Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp phát triển cây hồng gia thanh tại huyện phù ninh tỉnh ph...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển cây hồng gia thanh tại huyện phù ninh tỉnh phú thọ

.PDF
95
19
100

Mô tả:

. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH TUẤN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG GIA THANH TẠI HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên - năm 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THANH TUẤN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY HỒNG GIA THANH TẠI HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8 62 01 15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ SỸ TRUNG Thái Nguyên - năm 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được dùng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Tuấn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Khoa Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các phòng ban của huyện Phù Ninh. Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các xã Gia Thanh, Bảo Thanh, Phù Ninh - huyện Phù Ninh đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập số liệu tại địa phương. Tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS. TS Lê Sỹ Trung đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bè bạn và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 01 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Tuấn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 3 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................ 3 1.1.1. Phát triển và phát triển sản xuất ........................................................................ 3 1.1.2. Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế ...................................................... 4 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của phát triển hồng quả ........................................................... 7 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển cây hồng Gia Thanh ................ 8 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 9 1.3. Các kết quả nghiên cứu có liên quan ................................................................. 11 1.3.1. Trên thế giới .................................................................................................... 11 1.3.2. Việt Nam ......................................................................................................... 13 1.4. Đánh giá chung về tổng quan ............................................................................. 20 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 21 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 21 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 21 2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 21 2.2.1. Điều kiện tự nhiên huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. ........................................ 21 2.2.2. Thực trạng trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ................ 21 iv 2.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. (Theo kết quả các hộ điều tra)........................................... 21 2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 21 2.2.5. Phân tích thuận lợi khó khăn và đề xuất giải pháp phát triển cây hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. .......................................................... 22 2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 22 2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 22 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 23 2.3.3. Phương pháp phân tích .................................................................................... 25 2.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 28 3.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội .............................................................................. 28 3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 28 3.1.2. Khí hậu, thủy văn và sông ngòi: ..................................................................... 29 3.1.3. Tài nguyên đất ................................................................................................. 29 3.1.4. Khoáng sản, tài nguyên nước và tài nguyên sinh vật:..................................... 30 3.1.5. Nhân khẩu và lao động .................................................................................... 32 3.1.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Phù Ninh........................................ 36 3.1.7. Điều kiện kinh tế của huyện Phù Ninh ........................................................... 38 3.2. Thực trạng trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. .............. 42 3.2.1. Thực trạng sản xuất và phát triển sản xuất cây ăn quả tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 42 3.2.2. Hiện trạng trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. ............... 44 3.2.3. Tình hình sử dụng giống, các kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến ............... 46 3.2.4. Tình hình tiêu thụ ............................................................................................ 47 3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ .................................................................................................... 47 3.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế từ trồng hồng Gia Thanh ....................................... 47 3.3.2. Hiệu quả xã hội ............................................................................................... 55 v 3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 56 3.4.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 56 3.4.2. Nhân khẩu và lao động .................................................................................... 57 3.4.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Phù Ninh........................................ 58 3.4.4. Điều kiện kinh tế của huyện Phù Ninh ........................................................... 58 3.4.5. Nhân tố kỹ thuật .............................................................................................. 58 3.4.6. Cơ chế chính sách ........................................................................................... 59 3.4.7. Thị trường........................................................................................................ 60 3.5. Phân tích thuận lợi khó khăn và đề xuất giải pháp phát triển cây hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ .................................................................. 61 3.5.1. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong sản xuất hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ............................................................................................. 61 3.5.2. Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển trồng cây hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.................................................................. 63 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 77 1. Kết luận ................................................................................................................. 77 2. Kiến nghị ............................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 79 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại các điểm nghiên cứu ................... 22 Bảng 3.1. Tình hình đất nông - lâm - ngư nghiệp của huyện năm 2016 ................... 30 Bảng 3.2. Tình hình đất đai của huyện năm 2016..................................................... 31 Bảng 3.3. Tình hình lao động và sử dụng lao động huyện Phù Ninh năm 2014 2016 ....................................................................................................................... 34 Bảng 3.4. Dân số và mật độ dân số các xã, thị trấn trong huyện Phù Ninh năm 2016 ......................................................................................................... 35 Bảng 3.5. Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện Phù Ninh năm 2016 ........................ 37 Bảng 3.6. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện năm 2014 - 2016 ............... 39 Bảng 3.7. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện Phù Ninh năm 2014 - 2016 ...... 40 Bảng 3.8. Diện tích cây ăn quả của huyện Phù Ninh qua các năm ........................... 43 Bảng 3.9. Diện tích, năng suất, sản lượng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh trong các năm 2104 - 2016 ...................................................................... 45 Bảng 3.10. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra tại 3 xã đại diện huyện Phù Ninh ........ 48 Bảng 3.11. Diện tích, năng suất và sản lượng hồng tại điểm điều tra năm 2016 ...... 49 Bảng 3.12. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản (tính bình quân cho 1 ha) ................... 50 Bảng 3.13. Chi phí chăm sóc hồng ở điểm điều tra năm 2016 ................................. 51 Bảng 3.14. Chi phí chăm sóc hồng ở 3 xã điều tra năm 2016 .................................. 52 Bảng 3.15. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồng theo tình hình kinh tế của hộ ở điểm điều tra năm 2016 (tính bình quân cho 1 ha) ................... 53 Bảng 3.16. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất hồng ở 3 xã điều tra năm 2016 (Tính bình quân cho 1 ha) ........................................................................ 54 Bảng 3.17. Dự kiến diện tích, năng suất, sản lượng hồng từ năm 2017 - 2020 ........ 64 Bảng 3.18. Dự kiến cơ cấu các nhóm hồng chín sớm, chính vụ và chín muộn của huyện Phù Ninh đến năm 2020 ......................................................... 64 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồng là một loại cây ăn trái thuộc Chi thị (Diospyros). Quả hồng sắc vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống, Đài hoa (calyx) thường dính với quả khi chín. Hồng Gia Thanh có nguồn gốc ở Tiên Cát, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, được dân di thực về trồng tại các vườn hộ gia đình thuộc xã Gia Thanh. Cây sinh trưởng tương đối khỏe, dạng tán cây trung bình, lá dày, hình elip rộng. Thời gian thu hoạch quả từ trung tuần tháng 9 đến trung tuần tháng 10 dương lịch hàng năm. Hồng Gia Thanh trên đầu có 4 cạnh hình vuông, quả dài. Khi ăn rất giòn, vị ngọn đậm. Nếu cắt ngang có hình ngôi sao màu vàng Hồng Gia Thanh là là hồng không hạt, có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon, được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Đào Thanh Vân; Ngô Xuân Bình (2003) [17] Hiện nay trên thế giới có nhiều quốc gia trồng hồng như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Brazin, Ý, Pháp... Ở Việt Nam, cây hồng được nhà nước cũng như người sản xuất quan tâm, cây hồng đã và đang được trồng tại tỉnh Bắc Kạn (hồng Bắc Kạn), tỉnh Phú Thọ (hồng Hạc Trì, hồng Gia Thanh), tỉnh Lạng Sơn (hồng Bảo Lâm), tỉnh Yên Bái (hồng Lục Yên), tỉnh Hà Giang (hồng Quản Bạ, hồng Yên Minh), tỉnh Hà Nam (hồng Nhân Hậu)... Đào Thanh Vân; Ngô Xuân Bình (2003) [17] Phù Ninh là huyện thuộc tỉnh Phú Thọ với diện tích tự nhiên là: 15.736,97 ha, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 9.068,05 ha (chiếm 57,62% tổng diện tích đất tự nhiên) là tiểu vùng có khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều loại cây ăn quả Á nhiệt đới như: hồng, bưởi, hồng, xoài, chuối,… trong đó hồng Gia Thanh chiếm vị trí quan trọng. Theo điều tra nông nghiệp nông thôn năm 2016 Phù Ninh có tổng diện tích cây hồng là 52,3 ha, tổng sản lượng 689,8 tấn, giá trị sản xuất khoảng 11,3 tỷ đồng/năm [20]. Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ và Ủy ban Nhân dân huyện Phù Ninh đã có các Nghị quyết, quyết định về phát triển sản xuất cây ăn quả, trong đó có khôi phục và phát triển giống hồng Gia Thanh nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tận dụng lợi thế cây ăn quả đặc sản địa phương, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 2 Song thực tế cây hồng Gia Thanh cũng đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ đã có hàng loạt câu hỏi đặt ra như hiệu quả kinh tế của sản xuất hồng Gia Thanh hiện nay ở Phù Ninh như thế nào? Những thuận lợi, khó khăn, đối với việc phát triển cây hồng Gia Thanh ở Phù Ninh ra sao? Những giải pháp nào nhằm phát triển cây hồng Gia Thanh trên địa bàn huyện Phù Ninh? Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển cây hồng Gia Thanh trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”. 2. Mục tiêu của đề tài Phân tích, đánh giá được thực trạng trồng hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh về: Diện tích trồng, Kỹ thuật áp dụng, năng xuất và hiệu quả kinh tế, xã hội và các yếu tố ảnh hưởng. Đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển cây hồng Gia Thanh, trên cơ sở phân tích thuận lợi, khó khăn trong việc trồng hồng Gia thanh tại khu vực nghiên cứu. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp các dẫn liệu khoa học mang tính hệ thống về kỹ thuật, năng suất hiệu quả kinh tế, xã hội góp phần hoàn thiện cơ sở thực tiễn trong phát triển cây hồng Gia Thanh. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Là cơ sở cho các nhà quản lý hoạch định chính sách đưa ra các Dự án, Kế hoạch phát triển cây hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Là tài liệu tham khảo cho các huyện khác có điều kiện tương tự với huyện Phù Ninh trong phát triển cây hồng Gia Thanh. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Phát triển và phát triển sản xuất * Phát triển: Hiện nay xã hội tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về phát triển: Theo từ điển Tiếng Việt phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp. Phát triển là một quá trình, một xã hội phát triển chỉ khi xã hội đó đạt được sự thoả mãn các nhu cầu cơ bản.[27] Trong khi chỉ tiêu thu nhập bình quân/người thể hiện sức sản xuất của xã hội thì quan điểm phát triển nhấn mạnh tới việc xã hội phân phối và sử dụng những nguồn của cải đó như thế nào để thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấy coi là cơ bản. Raman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”.[27] Từ các quan điểm khác nhau về phát triển, chúng tôi cho rằng, phát triển có hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, nó thể hiện không chỉ là những thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế mà còn gồm cả những thay đổi về chất lượng cuộc sống con người. * Sản xuất và phát triển sản xuất: Sản xuất là một quá trình hoạt động có mục đích của con người để tạo ra những sản phẩm hữu ích nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội. - Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu. + Phát triển sản xuất theo chiều rộng: Tức là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và khoa học công nghệ mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí nghiệp tạo ra những mặt hàng mới.[27] 4 + Phát triển sản xuất theo chiều sâu: Nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất, phân công lại lao động, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực.[27] Tóm lại, phát triển sản xuất cả theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu của phát triển toàn diện với mọi quốc gia, mọi nền kinh tế và doanh nghiệp, trong đó cần chú trọng đến phát triển theo chiều sâu là điều rất cần thiết. 1.1.2. Các quan điểm và ý nghĩa hiệu quả kinh tế * Các quan điểm về hiệu quả kinh tế Trong doanh nghiệp hoặc nền sản xuất xã hội nói chung, người ta hay nhắc đến “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không hiệu quả” hay “sản xuất kém hiệu quả”. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể khái quát như sau: - Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động” hay “tăng hiệu quả”. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội".[32] - Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng “hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội”. - Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, đứng đầu là Paul A. Samuelson và Wiliam. D. Nordhalls cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó và “hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt 5 giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”.[32] - Khi bàn về khái niệm hiệu quả, các tác giả Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà [15] thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế. + Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. + Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. + Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. - Một số quan điểm khác lại cho rằng, hiệu quả được hiểu là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Kết quả sản xuất ở đây được hiểu là giá trị sản phẩm đầu ra, còn lượng chi phí bỏ ra là giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối quan hệ so sánh này được xem xét về cả hai mặt (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối). Như vậy, một hoạt động sản xuất nào đó đạt được hiệu quả cao chính là đã đạt được mối quan hệ tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. - Có quan điểm lại xem xét, hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả sản xuất và mức độ biến động của chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Việc so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và số tương đối. Quan điểm này có ưu việt trong đánh giá hiệu quả của đầu tư theo chiều sâu, hoặc hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tức là hiệu quả kinh tế của phần đầu tư thêm. 6 - Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên chưa toàn diện, vì mới nhìn thấy ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp. Vì vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội, nghĩa là phải quan tâm tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng cao mức sống, cải thiện môi trường… Như vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình thái kinh tế - xã hội. ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, mọi quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đều thể hiện một điểm chung nhất. Đó là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa. Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh một cách bao quát như sau: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh. * Ý nghĩa: Phát triển kinh tế theo chiều rộng tức là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và kỹ thuật mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm nhiều xí nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng mới, mở rộng thị trường… Phát triển kinh tế theo chiều sâu nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyên môn hoá, hợp tác hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực. Theo nghĩa này, phát triển kinh tế theo chiều sâu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Phát triển kinh tế theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của mọi nền kinh tế và mọi đơn vị sản xuất kinh doanh. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh nghiệp và ở mỗi thời kỳ sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung 7 của các nước, cũng như các doanh nghiệp là ở thời kỳ đầu của sự phát triển thường tập trung để phát triển theo chiều rộng, sau khi có tích luỹ thì chủ yếu phát triển theo chiều sâu. Lý do chủ yếu cần phải chú trọng phát triển kinh tế theo chiều sâu là: - Do sự khan hiếm nguồn lực (thiếu vốn, đất đai, tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn…) làm hạn chế phát triển theo chiều rộng. Sự khan hiếm này càng trở nên căng thẳng trong điều kiện cạnh tranh do nhu cầu của xã hội hoặc thị trường. - Sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp. Muốn vậy cần thiết phải phát triển kinh tế theo chiều sâu mới tích luỹ nhiều vốn. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế trong từng doanh nghiệp, từng ngành, từng địa phương và từng quốc gia là rất cần thiết và có ý nghĩa rất lớn. Cụ thể: - Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có - Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Đẩy nhanh sự phát triển kinh tế. - Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của phát triển hồng quả Phát triển sản xuất hồng quả có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường: - Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Cung cấp sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. - Hồng là cây kinh tế, góp phần cải thiện đời sống nông dân và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. - Thực hiện đúng qui trình trồng và chăm sóc hồng sẽ làm cho môi trường đất màu mỡ thêm lên, tạo môi trường sinh thái tốt. Ưu thế lớn của cây hồng là dễ trồng, lại chịu được hạn, đất chua, đất dốc, là những loại đất phổ biến ở vùng đồi núi phía Bắc nước ta. Công dụng và giá trị kinh tế của cây hồng: 8 Cây hồng trồng chủ yếu để lấy quả. Quả hồng ngoài ăn tươi còn có thể được chế biến như sấy khô… được thị trường ưa chuộng. Quả hồng khi chín chuyển sang màu vàng nhạt, ăn rất giòn và ngọt. Quả hồng không chỉ ngon mà chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, 100g quả hồng có chứa 12,53g đường, vitamin B2 2,5mg, vitamin C 7,5mg, canxi 7,5mg, sắt 0,15mg, natri 1mg. Website [36] Cây hồng được người xưa mệnh danh là “Thất tuyệt” bởi nhiều ưu điểm mà các cây trồng khác không có như: dễ trồng, chịu khô hạn, chịu đất xấu, ít sâu bệnh, cây bền, lá to, tán rộng, cho nhiều bóng mát. Mùa hè lá xanh, mùa thu lá đỏ, cuối thu lá trút hết còn lại trên cây quả chín vàng,… năng suất ổn định, phẩm vị quả ngon cho nên trồng hồng cho thu nhập cao hơn so với các cây ăn quả khác. 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển cây hồng Gia Thanh Các nhân tố ảnh hưởng Nhân tố tự nhiên Đất đai Khí hậu Nhân khẩu và lao động Nhân tố kinh tế xã hội Điều kiện kinh tế (vốn) Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn Nhân tố tổ chức kỹ thuật Cơ chế chính sách Hình Khoa thức học kỹ tổ thuật chức và ứng sản dụng xuất khoa học kỹ thuât Các nhân tố tham gia trong sản xuất và tiêu thụ Người sản xuất Người thu gom Người bán Người tiêu dùng 9 * Từ việc thu thập thông tin qua các hộ dân, qua Giáo trình cây ăn quả (Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình (2003) [17]) ta tổng hợp được các nhân tố ảnh hưởng đến hồng Gia Thanh tại huyện Phù Ninh như trên. * Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và phát triển cây hồng Gia Thanh bao gồm: - Nhân tố tự nhiên: Gồm đất đai và khí hậu - Nhân tố kinh tế - xã hội: Gồm nhân khẩu và lao động, Điều kiện kinh tế (vốn), Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, Cơ chế chính sách. - Nhân tố tổ chức kỹ thuật: Gồm các hình thức tổ chức sản xuất, khoa học kỹ thuật và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Các nhân tố tham gia trong tiêu thụ và sản xuất: Gồm người sản xuất, người thu gom, người bán, người tiêu dùng. 1.2. Cơ sở thực tiễn Hồng được trồng tại nhiều nơi trong cả nước. Sau đây là các địa điểm trồng hồng giòn nhiều nhất nước ta, trở thành những vùng cung cấp quả hồng giòn cho cả nước. Những địa điểm trồng hồng này đã trở thành thương hiệu, được nhiều người biết đến. Hồng giòn Xuân Vân - Tuyên Quang: Theo ước tính chỉ từ một cây hồng mẹ mà đến giờ Xuân Vân đã có gần 20 ha hồng, tương đương với trên 10.000 gốc hồng. Nhà nào cũng trồng, nhà ít có 1 đến 2 cây, nhà nhiều vài 3 sào hồng. Cây hồng rất ưa đất cát pha ẩm, trồng trên đất cát pha hồng không sâu bệnh, quả hồng to, giòn, rất ngọt. Hằng năm, theo ước tính, sản lượng hồng ở Xuân Vân đạt khoảng 1 tấn hồng. Những trái hồng giòn không hạt đấy được phân bổ đi các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và trong tỉnh Tuyên Quang. Hồng giòn Xuân Vân xứ Tuyên cho thu hoạch rộ bắt đầu từ rằm tháng 7 cho đến đầu tháng 9 âm lịch. Phạm Văn Côn (1995) [1] 10 Hồng giòn - Đà Lạt: Cây hồng đã có mặt ở Đà Lạt (Lâm Đồng) từ lâu, nhưng trước đây người dân chủ yếu thu hoạch hồng chín để bán, làm mứt hoặc sấy khô. Sau thập niên 90 của thế kỷ trước, hồng Đà Lạt được mở rộng ra cả nghìn héc ta, tập trung phần lớn ở các xã vùng ven như Xuân Trường, Xuân Thọ, Tà Nung, phường 3, phường 7, rồi vươn tới huyện Lạc Dương, một phần của huyện Đơn Dương. Hồng giòn Đà Lạt có vị ngọt ngọt, thơm thơm, khi chẻ ra những miếng vừa ăn, cho vào miệng nhai nghe dòn rôm rốp. Từ đó, ngươì Đà Lạt có thêm một đặc sản mới với tên gọi rất dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn - hồng giòn. Mỗi năm, cứ vào tháng 7 cho tới tháng 11 khắp các chợ lớn nhỏ trong thành phố Đà Lạt mù sương nơi đâu cũng ngập tràn hồng. Phạm Văn Côn (1995) [1] Hồng không hạt - Bắc Kạn: Hồng không hạt Bắc Kạn được trồng nhiều ở các xã Nam Cường, Đồng Lạc, Quảng Bạch, Tân Lập, Ngọc Phát (huyện Chợ Đồn), Đông Phúc, Quảng Khê, Hoàng Trĩ, Khang Ninh, Thượng Giáo, Địa Linh, Cao Trí (huyện Ba Bể), Trung Hòa, Lãng Ngâm và thị trấn Nà Phặc (huyện Ngân Sơn)... Mùa trồng hồng vào khoảng tháng 7 âm lịch hàng năm, trồng từ 4 - 5 năm cây sẽ cho thu hoạch. Cây thường ra hoa vào tháng 2 hàng năm, quả chín từ tháng 7, kéo dài đến giữa tháng 9 âm lịch, rộ nhất vào dịp Tết Trung thu. Trung tâm Khuyến nông Bắc Kạn cho biết, toàn tỉnh hiện có hơn 500 ha hồng không hạt, trong đó huyện Chợ Đồn và Ba Bể trồng nhiều nhất với gần 400 ha. Mỗi ha cho thu hoạch từ 8 - 10 tấn quả, trừ chi phí bà con thu lãi hơn 200 triệu đồng... Vũ Công Hậu (1980) [7] Hồng không hạt Bảo Lâm: Hồng không hạt Bảo Lâm là giống hồng nổi tiếng được trồng từ lâu đời tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc và các xã lân cận thuộc hai huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Hồng không hạt Bảo Lâm có thịt quả ăn giòn, thơm, ngọt đậm; mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8 - 12 cánh đều nhau, màu vàng đỏ đậm, các cánh 11 hoa thị này do các hạt lép tạo thành; mặt cắt dọc quả không có thớ, thịt quả mịn, hầu như không có đốm đen, không có hạt. Các xã trong huyện Cao Lộc, đặc biệt là xã Bảo Lâm là khu vực có điều kiện đặc trưng về thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây hồng không hạt và chính những điều kiện này đã tạo nên chất lượng đặc biệt của hồng không hạt Bảo Lâm. Phạm Văn Côn (1995) [1] Làm hồng treo ở Đà Lạt: Đà Lạt và vùng phụ cận có hàng trăm hécta trồng hồng ăn trái, sản lượng hàng nghìn tấn mỗi năm. Ngoài lượng hồng tươi được đưa ra thị trường, nhiều hộ dân tại TP Đà Lạt đã sử dụng công nghệ sấy hồng khô tự nhiên theo kiểu Nhật Bản, cho giá bán cao gấp nhiều lần cách làm truyền thống. Website[37] 1.3. Các kết quả nghiên cứu có liên quan 1.3.1. Trên thế giới Các nghiên cứu đều cho rằng Trung Quốc là nước trồng hồng nhiều nhất thế giới, hồng được trồng khắp đất nước Trung Quốc, các tác giả Trung Quốc cho rằng hồng được trồng tốt nhất là từ vĩ tuyến 330 - 370 vĩ Bắc, ở đây có nhiều giống hồng tốt, chất lượng cao, sinh trưởng thuận lợi. Những nước có diện tích, sản lượng hồng lớn sau Trung Quốc là Nhật bản, Hàn Quốc, Brazin, Ý,...[20], [21] Theo các nhà phân loại học Nhật Bản hiện nay trên thế giới có khoảng 8001000 loài hồng và được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu ôn hoà thuộc châu Á, bắc Mỹ, trong đó có 04 loài được trồng để lấy quả là: D.kaki Linn; D.oleifera Cheng; D. virginiana Linn; D.lotus Linn. Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [34] Chi Diospyros gồm 400 loài chủ yếu phân bố ở vùng á nhiệt đới châu Á, châu Phi và nam Mỹ. Môt số loài (trong đó có hồng phương Đông) phân bố rộng trên các vùng ôn đới. Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [34] trích dẫn kết quả nghiên cứu cho biết: Mori (1953) chia hồng thành 4 nhóm đó là: 12 - Nhóm 1: Nhóm PCNA (Pollination Constant Non- Astringent) là nhóm gồm những giống hồng không chát, không biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả thường có những đốm tanin sẫm. Các giống thuộc nhóm này như: Fuju, Jiro, Gosh, Suruga... - Nhóm 2: Nhóm PVNA (Pollination Variant Non-Astringent) là nhóm gồm những giống không chát và biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả có những đốm tanin sẫm, khi không có hạt thì thịt quả có vị chát. Các giống thuộc nhóm này như: Zenjimaru, Shogatsu, Mizushima, Anahya kume... - Nhóm 3: Nhóm PCA (Pollination Constant Astringent) là nhóm gồm những giống chát, không biến đổi với sự thụ phấn, thịt quả không có những đốm tanin sẫm. Các giống thuộc nhóm này như: Yokomo, Yosumizo, Shakokashi, Hagakushi, Hachiya... - Nhóm 4: Nhóm PVA (Pollination Variant Astringent) là nhóm gồm những giống chát và biến đổi với sự thụ phấn, quả có thể chát khi được thụ phấn và có một vài đốm tanin sẫm xung quanh hạt. Các giống thuộc nhóm này như: Azumi, Shirazu, Emon, Kosshuhya kume, Hiratanenashi. Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [34] Theo Voronxov thì trên thế giới hiện nay trồng phổ biến 03 loại hồng là: - Hồng dại (Diospyros lotus L): Nhị bội thể 2n = 30, cây có thể cao 2030m, đường kính gốc thân có thể đạt 70 cm, thuộc loại cây có hoa đơn tính khác gốc, quả bé (trọng lượng trung bình 15g/quả), rất chát. - Hồng Virginiana (D.virginiana L): Tứ bội thể 4n = 60 hoặc lục bội thể 6n = 90, cây có thể cao 30-35 m, đường kính gốc thân có thể đạt 70 80cm, thuộc loại cây có hoa đơn tính khác gốc, quả bé (trung bình 22g/quả), quả khi chín màu đỏ thơm ngon không chát, chất lượng quả tốt hơn hồng phương Đông. - Hồng phương Đông (D.kaki T): Lục bội thể 6n = 90, cây sinh trưởng nhanh, rụng lá mùa đông, chiều cao cây đạt 12 - 15m, tán cây loà xoà, hoa có thể đơn tính cùng gốc hay khác gốc, quả to (trọng lượng có thể đạt 200g/quả).[35]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất