Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường...

Tài liệu Thực trạng pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường

.PDF
67
1
132

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT --------o0o--------- LUẬN VĂN KHÓA 2007- 2011 Đề tài: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Giáo viên hướng dẫn: ThS. Kim Oanh Na Bộ môn: Luật Thương mại Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Duy MSSV: 5075252 Lớp: Luật Tư Pháp - K33 Cần Thơ, 2010 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu........................................................................................................................1 1/Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1 2/Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................1 3/Mục đích nghiên cứu.....................................................................................................2 4/Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................2 5/Cơ cấu luận văn.............................................................................................................2 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG..............................................................................3 1.1. Một số khái niệm......................................................................................................3 1.1.1. Khái niệm về môi trường.......................................................................................3 1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường.............................................................................4 1.1.3. Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường..............................................................5 1.2. Khái quát chung về tình hình môi trường hiện nay................................................6 1.3. Sự cần thiết bảo vệ môi trường và những thách thức phổ biến hiện nay đối với môi trường nước ta................................................................................................................10 1.3.1. Sự cần thiết bảo vệ môi trường............................................................................10 1.3.2. Những thách thức.................................................................................................12 1.4. Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường ..............................15 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...........................................................................18 2.1. Thực trạng pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường...........................................18 2.1.1. Khái niệm cam kết bảo vệ môi trường................................................................18 2.1.2. Đối tượng phải có cam kết bảo vệ môi trường..................................................18 2.1.3. Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường..........................................................19 2.1.3.1. Địa điểm thực hiện ............................................................................................19 2.1.3.2. Loại hình, quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.............................................20 2.1.3.3. Các loại chất thải phát sinh...............................................................................20 2.1.3.4. Biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải................................................................21 2.1.3.5. Cam kết thực hiện..............................................................................................21 2.1.4. Đăng ký cam kết bảo vệ môi trường...................................................................21 2.1.4.1. Trình tự, thủ tục đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.......................................21 2.1.4.1.1. Lập bản cam kết bảo vệ môi trường.................................................................21 2.1.4.1.2. Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường..........................................................22 2.1.4.1.3. Xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường...........................................23 2.1.4.1.4. Gửi hồ sơ xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường........................................24 2.1.4.2. Trình tự, thủ tục đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung..................24 2.1.4.2.1. Lập bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung....................................................24 2.1.4.2.2. Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung.............................................24 2.1.5.2.3. Xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung.............................25 2.1.5.2.4.Gửi hồ sơ xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung............................25 2.1.4.3. Ủy quyền xác nhận đăng ký bản cam kết môi trường bổ sung.........................25 2.1.4.3.1. Ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường..............................................................................................................................25 2.1.4.3.2. Ủy quyền xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao......................................26 2.1.5. Trách nhiệm của chủ thể có liên quan...............................................................27 2.1.5.1. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền........................................................27 2.1.5.2. Trách nhiệm của các đối tượng cam kết bảo vệ môi trường.............................27 2.1.6. Xử phạt vi phạm hành chính do hành vi vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường......................................................................................................................28 2.1.6.1. Hình thức xử phạt..............................................................................................29 2.1.6.2. Mức xử phạt.......................................................................................................30 2.2. Thực tiễn về áp dụng cam kết bảo vệ môi trường.................................................31 2.3. Tồn tại và phương hướng hoàn thiện về pháp luật cam kết bảo vệ môi trường.35 2.3.1. Tồn tại...................................................................................................................35 2.3.2. Phương hướng hoàn thiện về pháp luật cam kết bảo vệ môi trường................36 KẾT LUẬN......................................................................................................................41 LỜI NÓI ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài. Lập cam kết bảo vệ môi trường là một biện pháp bảo vệ môi trường được quy đinh trong Luật Bảo vệ môi trường 2005 áp dụng đối với các đối tượng hoạt động gây ô nhiễm. Các đối tượng này được quy định tại điều 24 của Luật Bảo vệ môi trường 2005 bao gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình. Các cơ sở này khi đi vào hoạt động bắt buộc phải lập cam kết bảo vệ môi trường hay đã hoạt động thì cam kết phòng ngừa ô nhiễm. Từ quy định trên cho thấy Nhà nước đã quan tâm hơn về ô nhiễm môi trường do các đối tượng này gây ra. Nhưng trên thực tế hiện nay việc triển khai thực hiện cam kết bảo vệ môi trường hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn từ việc xác định đúng đối tượng phải lập cam kết; xác định nguồn tài chính để phục vụ cho việc triển khai cũng như thực hiện công tác lập cam kết bảo vệ môi trường; ý thức cũng như trách nhiệm của cơ quan chức năng đối với việc bắt tay vào khởi động thực hiện các quy định của pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường. Từ khó khăn trên người viết cần thấy phải đi sâu phân tích và tìm hiểu hơn nữa về những quy định của pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường từ đó rút ra được những ưu, nhược điểm về những quy định trên. Vạch ra những tồn tại vẫn chưa giải quyết được, nguyên nhân tồn tại đó là từ đâu? Từ những tồn tại và cấp thiết trên nên người viết chọn đề tài “Thực trạng pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường”. Khi thực hiện nghiên cứu người viết có những đóng góp bản thân về phương hướng hoàn thiện hơn về pháp luật cam kết bảo vệ môi trường. Đồng thời nhằm mục đích phổ biến bản cam kết bảo vệ môi trường, lập cam kết thế nào mới là đúng yêu cầu luật định, khi vi phạm thì sẽ xử phạt ra sao? 2/Phạm vi nghiên cứu. Do yêu cầu về một đề tài luận văn và trong khuôn khổ thời gian cho phép nên người viết chỉ tập trung vào nghiên cứu những quy định hiện hành của pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường tìm ra những ưu, nhược điểm trong việc áp dụng các quy định vào thực tế, tìm ra những tồn tại từ đó đưa những nhận định, giải pháp mới góp phần hoàn thiện pháp luật về cam kết bảo vệ môi trường ở Việt Nam. 3/ Mục tiêu nghiên cứu. Ô nhiễm môi trường đang ngày một bức thiết và quan trọng. Nó đòi hỏi mỗi tổ chức xã hội, cá nhân cần năng cao hơn nữa về ý thức bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là của toàn xã hội. Pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ môi trường và xây dựng bản cam kết bảo vệ môi trường là một trong những cách bảo vệ môi trường. Bản cam kết bảo vệ môi trường nói lên ý thức bảo vệ môi trường của các đối tượng phải có bản cam kết. Tuy nhiên, áp dụng bản cam kết vào đời sống thực tế hết sức khó khăn. Vậy làm thế nào để giải quyết một cách hữu hiệu vấn đề cam kết bảo vệ môi trường và ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. Làm thế nào để áp dụng cam kết bảo vệ môi trường phổ biến hơn, rộng rãi hơn. Chính lẽ đó mà người nghiên cứu nhận thấy rằng phải đi sâu vào nghiên cứu các chính sách và pháp luật để làm sáng tỏ vấn đề cam kết bảo vệ môi trường đồng thời tìm ra các ưu nhược điểm trong việc áp dụng vào thực tiễn. Nhằm phổ biến việc lập cam kết bảo vệ môi trường đúng theo quy định của pháp luật và năng cao ý thức bảo vệ môi trường và trên cơ sở đó vạch ra một hướng đi cụ thể, đề xuất những giải pháp nên người viết thực hiện mục tiêu nghiên cứu này. 4/Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành luận văn này người viết tập trung vào các phương pháp sau: phương pháp phân tích, so sánh kết hợp lý luận và thực tiễn, phương pháp liệt kê và nhiều phương pháp khác mà người viết để hoàn thành luận văn này. 5/ Cơ cấu luận văn. Gồm có các phần sau đây: LỜI NÓI ĐẦU Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. KẾT LUẬN LỜI CẢM ƠN Thực hiện đề tài luận văn quả thật không dễ chút nào. Trong thời gian làm đề tài vừa qua chính là nhờ sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy Kim Oanh Na đã giúp em hoàn thành luận văn, nếu không nhờ thầy có lẽ em không thể hoàn thành đúng tiến độ cho nên em xin gửi lời cảm ơn, lời tri ân sâu sắc nhất đến Thầy. Thực hiện đề tài nghiên cứu trong thời gian quy định ngắn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báo của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG. 1.1. Một số khái niệm. 1.1.1. Khái niệm về môi trường. Môi trường tiếng Anh là “environment”, tiếng Đức “umwelt”, tiếng Trung Quốc “hoàn cảnh”. Định nghĩa môi trường đã được diễn đạt với nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Masn Langenhim thì môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật, các điều kiện môi trường quyết định đến sự phát triển của sinh vật. Một số tác giả khác định nghĩa môi trường đơn giản hơn, chẳng hạn như Joe Whiteney thì cho rằng: “Môi trường là tất cả những gì ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và có ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, tầng ozon, sự đa dạng các loại sinh vật”. Còn các tác giả Trung Quốc như Lương Tư Dung thì cho rằng: “Môi trường là hoàn cảnh sống của sinh vật, kể cả con người, mà sinh vật và con người đó không thể tách riêng ra khỏi điều kiện sống của nó. Còn nhà bác học Anbe Anhxtanh cho rằng: “Môi trường là tất cả những gì ngoài tôi ra”1. Còn theo từ điển tiếng Việt thì môi trường là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ con người hay sinh vật ấy2. “Môi trường” là nơi chôn cất trong số các nơi chôn cất, nhưng có thể là một nơi chôn cất đáng chú ý, thể hiện các màu sắc xã hội của một thời kỳ hay một xã hội3. “Môi trường” là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con bao gồm: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó4. Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. Còn môi trường sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý thì sao? Theo quy định của pháp luật trước đó: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”5. 1 Lê Huy Bá – Môi trường – NXB ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – năm 2000 2 Theo từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, trang 618 3 Môi trường và Tài nguyên Việt Nam, NXB KH & KT Hà Nội, 1994 4 http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng 5 Tại đoạn 1 điều 1 Luật Bảo vệ môi trường 1993 Vậy ta có thể hiểu các yếu tố tự nhiên bao gồm môi trường tự nhiên bao quanh con người, tồn tại ngoài ý muốn của con người và có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người. Môi trường tự nhiên này bao gồm các yếu tố như đất đai, sông ngòi, không khí, ánh sáng, cây cối… Theo quy định Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì định nghĩa môi trường như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật ”6. Môi trường nó hình thành và phát triển theo những quy luật tự nhiên vốn có và nằm ngoài khả năng quyết định của con người. Con người chỉ có thể tác động đến chúng với những chừng mực nhất định, những tác động của con người đến môi trường ngày càng làm cho môi trường càng ô nhiễm chỉ với mục đích phục vụ lợi ích con người. Tóm lại, môi trường dù được định nghĩa ở nhiều góc độ khác nhau, từ gốc độ pháp lý đến gốc độ khoa học khác nhưng tựu chung lại thì nội dung và bản chất của môi trường vẫn không có gì thay đổi: môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta cho ta cơ sở để sống và phát triển. Mỗi khái niệm về môi trường giúp cho chúng ta có thêm những ý niệm mới, cách nhìn mới về nó. Giúp chúng ta hiểu thêm về những gì đang tồn tại trong môi trường mà chúng ta đang sống. 1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường. Dưới góc độ pháp lý: “ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường không phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường, sinh vật” 7. Có thể thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về môi trường đều đề cập đến sự biến đổi các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu đi gây bắt lợi cho con người và sinh vật. Sự biến đổi của các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là các chất thải gây ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường học định nghĩa là chất hoặc các yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường làm cho môi trường bị ô nhiễm, thường là các chất thải dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế phẩm, chế phẩm,… và được phân thành các loại sau đây: Một là, chất gây ô nhiễm tích lũy (chất dẻo, phóng xạ) và chất gây ô nhiễm không tích lũy (tiếng ồn). Hai là, chất gây ô nhiễm trong phạm vi địa phương (tiếng ồn) trong phạm vi vùng (mưa axit) trên phạm vi toàn cầu (chất CFC). Ba là, chất gây ô nhiễm từ các nguồn có thể xác định (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm không xác định được nguồn (hóa chất dùng trong nông nghiệp) 6 Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường 2005 7 tại khoản 6 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005 Bốn là, chất gây ô nhiễm do phát thải liên tục (chất thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh) và chất gây ô nhiễm do phát thải không liên tục (sự cố tràn dầu) Nhìn nhận về một phương diện khác ô nhiễm môi trường là sự thay đổi bất lợi của môi trường thiên nhiên, nó thể hiện hoàn toàn hay một phần của môi trường thiên nhiên nó làm thay đổi trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống của con người thông qua các nguồn sản phẩm nông nghiệp, nước và các sản phẩm sinh học khác. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến con người bằng cách làm thay đổi các đối tượng vật lý thuộc sở hữu của con người, khả năng sinh sản của con người, hay làm thoái hóa thiên nhiên8. Môi trường có thể ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau như ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm đối với các thành phần cụ thể thường được xác định dựa vào mức vượt tiêu chuẩn chất lượng môi trường cho phép. Theo điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2005 thì: “ô nhiễm môi trường trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Môi trường bị ô nhiễm nghiên trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên. Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 10 lần trở lên ”. 1.1.3. Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường. Môi trường luôn gắn liền với đời sống của con người, nó không thể tách rời đối với đời sống con người. Có thể nói con người sống phụ thuộc vào môi trường. Môi trường trong sạch thì đời sống con người mới đảm bảo, xã hội mới phát triển một cách lành mạnh.Và ngược lại môi trường bị ô nhiễm thì hậu quả của nó không thể lường trước được. Khói, bụi, nước thải của các cơ sở sản xuất là một thứ vũ khí giết người thầm lặng nó tạo ra cho xã hội sự đau khổ mà chính con người là đối tượng chính của nó. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức và toàn xã hội phải ý thức hơn nữa về công tác bảo vệ môi trường. Đặc biệt vai trò của nhà nước đóng một mắt xích hết sức quan trọng, mà có thể nói là không thể thiếu trong quá trình bảo vệ môi trường của chúng ta hiện nay. Quá trình bảo vệ môi trường không phải ai cũng tham gia, đâu đó vẫn xuất hiện những cá nhận, tổ chức gây ra ô nhiễm môi trường dù biết đó là ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống mọi người nhưng vì lợi ích cá nhân, tổ chức hoặc lợi ích khác gì đó mà sẵn lòng gây ô nhiễm môi trường. 8 PGS – PTS Vũ Đăng Độ, Hóa học và sự ô nhiễm môi trường, trang 7. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội. Hoạt động bảo vệ môi trường nhằm làm cho môi trường giảm ô nhiễm hoặc ngăn chặn việc gây ra ô nhiễm môi trường với những hành động thực tế. Đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững, xã hội ổn định thì phải bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm luôn gắn liền với các hoạt động bảo vệ môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như tuyên truyền pháp luật nhằm năng cao ý thức bảo vệ môi trường của xã hội hoặc trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ môi trường như thu gom rác thải…Tuy nhiên với những hành động gì, những ý tưởng gì, những biện pháp gì, thì mục đích cuối cùng mong muốn đạt được là bảo vệ môi trường luôn trong lành và sạch đẹp. Tại khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường như sau: “Là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó với sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”. Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường đang thực sự nóng bỏng lan tỏa khắp toàn cầu. Tại Việt Nam cũng vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề quan trọng của xã hội. Nó đòi hỏi mọi người cùng chung tay hợp sức bảo vệ và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay bằng những hành động cụ thể. 1.2. Khái quát chung về tình hình môi trường hiện nay. Loài người sử dụng tài nguyên thiên nhiên để sinh tồn, với đà tăng trưởng dân số mạnh mẽ trong các thập kỷ gần đây cộng với việc áp dụng các công nghệ khai thác hiện đại và nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên ngày càng tăng đã làm suy giảm đáng kể tài nguyên thiên nhiên cả hữu cơ và vô cơ. Dấu hiệu suy giảm rõ nhất là diện tích rừng tự nhiên từ chỗ che phủ mặt đất 3/4, nay chỉ còn tỷ lệ nhỏ, sa mạc hóa đã trở thành xu thế mạnh mẽ trên trái đất. Biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt (các hiện tượng khí thải CFC gây thủng tầng ô zôn, nhiệt độ trái đất tăng, mực nước biển dâng cao, thiên tai gia tăng hàng năm,…) đã tạo nên những yếu tố bất lợi cho đời sống con người. Các tài nguyên tự nhiên không có khả năng tái tạo như dầu mỏ, than đá cũng dẫn cạn kiệt, đẩy loài người đứng trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng9. Vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải từ quá trình sinh sống của con người và các yếu tố ngoại lực của thiên nhiên khác cũng đã và đang là vấn đề nhức nhối, làm giảm tăng trưởng kinh tế và trực tiếp gây tổn hại sức khỏe và cuộc sống của nhân loại. Chúng ta đã có nhiều cố gắng để cho cuộc sống mỗi ngày một tốt đẹp hơn, môi trường xung quanh ta ngày càng xanh sạch hơn. 9 Nguyễn Thị Thìn – Ô nhiễm và hậu quả - NXB Lao động Hà Nội - 2001 Tuy nhiên đó mới chỉ là nỗ lực của một bộ phận dân cư và ở trên một vùng địa lý nhất định nào đó. Bản thân những người và những vùng làm tốt vấn đề môi trường sẽ không thành công nếu cộng động không cùng chung sứ mạng, bởi vì ô nhiễm môi trường và suy giảm môi trường có sức lan tỏa rất nhanh và không hề có biên giới. Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Trong những năm qua, vì tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Đến hết năm 2010, cả nước có khoảng trên 200 khu công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp, có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay, mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày, các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai Đề án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày 26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy, lượng NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp 30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần... Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai. Bình quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước thải từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định. Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường xuyên. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các khu vực tập trung phát triển nhất là Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Tây Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở Đồng bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình thức các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo động đỏ”. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt. Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thì Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2009 của Ngân hàng thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu Châu Á về mức độ ô nhiễm bụi10. Tuy nhiên không phải tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai điểm đáng báo động của Việt Nam hiện nay mà nhiều khu vực đã vươn mình lên mạnh mẽ về mức độ ô nhiễm, ví dụ tại đồng bằng Sông Cửu Long: Theo Xí nghiệp Môi trường đô thị Cần Thơ, tốc độ đô thị hóa nhanh đã khiến lượng rác thải sinh hoạt nội thành phố từ 450m3/ngày trước đây, nay tăng lên 750m3/ngày. Trong khi đó, khả năng thu gom chỉ được khoảng 60% khối lượng vừa nêu. Phần còn lại, người dân bạ đâu đổ đó. Cộng với khói bụi, tiếng ồn từ những cơ sở công nghiệp góp phần làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tại các đô thị thêm nghiêm trọng. Số liệu quan trắc môi trường nước trên sông rạch gần các đô thị vùng ĐBSCL như An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang, Cà Mau..., cho thấy hàm lượng các chất BOD, SS, N-NH3, amoniac, coliforms... đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Hiện các đô thị đều bị ô nhiễm bụi do hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông, xây dựng...Nồng độ khí SO2, CO, NO2 trong không khí đã vượt tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm môi trường đô thị vùng ĐBSCL chủ yếu do tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng trong thời gian dài, các địa phương chưa có phương án bảo vệ môi trường tương xứng. Theo số liệu các nhà khoa học, tại đồng bằng Sông Cửu Long tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra mỗi năm là 606,267 tấn, nước thải sinh hoạt 102 m3/năm, nước thải công nghiệp 47,2 triệu m3/năm, chất thải rắn công nghiệp 222,032 tấn/năm, rác thải y tế 3.800 tấn/năm. Theo ông Phạm Đình Đôn (thuộc Chi cục bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ) cũng đưa ra những số liệu về mức độ ô nhiễm hàng năm ở đồng bằng Sông Cửu Long như các chất thải rắn trong sinh hoạt hơn 780.000 tấn/năm, chất thải rắn công nghiệp 220.000 tấn/năm, nước thải công nghiệp 47 triệu m3 và hơn 2 triệu tấn phân bón, 500.000 tấn thuốc bảo vệ hóa học sử dụng trong nông lâm ngư nghiệp hàng năm11. 10 http://www.khucongnghiep.com.vn/news_detail.asp?ID=163&CID=-1&IDN=2170&lang=vn Với mức độ hoạt động gây ô nhiễm như hiện nay thì khả hấp thụ của môi trường là không đáp ứng được. Khi chất thải được thải ra quá mức, môi trường không hấp thụ và phân hủy hoặc đồng hóa chúng hết được, thì khi đó ô nhiễm sẽ tăng lên gấp bội. Do vậy cần phải có nhiều các giải pháp xử lý đặc biệt để tự chúng ta không biến môi trường sống của chúng ta thành một bãi rác12. Vì vậy, ô nhiễm môi trường thật sự đã phát triển rất mạnh mẽ, nó ảnh hưởng đến mọi xã hội, mỗi đất nước. Không có bất cứ xã hội nào được loại trừ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường dù đất nước đó giàu hay nghèo, vị trí địa lý khác nhau hay giống nhau đều phải đối mặt với sự tàn phá của môi trường ô nhiễm. 1.3. Sự cần thiết bảo vệ môi trường và những thách thức môi trường hiện nay. 1.3.1. Các chức năng môi trường và sự cần thiết bảo vệ môi trường. Môi trường là cái nôi hình thành và phát triển của con người. Những yếu tố cấu thành môi trường như không khí, nước, ánh sáng,… đều rất quan trọng đối với con người. Không khí để thở, nước để uống và sinh hoạt, không gian là nơi con người sinh sống,… tất cả đều là thành phần của môi trường có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế và sự sống của con người bởi vì môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên đầu tư cho sản xuất, tiện nghi sinh hoạt cho con người mà còn là nơi chứa và hấp thụ phế thải sinh hoạt và chất thải sinh hoạt do con người tạo ra. Những chức năng của môi trường có liên quan đến các hoạt động kinh tế và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Và nó có những chức năng cơ bản sau: Thứ nhất: môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất... Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội. Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tuỳ theo trình độ khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, có hai tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân bằng, nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái. 11 12 Theo báo lao động, ttxvn ngày 06/6/2009 Ts. Nguyễn Văn Ngừng – Một số vấn đề về bảo vệ môi trường và phát triển kinh tê ở nước ta. Thứ hai: môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực. Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm: Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thuỷ hải sản. Động - thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất. Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất... Thứ ba: môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình sống Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hoá phức tạp. Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số của nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá trình phân huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến chức năng này nhiều nơi, nhiều chổ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực nhất định gọi là khả năng đệm của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân huỷ thì chất lượng môi trường sẽ giảm và môi trường có thể bị ô nhiễm. Chức năng này có thể phân loại chi tiết như sau: Chức năng biến đổi lý - hoá học (phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng, hấp thụ, tách chiết các vật thải và độc tố). Chức năng biến đổi sinh hoá (sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình ni tơ và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hoá). Chức năng biến đổi sinh học (khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, amôn hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá). Thứ tư: chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi: Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa... Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác. Thứ năm: môi trường bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài. Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời. Đó là năm chức năng cơ bản của môi trường đời với đời sống của con người và sinh vật. Khi chúng ta hiểu các chức năng cơ bản của môi trường cũng chính là hiểu được tầm quan trọng của nó đối với đời sống của con người nói riêng và đời sống sinh vật nói chung. Biết được chức năng cơ bản của môi trường chúng ta mới thấy hết được ý nghĩa to lớn mà môi trường mang lại và khi đó ý thức giữ gìn môi trường của chúng ta sẽ được nâng cao và hoàn thiện hơn, khi đó môi trường sẽ được giữ gìn tốt hơn. Ngược lại, nếu con người không biết bảo vệ môi trường, làm cho môi trường bị ô nhiễm thì nó sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề. Điều đó được biểu hiện qua những hậu quả sau: Đối với sức khỏe: Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được ô nhiêm môi trường trong những năm gần đây đã tác động thế nào đối với sức khỏe con người ở nước ta, đặc biệt đối với dân cư trong vùng bị ô nhiễm và những lao động phải sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm. Ai cũng biết sức khỏe là vàng là vốn quý nhất của con người, nhưng trên thực tế các chương trình phát triển lại ít coi trọng việc bảo vệ môi trường và sức khỏe là vấn đề quan trọng. Theo số liệu báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2009, do bị ô nhiễm bụi trong môi trường lao động cao nên tỷ lệ công nhân bị bệnh phổi silic ở một số ngành nghề là rất cao, cụ thể: gần 39,9% ở ngành vật liệu chịu lửa; 27,7% ở ngành khai thác đá; 23,3% ở ngành khai thác than; 25,5% ở ngành đúc kim loại. Và kết quả khảo sát 275 các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề như hóa chất, cơ khí luyện kim và sản xuất vật liệu cho thấy có 23% số cơ sở có nồng độ khí vượt tiêu chuẩn cho phép 1,5 đến 50 lần, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, gây ra các chứng bệnh về hô hấp, về mắt, về tinh thần… Sự ô nhiễm môi trường nước cũng gây nguy hại đáng kể cho con người. Các bệnh tật nảy sinh từ sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh, bị ô nhiễm hiện nay vẫn là nguồn chính gây ra các tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao ở trẻ em Việt Nam. Bởi vậy sự ô nhiễm và khan hiếm nước ngọt đang là vấn đề sinh thái xã hội rất đáng lo ngại. Sự phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta chưa được gắn kết chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường nên ngoài gây ô nhiễm bụi, khí thải còn ô nhiễm do tiếng ồn làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, gây tổn hại về thần kinh, trí tuệ, tình cảm, năng lực và khả năng làm việc của con người. Kết quả khảo sát, 11 cơ sở công nghiệp có mức độ tiếng ồn lớn hơn tiêu chuẩn cho pháp, tỷ lệ người bị điếc do nghề nghiệp 11%.13 Về sản xuất và hiệu quả kinh tế: sức khỏe con người bị suy yếu có thể làm giảm năng suất lao động và sự suy thoái môi trường làm giảm tín năng của nhiều loại tài nguyên mà con người sử dụng trực tiếp. Ô nhiễm nước gây tổn hại về nghề cá bằng chứng là trong thời gian gần đây rất nhiều hộ dân ven sông Đồng Nai, sông Cửu Long phải lên tiếng kêu cứu vì cá trong ao hồ chết, hàng loạt nguyên nhân do nước thải độc hại từ các nhà máy xí nghiệp hoặc do hiện tượng dùng thuốc trừ sâu ngày càng tăng trên các cánh đồng rồi thải ra sông. Tình trạng ngập úng và đất đai bị nhiễm mặn làm giảm năng suất thu hoạch nông nghiệp. Một số trường hợp làm giảm hiệu quả kinh tế do tài nguyên môi trường mà người dân gián tiếp sử dụng bị hư hại. Chẳng hạn như những lưu vực sông có rừng bị chặt phá nhiều gây thiệt hại về kinh tế do lụt ở vùng hạ lưu. 13 Nguyễn Thị Thìn – Ô nhiễm và hậu quả - NXB Lao động Hà Nội - 2001 Về tiện nghi sinh hoạt: phong cảnh đẹp hoặc một không gian sạch và yên tĩnh sẽ bổ sung cho chất lượng cuộc sống của con người. Nếu môi trường trong sạch sẽ góp phần tạo ra những tiện nghi và điều kiện sinh hoạt tốt cho con người, trên cơ sở đó con người phát triển năng lực và thể chất của mình. Về du lịch: ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu du lịch. Khi các điểm du lịch bị ô nhiễm sẽ không thu hút được khách du lịch. Mà theo chủ trương của Nhà nước ta thì một trong những ngành mũi sẽ đem lại lợi ích kinh tế lớn cho đất nước. Nếu tình trạng ô nhiễm cứ diễn ra như hiện nay thì chắc chắn ngân sách Nhà nước sẽ bị tổn thất một lượng lớn thu nhập từ du lịch. Môi trường vẫn từng ngày, từng giờ bị chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của chúng ta làm cho ô nhiễm nghiêm trọng hơn, sự phát triển bền vững vẫn đứng trước những thách thức lớn lao. Điều này đòi hỏi mọi người, mọi nhà, mọi địa phương trong cả nước phải thường xuyên cùng nhau nỗ lực giải quyết, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường. Có như vậy chúng ta mới có thể hy vọng vào một tương lai với môi trường sống ngày càng trong lành hơn. Vì vậy, chúng ta cần phải ra sức bảo vệ môi trường, bởi vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. 1.3.2 Những thách thức môi trường phổ biến hiện nay. Hậu quả do ô nhiễm môi trường là rất lớn, nó ảnh hưởng tới sức khỏe và mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Vì vậy, đẩy mạnh phát triển kinh tế của nước ta hiện nay phải đi đôi với bảo vệ môi trường. Có như vậy mới đảm bảo phát triển bền vững và lâu dài trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay con người đang dốc hết sức khai thác môi trường khiến cho môi trường bị suy giảm nghiêm trọng. Đất nước ta đang trên đà phát triển vì vậy việc phát triển đất nước kết hợp hài hòa với việc bảo vệ chất lượng cuộc sống đang đặt ra những thách thức lớn cả về mặt khách quan và chủ quan, một số thách thức phổ biến mà ta có thể thấy là: Thứ nhất: Nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết trong khi mức độ dự báo ô nhiễm tiếp tục gia tăng. Những hậu quả do chiến tranh để lại, tác động xấu do một thời gian dài phát triển kinh tế không chú trọng đầy đủ, đúng mức đến môi trường cùng với việc các nguồn lực môi trường còn quá hẹp, là nguyên nhân dẫn đến việc tồn tại nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết. Nhiều nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng đặc biệt là các ao hồ, các dòng sông chảy qua các đô thị lớn, các khu công nghiệp, chất thải rắn đô thị và công nghiệp có tỷ lệ chất thải nguy hại cao phát sinh hàng ngày rất lớn trong khi năng lực thu gom và xử lý còn hạn chế; chất thải bệnh viện chưa được xử lý thải ra môi trường làm lây lan dịch bệnh; khối lượng chất thải nguy hiểm còn tồn dư trong khuôn viên các cơ sở sản xuất rất lớn xong chưa có biện pháp giải quyết. Nhiều cơ sở sản xuất cũ nằm xen kẽ trong các khu dân cư, các làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; sự bùng nổ giao thông cơ giới thường gây ách tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm không khí đô thị; việc nuôi trồng thủy sản tràn lan, thiếu quy hoạch đang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất