thậm chí sau đó những ký ức về nó chỉ còn biết đến qua những câu chuyện kể, không có dấu vết vật chất đáng kể nào còn sót lại. Ở thị trấn chết Zeeland và Tây Friesland (Thời hoàng kim của Hà Lan), rất khó để hình dung về hoạt động vận tải quốc tế và thương mại toàn cầu... Còn lại quá ít những dấu vết về hoạt động thương mại biển ở Đông Á, ở Achin, Malacca, Palembang, Bantam và Tuba, ở Pegu và Cambay, ở Hormus và Malacca” [244, tr.346]. Các thương cảng ở Việt Nam cũng đối mặt với thực tế này. Thương cảng trong lịch sử Việt Nam, trước hết là mối quan tâm của giới sử học [227]. Tuy nhiên, trong việc nghiên cứu thương cảng cổ Việt Nam, các nhà nghiên cứu lịch sử đã vấp phải một thực tế không thể vượt qua được là phần lớn vết tích của các cảng đều đã bị phá hủy, dấu vết về một thời sôi động của nó trong quá khứ còn lại rất ít. Các di tích nhà cửa, phố xá, dinh trấn, chùa chiền, bến bãi đều bị vùi sâu trong lòng đất hay ẩn chìm dưới làn nước... 1 Do vậy, khảo cổ học có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phục dựng lại diện mạo các thương cảng cổ ở Việt Nam trong lịch sử. 1.3 Trong lịch sử kinh tế đặc biệt là kinh tế đối ngoại Việt Nam, trên cơ sở tác động của những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, ở một số khu vực đã hình thành các trung tâm kinh tế và thương cảng quan trọng. Miền Trung Việt Nam, mà theo Charles Wheeler nhận định “đóng vai trò trung tâm trong tuyến giao thông đường biển ở Đông Nam Á thời kỳ thuyền buồm. Thuyền Trung Quốc, Châu Âu và những quốc gia khác phải ôm/men theo vùng bờ biển miền Trung để tránh vùng biển mở nơi mà gió và các dòng hải lưu sẽ cuốn chúng vào “10000” bãi đá ngầm nguy hiểm của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa… Miền Trung Việt Nam trở thành điểm nút thực sự (virtual chokepoint) cho tuyến đường biển xuyên Á, trải dài từ vùng biển Nhật Bản đến Ấn Độ Dương, tuyến đường biển chính nối Đông và Nam Á” [285, tr.144], từ rất sớm đã hình thành những trung tâm kinh tế mang tính liên vùng và khu vực. 1.4 Từ rất sớm, khu vực Hội An đã tham gia tích cực vào hoạt động giao thương quốc tế. Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy, khu vực Hội An đã có sự giao lưu tương đối mật thiết với miền Bắc Việt Nam, miền Nam Trung Quốc từ những thế kỷ trước và sau Công nguyên [49] [230] [231]. Hơn nữa, Hội An cổ vốn là một cảng - thị phồn vinh từ thời đại Champa [231, tr.58]. Từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, với công cuộc khai mở vùng đất phía nam của họ Nguyễn, sự xâm nhập vào thị trường Châu Á của các thương nhân châu Âu và mậu dịch Châu ấn thuyền của Nhật Bản, Hội An trở thương cảng quốc tế nổi tiếng trên con đường thương mại Đông - Tây. Cùng với Thanh Hà, Hội An và Nước Mặn tạo thành ba thương cảng quan trọng nhất, góp phần vào sự hưng khởi của nền ngoại thương xứ Đàng Trong thời các chúa Nguyễn. 1.5 Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của thương cảng Hội An, Nước Mặn trong việc nghiên cứu lịch sử hàng hải, lịch sử gốm sứ, mối quan hệ ngoại thương, vai trò của thương cảng cổ ở nước ta, cho đến nay, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về hai di tích này dưới các góc độ, khía cạnh tiếp cận khác nhau, chủ 2 yếu dưới góc độ sử học, kiến trúc nghệ thuật hay văn hóa dân gian. Nghiên cứu khảo cổ học ở thương cảng Hội An đã bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, và cho đến nay đều là những cuộc khai quật thám sát nhỏ. Kết quả của các nghiên cứu này được công bố tản mạn trên sách, báo, những bài viết đăng trên các tạp chí, kỷ yếu chuyên ngành. Trong khi đó, nghiên cứu khảo cổ học ở thương cảng Nước Mặn chưa nhiều. Diện mạo Nước Mặn qua tư liệu khảo cổ học vẫn còn là khoảng trống. Đồng thời, đến nay chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá tổng hợp, so sánh về hai thương cảng này dưới góc độ khảo cổ học. 1.6 Ham muốn nghiên cứu về khảo cổ học luôn được nuôi dưỡng trong tác giả từ khi còn học tập tại giảng đường đại học. Bên cạnh đó, tháng 7 năm 2013, tác giả được phân công công tác tại Phòng Nghiên cứu Khảo cổ học Dưới nước, nay là Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học Dưới nước, Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Với mong muốn góp phần xây dựng và phát triển ngành khảo cổ học hàng hải ở Việt Nam, tôi đã không ngần ngại chọn đề tài luận án: Thương cảng Hội An, Nước Mặn qua tư liệu khảo cổ học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Từ những phân tích đánh giá trên, nhằm mục đích nhận thức đầy đủ hơn về diện mạo hai thương cảng này trong lịch sử, trong khuôn khổ luận án này chúng tôi mong muốn thực hiện một số mục tiêu sau: 2.1 Tập hợp và hệ thống hóa các nguồn tư liệu từ trước đến nay về thương cảng Hội An, Nước Mặn, đặc biệt là nguồn tư liệu khảo cổ học, nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu và người quan tâm những tư liệu và hiểu biết cập nhật về vấn đề này. 2.2 Tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đánh giá lại hai di tích thương cảng Hội An và Nước Mặn. Xem xét chúng trong những điều kiện cảnh quan môi trường nhất định, trong mối liên hệ với các di tích khác, đặc biệt là những di tích ven biển ở phạm vi không gian và thời gian rộng hơn để có cái nhìn đầy đủ hơn về các di tích này. Đặc biệt, đối với di tích Nước Mặn, qua các kết quả điều tra khảo 3 sát, chúng tôi cố gắng xác định cụ thể hơn khu vực trung tâm của thương cảng Nước Mặn. 2.3 Trên cơ sở tư liệu về di tích thương cảng Hội An, Nước Mặn và những nguồn tư liệu khác, luận án tiếp tục tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của hai thương cảng này, mối quan hệ của chúng cũng như với các di tích, khu vực khác, đặc biệt qua tư liệu khảo cổ học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu chính của luận án được chỉ rõ trong tên đề tài. Đó là những di tích, di vật phát hiện được từ trước tới nay tại thương cảng Hội An và Nước Mặn qua các cuộc điều tra, thám sát khảo cổ học, tập trung chủ yếu vào những di tích, di vật có niên đại khoảng thế kỷ XVII -XVIII, về cơ bản là thời kỳ phát triển phồn thịnh của thương cảng Hội An và Nước Mặn trong lịch sử. Đối với thương cảng Hội An Theo như hiểu biết hiện nay, những địa điểm sau đã được thám sát khảo cổ học: 1. Địa điểm Trung Phường: Xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thám sát khoảng 1985. 2. Địa điểm chùa Cầu: Thám sát năm 1989 (đường Nguyễn Thị Minh Khai) và năm 2006 (đường Trần Phú), thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. 3. Địa điểm chùa Âm Bổn: Còn có tên là Hội Quán Triều Châu, số 157 đường Nguyễn Duy Hiệu, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Thám sát năm 1989. 4. Địa điểm bến Cồn Chăm: Xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, bờ sông Bàn Thạch. Thám sát năm 1989. 5. Địa điểm Thanh Chiếm: Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Thám sát năm 1989. 6. Địa điểm số nhà 85 Trần Phú: Phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, thám sát năm 1993. 4 7. Địa điểm đình Cẩm Phô: Số 52 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Cẩm Phô, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Thám sát năm 1994. 8. Địa điểm đình Ấp Tu Lễ: Cuối đường Trần Hưng Đạo, ngã ba Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh và Nguyễn Thị Minh Khai, sát nhà thờ Tin lành Hội An. Thám sát năm 1994. 9. Địa điểm nhà 129 đường Phan Chu Trinh: Phường Minh An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Thám sát năm 1994. 10. Địa điểm chùa Bà Mụ: Sân sau trường PTCS Nguyễn Duy Hiệu, khu vực II, phường Minh An, đường Phan Chu Trinh, thành phố Hội An. Thám sát năm 1998. 11. Địa điểm nhà bà Phạm Thị Huệ: Số nhà 69/5 Phan Chu Trinh, khu vực I, phường Minh An, tổ 16, thành phố Hội An. Thám sát năm 1998. 12. Địa điểm nhà thờ tộc Tăng: Số 16 đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hội An. Thám sát năm 2006. 13. Địa điểm trường PTTH Trần Qúy Cáp: Số 7 Trần Hưng Đạo, phường Sơn Phong, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Thám sát năm 2006. 14. Địa điểm nhà thờ tộc Trần: 76/18 Trần Phú, thành phố Hội An. Thám sát năm 2006. Như vậy về cơ bản, đối tượng nghiên cứu chính của luận án đối với khu vực thương cảng Hội An là 14 địa điểm nói trên. Tuy nhiên, do những hạn chế về tư liệu như Báo cáo khai quật thám sát các địa điểm Trung Phường (1985), chùa Cầu (năm 1989), chùa Âm Bổn, bến Cồn Chăm, Thanh Chiếm hiện nay không có, di vật thu được từ đợt thám sát năm địa điểm này không rõ đang được lưu giữ ở đâu, Báo cáo kết quả các địa điểm thám sát năm 2006 như nhà thờ tộc Tăng, nhà thờ tộc Trần, trường PTTH Trần Qúy Cáp, chùa Cầu đang trong quá trình hoàn thành. Do vậy, dựa trên những nguồn tư liệu chưa thật sự đầy đủ mà tác giả đã cố gắng có thể tiếp cận được, bên cạnh việc đề cập khái quát đến kết quả khai quật thám sát 14 địa điểm nói trên, luận án chủ yếu tập trung vào các địa điểm đình Cẩm Phô, đình Ấp 5 Tu Lễ, nhà thờ tộc Tăng, trường PTTH Trần Qúy Cáp, nhà thờ tộc Trần, chùa Cầu (khai quật thám sát lần 2 năm 2006). Bên cạnh đó, với mong muốn cố gắng mang lại những thông tin tương đối đầy đủ nhất, để người đọc thấy được phần nào diện mạo của thương cảng Hội An trong lịch sử qua tư liệu khảo cổ học, luận án cũng sẽ phần nào đề cập đến những di tích, di vật phát hiện được trong quá trình thi công cơ sở hạ tầng ở thành phố Hội An những năm gần đây hay những di tích giếng nước, mộ táng, bia ký… Đối với thương cảng Nước Mặn Cho đến nay, thương cảng Nước Mặn mới chỉ được thám sát khảo cổ học hai lần. Lần thứ nhất do Bảo tàng Tổng hợp Bình Định tiến hành năm 2006 [83]. Kết quả của đợt thám sát lần này được công bố trên tạp chí khảo cổ học số 1 năm 2007. Lần thứ hai do Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Tổng hợp Bình Định thực hiện năm 2016 [79]. Do nhiều lý do khách quan nên hiện nay báo cáo thám sát năm 2006 không có, hiện vật của đợt thám sát lần này lưu tại kho của Bảo tàng Tổng hợp Bình Định chỉ là một vài mảnh gốm hoa lam Trung Quốc. Do vậy, khi nói về di tích này qua tư liệu khảo cổ học, chúng tôi chủ yếu sử dụng kết quả thám sát khảo cổ học lần thứ hai. 3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án 3.2.1 Về không gian: Hai tỉnh Quảng Nam và Bình Định, tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, liên hệ với các di tích dọc hai con sông Thu Bồn và sông Côn cùng những di tích khảo cổ học khác trong và ngoài nước sẽ được thực hiện để có tư liệu so sánh nhằm đạt kết quả khoa học cao nhất. 3.2.2 Về thời gian: Nằm trong khung niên đại chủ yếu của thương cảng Hội An và Nước Mặn là thế kỷ XVII - XVIII. Tuy nhiên, những di tích, di vật không nằm trong khung niên đại nói trên phát hiện được tại hai di tích này cũng được đề cập đến nhằm cung cấp cho người đọc những thông tin đầy đủ, chân thực nhất về diễn trình phát triển của hai thương cảng này trong lịch sử. 6 Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận án không chỉ giới hạn trong không gian và thời gian nói trên mà được mở rộng hơn ít nhiều. Nhằm làm rõ diễn trình lịch sử phát triển vùng đất Hội An và Nước Mặn hay đối chiếu, so sánh những di tích, di vật đã được phát hiện ở hai khu vực này với những nơi khác, chúng tôi cũng sẽ sử dụng báo cáo khai quật, sách, báo những bài viết đăng trên các tạp chí, kỷ yếu chuyên ngành về một số địa điểm khác như Hậu Xá I, II, An Bang, Xuân Lâm, Đồng Nà, Cẩm Phô I, Tràng Sỏi Sứ, Lăng Bà, Bãi Làng, Bãi Ông (Cù Lao Chàm), thương cảng Thanh Hà (Thừa Thiên Huế), khu mộ Mường Đống Thếch (Hòa Bình), Bảo Lộc (Lâm Đồng), thương cảng Hội Thống, Vân Đồn, khu di tích Hoàng thành Thăng Long… 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu khoa học xã hội. Là một đề tài nghiên cứu khảo cổ học nên chúng tôi chủ yếu vận dụng phương pháp khảo cổ học trong công tác điều tra, khảo sát, nghiên cứu tổng hợp (đo vẽ, chụp ảnh, phân loại, thống kê, miêu tả) kết hợp với phương pháp nghiên cứu liên ngành, bước đầu sử dụng phương pháp lặn sử dụng bình khí nén, nhằm xác định các dấu tích thương mại cổ, lịch sử phát triển và suy tàn của chúng ở khu vực này. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng hệ thống tọa độ GPS để xây dựng bản đồ phân bố di tích thương cảng Hội An và Nước Mặn cũng như hệ thống những di tích liên quan đến hai thương cảng này. Luận án sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và lý giải các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ văn hóa cũng như phác dựng bức tranh lịch sử thời qúa khứ thông qua sử liệu vật thật của những di tích thương cảng. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Luận án tập hợp tương đối đầy đủ những tư liệu khảo cổ học, kết qủa nghiên cứu từ trước tới nay về hai di tích thương cảng Hội An, Nước Mặn và bước đầu hệ thống hóa nguồn tư liệu này. 7 5.2. Luận án bổ sung những nhận thức mới về những đặc điểm cơ bản của hai thương cảng Hội An và Nước Mặn qua tư liệu khảo cổ học, mối liên hệ của chúng cũng như với các di tích khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho những nhà quản lý xây dựng phương án quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích và định hướng cho những nghiên cứu trong tương lai, 7. Kết cấu của luận án Lời mở đầu: 8 trang. Phần nội dung chính của luận án: 130 trang. Chương 1: Tổng quan tư liệu: 45 trang. Chương 2: Một số đặc điểm về di tích, di vật ở Hội An và Nước Mặn: 55 trang Chương 3: Nhận thức về Hội An và Nước Mặn qua tư liệu khảo cổ học: 30 trang. Phần Kết luận: 5 trang. Ngoài ra, trong luận án còn có các phần: Danh mục các công trình công bố của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo; phụ lục minh hoạ gồm: 10 trang bảng thống kê; 10 trang bản đồ; 1 trang sơ đồ; 35 trang bản vẽ; 8 trang bản dập hoa văn và 29 trang bản ảnh. Những trang đầu của luận án có: Lời cam đoan, mục lục, bảng các chữ viết tắt, danh mục các bảng thống kê, bản đồ, sơ đồ, bản vẽ, bản dập và bản ảnh minh hoạ trong phụ lục. 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TƯ LIỆU 1.1 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI 1.1.1 Hội An 1.1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xã hội Thành phố Hội An, với diện tích tự nhiên khoảng 60km2, nằm ở vùng cửa sông - ven biển, thuộc hạ lưu, tả ngạn sông Thu Bồn. Trung tâm thành phố có tọa độ địa lý 15053' vĩ Bắc, 108020' kinh Đông, phía tây bắc cách thành phố Đà Nẵng 30km và phía nam cách thành phố Tam Kỳ chừng 50km. Đông và đông nam giáp huyện Duy Xuyên, tây và tây nam giáp huyện Điện Bàn, bắc và đông bắc giáp biển Đông (PL2, Bđ3-4). Dựa theo kết quả khảo sát địa chất, Vũ Văn Phái, Đặng Văn Bào đã chia địa hình ở khu vực Hội An thành 8 loại hình sau: Địa hình nguồn gốc sông; Địa hình nguồn gốc sông - đầm lầy; Địa hình nguồn gốc biển; Địa hình nguồn gốc sông biển; Địa hình nguồn gốc biển - đầm lầy; Địa hình nguồn gốc biển - gió; Địa hình nguồn gốc sông - biển - đầm lầy; Địa hình nguồn gốc hồ - đầm lầy [139]. Địa hình nguồn gốc sông được chia thành hai dạng địa hình: bãi bồi và bãi cát ven lòng sông. Các bãi bồi có độ cao 1-1,5m, phân bố rộng ở Cẩm Châu, Cẩm Hà, Cẩm Nam, Cẩm Kim và phía tây thuộc huyện Điện Bàn, cũng như ở phía nam thuộc huyện Duy Xuyên. Nhiều nơi bãi bồi bị dòng sông đào khoét tạo nên những vách xâm thực. Nhiều vị trí bãi bồi đã bị phá hủy hoàn toàn và sau đó bị các thành tạo trẻ hơn lấp đầy. Các bãi bồi này có tuổi giả định trong khoảng 100 – 300 năm [139, tr.91]. Các bãi cát ven, giữa lòng sông mới được thành tạo trong khoảng thời gian gần đây, tuổi dưới 100 năm, dễ bị thay đổi biến dạng [139, tr.91-92]. Địa hình nguồn gốc sông - đầm lầy được hình thành do các đoạn sông chết hoặc là các khúc uốn sinh ra trong quá trình di chuyển ngang của dòng sông. Ở khu vực Hội An, bao gồm ba bề mặt tích tụ có nguồn gốc sông - đầm lầy. Thứ nhất là bề 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan