Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn xã hương toàn, thị xã hươ...

Tài liệu Thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn xã hương toàn, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
91
247
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN tế H uế -------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC in h THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP cK CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN XÃ HƯƠNG TOÀN ng Đ ại họ THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Giáo viên hướng dẫn: Phan Thị Kim Thuận ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh Tr ườ Sinh viên thực hiện: Lớp: K43B-KTNN Niên khóa: 2009 – 2013 Huế, 05/2013 Lời Cảm Ơn Phan Thị Kim Thuận Tr ườ ng Đ ại họ cK in h tế H uế Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh tế - Huế cũng như trong quá trình thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp, tôi đẫ nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của tập thể, cá nhân, các thầy cô giáo trong và ngoài trường. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong 4 năm đại học vừa qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo: Thạc sỹ Trần Đoàn Thanh Thanh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và viết khóa luận. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cô, chú, anh, chị ở xã Hương Toàn cùng toàn thể các hộ gia đình xã đã cung cấp cho tôi thông tin, số liệu cần thiết phục vụ quá trình nghiên cứu, tạo điều kiện cho tôi được điều tra phỏng vấn thực tế. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, ban bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn! Huế, ngày 10 tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT..............................................................vi uế ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ........................................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... vii tế H TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... viii PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...........................................................................1 h 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU....................................................................................2 in 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................2 3.1. Phương pháp thu nhập số liệu ...........................................................................2 cK 3.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu........................................................................2 3.2. Phương pháp phân tích......................................................................................2 họ 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........................................................................4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG VIỆC Đ ại LÀM VÀ THU NHẬP ....................................................................................................4 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................4 1.1.1. Khái niệm về lao động, việc làm và thu nhập................................................4 ng 1.1.1.1. Lao động..................................................................................................4 1.1.1.2. Việc làm...................................................................................................5 ườ 1.1.1.3. Thu nhập..................................................................................................8 Tr 1.1.2. Đặc điểm của nguồn lao động trong nông nghiệp .........................................9 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động..................10 1.1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên ..........................................................................10 1.1.3.1. Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội...........................................................11 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN..........................................................................................15 1.2.1. Dân số và lao động ở nông thôn nước ta......................................................15 1.2.2. Thực trạng việc làm và thu nhập trong những năm gần đây........................17 ii 1.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ...............................................................................................19 1.3.1. Tỷ lệ thất nghiệp...........................................................................................19 1.3.2. Một số chỉ tiêu bình quân.............................................................................20 uế CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA XÃ HƯƠNG TOÀN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ .................................................................................22 tế H 2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN .........................................................22 2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................22 2.1.2. Đặc điểm địa hình và khí hậu.......................................................................22 2.1.3. Tình hình sử dụng đất đai của xã Hương Toàn qua 3 năm 2010 - 2012......23 in h 2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI.......................................................................25 2.2.1. Kết quả sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ của xã Hương Toàn cK ................................................................................................................................25 2.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội ...........................................................................26 2.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng................................................................................27 họ 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ HƯƠNG TOÀN ........................................................................................29 Đ ại CHƯƠNG III THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG XÃ HƯƠNG TOÀN - THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.....................31 3.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA XÃ HƯƠNG ng TOÀN - THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ...............................................................................31 3.2. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA MẪU ĐIỀU TRA .................................................34 ườ 3.3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG HỘ ĐIỀU TRA.....................36 3.3.1. Tình hình sử dụng thời gian làm việc của lao động.....................................36 Tr 3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của lao động hộ điều tra ...................38 3.3.2.1. Ảnh hưởng của diện tích canh tác đến ngày công của lao động ...........38 3.3.2.2. Ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề đến thời gian làm việc của lao động ............................................................................................................................41 3.3.2.3. Ảnh hưởng của độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa chuyên môn đến thời gian làm việc của lao động .................................................................................44 iii 3.4. THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG HỘ ĐIỀU TRA....................48 3.4.1. Phân tổ thu nhập của lao động .....................................................................48 3.4.2. Cơ cấu thu nhập của lao động theo ngành nghề .........................................49 3.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động xã. ...............................51 uế 3.4.3.1. Ảnh hưởng của diện tích, độ tuổi, giới tính đến thu nhập của lao động51 3.4.3.2. Ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề đến thu nhập của lao động ............55 tế H 3.4.3.3. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa chuyên môn đến thu nhập của lao động ....................................................................................................................58 3.5. NHU CẦU VÀ NGUYỆN VỌNG CỦA LAO ĐỘNG HỘ ĐIỀU TRA ...........60 3.5.1. Nhu cầu việc làm của lao động ....................................................................60 in h 3.5.2. Nguyện vọng của lao động...........................................................................62 CHƯƠNG IV ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TĂNG cK THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN XÃ HƯƠNG TOÀN ......................64 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU.................................................................64 4.1.1. Phương hướng ..............................................................................................64 họ 4.1.2. Mục tiêu .......................................................................................................65 4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM VÀ TĂNG THU NHẬP CHO LAO Đ ại ĐỘNG XÃ HƯƠNG TOÀN. ....................................................................................66 4.2.1. Phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho người lao động ......................66 4.2.2. Giải pháp liên quan đến vấn đề chính sách.................................................66 ng 4.2.3. Các giải pháp trong phát triển nông lâm ngư nghiệp...................................68 4.2.4. Khai thác tốt tiềm năng hiện có để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp là giải ườ pháp thực hiện nhằm tạo thêm nhiều việc làm.......................................................69 4.2.5. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tập quán canh tác lâu đời của Tr người dân................................................................................................................70 4.2.6. Giải pháp về tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ..........................................71 4.2.7. Tạo điều kiện cho các HTX, các DNTN hoạt động có hiệu quả để giải quyết một khối lượng lao động lớn hằng năm cho xã......................................................71 4.2.8. Tận dụng tốt nguồn nhân lực và tài nguyên hiện có của xã để phát triển các ngành nghề dịch vụ nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. .............72 iv PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................73 I. KẾT LUẬN ...........................................................................................................73 2. KIẾN NGHỊ ...........................................................................................................74 Tr ườ ng Đ ại họ cK in h tế H uế TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................76 v : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa BQC : Bình quân chung SL : Số lượng LĐ : Lao động BQ/Hộ : Bình quân/hộ THCS : Trung học cơ sở HTX : Hợp tác xã TP : Thành Phố TN : Thu nhập : Đơn vị tính : Ngành nghề - dịch vụ DT họ NN – DV Diện tích : Văn hóa ĐH, CĐ : Đại học, Cao đẳng KT – XH : Kinh tế - xã hội Đ ại ng ườ h : VH Tr in cK ĐVT tế H CNH uế DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 ha = 10.000m2 vi DANH MỤC CÁC BẢNG uế BẢNG 1: SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP ...........................16 BẢNG 2: TÌNH HÌNH ĐẤT ĐAI XÃ HƯƠNG TOÀN QUA 3 NĂM 2010 - 2012 ..............24 tế H BẢNG 3: GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA XÃ HƯƠNG TOÀN NĂM 2012...............................26 BẢNG 4: TÌNH HÌNH DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG CỦA XÃ QUA 3 NĂM 2010 - 2012 .....32 BẢNG 5: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG XÃ HƯƠNG TOÀN NĂM 2012 ............................34 BẢNG 6: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA MẪU ĐIỀU TRA.......................................................35 h BẢNG 7: PHÂN TỔ THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG HỘ ĐIỀU TRA .............37 in BẢNG 8: ẢNH HƯỞNG CỦA DIỆN TÍCH CANH TÁC ĐẾN THỜI GIAN LÀM VIỆC cK CỦA LAO ĐỘNG HỘ ĐIỀU TRA..........................................................................................40 BẢNG 9: ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ ĐẾN THỜI GIAN LÀM VIỆC CỦA LAO ĐỘNG ĐIỀU TRA ................................................................................................43 họ BẢNG 10: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ TUỔI, GIỚI TÍNH, TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CHUYÊN MÔN ĐẾN THỜI GIAN ..........................................................................................................46 BẢNG 11: PHÂN TỔ THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG HỘ ĐIỀU TRA................................48 Đ ại BẢNG 12: CƠ CẤU THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG HỘ ĐIỀU TRA ..................................50 BẢNG 13: ẢNH HƯỞNG CỦA DIỆN TÍCH CANH TÁC, ĐỘ TUỔI, GIỚI TÍNH ĐẾN THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG HỘ ĐIỀU TRA ....................................................................53 ng BẢNG 14: ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ ĐẾN THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG HỘ ĐIỀU TRA ............................................................................................................56 ườ BẢNG 15: ẢNH HƯỞNG CỦA TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CHUYÊN MÔN ĐẾN THU NHẬP CỦA LAO ĐỘNG HỘ ĐIỀU TRA.......................................................................................................59 BẢNG 16: NHU CẦU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG HỘ ĐIỀU TRA................................61 Tr BẢNG 17: NGUYỆN VỌNG CỦA LAO ĐỘNG ĐIỀU TRA ...............................................63 vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Để phát triển kinh tế xã hội của một nước cần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân nước đó. Muốn như vậy phải tạo mọi điều kiện làm việc để lao động có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Mặt khác phải tạo thêm nhiều việc làm cho một uế số lao động khó tìm việc phù hợp với khả năng của mình. Tạo việc làm, tăng thu nhập sẽ đem lại cuộc sống ấm no, ổn định cho mọi người. Đây là mục tiêu hàng đầu của tế H Đảng và Nhà nước ta. Thế nhưng để giải quyết vấn đề này trong điều kiện chất lượng lao động nước ta còn thấp, tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, khả năng cạnh tranh sản phẩm nông sản kém, thiếu thị trường tiêu thụ là điều rất khó khăn và luôn được sự quan tâm của Nhà nước và nhân dân. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng việc h làm và thu nhập của lao động nông thôn xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh in Thừa Thiên Huế” với mục đích: cK + Phân tích, đánh giá việc làm và thu nhập của lao động trên địa bàn xã Hương Toàn. + Đề xuất một số giải pháp góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động họ trên địa bàn xã. Để đạt được mục đích nói trên, đề tài đã sử dụng các số liệu sơ cấp và thứ cấp của từ các ban ngành. Đồng thời tác giả đã trực tiếp điều tra phỏng vấn các hộ gia đình Đ ại nhằm thu thập thêm thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Một số phương pháp đã sử dụng trong đề tài: + Phương pháp điều tra chọn mẫu ng + Phương pháp thống kê + Phương pháp phân tích tài liệu ườ + Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo... Từ mục đích nói trên và các số liệu thu thập được, đề tài đã cơ bản biết được Tr tình hình việc làm và thu nhập của lao động trên địa bàn xã, các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc huy động ngày công và thu nhập của lao động. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho lao động, đồng thời đề xuất một số ý kiến với chính quyền địa phương để đề ra chính sách phù hợp để tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho lao động ở xã. viii PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ uế 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hiện nay và trong tương lai lao động và việc làm vẫn là vấn đề bức xúc, nhạy tế H cảm đối với mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với những nước đang phát triển như Việt Nam. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đề ra các chính sách nhằm phát triển kinh tế do đó đã làm thay đổi đáng kể về quy mô, cơ cấu lao động và giải quyết việc làm. Trong xu thế hội h nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phải phát in triển linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy cK nhiên, thị trường lao động Việt Nam đang bộc lộ nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là năng suất lao động thấp, mất cân bằng giữa cung và cầu. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nông thôn thì ở lĩnh vực phát triển công họ nghiệp, các ngành dịch vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng. Hằng năm có khoảng hơn 1 triệu người được bổ sung vào nguồn lao động. Số Đ ại lao động tăng nhanh nhưng không có việc làm nên dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng nhanh, tỷ lệ lao động nông nhàn và thiếu việc làm ở nông thôn rất cao. Làm thế nào để giải quyết việc làm cho lao động đặc biệt là lao động nông thôn là một câu hỏi lớn cần được quan tâm giải quyết. ng Lao động nông thôn xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ườ cũng không nằm ngoài thực trạng chung đó. Là một xã đồng bằng với phần lớn dân cư sống bằng nghề nông, đời sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào cây trồng nông nghiệp Tr trong khi quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi qua từng năm, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chất lượng lao động còn thấp, năng suất lao động chưa cao, thu nhập bình quân đầu người thấp dẫn đến tình trạng nghèo đói và cuộc sống mỗi người dân thêm khó khăn. Tình trạng chảy máu chất xám cũng đang xảy ra trên địa bàn xã khi một số lao động được đào tạo chính quy lại không trở về làm việc phát triển xã mà ở lại các thành phố lớn với hy vọng tìm được việc làm tốt hơn. 1 Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách phát triển của xã không thu hút lao động có trình độ cao, cơ cấu ngành nghề không hợp lý, đất đai chưa sử dụng đúng mục đích, chưa phát triển đúng với tiềm năng của vùng. Mặt khác, do chất lượng nguồn lao động thấp nên cơ hội tìm việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã gặp không ít khó uế khăn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên tế H Huế” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận, thực tiễn về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn. in h - Đánh giá thực trạng chung về lao động nông thôn xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. làm, thu nhập của lao động xã. cK - Phân tích thực trạng việc làm, thu nhập và các nhân tố ảnh hưởng đến việc - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao họ động xã. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đ ại 3.1. Phương pháp thu nhập số liệu + Số liệu thứ cấp: Từ các số liệu thống kê, từ các báo cáo kinh tế của UBND xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, từ các thống kê và báo cáo chuyên ngành. ng + Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập từ số liệu điều tra phỏng vấn 90 hộ ở các thôn theo mẫu đã được thiết kế sẵn phục vụ cho quá trình nghiên cứu. ườ 3.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu Với số mẫu được chọn là 90 hộ với 256 lao động, được chọn ngẫu nhiên theo Tr theo các ngành nghề dịch vụ các hộ bao gồm thuần nông, hộ nông kiêm và hộ chuyên ngành nghề dịch vụ. 3.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê: Đề tài đã sử dụng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, phương pháp so sánh và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm của lao 2 động, phân tích các vấn đề kinh tế xã hội và các vấn đề có liên quan khác nhằm đáp ứng mục đích nghiên cứu đã đề ra. - Phương pháp chuyên gia: Đề tài thu thập lấy ý kiến một số nhà quản lý, nhà chuyên môn, các chuyên gia làm căn cứ đưa ra các những kết luận có căn cứ khoa học uế và thực tiễn. - Phương pháp so sánh: Cùng một chỉ tiêu, nhưng trong thời gian khác nhau vì tế H vậy phải so sánh số liệu giữa các năm từ đó rút ra nhận xét cũng như đánh giá được tính hiệu quả của việc thực hiện đó. - Phương pháp phân tích kinh tế: Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích đánh giá tình hình chung qua các năm và tình hình sử in h dụng lao động và việc làm của xã trong những năm qua. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU cK - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: họ + Phạm vi không gian: Địa bàn được chọn để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài là xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đ ại + Phạm vi thời gian: Thực trạng việc làm và thu nhập năm 2012 của lao động Tr ườ ng xã Hương Toàn. 3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái niệm về lao động, việc làm và thu nhập 1.1.1.1. Lao động tế H uế VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP h Lao động là hoạt động hữu ích của con người nhằm sáng tạo ra của cải vật chất in và tinh thần cần thiết để thỏa mãn những nhu cầu cá nhân, của một nhóm người, của cả doanh nghiệp, nói chung là của toàn xã hội. Cùng với các nguồn lực thiết yếu khác cK như máy móc, nguyên vật liệu, đất đai,… lao động sống là nguồn lực của sản xuất, nhưng lao động là sức mạnh năng động của quá trình sản xuất. Ngoài ra trong điều họ kiện lao động tự do, lao động không thể tùy tiện di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguồn lao động không thể tích lũy, tiết kiệm không sử dụng như yếu tố nguyên liệu sản xuất. Nếu như nguồn lao động được tiết kiệm và không được sử dụng thì nó sẽ bị Đ ại tổn thất cho xã hội. Trong giáo trình Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp của PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà đã định nghĩa: “Lao động là hoạt động có mục đích của con người, thông qua ng công cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến đồi chúng thành của cải vật chất cho nhu cầu của mình và cho xã hội”. ườ Như vậy, lao động chính là việc sử dụng sức lao động của các đối tượng lao động. Là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Lao động giữ vai trò Tr quan trọng làm môi giới cho sự trao đổi. Lực lượng lao động bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. Khái niệm lực lượng lao động làm thuê để chỉ những khả năng được sử dụng của người lao động trong lao động cụ thể của một nền kinh tế trên những nguyên tắc thuê mướn. Khái niệm này gồm có cả 4 những khả năng lao động của người thất nghiệp mà đang tìm việc làm và cả nguồn dự trữ trong tương lai sẽ được sử dụng với tư cách là lực lượng lao động làm thuê. 1.1.1.2. Việc làm Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, lao động luôn được coi là nhu uế cầu cơ bản nhất, chính đáng nhất của con người. Ph.Ăngghen đã khẳng định: Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức và trên một tế H ý nghĩ nào đó chúng ta phải nói rằng: lao động đã tạo ra chính bản thân con người. Thật vậy, ai sinh ra cũng phải sống, muốn sống phải có phương tiện tồn tại, để ăn, mặc,... muốn có ăn mặc phải lao động và được lao động. Người lao động muốn đáp ứng tất cả nhu cầu thì cần phải làm việc từ đó tạo ra của cải vật chất và dịch vụ - tạo ra in h thu nhập nuôi sống mình và gia đình. Nhưng để có việc làm, nhất là những việc làm phù hợp với năng lực, trình độ và ngành nghề đào tạo của mình thì không phải người cK lao động nào cũng dễ tìm kiếm. Bởi vì nguồn lao động trong xã hội và cơ hội việc làm không phải lúc nào cũng tương thích với nhau, do đó luôn luôn tồn tại trong xã hội một bộ phận người lao động thiếu việc làm, và ngược lại nhiều chỗ làm việc lại bị bỏ họ trống. Vì vậy, để tạo một cơ cấu hợp lý, có hiệu quả cho dân cư trong xã hội Nhà nước trong xã hội. Đ ại cần có những chính sách giải quyết việc làm khoa học, phù hợp với mọi người dân Theo điều 13 của Bộ luật lao động nước CHXHCN Việt Nam năm 1994 ghi: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được gọi là việc ng làm”. Với khái niệm trên, các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: - Làm những công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật. ườ - Những công việc tự làm để mang lại lợi ích cho bản thân hoặc gia đình mình nhưng không được trả công cho công việc đó. Tr Quan điểm này làm cho nội dung của việc làm được mở rộng và tạo ra khả năng lớn để giải phóng tiềm năng lao động, giải quyết việc làm cho người lao động. Theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế ILO, người có việc làm là người làm việc trong các lĩnh vực, ngành nghề, dạng hoạt động có ích, không bị pháp luật cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời đóng góp một phần cho xã hội. Như vậy, để có việc làm không chỉ vào cơ quan Nhà nước, trong các 5 doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế, mà còn ngay tại gia đình do chính người lao động tạo ra để có thu nhập. Nói chung bất cứ nghề nào cần thiết cho xã hội mang lại thu nhập cho người lao động và không bị pháp luật ngăn cấm thì đó là việc làm. Nó không hạn chế về mặt không gian, ở đây người lao động được tự do hoạt động liên nước để tạo việc làm cho chính mình và thu hút thêm lao động. uế doanh, liên kết, tự do thuê mướn lao động, theo pháp luật và sự hướng dẫn của Nhà tế H Tạo việc làm theo nghĩa rộng bao gồm những vấn đề có liên quan đến việc phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động. Quá trình đó diễn ra từ giáo dục, đào tạo và phổ cập nghề nghiệp, trang bị cho người lao động trình độ chuyên môn, tay nghề để có thể tạo ra và hưởng thụ những giá trị lao động mà mình tạo ra. Tạo việc làm theo in h nghĩa hẹp chủ yếu hướng vào đối tượng thất nghiệp, chưa có việc làm hoặc thiếu việc Người có việc làm cK làm nhằm tạo việc làm cho người thất nghiệp duy trì ở mức thấp. Người có việc làm bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong một tuần lễ trước điều tra: họ - Đang làm việc để nhận lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật. - Đang làm những công việc sản xuất kinh doanh của gia đình mình để thu lợi Đ ại nhuận nhưng không được trả công cho công việc đó. - Đã có việc làm trước đó nhưng đang trong thời gian nghỉ đã được cho phép của người quản lý và sẽ trở lại làm việc sau thời gian nghỉ phép. ng Căn cứ vào thời gian làm việc của người được coi là có việc làm thì có thể phân loại như sau: ườ - Người đủ việc làm: là những người có điều kiện sử dụng hết thơi gian lao động theo quy định. Trong thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam thì người đủ việc Tr làm gồm những người có số giờ làm việc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 40 giờ nhưng lớn hơn hoặc bằng giờ quy định đối với những người làm những công việc nặng nhọc, độc hại theo quy định hiện hành. Số giờ quy định trên có thể thay đổi theo từng năm hoặc từng thời kỳ. 6 - Người thiếu việc làm: bao gồm những người mà tại thời điểm điều tra không sử dụng hết thời gian lao động quy định và nhận được thu nhập thấp từ công việc khiến họ có nhu cầu làm thêm. Tình trạng thiếu việc làm còn gọi là bán thất nghiệp. Đây là hiện tượng thường uế thấy ở lao động nông thôn làm việc theo mùa vụ, lao động ở khu vực thành thị không chính thức, lao động ở các cơ sở sản xuất kinh doanh đang gặp khó khăn, lao động ở tế H khu vực nhà nước dôi dư. Thất nghiệp và người thất nghiệp Thất nghiệp là một biểu hiện kinh tế xã hội khi con người có thể, có khả năng, muốn làm việc nhưng không thể nhận được việc làm. Thực tế trên thế giới đã được in h tóm lược và đúc kết trong nhiều văn kiện của ILO rằng: "thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động mong muốn và có khả năng làm việc, rất cK tích cực tìm kiếm nhưng không tìm được việc làm vì lý do không có chỗ làm việc trống hoặc trình độ chuyên môn không phù hợp". Thất nghiệp là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức mạnh của nền kinh tế và xã hội. Việt Nam xuất phát từ một nước họ nghèo có nền kinh tế kém phát triển, dân số tăng nhanh trong nhiều thập kỷ qua, thất nghiệp đang là một vấn đề gây sức ép rất lớn đối với các nhà hoạch định chính sách Đ ại cũng như sự lo lắng đối với từng người lao động. Khái niệm về người thất nghiệp cũng có những quan điểm khác nhau, tùy theo mục đích và hoàn cảnh cụ thể của từng người. Theo tổ chức lao động thế giới ILO thì ng cho rằng, người thất nghiệp đó là ngững người có thể và muốn làm việc, chủ động và tích cực tìm kiếm việc làm, nhưng không thể tổ chức được lao động vì không có chỗ ườ làm trống vì nghề nghiệp không phù hợp. Ở Việt Nam khái niệm về người thất nghiệp được hiểu là những người trong độ tuổi lao động nhưng chưa có việc làm (theo định Tr nghĩa nghiên cứu chính sách xã hội nông thôn Việt Nam) Để xác định quy mô cơ cấu nhóm dân số hoạt động kinh tế người có việc làm, người thiếu việc làm cần căn cứ vào: - Tỷ lệ người có việc làm: Là tỷ lệ % người có việc làm so với dân số hoạt động kinh tế. 7 - Tỷ lệ người thất nghiệp: Là tỷ lệ % người thất nghiệp so với dân số hoạt động kinh tế. - Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng: là tỷ lệ % của tổng số thời gian làm việc thực tế so với quỹ thời gian có nhu cầu làm thêm (bao gồm thời gian thực tế đã uế làm việc và thời gian có nhu cầu làm thêm) của dân số hoạt động kinh tế. - Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên là nguồn dân số đảm bảo nguồn cung tế H cấp sức lao động cho sản xuất hàng hóa và dịch vụ, bao gồm cả những người đang lao động hay chính xác hơn là những người làm công ăn lương, người thuê lao động và những người tự tổ chức lao động, những người thiếu việc làm. - Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên bao gồm những người đủ 15 tuổi trở in h lên, nhưng cũng không thuộc vào số những người lao động và thất nghiệp. Đó là học sinh, sinh viên, quân nhân sắp được giải ngũ, những người nội trợ. Cán bộ hưu trí cùng 1.1.1.3. Thu nhập cK với những người không có khả năng lao động và những người khác. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thu nhập và cũng có không ít cách tiếp họ cận vấn đề này. Việc xác định thu nhập của một cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng. Thông qua thu nhập của một gia đình có thể đánh giá được mức sống của họ trong Đ ại từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên, ở một góc độ khác nhau người ta có thể đưa ra các ý kiến khác nhau về thu nhập. Các nhà kinh tế học hiện đại đã đưa ra hai quan niệm mới về thu nhập ng như sau: - Quan điểm về “thu nhập bao quát”: là mọi khoản thu ròng từ các nguồn sau ườ khi đã khấu trừ các chi phí để tạo ra chúng. - Quan điểm về “thu nhập hạn hẹp”: dựa trên cơ sở thu nhập chỉ giới hạn trong Tr những lợi ích phát sinh lặp đi lặp lại, có tính chất liên tục. Tổng thu nhập của người lao động là một số tiền mà người lao động nhận được từ các nguồn thu và họ được toàn quyền sử dụng cho bản thân và gia đình. Từ điển kinh tế thị trường đưa ra khái niệm về thu nhập: “Thu nhập cá nhân là tổng số thu nhập đạt được từ các nguồn khác nhau của các nhân trong một khoảng thời gian nhất dịnh, thu nhập cá nhân từ nhiều nguồn khác nhau đều từ nguồn thu nhập 8 quốc dân. Thu nhập quốc dân là sự phân phối và tái phân phối thu nhập quốc dân đến từng người, bất kể lao động có trong cơ quan đơn vị để làm ra sản phẩm vật chất hay không”. Thu nhập chủ yếu do các bộ phận cấu thành: thu từ lao động; thu nhập từ kinh doanh; thu từ các khoản thuế, thu từ lợi tức. uế - Các dạng thu nhập khác Theo Paul. A. Samuelson: “Thu nhập là tổng số tiền kiếm được hoặc thu góp tế H được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)”. Thuật ngữ tiền ở đây được hiểu là những khoản thu dưới dạng tiền hay hiện vật được tính thành tiền, nó bao gồm cả phần sản xuất để tự tiêu dùng, nhận được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ lao động hoặc không từ lao động, từ quyền sở hữu về tài sản, về tiền in h mà có hoặc tiêu dùng các dịch vụ không phải thanh toán. Qua phân tích các khái niệm trên, thu nhập có thể được hiểu như sau: Thu cK nhập là tổng giá trị tài sản và của cải được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ mà một chủ thể nào đó trong nền kinh tế - xã hội tạo ra và nhận được từ các nguồn lao động, tài sản hay đầu tư thông qua quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân họ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). 1.1.2. Đặc điểm của nguồn lao động trong nông nghiệp Đ ại Nguồn lao động trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. Về số lượng bao gồm những người trong độ tuổi (năm từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 ng tuổi và những người trên và dưới độ tuổi nói trên tham gia sản xuất nông nghiệp). Như vậy, về lượng nguồn lao động trong nông nghiệp khác ở chỗ, nó không chỉ ườ những người trong độ tuổi mà bao gồm cả những người trên và dưới độ tuổi có khả năng và thực tế tham gia lao động. Về chất lượng bao gồm cả thể lực và trí lực của Tr người lao động, cụ thể là trình độ sức khỏe, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ và tay nghề của người lao động. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp có những đặc điểm riêng khác so với các ngành sản xuất vật chất khác, trước hết mang tính thời vụ cao là nét đặc trưng điển hình tuyệt đối không thể xóa bỏ, nó làm phức tạp quá trình sử dụng yếu tố nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Là thứ lao động tất yếu, xu hướng có tính quy luật là không 9 ngừng thu hẹp về số lượng và được chuyển một phần sang các ngành khác, trước hết là công nghiệp với những lao động trẻ khỏe có trình độ văn hóa và kỷ thuật. Vì thế số lao động ở lại trong khu vực công nghiệp thường là những người có độ tuổi trung bình cao và tỷ lệ này có xu hướng tăng lên. uế Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống - cây trồng, vật nuôi. Chúng có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng, lao động với trình độ và công cụ của mình tế H tác động vào các đối tượng này để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhu cầu sống. Vì vậy, những hành vi trong nông nghiệp không những phải linh hoạt, khéo léo, chính xác mà còn phải cảm nhận tinh tế từng đối tượng mới có thể đạt hiệu quả như mong đợi. Ví dụ, tùy vào từng loại đất loại cây mà ta có thể bố trí lao động cho phù in h hợp và có những biện pháp tăng năng suất như trồng xen canh, luân canh đối với những cây trồng thích hợp để cho một kết quả cao nhất. 1.1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên cK 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động Thứ nhất: Đất đai và các nguồn lợi tự nhiên họ Nói đế nông thôn là nói đến nông nghiêp, nông dân và trong nông nghiệp mối quan tâm hàng đầu là đất đai - tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu. Đ ại Lao động nông thôn đang tăng lên ngày càng mâu thuẫn với quỹ đất có xu hướng giảm dần theo đầu người. Có thể nói quỹ đất là nguồn sống của người dân ở nông thôn nhưng quỹ đất nông nghiệp lại có hạn, khai hoang vẫn chưa nhiều, đất ng chuyển sang chuyên dùng thổ cư quá lớn làm cho quỹ đất sản xuât nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Song song với xu hướng lao động tràn ra thành thị tìm việc làm cũng ườ co không ít nhà máy, xí nghiệp mọc lên ở các khu vực nông thôn nơi có quỹ đất lớn và các điều kiện thuận lợi cho sản xuất làm cho đất bình quân trên lao động nông thôn Tr giảm xuống. Đất chật người đông, lại bị phân tán manh mún là mâu thuẫn gay gắt giữa cung lao động ở nông thôn dẫn đến sức ép lớn về việc làm. Ảnh hưởng của đất đai đến việc làm và thu nhập lao động ở nông thôn không chỉ thể hiện ở quy mô đất đai mà còn ở trình độ sử dụng đất. 10 Thứ hai: Khí hậu thời tiết Đặc điểm nổi bậc của sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu, nó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất ở nông thôn. Do điều kiện địa hình, mà thời tiết mỗi vùng không giống nhau, tạo nên một hệ uế thống cây trồng, vật nuôi đa dạng ở mỗi địa phương khác nhau. Nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới pha ôn đới, số giờ nắng trong năm khá cao và nhiều đặc trưng khác cho việc tế H trồng xen, trồng gối, tăng vụ và thâm canh. Nhờ những ưu thế đó nhiều nơi đã thực hiện gieo trồng được ba hoặc bốn vụ trong năm, tăng nhu cầu sử dụng lao động. Bên cạnh những thuận lợi trên, nền nông nghiệp nước ta cũng gặp phải nhiều khó khăn ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp như: lũ lụt, hạn hán, bão, lốc… Vì in h thế, tổ chức tạo việc làm cho lao động nông thôn ở mỗi vùng, mỗi địa phương phải căn cứ vào yếu tố tự nhiên của đại phương mình sao cho hiệu quả nhất. cK 1.1.3.1. Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội Thứ nhất: Dân số và lao động Dân số và sự phát triển xã hội là những nhân tố vận động theo các quy luật khác họ nhau trong quá trình tái sản xuất xã hội nhưng lại có quan hệ hữu cơ với nhau. Một trong những mối quan hệ quan trọng giữa dân số và lao động là vấn đề tăng trưởng lực Đ ại lượng lao động và cơ hội tạo việc làm phù hợp. Tốc độ tăng dân số của khu vực nông thôn cao hơn thành thị nhưng đất đai lại có hạn làm cho diện tích bình quân đầu người nói chung có xu hướng giảm xuống. Ở nhiều vùng nông thôn, nông dân đã cố gắng ng thay đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện tốt việc luân canh tăng vụ, mở rộng diện tích gieo trồng nhân hệ số sử dụng ruộng đất lên 2 - 3 lần/năm. Tuy nhiên, thu nhập từ các hoạt ườ động nông nghiệp là rất thấp, trong khi ngành nghề chưa phát triển làm cho đời sống của nông dân ngày càng khó khăn. Nạn thiếu việc làm đặc biệt gay gắt ở các vùng Tr đồng bằng đất chật, người đông. Vì vậy đã diễn ra hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm. Tuy đây là biện pháp tốt nhất để nông dân tự tạo việc làm trong khi vốn đầu tư của nhà nước cho vấn đề này còn nhiều hạn chế nhưng lại gây không ít khó khăn cho những người làm công tác quản lý ở đô thị và ngay với cả những người di cư đó. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan