Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện va một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa kho...

Tài liệu Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện va một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa hồ chi minh năm 2019.

.DOCX
27
1
53

Mô tả:

BỘ Y TẾ BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG GIÁM SÁT CẮT NGANG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒ CHÍ MINH NĂM 2019 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ TÊN ĐỀ TÀI : THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒ CHÍ MINH NĂM 2019 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Trọng Hoàng Phú Thọ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KBCB: Khám bệnh, chữa bệnh KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn KS: Kháng sinh NB: Người bệnh NKBV: Nhiễm khuẩn bệnh viện NKTN: Nhiễm khuẩn tiết niệu NKVM: Nhiễm khuẩn vết mổ NVYT: Nhân viên y tế PT: Phẫu thuật TMTT: Tĩnh mạch trung tâm TTXL: Thủ thuật xâm lấn VSV: Vi sinh vật DANH MỤC BẢNG.......................................................................................0 ĐẶT VẤẤN ĐỀỀ.................................................................................................1 MỤC TIỀU......................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................2 1.1. CÁC KHÁI NIỆM.................................................................................................... 2 1.2. TÁC NHÂN KHÁC................................................................................................... 4 1.3. CÁC NHIỄỄM KHUẨN THƯỜNG GẶP Ở BỆNH VIỆN.........................................4 1.4. HẬU QUẢ CỦA NHIỄỄM KHUẨN BỆNH VIỆN....................................................7 1.5. TÌNH HÌNH NHIỄỄM KHUẨN BỆNH VIỆN:..........................................................7 1.6. CÁC YỄẾU TỐẾ LIỄN QUAN ĐỄẾN NHIỄỄM KHUẨN BỆNH VIỆN..........................10 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIỀN CỨU.....................................11 2.1.THIỄẾT KỄẾ: THỐẾNG KỄ MỐ TẢ CẮẾT NGANG......................................................11 2.2. THỜI GIAN: TỪ THÁNG 4 NẮM 2019 ĐỄẾN THÁNG 11 NẮM 2019..........11 2.3. ĐỐẾI TƯỢNG:....................................................................................................... 11 2.4. THU THẬP SỐẾ LIỆU...........................................................................................11 CHƯƠNG 3: KỀẤT QUẢ NGHIỀN CỨU..................................................13 3.1. TỶ LỆ NHIỄỄM KHUẨN BỆNH VIỆN.................................................................13 3.2. MỘT SỐẾ YỄẾU TỐẾ LIỄN QUAN TỚI TỶ LỆ NHIỄỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN ................................................................................................................................................ 13 3.3. CÁC LOÀI VI KHUẨN GÂY NHIỄỄM KHUẨN BỆNH VIỆN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH.............................................................................................................. 17 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..........................................................................19 4.1. TỶ LỆ HIỆN MẮẾC NHIỄỄM KHUẨN BỆNH VIỆN VÀ MỘT SỐẾ YỄẾU TỐẾ LIỄN QUAN:..................................................................................................................................... 19 4.2. MỘT SỐẾ YỄẾU TỐẾ LIỄN QUAN ĐỄẾN NHIỄỄM KHUẨN BỆNH VIỆN..................19 4.3. CÁC LOÀI VI KHUẨN GÂY NHIỄỄM KHUẨN BỆNH VIỆN VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH.............................................................................................................. 20 CHƯƠNG 5: KỀẤT LUẬN..........................................................................21 CHƯƠNG 6:KHUYỀẤN NGHỊ...................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................23 DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện 13 2 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện theo giới 3 Bảng 3.3. Phân bố các loại nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí giải phẫu 13 4 Bảng 3.4. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo khu vực điều trị. 13 5 Bảng 3.5. Số ngày nằm viện trung bình 14 6 Bảng 3.6. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thời gian nằm viện 14 7 Bảng 3.7: Mối liên quan giữa tuổi và nhiễm khuẩn bệnh viện 14 8 Bảng 3.8. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thủ thuật xâm lấn 15 9 Bảng 3.9. Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến can thiệp thủ thuật 15 10 Bảng 3.10. Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến phẫu thuật 15 11 Bảng 3.11. Các loài vi khuẩn phân lập được trong nhiễm khuẩn bệnh viện 16 12 Bảng 3.12. Tỷ lệ NKBV Gram âm và NKBV Gram dương 16 13 Bảng 3.13: Sử dụng kháng sinh vào ngày điều tra: 16 14 Bảng 3.14: Phối hợp kháng sinh: 17 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế (Healthcare Associated Infection - HAI) là các nhiễm khuẩn xảy ra trong quá trình người bệnh (NB) được chăm sóc, điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) mà không hiện diện hoặc ủ bệnh khi nhập viện. Nhìn chung, các nhiễm khuẩn xảy ra sau nhập viện 48 giờ (2 ngày) thường được coi là NKBV [1] Hiện nay NKBV là vấn đề toàn cầu, là một trong những chỉ số đánh giá chất lượng chăm sóc, điều trị người bệnh và nhân viên y tế. NKBV được đặc biệt quan tâm không những ở các nước phát triển mà còn là vấn đề hàng đầu của các nước đang phát triển. NKBV gây ra những hậu quả nặng nề, làm gia tăng tần suất mắc bệnh, kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí cho chăm sóc sức khỏe và làm tăng tỉ lệ tử vong, tạo ra một số vi khuẩn kháng thuốc và làm xuất hiện những tác nhân gây bệnh mới. Tổ chức Y tế thế giới ước tính NKBV từ 3,5-10%, theo đó thì ở bất cứ thời điểm nào trên thế giới cũng có trên 1,4 triệu người mắc NKBV. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh năm 2010 tỷ lệ NKBV hiện mắc là 3-7%, tùy theo tuyến, hạng bệnh viện. Tại Bệnh viện đa khoa Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây công tác giám sát NKBV được thực hiện định kỳ hàng năm. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ NKBV trong toàn bệnh viện có xu hướng giảm dần, từ 6% năm 2014 xuống còn 3,56% năm 2017 và xuống còn 3,5% vào năm 2018. NKBV thường liên quan đến các Phẫu thuật, TTXL và tập trung ở khu vực Hồi sức tích cực chống độc (HSTC - CĐ), các khoa hệ ngoại. Nhằm duy trì cơ sở dữ liệu về NKBV, đồng thời nâng cao ý thức của nhân viên y tế (NVYT) về việc thực hiện phòng chống NKBV, nhất là phòng ngừa sự lây nhiễm chéo. Từ kết quả giám sát giúp lãnh đạo bệnh viện cùng các khoa phòng có những biện pháp can thiệp kịp thời trong công tác điều trị và chăm sóc người bệnh từ đó nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Vậy thực tế hiện nay tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa Hồ Chí Minh là bao nhiêu? những yếu tố nào liên quan đến tỷ lệ đó? Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài : “Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện đa khoa Hồ Chí Minh năm 2019” MỤC TIÊU - Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn tại Bệnh viện đa khoa Hồ Chí Minh năm 2019 - Xác định các yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa Hồ Chí Minh năm 2019 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Các khái niệm Nhiễm khuẩn: là sự tăng sinh của các vi khuẩn, Virus hoặc ký sinh trùng dẫn tới phản ứng tế bào, tổ chức hoặc toàn thân, thông thường biểu hiện trên lâm sàng là một hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Nhiễm khuẩn bệnh viện: là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm khuẩn này không hiện diện cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. NKBV thường xuất hiện sau 02 ngày kể từ khi người bệnh nhập viện. Phân loại nhiễm khuẩn bệnh viện theo mầm bệnh 1.1.1. Vi khuẩn a. Vi khuẩn Gram dương: Các vi khuẩn Gram (+) chiếm khoảng 20% trong các nhiễm khuẩn bệnh viện. - Tụ cầu (Staphylococcus): cầu khuẩn Gram (+) không sinh nha bào, phát triển được trong môi trường ưa khí và kỵ khí. Tồn tại trong không khí, nước, có thể tồn tại cả ở trong môi trường khô. - Trong các chủng tụ cầu gây bệnh thì tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) kháng sinh methicelin và một số kháng sinh khác đóng vai trò quan trọng. + Lây truyền trực tiếp qua đường mũi họng, gián tiếp qua bàn tay, dụng cụ, nước, không khí, thực phẩm. + Biểu hiện lâm sàng: viêm da, niêm mạc, mụn nhọt, chốc lở, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, hô hấp, tiêu hóa, dễ hình thành các ổ áp xe ở cơ, ở não, phổi; điều trị khó khăn, tỷ lệ tử vong cao. + Tụ cầu là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện nhiều nhất ở các khoa nhi và khoa ngoại. - Liên cầu (Streptococcus): + Liên cầu nhóm A: gây nhiễm khuẩn sản khoa, gây thấp khớp chiếm tỉ lệ cao trong nhiễm khuẩn bệnh viện. + Liên cầu nhóm B: gây bệnh ở trẻ sơ sinh, gây viêm màng não; thường vào tuần thứ 3 sau khi nhiễm mầm bệnh. - Liên cầu (Streptococcus): + Liên cầu nhóm A: gây nhiễm khuẩn sản khoa, gây thấp khớp chiếm tỉ lệ cao trong nhiễm khuẩn bệnh viện. + Liên cầu nhóm B: gây bệnh ở trẻ sơ sinh, gây viêm màng não; thường vào tuần thứ 3 sau khi nhiễm mầm bệnh. + Liên cầu nhóm D: thường gây nhiễm khuẩn đường ruột, gây bội nhiễm các vết thương đường tiết niệu. - Trực khuẩn uốn ván (Clotridium tetani): + Là trực khuẩn kỵ khí, Gram (+), sinh nha bào, nha bào gặp nhiều ở trong đất, phân của người và súc vật. Nha bào uốn ván có sức đề kháng mạnh với nhiệt và các thuốc sát trùng. 2 + Nguồn bệnh: chủ yếu là đất, phân người và súc vật có chứa nha bào uốn ván; vết thương của các người bệnh bị uốn ván. + Đường lây: qua vết thương của da và niêm mạc bị nhiễm nha bào uốn ván. Những vết thương có thể nhỏ và kín đáo như vết kim tiêm, xỉa răng đến các vết thương to như sau phẫu thuật, nạo thai, cắt rốn… do những vết thương có tình trạng thiếu oxy do miệng vết thương bị bịt kín, tổ chức hoại tử có dị vật, có vi khuẩn gây mủ khác. + Biểu hiện lâm sàng: những cơn co giật, giật cứng, cứng hàm, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật; tỷ lệ tử vong cao. b. Vi khu hiện lâm s- Vi khuẩn đường ruột (Salmonella): thường gây thành dịch bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn, bệnh thương hàn... - Escherichia Coli: gây bội nhiễm đường tiết niệu và các vết mổ. - Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa): có đặc tính kháng các thuốc sát khuẩn và kháng sinh; thường gây bệnh ở người bệnh có sức đề kháng suy giảm. Trực khuẩn mủ xanh tồn tại trong nước, đất, rau quả, dung dịch khử khuẩn, mỡ bôi; thường gây bệnh nhiễm khuẩn huyết, nhất là gây bội nhiễm ở người bệnh bỏng, gây viêm da, viêm phổi, viêm đường tiết niệu. - Klebshiella: là trực khuẩn Gram âm, ưa khí và kỵ khí, không tạo nha bào; tồn tại trong nước, đất, rau... có thể tồn tại trong các dung dịch khử khuẩn bảo quản không tốt như các loại mỡ bôi, xà phòng, bình làm ẩm oxy. + Lây trực tiếp qua dịch tiết mũi họng. + Lây gián tiếp qua bàn tay, dụng cụ và các dung dịch nhiễm mầm bệnh. - Trực khuẩn lao: vi khuẩn không có vỏ, không tạo nha bào, khó nuôi cấy và phần lập. + Nguồn lây nhiễm là không khí, bụi, dụng cụ khử khuẩn không đúng quy trình. Người mắc bệnh lao là nguồn lây bệnh quan trọng. + Lây truyền qua đường hô hấp, trực tiếp qua các hạt nước bọt, dịch mũi họng khi tiếp xúc với người bệnh nói, ho, khạc đờm, hắt hơi. Những hạt bụi nhỏ chứa vi khuẩn lao trong không khí có thể xâm nhập vào đường hô hấp rồi gây bệnh. Trường hợp đặc biệt có thể nhiễm bệnh lao qua đường tiêu hóa. c. Các vi khuẩn khác - Cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycine: Hemophilus sp, Acinetobacter Baumanni, Legionella, Enterobacter Serratia là các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn trong bệnh viện. 1.1.2. Virus - Virus lây truyền qua đường tiêu hóa: Polyovirus, Hepatitis A và E, Echovirus, Coxsackie A và B, Adenovirus, Rotavirus, Coronavirus… - Virus lây truyền qua đường hô hấp: sởi, quai bị, cúm, á cúm, Adenovirus, Coronavirus... - Virus lây truyền qua đường máu chủ yếu là HIV, viêm gan B, C... 3 1.2. Tác nhân khác Ngoài ra, nhiễm khuẩn bệnh viện còn do một số tác nhân khác ít gặp hơn như nấm, ký sinh trùng, đơn bào như là nấm Candida spp, Aspergillus (thường gặp ở khoa hồi sức cấp cứu), hoặc một số ký sinh trùng như Pneumocystic carinii, Toxoplasma gondii, Cryptosporidium... 1.3. Các nhiễm khuẩn thường gặp ở bệnh viện 1.3.1.Viêm phễm khuẩn thư Viêm phổi bệnh viện là nhiễm khuẩn thường gặp trong NKBV và tỷ lệ mắc từ 15% đến 20% tổng số NKBV. Với người bệnh nặng, tỷ lệ mắc cao từ 10% đến 65% và có thể cao gấp từ 6 đến 12 lần đối với người bệnh thở máy. Người bệnh nhiễm trùng phổi do thở máy thường có tỷ lệ tử vong từ 25% đến 60%. Tác nhân gây viêm phổi rất phong phú có thể là vi khuẩn, nấm, vi rút. Chẩn đoán viêm phổi bệnh viện: không có tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán viêm phổi bệnh viện. Có thể dựa vào các tiêu chuẩn sau: *Tiêu chuẩn 1: Người bệnh có rales hay gõ đục qua khám lâm sàng. Và bất cứ triệu chứng sau: a. Sốt >38 độ C, sốt có thể rét run, nóng hoặc kín đáo (chỉ phát hiện qua cặp nhiệt độ thường xuyên) b. Xuất hiện đờm mủ hay thay đổi tính chất của đờm c. Cấy máu phân lập được vi khuẩn d. Phân lập được vi khuẩn qua hút xuyên khí quản hoặc chải phế quản, hoặc sinh thiết. e. Xét nghiệm máu thấy số lượng Bạch cầu có thể <4000 hoặc >12000/mm 3. *Tiêu chuẩn 2: Người bệnh có X quang phổi có thâm nhiễm mới hay tiến triển, đông đặc, tạo hang hay tràn dịch màng phổi. Và ít nhất một trong các triệu chứng sau: a. Xuất hiện đờm mủ hay thay đổi tính chất của đờm b. Cấy máu phân lập được vi khuẩn c. Phân lập được vi khuẩn qua hút xuyên khí quản hoặc chải phế quản, hoặc sinh thiết d. Phân lập được virus hoặc kháng nguyên virus từ chất tiết hô hấp e. Tăng IgM hoặc tăng 4 lần IgG f. Bằng chứng viêm phổi trên mô học g. Huyết thanh chẩn đoán viêm phổi không điển hình dương tính với Legionella, Clamydia hoặc Mycoplasma. 1.3.2. Nhiễm khuẩn vết mổ Nhiễm khuẩn vết mổ là những nhiễm khuẩn xảy ra tại vị trí phẫu thuật, thường chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác động trong quá trình từ trước, trong và sau phẫu thuật. Nhiễm khuẩn có thể do nguy cơ từ môi trường ngoại sinh như không khí, dụng cụ y tế, từ phẫu thuật viên hoặc nhân viên y tế khác; do nội sinh từ hệ vi khuẩn chí trên da, tại vị trí phẫu thuật hoặc hiếm hơn là từ máu được truyền trong quá trình phẫu thuật. Ngoài ra nhiễm khuẩn còn phụ thuộc vào chất lượng của kỹ thuật phẫu thuật, thời gian và vị trí 4 phẫu thuật, tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh, thuốc ức chế miễn dịch; sự có mặt của vật lạ như ống dẫn lưu, độc lực của vi khuẩn, sự đồng phát nhiễm trùng ở nhiều vị trí khác nhau và kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Nhiễm khuẩn vết mổ có tỷ lệ mắc cao, thường đứng thứ hai sau nhiễm khuẩn đường hô hấp, và tác nhân gây nhiễm khuẩn có thể là các cầu khuẩn gram dương như S.aureus, SCN và có thể là E.coli, Acinetobacter baumannii, P.aeruginosa và Candida spp. Chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ: gồm 3 loại: *Nhiễm khuẩn vết mổ nông: Phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau: Nhiễm khuẩn xảy ra trong vong 30 ngày sau phẫu thuật. Chỉ xuất hiện ở vùng da hay vùng dưới da tại đường mổ. Và có ít nhất một trong các triệu chứng sau: a. Chảy mủ từ vết mổ nông. b. Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô trùng từ vết mổ. c. Có ít nhất một trong những dấu hiệu hay triệu chứng sau: đau, sưng, nóng, đỏ và cần mở bung vết mổ, trừ khi cấy vết mổ âm tính. d. Bác sỹ chẩn đoán nhiễm khẩn vết mổ (NKVM) nông. *Nhiễm khuẩn vết mổ sâu: Phải thỏa các tiêu chuẩn sau: Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phấu thuật hay 1 năm đối với đặt implant. Xảy ra ở mô mềm sâu của đường mổ. Và có ít nhất một trong các triệu chứng sau: a. Chảy mủ từ vết mổ sâu nhưng không từ cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật. b. Vết thương hở da sâu tự nhiên hay do phẫu thuật viên mở vết thương khi người bệnh có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứn sau: sốt > 38°C, đau, sưng, nóng, đỏ, trừ khi cấy vết mổ âm tính. c. Abces hay bằng chứng nhiễm khuẩn vết mổ sâu qua thăm khám, phẫu thuật lại, Xquang hay giải phẫu bệnh. d. Bác sỹ chẩn đoán NKVM sâu. *Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/ khoang phẫu thuật Phải thỏa các tiêu chuẩn sau: Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1 năm đối với đặt implant. Xảy ra ở bất kỳ nội tạng, loại trừ da, cân, cơ, đã xử ký trong phẫu thuật. Và có ít nhất một trong các triệu chứng sau: a. Chảy mủ từ dẫn lưu nội tạng b. Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô trùng ở cơ quan hay khoang nơi phẫu thuật c. Abces hay bằng chứng khác của nhiễm trùng qua thăm khám, phẫu thuật lại, Xquang hay giải phẫu bệnh. d. Bác sỹ chẩn đoán NKVM tại cơ quan/khoang phẫu thuật. 1.3.3. Nhiễm khuẩn huyết Nhiễm khuẩn huyết là những nhiễm khuẩn tiên phát hoặc thứ phát từ những vị trí khác trên cơ thể. Nhưng khoảng một nửa nguyên nhân là do có can thiệp vào mạch máu và phải nói tới đầu tiên là đặt cathete tĩnh mạch trung tâm. Và nhiễm trùng huyết do đặt các dụng cụ nội mạch chiếm chiếm khoảng 15% trong tổng số NKBV và ảnh 5 hưởng trực tiếp tới khoảng 1% người bệnh điều trị nội trú. Về chi phí thì nhiễm khuẩn huyết phải chịu chi phí cao nhất và tỷ lệ tử vong khoảng 18%. Chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết: Dựa trên các dấu hiệu sau: a. BN có ít nhất 1 trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau mà không có nguyên nhân nào khác: sốt >38 độ C, hạ huyết áp (HA tâm thu ≤90mmHg), nhịp thở tăng >20 lần/phút hay thiểu niệu (<20cm3/h), số lượng Bạch cầu trong công thức máu <4000/mm3 hoặc >12000/mm3). b. Không làm cấy máu BN hoặc không tìm ra tác nhân gây bệnh hoặc kháng nguyên trong máu. c.Không thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn ở vị trí khác. d.Bác sỹ thiết lập điều trị theo hướng NKH có hiệu quả. 1.3.4. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu Là những nhiễm khuẩn xảy ra ở đường tiết niệu, thường đứng hàng thứ hai hoặc ba tùy theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc cao ở những người già, người có đặt thông tiểu. Có tới 80% trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu liên quan đến đặt dẫn lưu bàng quang và tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu nặng đặc biệt cao trong một số trường hợp như thay thận, giới nữ, đái đường và suy thận. Nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện thường do trực khuẩn Gram âm, trong đó hay gặp nhất là Escherichia coli, Proteus mirabilis, Klebsiella spp và P.aeruginosa; ngoài ra còn có thể gặp Enterococci và Enterobacter spp. Nấm Cadida cũng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn tiết tiệu ở khoa HSTC. Chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu: gồm 2 loại: *Nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng: Nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng phải thỏa mãn ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: *Tiêu chuẩn 1: BN có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào khác: sốt >38˚C, tiểu gấp, tiểu lắt nhắt, khó đi tiểu, hay căng tức trên xương mu.Và người bệnh có cấy nước tiểu dương tính (>10 5CFU/cm³) với không hơn hai loại vi trùng. *Tiêu chuẩn 2: Người bệnh có ít nhất hai trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau mà không tìm ra nguyên nhân nào khác: sốt >38˚C, tiểu gấp, tiểu lắt nhắt, khó đi tiểu, hay căng tức trên xương mu. Và người bệnh có ít nhất một trong các triệu chứng sau: a. Dipstick (+) đối với esterase và hoặc nitrate của bạch cầu b. Tiểu mủ (≥10 bạch cầu/mm³ nước tiểu hoặc ≥3 bạch cầu ở quang trường có độ phóng đại cao). c. Tìm thấy vi trùng trên nhuộm Gram d. Ít nhất hai lần cấy nước tiểu có ≥10 2 CFU/ cm³ với cùng một loại tác nhân gây nhiễm trùng tiểu (Gram âm hay S. saprophyticus). e. Cấy nước tiểu có ≤10 5 CFU/ cm³ đối với một loại tác nhân gây bệnh đường tiểu (Gram âm hay S. saprophyticus) trên người bệnh đang điều trị kháng sinh hiệu quả chống nhiễm trùng tiểu. f. Bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng đường niệu. 6 g. Bác sĩ thiết lập điều trị phù hợp nhiễm trùng đường niệu. *Nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng: Nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng phải có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: *Tiêu chuẩn 1: Người bệnh được đặt Catheter lưu trong vòng 7 ngày trước khi cấy. Và: a. Cấy nước tiểu dương tính (>105 CFU/cm3 với không hơn hai loại vi trùng). b. Người bệnh không có các triệu chứng sau: sốt, tiểu gấp, tiểu nhắt, khó đi tiểu hay căng tức trên xương mu). *Tiêu chuẩn 2: Người bệnh không được đặt catheter lưu trong vòng 7 ngày trước lần cấy dương tính đầu tiên. Và: a. Có ít nhất hai lần cấy nước tiểu dương tính (≥105 CFU/ cm³) với sự lặp lại cùng một loại vi trùng và không hơn hai loại vi trùng. b. Người bệnh không có các triệu chứng sau: sốt, tiểu gấp, tiểu nhắt, khó đi tiểu hay căng tức trên xương mu. - Ghi chú: 1. Cấy đầu Catheter đường tiểu dương tính không có giá trị trong chẩn đoán NKBV đường tiết niệu. 2. Mẫu nước tiểu dùng thử phải được lấy đúng về mặt kỹ thuật. 3. Ở trẻ em phải lấy nước tiểu bằng cách đặt ống thông bàng quang hoặc hút trên xương mu. 4. Cấy nước tiểu ở túi chứa dương tính không đáng tin. 1.4. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện Nhiễm khuẩn bệnh viện dẫn đến nhiều hệ lụy cho người bệnh và cho hệ thống y tế như: tăng biến chứng và tử vong cho người bệnh; kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 7 đến 15 ngày; tăng sử dụng kháng sinh dẫn đến tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật và tăng chi phí điều trị cho một NKBV thường gấp 2 đến 4 lần so với những trường hợp không NKBV. Theo báo cáo của một số nghiên cứu: Chi phí phát sinh do nhiễm khuẩn huyết bệnh viện là $34,508 đến $56,000 và do viêm phổi bệnh viện là $5,800 đến $40,000. Tại Hoa Kỳ, hàng năm ước tính có 2 triệu người bệnh bị NKBV, làm tốn thêm 4,5 tỉ dollar viện phí. Ở Việt Nam chưa có những nghiên cứu quốc gia đánh giá chi phí của NKBV, một nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy NKBV làm kéo dài thời gian nằm viện 15 ngày với chi phí trung bình mỗi ngày là 192,000 VND và ước tính chi phí phát sinh do NKBV vào khoảng 2,880,000 VND/ người bệnh. 1.5. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện: 1.5.1. Trên thế giới Theo WHO, nhiễm khuẩn y tế (HAIs) xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là hệ thống y tế của tất cả các nước phát triển và nước nghèo đều chịu tác động nghiêm trọng của HAIs. Nghiên cứu điều tra cắt ngang HAIs tại 55 cơ sở y tế của 14 nước trên thế giới đại diện cho các khu vực công bố tỉ lệ HAIs là 8,7% và ước tính ở bất cứ thời điểm nào cũng có hơn 1,4 triệu người bệnh trên thế giới mắc HAIs. Nghiên cứu đưa ra 5 hậu quả của HAIs đối với người bệnh như làm tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian 7 nằm viện, tăng việc sử dụng kháng sinh, tăng đề kháng kháng sinh và chi phí điều trị. Cùng với sự xuất hiện một số bệnh gây ra bởi những vi sinh vật kháng thuốc hoặc do những tác nhân gây bệnh mới, HAIs vẫn còn là vấn đề nan giải ngay cả ở các nước đã phát triển. Thống kê cho thấy tỉ lệ NKBV vào khoảng 5-10% ở các nước đã phát triển và lên đến 15-20% ở các nước đang phát triển. Căn nguyên gây HAIs có mức độ đa kháng kháng sinh cao hơn căn nguyên gây nhiễm khuẩn trong cộng đồng, HAIs kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 7-15 ngày làm gia tăng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh do đó, chi phí của một HAIs thường gấp từ 2-4 lần so với những trường hợp không mắc HAIs. Theo một số nghiên cứu, chi phí phát sinh do nhiễm khuẩn huyết bệnh viện là 34.508 đến 56.000 USD và do viêm phổi bệnh viện là 5.800 đến 40.000 USD. Hằng năm thế giới có khoảng 2 triệu người bệnh mắc HAIs làm 90.000 người tử vong và tốn thêm 4,5 tỉ USD viện phí. Trong đó, tại Hoa Kỳ (USA) cứ 20 người bệnh nhập viện thì có 1 người bệnh nhiễm HAIs; tại Vương quốc Anh (UK), mỗi năm có khảng 100.000 người mắc HAIs với trên 5000 ca tử vong, chi phí tăng thêm 1 tỉ bảng Anh. Ở các nước đang phát triển, tình hình HAIs còn nặng nề hơn do không đủ nguồn lực cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, theo thống kê năm 2001 tỷ lệ HAIs tại Malaysia là 13,9% và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh; ở Brazil và Indonesia tỷ lệ HAIs trên 50% bệnh nhi và tử vong từ 12-52%. HAIs không chỉ gây bệnh cho người bệnh mà còn cho cả nhân viên y tế, điển hình là đại dịch SARS năm 2003 đã làm cho nhân viên y tế nhiễm bệnh 20-60% so với tổng số ca mắc trên toàn thế giới. 1.5.2. T.-60% so vớ Tình hình mắc HAIs tại Việt nam chưa có con số thống kê đầy đủ và ít tài liệu nghiên cứu cũng như giám sát được công bố,những chi phí tốn kém do HAIs trong toàn quốc cũng chưa được xác định. Tuy nhiên, quy chế chống HAIs lần đầu tiên được Bộ Y tế ban hành vào năm 1997, sau đó có ba điều tra cắt ngang (point prevalence) quốc gia đã được thực hiện. Kết quả điều tra năm 1998 trên 901 người bệnh trong 12 bệnh viện toàn quốc cho thấy tỷ lệ HAIs là 11.5%, nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 51% trong tổng số các HAIs; năm 2001 điều tra trên 5.396 người bệnh ở 11 bệnh viện toàn quốc (6 BV trung ương, 5 BV tỉnh), phát hiện 369 người bệnh với tỷ lệ HAIs là 6.8%, trong đó nguyên nhân do viêm phổi chiếm 41.8%; năm 2005 tỷ lệ HAIs trong 19 bệnh viện toàn quốc cho thấy là 5.7% và nguyên nhân do viêm phổi chiếm 55.4%. Các nguyên nhân gây HAIs thường gặp là: hô hấp (41,9%), vết mổ (27,5%), tiết niệu (13,1%), tiêu hóa (10,3%), da và mô mềm (4,1%), nhiễm trùng huyết (1,0%), nhiễm khuẩn khác (2,0%). Tác nhân gây mắc HAIs chủ yếu là vi khuẩn gram âm (78%), gram dương (19%) và Candida sp (3%). Chưa có những nghiên cứu quốc gia đánh giá chi phí của HAIs, theo một nghiên cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy HAIs làm kéo dài thời gian nằm viện 15 ngày với viện phí trung bình mỗi ngày là 192.000đ và tổng chi phí phát sinh do mắc HAIs khoảng 3.000.000đ. Tại Bệnh viện Bạch Mai, số ngày nằm viện gia tăng do nhiễm khuẩn vết mổ (11,4 ngày), nhiễm khuẩn huyết (24,3 ngày) và nhiễm khuẩn hô hấp (7,8 ngày) với tổng chi phí phát sinh trung bình tăng thêm lần lượt là 1,9 triệu đồng, 32,3 triệu đồng và 23,6 triệu đồng. Kết quả điều tra tại một số bệnh viện phía Bắc (Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Lao & bệnh phổi Trung ương), 8 tỷ lệ HAIs hằng năm từ 3-7% chủ yếu là nhiễm trùng hô hấp, vết mổ và tiết niệu. Năm 2003, dịch SARS tại Việt Nam làm 37 nhân viên y tế nhiễm bệnh và dịch cúm A (H1N1) làm hàng chục nhân viên y tế nhiễm bệnh tại các cơ sở y tế. Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm đưa ra số liệu thống kê về nhiễm khuẩn bệnh viện tại các bệnh viện. Như nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng tiến hành tại 25 bệnh viện đa khoa thuộc Sở Y tế Hà Nội năm 2015 đã chỉ ra tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tính chung các bệnh viện là 4,6% (từ 0,7% - 13%) và không có sự khác biệt khi so sánh giữa các hạng bệnh viện. Hai loại nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp nhất tại các hạng bệnh viện là nhiễm khuẩn phổi (nhiễm khuẩn hô hấp) và nhiễm khuẩn vết mổ, chiếm >40% các nhiễm khuẩn bệnh viện phát hiện được. Hay nghiên cứu của Dương Nữ Tường Vy tiến hành tại bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2016 cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 4,8%; trong đó nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (40%) sau đó là nhiễm khuẩn vết mổ 27%. Nghiên cứu về tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai năm 2014 của Trần Thị Hà Phương, Mai Thị Tiết và cộng sự cho tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 2,7%; trong đó nhiễm khuẩn hô hấp chiếm 38,5%, nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn da và mô mềm là 23,1%, nhiễm khuẩn đường tiết niệu 15,3%. Hiện nay NKBV là vấn đề toàn cầu, là một trong những chỉ số đánh giá chất lượng chăm sóc và điều trị người bệnh và nhân viên y tế. NKBV được đặc biệt quan tâm không những ở các nước phát triển mà còn là vấn đề hàng đầu của các nước đang phát triển. NKBV gây ra những hậu quả nặng nề, làm gia tăng tần suất mắc bệnh, kéo dài thời gian điều trị, tăng chi phí cho chăm sóc sức khỏe và làm tăng tỉ lệ tử vong, tạo ra một số vi khuẩn kháng thuốc và làm xuất hiện những tác nhân gây bệnh mới. Tổ chức Y tế thế giới ước tính NKBV từ 3,5-10%, theo đó thì ở bất cứ thời điểm nào trên thế giới cũng có trên 1,4 triệu người mắc NKBV. Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh năm 2010 tỷ lệ NKBV hiện mắc là 3-7%, tùy theo tuyến, hạng bệnh viện. Tại Bệnh viện đa khoa Hồ Chí Minh, trong những năm gần đây công tác giám sát NKBV được thực hiện định kỳ hàng năm. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ NKBV trong toàn bệnh viện có xu hướng giảm dần, từ 6% năm 2014 xuống còn 3,56% năm 2017. Năm 2018 là 3,0% NKBV thường liên quan đến các Phẫu thuật, TTXL và tập trung ở khu vực Hồi sức tích cực chống độc (HSTC - CĐ) và các khoa hệ ngoại, Đơn nguyên sơ sinh. Nhằm duy trì cơ sở dữ liệu về NKBV, cũng như thực tế hiện nay không phải tất cả các nhân viên y tế (NVYT) đều ý thức được đầy đủ việc thực hiện phòng chống NKBV, nhất là phòng ngừa sự lây nhiễm chéo. Chính vì vậy điều tra về nhiễm khuẩn bệnh viện là một công việc vô cùng cần thiết nhằm đánh giá tỉ lệ NKBV hiện tại của bệnh viện, từ đó có những biện pháp can thiệp kịp thời, giúp lãnh đạo bệnh viện cũng như các khoa phòng cùng nhìn nhận lại công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và từ đó đưa ra những biện pháp cải tiến chăm sóc đảm bảo và tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, nâng cao nhận thức về công tác kiểm soát NKBV của nhân viên trong thực hành khám chữa bệnh. 9 1.6. Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện + Tuổi + Thời gian nằm viện + Những can thiệp nội, ngoại khoa: những thủ thuật xâm lấn (đặt ống thông tiểu, thông khí nhân tạo, đặt Catheter ngoại vi hay trung tâm), can thiệp phẫu thuật. - Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn, - Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị 10 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Thiết kế: Thống kê mô tả cắt ngang 2.2. Thời gian: Từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 12 năm 2019 2.3. Đối tượng: - Dân số chọn mẫu: Tất cả người bệnh nội trú nhập viện từ ngày thứ 3 trở về trước. - Cỡ mẫu: toàn thể người bệnh nội trú tại các khoa lâm sàng, nhập viện từ ngày thức 3 trở về trước. - Kỹ thuật chọn mẫu: Yêu cầu các khoa lâm sàng gửi danh sách người bệnh điều trị nội trú đủ tiêu chuẩn chọn mẫu tại buổi sáng ngày giám sát. 2.4. Thu thập số liệu - Công cụ: Phiếu thu thập thông tin NKBV của BQLDA NORRED cung cấp - Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bởi các điều tra viên là các bác sĩ, nhân viên giám sát và điều dưỡng ở bệnh viện đã được huấn luyện về cách thu thập các thông tin có trên " Phiếu thu thập thông tin nhiễm khuẩn bệnh viện" của chuyên gia KSNK thuộc Dự án NORRED cung cấp. - Chẩn đoán NKBV dựa theo tiêu chuẩn hướng dẫn của Bộ y tế tại Hướng dẫn giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện trong các cơ sở khám chữa bệnh được ban hành tại Quyết định số 3916/QĐ-BYT năm 2017. - Người thu thập số liệu là những bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, cử nhân YTCC trong mạng lưới KSNK của bệnh viện được Ban quản lý dự án tỉnh tập huấn bởi số cán bộ được BQLDA trung ương hướng dẫn. - Các thành viên thu thập số liệu kiểm tra lại danh sách người bệnh nội trú do các khoa cung cấp để đảm bảo giám sát đúng đối tượng nghiên cứu và thu thập số liệu bằng 3 phương pháp: + Nghiên cứu hồ sơ BA + Thăm khám người bệnh tại giường, hỏi thêm thông tin. + Trao đổi với nhân viên y tế, đặc biệt là BS điều trị để làm rõ thông tin ghi vào phiếu. - Điền đủ các ô, cột, dòng trong phiếu - Xác định trường hợp BN có nhiễm khuẩn hay không (Định nghĩa NKBV được BYT quy định tại QĐ 3916/QĐ-BYT) 2.5. Biến số nghiên cứu: - Đặc điểm dân số học: tuổi, giới, số ngày điều trị, chẩn đoán lúc nhập viện, nhiễm khuẩn lúc nhập viện - Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện: + Vị trí nhiễm khuẩn theo giải phẫu: Viêm phổi, Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn tiêu hóa… 11 + Nhiễm khuẩn theo khu vực điều trị: Khối nội, khối ngoại + Ngày điều trị trung bình của người bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện - Các yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện: + Tuổi + Thời gian nằm viện + Những can thiệp nội, ngoại khoa: những thủ thuật xâm lấn (đặt ống thông tiểu, thông khí nhân tạo, đặt catheter ngoại vi hay trung tâm), can thiệp phẫu thuật. - Tác nhân vi khuẩn gây nhiễm khuẩn, - Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị 2.6. Xử lý số liệu: Bằng cơ sở dữ liệu thiết kế trên excel do chuyên gia của dự án NORRED cung cấp. 2.7. Đạo đức nghiên cứu: Thông tin từ phiếu điều tra chỉ phục vụ cho mục đích giám sát NK mà không được gây tổn hại đến người được điều tra và đơn vị điều tra. 12 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện Bảng 3.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện 2019 NKBV Có Không Tổng Số lượng (n) 13 412 425 Tỷ lệ (%) 3,05 96,95 100 Biểu đồ 1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện qua các năm Tỷ lệ nhiễễm khuẩn (%) 10% 8% 6% 6.00% 4% Tỷ lệ NK 3.56% 3.50% 2017 2018 3.05% 2% 0% 2014 2019 Nhận xét: Tỉ lệ nhiễm khuẩn tại bệnh viện có xu hướng giảm từ 6% năm 2014 xuống còn 3,56% năm 2017 và xuống còn 3,5% vào năm 2018 và 3,05% năm 2019. Tỉ lệ này cũng thấp hơn so với các bệnh viện tuyết tỉnh tương đương trong cả nước và thấp hơn các nước đang phát triển trên thế giới (5-7%) 3.2. Một số yếu tố liên quan tới tỷ lệ nhiễm khuẩn tại bệnh viện Bảng 3.2. Nhiễm khuẩn bệnh viện theo giới Giới NKBV Có Không Tổng Nam 10 207 217 TL % 77 51 Nữ 3 205 208 TL % 23 49 Tổng 13 412 425 Nhận xét: Tỉ lệ nam giới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm tỷ lệ lớn 77% các ca nhiễm khuẩn trong khi đó ở nữ giới tỷ lệ này chỉ là 23%. Bảng 3.3. Phân bố các loại nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí giải phẫu 13 NKBV(n=13) Vị trí nhiễm khuẩn Số lượng Nhiễm khuẩn đường hô hấp (NKHH) 2 Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) 7 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKTN) 3 Nhiễm khuẩn huyết (NKH) 1 Tổng 13 Biểu đồ 2. Phân bố các loại nhiễm khuẩn bệnh viện theo vị trí giải phẫu NK huyếất; 7.70% NK đường hô hấấp; 15.30% NK đường tiếất niệu; 23.00% NK vếất mổ; 54.00% Nhận xét: Qua bảng phân tích này chúng tôi nhận thấy nhiễm khuẩn vết mổ vẫn chiếm tỷ lệ 54% cao nhất trong các loại nhiễm trùng, sau đó là nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKTN) 23% và thấp nhất là nhiễm khuẩn huyết 7,7%. Bảng 3.4. Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo khu vực điều trị. Khu vực Số mẫu Số BN mắc NKBV TL% HSTC-CĐ 47 4 8,5 Ngoại 147 9 6,1 Nội 231 0 0 Tổng 425 13 3,05 Nhận xét: Phân bố nhiễm khuẩn bệnh viện theo khu vực điều trị tập trung cao nhất ở khu vực Hồi sức tích cực (8,5%) sau đó đến khối ngoại (6,1%)và chúng tôi chưa tìm thấy nhiễm khuẩn bệnh viện tại khối Nội của bệnh viện Bảng 3.5. Số ngày nằm viện trung bình Tổng số BN điều tra Tổng số BN mắc NKBV 14 Tổng số ngày nằm viện Ngày nằm viện TB Tổng số ngày nằm viện Ngày nằm viện TB 2835 6,8 139 10,5 Nhận xét: Số ngày nằm viện trung bình ở nhóm người bệnh mắc NKBV (10,5) cao hơn số ngày nằm viện trung bình của nhóm người bệnh tham gia nghiên cứu (6,8%) 3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện: Bảng 3.6. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thời gian nằm viện Thời gian nằm viện (ngày) Có NKBV Không NKBV Tổng cộng Giá trị P Số lượng TL (%) Số lượng TL (%) <7 2 0,8 251 99.2 253 P<0,05 7-14 9 6,4 130 93,6 139 > 14 2 6 31 94 33 Tổng 13 412 425 Nhận xét: Tìm hiểu liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thời gian nằm viện Chúng tôi nhận thấy thời gian nằm viện ở nhóm từ 7-14 và trên 14 ngày có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn là 6,4% và 6% so với nhóm có thời gian năm điều trị dưới 7 ngày là 0,8%. Như vậy thời gian năm viện làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện Bảng 3.7: Mối liên quan giữa tuổi và nhiễm khuẩn bệnh viện Có NKBV Tuổi Không NKBV Tổng cộng n TL (%) n TL (%) 15 - 30 2 15 64 85 66 30- 45 3 23 75 77 78 45- 60 5 39 125 61 130 > 60 3 23 148 77 151 Tổng 13 3,05 412 96,95 425 Giá trị p P<0,05 Nhận xét: Tìm hiểu liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thủ thuật xâm lấn chúng tôi nhận thấy trong nhóm có thủ thuật xâm lấn thì có 17% là nhiễm khuẩn bệnh viện trong khi đó ở nhóm không có thủ thuật xâm lấn chỉ có 2% các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện. Bảng 3.8. Liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thủ thuật xâm lấn Thủ thuật xâm lấn Có NKBV n TL (%) Không NKBV n TL (%) Tổng cộng Giá trị P 15 Có 6 17 29 83 35 Không 7 2 383 98 390 Tổng 13 412 P<0,05 425 Nhận xét: Tìm hiểu liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và thủ thuật xâm lấn chúng tôi nhận thấy trong nhóm có thủ thuật xâm lấn thì có 17% là nhiễm khuẩn bệnh viện trong khi đó ở nhóm không có thủ thuật xâm lấn chỉ có 2% các trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện. Bảng 3.9. Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến can thiệp thủ thuật Có NKBV Không NKBV n TL% n TL% Tổng cộng Thông tiểu 3 23 10 77 13 Thở máy (nội khí quản) 2 22,2 7 77.8 9 Thở Oxy 0 0 14 100 14 Đường truyền Trung tâm 1 20 4 60 5 Đường truyền ngoại biên 0 0 23 100 23 Tổng 6 9,3 58 90,7 64 Can thiệp Giá trị P P<0,05 Nhận xét: Tìm hiểu mối liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và can thiệp thủ thuật chúng tôi nhận thấy thủ thuật thông tiểu có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao nhất 23% sau đó là đặt nội khí quản thở máy 22,2%. Bảng 3.10. Nhiễm khuẩn bệnh viện liên quan đến phẫu thuật Phẫu thuật Có NKBV Không NKBV Tổng cộng Giá trị p P<0,05 n TL(%) n TL(%) Có 6 9 71 91 78 Không 7 1,7 341 98,3 347 Tổng 13 412 425 Nhận xét: Tìm hiểu về liên quan giữa nhiễm khuẩn bệnh viện và phẫu thuật chúng tôi nhận thấy trong nhóm có phẫu thuật tỷ lệ nhiễm khuẩn là (9%) trong khi đó ở nhóm không phẫu thuật chỉ là (1,7%) 3.3. Các loài vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện và tình hình sử dụng kháng sinh Bảng 3.11. Các loài vi khuẩn phân lập được trong nhiễm khuẩn bệnh viện 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan