Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ...

Tài liệu Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang năm 2022

.PDF
41
1
77

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ CHUNG THỰC TRẠNG TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ CHUNG THỰC TRẠNG TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu thực hiện chuyên đề, em đã nhận được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hoà, gia đình và bạn bè.Với sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đó, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu nhà trường, phòng Đào tạo Sau Đại học, các phòng ban và các thầy cô giáo Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định đã truyền đạt cho em kiến thức, những kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ em trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường ThS.BS Nguyễn Trường Sơn, giảng viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là người thầy đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Ban giám đốc, các đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hoà đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt khóa học này Em cũng bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp,bạn bè và tập thể lớp Chuyên khoa I – khóa 9 chuyên ngành Nội người lớn, những người đã dành cho em tình cảm và nguồn động viên khích lệ. Học viên Nguyễn Thị Chung ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do chính tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Nguyễn Thị Chung iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………i LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………….....ii CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………………...v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ……………………………………………..vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................. 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 3 2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 3 2..1.1. Định nghĩa ............................................................................................. 3 2.1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường................................................................... 3 2.1.1.2. Chẩn đoán đái tháo đường ................................................................... 3 2.1.1.3. Phân loại đái tháo đường ..................................................................... 4 2.1.1.4. Biến chứng đái tháo đường .................................................................. 5 2.1.1.5. Điều trị bệnh đái tháo đường type 2 ..................................................... 5 2.1.1.6. Phòng bệnh .......................................................................................... 7 2.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 7 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 7 2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam......................................................... 8 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ........................................... 10 3.1. Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa năm 2022 ...................... 11 3.2. Một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả tuân thủ dùng thuốc của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa ............................................................................................... 17 3.2.1. Đối với cán bộ y tế ................................................................................. 17 3.2.2. Đối với người bệnh ................................................................................. 18 3.3.3. Đối với các nhà hoạch định chính sách ................................................... 18 3.3.4. Đối với các nhà khoa học ....................................................................... 18 iv Chương 3: BÀN LUẬN ................................................................................... 19 4.1.Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hoà năm 2022 ...................... 19 4.2. Các giải pháp để giải quyết vấn đề ............................................................ 22 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 24 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BKLN Bệnh không lây nhiễm BV Bệnh viện CĐ Cao đẳng ĐH Đại học ĐTĐ Đái tháo đường ĐTNC Đối tượng nghiên cứu IDF International Diabetis Foundation(liên đoàn đái tháo đường quốc tế) KCB Khám chữa bệnh NB Người bệnh NNNB Người nhà người bệnh SL Số lượng TL Tỉ lệ TW Trung ương YTNC Yếu tố nguy cơ WHO World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) vi DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1.1. Tuổi của đối tượng khảo sát .......................................................... 11 Bảng 3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn ..................... 12 Bảng 3.1.3. Nghề nghiệp hiện tại của đối tượng nghiên cứu ............................. 12 Bảng 3.1.4. Nơi sống hiện tại của đối tượng nghiên cứu................................... 13 Bảng 3.1.5. Thói quen sử dụng rượu/bia của ĐTNC ......................................... 13 Bảng 3.1.6. Thói quen hút thuốc lá của ĐTNC ............................................... 14 Bảng 3.1.7. Hoàn cảnh phát hiện bệnh đái tháo đường ở ĐTNC ...................... 14 Bảng 3.1.8. Thời gian phát hiện bệnh của ĐTNC ............................................. 15 Bảng 3.1.9. Các biến chứng của bệnh đái tháo đường ĐTNC mắc phải. ........... 15 Bảng 3.1.10. Thời gian khám và điều trị ngoại trú tại viện của ĐTNC ............. 15 Bảng 3.1.11. Phân bố tiền sử gia đình mắc bệnh .............................................. 16 Bảng 3.1.12. Tư vấn của thầy thuốc về bệnh ĐTĐ ........................................... 16 Bảng 3.1.13. Mức độ tuân thủ chế độ sử dụng thuốc của người bệnh .............. 16 Bảng 3.1.14. Nguyên nhân bệnh nhân tự ý dừng thuốc……………………..17 Bảng 3.1.15. Nguyên nhân tự ý thay đổi liều thuốc………………………....17 vii DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 3.1.1. Giới của đối tượng khảo sát………………………………….12 Biểu đồ 3.1.2. Tình trạng gia đình của đối tượng nghiên cứu ………………13 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, có đặc điểm tăng đường máu do thiếu hụt về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Đái tháo đường là một bệnh đang gia tăng ở các quốc gia công nghiệp và các nước đang phát triển, trong số đó có hơn 90% là đái tháo đường type 2. Sự bùng nổ của đái tháo đường type 2 và những biến chứng của bệnh đang là thách thức lớn với cộng đồng. Theo công bố của Hiệp hội đái tháo đường thế giới năm 2015, ước tính trên toàn cầu có khoảng 415 triệu người trong độ tuổi 20-79 mắc bệnh đái tháo đường, trong đó có 193 triệu người chưa được chẩn đoán và điều trị, chiếm khoảng 46,5%. Dự tính năm 2040, số người mắc đái tháo đường sẽ tăng lên 642 triệu người. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, theo ước tính của văn phòng khu vực Thái Bình Dương phía tây (WPRO) năm 2014 có 131 triệu người đang sống chung với đái tháo đường, chiếm khoảng 8,4% dân số trưởng thành[1]. Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới IDF Diabetes Atlas, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện[1]. Đái tháo đường type 2 là bệnh mãn tính nên cần được theo dõi, điều trị đúng, đủ và thường xuyên, thậm chí kéo dài hết cuộc đời với mục tiêu điều trị là giảm được đường huyết trong máu và giảm tối đa các biến chứng do bệnh ngây ra. Tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường type 2 để đạt được mục tiêu điều trị. Tuân thủ điều trị bao gồm tuân thủ chế độ ăn, chế độ luyện tập, chế độ dùng thuốc và kiểm soát đường huyết tốt [2,3].Tuy nhiên do nhiều yếu tố như: hoàn cảnh kinh tế, nhận thức chưa đầy đủ, đường xá xa xôi...mà rất nhiều người bệnh đái tháo đường chưa tuân thủ điều trị. Trung tâm Y tế Hiệp Hòa là Trung tâm Y tế đa chức năng có nhiệm vụ khám và điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là bệnh nhân đái tháo đường. Năm 2022, Trung tâm Y tế đã 2 khám và điều trị ngoại trú cho 1944 người bệnh đái tháo đường trong tổng số người bệnh đến khám nhưng có nhiều người bệnh không hiểu đầy đủ về bệnh của mình, thậm chí có những người bệnh còn nhận thức sai lầm về bệnh đái tháo đường, tuân thủ điều trị còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện chuyên đề: “Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2022”, nhằm hai mục tiêu như sau: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Chương 1 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận 2..1.1. Định nghĩa: 2.1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường Theo WHO, ĐTĐ là: Một hội chứng có biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu/ hoặc mất hoàn toàn insulin hoặc do liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin[1]. Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (American Assoociation of Diabetes – ADA) đã đưa ra định nghĩa về ĐTĐ: Là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau: (1) tăng glucose máu, (2) kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein, (3) bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch khác[1] 2.1.1.2. Chẩn đoán đái tháo đường [2] 2.1.1.2.1. Chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường týp 2: Đối tượng có yếu tố nguy cơ để sàng lọc bệnh đái tháo đường týp 2: Tuổi ≥ 45 và có một trong các yếu tố nguy cơ sau đây: BMI ≥23; huyết áp trên 130/85 mmHg; trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường type 2, tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường (suy giảm dung nạp đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp glucose), phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (đái tháo đường thai kỳ, sinh con to – nặng trên 3600 gam, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lưu); người có rối loạn Lipid máu, đặc biệt khi HDL-C dưới 0,9 mmol/L và Triglycrid trên 2,2 mmol/l. 2.1.1.2.2. Chẩn đoán tiền đái tháo đường (Prediabetes). - Rối loạn dung nạp glucose (IGT), nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống từ 7,8 mmol/l (140 mg/dl) đến 11,0 mmol/l (200 mg/dl). - Suy giảm glucose máu lúc đói (IFG), nếu lượng glucose huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 6,1 mmol/l (110 mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125 mg/dl) 4 và lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp tăng glucose máu dưới 7,8 mmol/l (< 140 mg/dl). 2.1.1.2.3. Chẩn đoán xác định đái tháo đường: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (WHO- 1999), dựa vào một trong 3 tiêu chí: - Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl). - Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. - Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl). Những điểm cần lưu ý: - Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/hoặc nghiệm pháp dung nạp tăng glucose máu bằng đường uống, thì phải làm 2 lần vào hai ngày khác nhau. - Có những trường hợp được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucose huyết tương lúc đói bình thường. Trong những trường hợp đặc biệt này phải ghi rõ chẩn đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ “Đái tháo đường type 2 – Phương pháp tăng glucose máu bằng đường uống”. 2.1.1.3. Phân loại đái tháo đường Phân loại ĐTĐ dựa trên cơ sở cơ chế bệnh sinh gồm 4 thể bệnh ĐTĐ là: - ĐTĐ type 1: Do cơ chế tự miễn dịch qua trung gian tế bào gây phá hủy các tế bào bêta tụy dẫn đến sự thiếu hụt insulin tuyệt đối. Bệnh ĐTĐ type 1 ước tính chiếm khoảng 5-10% trong tổng số người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ. - ĐTĐ type 2: Chủ yếu xuất hiện ở người trưởng thành, chiếm tỷ lệ khoảng 90-95% các trường hợp ĐTĐ. Do hậu quả kháng insulin hoặc/và suy giảm tăng dần bài tiết insulin của tuyến tụy. Bệnh ĐTĐ type 2 thường có yếu tố gia đình và là hậu quả của sự tác động đồng thời của yếu tố gen (đa gen) và một số yếu tố thuận lợi, trong đó bao gồm cả yếu tố môi trường (tuổi, tăng 5 cân hoặc béo phì, ít hoạt động thể lực...). Bệnh thường được chẩn đoán muộn hoặc không được chẩn đoán trong nhiều năm do tình trạng tăng đường huyết diễn tiến âm thầm, không biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Vì vậy, người bệnh thường đã có biến chứng ngay từ khi mới được chẩn đoán. - ĐTĐ khác do nhiều nguyên nhân khác nhau: Khiếm khuyết gen của tế bào bê – ta hoặc rối loạn quá trình chuyển hóa glucose, đột biến gen ảnh hưởng đến hoạt động của insulin, bệnh lý tụy, thuốc, hóa chất… - ĐTĐ thai kỳ: được phát hiện khi mang thai. ĐTĐ thai kỳ là tình trạng giảm dung nạp glucose ở mức độ nào đó do tình trạng tăng kháng insulin và chỉ xảy ra trong kỳ mang thai. ĐTĐ thai kỳ chiếm 2-30% trong tổng số người mang thai. Người mẹ ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ thực sự sau này (ĐTĐ type 2) [4, 5]. 2.1.1.4. Biến chứng đái tháo đường Glucose tăng cao trong máu lâu ngày sẽ làm tổn thương nhiều tổ chức, cơ quan trong cơ thể. Một trong những tổn thương quan trọng nhất xảy ra ở hệ thống mạch máu, do đó biến chứng chính của bệnh ĐTĐ bao gồm biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch máu nhỏ. Tuy nhiên ĐTĐ cũng gây ra nhiều tổn thương ở các cơ quan khác như da, răng miệng… - Biến chứng mạch máu nhỏ của bệnh ĐTĐ - Biến chứng mạch máu lớn của bệnh ĐTĐ 2.1.1.5. Điều trị bệnh đái tháo đường type 2 2.1.1.5.1. Nguyên tắc chung Mục đích: - Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo đường. - Giảm cân nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý Nguyên tắc: - Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương 6 pháp điều trị bệnh đái tháo đường. - Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo huyết áp hợp lý, phòng, chống các rối loạn đông máu. - Khi cần phải dùng insulin (như trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật). 2.1.1.5.2. Mục tiêu điều trị Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém Glucose máu – Lúc đói mmol/l 4,4 – 6,1 6,2 – 7,0 > 7,0 – Sau ăn 4,4 – 7,8 7,8 ≤ 10,0 > 10,0 HbA1c % ≤ 6,5 > 6,5 đến ≤ 7,5 > 7,5 Huyết áp mmHg ≤ 130/80 130/80 – 140/90 > 140/90 BMI kg/(m)2 18,5 – 23 18,5 – 23 ≥ 23 Cholesterol TP mmol/l < 4,5 4,5 – ≤ 5,2 ≥ 5,3 HDL-c mmol/l > 1,1 ≥ 0,9 < 0,9 Triglycerid mmol/l 1,5 1,5 – ≤ 2,2 > 2,2 LDL-c mmol/l < 2,5 2,5 – 3,4 ≥ 3,4 Non-HDL mmol/l 3,4 3,4 – 4,1 > 4,1 * Người có biến chứng thận- từ mức có microalbumin niệu HA ≤ 125/75. * Người có tổn thương tim mạch LDL-c nên dưới 1,7 mmol/l (dưới 70 mg/dl). 2.1.1.6. Phòng bệnh: Có cuộc sống lành mạnh, loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đối với những người có nguy cơ cao dẫn đến đái tháo đường như béo phì, tăng huyết áp, gia đình có người bị đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, cần thực hiện các biện pháp dự phòng như: thực hiện chế độ ăn hợp lý, tăng cường vận động thể lực, thôi hút thuốc lá, điều chỉnh huyết áp và rối loạn lipid máu, khám và xét nghiệm định kỳ. Khi đã được chẩn đoán là đái tháo đường, phải kiểm soát bệnh hiệu quả làm chậm tiến triển và biến chứng của bệnh, tuân thủ chế độ điều trị, chế độ ăn và vận động thể lực hợp lý. 2.2. Cơ sở thực tiễn 7 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Anju Gautam và cộng sự (2015), tiến hành một điều tra cắt ngang trên 244 người bệnh ĐTĐ (52.5% nữ) cho thấy: 18% đối tượng không biết chữ, 24.6% đến từ nông thôn, 9.8% có hút thuốc lá, 16% uống rượu, 17.6% không hoạt động thể lực. Nghiên cứu còn cho biết điểm trung bình cho kiến thức, thái độ, thực hành là 80,4 và 41. Trong tất cả các đối tượng thì 12.3% có kiến thức đúng, 12.8% có thái độ đúng và 16% có thực hành đúng [19]. Nghiên cứu của Shah V.N và cộng sự (2009), tiến hành trên 238 người bệnh ĐTĐ; trong đó, 50% người bệnh biết biến chứng bệnh, 46.63% người bệnh biết thế nào là ĐTĐ, 17.64% biết nguyên nhân gây bệnh, 38.23% nghĩ rằng ĐTĐ có thể chữa khỏi, 82.77% biết làm thế nào để phát hiện ĐTĐ, 78.1% người bệnh tuân thủ điều trị thuốc. Về vấn đề làm thế nào để kiểm soát ĐTĐ: 51.23% biết các bài tập thể dục, 74.78% biết thay đổi chế độ ăn uống, 7.14% biết ngừng thuốc lá, uống rượu, 65.12% biết tự chăm sóc ĐTĐ, 10.08% biết tự theo dõi đường huyết tại nhà, 70.16% biết đến bệnh viện kiểm tra đường huyết hàng tháng [20]. Gul N. Nghiên cứu trên 100 người bệnh ĐTĐ typ 2 tuổi trung bình 50±5, tỷ lệ nam/nữ là 1/3, NC cho thấy nhận thức của người bệnh ĐTĐ còn thấp: 33.5% biết kiểm soát đường máu, 69% biết trả lời chính xác các yếu tố nguy cơ, 39% biết biến chứng bệnh, 61% thường xuyên kiểm soát đường huyết, nhưng chỉ số ít trong đó biết đường máu mục tiêu. Chỉ có 1/6 người bệnh trả lời chính xác câu hỏi liên quan đến dinh dưỡng, 92% trả lời huyết áp cao là yếu tố nguy cơ, 70% trả lời là hút thuốc lá, 76% trả lời lối sống ít vận động, 66% trả lời trọng lượng cơ thể tăng, 42% trả lời tăng lipid máu. Nhận thức về biến chứng thận và mắt khá thấp và bác sĩ là nguồn cung cấp thông tin chính cho người bệnh [21]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Lê Thị Nhật Lệ và cộng sự (2017), tiến hành trên 248 người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoài trú; trong đó, 58.0% không biết rõ biến chứng bệnh, 8 59.4% không biết rõ cách phòng bệnh, 62.3% không biết rõ về điều trị bệnh, 92.5% tuân thủ tư vấn điều trị của bác sỹ, 97.2% tuân thủ điều trị theo đơn của bác sỹ, 23.2% người bệnh tự ý thêm thuốc [6]. Đặng Thanh Nhàn và cộng sự (2016), tiến hành nghiên cứu trên 232 (138 nam, 94 nữ) người bệnh ĐTĐ type 2 đến khám và điều trị cho thấy: có 44.8% có kiến thức chung về bệnh, kiến thức đúng về phòng bệnh 65.1%, 94.01% tuân thủ tư vấn điều trị của bác sỹ, 97.3% tuân thủ điều trị theo đơn của bác sỹ, 16.3% người bệnh tự ý dùng thêm thuốc [7]. Võ Thị Bổn và cộng sự (2014), tiến hành nghiên cứu trên 460 người bệnh ĐTĐ tuýp 2 từ 30 – 69 tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Người bệnh cho kiến thức chung “không đạt” về ĐTĐ cho nhóm người có học vấn < trung học phổ thông, nghề nông và có người nhà bị ĐTĐ lần lượt là 7.1; 2.4; 15.1. Người bệnh cho thực hành phòng bệnh “không đạt” ở nam giới, tuổi 30-44, học vấn < trung học phổ thông, nghề nông và người có tiền sử ĐTĐ lần lượt là 4.6; 1.8; 1.6 và 2.6. Người bệnh thực hành phòng ĐTĐ “không đạt” ở nhóm người có kiến thức chung về ĐTĐ “không đạt” là 8.8 [8]. Nguyễn Trung Kiên và cộng sự (2010), tiến hành nghiên cứu trên 130 người bệnh ĐTĐ tuýp 2 kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức tốt về các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, dùng thuốc và các biến chứng của bệnh ĐTĐ lần lượt là 30%, 68.46%, 16.15%, 88.62%, 95.38% và 23.08%, tỷ lệ người bệnh có thực hành tốt về chế độ dinh dưỡng, tập luyện, dùng thuốc và phòng ngừa biến chứng lần lượt là 11.54%, 95.23%, 44.62% và 18.46%. Nghiên cứu cũng cho thấy người bệnh có kiến thức tốt về dinh dưỡng, dùng thuốc và dự phòng biến chứng thì có tỷ lệ thực hành tốt về các lĩnh vực này cao hơn các người bệnh khác [9]. Chương 2 9 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Mô tả Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất 03 đơn vị: + Bệnh viện Đa khoa huyện Hiệp Hòa + Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa + Trung tâm Dân số - KHHGĐ Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa là đơn vị y tế đa chức năng, cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, dân số kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ y tế khác theo quy định của pháp luật. Trung tâm gồm 06 phòng và 15 khoa. Hiện có 257 viên chức và hợp đồng lao động với 62 Bác sĩ và 120 Điều dưỡng. Tất cả các khâu trong quy trình khám, chữa bệnh tại Trung tâm đều được chuẩn hóa, các quy chế chuyên môn trong thường trực cấp cứu, khám bệnh và chăm sóc người bệnh được thực hiện nghiêm túc. Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị máy móc hiện đại: Trung tâm nằm trong khuôn viên rộng 1,2 ha với 1 tòa nhà 9 tầng, 1 tòa nhà 5 tầng, 2 tòa nhà 3 tầng và 2 tòa nhà 2 tầng. Khoa khám bệnh đảm nhận chức năng khám, chọn lọc người bệnh vào điều trị nội trú, thực hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe ban đầu. Điều trị ngoại trú cho những người bệnh có bệnh lý thuộc lĩnh vực tăng huyết áp, đái tháo đường. Ngoài ra, khoa còn thực hiện nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, tuyên truyền phòng bệnh, chỉ đạo tuyến theo chức năng nhiệm vụ được giao. Khoa hiện có 24 cán bộ và nhân viên; trong đó, có 10 bác sĩ ( 03 bác sĩ chuyên khoa I, 7 bác sĩ đa khoa). Có 14 Điều dưỡng (02 cử nhân điều dưỡng đại học, 03 cao đẳng điều dưỡng, còn lại là điều dưỡng trung cấp). Tập thể khoa có sự đoàn kết nhất trí cao giữa các cán bộ nhân viên. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành 10 tốt nhiệm vụ được giao, thường xuyên trau dồi cập nhật kiến thức, luôn luôn có ý thức học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ. Xã hội ngày càng phát triển các bệnh về nội tiết và chuyển hoá ngày càng gia tăng trong đó tỷ lệ người bệnh bị đái tháo đường ngày càng nhiều, có xu hướng trẻ hoá, tỷ lệ người bệnh bị biến chứng bởi bệnh đái tháo đường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình hình sức khoẻ của người bệnh cũng như tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trong khi đó tỷ lệ người bệnh có kiến thức về bệnh đái tháo đường cũng như tuân thủ điều trị bệnh chưa được cao bởi rất nhiều bệnh nhân khi đã phát hiện mình bị đái tháo đường nhưng đã tự ý dừng thuốc và tự ý đổi liều dẫn đến tình trạng có biến chứng. Để làm sáng tỏ điều này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 100 người bệnh ĐTĐ type 2 ở độ tuổi từ 18 trở lên để đánh giá về tuân thủ dùng thuốc tại phòng khám ngoại trú ĐTĐ, Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hoà trong thời gian từ ngày 1 tháng 5 đến 30 tháng 6 năm 2022 thu được kết quả sau: 3.1. Thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa năm 2022. Bảng 3.1.1. Tuổi của đối tượng khảo sát Nhóm tuổi Số lượng Tỉ lệ (%) < 60 tuổi 64 64 ≥ 60 tuổi 36 36 Tuổi trung bình 56 Nhận xét: Kết quả bảng 3.1.1 cho thấy, đối tượng có độ tuổi nhỏ nhất tham gia nghiên cứu là 36 tuổi, cao nhất là 86 tuổi. Nhóm đối tượng dưới 60 tuổi chiếm 64%. Nhóm đối tượng từ 60 tuổi trở lên chiếm 36%. Biểu đồ 3.1.1. Giới của đối tượng khảo sát 11 Nhận xét: Số liệu biểu đồ 3.1.1 cho thấy, trong 100 đối tượng tham gia nghiên cứu, nam giới chiếm 61%. Nữ giới chiếm 39%. Bảng 3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo trình độ học vấn Trình độ học vấn Số lượng Tỉ lệ (%) Tiểu học 15 15 THCS 52 52 THPT 23 23 Trung cấp, cao đẳng, Đại học, trên đại học 10 10 100 100 Tổng Nhận xét: Kết quả bảng 3.1.2 cho thấy trình độ cao nhất là có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 10%, trình độ THPT chiếm tỷ lệ 23%, THCS chiếm tỷ lệ 52%, còn lại là tiểu học chiếm 15%. Bảng 3.1.3. Nghề nghiệp hiện tại của đối tượng nghiên cứu Nghề nghiệp Số lượng Tỉ lệ (%) Nghỉ hưu 23 23 Làm công việc bán thời gian 46 46 Làm công việc toàn thời gian 31 31 Tổng 100 100 Nhận xét: Bảng 3.1.3 cho thấy 23% đối tượng nghiên cứu đã nghỉ hưu; 31% đối tượng vẫn đang làm công việc toàn thời gian và 46% đối tượng làm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan