Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trong sinh viên cử nh...

Tài liệu Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và các yếu tố liên quan trong sinh viên cử nhân trường đại học y tế công cộng năm 2017 khảo sát bằng bộ công cụ dass 21

.PDF
123
811
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN THÀNH TRUNG THỰC TRẠNG STRESS, LO ÂU, TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG SINH VIÊN CỬ NHÂN TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG NĂM 2017 – KHẢO SÁT BẰNG BỘ CÔNG CỤ DASS 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.03.01 PGS.TS LÃ NGỌC QUANG Hà Nội – 2017 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình hoàn thiện luận văn thuộc chƣơng trình đào tạo Thạc sĩ Y tế cộng cộng, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè và gia đình. Để đạt đƣợc kết quả ngày hôm nay, trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lã Ngọc Quang, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các phòng ban, các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trƣờng Đại học Y tế công cộng đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình học tập, thu thập tài liệu, thông tin cho chủ đề luận văn của mình. Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những ngƣời thân trong gia đình, những ngƣời bạn thân thiết của tôi, những ngƣời đã cùng chia sẻ những khó khăn và giành cho tôi hỗ trợ và những lời chia sẻ quý báu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2017 ii MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................v TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................................3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................4 1.1. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................4 1.2. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm trong sinh viên trên thế giới ...............6 1.3. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm trong sinh viên tại Việt Nam ............11 1.4. Giới thiệu về các thang đo lƣờng stress, lo âu, trầm cảm và bộ công cụ DASS 21 của Lovibond .........................................................................................13 1.5. Các yếu tố liên quan đến stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên ..................14 1.6. Khung lý thuyết ...........................................................................................27 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................28 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................28 2.2. Thời gian và địa điểm ..................................................................................28 2.3. Thiết kế nghiên cứu: ....................................................................................28 2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................28 2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................................29 2.6. Biến số .........................................................................................................29 2.7. Công cụ đo lƣờng ........................................................................................30 2.8. Phƣơng pháp phân tích số liệu.....................................................................31 2.9. Đạo đức nghiên cứu .....................................................................................32 2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số ................................................................33 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................34 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu...................................................34 3.2. Giá trị và độ tin cậy của thang đo DASS 21 và ESSA ................................39 3.3. Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm ở sinh viên ............................................40 3.4. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình, học tập, xã hội đến stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên ................................................................................41 iii 3.5. Phân tích đa biến giữa các yếu tố liên quan với stress, trầm cảm, lo âu .....54 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................................60 4.1. Đặc điểm của sinh viên y tế công cộng .......................................................60 4.2. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên cử nhân y tế công cộng chính quy trƣờng đại học Y tế Công Cộng ............................................................60 4.3. Một số yếu tố liên quan đến stress, lo âu và trầm cảm của sinh viên ..........62 4.4. Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu ...........................................................71 KẾT LUẬN ...............................................................................................................73 KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................75 PHỤ LỤC ..................................................................................................................82 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BDI Beck Depression Inventory DASS Depression, anxiety and stress scale ĐTV Điều tra viên ESSA Educational Stress Scale for Adolescents GHQ-12 General Health Questionnaire SKTT Sức khỏe tâm thần THCS Trung học cơ sở VTN&TN Vị thành niên và thanh niên WHO Tổ chức Y tế thế giới v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Mô tả tỷ lệ sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu theo các khóa học .....28 Bảng 2.2: Mức điểm tƣơng ứng với mức độ trầm cảm, lo âu và stress: ...................30 Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tƣợng nghiên cứu ..............................................34 Bảng 3.2: Đặc điểm gia đình của sinh viên...............................................................36 Bảng 3.3: Đánh giá độ tin cậy của hai thang đo sử dụng trong nghiên cứu .............39 Bảng 3.4: Mức độ các dấu hiệu stress, trầm cảm, lo âu ở sinh viên .........................40 Bảng 3.5: Mối quan hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu học, khu vực sinh sống và tài chính với stress, lo âu và trầm cảm ...........................................................................41 Bảng 3.6: Mối quan hệ giữa các thói quen của sinh viên với stress, lo âu và trầm cảm ............................................................................................................................44 Bảng 3. 7: Mối quan hệ giữa các đặc điểm gia đình với stress, lo âu và trầm cảm ..46 Bảng 3. 8: Mối quan hệ giữa tổng điểm áp lực học tập với stress, lo âu và trầm cảm ...................................................................................................................................49 Bảng 3.9: Mối quan hệ giữa các đặc điểm học tập khác với stress, lo âu và trầm cảm ...................................................................................................................................50 Bảng 3.10: Mối quan hệ giữa các yếu tố xã hội với stress, lo âu và trầm cảm .........52 Bảng 3.11: Phân tích đa biến giữa các yếu tố liên quan và stress .............................54 Bảng 3.12: Phân tích đa biến giữa các yếu tố liên quan và lo âu ..............................56 Bảng 3.13: Phân tích đa biến giữa các yếu tố liên quan và trầm cảm.......................57 Bảng 3. 14: Biến số sử dụng trong nghiên cứu .........................................................82 Bảng 3. 15: Kinh phí nghiên cứu ............................................................................103 Bảng 3. 16: Kế hoạch nghiên cứu ...........................................................................104 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Đặc điểm một số thói quen, hành vi của sinh viên ...............................35 Biểu đồ 3.2: Đặc điểm về các mối quan hệ của sinh viên với gia đình, bạn bè ........38 Biểu đồ 3.3: Mô tả một số đặc điểm học tập khác của sinh viên ..............................39 vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Stress, lo âu, trầm cảm là những vấn đề sức khỏe tâm thần thƣờng gặp trong cuộc sống. Các nghiên cứu trƣớc đây tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy tình trạng stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên đang ở mức khá cao. Việc xác định, đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần hiện nay của sinh viên y tế công cộng, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp dự phòng về một số rối loạn tâm thần nhƣ stress, lo âu và trầm cảm là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu và các yếu tố liên quan của sinh viên cử nhân trường Đại học Y tế Công cộng năm 2017 – Khảo sát bằng bộ công cụ DASS 21 ” Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang có phân tích và đƣợc thực hiện trên toàn bộ sinh viên cử nhân y tế công cộng chính quy trƣờng đại học Y tế công cộng tại thời điểm cuối học kỳ 2 năm học 2016-2017 (10/2016 - 8/2017). Với tỷ lệ đồng ý tham gia nghiên cứu là 73,3%, tổng số sinh viên tham gia nghiên cứu là 459 sinh viên. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ DASS-21 để đánh giá mức độ biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm của sinh viên. Các yếu tố liên quan đƣợc thu thập trong nghiên cứu bao gồm: Đặc điểm cá nhân của sinh viên (tuổi, giới, tình trạng tài chính, một số thói quen sinh hoạt), đặc điểm gia đình (trình độ học vấn của bố mẹ, mối quan hệ giữa sinh viên và bố mẹ), đặc điểm học tập (áp lực học tập, lập kế hoạch học tập và sự hải lòng với ngành học) và đặc điểm xã hội (mối quan hệ với bạn thân và việc sử dụng mãng xã hội) Số liệu đƣợc thu thập dƣới dạng phát vấn, nhập bằng phần mềm Epidata và phân tích bằng SPSS 16.0. Kết quả nghiên cứu cho thấý tỷ lệ biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên lần lƣợt là 34,4%, 42% và 35%. Kết quả mô hình hồi quy đa biến logistic cho thấy mối quan hệ giữa các dấu hiệu của stress, lo âu, trầm cảm với một số yếu tố cá nhân, học tập, gia đình và xã hội. Dấu hiệu stress ở sinh viên có mối liên quan với: tình hình tài chính không đầy đủ của sinh viên (OR=2), sống trong gia đình có thu nhập thấp (OR=3,8). áp lực học tập cao (OR=1,1), có lập kế hoạch học tập (OR=1,7), không hài lòng với ngành học (OR=2,1) và không thƣờng xuyên chia sẻ với bạn thân/nhóm bạn thân (OR=2,3). Dấu hiệu lo âu có mối liên quan với các yếu tố: thiếu chi phí sinh hoạt (OR=1,7), sống trong gia đình có thu nhập thấp (OR=2,5) viii và áp lực học tập cao (OR=1,08). Dâu hiệu trầm cảm có mối liên quan với các yếu tố: tình trạng tài chính không đầy đủ (OR=2), ít hoặc không thƣờng xuyên chia sẻ với gia đình (OR=1,7), thƣờng có mâu thuẫn với gia đình (OR=5), áp lực học tập cao (OR=1,1) và không có nhóm bạn thân (OR=2). Từ những kết quả trên, chúng ta thấy rằng để có đƣợc các các can thiệp hiệu quả cần có sự chung tay từ tất cả mọi phía từ sinh viên, gia đình đến nhà trƣờng và các nhà nghiên cứu. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ không có bệnh hay tàn phế” [56]. Nhƣ vậy, bên cạnh sức khỏe thể chất chúng ta cũng cần quan tâm đến sức khỏe tâm thần (SKTT). Stress, lo âu, trầm cảm là những vấn đề sức khỏe tâm thần thƣờng gặp trong cuộc sống. Với sinh viên, lứa tuổi mới lớn, lứa tuổi có những thay đổi điều kiện sống, học tập, thay đổi môi trƣờng giao tiếp, môi trƣờng xã hội,… kết hợp với đặc điểm tâm lý nhƣ bồng bột, thiếu kinh nghiệm thì nguy cơ bị stress, trầm cảm, lo âu ở nhóm đối tƣợng này lại càng cao hơn [8]. Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy tỷ lệ biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên đang ở mức cao. Một cuộc điều tra ở Mỹ năm 2008 trên sinh viên ở nhiều trƣờng đại học đã cho thấy cứ 5 sinh viên thì có 1 sinh viên thƣờng xuyên bị stress [48]. Nghiên cứu khác tại Malysia năm 2013 trên sinh viên các trƣờng công lập cho kết quả khoảng 23,7% sinh viên bị stress vừa và nặng; 63% sinh viên có dấu hiệu của lo âu ở mức độ vừa, nặng và rất nặng; 39,2% sinh viên có dấu hiệu của trầm cảm ở mức độ vừa, nặng và rất nặng [49]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Minh Thuận năm 2011 sinh viên cho thấy 77% sinh viên có dấu hiệu của stress, 75% sinh viên có dấu hiệu của lo âu và 75% có dấu hiệu trầm cảm ở các mức độ khác nhau từ nhẹ đến rất nặng [16]. Bên cạnh đó, stress, lo âu và trầm cảm ảnh hƣởng đến sức khỏe của sinh viên, là một trong những nguyên nhân gây các bệnh về tim mạch, bệnh đƣờng hộ hấp, các bệnh đƣờng sinh dục, các bệnh liên quan đến tâm thần kinh. Các vấn đề sức khỏe tâm thần này còn ảnh hƣởng đến khả năng và kết quả học tập của sinh viên, gián tiếp ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy và học của nhà trƣờng, thậm chí nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến các hành vi nhƣ tự tử hoặc sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện [31, 33]. Sinh viên cử nhân Y tế cộng cộng chính quy trƣờng đại học Y tế cộng cộng cũng không nằm ngoài nhóm nguy cơ biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm. Trƣờng Đại học Y tế công cộng (ĐHYTCC) là trƣờng đại học đầu tiên của cả nƣớc đào tạo về lĩnh vực Y tế công cộng. Sinh viên cử nhân y tế công cộng chính quy đƣợc tiếp 2 cận với phƣơng thức quản lý và các phƣơng pháp giảng dạy tiên tiến. Sinh viên của trƣờng phải không ngừng học hỏi, chủ động tìm hiểu các kiến thức mới, tìm tòi các giải pháp cho các bài tập tình huống (SBL), ôn tập nắm vững kiến thức chuẩn bị cho các kỳ thi giữa kỳ và hết môn. Với số lƣợng không nhỏ các sinh viên ngoại tỉnh học tập tại trƣờng, họ phải đối mặt với môi trƣờng tự lập, phải tự quản lý tài chính, sinh hoạt của bản thân, phải thích nghi với hoàn cảnh sống tập thể. Những yếu tố này có thể gây nên áp lực, ảnh hƣởng đến sức khỏe tâm thần và học tập của sinh viên. Việc xác định, đánh giá các tình trạng sức khỏe tâm thần nhƣ stress, lo âu và trầm cảm hiện nay của sinh viên y tế công cộng, trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp dự phòng cho các tình trạng này là hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu và các yếu tố liên quan của sinh viên cử nhân trường Đại học Y tế Công cộng năm 2017 – Khảo sát bằng bộ công cụ DASS 21” 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên cử nhân y tế công cộng chính quy trƣờng Đại học Y tế công cộng năm 2017. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến mức độ stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên cử nhân y tế công cộng chính quy trƣờng Đại học Y tế Công cộng năm 2017. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Stress Theo tiếng Latinh, “stress” đƣợc bắt nguồn từ “strictus” và một phần của từ “stringere” mang ý nghĩa là sự căng thẳng, nghịch cảnh, bất hạnh, đè nén. Trong tiếng Anh, “stress” có nghĩa là nhấn mạnh (press). Trong vật lý học, stress là sự sức nén mà vật liệu phải chịu. Năm 1914, W.B.Cannon lần đầu tiên đã sử dụng thuật ngữ stress trong các nghiên cứu về y sinh học.Tuy nhiên, ngƣời có công lớn trong việc đƣa ra khái niệm stress một cách khoa học đó là H.Selye (nhà sinh lý học ngƣời Canada). Ông đã sử dụng thuật ngữ stress để mô tả triệu chứng của quá trình thích nghi với mọi loại bệnh tật (GAG)[2] . Ông đã đƣa ra định nghĩa: stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trƣớc những tình huống căng thẳng. Về sau, trong các nghiên cứu của mình, H.Selye nhấn mạnh: Stress có tính chất tổng hợp chứ không phải chỉ thể hiện trong một trạng thái bệnh lý. Từ phát hiện của H.Selye, rất nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về stress. Nhà tâm lý học Richard Lazarus cho rằng: Stress là trạng thái hay cảm xúc mà chủ thể trải nghiệm khi họ nhận ra rằng các yêu cầu và đòi hỏi từ bên ngoài và bên trong có tính chất đe dọa, có hại, vƣợt qua nguồn lực cá nhân và xã hội mà họ có thể huy động đƣợc [2, 7]. Nhƣ vậy, có thể thấy stress từ các góc độ khác nhau sẽ đƣợc hiểu dƣới những định nghĩa khác nhau. Trong nghiên cứu này, định nghĩa về stress trên khía cạnh tâm lý của Richard Lazarus đƣợc chúng tôi sử dụng để định nghĩa tình trạng stress ở sinh viên do định nghĩa này phù hợp với điều kiện, định hƣớng và thang công cụ đo lƣờng sử dụng trong nghiên cứu. 1.1.2. Lo âu Lo âu đƣợc miêu tả nhƣ một cảm giác khó chịu của nỗi sợ hãi mơ hồ hay còn là lo sợ đi kèm với những tình trạng vật lý đặc trƣng. Đây là một phản ứng bình thƣờng đối với những mối de dọa nhận thức đƣợc của một ngƣời với tâm sinh lý 5 bình thƣờng. Trạng thái lo âu là cảnh báo để bản thân có những giải pháp thích hợp đối phó với những tình huống căng thẳng. Trạng thái lo âu liên quan đến sự rối loạn của hệ thống thần kinh tạo nên 2 triệu chứng cơ bản về tinh thần (Ví dụ: lo lắng, sợ hãi, khó tập trung…) và thể chất (Ví dụ: tăng nhịp tim, thở gấp, run rẩy…)[12]. Lo âu sẽ là một vấn đề sức khỏe tâm thần (Rối loạn lo âu) khi nó xảy ra mơ hồ, vô lý, không liên quan đến bất kỳ mối đe dọa nào hay là mức độ lo âu không tƣơng xứng với các mối đe dọa và diễn ra trong thời gian dài. Khi đó, lo âu gây trở ngại cho công việc, học tập, sinh hoạt và các mối quan hệ bình thƣờng của cá nhân và đƣợc gọi là rối loạn lo âu [12, 14]. 1.1.3. Trầm cảm Mọi ngƣời thỉnh thoảng đều thấy buồn vào một lúc nào đó trong cuộc đời mình.Thực tế, những cảm xúc buồn hay chán nản thoáng qua là hoàn toàn bình thƣờng, đặc biệt là vào những thời điểm khó khăn. Nhƣng những ngƣời không thể thoát ra khỏi những cảm xúc này trong khoảng thời gian hai tuần hoặc hơn thì có thể bị một chứng bệnh gọi là trầm cảm [5]. Trầm cảm (depression) là một rố i loa ̣n khí sắ c thƣờng gă ̣p trong các rố i loa ̣n tâm thầ n . Trầm cảm dùng để mô tả một hội chứng bệnh tâm lý đƣợc đặc trƣng bởi khí sắc trầm hay còn gọi là cảm xúc buồn bã cùng với một số triệu chứng khác duy trì trong một khoảng thời gian kéo dài trên 2 tuần, tƣ̀ đó ảnh hƣởng đế n các hoa ̣t đô ̣ng trong cuô ̣c số ng nhƣ công viê ̣c/học tập, gia đin ̀ h và xã hô ̣i [5]. 6 1.2. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm trong sinh viên trên thế giới Trên thế giới, hàng năm số lƣợng ngƣời mắc rối loạn tâm thần không nhỏ, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cứ trong 4 ngƣời thì có một ngƣời mắc các rối loạn tâm thần. Khoảng 450 triệu ngƣời hiện đang phải sống với các rối loạn tâm thần khiến cho rối loạn tâm thần trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và khuyết tật [44]. Lứa tuổi từ 18-25 tuổi là một trong những nhóm có nguy cơ cao mắc các rối loạn tâm thần. Ở Mỹ, năm 2008, tỷ lệ mắc các rối loạn tâm thần ở lứa tuổi từ 18-25 cao hơn 7,4% so với các nhóm tuổi trên 18 khác. Nghiên cứu của Kessler và cộng sự đã chỉ ra rằng khi đến tuổi 25, 75% những ngƣời sẽ mắc các rối loạn tâm thần có những triệu chứng khởi phát đầu tiên[36]. Ở Anh, tổ chức UK Royal College of Psychiatrists đã dự báo rằng mức độ của các vấn đề sức khỏe tâm thần của trong sinh viên có xu hƣớng tăng lên. Tổ chức Nation union of student điều tra trên 1200 sinh viên Anh và cho thấy rằng có 20% sinh viên cảm thấy họ bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần [43]. Ở Canada, nghiên cứu trên 30000 sinh viên cho kết quả 90% sinh viên cảm thấy bị choáng váng bời tất cả những gì họ phải làm trong quá khứ, trong đó, hơn 50% cảm thấy tuyệt vọng, và 60% cảm thấy cô đơn [42]. 1.2.1. Nghiên cứu về stress ở sinh viên trên thế giới Ở Mỹ, Điều tra do Associated Press và (a college TV station) mtvU thực hiện năm 2008 trên sinh viên ở nhiều trƣờng đại học chỉ ra 1 trên 10 sinh viên thƣờng xuyên bị stress, 1 trên 5 sinh viên cảm thấy căng thẳng trong phần lớn thời gian. Tỷ lệ này tăng 20% so với cuộc điều tra 5 năm trƣớc đó [48]. Ở Canada, năm 2014, tổ chức Mental Health Task Force on Graduate Student Mental Health của đại học California Berkey đã khảo sát sinh viên cử nhân của trƣờng và phát hiện 45 % sinh viên phải ứng phó với các vấn đề liên quan đến stress trong vòng 12 tháng trở lại đây [34]. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, năm 2008, nghiên cứu của Nuran Bayram và cộng sự thực hiện trên 1617 sinh viên với thang đo DASS 42, cho kết quả 27% sinh viên bị stress ở mức độ vừa, nặng và rất nặng[26]. 7 Ở Ấn Độ, năm 2014, Lakyntiew Pariat và cộng sự nghiên cứu trên sinh viên sinh viên cử nhân của 5 trƣờng đại học của thành phố Shilong liên quan đến các lĩnh vực: Hội họa, Thƣơng Mại, Khoa Học sử dụng bộ công cụ Student Stress Scale và chỉ ra 38,9% sinh viên, trong đó 15% nam, còn lại là nữ) bị stress ở mức nhẹ, 11.9% nam sinh viên và 6.9% nữ bị stress nặng [45]. Ở Malaysia, nghiên cứu của Khadijah Shamsuddin và cộng sự năm 2013 trên 506 sinh viên tuổi từ 18-24 thuộc 4 trƣờng đại học công lập tại Klang Valley, Malaysia. Dựa vào thang đo DASS 21, tác giả đã cho thấy thực trạng stress ở sinh viên Malaysia nhƣ sau 18,6% sinh viên bị stress ở mức vừa, 5,1% ở mức nặng và rất nặng [49]. Ở Ả Rập Saudi, Hamza M. Abdulghani và cộng sự (2011) đã tiến hành nghiên cứu về stress và ảnh hƣởng của nó đến sinh viên y khoa. Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang trên đối tƣợng là tất cả học sinh từ năm 1 đến năm 4 của trƣờng đại học King Saud và sử dụng thang đo trắc nghiệm stress Kessler10 psychological distress (K10) và cho kết quả là 63% sinh viên bị stress, trong đó 25% sinh viên bị stress ở mức nặng [21]. Ở Malaysia, Mohamad Saiful Bahri Yusoff là nhà nghiên cứu với nhiều nghiên cứu về stress ở sinh viên. Năm 2010, ông đã thực hiện nghiên cứu trên 1058 sinh viên y khoa của trƣờng Universiti Sains Malaysia (USM). Thông qua thang đo 12 items General Health Questionnaire (GHQ-12), nghiên cứu đã chỉ ra 29,6% sinh viên y khoa bị stress [57]. Năm 2013, ông tiếp tục thực hiện nghiên cứu về stress, trầm cảm, lo âu trên 743 sinh viên y khoa tiềm năng và với thang đo DASS 21, nghiên cứu chỉ ra 3,6 sinh viên bị stress ở mức vừa đến rất nặng[58]. Cũng tại Malaysia, năm 2014 Maher D. Fuad Fuad và cộng sự cũng tiến hành nghiên cứu trên sinh viên y khoa của trƣờng đại học Universiti Putra. Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên 227 sinh viên y khoa và sử dụng DASS 21 để đo lƣờng mức độ trầm cảm, lo âu và stress. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 16,9% sinh viên y khoa bị stress [32]. Ở Ai Cập, năm 2016, Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên sinh viên sử dụng thiết kế cắt ngang trên 442 sinh viên y khoa từ 8 năm nhất đến năm tƣ. Thông qua thang đo DASS 21, nghiên cứu cho kết quả là 37,6 % ở mức bình thƣờng, 31,7% ở mức nhẹ và trung bình, 30,8% ở mức nặng và rất nặng [55]. Ở Ethiopia, nghiên cứu của Leta Melaku và cộng sự tiến hành năm 2015 trên 329 sinh viên y khoa tại đại học Jimma với thang đo GHO-12 và thu đƣợc kết quả là 52,4% sinh viên bị stress [41]. Nhƣ vậy, trong các nghiên cứu trên thế giới, mặc dù nhiều loại thang đo đã sử dụng nhằm đo lƣờng tình trạng stress của sinh viên nói chung và sinh viên ngành y nói riêng, nhƣng thang đo DASS vẫn là thang đo đƣợc sử dụng chủ yếu. Với thang đo DASS, chúng ta thấy đƣợc tỷ lệ stress sinh viên Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ là 23,7% và 27% ở mức độ từ vừa đến rất nặng. Trong khi, ở sinh viên y khoa Ai Cập cao tời 62,4% ở mức độ từ nhẹ đến rất nặng. Bên cạnh đó, các công cụ khác nhƣ GHO -12, Kessler 10 và Student Stress Scale đều cho tỷ lệ stress mức độ từ nhẹ đến rất nặng ở sinh viên Ethiopia, Ả rập và Ấn Độ vƣợt mức 50%. 1.2.2. Nghiên cứu về lo âu ở sinh viên trên thế giới Rối loạn lo âu là một trong những vấn đề sức khỏe tâm thần mắc nhiều nhất ở sinh viên với khoảng 11,9% sinh viên mắc rối loạn lo âu [27]. Tại Parkistan, nghiên cứu của Inam và cộng sự năm 2003 trên trên 189 sinh viên y khoa trƣờng đại học Y Ziauddin sử dụng thang đo Aga Khan University Anxiety and Depression Scale (AKUADS) đã chỉ ra 60% sinh viên biểu hiện lo âu và trầm cảm [35]. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của Nuran Bayram và cộng sự thực hiện trên 1617 sinh viên với thang đo DASS 42, cho kết quả 47,1% sinh viên bị lo âu từ mức độ vừa đến rất nặng [26]. Ở Malaysia, nghiên cứu của Khadijah Shamsuddin và cộng sự năm 2013 trên 506 sinh viên tuổi từ 18-24 thuộc 4 trƣờng đại học công lập tại Klang Valley, Malaysia đã cho thấy thực trạng lo âu ở sinh viên Malaysia nhƣ sau 34% sinh viên bị lo âu ở mức vừa, 29% ở mức nặng và rất nặng [49]. 9 Tại Parkistan nghiên cứu năm 2010 của Tabassum Alvi trên 279 sinh viên y khoa sử dụng thang đo Beck Anxiety Inventory (BAI) để đo lƣờng mức độ lo âu và cho thấy 47,7% sinh viên biểu hiện lo âu [23]. Ở Ai Cập, năm 2016, nghiên cứu của Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự sử dụng thiết kế cắt ngang trên 442 sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm tƣ và chỉ ra thực trạng lo âu của sinh viên nhƣ sau: 35,7% ở mức bình thƣờng, 34.4% ở mức nhẹ và trung bình, 29,9% ở mức nặng và rất nặng [55]. Ở Malaysia, nghiên cứu trên 743 sinh viên y khoa tiềm năng của Mohamad Saiful Bahri Yusoff năm 2013 chỉ ra 54,5% sinh viên biểu hiện lo âu từ mức vừa đến rất nặng [58]. Maher D. Fuad Fuad và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên 227 sinh viên của trƣờng Universiti Putra Malaysia năm 2014 và cho kết quả 52% sinh viên biểu hiện lo âu [32]. Nhƣ vậy, qua các nghiên cứu trên, DASS là công cụ chủ yếu dùng đo lƣờng mức độ lo âu của sinh viên. Với thang đo DASS, chúng ta thấy tỷ lệ lo âu ở sinh viên y khoa ở Ai Cập và Malaysia đều cao trên 50%. Đặc biệt là Malaysia với tỷ lệ lo âu ở sinh viên nói chung cũng đạt tới 63%. 1.2.3. Nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên trên thế giới Một rối loạn tâm thần thƣờng gặp khác ở sinh viên là trầm cảm, với tỷ lệ hiện biểu hiện ở sinh viên Mỹ là từ 8,7% năm 2010 [3]. 5,4% ngƣời Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 25 có ít nhất một giai đoạn bị trầm cảm nặng [3]. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nghiên cứu của Nuran Bayram và cộng sự năm 2008 thực hiện trên 1617 sinh viên với thang đo DASS 42, cho kết quả 27,1% sinh viên bị trầm cảm từ mức độ vừa đến rất nặng [26]. Một nghiên cứu khác của Gul Arslan và cộng sự (2009) tiến hành trên 822 sinh viên đại học Osmangazi sử dụng thang đo Beck Depression Inventory (BDI) để đo lƣờng trầm cảm cho thấy thực trạng trầm cảm của sinh viên là 21,8% [25]. Ở Malaysia, nghiên cứu của Khadijah Shamsuddin và cộng sự năm 2013 trên 506 sinh viên tuổi từ 18-24 thuộc 4 trƣờng đại học công lập tại Klang Valley, 10 Malaysia đã cho thấy thực trạng trầm cảm ở sinh viên Malaysia nhƣ sau 27,5% sinh viên bị trầm cảm ở mức vừa, 9,7% ở mức nặng và rất nặng [49]. Ở Trung Quốc, nghiên cứu năm 2013 của Lu Chen đã sử dụng thang đo Beck Depression Inventory (BDI) với giá trị từ 14 trở lên là trầm cảm với 5245 sinh viên đại học ở Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc. Kết quả nghiên cứu cho thấy 11,7% sinh viên tham gia nghiên cứu biểu hiện trầm cảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra các rối loạn trầm cảm đƣợc ghi nhân trên 4% sinh viên Trung Quốc [28]. Ở Ai Cập, năm 2016, nghiên cứu của Wafaa Yousif Abdel Wahed và cộng sự sử dụng thiết kế cắt ngang trên 442 sinh viên y khoa từ năm nhất đến năm tƣ đã chỉ ra thực trạng trầm cảm của sinh viên nhƣ sau: 39,8% ở mức bình thƣờng, 37,1% ở mức nhẹ và trung bình, 23,1% ở mức nặng và rất nặng [55]. Ở Malaysia, năm 2014. Fuad Fuad và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 227 sinh viên y khoa đã chỉ ra 24,4% sinh viên bị trầm cảm [32]. Tại Ấn Độ, năm 2012, Ganesh S. Kumar và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 400 sinh viên y khoa của trƣờng đại học tại Karnataka nhằm đo lƣờng mức độ trầm cảm ở sinh viên. Thông qua thang đo BDI, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng 71,3% sinh viên y khoa biểu hiện trầm cảm, trong đó các mức nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lƣợt là 29,8%, 27,8%, 29,3%, 7,5% và 6,7% [39]. Tại Pakistan, nghiên cứu năm 2010 của Tabassum Alvi trên 279 sinh viên y khoa, sử dụng thang đo BDI và cho thấy 35,1% sinh viên biểu hiện trầm cảm [23]. Nhƣ vây, khi tìm hiểu về tình trạng trầm cảm của sinh viên, thang đo BDI và DASS là hai thang đo đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Trong thang đo DASS, tỷ lệ trầm cảm từ vừa đến rất nặng ở sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ và Malaysia lần lƣợt là 21,7% và 37,2%. Trong khi đó, tỷ lệ trầm cảm từ nhẹ đến rất nặng ở sinh viên y khoa Ai Cập đạt 60,2%. Khi sử dụng thang đo BDI, tỷ lệ trầm cảm trong sinh viên phân bố không đồng đều, thấp nhất là ở sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ, cao nhất là ở sinh viên y khoa Ấn Độ. 11 1.3. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm trong sinh viên tại Việt Nam Theo PGS, TS Trần Văn Cƣờng, Chủ tịch Hội Tâm thần học Việt Nam cho biết, rối loạn tâm thần chiếm tỷ lệ cao trong nhân dân. Tại Việt Nam, kết quả điều tra quốc gia năm 1999-2000 cho thấy có đến khoảng 15% dân số (tƣơng đƣơng với khoảng 13 triệu ngƣời) mắc các bệnh lý rối loạn tâm thần nhƣ: tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh, rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ ở ngƣời già, loạn tâm thần sau chấn thƣơng sọ não, chậm phát triển tâm thần, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, rối loạn tâm thần do rƣợu, ma túy) [4]. Theo nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và đào tạo cộng đồng, tại Việt Nam hiện có khoảng 20% dân số mắc các bệnh tâm thần hiện đại nhƣ trầm cảm căng thẳng, rối loạn tâm lý [19]. Báo cáo chuyên đề Sức khỏe tâm thần của vị thành niên và thanh niên (VTN và TN) trong chƣơng trình Điều tra quốc gia về VTN và TN lần thứ 2 (SAVY 2) đã cho chúng ta cái nhìn tin cậy và rõ ràng về thực trạng sức khỏe tâm thần trong thanh thiếu niên Việt Nam. Báo cáo cho thấy trong số 10039 thanh thiếu niên đƣợc điều tra trong độ tuổi từ 14 -25 hơn 73% TN và VTN từng có cảm giác buồn chán. Trên một phần tƣ VTN và TN (27,6%) đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là ngƣời không có ích đến nỗi không thể hoạt động bình thƣờng (trong tổng số 10035 ngƣời). Tỷ lệ thanh thiếu niên đã từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tƣơng lai là 21,3% (trong tổng số 10030 ngƣời). Có 4,1% trong 10037 thanh thiếu niên đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. So sánh số liệu điều tra của SAVY 1 và SAVY 2, có thể thấy đƣợc sự tăng lên của tỷ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán hiện nay so với trƣớc đây. Xét riêng về cảm giác nghĩ đến chuyện tự tử thì có thể thấy mức độ tăng lên khoảng 30% [9]. 1.3.1. Thực trạng stress ở Việt Nam Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ trên 829 sinh viên trƣờng đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009 cho thấy có khoảng 79% sinh viên ở mức stress nhẹ, 3% sinh viên bị stress ở mức vừa và 18% không bị stress [15]. Tại Đà Nẵng, nghiên cứu của Võ Hoàng Anh và cộng sự trên 200 sinh viên trƣờng Đại học sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng cho thấy 96% sinh viên có biểu hiện của stress [1].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan