Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Thực trạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện ...

Tài liệu Thực trạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện thuộc tỉnh hòa bình năm 2014

.DOCX
117
58
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ PHẠM THỊ TỐ UYÊN THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA MỘT SỐ BỆNH VIỆN HUYỆN THUỘC TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI BỘ Y TẾ PHẠM THỊ TỐ UYÊN THỰC TRẠNG NHÂN LỰC Y TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CỦA MỘT SỐ BỆNH VIỆN HUYỆN THUỘC TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Chuyên ngành: Quản lý Bệnh viện Mã số: 60720701 Thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Duy Luật HÀ NỘI - 2015 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, Ban Lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS. Nguyễn Duy Luật là người thầy kính mến đã dạy dỗ và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy/cô trong Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng đặc biệt là các thầy/cô trong Bộ môn Tổ chức và Quản lý y tế đã tạo điều kiện thuận lợi, động viên giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn Sở Y tế, các cán bộ y tế, lãnh đạo tại các bệnh viện huyện Lương Sơn, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy và Cao Phong tỉnh Hòa Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện luận văn này. Nhân dịp này tôi kính trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cha mẹ và những người thân trong gia đình, bạn bè đã dành cho tôi mọi sự động viên chia sẻ về tinh thần, thời gian và công sức giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Phạm Thị Tố Uyên 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phạm Thị Tố Uyên, học viên lớp cao học khóa 22, chuyên ngành Quản lý Bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan: 1. Đây là Luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Duy Luật. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2015 Người viết cam đoan Phạm Thị Tố Uyên 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN BNNT BS BV BN BVH CBYT CSSK CSVC CSSDGB DS ĐD ĐH ĐT GB NHS NLYT TB ĐTNT KCB KTV SL TTB : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : : Bệnh nhân Bệnh nhân nội trú Bác sỹ Bệnh viện Bệnh nhân Bệnh viện huyện Cán Bộ Y tế Chăm sóc sức khỏe Cơ sở vật chất Công suất sử dụng giường bệnh Dược sỹ Điều dưỡng Đại học Điều trị Giường bệnh Nữ hộ sinh Nhân lực y tế Trung bình Điều trị nội trú Khám chữa bệnh Kỹ thuật viên Số lượng Trang thiết bị 4 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................iii DANH MỤC BẢNG......................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ...............................................................................viii ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................3 1.1. Hệ thống bệnh viện Việt Nam..............................................................3 1.1.1. Khái niệm về bệnh viện....................................................................3 1.1.2. Tổ chức hệ thống bệnh viện Việt Nam............................................4 1.1.3. Tổ chức của bệnh viện huyện..........................................................4 1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực y tế.......................................................7 1.2.1. Khái niệm..........................................................................................7 1.2.2. Mối liên quan giữa nguồn nhân lực và các thành phần khác của hệ thống y tế [15].............................................................................................9 1.3. Thực trạng nhân lực y tế Việt Nam....................................................10 1.3.1. Thực trạng.......................................................................................10 1.3.2. Khó khăn, hạn chế..........................................................................12 1.4. Nguồn lực và hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện.....13 1.4.1. Nguồn lực........................................................................................13 1.4.2. Các hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện..................14 1.5. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam...................................17 1.5.1. Những nghiên cứu trên thế giới....................................................17 1.5.2. Những nghiên cứu tại Việt Nam...................................................17 1.6. Một số thông tin chung về tỉnh Hòa Bình và 6 huyện nghiên cứu. 21 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........27 2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................27 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.....................................................27 5 2.2.1. Thời gian nghiên cứu.....................................................................27 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu......................................................................27 2.3. Phương pháp nghiên cứu...................................................................27 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu........................................................................27 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu...........................27 2.4. Xác định chỉ số và biến số...................................................................28 2.5. Phương pháp thu thập thông tin.......................................................35 2.6. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu.....................................................35 2.7. Đạo đức nghiên cứu.............................................................................35 2.8. Hạn chế của nghiên cứu......................................................................36 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ.............................................................................37 3.1. Thông tin chung...................................................................................37 3.2. Thực trạng nhân lực y tế tại các BVH năm 2014..............................40 3.2.1. Đặc điểm và phân bố nhân lực y tế tại BVH năm 2014................40 3.2.2. Nhu cầu nhân lực y tế của các BVH năm 2014 theo TT08[43]....44 3.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...........................................48 3.2.4. Các biện pháp đã triển khai để phát triển nguồn nhân lực y tế tại tỉnh Hòa Bình và kết quả đạt được...............................................................49 3.3. Hoạt động khám chữa bệnh tại các BVH năm 2014.........................50 3.3.1. Hoạt động khám bệnh.....................................................................50 3.3.2. Hoạt động điều trị tại các BVH năm 2014.....................................55 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN.............................................................................65 4.1. Thông tin chung về 6 huyện nghiên cứu............................................65 4.1.1. Dân số..............................................................................................65 4.1.2. Nguồn lực y tế.................................................................................65 4.2. Thực trạng nhân lực y tế tại một số bệnh viện huyện của tỉnh Hòa Bình năm 2014...............................................................................................68 6 4.2.1. Đặc điểm và phân bố nhân lực y tế tại BVH tỉnh Hòa Bình năm 2014.................................................................................................................68 4.2.2. Nhu cầu nhân lực y tế của các BVH năm 2014 theo thông tư 08[43]..............................................................................................................77 4.3. Hoạt động khám, chữa bệnh tại các BVH năm 2014........................83 4.3.1. Hoạt động khám bệnh.....................................................................83 4.3.2. Hoạt động điều trị nội trú...............................................................87 4.3.3. Hoạt động thủ thuật, phẫu thuật....................................................89 4.3.4. Hoạt động cận lâm sàng.................................................................89 4.3.5. Phân tuyến kỹ thuật........................................................................90 KẾT LUẬN....................................................................................................92 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................95 7 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Một số thông tin chung về các huyện nghiên cứu năm 2014.........37 Bảng 3.2. Số lượng CBYT và giường bệnh thực kê tại từng bệnh viện huyện năm 2014..............................................................................................38 Bảng 3.3. Số CBYT/10.000 dân tại các huyện năm 2014...............................39 Bảng 3.4. Nguồn nhân lực của các BVH năm 2014........................................40 Bảng 3.5. Các chỉ số nguồn nhân lực của các BVH năm 2014.......................41 Bảng 3.6. Phân bố NLYT tại các BVH năm 2014 theo trình độ chuyên môn 43 Bảng 3.7. Cơ cấu nhân lực tại các BVH năm 2014 theo bộ phận công tác.....44 Bảng 3.8. Nhu cầu nhân lực y tế của các BVH năm 2014 theo TT08............44 Bảng 3.9. Nhu cầu dược sỹ của bệnh viện huyện theo TT08.........................45 Bảng 3.10. Nhu cầu bác sỹ của các BVH năm 2014 theo TT08.....................46 Bảng 3.11. Nhu cầu ĐD - NHS, KTV của BVH năm 2014 theo TT08..........47 Bảng 3.12. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các BVH năm 2014.....48 Bảng 3.13. Hoạt động khám bệnh tại các BVH năm 2014.............................50 Bảng 3.14. Số lượt khám theo quy mô GB tại 6 BVH nghiên cứu năm 2014 51 Bảng 3.15. Kết quả hoạt động khám bệnh tại các BVH năm 2014.................53 Bảng 3.16. Ngày điều trị trung bình của người bệnh nội trú tại các BVH năm 2014.................................................................................................................56 Bảng 3.17. Thực trạng thực hiện thủ thuật, phẫu thuật tại các BVH năm 2014 .........................................................................................................................58 Bảng 3.18. Tổng số lượt xét nghiệm tại các BVH năm 2014.........................58 Bảng 3.19. Số lượt xét nghiệm/1 bệnh nhân nội trú tại các BVH năm 2014. .59 Bảng 3.20. Tổng số lượt chẩn đoán hình ảnh tại các BVH năm 2014............60 Bảng 3.21. Số lượt chẩn đoán hình ảnh/1 BNNT tại các BVH năm 2014......60 Bảng 3.22. Tổng số lượt thăm dò chức năng tại các BVH năm 2014.............61 Bảng 3.23. Tỷ lệ thực hiện phân tuyến kỹ thuật tại các BVH năm 2014........63 Bảng 3.24. Tỷ lệ thực hiện phân tuyến kỹ thuật theo khoa tại các BVH năm 2014.................................................................................................................63 8 DANH MỤC BIỂU Đ Biểu đồ 3.1. Phân bố NLYT theo độ tuổi tại các BVH năm 2014..................42 Biểu đồ 3.2. Phân bố NLYT theo giới tính của các BVH năm 2014..............42 Biểu đồ 3.3. Số lần khám trung bình của 1 bác sĩ/ngày tại các BVH năm 2014 .........................................................................................................................52 Biểu đồ 3.4. Đối tượng tới khám tại các BVH 2014 phân theo phương thức chi trả tiền khám..............................................................................................54 Biểu đồ 3.5. Công suất sử dụng giường bệnh thực kê tại các BVH năm 2014 .........................................................................................................................55 Biểu đồ 3.6. Số lượt điều trị nội trú/1.000 người/năm tại các BVH năm 2014 .........................................................................................................................57 Y Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bệnh viện huyện.......................................................7 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Con người là thành tố quan trọng của mọi tổ chức, cơ quan nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho mọi thành tựu y tế [1]. Ở quy mô toàn cầu nguồn nhân lực y tế đang có một sự thiếu hụt nghiêm trọng. Theo ước tính của WHO có 57/192 quốc gia thiếu hụt NVYT. Việt Nam không chỉ thiếu hụt nguồn nhân lực y tế mà còn có sự phân bố nhân lực không đều giữa các vùng miền và ở nhiều bệnh viện trong cả nước [2]. Hiện nay các bệnh viện huyện, các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã và Trạm y tế xã, phường, thị trấn đội ngũ cán bộ còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán Bộ Y tế giỏi có trình độ chuyên môn chủ yếu tập trung ở các bệnh viện lớn và trung tâm của đất nước. Bệnh viện huyện là một mắt xích trọng yếu trong mạng lưới khám chữa bệnh, là cấp trung chuyển giữa y tế trung ương với y tế cơ sở. Bệnh viện huyện chính là nơi đầu tiên tiếp nhận điều trị nội trú với các kỹ thuật cơ bản và các bệnh thông thường. Bệnh viện huyện là cơ sở khám chữa bệnh gần dân nhất, cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh cơ bản nhất, thuận tiện nhất. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ người dân đến khám chữa bệnh tại bệnh viện huyện chưa cao trong khi đó tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển tuyến trong quá trình điều trị nội trú tại bệnh viện huyện là khá cao. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, trong đó có lý do về sự lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh của người dân, có lý do về cơ sở hạ tầng, có lý do về trang thiết bị y tế, nguồn lực đầu tư cho các hoạt động khám chữa bệnh, có lý do về trình độ chuyên môn, khả năng xử trí của cán Bộ Y tế trong chẩn đoán và điều trị [3]. Hòa Bình là một tỉnh miền núi, cách thủ đô Hà Nội 73 km, có địa hình núi trung bình, chia cắt phức tạp. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.608,7 km², chiếm 1,41% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam với dân số là 817.400 người. Hòa Bình là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó có người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây. Những năm qua, kinh tế-xã hội 2 của tỉnh Hòa Bình có sự chuyển biến mạnh mẽ với tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009-2014 đạt 10,5%; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 11,4 triệu đồng năm 2009 lên 28,3 triệu đồng năm 2014[4], [5], [6]. Hòa Bình là tỉnh miền núi, đa dân tộc, kinh tế chưa phát triển. Những năm trước, chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài chưa hấp dẫn được các bác sĩ, dược sĩ đại học về công tác tại tỉnh. Theo Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, hiện nay tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc ngành là 3.035 người, trong đó biên chế tuyến huyện là 1.028 người. Những năm qua, số bác sĩ, dược sĩ về tỉnh công tác rất ít. Công tác xã hội hóa y tế còn nhiều hạn chế trong khi nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân ngày càng cao. Mặc dù tuyến y tế cơ sở thời gian qua đã được bổ sung một số bác sĩ, dược sĩ (tốt nghiệp đại học chính quy hay nguồn cử tuyển) nhưng với số lượng ít, cho nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhân lực của các đơn vị y tế tuyến cơ sở. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế, nhất là tuyến y tế cơ sở công lập luôn trong tình trạng thiếu nhân lực có trình độ đại học trở lên. Để có một cái nhìn chi tiết về thực trạng nguồn nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh viện huyện, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng nhân lực y tế và hoạt động khám chữa bệnh của một số bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hòa Bình năm 2014” thông qua số liệu thống kê y tế hàng năm của các bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hòa Bình với các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: 1. Mô tả thực trạng nhân lực y tế của 6 bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hòa Bình năm 2014. 2. Phân tích hoạt động khám chữa bệnh trong mối tương quan với nhân lực y tế của một số bệnh viện huyện thuộc tỉnh Hòa Bình năm 2014. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hệ thống bệnh viện Việt Nam 1.1.1. Khái niệm về bệnh viện Trước đây, BV được coi là nhà tế bần cứu giúp những người nghèo khổ. Chúng được thành lập giống như những trung tâm từ thiện nuôi dưỡng người ốm yếu và người nghèo. Ngày nay, BV được coi là nơi chẩn đoán và điều trị bệnh tật, nơi đào tạo và tiến hành các nghiên cứu y học, nơi xúc tiến các hoạt động chăm sóc sức khỏe, và ở một mức độ nào đó là nơi trợ giúp cho các nghiên cứu y sinh học. Các tài liệu của tổ chức y tế thế giới (WHO) cũng đề cập nhiều đến khái niệm này. Theo WHO, “BV là một bộ phận của tổ chức mang tính chất y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân được săn sóc toàn diện về y tế cả chữa bệnh và phòng bệnh. Công tác ngoại trú của BV tỏa tới tận hộ gia đình đặt trong môi trường của nó. BV còn là trung tâm giảng dạy y học và nghiên cứu sinh vật xã hội” [7], [8], [9]. Theo các tài liệu của WHO thì bệnh viện còn là một tổ chức rất phức tạp. Bởi lẽ những tiến bộ trên nhiều mặt trong xã hội đã khiến người dân ý thức được rõ hơn về quyền lợi của mình. Họ ngày càng đòi hỏi cao hơn với hệ thống BV. Họ muốn được cung cấp các dịch vụ y tế không chỉ trong khuôn khổ BV mà còn ở ngay tại gia đình. Ngày càng có nhiều loại bệnh lây lan do ô nhiễm môi trường và vì thế trách nhiệm chức năng của bệnh viện ngày càng nhiều hơn, tính phức tạp cũng tăng lên. Trong thời gian gần đây, BV được coi là một loại tổ chức xã hội chủ chốt trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh và toàn xã hội. Đó là chẩn đoán, chữa trị bệnh tật cũng như là nơi người ốm dưỡng bệnh và hồi phục sức khỏe. Những thực tế trên cho thấy BV là một tổ chức phức tạp, có nhiệm vụ 4 phục vụ lợi ích của toàn xã hội qua việc cung cấp các dịch vụ phòng và chữa bệnh bên cạnh chức năng là trung tâm đào tạo các nhân viên y tế. Những bước tiến của xã hội trong thời gian qua đã làm thay đổi cơ bản khái niệm và quan niệm của mọi người về BV. Vì thế, việc tổ chức và quản lý BV cũng phải có thay đổi tương ứng. Quản lý BV cần thiết phải có sự hỗ trợ của các nhân viên giỏi, sao cho công tác quản lý ấy thực sự hiệu quả để người bệnh có thể tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời. Muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại các BV phải dựa vào đội ngũ quản lý giỏi. 1.1.2. Tổ chức hệ thống bệnh viện Việt Nam Dựa theo tổ chức hành chính nhà nước: Bệnh viện được chia ra thành 3 tuyến như sau: tuyến Trung ương; tuyến tỉnh, thành phố và tuyến huyện/quận. Ngoài ra còn có các bệnh viện thuộc các bộ ngành khác [7], [8]. Thực hiện nghị quyết 90 của Chính phủ về xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhà nước ta đã khuyến khích đa dạng các loại hình dịch vụ để CSSK nhân dân. Do đó các mô hình BV rất đa dạng gồm: BV nhà nước (BV đa khoa và BV chuyên khoa), BV tư nhân, BV bán công, BV dân lập, BV có vốn đầu tư nước ngoài, BV liên doanh với nước ngoài [8]. Hiện nay theo thông tư 03/2004/TT - BYT, 3/3/2004, Bộ Y tế thì các BV được phân thành 3 hạng I, II, III dựa theo 5 nhóm tiêu chuẩn: vị trí, chức năng, nhiệm vụ; quy mô và nội dung hoạt động; trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu lao động; cơ sở hạ tầng; thiết bị y tế, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị. Mục đích của việc phân hạng BV là để hoàn chỉnh về tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, chất lượng phục vụ người bệnh, phân tuyến kĩ thuật điều trị, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ [9]. 1.1.3. Tổ chức của bệnh viện huyện Có 2 hình thức tổ chức bệnh viện huyện là: Bệnh viện huyện và Bệnh viện khu vực [7]. Tổ chức bệnh viện theo sơ đồ 1.1. 5 Với 2 hình thức trên trong 10 năm qua hoạt động của BV huyện tỏ ra hết sức hiệu quả trong công tác CSSK cuả nhân dân trong khu vực mà mình phụ trách. - Các phòng chức năng: gồm 4 phòng: phòng kế hoạch tổng hợp và vật tư thiết bị y tế; phòng điều dưỡng; phòng Hành chính quản trị và tổ chức cán bộ; phòng Tài chính kế toán. - Các khoa gồm 14 khoa: khoa Khám bệnh; khoa Hồi sức cấp cứu; khoa Nội tổng hợp; khoa Truyền nhiễm; khoa Nhi; khoa Ngoại tổng hợp; khoa Phụ Sản; liên chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Răng - Hàm - Mặt, Mắt; khoa xét nghiệm (Huyết học, vi sinh, hóa sinh); khoa Chẩn đoán hình ảnh; khoa Giải phẫu bệnh; khoa Chống nhiễm khuẩn; khoa Dược và khoa Dinh dưỡng. 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện huyện [10] - Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh: BV tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các cơ sở y tế chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú; tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước; có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh thông thường về nội khoa và các trường hợp cấp cứu về ngoại khoa; tổ chức giám định sức khỏe, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu; tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng của BV. - Đào tạo cán bộ Y tế: BV là cơ sở thực hành cho các trường, lớp trung học y tế; tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong BV và cơ sở y tế tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng quản lý chăm sóc sức khỏe ban đầu. - Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức tổng kết, đánh giá các đề tài và chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu; tham gia các công trình nghiên cứu về y tế cộng đồng và dịch tễ học trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp Bộ và cấp cơ sở; nghiên cứu áp dụng y học cổ truyền 6 và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. - Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kĩ thuật: Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (phòng khám đa khoa, y tế cơ sở) thực hiện các phác đồ chẩn đoán và điều trị; tổ chức và chỉ đạo các xã, phường thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện các chương trình y tế địa phương. - Phòng bệnh: BV phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh và phòng dịch; tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. Dự phòng lây chéo, lây ra ngoài BV, xử lý chất thải BV... - Hợp tác quốc tế: tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân ngoài nước theo quy định của nhà nước. - Quản lý kinh tế y tế: BV có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn kinh phí; tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế; thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện; từng bước thực hiện hạch toán chi phí 7 Sở y tế Ban giám đốc Đảng ủy, UBND huyện PHÒNG CHỨC NĂNG Phòng HCQT – TCCB KHOA LÂM SÀNG - Khoa khám bệnh - Khoa HSCC - Khoa Nội tổng hợp - Khoa Truyền nhiễm Phòng KHTH – TTB Y Tế - Khoa Nhi - Khoa Ngoại KHOA CẬN LÂM SÀNG - Khoa xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Giải phẫu bệnh - Dược - ......... - Khoa Phụ sản - Khoa Mắt- Tai mũi họng - Răng –Hàm- Mặt Phòng Kế toán – Tài chính - Khoa Dinh dưỡng - Khoa chống nhiễm khuẩn - ......... Phòng Y tá – Điều dưỡng Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bệnh viện huyện 1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực y tế 1.2.1. Khái niệm 8 Có nhiều những định nghĩa khác nhau về “nguồn nhân lực”. Nguồn nhân lực là nguồn lực con người của những tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới [1]. Cách hiểu này về nguồn nhân lực xuất phát từ quan niệm coi nguồn nhân lực là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức [11], [12]. Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công, đạt được mục tiêu của tổ chức [13]. Năm 2006, WHO đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ”. Theo đó, nhân lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp các dịch vụ y tế. Nó bao gồm CBYT chính thức và cán bộ không chính thức (như tình nguyện viên xã hội, những người CSSK gia đình, lang y...); kể cả những người làm việc trong ngành y tế và trong những ngành khác (như quân đội, trường học hay các doanh nghiệp). Theo định nghĩa nhân lực y tế của WHO, ở Việt Nam các nhóm đối tượng được coi là “Nhân lực y tế” sẽ bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế thuộc biên chế và hợp đồng đang làm trong hệ thống y tế công lập (bao gồm cả quân y), các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học y/dược và tất cả những người khác đang tham gia vào các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ CSSK nhân dân (nhân lực y tế tư nhân, các cộng tác viên y tế, lang y và bà đỡ/mụ vườn) [14]. Có hai khái niệm thường được sử dụng khi bàn luận về nguồn nhân lực y tế: 9 - Khái niệm Phát triển nguồn nhân lực liên quan đến cơ chế nhằm phát triển c ả v ề s ố l ư ợ n g v à kỹ năng, kiến thức, năng lực chuyên môn của cá nhân và về mặt tổ chức công việc. - Khái niệm quản lý nguồn nhân lực: Theo WHO, “quản lý nguồn nhân lực là một quá trình tạo ra môi trường tổ chức thuận lợi và đảm bảo rằng nhân lực hoàn thành tốt công việc của mình bằng việc sử dụng các chiến lược nhằm xác định và đạt được sự tối ưu về số lượng, cơ cấu và sự phân bố nguồn nhân lực với chi phí hiệu quả nhất. Mục đích chung là để có số nhân lực cần thiết, làm việc tại từng vị trí phù hợp, đúng thời điểm, thực hiện đúng công việc, và được hỗ trợ chuyên môn phù hợp với mức chi phí hợp lý”. 1.2.2. Mối liên quan giữa nguồn nhân lực và các thành phần khác của hệ thống y tế [15] Theo WHO, hệ thống y tế có 6 thành phần cơ bản: - Nguồn nhân lực y tế được coi là một trong những thành phần cơ bản và quan trọng nhất của hệ thống. Nguồn nhân lực có mối liên hệ rất chặt chẽ và không thể thiếu đối với các thành phần khác của hệ thống y tế. - Phát triển nguồn nhân lực không chỉ thông qua đào tạo, mà còn phải sử dụng, quản lý một cách phù hợp để cung cấp hiệu quả các dịch vụ y tế đến người dân. - Cần có một mô hình tổ chức và chức năng của các thành phần của hệ thống cung ứng dịch vụ để biết được nhu cầu về quy mô và cơ cấu nhân lực y tế như thế nào, ngược lại, hệ thống cung ứng dịch vụ y tế phụ thuộc mật thiết vào mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực y tế. - Hệ thống thông tin y tế cũng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, tin cậy cho việc lập kế hoạch và sử dụng nhân lực đáp ứng nhu cầu CSSK của nhân dân, đồng thời giúp phát hiện những vấn đề của nguồn nhân lực như phân bổ không hợp lý, năng lực không phù hợp để đáp ứng yêu cầu CSSK từ phía người dân và cộng đồng, hoặc phát hiện và phân tích tần 10 suất sai sót chuyên môn để khắc phục. - Cấp tài chính cho nhân lực y tế cũng phải đảm bảo cho công tác đào tạo mới và đào tạo liên tục CBYT, đủ để trả lương và chính sách khuyến khích ở mức đảm bảo được cuộc sống cho CBYT, tạo ra động lực khuyến khích CBYT làm việc có chất lượng và sẵn sàng làm việc ở các miền núi, vùng sâu, vùng xa, hoặc trong các môi trường, chuyên ngành độc hại, nguy hiểm. - Các sản phẩm y tế, vaccin, dược phẩm. 1.3. Thực trạng nhân lực y tế Việt Nam 1.3.1. Thực trạng Số lượng nhân lực y tế đang được cải thiện. Số y sĩ, bác sĩ trên 1 vạn dân tiếp tục tăng lên và đạt 13,4 vào năm 2011, riêng số bác sĩ trên 1 vạn dân tăng từ 7,33 năm 2011 lên 7,46 năm 2012 (đạt mục tiêu đề ra cho năm 2012 trong kế hoạch 5 năm). Số dược sĩ đại học trên 1 vạn dân năm 2011 đạt 1,92 (vượt mục tiêu đề ra cho năm 2015 trong kế hoạch là 1,8/vạn dân); số lượng điều dưỡng trên 1 vạn dân cũng tăng (đạt 10,02 năm 2011) [16]. Số lượng cán bộ y tế ở tuyến cơ sở tăng lên là một kết quả đáng ghi nhận. So với năm 2010, số lượng nhân lực y tế tuyến xã năm 2011 tăng thêm 3.549 cán bộ (trong đó có 346 bác sĩ) và tuyến huyện tăng thêm 6878 cán bộ (trong đó có 585 bác sĩ). Năm 2012, tỷ lệ TYT xã có bác sĩ đạt 76%, tăng lên 6 điểm phần trăm so với năm 2010; tỷ lệ TYT xã có y sĩ sản nhi, hộ sinh đạt 93,4% (giảm xuống nên không đạt kế hoạch đề ra). Số thôn, bản, ấp thuộc xã, thị trấn có nhân viên y tế hoạt động được duy trì ở mức trên 96% từ năm 2009 đến 2012, nhưng do sự suy giảm tỷ lệ tổ dân phố khu vực thành thị có nhân viên y tế hoạt động nên tỷ lệ thôn, bản, tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động chỉ đạt 81,2% [17]. Nhằm đa dạng hóa các hình thức đào tạo khác nhau để phát triển nguồn nhân lực y tế cho tuyến y tế cơ sở, Bộ Y tế đã ban hành văn bản số 1915/BYTK2ĐT ngày 8/4/2013 hướng dẫn các cơ sở đào tạo nhân lực y tế triển khai thực hiện Thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 của Bộ Giáo dục
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan