Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ ...

Tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ của htx dv hải châu xã đông minh huyện tiền hải tỉnh thái bình.

.PDF
83
68
128

Mô tả:

Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang trên thời kỳ đổi mới về phát triển kinh tế xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam nền kinh tế đất nước có những bước phát triển vượt bậc, GDP tăng nhanh hạn chế nạm phát, tỷ lệ người giàu người có thu nhập cao ngày càng nhiều, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới từng bước được ổn định và phát triển. Hội nhập WTO là một cơ hội cũng là một thách thức cho nền kinh tế còn non trẻ của chúng ta đã phải trải qua thời kỳ dài cơ chế quản lý bao cấp. Trong những năm qua sản phẩm thuỷ sản của nước ta đã từng bước vươn ra thị trường thế giới song cũng từ đây cũng xuất hiện sự áp đặt về hàng rào thuế quan cũng như hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu vì vậy sản phẩm của chúng ta bị huỷ, bị trả lại rất nhiều làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như thiệt hại nhiều về kinh tế cho các tổ chức xuất khẩu và người sản xuât sản phẩm thuỷ sản. Xuất phát từ tình hình thực tế sản xuất, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản của nước ta nói chung và công tác nuôi trồng thuỷ sản của địa phương nói riêng tuy đã có những thành công về kinh tế nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn do điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, do sự ô nhiễm môi trường, do trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào thâm canh của nông dân chưa đồng bộ và sự quản lý thiếu đồng bộ của các cấp về công tác khai thác đánh bắt cũng như công tác quản lý NTTS. Quá trình thực tập nghiên cứu xây dựng đề tài với mong muốn vận dụng kiến thức đã học vào thực tế địa phương giúp nông dân hạn chế được 1 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD những rủi ro, áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật và sản xuất nuôi trồng thuỷ hải sản đạt hiệu quả cao. Xã Đông Minh là một xã ven biển Huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, nằm phía Đông huyện lỵ Tiền Hải nên xã Đông Minh có một vị trí rất quan trọng cả về kinh tế và an ninh quốc phòng, dân cư được phân bố dọc theo chiều dài bờ biển là hơn 7 km. Là xã có diện tích bãi ngang lớn thuỷ triều lên xuống rất thuận lợi cho khai thác đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản và khai thác Du lịch dịch vụ thương mại. Diện tích bãi triều ngập mặn cho nuôi nuôi trồng thuỷ hải sản là 400ha. Trong đó diện tích nuôi ngao là 235ha, diện tích đầm ngoài đê nuôi tôm sú, cua xanh và rong câu là: 60ha. Đặc biệt có 105,2 ha diện tích đất làm muối kém hiệu quả của HTX DV Hải Châu chuyển đổi thành các ao nuôi tôm sú, cua xanh, cá vược và rong câu đã thu được nhiều thắng lợi về năng suất sản lượng và giá trị kinh tế trong những năm qua. Xuất phát từ những lý do trên với sự mong muốn đẩy nhanh việc phát triển kinh tế địa phương khai thác lợi thế về địa lý mang lại nhằm phát triển ngành NTTS nước măn, nước lợ bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng vùng chuyển đổi của HTX DV Hải Châu ngày càng phát triển mang lại giá trị thu nhập cho người lao động làm giàu cho quê hương. Với kiến thức đã học tại trường Đại Học Nộng Nghiệp Hà Nội và sự giúp đỡ của thầy giáo Đặng Văn Tiến bộ môn Marketing khoa Kế Toán & QTKD kết hợp thực tế địa phương tôi mạnh dạn phát triển đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ của HTX DV Hải Châu xã Đông Minh huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. 2 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung. Đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng và đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác nuôi trồng thuỷ hải sản ( Tôm sú và cua xanh) thuộc vùng chuyển đổi từ làm muối của HTX DV Hải Châu xã Đông Minh huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể. - Hệ thống hoá những vấn đề có tính lý luận về phát triển ngành NTTS. - Đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế biển xã Đông Minh và nghề NTTS vùng chuyển đổi từ làm muối sang NTTS HTX Hải Châu. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả NTTS ở các hộ nông dân của HTX DV Hải Châu xã Đông Minh. - Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy nghề khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản nước mặn, nước nợ ở HTX Hải Châu xã Đồn Minh. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. - Công tác nuôi trồng thuỷ hải sản, các con vật nuôi thuỷ sinh (Trọng tâm là Tôm sú, cua xanh) và các vấn đề về thuỷ lợi, môi trường, mức đầu tư, trình độ khoa học kỹ thuật… có liên quan đến ngành NTTS, và công tác nuôi tôm sú tại HTX Hải Châu. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. - Về không gian: Tại HTX và các Hộ NTTS HTX Hải Châu xã Đông Minh. 3 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng công tác phát triển kinh tế biển tại xã Đông Minh và công tác NTTS tại HTX Hải Châu - Về thời gian: Nghiên cứu công tác phát triển kinh tế biển và nuôi trồng thuỷ hải sản từ năm 2007 đến năm 2009, giải pháp phát triển 2010 – 2015 công tác nuôi thuỷ hải sản nước mặn, nước nợ tại HTX DV Hải Châu xã Đông Minh. - Thời gian nghiên cứu đề tài: Đề tài được thực hiện từ ngày 10 tháng 11 năm 2009 đến ngày 05 tháng 4 năm 2010. 4 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản. * Hiệu quả kinh tế của công tác NTTS tại địa phương. Nhìn một cách tổng quát nền sản xuất nông nghiệp của nước ta tuy đã đạt được những thành tựu về sản lượng gía trị thu nhập kinh tế nhưng nhìn chung còn lạc hậu và phát triển chậm so với các nước trên thế giới. Khai thác tiềm năng về kinh tế biển và đặc biệt là công tác nuôi trồng thuỷ hải sản trong những năm qua là thế mạnh của một số địa phương đã phát triển một cách nhanh chóng về diện tích, năng suất và sản lượng cao giá trị thu nhập lớn vì vậy các vùng có tiềm năng về nuôi trồng thuỷ sản nhất là thuỷ sản sản nước mặn, nước nợ mang lại cho nhân dân địa phương một nguồn thu lớn làm tăng giá trị thu nhập hộ gia đình và nâng cao mức sống toàn xã hội. Để so sanh hiệu quả kinh tế của công tác nuôi trồng thuỷ sản mang lại trên đơn vị sản xuất ta phân tích một số chỉ tiêu sau: - Hiệu quả kinh tế của thu nhập từ nuôi trồng thuỷ hải sản tại xã Đông Minh trong năm 2008. Tổng thu 72,4 tr.đ/ha HQKT Nuôi tôm sú = = 258,6% Tổng chi phí 28,0 tr.đ/ha Tổng thu 28,7 tr.đ/ha HQKT Nuôi cua = = 205,0% Tổng chi 14,0 tr.đ/ha 5 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD - Lãi ròng (LR) nuôi trồng thuỷ sản của nhân dân HTX Hải Châu là toàn bộ lãi thu được trên một đơn vị diện tích sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí. Nuôi tôm sú: Tổng thu 72,4 tr.đ/ha - tổng chi 28,0 tr.đ/ha = 44,0 tr.đ/ha. Sau khi trừ chi phí mỗi ha nuôi tôm mang lại hiệu quả thu nhập gấp 1,57 lần so với đồng vốn bỏ ra. Nuôi cua xanh: Tổng thu 28,7 tr.đ/ha - tổng chi 14 tr.đ/ha = 14,7 tr.đ/ha. lợ nhuận gấp 1,05 lần so với đồng vốn bỏ ra. - Tổng thu; Là giá trị bằng tiền của sản phẩm được sản xuất ra tron một thời gian nhất định thường là một năm hay một vụ sản xuất. Tổng thu từ sản xuất NTTS là toàn bộ giá trị sản phẩm thu được từ NTTS của các hộ nông dân bao gồm các sản phẩm chính như: tôm sú, cua xanh, cá Bớp, cá Vược, cá song chấm nâu, rong câu….. Và các sản phẩm phụ thu được trong quá trình sẩn xuất như; Tôm gai, các loại cá tạp, cá rô phi….. - Thu nhập: Là tổng thu mà các hộ thu được trừ chi phí. Thu nhập bao gồm tiền lãi và gia strị tiền công mà hộ gia đình bỏ ra. Thu nhập (Từ NTTS) = Tổng thu (Từ NTTS) – chi phí vật chất - Gia strị sản xuất/1 đồng chi phí: cho biết giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đồng chi phí. - Giá trị sản xuất/1 ngày công lao động: Cho biết gia strị sản xuất thu được tạo ra từ một ngày công lao động. - Thu nhập hỗn hợp/chi phí trung gian: Chỉ tiêu này phản ánh trình độ tổ chức quản lý và sử dụng vốn trong sản xuất HV=MI/IC - HV: Hiệu quả sử dụng vốn - IC: Chi phí trung gian 6 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD - Thu nhập hỗn hợp/công lao động: Chỉ tiêu này cho biết giá trị thu nhập hỗn hợp được tạo ra từ một ngày công lao động. GC= MI/TC - GC: Giá trị một ngày công lao động - TC: Tổng số ngày công trên đơn vị diện tích + Những Chú ý khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế ngành NTTS.  Ngành NTTS nói chung và NTTS nói riêng cần có lượng vốn đầu tư lớn ngay từ ban đầu, diện tích mặt nước, xây dựng cống máng, đào đắp tư sửa bờ vùng…  Sản phẩm ngành NTTS là động vật bặc thấp do vậy kỹ thuật nuôi trồng rất quan trọng đòi hỏi người lao động phải am hiểu kỹ thuật để đạt được hiệu nuôi trồng tốt, năng suất nuôi trồng cao.  Ngành NTTS nước ta tuy đã có định hướng của Nhà nước nhưng nhìn chung còn mang tính tự phát, dựa vào điều kiện tự nhiên để nuôi trồng nên hiệu quả nuôi trồng còn thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề nghiên cứu hiệu quả kinh tế của ngành. * Khái niệm về nuôi trồng thủy sản. Thuỷ sản là gì ? Thuỷ sản là những khai thác từ môi trường nước như Tôm, Cá, Cua, rong câu…. Môi trường rất đa dạng, nó gồm mặt nước ngọt, nước mặn và nước nợ. Với từng môi trường khác nhau thì có các sản phẩm khác nhau. Thuỷ sản được khai thác dưới nhiều hình thức nhưng chung lại gồm hai hình thức là khai thác tự nhiên và nuôi trồng thuỷ sản. Môi trường thuỷ sản là sự lợi dụng tự nhiên là điều kiện sản xuất, những điều kiện tự nhiên, tiềm năng thiên nhiên mà dựa vào đó thuỷ sản có 7 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD thể tồn tại và phát triển. Đó là diện tích như sông ngòi, ao hồ, diện tích mặt nước ven biển và diện tích mặt nước khác mà sinh vật thuỷ sinh có thể sinh sống. Những điều kiện cần thiết để có thể khai thác và sinh lợi từ môi trường thuỷ sản và sức lao động, vốn, kỹ thuật, khí hậu thuỷ văn. Như vậy NTTS là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong ngư nghiệp với mục đích chính là sản xuất ra sản phẩm thuỷ sản hàng hoá để bán ra thị trường và phục vụ xuất khẩu, sử dụng mặt nước như là tư liệu sản xuất chính ở một địa bàn nhất định. Đối tượng nuôi trồng thuỷ sản là các động vật thủy sinh có giá trị kinh tế cao như Tôm, cá, cua,….. * Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước nợ. - Kinh tế biển là mũi nhọn trọng tâm trong phát triển kinh tế đất nước nói chung và kinh tế địa phương ven biển nói riêng, đặc biệt là các địa phương có tiềm năng về du lịch, thương mại và khai thác đánh bắt NTTS. - NTTS là một mô hình tổ chức sản xuất cơ sở trong ngư nghiệp, với mục địch chủ yếu là sản phẩm thuỷ sản hàng hoá bán ra thị trường. Diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chính tại một địa bàn nhất định. Những điều kiện cần thiết để có thể khai thác và sinh lời từ nguồn tài nguyên này là: sức lao động, trình độ khoa học kỹ thuật, khí hậu thuỷ văn. 2.1.2 Đặc điểm của NTTS. - NTTS được tiến hành rộng khắp trên tất cả các vùng địa lý nhưng tập trung lớn hơn vẫn là vùng nông thôn và ven biển. - Đối tượng của NTTS là các loại động vật thuỷ sinh, là một loại rất nhạy cảm với điều kiện tự nhiên thời tiết, có khả năng tự tái tạo nhưng lại dễ bị huỷ diệt, đặc biệt chúng cung cáp cho con người các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. 8 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD - Mặt nước NTTS ao gồm đất và nước nó vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. - Quá trình NTTS là tác động nhân tạo xen kẽ với tác động tự nhiên nên thời gian sản xuất và thời gian lao động trùng nhau. Tính thời vụ trong NTTS rất cao và còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. từ những đặc điểm này yeu cầu người NTTS phải có hiểu biết và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - NTTS đòi hỏi các dịch vụ phụ trợ lớn đặc biệt là con giống, thức ăn . hệ thống tín dụng ngân hàng, khuyến ngư. Trong quá trình sản xuất nuôi thả các loại thuỷ sản tỷ lệ sống cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào chất lượng con giống. - Sản phẩm thuỷ sản khó bảo quản, dễ bị hư hỏng bới chúng có hàm lượng nước lớn và hàm lượng dinh dưỡng cao đó là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phá huỷ. Vì vậy đi đôi với việc phát triển NTTS phải giải quyết vấn đề chế biến và tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản. 2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của kinh tế biển và NTTS. Kinh tế biển được Đại Hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ 17 xây dựng Nghị quyết phát triển và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn trong tổng thể nền kinh tế của tỉnh, nó có những đóng góp quan trọng đối với việc đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Thái Bình nói chung và của Xã Đông Minh nói riêng. NTTS là ngành sản xuất tạo ra các loại sản phẩm có dinh dưỡng cao được nhiều người sủ dụng. nó có giá trị xuất khẩu cao mang lại nguồn thu lớn cho đất nước và những người sản xuất. Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phát triển kinh tế biển nói chung và NTTS nói riêng không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc cung 9 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD cấp thực phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu mà nó còn góp phần tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cải thiện đời sống xã hội. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tăng hiệu quả sử dụng các tiềm năng sẵn có của địa phương, đối với ngành NTTS nó còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng trật tự xã hội, an ninh quốc phòng vùng ven biển vì vậy NTTS đang được coi là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay, góp phần đẩy nhanh quá trình Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá đất nước. 2.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế biển và công tác NTTS. 2.1.4.1. Những yếu tố tự nhiên. a) Nhiệt độ. Nhiệt độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến các loại thuỷ sản nuôi. Các loại thuỷ sản nuôi như Tôm, Cá, Cua…là động vật biến nhiệt nên không có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Chúng thường phân bổ khắp nơi trên thế giới và môi loài thích ứng với một ngưỡng nhiệt độ nhất định. nếu vướt quá giới hạn quy định vật nuôi có thể bị sốc và chết. Thông thường nhiệt độ thích hợp nhất cho công tác NTTS là từ 25 – 30 oC. Ở nhiệt độ này các loài tôm, cá … sử dụng thức ăn tốt, tăng trưởng nhanh và kháng bệnh cao. Khi nhiệt độ vướt quá ngưỡng chịu đựng trên sẽ dẫn đến các vật nuôi bị sốc nhiệt, rối loạn hô hấp dẫn đến vật nuôi chậm lớn hoặc bị chết. b) Độ pH. Độ pH thích hợp cho NTTS đối với một số vật nuôi thông dụng ở nước ta là từ 7,5 – 8,5. Khi pH thay đổi giảm là cho tôm, cua, cá dễ trở lên nhạy cảm, bơi lội nhanh, thở gấp và chết trong thời gian ngắn. Khi pH tăng 10 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD cao mang và mô của tôm.cua, cá bị phá huỷ , đồng thời làm tăng tính độc hại khác trong môi trường nước làm cho các loại vật nuôi dễ bị nhiễm bệnh và chết. c) Muối hoà tan. Nồng độ muối hoà tan ảnh hưởnh rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm, cá, cua. Nồng độ muối hoà tan thể hiện qua 3 đặc tính. +Độ cứng: ảnh hưởng đến khả năng thẩm thấu của tôm, cua, cá ảnh hưởng đến điều hoà Ca++ trong máu. +Độ kiềm giữ vai trò làm hệ đệm của môi trường, đây là yếu tố quan trọng làm cho môi trường nước ít biến động, hạn chế gây sốc cho vật nuôi. + Độ mặn ảnh hưởng đến điều hoà áp xuất thẩm thấu, ảnh hưởng đến tốc độ lớn. Sự thay đổi đột gột về độ mặn có thể gây sốc làm chết cho tôm, cua, cá hoặc làm giảm khả năng kháng bệnh và quá trình lột xác của tôm, cua. Cần giữ độ mặn ổn định đặc biệt trong những ngày mưa bão. d) Chất khí hoà tan. Gồm 3 chất khí chính là: O2; Co2; N2. + Ôxi hoà tan thích hợp cho nuôi tôm, cá là từ 5 -6 mg/lít. Diện tích đầm, ao nuôi càng thoáng, có nhiều sóng càng tạo nhiều điều kiện hoà trộn tốt ôxi vào trong nước cung cấp cho tôm, cua, cá. Khi khí ôxi trong nước quá thấp sẽ ảnh hưởng đến sự sinh sản và khả năng kháng bệnh của tôm, cua, cá. + Cacbonic là sản phẩm của quá trình hô hấp, các loại thuỷ sản thường bị sốc khi hàm lượng Cacbonic vượt quá 20 mg/lít. Do đó đối với ao nuôi có mật độ thả dày cần phảt được trang bị máy xục khí tạo ôxi. 11 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD + N2 được hình thành do sự ôxi hoá của Amôniắc, khi hàm lượng khí này lớn hơn 0,6 mg/lít sẽ gây sốc cho tôm, cua, cá làm máu không vận chuyển đến các mô của vật nuôi. e) Màu nước. Màu nước tốt nhất cho ao nuôi là màu nâu hay xanh nhạt, nước trong ao đục do toả phát triển quá nhiều sẽ gây tình trạng thiếu dinh dưỡng. Do đó đảm bảo, duy trì màu nước trong ao nuôi trong suốt quá trình nuôi là vô cùng quan trọng nó giúp ổn định ôxi, ổn định hiệt độ. Độ trong của nước ao nên duy trì ở mức 25 – 35 cm là tốt nhất. f)Quản lý đáy ao nuôi. Một trong những nguyên nhân làm tôm, cua, cá tăng trưởng chậm và dễ bị bệnh là do ảnh hưởng của các mùn hữu cơ do tích tụ thức ăn dư thừa, chất thải của các loại vật nuôi, do tảo tàn, đây chinhs là nơi nảy sinh mầm bệnh và gây ra hiện tượng lão hoá ao nuôi. Do đó để khắc phục tình trạng này sau mỗi vụ nuôi phải nạo vét, cải tạo và xử lý đáy ao thật kỹ bằng vôi bột và các chế phẩm sinh học. 2.1.4.2. Yếu tố điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến NTTS. a) Thị trường. Thị trường là một yếu tố quan trọng quyết định đến cơ cấu số lượng các loài thuỷ sản. Chúng ta chỉ sản xuất những gì mà thị trường cần mà không sản xuất những gì ta có . Do đó việc tìm hiểu các thị trường khác nhau, nắm bắt các thông tin cần thiết như giá cả để từ đó có kế hoạch, chiến lược nuôi trồng phù hợp, có như thế mới mang lại hiệu quả inh tế cao. Thị trương tiêu thụ ngày càng được mở rộng trong và ngoài nước, giá cả ngày càng có xu hướng tăng lên và ổn định thì ngành khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản có điều kiện phát triển, giá trị sản phẩm có điều kiện được nâng cao, 12 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD đồng thời thu nhập của các hộ NTTS cũng có cơ hội được cải thiện. Do đó vấn đề tìm kiếm mở rộng thị trường tieu thụ sản phẩm thuỷ sản để làm sao các sản phẩm thuỷ sản được bán với giá cao. b) Vốn đầu tư. Vốn trong quá trình đầu tư NTTS là một yếu tố đặc biệt quan trọng đặc biệt là trong quá trình sản xuất NTTS nước mặn, nước lợ là vô cùng quan trọng vì trong quá trình đầu tư sản xuất mua trang thiết bị xây dựng cơ bản, con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học là khá lớn. Hơn nữa vốn đầu tư còn quyết định đến hiẹu quả nuôi thả, do mức độ đầu tư trong công tác xây dựng, mua sắm trang thiết bị, con giống, thức ăn có hợp lý. Nếu thiếu vốn đầu tư ao đầm không được đầu tư cải tạo đúng theo yêu cầu, máy móc trang thiết bị thiếu, con giống không đảm bảo chất lượng, lượng thức ăn không đủ sẽ dẫn đến tình trạng tôm, cua, cá chậm lớn làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập trên diện tích nuôi thả. Vì vậy người NTTS cần có kế hoạch huy động vốn đầy đủ từ các nguồn khác nhau, từ các tổ chức tín dụng, ngân hàng hay các tổ chức khác nhằm đảm bảo đầu tư đày đủ kịp thời mang lại hiệu quả cao. c) Trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đây là yếu tố tác động trực tiếp đến NTTS. Ngành NTTS càng phát triển càng đòi hỏi trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ cao hơn đảm bảo tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình nuôi thả và chế biến. Công ngheej chế biến phát triển cho phép hàng thuỷ sản được đi đến nhiều thị trường hơn và chất lượng cũng được nâng lên từ đó thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản và đẩy mạnh ngành NTTS phát triển. d) Chính sách của Nhà nước. 13 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên cho việc đầu tư khai thác nuôi trồng thuỷ hải sản đặc biệt là các loại thuỷ sản nước mặn, nước lợ có gía trị kinh tế cao. Chính sách của Nhà nước đã có tác động không nhỏ đến quy mô cũng như chất lượng phát triển của ngành thủy sản đặc biệt là NTTS. Chính sách Nhà nước thông qua các dự án đâu tư, công tác Khuyến ngư, tạo nguồn vốn ưu đãi cho người NTTS đã tạo điêu kiện không nhỏ cho quá trình thúc đẩy phát triển nuôi trổng thuỷ hải sản. f) Công tác chế biến tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm thuỷ sản có giá trị, chất lượng cao vì vậy cùng các yếu tố đầu tư của Nhà nước về vốn, công nghệ khoa học kỹ thuật thì Nhà nước cũng luôn quan tâm chú trọng trong công tác đầu tư chế biến tiêu thụ sản phẩm ngành thuỷ sản nối chung và tôm sú nối riêng. Nó có thể quyết định rất lớn đến gía trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế của ngành và thu nhập của người sản xuất NTTS, vì vậy trong những năm qua yếu tố chế biến luôn được các cấp các ngành quan tâm đầu tư. Các cơ sở chế biến đang từng bước thực hiện tốt việc chế biến sản phẩm ngành thuỷ sản có chất lượng nhằm mục tiêu xây dựng thương hiệu cho sản phảm dành cho xuất khẩu mang lại giá trị cao. 2.1.5. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. a. Tình hình NTTS trên thế giới. Trong những năm gần đây các nước có thế mạnh về biển thì ngành NTTS luôn được xác định là mũi nhọn phát triển của quốc gia đó. Tốc độ phát triển tăng trưởng bình quân hàng năm là 10%. Nhìn chung tình trạng khai thác đánh bắt thuỷ hải sản đang diễn ra một cách bừa bãi, không có kế hoạch làm huỷ hoại môi trường dẫn đến nguồn lợi tự nhiên ngày càng khan 14 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD hiếm và đi đến cạn kiệt. Vì vậy nuôi trồng thuỷ hải sản trở thành ngành quan trọng cung cấp thực phẩm có nguồn gốc động vật, là ngành sản xuất không thể thiếu được ở mỗi quốc gia. Do đó mà sản lượng và giá trị sản lượng của ngành này trên toàn thế giới đã không ngừng tăng lên qua các năm. Biểu 1: Giá trị sản lượng ngành NTTS trên thế giới qua các năm Năm 2000 2002 2003 2005 2007 2008 Sản lượng ngành NTTS (triệu tấn) 39,6 44,5 48,8 52,3 55,4 65,2 Giá trị sản lượng (Tỷ USD) 57,7 65,4 71,5 85,2 89,6 97,5 Ghi chú Theo công bố của FAO, tổng sản lượng thuỷ sản trên thế giới năm 2008 đạt 196,8 triệu tấn, trong đó sản lượng NTTS đạt 65,2 triệu tấn (chiếm 33,1%). Sản lượng NTTS tăng theo các năm năm sau cao hơn năm trước, năm 2000 đạt 39,6 triệu tấn; năm 2002 đạt 44,5 triệu tấn, và đến năm 2008 đã đạt 65,2 triệu tấn. Như vậy năm 2008 tăng so với năm 2000 là 25,6 triệu tấn bằng 64,6%. b. Tình hình NTTS ở nước ta trong những năm gần đây. Việt nam nằm ở phía tây Biển Đông, có chiều dài bờ biển là 3.260 Km, với 112 cửa sông lạch và hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ. Các vùng biển Việt Nam nông và hoạt đông theo chế độ Thuỷ triều ở Miền Bắc và nhật triều ở Miền Nam.Vì vậy vùng biển Việt Nam có rất nhiều loại tài nguyên thuỷ hải sản và có khả năng tái sinh rất cao của vùng sinh thái nhiệt đới. Trong những năm qua ngành NTTS đã được Đảng, Nhà nước đầu tư quan tâm nên ngành NTTS luôn giữ được xu thế tăng trưởng không ngừng. 15 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD Vào những năm 80 (của thế kỷ 20) sản xuất kinh doanh thuỷ sản còn ở mức khiêm tốn các chế phẩm, thức ăn nuôi trồng và các hoá chất phục vụ cho ngành NTTS còn phải phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước có ngành thuỷ sản phát triển, nhưng đến nay ta đã chủ động được con giống, thức ăn, hoá chất phục vụ chủ động cho công tác NTTS đa dạng hoá con vật nuôi. Đến nay Việt nam đã vươn lên đứng thú 19 về sản lượng, thứ 25 về giá trị kim ngạch xuất khẩu, thứ 5 về kim ngạch xuất khẩu tôm trên thế giới. Vì thế ngành thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường quốc tế không ngừng được củng cố và mở rộng. Những năm gần đây do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của ngành thuỷ sản trong nước và xuất khẩu tăng lên, trong khi sản lượng thuỷ sản khai thác đánh bắt ngày càng giảm đi cho nên ngành NTTS phát triển mạnh cả về diện tích cũng như sản lượng và chất lượng sản phẩm. Hiện nay sản phẩm thuỷ sản của nước ta đã có mặt trên 50 nước trên thế giới, được FAO xếp thứ 3 của vùng Đông Nam Á, thứ 25 trên thế giới. Tuy bị hạn chế áp đặt hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu nhưng sản phẩm thuỷ sản của nước ta vẫn có uy tín về chất lượng, giá cả trên thị trường thế giới. Xuất khẩu thuỷ sản thực sự trở thành động lực to lớn cho ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến sản phẩm thuỷ sản, là tiền đề để ngành NTTS tiến lên Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá đầt nước. 16 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tốc độ PTBQ(%) Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD Biểu 2:Kết quả NTTS ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 (ĐVT: 1.000 tấn) Đánh bắt tự Nuôi trồng Tổng SLTS Ghi chú nhiên T.Sản 2.100,0 1.450,0 650,0 2.170,0 1.420,0 750,0 2.290,0 1.530,0 760,0 2.350,0 1.480,0 870,0 2.395,0 1.459,0 936,0 2.456,0 1.525,0 931,0 2.520,0 1.453,0 1.067,0 2.654,0 1.500,0 1.154,0 2.564,0 1.523,0 1.041,0 102,6% 100,7% 106,4% Năm 2000 tổng sản lượng thuỷ sản đạt 2.100 ngàn tấn trong đó NTTS đạt 650 ngàn tấn (chiếm 30,9%). Năm 2008 tổng sản lượng toàn ngành đạt 2.564 ngàn tấn, trong đó NTTS đạt 1.154 ngàn tấn (chiếm 45,0%) tăng 504 ngàn tấn so với năm 2000. Như vậy tốc độ phát triển bình quân trong thời gian đó của ngành NTTS là 6,4%.Trong đó tốc độ phát triển bình quân chung của ngành là 2,6%/năm. Qua bảng tổng hợp số liệu sản lượng ngành thuỷ sản của nước ta trong những năm qua cho thấy sản lượng của việc khai thác đánh bắt có xu thế ngày càng giảm đi do nguồn tài nguyên tự nhiên biển đang bị khai thác triệt để không có quy hoạch đã làm cho nhiều loại thuỷ sản khan hiếm và đi đến tuyệt chủng, trong khi đó sản lượng của nuôi trồng thuỷ hải sản tăng lên nhờ đầu tư đúng mức về vồn, về trang bị máy móc thiết bị 17 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD tiên tiến khoa học hiện đại đã làm cho năng suất lao động, giá trị sản lượng ngày càng được nâng lên. c. Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế biển và Nuôi trồng thuỷ hải sản. Công cuộc đổi mới trong những năm gần đây của Đảng đã chú ý coi trọng việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và kinh tế quốc dân. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích thúc đẩy kinh tế, ưu tiên phát triển ngành nghề trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hoá, công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Chú trọng phát triển trọng điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên sãn có của từng vùng, từng địa phương, như chăn nuôi, khai thác du lịch và nuôi trồng thuỷ hải sản ứng dụng các giống có năng suất chất lượng cao, tạo lên sự cân đối hài hoà giữa ngành trông trọt – chăn nuôi – và khai thác. Chưng trình 773 về khai thác mặt nước hoang, bãi triều ven sông ven biển. Chưng trình 327 phủ xanh đất trống đòi trọc đã thực sự là cánh cửa mở ra cho hàng loạt các mô hình kinh tế phát triển. Ở khắp mọi nơi, mọi tổ chức cá nhân đầu tìm cách khai thác tối đa khả năng của đất, lao động, tiền vốn nhằm tăng quy mô sản xuất, tăng sản lượng và lợi nhuận. Đã có nhiều hộ nông dân, nhiều tổ chức thu lợi nhuận cao làm giàu cho gia đình tăng thu nhập cho xã hội và nộp thuế cho ngân sách, nhiều vùng trù phú nhờ vào khai thác hợp lý lợi thế sẵn có về tài nguyên của địa phương. Xác định được nguồn lợi kinh tế mà NTTS mang lại nên các trung tâm khuyến nông, khuyến ngư được thành lập và phát huy tác dụng ở các tỉnh, 18 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD các huyện. Các đợ vị đó có nhiệm vụ huớng dẫn kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ cho người sản xuất với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành. Bên cạnh đó nguồn vốn để thực hiện quá trình sản xuất cũng được Nhà nước quan tâm đầu tư bằng các dự án đầu tư, các tổ chức tín dụng ngân hàng mở hướng đầu tư trực tiếp đến các hộ nông dân. Như vậy các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cùng sự quan tâm và sự lãnh đạo trực tiếp của các Bộ, ngành cùng cấp Uỷ chính quyền địa phương trong cả nước đã và đang tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế biển phát triển nói chung và NTTS nói riêng cùng chung sự phát triển kinh tế đất nước. d. Kết quả một số công trình nghiên cứu. Trong quá trình tham khảo cho thấy các công trình nghiên cứu cảu các tác giả đi trước đều phân tích khá đầy đủ về thực trạng NTTS ở một địa phương nào đó. Trên cơ sở phân tích thực trạng, các tác giả đều tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả NTTS. Từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những nguyên nhân cho ngành NTTS tại địa phương mà họ nghiên cứu. Tuy nhiên ở phần phân tích thực trạng của các tác giả đi trước hầu như mới chỉ phân tích thực trạng một cách chung chung ở tầm vĩ mô mà chưa đi đến từng chi tiết cụ thể. Chúng đầu biết rằng đối với ngành NTTS nếu chỉ phân tích chung chung ở góc độ vĩ mô thì những giải pháp, nhận xét đưa ra sẽ không chính xác, bởi lẽ nếu 2 hộ cùng có năng suất NTTS như nhau song kết quả thu đựơc hộ nào lớn hơn lại phụ thuộc vào giá trị sản phẩm thuỷ sản họ có được. Nên có một số tác giả chỉ dựa trên quá trình phân tích năng suất các loại thuỷ sản, rồi đưa ra những kết luận làm không đúng thực chất của vấn đề nghiên cứu. 19 Báo cáo tốt nghiệp đại học TB Phạm Duy Nghị lớp LTK1 ĐHQTKD Xuất phát từ thực tế đó, từ sự kế thừa phát huy những kết quả đi trước chúng tôi nghiên cứu đề tài bằng sự phân tích thàh nhóm cụ thể. Năng suất, giá cả của từng loại thuỷ sản cũng được chia thành các loại khác nhau. Phân tích ảnh hưởng của các nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng đến năng suất và kết quả NTTS ở các nhóm hộ. Từ đó đề ra những giải pháp cụ thể để phát triển ngành nuôi trồng thuỷ hải sản ở địa phương. 2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài. 2.2.1. Phương pháp chung. + Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu. Nuôi trồng thuỷ sản hiện nay là một ngành có triển vọng và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm khuyến khích phát triển. Đông Minh là một xã ven biển của Huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình có một vị trí rất quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng. Xã có cơ cấu kinh tế đa dạng cả Nông - Ngư Diêm nghiệp - Du lịch. Có những nét đặc thù và là thế mạnh riêng của xã ven biển mà các địa phương khác không có được. Kinh tế biển của đại phương đã tồn tại từ nhiều năm bao gồm nhiều ngành nghề như đánh bắt khai thác NTTS các loại Tôm, cá, cua, rong câu và khai thác du lịch vận tải biển…. Những năm qua, kinh tế biển của xã Đông Minh có những bước khởi sắc rõ nét, nhất là thời gian gần đây nghề nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước nợ thu được những thắng lợi nhát định và trở thành ngành sản xuất quan trọng, mũi nhọn của địa phương nói chung và HTX DV Hải Châu nói riêng. Tuy nhiên trong quá trình khai thác phát triển nuôi trồng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Kết quả sản xuất mang lại chưa tương xứng với tiền vốn và công sức bỏ ra. Lĩnh vực môi sinh môi trường bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản nhiều vấn đề cần giải quyết. Xuất phát từ đó tôi chọn HTX DV Hải Châu xã Đông Minh làm dịa bàn nghiên cứu. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan