Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tiêm an toàn của điều dưỡng tại viện pháp...

Tài liệu Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tiêm an toàn của điều dưỡng tại viện pháp y tâm thần trung ương biên hoà năm 2018

.PDF
109
1
86

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI VIỆN PHÁP Y TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG BIÊN HOÀ NĂM 2018 Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản Lý Bệnh Viện Mã số: 60.72.07.01 Hà Nội, 2018 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯƠNG THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI VIỆN PHÁP Y TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG BIÊN HOÀ NĂM 2018 Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản Lý Bệnh Viện Mã số: 60.72.07.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hưng ThS. Nguyễn Minh Hoàng Hà Nội, 2018 E 2 i MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................. i DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................ vi LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... vii LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ viii TÓM TẮT ..................................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................6 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU .................................................... 6 1.1.1. Tiêm an toàn (TAT) [39], [40], [41] ................................................................................ 6 1.1.2. Tiêm không an toàn và tác hại của tiêm không an toàn ................................................... 9 1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ TIÊM AN TOÀN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ........ 10 1.2.1. Thế giới .......................................................................................................................... 10 1.2.2. Việt Nam ........................................................................................................................ 11 1.3. GIỚI THIỆU VIỆN PHÁP Y TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG BIÊN HÒA ................................ 16 1.4. KHUNG LÝ THUYẾT ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU .................................................. 17 Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................19 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 19 2.1.1. Nghiên cứu định lượng................................................... Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Nghiên cứu định tính ...................................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................................................... 19 2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 19 2.4. CỠ MẪU ................................................................................................................................ 20 2.4.1. Cỡ mẫu nghiên cứu định lượng ...................................................................................... 20 2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính ......................................................................................... 20 2.5. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU ............................................................................................. 21 2.5.1. Nghiên cứu định lượng................................................................................................... 21 2.5.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................................... 21 2.6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ............................................................................... 21 i ii 2.6.1. Nghiên cứu định lượng................................................................................................... 21 2.6.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................................... 23 2.6.3. Xây dựng bộ công cụ ..................................................................................................... 24 2.7. CÁC BIẾN SỐ TRONG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 24 2.7.1. Biến số nghiên cứu định lượng ...................................................................................... 24 2.7.2. Chủ đề nghiên cứu định tính .......................................................................................... 25 2.8. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ .................................................................................................... 26 2.8.1. Tiêu chuẩn đánh giá cho các câu hỏi về kiến thức ......................................................... 26 2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá về thực hành .................................................................................. 26 2.8.3. Một số tiêu chuẩn đánh giá khác .................................... Error! Bookmark not defined. 2.9. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .............................................................................. 29 2.10. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 30 2.11. HẠN CHẾ NGHIÊN CỨU, SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHÁC PHỤCError! Bookmark not defined. 2.11.1. Hạn chế trong nghiên cứu ............................................ Error! Bookmark not defined. 2.11.2. Sai số và biện pháp khắc phục ..................................... Error! Bookmark not defined. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................32 3.1. THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 32 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) ..................................................... 32 3. 1.2. Phân bố mũi tiêm trong nghiên cứu .............................................................................. 33 3.2. KIẾN THỨC VỀ TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG ...................................................... 38 3.2.1. Nhóm kiến thức về việc đảm bảo vô khuẩn khi tiêm an toàn ........................................ 39 3.2.2. Nhóm kiến thức về an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế ...................................... 40 3.2.3. Nhóm kiến thức về kỹ thuật tiêm an toàn ...................................................................... 42 3.3. PHÂN NHÓM TỶ LỆ MŨI TIÊM .......................................................................................... 36 3.3.1. Phân nhóm tỉ lệ mũi tiêm an toàn theo khoa lâm sàng................................................... 37 3.3.2. Phân nhóm tỉ lệ mũi tiêm an toàn theo đường tiêm, thời gian và nơi tiêm .................... 38 3.4. THỰC HÀNH CỦA ĐIỀU DƯỠNG VỀ TIÊM AN TOÀN .................................................... 33 3.4.1. Chuẩn bị phương tiện và dụng cụ tiêm .......................................................................... 34 3.4.2. Tỷ lệ tuân thủ thao tác trước tiêm .................................................................................. 34 3.4.3. Tỷ lệ tuân thủ thao tác trong tiêm .................................................................................. 35 3.4.4. Tỷ lệ tuân thủ các thao tác sau tiêm ............................................................................... 36 ii iii 3.4.3. Nhóm yếu tố liên quan đến thực hành tiêm an toàn ....................................................... 43 3.4.3.1. Mối liên quan thực hành tiêm an toàn với các nhóm yếu tố cá nhân .................................... 43 3.4.3.2. Mối liên quan giữa thực hành TAT với kiến thức TAT của ĐTNC. ..................................... 46 3.4.3.3. Mối liên quan thực hành tiêm an toàn với các nhóm yếu tố bệnh viện ................................. 46 3.4.3.4. Mối liên quan giữa thực hành tiêm an toàn với tình hình bệnh nhân .................................... 49 Chương 4 BÀN LUẬN ...........................................................................................52 4.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................... 52 4.2. Các nhóm kiến thức về TAT của điều dưỡng ......................................................................... 57 4.2.1. Nhóm kiến thức về việc đảm bảo vô khuẩn khi TAT .................................................... 57 4.2.2. Nhóm kiến thức về an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế ...................................... 58 4.2.3. Nhóm kiến thức về kỹ thuật tiêm an toàn ...................................................................... 59 4.3. Các nhóm thực hành về TAT của điều dưỡng ....................................................................... 53 4.3.1. Nhóm thực hành trong chuẩn bị phương tiện và dụng cụ tiêm ...................................... 54 4.3.2. Nhóm thực hành thao tác trước tiêm .............................................................................. 54 4.3.3. Nhóm thực hành thao tác trong tiêm .............................................................................. 55 4.3.4. Nhóm thực hành thao tác sau tiêm ................................................................................. 56 4.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN GIỮA THỰC HÀNH TAT ......................................................... 59 4.4.1. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với thực hành TAT ........................................... 59 4.4.2. Mối liên quan giữa thực hành TAT với các yếu tố về bệnh viện ................................... 60 4.4.3. Mối liên quan giữa tình hình của BN với thực hành TAT ............................................. 61 KẾT LUẬN ..............................................................................................................63 KIẾN NGHỊ.............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68 PHỤ LỤC.................................................................................................................73 iii iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban chấp hành BV Bệnh viện CS Cộng sự ĐD Điều dưỡng ĐTV Điều tra viên ĐTNC Đối tượng nghiên cứu HBV Virus viêm gan B HVC Virus viêm gan C KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn NVYT Nhân viên y tế TAT Tiêm an toàn TH TAT Thực hành tiêm an toàn TKAT Tiêm không an toàn VNA Vietnam Nurses Association – Hội điều dưỡng Việt Nam TLN Thảo luận nhóm VTTH Vật tư tiêu hao WHO World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới iv v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 32 Bảng 3.2. Phân bố số lượng mũi tiêm theo khoa, thời gian và nơi tiêm ........................................................... 33 Bảng 3.4. Phân nhóm tỉ lệ mũi tiêm an toàn theo khoa lâm sàng ..................................................................... 37 Bảng 3.5. Phân nhóm tỉ lệ mũi TAT theo đường tiêm, thời gian tiêm và nơi tiêm .......................................... 38 Bảng 3.6. Thực hành trong chuẩn bị phương tiện và dụng cụ tiêm .................................................................. 34 Bảng 3.7. Tỷ lệ tuân thủ thao tác trước tiêm ..................................................................................................... 35 Bảng 3.8. Tỷ lệ tuân thủ thao tác trong tiêm ..................................................................................................... 35 Bảng 3.9. Tỷ lệ tuân thủ các thao tác sau tiêm ................................................................................................. 36 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa thực hành TAT với nhóm tuổi của ĐTNC ...................................................... 43 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa thực hành TAT với nhóm giới tính của ĐTNC ............................................... 43 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thực hành TAT với nhóm trình độ chuyên môn ............................................. 44 Bảng 3.13. Mối liên quan thực hành TAT với thâm niên công tác của ĐTNC ................................................ 45 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa thực hành TAT và số lần tham gia tập huấn ................................................... 45 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa thực hành TAT với khoa công tác của ĐTNC ................................................ 45 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa thực hành TAT với kiến thức TAT của ĐTNC ............................................... 46 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thực hành về tiêm an toàn với số mũi tiêm, loại tiêm ..................................... 47 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thực hành TAT với số nhân viên hỗ trợ tiêm. ................................................. 47 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa TAT với thời điểm và nơi tiêm ....................................................................... 48 Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thực hành TAT với thái độ của bệnh nhân và trạng thái tâm thần của BN ..... 49 Bảng 3.21. Mô hình hồi quy logistic đa biến giữa thực hành TAT với các yếu tố liên quan ........................... 50 v vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Góc kim trong các loại tiêm ................................................................................................................ 6 Hình 1.3. Khung lý thuyết một số yếu tố liên quan đến tiêm an toàn............................................................... 18 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ kiến thức về TAT chung ..................................................................................................... 39 Biểu đồ 3.2. Phân nhóm kiến thức về việc đảm bảo vô khuẩn khi TAT .......................................................... 39 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ kiến thức về việc đảm bảo vô khuẩn khi TAT .................................................................... 40 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ kiến thức về an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế ...................................................... 42 Biểu đồ 3.6. Phân nhóm kiến thức về kỹ thuật TAT ........................................................................................ 42 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ kiến thức về kỹ thuật tiêm an toàn ...................................................................................... 43 vi vii LỜI CAM ĐOAN Tôi là Nguyễn Thị Ngọc Phương xin cam đoan. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Tuấn Hưng và ThS Nguyễn Minh Hoàng. Nghiên cứu này không trùng lập với nghiên cứu nào đã được công bố tại Việt Nam. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày..…..tháng…….năm……. Người viết cam đoan Nguyễn Thị Ngọc Phương vii viii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ và động viên tận tình của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học – trường Đại học Y tế Công Cộng, Viện Pháp y tâm thần Trung Ương Biên Hoà đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Tuấn Hưng, Phó vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Y Tế, ThS. Nguyễn Minh Hoàng, Trường Đại học Y Tế Công Cộng đã hướng dẫn trực tiếp và truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức quý báu, tận tình chỉ dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên các khoa: Khoa điều trị bắt buộc nam 1, khoa điều trị bắt buộc nam 2, khoa điều trị bắt buộc nam 3, khoa điều trị bắt buộc nữ, khoa truyền nhiễm, khoa điều trị theo yêu cầu tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này. Ký tên Nguyễn Thị Ngọc Phương viii 1 TÓM TẮT Thực hiện tiêm an toàn là quy trình đưa thuốc vào bệnh nhân một cách an toàn cho bệnh nhân và đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế. Bộ y tế đã đưa ra hướng dẫn rất rỏ ràng và cụ thể về thực hành tiêm an toàn tại các cơ sở khám chữa bệnh tuy nhiên trên thực tế nghiên cứu cho thấy tỉ lệ mũi tiêm đạt đủ về các tiêu chí của tiêm an toàn (TAT) của điều dưỡng còn chưa cao. Đối với Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà là Viện đặc thù, chuyên khoa tâm thần, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm nâng cao chất lượng các mũi TAT. Nghiên cứu: “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tiêm an toàn của điều dưỡng tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà năm 2018”. Được tiến hành với 2 mục tiêu: (i) Mô tả thực trạng tiêm an toàn của điều dưỡng tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà năm 2018 và (ii) Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực trạng tiêm an toàn tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà năm 2018. Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính. Nghiên cứu thu thập thông tin 220 mũi tiêm của điều dưỡng thông qua quan sát dựa trên bảng kiểm TAT, đồng thời tiến hành phỏng vấn 55 điều dưỡng về kiến thức TAT. Nghiên cứu cũng tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu với: Lãnh đạo bệnh viện, điều dưỡng viên trưởng bệnh viện, điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng viên và tổ chức thảo luận nhóm với điều dưỡng viên trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Thời gian tiến hành từ tháng 03 đến tháng 05 năm 2018. Kết quả cho thấy 31,4 % điều dưỡng thực hành TAT đạt, 74,5% điều dưỡng đạt về kiến thức tiêm an toàn chung. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi (p < 0,05), thâm niên công tác (p = 0,008), số mũi tiêm (p = 0,490), thời gian tiêm (p = 0,001), nơi thực hiện tiêm (p = 0,001), thái độ của bệnh nhân, trạng thái thần kinh của bệnh nhân lúc tiêm (p < 0,001). Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành tiêm an toàn với giới tính, trình độ chuyên môn và khoa công tác cũng như số lần tham gia tập huấn. Từ kết quả trên, tác giả khuyến nghị Viện nên tổ chức đào tạo cung cấp kiến thức và tập huấn thực hành TAT cho điều dưỡng cũng như kiến thức về tâm lý bệnh nhân để điều dưỡng an tâm thực hiện đúng và đủ quy trình tiêm an toàn, nhấn mạnh các tiêu 2 chí cần cải thiện; Cung cấp trang thiết bị hợp lý như xe tiêm có ngăn kéo, khi tiêm thuốc cần bố trí nhân lực điều dưỡng sao cho phù hợp để đảm bảo công tác tiêm an toàn được thực hiện tốt hơn, đồng thời cần cải tiến quy trình tiêm an toàn phù hợp với Viện tâm thần để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và nhân viên y tế. 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Đến nay, Tiêm an toàn vẫn là một trong những vấn đề được quan tâm ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mỗi năm có 16 tỷ mũi tiêm được thực hiện, trong đó 90% - 95% mũi tiêm nhằm mục đích điều trị, còn lại 5% - 10% mũi tiêm dành cho dự phòng bao gồm tiêm chủng và các loại khác. Theo WHO, mũi tiêm an toàn là mũi tiêm không gây nguy hại cho người nhận mũi tiêm, không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm đối với các nguy cơ có khả năng tránh được và không để lại chất thải nguy hại cho cộng đồng [39]. Tiêm an toàn là mũi tiêm có sử dụng phương tiện vô khuẩn, phù hợp với mục đích, không gây hại cho người được tiêm, không gây nguy cơ phơi nhiễm cho người thực hiện tiêm và không gây chất thải nguy hại cho người khác. [39]. Tiêm không an toàn có thể lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau như: vi rút, vi khuân, nấm và ký sinh trùng, đặc biệt là nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh đường máu như vi rút viêm gan B, C và vi rút HIV làm nguy hại đến cuộc sống con người [5]. Tiêm không an toàn có thể gây các biến chứng như: ápxe, teo cơ, nhiễm độc, sốc phản vệ. Theo CDC (trung tâm kiểm soát bệnh tật của Mỹ) có trên 80% tổn thương do kim tiêm có thể ngăn ngừa bằng cách sử dụng dụng cụ tiêm an toàn, và có trên 90% tổn thương có thể ngăn chặn được nếu kết hợp dụng cụ TAT với giáo dục, đào tạo và kiểm soát thực hiện [38]. Ở Việt nam cũng đã có nhiều nghiên nghiên cứu về TAT, theo nghiên cứu của ThS. Phạm Đức Mục (Phó Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam) và các cộng sự thì trung bình mỗi ngày điều trị bệnh nhân phải tiêm tới 2,2 mũi tiêm, trong đó chỉ có 17% là TAT [2]. Tại Việt Nam về thực trạng tiêm an toàn vào những thời điểm khác nhau (2002, 2005, 2008, 2009). Kết quả cho thấy có: 55% nhân viên y tế còn chưa cập nhật thông tin về tiêm an toàn liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn; tỷ lệ được kê đơn sử dụng thuốc tiêm chiếm (71,5%); phần lớn nhân viên y tế chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật và các thao tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong thực hành tiêm (vệ sinh tay, mang găng, sử dụng pen, phân loại và thu gom vật sắc nhọn sau tiêm, dừng tay để đậy nắp kim sau tiêm...), chưa báo cáo & theo dõi rủi ro do vật sắc nhọn (87,7%), cũng như xử lý an toàn chất thải phát sinh từ các hoạt động tiêm, truyền [9]. Theo khảo sát của hội điều dưỡng Việt Nam năm 2005, chỉ có 22,5 % mũi tiêm 4 đạt 100% các tiêu chuẩn qui định. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêm truyền chưa an toàn là do: kỹ thuật vô khuẩn kém, thiếu dụng cụ tiêm, không có dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn. Tuy nhiên, qua điều tra tại các nơi được cung cấp đầy đủ hộp/ lọ dung dịch sát khuẩn tay nhanh, tỷ lệ sát khuẩn tay nhanh cũng không đạt 100%, điều này chứng tỏ NVYT đã không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật tiêm do cán bộ y tế còn thiếu và chưa cập nhật thông tin về TAT liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn [8]. Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà với tổng số giường bệnh 250 giường bệnh nội trú. Tại đây bệnh nhân chủ yếu là phạm nhân tâm thần nên về quy trình chăm sóc bệnh nhân có rất nhiều khác biệt, trong đó tiêm an toàn cũng là một quy trình cần được quan tâm như: có đảm bảo quy trình tiêm an toàn, quy trình tiêm thuốc cho bệnh nhân tâm thần có sự khác biệt nào, khi thực hiện quy trình tiêm có bao nhiêu người cùng hỗ trợ khi tiêm, khi thực hiện quy trình tiêm có thể thực hiện tại giường hoặc tại phòng chăm sóc. Như vậy, thực trạng vấn đề TAT của điều dưỡng đang công tác tại đây là như thế nào? Tỷ lệ đảm bảo tiêm an toàn là bao nhiêu? Những yếu tố nào liên quan đến thực trạng tiêm an toàn. Với mong muốn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tiêm an toàn tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà năm 2018”. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng tiêm an toàn của điều dưỡng tại Viện Pháp y tâm thần Trung 5 ương Biên Hoà năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ kiến thức tiêm an toàn và thực hành tiêm an toàn tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hoà năm 2018. 6 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU Tiêm: Là kỹ thuật đưa thuốc, dịch hoặc chất dinh dưỡng và một số chất khác (Iốt, đồng vị phóng xạ, chất màu) qua da bằng cách dùng bơm tiêm, kim tiêm vào trong cơ thể để phục vụ chẩn đoán ddiều trị và phòng bệnh [5], [3]. 1.1.1. Tiêm an toàn (TAT) [39], [40], [41] Theo WHO một quy trình tiêm đảm bảo là khi: - Không gây hại cho người nhận mũi tiêm; - Không gây phơi nhiễm cho người thực hiện mũi tiêm; - Không tạo chất thải nguy hại cho người khác và cộng đồng. Hình 1.1. Góc kim trong các loại tiêm Tiêm dưới da Là kỹ thuật tiêm sử dụng bơm kim để tiêm thuốc vào mô liên kết dưới da của người bệnh, kim chếch 300 - 450 so với mặt da. Vị trí tiêm thường 1/3 giữa mặt trước ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu chia làm 3 phần) hay 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi (đường nối từ gai chậu trước trên đến bờ ngoài xương bánh chè) hoặc dưới da bụng (xung quanh rốn, cách rốn 5 cm) [39]. Tiêm trong da Mũi tiêm nông giữa lớp thượng bì và hạ bì, đâm kim chếch với mặt da 100 - 150, tiêm xong tạo thành một cục sẩn như da cam trên mặt da. Thường chọn vùng da mỏng, ít va chạm, trắng, không sẹo, không có lông, vị trí 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay, 7 đường nối từ nếp gấp cổ tay đến nếp gấp khuỷu tay (thông dụng nhất), 1/3 trên mặt ngoài cánh tay (đường nối từ mỏm vai đến mỏm khuỷu), bả vai, cơ ngực lớn [39]. Tiêm bắp: Đưa mũi tiêm vào phần thân của cơ bắp với góc kim từ 600 - 900 so với mặt da (không ngập hết phần thân kim tiêm) thường chọn các vị trí sau [39]: - Cánh tay: 1/3 trên mặt trước ngoài cánh tay; - Vùng đùi: 1/3 giữa mặt trước ngoài đùi; Vùng mông: 1/4 trên ngoài mông hoặc 1/3 trên ngoài của đường nối từ gai chậu trước trên với mỏm xương cụt. Tiêm truyền tĩnh mạch: Là kỹ thuật dùng kim đưa thuốc dịch vào tĩnh mạch với góc tiêm 30o so với mặt da. Khi tiêm chọn tĩnh mạch nổi rõ, mềm mại, không di động, da vùng tiêm nguyên vẹn [39]. Bơm tiêm vô khuẩn: là với bơm tiêm một lần: Đã được tiệt khuẩn và còn hạn dùng, được đựng trong túi nguyên vẹn, kim tiêm không chạm vào đồ vật hoặc tay trước khi tiêm cho người bệnh. Bơm kim tiêm có các thông số phải phù hợp cho mỗi mũi tiêm như sau: [34]. - Tiêm trong da: Bơm tiêm 1ml, mũi vát ngắn kim tiêm số 25-27G, dài 0,61,5 cm. - Tiêm dưới da: Bơm tiêm 1- 3ml kim tiêm số 23- 25G dài 1,5- 2,5 cm. - Tiêm bắp: Bơm tiêm 5ml kim tiêm số 21- 23G dài 2,5- 4,0 cm. - Tiêm tĩnh mạch: Bơm tiêm 5ml 10 ml 20ml kim tiêm số 19- 23G kim dài 2,54,0 cm. Xử lý các vật sắc nhọn sau khi tiêm: Phân loại chất thải ngay tại nguồn, cô lập ngay các vật sắc nhọn vào hộp kháng thủng đủ tiêu chuẩn, không uốn cong và bẻ cong kim [3], [11]. Kỹ thuật vô khuẩn: Kỹ thuật vô khuẩn là các kỹ thuật không làm phát sinh sự phát tán của vi khuẩn trong quá trình thực hiện: vệ sinh bàn, bơm và kim tiêm sử dụng 1 lần, rút thuốc đúng kỹ thuật, không được lưu kim pha thuốc trên lọ thuốc [5]. Dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn: Dịch pha chế có chứa cồn dưới dạng chất lỏng gel hoặc kem bọt dùng để xoa/chà tay nhằm tiêu diệt hoặc làm giảm sự phát triển của vi sinh vật. [3] 8 Vệ sinh tay: là hình thức làm sạch bàn tay gồm: rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sát khuẩn tay với dung dịch chứa cồn. [4] Các thời điểm vệ sinh tay: - Trước khi tiếp xúc với người bệnh; - Trước khi làm thủ thuật vô khuẩn; - Sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể; - Sau khi chăm sóc người bệnh; - Sau khi chạm vào những vùng xung quanh người bệnh. Sát khuẩn da và chuẩn bị vùng da tiêm: Rửa sạch da vùng tiêm nếu bẩn. Để sát khuẩn vùng da tiêm bằng bông hoặc gạc thấm dung dịch chứa cồn isopropyl hay ethanol 70%. Áp dụng các bước dưới đây: [38] [33] [41] - Sử dụng kẹp không mấu vô khuẩn để gắp bông gạc tẩm cồn: khi sát khuẩn không được chạm kẹp vào da người bệnh. - Dùng tay (sau khi đã vệ sinh tay) để cầm bông cồn sát khuẩn. Khi sát khuẩn không được chạm tay vào phần bông tiếp xúc với da vùng tiêm. - Sử dụng tăm bông: khi sát khuẩn không chạm tay vào bông - Khi sát khuẩn cần đảm bảo: - Sát khuẩn da vùng tiêm theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài với đường kính khoảng 10cm cho đến khi sạch. - Thời gian sát khuẩn trong 30 giây để da tự khô hoàn toàn rồi mới tiêm - Không chạm tay hoặc vật dụng không vô khuẩn vào vùng đã được sát khuẩn. Thùng đựng chất thải sắc nhọn: Còn gọi là “hộp đựng vật sắc nhọn” “hộp kháng thủng” hay “hộp an toàn”. Thùng này phải có thành, đáy cứng không xuyên thủng. Thùng này phải được thiết kế và quản lý theo đúng Quy chế Quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế, thông tư 58/2015/ttlt-BYT-BTNMT Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác, thông tư 58/2015/ttlt-BYT-BTNMT 9 Thực hiện mũi tiêm an toàn theo quy định 5 đúng: cần thực hiện tại 2 thời điểm là chuẩn bị phương tiện, thuốc tiêm và trước khi tiêm. [1] [2] - Đúng người bệnh. - Đúng thuốc. - Đúng liều lượng. - Đúng đường tiêm. - Đúng thời gian. 1.1.2. Tiêm không an toàn và tác hại của tiêm không an toàn Mũi tiêm không an toàn (TKAT): Mũi tiêm không an toàn là mũi tiêm không đảm bảo quy trình tiêm an toàn, các chất thải, vật sắc nhọn sau khi tiêm không phân loại và cô lập ngay theo quy chế xử lý chất thải của Bộ Y tế [3], [11]. Tỉ lệ mũi TKAT: Là tỉ số giữa Số mũi TKAT Tổng số mũi tiêm quan sát Tác hại của việc tiêm không an toàn. Tiêm không an toàn có thể gây lây nhiễm nhiều loại tác nhân gây bệnh khác nhau như vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng [42]. Tiêm không an toàn cũng có thể gây các biến chứng khác như áp-xe và phản ứng nhiễm độc. Việc sử dụng lại bơm tiêm hoặc kim tiêm còn phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới khiến cho người bệnh phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh một cách trực tiếp (qua dụng cụ nhiễm bẩn) hoặc gián tiếp (qua lọ thuốc nhiễm bẩn). Các nguy cơ của tiêm không an toàn được đề cập trong nghiên cứu được đề cập này liên quan đến ba tác nhân gây bệnh đường máu là HIV, viêm gan siêu vi B (HBV) và viêm gan siêu vi C (HCV) [32]. Theo WHO, có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển là không an toàn, trong đó: 40- 70% mũi tiêm dùng lại mà không được tiệt khuẩn (ở Tây Thái Bình Dương chiếm 30%). 50% số bơm tiêm vẫn được thiêu ngoài trời và được bán ngoài chợ đen (Theo WHO, năm 2004) và trong năm 2000 ước tính trên toàn cầu tình trạng bệnh do tiêm không an toàn gây ra đối với các tác nhân gây bệnh này như sau: 21 triệu ca nhiễm HBV (chiếm 32% số ca nhiễm HBV mới);
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan