Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Thực trạng tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh nghệ an năm 2016...

Tài liệu Thực trạng tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh nghệ an năm 2016

.DOCX
95
206
54

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN HUY ANH THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ TẠI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NGUYỄN HUY ANH THỰC TRẠNG TIÊM CHỦNG DỊCH VỤ TẠI TỈNH NGHỆ AN NĂM 2016 Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60720163 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. Trường Đình Bắc 2.PGS.TS. Lê Thị Hoàn HÀ NỘI – 2016 LỜI CẢM ƠN Đề hoàn thành được luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo sau đại học, Viện đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng, các phòng ban chức năng, các thầy cô giáo, cán bộ quản lý của Trường Đại học Y Hà Nội đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học trong thời gian qua. Tôi vô cùng biết ơn sâu sắc, lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo Tiến sỹ Trương Đình Bắc, cô giáo PGS.TS Lê Thị Hoàn là người đã hết sức tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Y tế Nghệ An, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố và các huyện có phòng tiêm chủng dịch vụ, cơ sở cung cấp vắc xin tại Nghệ An đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài tại địa phương. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, tập thể lớp Cao học Y học dự phòng khóa 24 đã ủng hộ, động viên giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016 Học viên Nguyễn Huy Anh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những thông tin, số liệu sử dụng để phân tích trong luận văn đều được trích dẫn đầy đủ, rõ ràng về nguồn gôc. Nếu phát hiện có sự sai sót nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình Hà nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016 Học viên Nguyễn Huy Anh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT NVYT TCDV TCMR TYT WHO Nhân viên y tế Tiêm chủng dịch vụ Tiêm chủng mở rộng Trạm y tế Tổ chức y tế thế giới MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN.................................................................................3 1.1. Một số khái niệm....................................................................................3 1.2. Vắc xin sử dụng trong tiêm chủng.........................................................4 1.3. Quy định, hướng dẫn về tiêm chủng....................................................11 1.4. Diễn biến một số bệnh truyền nhiễm thời gian gần đây...........................18 1.5. Kỹ thuật SWOT..................................................................................19 1.6. Tình hình tiêm chủng trên Thế giới và Việt Nam.................................21 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................26 2.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................26 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu........................................................26 2.3. Phương pháp nghiên cứu......................................................................26 2.4. Biến số, chỉ số nghiên cứu....................................................................27 2.5. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin................................................30 2.6. Quản lý và phân tích số liệu.................................................................31 2.7. Sai số và khống chế sai số....................................................................32 2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.........................................................32 Chương 3: KẾT QUẢ.....................................................................................33 3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu..................................................33 3.2. Thực trạng quản lý, tổ chức, triển khai tiêm chủng dịch vụ tại Nghệ An.35 3.3. Ưu điểm, khó khăn, tồn tại của tiêm chủng dịch vụ tại Nghệ An........46 Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................56 4.1. Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu.........................................................56 4.2. Thực trạng quản lý, tổ chức, triển khai tiêm chủng dịch vụ tại Nghệ An.57 4.3. Ưu điểm, khó khăn, tồn tại của tiêm chủng dịch vụ tại Nghệ An........64 KẾT LUẬN .....................................................................................................70 KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Lịch tiêm chủng cho trẻ em trương chương trình TCMR Việt Nam. 18 Bảng 1.2. Ma trận SWOT............................................................................20 Bảng 3.1. Đặc điểm chung của các phòng tiêm chủng dịch vụ...................33 Bảng 3.2. Đặc điểm chung nguồn nhân lực trực tiếp triển khai, quản lý, tổ chức tiêm chủng dịch vụ.............................................................34 Bảng 3.3. Số phòng tiêm chủng đạt yêu cầu về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị so với quy định......................................................35 Bảng 3.4. Số phòng tiêm chủng dịch vụ có quy trình tiếp nhận, bảo quản vắc xin đạt yêu cầu theo quy định...............................................36 Bảng 3.5. Số kho vắc xin tại cơ sở cung ứng vắc xin dịch vụ đạt yêu cầu so với quy định................................................................................36 Bảng. 3.6. Tỷ lệ vắc xin của các cơ sở cung cấp vắc xin dịch vụ trên địa bàn tỉnh Nghệ An...............................................................................38 Bảng 3.7. Tỷ lệ các loại vắc xin sử dụng trong tiêm chủng dịch vụ...........39 Bảng 3.8. Phân bố sử dụng vắc xin dịch vụ theo khu vực...........................40 Bảng 3.9. Trung bình mũi tiêm trong ngày tiêm chủng..............................41 Bảng 3.10. Tỷ lệ mũi tiêm các loại vắc xin sử dụng cho từng đối tượng......41 Bảng 3.11. Tỷ lệ bao phủ của một số vắc xin không thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng đối với trẻ trong độ tuổi tiêm chủng..................42 Bảng 3.12. Tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi được thực hiện khám, tư vấn, chỉ định trong tiêm chủng.................................................................43 Bảng 3.13. Tỷ lệ bà mẹ biết các nội dung cần tư vấn trong tiêm chủng.......43 Bảng 3.14. Tỷ lệ bà mẹ có con dưới 5 tuổi cho biết được tư vấn về các phản ứng thông thường có thể xảy ra sau tiêm chủng.........................44 Bảng 3.15. Tỷ lệ bà mẹ được thực hiện quy trình khi tiêm vắc xin..............45 Bảng 3.16. Đánh giá của bà mẹ có con sử dụng tiêm chủng dịch vụ về cơ sở vật chất........................................................................................46 Bảng 3.17. Đánh giá cả bà mẹ có con sử tiêm chủng dịch vụ về thái độ nhân viên tại phòng tiêm......................................................................47 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ bà mẹ được tư vấn về các phản ứng có thể xảy ra sau tiêm chủng cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế.......................................44 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bà mẹ biết mục đích sổ/phiếu tiêm chủng cá nhân..........45 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ bà mẹ thực hiện theo dõi con đủ thời gian quy định tại điểm tiêm...................................................................................46 Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ vắc xin dịch vụ phân loại theo loại bệnh phòng được.....49 Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhóm đối tượng theo mũi tiêm chủng dịch vụ.................50 Biều đồ 3.6. Số lượng vắc xin dịch vụ qua các năm.....................................52 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bao phủ mũi tiêm dịch vụ..................................................53 Biểu đồ 3.8. Đánh giá của bà mẹ về giá mũi tiêm vắc xin dịch vụ...............54 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tiêm chủng phòng bệnh là một trong những thành tựu ý nghĩa trong lịch sử y học, cứu được nhiều người, phòng được nhiều bệnh truyền nhiễm gây tàn tật suốt đời, qua đó góp phần làm phát triển nguồn nhân lực. Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ đã xếp tiêm chủng mở rộng (TCMR) đứng thứ 4 trong 10 thành tựu lớn nhất về y tế công cộng của thế kỷ 20 [1]. Từ khi xuất hiện, tiêm chủng phòng bệnh đã làm thay đổi cơ cấu bệnh truyền nhiễm theo hướng tích cực trên phạm vi toàn cầu [2]. Theo ước tính của tổ chức y tế Thế giới (WHO), tiêm chủng đã làm giảm từ 2 đến 3 triệu trường hợp tử vong mỗi năm do mắc các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván và sởi [3]. Thanh toán nhiều mặt bệnh là nguyên nhân gây ra hàng triệu ca tử vong. Đến nay có gần 30 bệnh truyền nhiễm phòng được bằng tiêm phòng vắc xin và hơn 192 quốc gia, lãnh thổ triển khai tiêm chủng chủ yếu là cung cấp miễn phí cho người dân [4]. Ngoài việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, làm cho trẻ khỏe mạnh phát triển thể chất và trí tuệ, giảm số ngày ốm và nhập viện đồng thời giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm gánh nặng bệnh tật, tiêm chủng còn giúp bảo vệ sức khỏe cho cả người lớn như vắc xin phòng bệnh cúm, ung thư cổ tử cung… Tại Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai vào năm 1985. Cho đến nay đã đạt được nhiều thành tựu ý nghĩa trong phòng chống và kiểm soát bệnh truyền nhiễm như thanh toán bệnh bại liệt, uốn ván sơ sinh, xóa trắng xã phường về tiêm chủng. Và là một chương trình được quốc gia ưu tiên. Với 11 loại bệnh truyền nhiễm được quy định trong chương trình tiêm chủng mở rộng với đối tượng trẻ em dưới 1 tuổi [5-6]. Trong giai đoạn hiện nay, tiêm chủng dịch vụ (TCDV) được triển khai, làm tăng cơ hội cơ hội tiếp xúc với mũi tiêm phòng bệnh của người dân, hỗ trợ, tăng độ bao phủ miễn dịch chủ động cho người dân, hỗ trợ một phần cho TCMR. 2 Tuy nhiên, trong những năm gần đây dịch bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp, sự xuất hiện các bệnh mới và sự quay lại của một số bệnh đã được khống chế là một thách thức lớn với nền y tế toàn cầu [7]. Diễn biến của dịch bệnh, nhu cầu người dân tăng cao dẫn đến việc quá tải, thiếu, thừa vắc xin thể hiện sự quản lý, tổ chức còn nhiều bất cập, thụ động trong tiêm chủng dịch vụ làm ảnh hưởng tới công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm. Xuất phát từ vấn đề đó, để hiểu rõ hình thức tổ chức, quản lý, triển khai tiêm chủng dịch vụ hiện nay như thế nào. Cung ứng, dự trù vắc xin, điều kiện của các cơ sở tiêm chủng dịch vụ có đạt yêu cầu hay không. Nhằm đánh giá cụ thể thực trạng tiêm chủng dịch vụ tại Nghệ An, từ đó đưa ra những khuyến nghị sát thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả của tiêm chủng dịch vụ chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ‘‘Thực trạng tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh Nghệ An năm 2016’’ với hai mục tiêu sau: 1/ Mô tả thực trạng việc tổ chức, quản lý và triển khai tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh Nghệ An năm 2016. 2/ Mô tả những ưu điểm, khó khăn và tồn của tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh Nghệ An năm 2016. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Vắc xin Vắc xin là chế phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật, được làm mất khả năng gây bệnh hoặc làm từ vật liệu sinh học không phải vi sinh vật nhưng có khả năng kích thích hình thành miễn dịch đặc hiệu để chống mầm bệnh tương ứng hoặc dùng với mục đích khác [8-9]. Sử dụng vắc xin là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh Liều lượng dùng vắc xin tùy thuộc vào loại vắc xin và đường đưa vào cơ thể. Liều lượng quá thấp sẽ không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch. Ngược lại, liều lượng quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu. 1.1.2. Tiêm chủng Tiêm chủng là việc sử dụng các hình thức khác nhau để đưa vắc xin, sinh phẩm y tế vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch [10]. Chương trình TCMR bắt đầu được triển khai thí điểm ở Việt Nam từ năm 1981 đến năm 1985 thì triển khai trên toàn quốc. Chương trình có mục tiêu ban đầu là cung cấp dịch vụ tiêm chủng miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi, bảo vệ trẻ khỏi mắc 6 bệnh truyền nhiễm phổ biến và gây tử vong cao [5]. Cho đến nay, đã có 11 vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm cho trẻ em được đưa vào chương trình bao gồm vắc xin phòng bệnh lao, bạch 4 hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib [5]. Tiêm chủng dịch vụ là hình thức tiêm chủng thứ hai ở Việt Nam bắt đầu hình thành từ năm 2006, chi phí tiêm chủng do người lựa chọn dịch vụ chi trả. Trong đó, chủ yếu là những vắc xin được sản xuất ở nước ngoài, được cấp phép đăng ký, lưu hành tại Việt Nam [11]. 1.1.3. Dây chuyền lạnh Dây chuyền lạnh là hệ thống thiết bị nhằm bảo quản và vận chuyển vắc xin theo đúng nhiệt độ quy định từ nhà sản xuất đến người sử dụng, bao gồm buồng lạnh, xe lạnh, tủ lạnh, tủ đá, hòm lạnh, phích vắc xin [12-13]. 1.2. Vắc xin sử dụng trong tiêm chủng 1.2.1. Vắc xin phòng lao Vắc xin BCG do Việt Nam sản xuất, đóng gói mỗi hộp gồm 20 ống, mỗi ống chứa 10 liều. Thành phần: BCG sống đông là loại vắc xin dạng bột sản xuất từ chủng vi khuẩn lao, mỗi ống chứa 0,5mg BCG đông khô. Liều lượng: Đối với trẻ em dưới 1 tuổi, pha 1ml nước muối đẳng trương vào mỗi ống, lấy 0,1ml cho 1 liều thì sẽ có 0,05mg BCG; Đối với trẻ em trên 1 tuổi, pha 0,5ml nước muối đẳng trương vào mỗi ống, liều tiêm 0,1ml thì sẽ có 0,1mg BCG. Đường tiêm: Tiêm trong da [14]. 1.2.2. Vắc xin phòng viêm gan B Sử dụng các loại: Heberbiovac HB do Cuba sản xuất, Engerix B do Bỉ sản xuất, Euvax B; Hepavax gene TF do Hàn Quốc sản xuất, r-Hbvax do Việt Nam sản xuất. Một số chi tiết về vắc xin Heberbiovac HB. Thành phần: Kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBV) Liều lượng: Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: liều 1ml; Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 10 tuổi: dùng liều 0.5 ml; Cách dùng: tiêm vào vùng bắp sâu của cơ delta hoặc vùng trước bên đùi của trẻ sơ sinh 5 Chỉ định: Heberbiovac HB tạo miễn dịch chủ động chống nhiễm HBV và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra như Viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan, ung thư gan nguyên phát. Vắc xin này nên được tiêm cho tất cả trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên [15-16]. 1.2.3. Vắc xin Quinvaxem Vắc xin quinvaxem do Hàn Quốc Sản xuất phòng các bệnh Bạch hầu; Ho gà; Uốn ván; viêm màng não mủ Hib; và viêm gan b. Được WHO công nhận đạt tiêu chuẩn và khuyến cáo sử dụng từ năm 2006. Hiện nay được sử dụng ở 91 quốc gia Thành phần bao gồm giải độc tố vi khuẩn bạch hầu; uốn ván; vi khuẩn ho gà bất hoạt; kháng nguyên vi rút viêm gan B và kháng vi khuẩn Haemophilus influenzea type b. Quinvaxem được sử dụng 3 liều. Liều đầu tiên khi trẻ đủ 2 tháng tuổi, những liều sau đó cách liều trước 1 tháng. Liều lượng: 0,5ml cho một mũi; đường tiêm: tiêm bắp [17]. 1.2.4. Vắc xin Pentaxim Vắc xin do Sanofi Pasteur sản xuất. Phòng các bệnh: bạch hầu; uốn ván; ho gà; bại liệt. Thành phần: giải độc tố bạch hầu ≥ 30 IU; Giải độc tố uốn ván ≥ 40 IU; giải độc tố ho gà 25mcg; Hagmagglutinine ho gà dạng sợi 25mcg; Vi rút bại liệt týp 1 bất hoạt 40 . Liều lượng: 0.5ml cho một mũi tiêm; Đường tiêm: tiêm bắp. Chỉ định: phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt và phòng nhiễm khuẩn xâm lấn do vi khuẩn Haemophilus influenzae type b ở trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên [18]. 6 1.2.5. Vắc xin Infanrix Hexa Infanrix hexa TM là vắc xin do Bỉ sản xuất dưới dạng bột đông khô và huyền dịch để tiêm. Infanrix hexaTM là vắc xin phối hợp gồm giải độc tố bạch hầu, ho gà vô bào, giải độc tố uốn ván, viêm gan B, bại liệt bất hoạt và Haemophilus influenzae type b (Hib). Liều lượng 0,5ml cho một mũi tiêm với đường tiêm bắp. Chỉ định: lịch tiêm chủng cơ bản gồm 3 mũi vào tháng thứ 2, 3, 4. Khoảng cách giữa mỗi mũi tiêm ít nhất là 1 tháng. Chỉ nên áp dụng theo lịch tiêm của chương tình tiêm chủng mở rộng khi trẻ đã tiêm vaccine viêm gan B lúc sinh. Khi đã tiêm phòng viêm gan B lúc sinh, InfanrixhexaTM có thể dùng thay thế cho vắc xin viêm gan B mũi từ 6 tuần tuổi [19]. 1.2.6. Vắc xin phòng thủy đậu Sử dụng các loại: Varivax do Mỹ sản xuất, Varicella GCC do Hàn Quốcsản xuất, Okavax do Nhật Bảnsản xuất, Varilrix do Bỉ sản xuất. Liều lượng: cho mọi lứa tuổi là 0,5 mL tiêm dưới da, nên tiêm mặt ngoài của phía trên cánh tay. Thành phần: là một chế phẩm đông khô của vi rút thủy đậu sống giảm độc lực và tạo thành một dung dịch trong suốt, không màu hoặc có màu vàng nhạt sau khi được pha với nước hồi chỉnh. Chỉ định: phòng bệnh thủy đậu cho các đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc xin nên được tiêm cho các đối tượng chưa mắc bệnh thủy đậu [20]. 1.2.7. Vắc xin phòng cúm Sử dụng các loại: influvac do Hà Lan sản xuất, Vaxigrip do Pháp sản xuất, GC-Flu do Hàn Quốc sản xuất, Fluarix do Bỉ sản xuất, Inflexal V do Thụy Sĩ sản xuất. Một số thông tin về vắc xin Vaxigrip. Thành phần: kháng nguyên haemagglutinin của 3 chủng vi rút được khuyến cáo: A/H1N1, A/H3N2, B. 7 Liều lượng: Người lớn và trẻ em trên 36 tháng một liều 0,5 ml. Trẻ em từ 6 đến 35 tháng một liều 0,25 ml. Đường dùng tốt nhất là tiêm bắp hay tiêm dưới da sâu. Chỉ định : Dự phòng bệnh cúm, đặc biệt là ở những người có nguy cơ bị các biến chứng kèm theo cao [21]. 1.2.8. Vắc xin phòng não mô cầu A-C;B- C Sử dụng 2 loại: Mengoc BC; Mengo AC do Sanofi Pasteur sản xuất Đóng gói dạng lọ cho một liều chứa 50 mcg Polysaccharide tinh khiết đông khô của vi khuẩn Neisseria meningitidis nhóm A/B và 50 mcg Polysaccharide tinh khiết đông khô của vi khuẩn Neisseria meningitidis nhóm C kèm theo dung môi pha hồi chỉnh. khi hòa tan trong dung môi sẽ trở thành một dung dịch không màu trong suốt hoặc hơi trắng đục. Liều dùng 1 lọ cho một mũi tiêm chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, đường dùng là tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Chỉ định: Phòng ngừa viêm màng não do Meningococcus nhóm A-C và B-C [22]. 1.2.9. Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B Sử dụng 2 loại: JEV-GCC của Hàn Quốc, Jevax của Việt Nam Jevax là vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản do Vabiotech sản xuất. Chỉ định tiêm phòng cho những người chưa tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản và có ý định đi công tác, du lịch đến nhưng vùng có dịch viêm não Nhật Bản. Lịch tiêm: Mũi 1: mũi đầu tiên đến tiêm, Mũi 2: sau mũi 1-2 tuần, Mũi 3: sau mũi thứ nhất 1 năm Tiêm nhắc lại: 3 năm tiêm nhắc lại 1 liều để duy trì khả năng miễn dịch. Những người có trạng thái miễn dịch tốt thì tiêm nhắc lại trước lúc có dịch viêm não Nhật Bản xảy ra. Liều tiêm: Dưới 36 tháng tuổi: tiêm 0,5ml/liều, Trên 36 tháng tuổi: tiêm 1ml/liều. Đường tiêm: tiêm dưới da [23]. 8 1.2.10. Vắc xin phòng Sởi-Quai bị-Rubella Sử dụng 4 loại vắc xin: ADACEL; M-M-R, Priorix, Trivivac vắc xin phòng Sởi - quai bị - rubella M-M-R II là chế phẩm vô khuẩn đông khô phối hợp của vi rút sởi sống giảm độc lực, vi rút quai bị sống giảm độc lực và vi rút rubella sống giảm độc lực. Tiêm dưới da với liều 0,5 ml tiêm cho mọi lứa. Lịch tiêm chủng khuyến cáo: Các đối tượng được tiêm chủng vào lúc 12 đến 15 tháng tuổi hoặc muộn hơn, để tránh tương tác với kháng thể từ mẹ truyền sang, cần được tiêm nhắc lại lúc 4-6 tuổi vì nguy cơ phơi nhiễm vào thời điểm trẻ chuẩn bị vào tiểu học tăng cao. Tiêm nhắc lại nhằm tạo ra biến đổi thể dịch cho những trẻ không có đáp ứng với mũi tiêm thứ nhất [24]. 1.2.11. Vắc xin phòng viêm phổi phế cầu Sử dụng 01 loại Pnewmo23 do Sanofi Pasteur Pháp sản xuất. Được đóng gói dưới dạng bơm tiêm dung dịch. Thành phần chữa 25mcg mỗi tuyp huyết thanh Polysaccharide của Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae, các týp huyết thanh 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F, 33F. Liều dùng 0.5ml cho liều cơ bản, tiêm nhắc lại sau 3-5 năm liều 0.5ml. Đường dùng tốt nhất là tiêm bắp hay tiêm dưới da. Chỉ định vắc xin Pneumo 23 được sử dụng để phòng ngừa các nhiễm trùng do Phế cầu khuẩn gây nên, đặc biệt là viêm phổi, từ 2 tuổi trở lên. 1.2.12. Vắc xin phòng tiêu chảy do vi rút Sử dụng các loại: Rotavin M1 của Việt Nam, RotaTeq của Mỹ, Rotarix của Bỉ. Chỉ định: phòng viêm dạ dày ruột gây tiêu chảy cấp do vi rút. Liều đầu uống vào lúc 6 tuần tuổi, liều thứ hai uống sau liều thứ nhất 1 đến 2 tháng. 9 Liều lượng: Rotavin M1 và RotaTeq 2ml cho một liều, Rotarix 1.5ml cho một liều, dùng đường uống [25]. 1.2.13. Vắc xin, huyết thanh kháng Dại Có 4 loại : VERORAB, ABHAYRAB, LYSAVAC, RABIBUR. Thông tin chung về ABHAYRAB do Ấn Độ sản xuất. Được đóng gói dưới dạng lọ đông khô kèm theo dung môi pha hồi chỉnh. Thành phần chứa vi rút dại, Albumin huyết thanh người, Maltose vừa đủ một liều. Liều tiêm 0.5ml mỗi một mũi tiêm, phác đồ tiêm vào ngày 0, ngày 3, ngày 7, ngày 14, ngày 28. Tổng 5 mũi tiêm. Chỉ định dùng cho đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm vi rút dại cao, những đối tượng xác định phơi nhiễm với vi rút dại, hoặc bị súc vật cắn mà không theo dõi được súc vật. Thường hay kết hợp tiêm huyết thanh Dại nếu vết cắn nặng, gần thần kinh trung ương [26]. 1.2.14. Vắc xin phòng Quai bị Sử dụng 2 loại: Mumps của Nga và Pavivac của Cộng hòa Séc sản xuất Thành phần là Quai bị tế bào sống đông khô, có dạng đồng nhất màu hồng, sau khi pha hồi chỉnh chứa hơn 20000 TCD50 vi rút Quai bị và 25mcg kháng sinh Gentamycin sunfat Đóng gói trong ống loại 1,2 và 5 liều tiêm chủng, hộp chứa 10 ống, liều tiêm 0.5ml. Chỉ định: Vắc xin được chỉ định cho tiêm chủng phòng bệnh quai bị định kỳ và khẩn cấp. Tiêm chủng được định kỳ tiến hành 2 lần ở các tuổi 12 -15 tháng và 6 tuổi ở trẻ chưa có tiền sử mắc quai bị. Khoảng cách giữa mũi tiêm chủng lần đầu và liều nhắc lại không ít hơn 6 tháng, cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh 10 quai bị. Trong trường hợp không có chống chỉ định, vắc xin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân. 1.2.15. Vắc xin phòng Thương hàn Sử dụng loại: typhim Vi do Pháp sản xuất Liều lượng: 0,5 ml một liều tiêm, tiêm bắp. Thành phần: polyoside capsulaire vi tinh khiết chiết từ Salmonella typhi. Chỉ định: Dự phòng sốt thương hàn ở người lớn và trẻ em trên 2 tuổi 1.2.16. Vắc xin phòng viêm gan A Sử dụng 3 loại: Havax, Avaxim, Epaxal Havax: bản chất là vắc xin tái tổ hợp, được sử dụng cho những người có nguy cơ phơi nhiễm với vi rút viêm gan A. Chỉ định: những người chưa tiêm vắc xin Viêm gan A và có dự định đi du lịch đến những vùng dịch. Các đối tượng nghề nghiệp có phơi nhiễm: hộ lý, y tá, cán bộ viên chức làm công tác chăm sóc phục vụ trẻ tàn tật, nhân viên xử lý nước, nước thải và thực phẩm công nghiệp. Những người đặc biệt có nguy cơ lây nhiễm: bệnh nhân ưa chảy máu, truyền dịch nhiều lần, tiêm tĩnh mạch, đồng tính Liều lượng: trẻ em (2-17 tuổi): 0,5ml; Người lớn (trên 18 tuổi): 1ml Lịch tiêm cơ bản gồm hai liều tiêm bắp cách nhau 6-12 tháng [27]. 1.2.17. Vắc xin phòng Ung thư cổ tử cung Ceravix do GlaxoSmithKline sản xuất ở dạng huyền dịch, chứa protein tuýp 16 L1 và tuýp 18 L1 của Papilomavirus ở người. Cervarix được chỉ định dùng cho nữ giới từ 10 tuổi trở lên đến 25 tuổi Liệu trình tiêm chủng cơ bản bao gồm 3 mũi: Liệu trình tiêm chủng được khuyến cáo là 0, 1 và 6 tháng; 0,5 ml/1 liều tiêm chủng. Nếu việc linh động trong quá trình tiêm chủng là cần thiếtthì liều thứ 2 có thể được tiêm vào giữa 1 và 2,5 tháng sau mũi tiêm thứ nhất, Gadasil Vắc-xin tái tổ hợp tứ giá ngừa vi rút Papilloma ở người (týp 6,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan