Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Thực trạng sktt học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố thái nguyên tỉnh...

Tài liệu Thực trạng sktt học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố thái nguyên tỉnh thái nguyên năm 2016

.DOC
123
164
78

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ------------------- NGUYỄN VIỆT QUANG THùC TR¹NG SøC KHáE T¢M THÇN CñA HäC SINH TR¦êNG TRUNG HäC C¥ Së T¹I THµNH PHè TH¸I NGUY£N TØNH TH¸I NGUY£N N¡M 2016 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Hà Nội - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ------------------- NGUYỄN VIỆT QUANG THùC TR¹NG SøC KHáE T¢M THÇN CñA HäC SINH TR¦êNG TRUNG HäC C¥ Së T¹I THµNH PHè TH¸I NGUY£N TØNH TH¸I NGUY£N N¡M 2016 Chuyên ngành : Y học dự phòng Mã số : 60720163 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Chu Văn Thăng 2. TS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa Hà Nội - 2016 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Y Hà Nội, Ban lãnh đạo viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng , phòng quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại Học Y Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Sức khỏe môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận này. Em vô cùng biết ơn sâu sắc Ban giám hiệu trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho em được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện đức luyện tài chuẩn bị cho hành tranh trong tương lai. Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Chu Văn Thăng và TS Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, người thầy kính mến đã dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn với các thầy/cô trong Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng. Em xin cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy/cô trường THCS Quang Trung, trường THCS Lương Ngọc Quyến, THCS Tân Cương và phòng Giáo dục – Đào tạo thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện khóa luận này. Hà Nội, ngày… tháng 12 năm 2016 Học viên Nguyễn Việt Quang LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: - Ban giám hiệu Trường Đại Học Y Hà Nội. Phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Y Hà Nội. Viện đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Em là học viên Nguyễn Việt Quang, lớp cao học 24 chuyên nghành Y học dự phòng – Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng – Trường Đại học Y Hà Nội. Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà em đã tham gia. Các số liệu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được đăng tải trên bất cứ tài liệu khoa học nào. Hà Nội, ngày…...tháng 12 năm 2016 Học viên Nguyễn Việt Quang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADHD DTTS RLTT SDQ SKTT THCS VTN WHO Tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder) Dân tộc thiểu số Rối loạn tâm thần Bộ câu hỏi tự điền về những điểm mạnh và điểm yếu (Self-Report Strengths and Difficulties Questionnaire) Sức khỏe tâm thần Trung học cơ sở Vị thành niên Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................3 1.1. Một số khái niệm.....................................................................................3 1.1.1. Các khái niệm về SKTT....................................................................3 1.1.2. Vệ sinh tâm lý lứa tuổi......................................................................9 1.1.3. Một số công cụ sàng lọc, phát hiện các vấn đề SKTT đối với trẻ em tại cộng đồng.................................................................................12 1.2 Thực trạng SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên..................................16 1.2.1 Thực trạng SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới.......16 1.2.2. Thực trạng SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên tại Việt Nam..20 1.2.3. Thực trạng SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên ở Thái Nguyên..21 1.3. Một số yếu tố liên quan đến SKTT trẻ em và thanh thiếu niên............23 1.3.1. Yếu tố bản thân trẻ..........................................................................25 1.3.2. Yếu tố gia đình................................................................................25 1.3.3. Yếu tố trường học...........................................................................26 1.3.4. Yếu tố liên quan đến các sự kiện trong cuộc sống và xã hội..........27 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............29 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................29 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.........................................................29 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................30 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................30 2.3.2. Mẫu nghiên cứu..............................................................................30 2.3.3 . Các chỉ số nghiên cứu....................................................................33 2.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu nghiên cứu..................................36 2.4.1. Kỹ thuật thu thập thông tin.............................................................36 2.4.2. Công cụ thu thập thông tin..............................................................37 2.5. Phương pháp khống chế sai số..............................................................40 2.6. Quản lý và phân tích số liệu..................................................................41 2.7. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................43 3.1. Thực trạng SKTT của học sinh............................................................43 3.1.1. Thông tin chung..............................................................................43 3.1.2. Thực trạng SKTT học sinh..............................................................44 3.2. Các yếu tố liên quan đến SKTT học sinh..............................................49 3.2.1. Thực trạng một số yếu tố liên quan đến SKTT học sinh THCS.....49 3.2.2 . Mối liên quan giữa các yếu tố đến tình trạng SKTT học sinh.......55 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..............................................................................66 4.1. Thực trạng SKTT của học sinh.............................................................66 4.1.1. Thông tin chung của học sinh THCS..............................................66 4.1.2. Thực trạng SKTT học sinh..............................................................66 4.2. Các yếu tố liên quan đến SKTT học sinh..............................................73 4.2.1. Các yếu tố về đặc điểm cá nhân học sinh.......................................73 4.2.2. Các yếu tố gia đình.........................................................................75 4.2.3. Yếu tố trường học...........................................................................79 4.2.4 . Một số thói quen của trẻ.................................................................84 KẾT LUẬN ...................................................................................................89 KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Mức độ phổ biến của một số rối loạn theo lứa tuổi từ 11 đến 18 tuổi.............................................................................................11 Bảng 1.2. Tỷ lệ trẻ em và trẻ VTN bị rối loạn tâm thần trong nhóm nghiên cứu của WHO năm 2005...........................................................16 Bảng 1.3. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên độ tuổi từ 9 đến 17 tuổi tại Mỹ..........................................19 Bảng 1.4. Nhóm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến SKTT của trẻ..........24 Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá SKTT học sinh do giáo viên điền trên bộ câu hỏi SDQ..............................................................................38 Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá nhu cầu chăm sóc SKTT học sinh tự điền trên bộ câu hỏi SDQ..................................................................39 Bảng 3.1. Thông tin chung của học sinh THCS........................................43 Bảng 3.2. Tình trạng SKTT chung của học sinh theo các trường.............45 Bảng 3.3. Tỷ lệ các nhu cầu SKTT theo thang SDQ.................................48 Bảng 3.4. Thông tin về các yếu tố gia đình học sinh.................................49 Bảng 3.5. Thông tin về yếu tố mối quan hệ gia đình.................................50 Bảng 3.6. Thông tin về yếu tố trường học.................................................51 Bảng 3.7. Một số thói quen cá nhân của học sinh....................................52 Bảng 3.8. Thói quen sử dụng mạng xã hội của học sinh...........................53 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm cá nhân với tình trạng SKTT học sinh..........................................................................55 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với tình trạng SKTT của học sinh.....................................................................................57 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các yếu tố quan hệ gia đình với tình trạng SKTT học sinh..........................................................................58 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa các yếu tố trường học và bạn bè với tình trạng SKTT học sinh.................................................................59 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa một số thói quen vớithực trạng SKTT của học sinh.....................................................................................60 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa yếu tố sử dụng mạng xã hội với tình trạng của SKTT học sinh...................................................................61 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nhu cầu chăm sóc SKTT của học sinh với tình trạng SKTT của học sinh...................................................63 Bảng 3.16. Phân tích hồi qui logistic mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, gia đình với thực trạng SKTT của học sinh....................63 Bảng 3.17. Phân tích hồi qui logistic mối liên quan giữa các yếu tố trường học với thực trạng SKTT của học sinh.....................................64 Bảng 3.18. Phân tích hồi qui logistic mối liên quan giữa một số thói quen với tình trạng SKTT của học sinh.............................................65 Bảng 3.19. Phân tích hồi qui logistic mối liên quan giữa thói quen sử dụng mạng xã hội và nhu cầu chăm sóc SKTT với tình trạng SKTT của học sinh...............................................................................65 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ trầm cảm trong vòng 12 tháng trên 5600 trẻ ở lứa tuổi từ 4 đến 17 tuổi ở Australian............................................................18 Biểu đồ 1.2. Sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, xã hội và tâm lý đến SKTT.........................................................................................23 Biểu đồ 3. 1. Thực trạng SKTT chung (%) của học sinh................................44 Biểu đồ 3. 2. Tỷ lệ các vấn đề SKTT của học sinh theo thang SDQ..............46 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhu cầu chăm sóc SKTT của học sinh...............................47 Biểu đồ 3. 4. Tỷ lệ các mạng xã hội hay sử dụng...........................................54 1 ĐẶT VẤN ĐỀ “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”, để có một xã hội phát triển, văn minh hiện tại cần quan tâm chăm sóc phát triển toàn diện cho trẻ em và thanh thiếu niên. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bên cạnh các vấn đề sức khoẻ thể chất đã và đang được chú trọng, sức khoẻ tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia còn chưa được quan tâm đúng mức . Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, đặc biệt ở các nước đang phát triển sự chăm sóc về mặt tinh thần cho trẻ mới manh nha trong vòng 20 năm trở lại đây, trong đó có Việt Nam và trong 10 năm gần đây với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề SKTT của trẻ em và nhận thức được hậu quả nặng nề hay gánh nặng cho xã hội rất lớn nếu SKTT của trẻ em không được quan tâm chăm sóc. Theo kết quả điều tra của CDC từ năm 2005 đến 2011 cho thấy có khoảng 13-20% trẻ gặp phải các vấn đề về SKTT, trong đó có 6,8% trẻ từ 3-17 tuổi bị tăng động giảm chú ý (ADHD), 3,5% rối loạn hành vi; ở trẻ VTN từ 12-17 tuổi có 4,2% gặp phải các rối loạn do sử dụng rượu trong 12 tháng trước đó… Các rối loạn tâm thần hành vi ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên ở mọi quốc gia trên thế giới. Hiện nay ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về rối nhiễu tâm thần ở tuổi VTN. Kết quả cho thấy tình trạng đã ở mức đáng lo ngại. Các rối loạn tâm thần thường được biểu hiện dưới dạng: trầm cảm, lo âu, hoảng loạn, rối loạn hành vi… Các nghiên cứu học đường cho thấy khoảng 10 – 25% học sinh có vấn đề về SKTT. Đặc biệt ở lứa tuổi học đường từ 11-15 tuổi, đây là giai đoạn có nhiều thay đổi cả về tâm sinh lý và xã hội dẫn đến những biến đổi sâu sắc về mặt tâm lý, nhân cách. Giai đoạn tuổi thiếu niên thường được gắn với những cách gọi như "tuổi bất trị", "khủng hoảng tuổi thiếu niên". Trong số trẻ VTN có trên 90% trẻ em ở lứa tuổi đi học được đến trường , trẻ em từ 11 đến 15 tuổi là giai đoạn học sinh THCS. Vì vậy công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt là ở lứa tuổi 11 đến 15 2 tuổi với những thay đổi sâu sắc về tâm sinh lý, cần phải tiến hành song hành trong cả môi trường gia đình, xã hội và trường học. Các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở tuổi trẻ nếu không được quan tâm phòng ngừa và can thiệp phù hợp sẽ để lại nhiều hậu quả cho cá nhân, gia đình và xã hội. Một trong những hậu quả nghiêm trọng của vấn đề này là trẻ có thể có ý định tự tử và thực hiện hành vi tự tử. Vấn đề SKTT cũng có ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ của cá nhân với các thành viên trong gia đình, với bạn bè, ảnh hưởng đến kết quả học tập tại trường, năng suất lao động cũng như sự phát triển cá nhân nói chung. Vì vậy việc nhận thức đúng đắn, xác định rõ ràng vấn đề sức khoẻ tâm thần và phòng ngừa, chăm sóc, điều trị sức khoẻ tâm thần cho lứa tuổi học sinh có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn. Trong nhiều trường học đã triển khai chương trình chăm sóc SKTT cho học sinh nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng Trung du miền núi phía Bắc . Tuy nhiên Thái Nguyên cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn của trẻ em và thanh thiếu niên, trong đó thì công tác chăm sóc SKTT còn đang bị bỏ ngỏ, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn chưa nhiều. Để tìm hiểu thực trạng SKTT của trẻ em lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi ở thành phố hiện nay và những yếu tố liên quan đến SKTT học sinh độ tuổi từ 11 đến 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên, nghiên cứu “Thực trạng SKTT học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên năm 2016” đã được tiến hành với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng SKTT của học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên năm 2016. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến SKTT của học sinh trường trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên- tỉnh Thái Nguyên năm 2016. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Các khái niệm về SKTT 1.1.1.1. SKTT Sức khoẻ toàn diện là mục tiêu chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), của nhiều quốc gia nói chung và của ngành Y tế Việt Nam nói riêng. Chăm sóc sức khỏe (CSSK) đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của xã hội, tất cả các tầng lớp từ người giàu, người nghèo, từ trí thức đến người lao động, từ thành thị đến nông thôn, mọi người đều rất chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): "Sức khoẻ là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật". Như vậy, sức khoẻ là sự phối hợp hài hoà cả ba thành phần: thể lực, tâm thần và xã hội. Ba thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, hợp thành sức khoẻ con người. Trong khi sức khoẻ về thể chất đã được dần từng bước xã hội đặt đúng vào vị trí của nó, thì sức khoẻ tâm thần còn phải bền bỉ phấn đấu để thay đổi dần nhận thức vẫn còn nhiều lệch lạc, nhiều mặc cảm. Vậy sức khoẻ tâm thần là gì? Có thể thấy được thành phần tâm thần hay nói cách khác SKTT là một phần không thể tách rời của sức khỏe nói chung; SKTT là một khái niệm rộng chứ không phải chỉ là không có bệnh tâm thần; và SKTT có mối liên quan mật thiết với sức khỏe thể chất và hành vi. Đưa ra định nghĩa về SKTT là rất quan trọng mặc dù không dễ dàng để có được sự thống nhất do những khác biệt về giá trị và văn hóa giữa các quốc gia. Năm 2003, Tổ chức y tế Thế giới đã đưa ra khái niệm SKTT: “SKTT là 4 trạng thái khỏe mạnh của mỗi cá nhân để họ nhận biết được các khả năng của bản thân, có thể đương đầu với những căng thẳng thông thường trong cuộc sống, có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả và có thể tham gia, góp phần vào các hoạt động của cộng đồng” . Như vậy, SKTT tốt không đơn giản là không có bệnh tâm thần mà còn tập hợp các kỹ năng cần thiết để đối phó với những thách thức của cuộc sống. SKTT bao gồm cảm xúc, tâm lý, xã hội và hạnh phúc của chúng ta. Nó ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Nó cũng giúp xác định cách chúng ta xử lý căng thẳng, liên quan đến những người khác và sự lựa chọn. SKTT là quan trọng ở mọi giai đoạn của cuộc sống, từ thời thơ ấu và niên thiếu qua tuổi trưởng thành… 1.1.1.2. Rối loạn tâm thần Thuật ngữ “vấn đề SKTT”, “rối loạn tâm thần và hành vi”, “bệnh tâm thần” đều được dùng để chỉ các rối loạn về nhận thức, hành vi và cảm xúc mà gây trở ngại đến cuộc sống và công việc của con người .  Rối loạn tâm thần và hành vi là những bệnh lý tâm thần đủ tiêu chuẩn chẩn đoán. Rối loạn tâm thần và hành vi gây ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng nhận thức, cảm xúc hoặc xã hội. Rối loạn tâm thần bao gồm các loại và mức độ khác nhau của một số rối loạn tâm thần chủ yếu được xem là các vấn đề sức khỏe cộng đồng như trầm cảm, lo âu, nghiện chất, rối loạn loạn thần và sa sút trí tuệ. Rối loạn tâm thần cũng đồng nghĩa với bệnh tâm thần.  Vấn đề SKTT cũng gây trở ngại đến nhận thức, cảm xúc và chức năng xã hội nhưng nhẹ hơn rối loạn tâm thần. Vấn đề SKTT là những phàn nàn khó chịu thường xuyên hơn mức bình thường và nó bao gồm các rối loạn nhất thời như phản ứng của cơ thể đối với các sang chấn tâm lý. Vấn đề SKTT thường nhẹ hơn và ít kéo dài như các RLTT nhưng nó có thể dễ dàng phát triển thành các RLTT. Việc phân biệt nhiều khi không rõ và chủ yếu dựa vào mức độ và thời gian kéo dài của các triệu chứng . 5 1.1.1.3. Khái niệm tuổi VTN VTN: từ này xuất phát từ tiếng Latinh - adolescere có nghĩa là "lớn lên" hay "phát triển đến sự chín muồi". VTN là những người trong độ tuổi 10-19 tuổi nghĩa là trong độ tuổi thiếu nhi và trước tuổi trưởng thành (Quy định của tổ chức y tế thế giới) hay nói theo tâm lý học thì VTN là giai đoạn kết nối chuyển tiếp đòi hỏi mỗi cá nhân phải có những thay đổi mới để thích nghi. Tuổi VTN là giai đoạn phát triển sinh lý gắn liền với sự trưởng thành về sinh dục, nó bao hàm cả nghĩa phát triển về vị thế, địa vị xã hội, hành vi, tình cảm… Khi trẻ bước vào tuổi VTN thì luôn có xu hướng tách dần ra khỏi vòng tay của cha mẹ, không muốn phụ thuộc vào bố mẹ. Ở tuổi này sự biến đổi về tâm lý rất phức tạp, mỗi một giai đoạn lại biểu hiện một tích cách khác nhau: có lúc thì kiềm chế nhẫn nhịn có khi lại chủ quan chống đối. Hơn nữa, đây còn là giai đoạn có những mối quan hệ khác giới, nhu cầu giao tiếp với xã hội bạn bè nhiều hơn, các em có xu hướng theo bạn bè hơn là cha mẹ . 1.1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ 11 đến 15 tuổi Việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ những nét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi. Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặc trưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan. Tuổi thiếu niên được xác định trong khoảng từ 11 15 tuổi. Đây là giai đoạn có nhiều thay đổi cả về tâm sinh lý và xã hội dẫn đến những biến đổi sâu sắc về mặt tâm lý, nhân cách.Việc nắm được những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này là rất cần thiết để các bậc cha mẹ có cách đối xử tác động tới con phù hợp . a, Sự phát triển về mặt sinh lý 6 Giai đoạn này cơ thể đang diễn ra quá trình cải tổ hình thái sinh lý một cách mạnh mẽ và mang tính chất không cân đối. Về chiều cao: đây là thời kỳ nhảy vọt về tầm vóc, xương tay chân dài ra nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Điều này làm cho hoạt động của trẻ trở nên lóng ngóng vụng về. Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhưng không đồng đều về mặt cơ thể. Tầm vóc của các em lớn lên trông thấy. Về hệ cơ: chứa nhiều nước, chưa phát triển hết nên các em chóng mệt và không có khả năng làm việc cao. Ở cuối giai đoạn này, khối lượng cơ và lực cơ phát triển mạnh đặc biệt là ở các em trai. Về hệ xương: xương sống và xương tứ chi phát triển mạnh nhưng xương lồng ngực phát triển chậm vì thế làm cho các em có vẻ gầy còm, không cân đối. Sự phát triển hệ xương như các xương tay, xương chân rất nhanh, nhưng xương ngón tay, ngón chân lại phát triển chậm. Vì vậy ở lứa tuổi này các em không mập béo, mà cao, gây thiếu cân đối, các em có lóng ngóng vụng về, không khéo léo khi làm việc, thiếu thận trọng hay làm đổ vỡ … Điều đó gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu. Về hoạt động tim mạch: sự phát triển của hệ thống tim mạch cũng không cân đối. Thể tích của tim tăng rất nhanh, hoạt động của tim mạnh mẽ hơn, nhưng kích thước của mạch máu lại phát triển chậm. Do đó có một số rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh, gây nhức đầu chóng mặt mệt mỏi khi làm việc. Sự trưởng thành về mặt sinh dục: đây là yếu tố quan trọng của sự phát triển thể chất, trong giai đoạn này gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý các em. Đặc điểm giới tính bộc lộ rõ nét và tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động (ở các em nữ xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt, ở các em nam xuất hiện hiện tượng 7 xuất tinh lần đầu). Sự dậy thì đã kích thích ở lứa tuổi này mối quan tâm đến người khác giới làm nẩy sinh những rung cảm, xúc cảm giới tính mới lạ. b, Sự phát triển về mặt xã hội Địa vị của các em trong gia đình đã thay đổi, được gia đình thừa nhận là một thành viên tích cực, được giao nhiệm vụ cụ thể, được tham gia bàn bạc một số công việc của gia đình. Ở nhà trường, hoạt động học tập có nhiều thay đổi tác động mạnh đến đời sống tâm lý của các em. Ngoài xã hội lứa tuổi này được thừa nhận như một thành viên tích cực, tham gia hoạt động công tác xã hội. Vì thế mối quan hệ của các em được mở rộng, tầm hiểu biết, kinh nghiệm sống, nhân cách của các em được phát triển phong phú hơn so với các giai đoạn trước. c, Sự phát triển của các quá trình nhận thức - Tri giác: khối lượng tri giác tăng lên, có trình tự, có kế hoạch và hoàn thiện hơn, có khả năng phân tích và tổng hợp phức tạp khi tri giác sự vật và hiện tượng. - Trí nhớ: trí nhớ dần dần mang tích chất có điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức. - Tư duy: đặc điểm nổi bật của hoạt động tư duy là sự thay đổi mối quan hệ giữa tư duy hình tượng sang tư duy trừu tượng, khái quát mà sự chiếm ưu thế của tư duy trừu tượng là đặc điểm cơ bản về hoạt động tư duy ở lứa tuổi này. Tính phê phán của tư duy cũng được phát triển. Đời sống tình cảm: Tình cảm của các em sâu sắc, phong phú, đa dạng và phức tạp hơn ở giai đoạn trước. Tuy nhiên rất dễ xúc động, mang tính bồng bột, dễ bị kích động, vui buồn chuyển hoá nhanh chóng. Trong mối quan hệ với bạn bè xuất hiện tình cảm khác giới, có nguyện vọng được bạn khác giới quan tâm, yêu thích. 8 Tình cảm bắt đầu phục tùng ý chí, tình cảm đạo đức phát triển mạnh, tình cảm bạn bè, tình tập thể, tình đồng chí cũng được phát triển. Xuất phát từ việc coi trọng tình bạn, muốn giao tiếp với bạn cùng tuổi mà ở các em có nguyện vọng được khẳng định vị trí của mình trong tập thể. Các em có khát vọng mạnh mẽ đó là muốn chiếm vị trí được tôn trọng trong nhóm bạn bè cùng tuổi. Nguyện vọng này thể hiện nhu cầu tự khẳng định và có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển tâm lý, nhân cách của thiếu niên. Các em có cảm xúc nặng nề nếu quan hệ với bạn bị tổn thương, mất bạn, sự tẩy chay của bạn bè. Khuynh hướng muốn làm người lớn: Khuynh hướng muốn làm người lớn thể hiện về nội dung và hình thức như trong học tập các em muốn độc lập lĩnh hội tri thức, có quan điểm và lập luận riêng. Trong phạm vi ý thức xã hội, các em đòi hỏi mong muốn người lớn quan hệ, đối xử với mình bình đẳng như đối xử với người lớn. Tuy nhiên sự không thay đổi và cách ứng xử giữa người lớn với các em gây ra không ít những xung đột ở lứa tuổi này. d, Sự phát triển nhân cách Các em thường cố gắng bắt chước những mẫu người lý tưởng mà các em tự lựa chọn làm thần tượng của mình. Sự phấn đấu vươn lên theo hình mẫu lý tưởng đó giúp thiếu niên hình thành những phẩm chất ý chí như: sức mạnh, lòng dũng cảm, tinh thần vượt khó khăn để đạt mục đích. Tuy nhiên sự ngưỡng mộ, sùng bái các giá trị này không phải lúc nào cũng phát triển theo chiều hướng phù hợp với những giá trị đạo đức xã hội tích cực. e, Sự phát triển của tự ý thức Sự hình thành tự ý thức ở các em là quá trình diễn ra dần dần. Cơ sở đầu tiên của sự tự ý thức là sự tự đánh giá của người khác, nhất là người lớn. Dần dần các em bắt đầu có khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá nhân cách của mình hơn. 9 f, Sự hứng thú Hứng thú của thiếu niên phát triển khá mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thể hiện ở sự quan tâm đến kết quả hoạt động, đến bản chất, ý nghĩa của hoạt động, thể hiện ở thái độ tích cực với hiện tượng khách quan. 1.1.2. Vệ sinh tâm lý lứa tuổi Ở lứa tuổi này nhân cách của các em được phát triển một cách mạnh mẽ, tự ý thức đã bắt đầu hình thành các quan niệm về cuộc sống rõ ràng hơn và các quan hệ xã hội bước đầu được mở rộng. Hoạt động chủ đạo của trẻ lúc này là học tập. Các biện pháp vệ sinh tâm lý được đan xen với hoạt động học tập cho trẻ. Cần tránh tạo gánh nặng trí tuệ và tránh thúc ép các em học quá sức, cả về văn hóa, thể thao, âm nhạc, hội họa … Ở cuối lứa tuổi này, trẻ dễ có những khủng hoảng tâm lý đi kèm với những biến đổi mạnh mẽ về sinh lý. Đối với trẻ em gái, nếu không được chuẩn bị chu đáo về tâm lý cho lần thấy kinh nguyệt đầu tiên các em dễ bị những mặc cảm nặng nề, ở trẻ em trai sự phát triển tâm lý giới tính cũng chuyển sang thời kỳ mới. Nếu các em bị những tác động xấu của video đen, phim ảnh đồi trụy... thì rất dễ có những hành vi chống đối xã hội, phi đạo đức. Các biện pháp vệ sinh tâm lý đối với lứa tuổi này gắn liền với công tác giáo dục của nhà trường, sự quan tâm của gia đình và xã hội. Đối với nhiều người, các vấn đề về SKTT lần đầu tiên xuất hiện từ giai đoạn VTN . Ở nhiều quốc gia đang có sự gia tăng các trường hợp trầm cảm, rối loạn hành vi ăn uống (đặc biệt là ở các em gái) và các hành vi tự hủy hoại bản thân. Mặc dù các vấn đề này thường bắt nguồn từ sự tự ti và áp lực phải thỏa mãn những kỳ vọng thiếu thực tế, nhưng bên cạnh đó còn có các yếu tố khác được cho là gây nên tình trạng này, như bạo lực, đối xử tồi tệ, lạm dụng, sao nhãng, và bắt nạt . Thời thơ ấu và tuổi VTN kéo dài gần 20 năm. Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhất về mọi mặt và được đánh dấu bởi những thay đổi đáng kể về 10 mặt cơ thể, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội và các năng lực khác. SKTT ở trẻ em và VTN được xác định bởi các kết quả quá trình phát triển nhận thức, xã hội, nền móng xúc cảm, khả năng đáp ứng các mối quan hệ xã hội, và các kỹ năng đối phó, thích nghi có hiệu quả. Như vậy, trẻ em và thanh thiếu niên có SKTT tốt là những người có khả năng đạt được và duy trì các chức năng tâm lý, xã hội thích hợp và luôn thoải mái. Trẻ tự nhận thức được giá trị của bản thân, gia đình và các mối quan hệ bạn bè, có khả năng học tập và sáng tạo, có khả năng giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển, sử dụng hiệu quả các tiềm năng để phát triển toàn diện, có chất lượng cuộc sống tốt, hoàn thành tốt các công việc ở nhà, ở trường và trong cộng đồng của chúng, đồng thời phải không có các triệu chứng rối loạn tâm lý . Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể có các rối loạn SKTT mà ảnh hưởng đến cách chúng nghĩ, cảm nhận và ứng xử. Khoảng 50% các rối loạn SKTT thường bắt đầu trước tuổi 14 và nếu không được điều trị bệnh có thể kéo dài, để lại hậu quả nặng nề, dẫn đến thất học, các xung đột gia đình, nghiện ma tuý, bạo lực và thậm chí là tự sát. Các rối loạn SKTT cũng tiêu tốn rất nhiều tiền của của gia đình, cộng đồng và hệ thống chăm sóc sức khoẻ b, Một số các rối loạn SKTT trẻ em và thanh thiếu niên Hội đồng Y khoa Hoa Kỳ (The U.S. Surgeon General’s) năm 2000, trong “báo cáo về sức khoẻ tâm thần trẻ em”, đã ước tính rằng 1/5 trẻ em và thanh thiếu niên sẽ mắc một vấn đề sức khoẻ tâm thần rõ rệt trong quá trình đi học. Các vấn đề ở trẻ khác nhau về mức độ nặng nhẹ nhưng khoảng 70% trong số các trẻ đó cần được điều trị mà không nhận được các dịch vụ chăm sóc SKTT (CSSKTT) phù hợp . Những vấn đề SKTT có thể xuất hiện sớm ngay từ khi trẻ rất nhỏ, và tương tự như tất cả các mặt phát triển của trẻ, chúng ta càng quan tâm sớm đến SKTT thì càng tốt. Lứa tuổi trẻ có thể bị các vấn đề về sức khoẻ tâm thần, cảm xúc và hành vi. Đây là vấn đề thực tế đang gặp phải và gây ra khó khăn, lo lắng cho nhiều gia đình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan