Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều ...

Tài liệu Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện nội tiết trung ương

.PDF
45
1
55

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ HỒNG THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ HỒNG THỰC TRẠNG TUÂN THỦ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS: Đỗ Thị Thu Hiền NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viên Nội tiết Trung Ương đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại bệnh viện. Đặc biệt tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Cô Đỗ Thị Thu Hiền Người đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện chuyên đề. Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu đã nhiệt tình cộng tác để tôi có được số liệu cho nghiên cứu này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ NGUYỄN THỊ HỒNG ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi. Các số liệu trong chuyên đề là trung thực và chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Nếu sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ Nguyễn Thị Hồng iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .............................................................................. vi ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 Chương 1 .................................................................................................................. 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................ 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 3 1.1.1. Đại cương về Đái tháo đường .......................................................................... 3 1.1.2. Dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường type 2 ............................................. 5 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 8 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ............................................................................ 9 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ........................................................................... 9 Chương 2:MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................... 12 2.1. Giới thiệu sơ lược về BV Nội tiết Trung ương .................................................. 12 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 13 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 13 2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 13 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 13 2.2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ..................................................................... 13 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 14 2.2.6. Các biến số nghiên cứu .................................................................................. 14 2.2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ................................................ 14 2.2.8. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 15 2.2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ..................................................................... 15 2.3. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 tại BV Nội tiết Trung Ương. ..................................................................................................... 15 Chương 3:BÀN LUẬN ........................................................................................... 20 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu......................................................... 20 iv 3.2. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại BV Nội tiết Trung ương....................................................................... 22 3.2.1. Kiến thức về dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ type của ĐTNC. ................... 22 3.2.1. Thực hành chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2. .......................... 24 3.3. Vấn đề còn tồn tại và giải pháp khắc phục. ....................................................... 26 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 30 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ........................................................................................... 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐTĐ: Đái tháo đường NB: Người bệnh ĐTNC: Đối tượng nghiên cứu HA Huyết áp vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo một số đặc điểm chung……………. 13 Bảng 2.2. Thực trạng kiến thức dinh dưỡng của NB ĐTĐ type 2……..……………15 Bảng 2.3. Thói quen thực hành dinh dưỡng của NB ĐTĐ type 2…………………..16 Bảng 2.4. Tuân thủ thực hành chế độ dinh dưỡng của NB ĐTĐ type 2…………….16 Bảng 2.5. Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của NB ĐTĐ type 2…………....17 Bảng 2.6. Tương quan giữa thời gian mắc bệnh và tuân thủ thực hành dinh dưỡng..17 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa thường gặp, đang trở thành căn bệnh phổ biến và gia tăng nhanh trên thế giới. Theo thống kê về gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2017, ĐTĐ đã gây ra cái chết cho 1,37 triệu người, với số người mắc tăng gấp đôi so với năm 1990 (từ 11,3 triệu người năm 1990 lên 22,9 triệu người năm 2017). Đồng thời, ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong xếp thứ 3 ở nam giới và thứ 5 ở nữ giới trong số các nguyên nhân tư vong vì bệnh tật [13]. Không những thế, ĐTĐ còn gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh, tổn thất về kinh tế và thời gian điều trị. Theo thống kê của bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2012, tại Việt Nam số người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta tăng 211% từ 2,7% dân số năm 2002 lên 5,7% dân số năm 2012, Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia có tốc độ gia tăng người mắc ĐTĐ cao nhất thế giới, đặc biệt là ĐTĐ type 2. Đến năm 2015, theo ước tính Việt Nam đã có khoảng 3,5 triệu người tương đương 6% dân số mắc ĐTĐ. Và dự kiến đến năm 2040 khoảng 6,1 triệu người trưởng thành có thể mắc ĐTĐ. Những con số thống kê cho thấy đái tháo đường đang ngày một gây ảnh hưởng trầm trọng đến cộng đồng, là gánh nặng cho ngành y tế và xã hội. Việc điều trị đái tháo đường type 2 đòi hỏi quá trình tốn kém cả về thời gian và kinh tế do đây là bệnh lý mạn tính. Không những thế, nếu kiểm soát không tốt ĐTĐ sẽ gây nhiều biến chứng cho người bệnh như biến chứng về tim mạch, huyết áp, mắt, thần kinh… và đôi khi người bệnh tỷ vong do biến chứng của ĐTĐ. Vấn đề dinh dưỡng là một yếu tố tích cực hỗ trợ điều trị và kiểm soát đường huyết của người bệnh ĐTĐ type 2. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối sẽ giúp người bệnh kiểm soát tăng chỉ số đường huyết và hạn chế biến chứng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ người bệnh ĐTĐ không tuân thủ chế độ dinh dưỡng đang ngày càng gia tăng, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình điều trị và kiểm soát biến chứng ĐTĐ. Dinh dưỡng không hợp lý làm chỉ số đường huyết của người bệnh không ổn định, tăng nguy cơ và mức độ biếnn chứng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới người bệnh, gia đình và cộng đồng. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân năm 2019 trên 98 người bệnh ĐTĐ type 2 cho tỷ lệ 67,35% người bệnh có kiến thức đạt về chế 2 độ dinh dưỡng và 41,84% đạt về thực hành. Như vậy việc thiếu hiểu biết về kiến thức dẫn đến thái độ thực hành không đúng sẽ gây nhiều trở ngại cho quá trình điều trị của người bệnh. Bệnh viện Nội tiết Trung ương là bệnh viện tuyến cuối trong điều trị nội tiết, tỷ lệ người bệnh khám và điều trị ở đây là rất đông và thường ở mức độ nặng. Với khối lượng quản lý người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú lên tới vài nghìn người, việc đảm bảo người bệnh tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế là vô cùng khó khăn. Tuy đã có nhiều nghiên cứu với đối tượng là người bệnh ĐTĐ type 2 nhưng chủ yếu tập trung ở vấn đề chẩn đoán, điều trị mà chưa có nhiều nghiên cứu tập trung vào vấn đề chăm sóc, giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho người bệnh. Với mong muốn khảo sát thực tế vấn đề tuân thủ dinh dưỡng ở người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, từ đó xây dựng các kế hoạch truyền thông tư vấn hỗ trợ người bệnh đạt kết quả tốt trong điều trị, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết Trung ương” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp để tăng cường tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2022. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đại cương về Đái tháo đường Khái niệm: Theo Hiệp hội ĐTĐ thế giới (IDF) năm 2017: “ĐTĐ là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng glucose máu do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động của insuline, hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [15]. Tiêu chuẩn chẩn đoán: để chẩn đoán ĐTĐ, dựa vào một số tiêu chí sau: 1. Hàm lượng glucose huyết tương khi đói ≥ 7.0 mmol/L (≥126 mg/dL) 2. Hàm lượng glucose huyết tường ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL) lúc 2 giờ sau khi thực hiện dung nạp glucose bằng đường uống 3. HbA1C ≥ 6.5% (48 mmol/mol theo tiêu chuẩn của Liên đoàn sinh hóa lâm sàng quốc tế- IFCC). 4. Xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của đái tháo đường và hàm lượng glucose ở thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mmol/L (≥200 mg/dL). Tại Việt Nam, thường sử dụng phương pháp đơn giản và hiệu quả để chẩn đoán ĐTĐ là định lượng glucose huyết tương lúc đói 2 lần > 126 mg/dL (hay 7 mmol/L). Phân loại Đái tháo đường: ĐTĐ có thể phân ra thể bệnh theo cơ chế sinh bệnh là thiếu Isulin tuyết đối hoặc thiếu Isulin tương đối như sau: - Đái thái đường type 1 Tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy do nguyên nhân tự miễn hoặc không rõ nguyên nhân, gây nên thiếu Isulin tuyệt đối. ĐTĐ type 1 thường chiếm tỷ lệ ít, khoảng 5-10% tổng số ca ĐTĐ. - Đái thái đường type 2 Do tế bào của cơ thể kháng với insulin, dẫn tới thiếu insulin tương đối (insulin vẫn tiết ra với số lượng bình thường nhưng thiếu so với đòi hỏi của cơ thể). ĐTĐ type 2 chiếm đa số trong các ca mắc ĐTĐ, khoảng 90 %. - Đái thái đường thai kỳ 4 Là tình trạng rối loạn đường huyết, đa phần xảy ra ở phụ nữ mang thai ở tuần thai 24-28. Các biến chứng hay gặp của ĐTĐ[2].: Hình 1.1. Các biến chứng thường gặp của bệnh ĐTĐ.  Biến chứng đái tháo đường đối với tim mạch Do lượng đường trong máu quá cao khiến cho huyết áp tăng lên, các chất béo và cholesterol trong máu bị lắng đọng trên thành mạch, tạo ra các mảng xơ vữa có thể gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.  Suy giảm chức năng thận Việc thường xuyên phải lọc máu với nồng độ cao khiến cho thận dễ gặp phải các vấn đề bất thường: suy giảm chức năng thận, tổn thương màng lọc cầu thận. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, lâu dần sẽ dẫn tới suy thận mãn tính.  Nguy cơ dẫn tới mù lòa, hoặc các vấn đề về mắt Suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể, viêm võng mạc, là những biến chứng nguy hiểm mà nhiều người bệnh phải đối mặt khi mắc bệnh đái tháo đường. Trường hợp nặng có thể dẫn tới mù lòa. Nguyên nhân là do lượng đường huyết tăng cao dẫn tới các hệ thống vi mạch, mạch máu ở mắt bị tổn thương, từ đó gây ra các vấn đề về mắt.  Hệ thần kinh tổn thương 5 Hệ thống các dây thần kinh hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng từ việc nồng độ đường cao ở người bệnh đái tháo đường type 2. Những biểu hiện dễ nhận thấy là tình trạng rối loạn cảm giác, rối loạn cương dương nam giới, rối loạn tiêu hóa, mất cảm giác tứ chi, tê bì chân tay. Những biến chứng của bệnh đái tháo đường nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Người bệnh cần thăm khám bác sĩ sớm, kịp thời để có những giải pháp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa những biến chứng xảy ra. 1.1.2. Dinh dưỡng trong điều trị đái tháo đường type 2 Chế độ dinh dưỡng là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị đái tháo đường với mục đích cung cấp đủ dinh dưỡng, cân bằng đủ cả về số lượng và chất lượng để có thể kiểm soát đường huyết, duy trì cân nặng lý tưởng và ngăn ngừa diễn tiến và biến chứng. Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ là hạn chế Glucid để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hòa để tránh rối loạn chuyển hóa. Chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trong nhất là phải điều độ và hợp lí về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ. Bên cạnh đó, nhu cầu năng lượng của bệnh nhân đái tháo đường cũng giống như người bình thường, nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tùy thuộc tình trạng của mỗi người. Năng lượng phù hợp cho người bệnh ĐTĐ là: Người lớn: 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Người thừa cân: 25 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày, mục tiêu giảm cân từ từ. Người bị ĐTĐ kết hợp bệnh lý thận: 30-35 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày. Đối với mỗi người bệnh mắc ĐTĐ kèm theo các biến chứng hay bệnh lý khác, người điều dưỡng cũng cần xây dựng một chế độ ăn phù hợp cho mỗi người bệnh. Tỷ lệ các chất sinh năng lượng trong dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ được kể đến như[10]. 6 Hình 1.2. Phân bổ nhu cầu năng lượng của người bệnh ĐTĐ Protein: Trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường, protein nên cung cấp từ 12-15% năng lượng của khẩu phần ăn vào hoặc có thể cao hơn nếu người bệnh không có tổn thương thận. Lượng protein trong chế độ ăn của người ĐTĐ sở dĩ có thể cao hơn người bình thường là để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể và cung cấp thêm năng lượng trong điều kiện hạn chế glucid nhưng cũng không nên quá 20% tổng số năng lượng của khẩu phần. Nên có sự cân đối giữa nguồn protein động vật có giá trị sinh học cao và nguồn protein thực vật. Lipid:Các chất béo, đặc biệt là acid béo bão hòa, dễ gây vữa xơ động mạch nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp nhiều năng lượng, vì vậy nên ăn các loại acid béo chưa bão hòa. Tỷ lệ lipid không nên quá 25% tổng số năng lượng khẩu phần; trong đó chất béo bão hòa nên dưới 10%, phần còn lại là chất béo không bão hòa, acid béo không no một nối đôi 10- 15%, acid béo không no nhiều nối đôi <10% tổng năng lượng của khẩu phần; Ít cholesterol, nên 200- 300mg/ ngày. Khi sử dụng lipid chú ý dùng nhiều acid béo chưa no vì cần hạn chế các axit béo no có nhiều trong chất béo động vật. Việc kiểm soát chất béo cũng giúp cho ngăn ngừa vữa xơ động mạch. Glucid: Ở bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng nhiều sau khi ăn, vì thế phải hạn chế lượng glucid, đặc biệt là các thực phẩm có khả năng 7 làm tăng đường huyết sau khi ăn cao. Tỷ lệ Glucid chấp nhận được là 55- 65% tổng số năng lượng. Nên sử dụng các glucid phức hợp như gạo, khoai củ (trừ khoai lang nướng), hết sức hạn chế đường đơn. Một điều không thể thiếu trong chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ là chất xơ. Nên dùng thức ăn giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 14g/1000Kcal/ngày. Một số khuyến cáo về dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường Hình 1.3. Tháp dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ Các loại thực phẩm nên lựa chọn: Nên chọn gạo lứt, bánh mỳ đen hoặc ngũ cốc xay xát dối thay cho gạo trắng, bún, phở, bánh đúc… Đậu tương và các sản phẩm chế biến từ đậu tương. Các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật ít béo như: thịt nạc, cá nạc, tôm…Dầu thực vật: dầu đậu nành, dầu vừng…Ăn đa dạng các loại rau. Các loại quả có hàm lượng đường 8 ít, trung bình như: thăng long, bưởi, ổi, cam, đu đủ…Chọn các loại sữa có chỉ sổ đường máu thấp: glusena, gluvita, nutren dabetes… Các loại thực phẩm nên hạn chế: Đồ ăn nhanh, chứa nhiều muối: ví dụ mỳ tôm, các loại bánh mặn, gà rán, các loại bánh ngọt…Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối: thịt muối, cá muối, giò, chả, dưa muối, cà muối…Miến dong, bánh mỳ trắng. Khoai củ chế biến dưới dạng nướng. Phủ tạng động vật: tim, gan, bầu dục. Mỡ động vật. Các loại quả có hàm lượng đường cao: táo, na, nhãn, mít, vải, chuối, hồng xiêm, chôm chôm… Thói quen trong chế biến bữa ăn: Nên chế biến các món ăn nhạt tới mức có thể chấp nhận được và giảm dần lượng muối tới mục tiêu: < 6g muối/ngày. Có thể thay thế 1g muối = 1 thìa cà phê nước mắm. Không nên sử dụng mỳ chính, bột nêm thêm vào quá trình chế biến món ăn. Hạn chế các món rán, các loại mỡ động vật. Thịt gà ăn nên bỏ da. Các loại khoai củ không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết (GI) cao. Không nên nấu, hầm, bỏ lò, nướng thực phẩm kéo dài và ở nhiệt độ cao. Hạn chế sử dụng các loại nước ép quả, xay sinh tố, nên ăn cả múi, miếng để có chất xơ Cách phân bố bữa ăn: - NB cần duy trì 3 bữa ăn chính trong ngày. Bữa phụ của NB cần cá nhân hóa - NB kiểm soát tốt đường huyết không khuyến cáo chia nhỏ bữa ăn. - Những NB sử dụng thuốc kích thích insulin, tiêm insulin nếu có nguy cơ bị hạ đường huyết vào thời điểm nào trong ngày thì nên có bữa phụ vào thời điểm đó. - NB tập thể dục thể thao cường độ cao nên có bữa phụ trước khi tập luyện, bổ sung thêm trong khi tập luyện nếu thời gian tập luyện kéo dài. - NB có bệnh lý gan, thận nên hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn bữa phụ hợp lý. 1.2. Cơ sở thực tiễn Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã chỉ ra rằng có mối liên quan mật thiết giữa chế độ dinh dưỡng và hiệu quả của quá trình điều trị ĐTĐ. Người bệnh 9 tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn và sinh hoạt sẽ làm chậm quá trình tiến triển của ĐTD và giảm tối đa khả năng xảy ra biến chứng. Có thể kể đến một vài nghiên cứu như: 1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới Theo nghiên cứu của Adewale và cộng sự năm 2013 về tuân thủ khuyến nghị chế độ DD và tập thể dục của người bệnh ĐTĐ type 2 tại bệnh viện Extension II, Botswana. Nghiên cứu tiến hành trên 105 người bệnh ĐTĐ bằng phường pháp mô tả cắt ngang cho thấy tỷ lệ không tuân thủ chế độ DD là 37%. Những lý do chính cho không tuân thủ chế độ DD được tìm thấy là: Thiếu kỉ luật là 63,4%; thiếu thông tin là 33,3% và xu hướng ăn ngoài tại các nhà hàng và sử dụng thực phẩm chế biến sẵn là 31,7% [12]. Nghiên cứu của Sontakke và cộng sự năm 2015: Đánh giá tuân thủ điều trị ở những người bệnh ĐTĐ type 2 với mục tiêu để đánh giá sự tuân thủ điều trị và nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng không tuân thủ ở những NB ĐTĐ type 2 tại phòng khám trường Cao đẳng Dược tại Ân Độ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang với mẫu là 150 NB, bộ câu hỏi được thiết kế để có được thông tin về sự tuân thủ dùng thuốc, chế độ DD, kế hoạch tập thể dục và tự giám sát đường huyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ chế độ DD là 68%. Nghiên cứu cũng chỉ ra những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tuân thủ của NB đó là thiếu kiến thức, khả năng chi trả kém, hay quên [15]. Nghiên cứu từ chương trình phòng chống ĐTĐ (DPP – Diabetes Prevention Program) cho thấy thay đổi lối sống và giảm cân, trong đó có kiểm soát chế độ ăn đã giúp hàng triệu người giảm nguy cơ mắc ĐTĐ type 2. Đồng thời một chế độ ăn ít chất béo và kalo kết hợp hoạt động thể lực thường xuyên cũng làm giảm nguy cơ phát triển thành ĐTĐ type 2 của những người tiền ĐTĐ type 2. Ngoài ra không tuân thủ dinh dưỡng có thể thể dẫn tới nhiều biến chứng bệnh chuyển hóa như các rối loạn về chuyển hóa lipid và bệnh tim mạch [14]. 1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, sự gia tăng số lượng người mắc ĐTĐ type 2 đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của Y tế và xã hội. Nhân lực y tế còn thiếu và cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc cho người bệnh, dẫn đến một số bệnh lý mạn tính được 10 khuyến cáo điều trị ngoại trú trong đó đái tháo đường. Tuy nhiên, việc điều trị tại nhà cũng còn nhiều bất cập như người bệnh không thường xuyên nhận được sự chăm sóc, kiểm soát và theo dõi sát sao của nhân viên y tế. Người bệnh còn thực hiện chưa đúng hướng dẫn và khuyến cáo về các bệnh lý mắc phải. Thời gian tiếp xúc trao đổi giữa nhân viên y tế và người bệnh còn hạn chế, dẫn tới người bệnh thiếu thông tin, kiến thức về bệnh, đôi khi bỏ thuốc hoặc sử dụng không đầy đủ. Những nằm gần đây, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm xác định thực trạng vấn đề và đưa ra các giải pháp nâng cao ý thức tuân thủ điều trị tại nhà cho người bệnh ĐTĐ như: Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương Lan cùng cộng sự năm 2018 được tiến hành trên 150 NB ĐTĐ type 2 đang nằm điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nhằm mục tiêu mô tả kiến thức, thực hành dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh. Kết quả cho thấy có 87,42% NB đạt kiến thức và chỉ có 35,7% người bệnh đạt thực hành. Nhóm NB có nghề nghiệp hưu trí, có sự hỗ trợ của gia đình và nhận được tư vấn của CBYT có tỉ lệ đạt kiến thức cao hơn nhóm NB lao động tự do buôn bán, không được hỗ trợ từ gia đình và chưa nhận được tư vấn của CBYT [7]. Nghiên cứu của Đỗ Văn Doanh cùng cộng sự năm 2016 : “Một số yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh năm 2016”. Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 198 người bệnh ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2016. Kết quả: tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thời gian mắc bệnh và việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Khi mà những người mắc lâu năm thường có sự tuân thủ về dinh dưỡng tốt hơn hẳn những người mới mắc. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa việc tuân thủ DD và mức độ thường xuyên nhận được thông tin từ NVYT. Qua đó có thể thấy tầm quan trọng của trong việc cung cấp thông tin cho NB của NVYT, đây là hoạt động đóng vai trò quan trọng, thậm chí quyết định đến sự thành công của quá trình điều trị ĐTĐ type 2 [3]. Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nhân năm 2019: “Thay đổi kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của NB ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019 sau giáo dục sức khỏe ”. Phương pháp can thiệp giáo dục sức khỏe có so sánh trước sau trên một nhóm gồm 98 NB ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại 11 Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019. Kết quả: Điểm trung bình kiến thức về chế độ ăn uống của NB là 5,97 ± 1,92 điểm, trên tổng số 13 điểm; điểm trung bình thực hành về chế độ ăn uống là 13,08 ± 2,40 điểm, trên tổng số 26 điểm. Kết quả trên cho thấy kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của NB ĐTĐ type 2 còn hạn chế trước can thiệp, đồng thời cho thấy hiệu quả của truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe đã tác động tích cực tới người bệnh [9]. Chương 2 12 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Giới thiệu sơ lược về BV Nội tiết Trung ương Được thành lập ngày 16/9/1969, bệnh viện Nội Tiết Trung Ương là cơ sở y tế tuyến cuối đi đầu trong công tác dự phòng, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến nội tiết và rối loạn chuyển hóa như: Đái tháo đường, bệnh ở tuyến giáp, tuyến yên, bệnh thận, bệnh đường tiết niệu, hội chứng Cushing, rối loạn thiếu hụt iod, bệnh sinh sản hay các bệnh lý về mắt có liên quan đến nội tiết… Đến nay, trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, bệnh viện đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại với 2 cơ sở khám, chữa bệnh khang trang, tập trung nhiều chuyên gia có trình độ chuyên môn cao. Trong đó một cơ sở nằm ở huyện Thanh Trì là nơi khám và điều trị chính của bệnh viện, đồng thời tiếp nhận điều trị nội trú và phẫu thuật cho người bệnh. Cơ sở còn lại được đặt tại quận Đống Đa, chủ yếu khám chữa ngoại trú các bệnh lý nội tiết thông thường. Từ chỗ Bệnh viện chỉ có 30 giường bệnh với 4 dãy nhà cấp 4, đến nay Bệnh viện có hơn 1100 giường bệnh nội trú (theo kế hoạch) với gần 1000 thầy thuốc, nhân viên y tế, người lao động làm việc tại 42 khoa lâm sàng, cận lâm sàng và các phòng chức năng. Trang thiết bị hiện đại, ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Bệnh viện còn là cơ sở thực hành cho các trường đại học, đào tạo hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đại học cho các cơ sở y tế tuyến dưới.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan