Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã triệ...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã triệu long, huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

.PDF
90
433
109

Mô tả:

GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ TRIỆU LONG, HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ Giáo viên hướng dẫn Th.S. Nguyễn Văn Lạc Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Cúc Lớp: K46A - KTNN Khóa học 2012 - 2016 Huế, 05/2016 Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các cá nhân trong và ngoài trường. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới toàn thể thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và phát triển cùng các thầy giáo trong trường Đại học Kinh Tế Huế đã dìu dắt, dạy dỗ em trong quá trình học tập tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo – Th.s. Nguyễn Văn Lạc, người đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian và tâm huyết đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo UBND xã Triệu Long, Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị, cùng toàn thể các hộ gia đình và người lao động trên địa bàn xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành nội dung đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên khóa luận của em không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Vậy nên em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô và bạn đọc để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế ngày 15 tháng 5 năm 2016 Nguyễn Thị Kim Cúc Nguyễn Thị Kim Cúc GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ...................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ....................................................................................... iii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ iv PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2 2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2 3.2.1. Phạm vi về không gian .......................................................................................... 2 3.2.2. Phạm vi về thời gian .............................................................................................. 2 3.2.3. Phạm vi về nội dung .............................................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 3 4.1. Phương pháp chọn điểm ........................................................................................... 3 4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................... 3 4.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................................ 3 4.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp .......................................................................................... 3 4.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 3 4.3.1. Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................. 3 4.3.2. Phương pháp thống kê mô tả ................................................................................. 3 4.3.3. Phương pháp chuyên gia ....................................................................................... 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 4 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN .................................................................................. 4 Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc 1.1. Cơ sở lý luận về việc làm, lao động nông thôn ........................................................ 4 1.1.1. Những lý luận chung về việc làm và việc làm nông thôn ..................................... 4 1.1.2.Cơ sở lý luận về lao động nông thôn ...................................................................... 7 1.1.3. Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn và lao động nông thôn.................... 7 1.1.4. Nội dung của giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ................................... 9 1.1.4.1 Hướng nghiệp ...................................................................................................... 9 1.1.4.2. Đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn. ............................................. 10 1.1.4.3. Giới thiệu việc làm ........................................................................................... 10 1.1.4.4. Xuất khẩu lao động ........................................................................................... 10 1.1.5. Ý nghĩa tạo việc làm cho lao động nông thôn ..................................................... 11 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động ............................ 11 1.1.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................... 13 1.1.7.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguồn lao động .......................................................... 13 1.1.7.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh phân bổ và sử dụng lao động .................................... 13 1.1.7.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh việc làm ..................................................................... 14 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 14 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn . 14 1.2.2. Thực trạng việc làm cho lao động nông thôn tại Việt Nam ................................ 16 1.2.3. Kết quả giải quyết việc làm của Tỉnh Quảng Trị ................................................ 18 1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra .................................................................................. 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM LAO ĐỘNG NÔNG THÔN XÃ TRIỆU LONG ...................................................................................................................... 21 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 21 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 21 2.1.1.1. Vị Trí địa lý ...................................................................................................... 21 2.1.1.2. Thời tiết khí hậu. .............................................................................................. 21 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội. .................................................................................... 22 2.1.2.1. Tình hình dân số và lao động ........................................................................... 22 2.1.2.3. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng .................................................................... 24 Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc 2.1.2.4. Tình hình phát triển kinh tế của ........................................................................ 24 2.2. Thuận lợi và khó khăn .......................................................................................... 28 2.3.1. Phân theo độ tuổi ................................................................................................. 30 2.3.2. Phân theo trình độ chuyên môn ........................................................................... 32 2.4. Thực trạng lao động nông thôn và việc làm trên địa bàn xã Triệu Long ............... 33 2.4.1. Cơ cấu việc làm của lao động nông thôn ............................................................ 34 2.4.2. Thực trạng việc làm của lao động nông thôn theo ngành nghề ........................... 36 2.4.3. Tình hình lao động làm thuê ................................................................................ 41 2.4.4. Thời gian lao động của lao động nông thôn ........................................................ 42 2.4.5. Kết quả giải quyết việc làm lao động nông thôn ................................................. 43 2.4.5.1. Hướng nghiệp ................................................................................................... 43 2.4.5.2. Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm ................................................................. 43 2.4.5.3. Giới thiệu việc làm ........................................................................................... 47 2.4.5.4. Xuất khẩu lao động ........................................................................................... 48 2.4.5.5. Hỗ trợ cho người lao động trong giải quyết việc làm trên địa bàn xã Triệu Long ......... 49 2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại xã Triệu Long ..................................................................................................................... 52 2.5.1. Nhóm nhân tố thuộc chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước .................. 52 2.5.2. Phát triển kinh tế .................................................................................................. 54 2.5.3. Bản thân người lao động ..................................................................................... 55 2.5.4. Nguyên nhân thất nghiệp ..................................................................................... 56 2.6. Đánh giá thực trạng giải quyết việc làm trên địa bàn xã ........................................ 57 2.6.1. Thành tựu ............................................................................................................. 57 2.6.2. Hạn chế ................................................................................................................ 58 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở XÃ TRIỆU LONG ........................................................................................ 61 3.1. Định hướng, mục tiêu giải quyết việc làm của xã Triệu Long trong thời gian tới........... 61 3.2. Các giải pháp cụ thể giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của Xã Triệu Long trong thời gian tới ................................................................................................. 63 Nguyễn Thị Kim Cúc Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc 3.2.1. Nhóm giải pháp đào tạo nghề nâng cao trình độ ................................................. 63 3.2.2. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế- xã hội ...................................................... 65 3.2.3. Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách ..................................................................... 65 3.2.4. Một số giải pháp khác.......................................................................................... 66 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 68 3.1. Kết luận................................................................................................................... 68 3.2. Kiến nghị ................................................................................................................ 69 3.2.1. Với nhà nước ....................................................................................................... 69 3.2.2. Với chính quyền các cấp ..................................................................................... 70 3.2.3. Với doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình .............................................................. 70 Nguyễn Thị Kim Cúc GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BQ Bình quân BCH Ban chấp hành CC Cơ cấu CN – TTCN Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp TM – DV Thương mại – dịch vụ CN – XD Công nghiệp – xây dựng CNH – HDDH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa Ha Héc ta HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân ILO Internatinal Labour Qrganization KH – KT Khoa học – kỹ thuật NĐ – CP Nghị định – chính phủ SL Số lượng LĐ & TBXH Lao động và thương binh xã hội THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông XKLĐ Xuất khẩu lao động Nguyễn Thị Kim Cúc i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Dân số và lao động của xã năm 2015 ...........................................................22 Bảng 2.2: Tình hình đất đai của Xã năm 2015 ..............................................................23 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất nông nghiệp của xã giai đoan 2013 - 2015 ....................26 Bảng 2.4: Tình hình chăn nuôi giai đoạn 2013 - 2015 ..................................................27 Bảng 2.5: Lực lượng lao động nông thôn xã phân theo nhóm tuổi ...............................30 Bảng 2.6: Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn xã ...............................32 Bảng 2.7: Cơ cấu việc làm lao động nông thôn trên địa bàn xã năm 2015 ...................34 Bảng 2.8: Cơ cấu lao động phân theo ngành nghề ........................................................36 Bảng 2.9: Lao động nông thôn thiếu việc làm phân theo ngành nghề ..........................38 Bảng 2.10: Tình hình tạo việc làm cho lao động nông thôn giai đoạn 2014 - 2016 ...........40 Bảng 2.11: Tình hình lao động làm thuê Xã Triệu Long năm 2014 - 2015 ..................41 Bảng 2.12: Thời gian lao động của nhóm hộ điều tra năm 2015 ..................................42 Bảng 2.13: Số lượng lao động nông thôn tham gia hoạt động hướng nghiệp ...............43 Bảng 2.14: Một số chương trình tư vấn và đào tạo của Trung tâm giới thiệu việc làm giai đoạn 2013 – 2015 ...................................................................................................44 Bảng 2.15: Số lượng lao động nông thôn tham gia giới thiệu việc làm và tỷ lệ lao động có việc làm khi tham gia giới thiệu việc làm 2013 – 2015............................................47 Bảng 2.16: Các chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo .......................................51 Bảng 2.17: Nguyên nhân thất nghiệp của lao động xã Triệu Long ...............................56 Bảng 2.18: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn xã .............................57 Nguyễn Thị Kim Cúc ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Thể hiện trình độ hộc vấn của lao động nông thôn trên toàn xã...............32 Biểu đồ 2.2: Thể hiện cơ cấu lao động theo giới tính ..................................................34 Biểu đồ 2.3:Thể hiện cơ cấu việc làm của lao động nông thôn.................................... 35 Biểu đồ 2.4: Thể hiện cơ cấu lao động phân theo ngành nghề .....................................37 Biểu đồ 2.5: Tình hình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở Xã .................. 45 Nguyễn Thị Kim Cúc iii GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Để xã hội và đời sống người dân ngày một phát triển thì những công việc quan trọng hàng đầu mà chúng ta cần thực hiện đó là tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động đặc biệt là người lao động nông thôn. Giải quyết việc làm luôn là một vấn đề nóng hổi và còn là thách thức cần được quan tâm với mỗi chúng ta. Muốn đất nước phát triển, đời sống người dân được nâng cao thì trước hết chúng ta cần phải tạo việc làm cho người lao động và xóa đói giảm nghèo. Hiện nay đất nước đang ngày một phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang hướng CNH, HĐH vậy nên vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn đang cần được quan tâm sâu sắc và có những bước đi tích cực. Xã Triệu Long, Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị là một xã thuần nông, có nguồn lao động dồi dào, trên địa bàn xã ngoài những công việc nông nghiệp còn có nhiều ngành nghề phi nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn có nhiều lao động chưa có việc làm hoặc có nhưng những việc làm này không ổn định, không mang tính chuyên môn. Bên cạnh đó, do tính chất nông nghiệp nên thu nhập của người lao động là rất thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém nên không thu hút được nguồn lao động khác vào làm việc. Trên những cơ sở đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị”. Mục đích nghiên cứu đề tài này là: Đánh giá đúng và đầy đủ thực trạng việc làm lao động nông thôn để từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Triệu Long, Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, cần vạch ra và thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn việc làm lao động nông thôn, đánh giá đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Triệu Long, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã, đề xuất định hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Triệu Long. Nguyễn Thị Kim Cúc iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là lao động nông thôn, việc làm cho lao động trên địa bàn xã Triệu Long. Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về đối tượng cần nghiên cứu. Vì vậy, tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản về lao động và việc làm nông thôn như sau: Việc làm, việc làm nông thôn, lực lượng lao động, sức lao động, đặc điểm của việc làm nông thôn, đặc điểm của lao động nông thôn. Cùng với những lý luận này, nghiên cứu còn đề cập và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho nông thôn và ý nghĩa tạo việc làm cho lao động nông thôn, các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn. Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn với thực tiễn, là cơ sở để ta tìm hiểu thực tiễn của vấn đề rõ hơn, sâu sắc hơn. Chúng tôi đã đưa ra cơ sở thực tiễn như sau: Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Thực trạng việc làm của lao động nông thôn ở Việt Nam, kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Quảng trị, bài học kinh nghiệm. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn tại địa bàn xã Triệu Long, qua đó có một số vấn đề nổi bật như sau: Thực trạng giải quyết việc làm trên địa bàn xã Triệu Long, phân tích đưa ra các kết quả đạt được và những hạn chế gặp phải, từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn xã Triệu Long. Chất lượng lao động của xã hiện nay còn quá thấp, chủ yếu là lao động chỉ đạt trình độ trung học cơ sở, tỷ lệ lao động được tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có bằng cấp là rất thấp. Ngoài ra những lao động có trình độ chuyên môn thì không tìm kiếm được việc làm phù hợp nên cũng thất nghiệp. Số lượng lao động trên địa bàn xã tăng theo mỗi năm, tuy nhiên chưa thể phát huy và có công việc ổn định nâng cao đời sống người lao động. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, Nhà nước, xã Triệu Long đã tạo ra được sự chuyển biến cơ bản về nhận thức, phương thức tạo việc làm, đã huy động được một số nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và việc làm. Chương trình giải quyết việc làm đã được triển khai thực hiện có hiệu quả với sự quan tâm của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể. Do vậy mà công tác giải quyết việc làm đã đạt được một số kết quả tích cực về số lượng, chất lượng cũng như Nguyễn Thị Kim Cúc v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc mức ổn định việc làm. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại trong vấn đề giải quyết việc làm như: - Thứ nhất: Tỷ lệ thiếu và không có việc làm ổn định còn cao. - Thứ hai: Chưa có những chủ trương thiết thực và khuyến khích giải quyết việc làm, mở lớp đào tạo nghề và hướng nghiệp. - Thứ ba: Số lao động đi xuất khẩu lao động chưa cao, chưa tương xứng tiềm năng. - Thứ tư: Cơ sở hạ tầng thấp kém, chưa có vốn đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, các nhà máy chế biến tại địa phương nên không thu hút được lao động làm việc. - Thứ năm: Trên địa bàn xã ngoài sản xuất nông nghiệp còn có các ngành nghề phi nông nghiệp tạo thu nhập khá ổn định, tuy nhiên còn chưa áp dụng được những thế mạnh này vào giải quyết việc làm. Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên, tôi đưa ra một số giải pháp sau: - Nhóm giải pháp đào tạo nghề nâng cao trình độ + Hướng nghiệp + Đào tạo nghề + Giới thiệu việc làm + Xuất khẩu lao động - Nhóm giải pháp về phát triển kinh tê – xã hội - Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách - Một số giải pháp khác + Thực hiện chiến lược phát triển dân số + Thực hiện chiến lược sử dụng diện tích đất đai một cách có hiệu quả + Thực hiện chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng + Phân bổ lại quỹ thời gian lao động cho lao động nông thôn. Khóa luận đã đưa ra các giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm và tạo cơ hội có việc làm cho người lao động nông thôn trong xã bây giờ và trong tương lai. Những giải pháp này nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn lao động để họ có cơ hội tham gia vào thị trường lao động trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó thì tôi đưa ra kiến nghị đối với Nhà nước, Chính quyền các cấp, doanh nghiệp, công ty, hộ gia đình nhằm góp phần giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn trên địa. Nguyễn Thị Kim Cúc vi GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm và tìm kiếm việc làm cho người lao động được coi là một trong những vấn đề sống còn của xã hội, là mối quan tâm của nhiều quốc gia. Việc làm là yếu tố vô cùng quan trọng cuả đời sống mỗi một người lao động, là điều kiện để con người tồn tại và phát triển trong xã hội. Ở Việt Nam, với đặc điểm dân số đông, trẻ, nên có nguồn lao động phong phú, dồi dào. Đặc điểm đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của chúng ta, song đồng thời nó cũng luôn tạo ra sức ép về việc làm cho toàn xã hội. Vì vậy, quan tâm giải quyết việc làm, ổn định việc làm cho người lao động luôn là một trong những giải pháp về phát triển kinh tế xã hội và là chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng ta đã đề ra. Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, lao động Việt Nam có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm. Người lao động có thể vươn lên nắm bắt tri thức và tự do làm giàu bằng tri thức của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó, những thách thức đặt ra cho người lao động Việt Nam: đó là yêu cầu về chất lượng lao động, người lao động không biết nghề, hoặc biết không đến nơi đến chốn thì rất khó tìm việc làm. Mặt khác, kinh nghiệm các nước cho thấy ngành dễ bị tổn thương nhất là nông nghiệp và đối tượng dễ bị tác động nhất là nông dân. Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn vẫn luôn là vấn đề mang tính cấp bách. Ở tỉnh Quảng Trị nói chung và Triệu Long nói riêng, hiện nay, số người thất nghiệp và bán thất nghiệp rất đông, nhất là khu vực nông thôn. Một số khác có việc làm nhưng giản đơn và thu nhập thấp. Do đó, vấn đề tạo việc làm và ổn định việc làm cho người lao động ở nông thôn xã Triệu Long là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nguyễn Thị Kim Cúc 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc Chính vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp, với hy vọng sẽ đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn tỉnh Quảng Trị, đáp ứng phần nào nhu cầu đòi hỏi của địa phương và trên phạm vi cả nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá đúng và đầy đủ thực trạng việc làm lao động nông thôn để từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vấn đề việc làm nói chung và việc làm nông thôn nói riêng. - Đánh giá thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn xã Triệu Long. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề liên quan đến việc làm và nhu cầu việc làm của người lao động nông thôn trên địa bàn xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị 3.2.2. Phạm vi về thời gian Đề tài tập trung thu thập và nghiên cứu số liệu thứ cấp thời kỳ 2013-2015, số liệu sơ cấp được thu thập ở các hộ nông dân năm 2015. Nguyễn Thị Kim Cúc 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc 3.2.3. Phạm vi về nội dung Đề tài chủ yếu nghiên cứu về thực trạng lao động nông thôn ở xã Triệu Long, tìm ra những tồn tại khó khăn và những thuận lợi trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp kinh tế chủ yếu, kết hợp với các giải pháp về khoa học kỹ thuật và giải pháp xã hội. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp chọn điểm Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi chọn 3 điểm nghiên cứu đại diện cho xã, cụ thể: + Thôn Bích Khê: Có lợi thế về chăn nuôi, thủy sản. + Thôn An Mô: Có lợi thế về cả phát triển các mô hình kinh tế như mô hình VAC và sản xuất rau màu. + Thôn Phương Ngạn: Chủ yếu là đất bằng phẳng nên có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, cây lương thực, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghề truyền thống (làm nón, làm lồng tre, làm quạt…) 4.2. Phương pháp thu thập số liệu 4.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp Thông tin thu thập từ UBND xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; báo chí; internet và các nguồn thông tin khác… 4.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp Chọn mẫu điều tra: Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp với khoảng cách cho trước. Cụ thể chúng tôi điều tra 60 hộ, trong đó: Thôn Bích Khê 20 hộ, thôn Phương Ngạn 20 hộ và thôn An Mô 20 hộ từ đó thống kê thu thập số liệu phục vụ cho quá trình làm bài. 4.3. Phương pháp xử lý số liệu 4.3.1. Phương pháp phân tích số liệu 4.3.2. Phương pháp thống kê mô tả 4.3.3. Phương pháp chuyên gia Nguyễn Thị Kim Cúc 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận về việc làm, lao động nông thôn 1.1.1. Những lý luận chung về việc làm và việc làm nông thôn Để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu nêu trên đề tài dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động mà đặc biệt là lao động nông thôn, và tiếp thu những kết quả mà công trình nghiên cứu về việc làm và giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay. Một số khái niệm về việc làm: Trước đây trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, người lao động được coi là có việc làm và được xã hội trân trọng khi người đó làm việc trong thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Trong cơ chế trước đây nhà nước bố trí, sắp xếp việc làm cho người lao động, trong xã hội lúc đó không thừa nhận các hiện tượng thất nghiệp, thiếu việc làm, lao động dư thừa hay không đầy đủ. Ngày nay khi chuyển sang nền kinh tế thị trường quan niệm về việc này đã thay đổi một cách căn bản. Trên cơ sở vận dụng khái niệm việc làm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) và nghiên cứu điều kiện cụ thể ở Việt nam, khái niệm việc làm mới đã được đưa vào và được sự đồng tình của nhiều người, đó là: “ Người có việc làm là người làm việc trong lĩnh vực, ngành nghề, đang hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, đem lại thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời góp một phần cho xã hội”.  Khái niệm về thất nghiệp và thiếu việc làm Với quan niệm về việc làm và các điều kiện của việc làm thì thị trường lao động có nhu cầu việc làm rất rộng lớn. Vấn đề việc làm và khả năng tạo việc làm cho người lao động nông thôn nhằm giải phóng cho người lao động có tiềm năng đang thất Nguyễn Thị Kim Cúc 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc nghiệp có được việc làm là rất cao. Vì vậy đi đôi với vấn đề việc làm luôn là hai vấn đề quan trọng: Thất nghiệp và thiếu việc làm. - Thiếu việc làm Có thể hiểu là trạng thái trung gian giữa có việc làm đầy đủ và thất nghiệp. Thiếu việc làm được hiểu là có thời gian làm việc dưới mức quy chuẩn của người có đủ việc làm và có nhu cầu làm việc thêm, với mức thời gian tùy thuộc vào từng ngành nghề có tính chất công việc, theo quy định cụ thể trong từng thời kỳ. - Thiếu việc làm vô hình Là những người có đủ việc làm và làm đủ thời gian, thậm chí còn quá thời gian quy định nhưng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng lao động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng suất lao động thấp và thường có mong muốn tìm công việc khác có thu nhập cao hơn. - Thiếu việc làm hữu hình Là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian ít hơn quỹ thời gian quy định, không đủ việc làm và đang có mong muốn tìm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc. - Thất nghiệp Là tình trạng một bộ phận lao động có sức lao động muốn làm việc nhưng chưa thể tìm được việc làm với mức tiền công không thấp hơn mức lương tối thiểu quy định. Có những loại thất nghiệp sau: - Thất nghiệp tạm thời Phát sinh do sự di chuyển lao động, trong thời gian di chuyển người lao động không có việc làm. - Thất nghiệp cơ cấu Xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động, việc làm. Sự không ăn khớp giữa số lượng và chất lượng đào tạo và cơ cấu về yêu cầu việc làm. - Thất nghiệp tự nguyện Là người lao động không muốn làm việc vì nhiều lý do khác nhau. Nguyễn Thị Kim Cúc 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc - Thất nghiệp trá hình: Là tình trạng người lao động được sử dụng dưới mức khả năng của họ. Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề thất nghiệp được coi là vấn đề xã hội có tính nan giải cao. Thực sự thất nghiệp đã trở thành vấn đề xã hội đối với mọi nền kinh tế và vẫn sẽ là bài toán khó và rất khó có lời giải đáp trong những năm qua, không chỉ phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển mà ngày nay các nước đang phát triển cũng phải đối đầu với thực trạng này. Thất nghiệp không chỉ là nguồn gốc của sự mất bình đẳng, nạn nghèo khó mà còn gây ra tình trạng lãng phí nhân lực. Một biểu hiện khác của thất nghiệp là thiếu việc làm, đây là những hiện tượng phổ biến ở những nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Theo kinh nghiệm của thế giới, để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực ở mỗi quốc gia cần phải lập sơ đồ về lực lượng lao động riêng của mình. Việt Nam đã vận dụng sơ đồ lực lượng lao động của ILO và một số nước khác, tuy nhiên có thể lấy tuổi giới hạn từ 15-55 đối với nữ và từ 15-60 đối với nam. Do đó tính theo sơ đồ về lực lượng lao động thì: “Thất nghiệp là do cung về lao động vượt quá cầu hoặc không phù hợp về cơ cấu lao động, làm cho một bộ phận người lao động không tìm được việc làm (với khái niệm này cần lưu ý đến các đối tượng chưa làm bao giờ như thanh niên mới bước vào tuổi lao động nhưng chưa có việc làm và những người lao động mất việc). - Giải quyết việc làm Là tạo ra nhiều chỗ làm việc cho người lao động, chủ yếu hướng tới đối tượng thất nghiệp chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm nhằm tạo thêm chỗ làm cho người lao động, duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp. - Lao động Là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần thỏa mãn các nhu cầu của bản thân và xã hội. - Tạo việc làm Tạo việc làm là hoạt động kiến thiết cho người lao động có được một công việc cụ thể mang lại thu nhập cho họ và không bị pháp luật ngăn cấm. Người tạo công việc Nguyễn Thị Kim Cúc 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc cho người lao động có thể là Chính phủ thông qua các chính sách, có thể là một tổ chức hoạt động kinh tế ( các công ty, doanh nghiệp, các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh..) và các cá nhân, thông qua các hoạt động thuê mướn nhân công. - Tạo việc làm ổn định Công việc được tạo ra cho người lao động mà tại chỗ làm việc đó và thông tin qua công việc đó họ có thu nhập lớn hơn mức thu nhập tối thiểu hiện hành và ổn định theo thời gian từ 3 năm trở lên. Việc làm ổn định luôn tạo cho người lao động tâm lý yên tâm trong công việc để lao động hiệu quả hơn. - Tạo việc làm không ổn định Được hiểu theo hai nghĩa. Đó là: + Công việc ổn định nhưng người lao động phải luôn năng động theo thời gian, thường xuyên thay đổi vị trí làm việc nhưng vẫn thực hiện cùng một công việc. + Công việc làm không ổn định mà người lao động phải thay đổi công việc của mình liên tục trong thời gian ngắn. 1.1.2. Cơ sở lý luận về lao động nông thôn  Khái niệm về lực lượng lao động và sức lao động - Lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và có nhu cầu lao động. - Lực lượng lao động nông thôn là bộ phận dân số trong và ngoài độ tuổi lao động, trong khu vực nông thôn, có khả năng lao động và có nhu cầu về lao động.  Khái niệm về sức lao động Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực và tâm lực tồn tại trong con người và có khả năng bỏ ra để hoàn thành công việc trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. 1.1.3 .Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn và lao động nông thôn  Đặc điểm việc làm của lao động nông thôn: - Thu nhập thấp - Không sử dụng hết quỹ thời gian lao động - Công việc đơn giản, thủ công, ít đòi hỏi tay nghề cao. Nguyễn Thị Kim Cúc 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Văn Lạc - Việc làm ở nông thôn lao động mang tính thuần nông nên làm việc chỉ dựa vào kinh nghiệm không qua đào tạo là phổ biến. - Việc làm ở nông thôn mang tính tự phát, tức người lao động tự tạo việc cho mình làm để hạn chế thời gian nhàn rỗi. - Cần nhiều công, sức khỏe để hoàn thành tốt và có hiệu quả công việc cao. - Việc làm nông thôn cần nhiều thời gian hơn, cụ thể là đối với lao động làm việc trong các ngành nghề khác thì thời gian họ làm việc ngắn hơn, khoảng 6 – 8 tiếng thì lao động nông thôn làm nhiều hơn có thể là 10 – 12 tiếng. Từ đó cũng thấy sự khác biệt rõ rệt giữa việc làm nông thôn và việc làm ngoài nông thôn.  Đặc điểm của lao động nông thôn: Cơ cấu lao dộng làm nông nghiệp chiếm đến 90% lao động nông thôn do đó mà các đặc điểm của nguồn lao động nông thôn cũng tương đồng với đặc điểm của lao động trong sản xuất nông nghiệp. - Thứ nhất: Là mang tính chất thời vụ cao và không thể xóa bỏ được tính chất này. Sản xuất nông nghiệp luôn chịu tác động và bị chi phối mạnh mẽ bởi các quy luật sinh học và điều kiện tự nhiên của từng vùng (khí hậu, đất đai...). Do đó, quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao, thu hút lao động không đồng đều. Chính vì tính chất này đã làm cho việc sử dụng lao động ở các vùng nông thôn trở nên phức tạp hơn. - Thứ hai: Lao động nông thôn rất dồi dào và đa dạng về độ tuổi và có thích ứng lớn. Do đó, việc huy động và sử dụng đầy đủ nguồn lực lao động có ý nghĩa rất quan trọng và phức tạp, đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức quản lý lao động tốt để tăng cường lực lượng lao động cho sản xuất nông nghiệp. - Thứ ba: Lao động nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp. Sản xuất nông nghiệp có nhiều việc gồm các khâu với các tính chất khác nhau. Hơn nữa mức độ áp dụng máy móc thiết bị vào sản xuất còn thấp vì thế mà sản xuất nông nghiệp chỉ đòi hỏi về sức khỏe, sự lành nghề và kinh nghiệm. Mỗi lao động có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau nên lao động nông thôn ít chuyên sâu hơn lao động trong các ngành công nghiệp và một số ngành khác. Bên cạnh đó, phần lớn lao động nông Nguyễn Thị Kim Cúc 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan