Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kinh tế xã hội với vấn ðề phát huy nhân tố con người trong giai ðoạ...

Tài liệu Thực trạng kinh tế xã hội với vấn ðề phát huy nhân tố con người trong giai ðoạn cách mạng hiện nay ở nước ta qua khảo sát ở tỉnh bến tre

.PDF
82
1
138

Mô tả:

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ðề tài: THỰC TRẠNG KINH TẾ - Xà HỘI VỚI VẤN ðỀ PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG GIAI ðOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY Ở NƯỚC TA QUA KHẢO SÁT Ở TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Sư phạm Giáo dục công dân Mã ngành: 52140204 Giáo viên hướng dẫn: Th.s. Nguyễn Thanh Sơn Sinh viên thực hiện: Trang Phương Thảo Lớp SP GDCD MSSV: 6055396 MSL: ML0568A1 ðẠI HỌC CẦN THƠ 03 - 2009 Trang 1 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ðẦU……………………………………………………...…………4 1. Tính cấp thiết của ñề tài……………………………………...…...……..4 2. Mục ñích và nhiệm vụ nghiên cứu………………..……...……………..5 3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………......……..6 4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………...…...…6 5. Kết cấu của luận văn…………………………………………….........…6 PHẦN NỘI DUNG……………………………….………………………..….…7 Chương 1: Nhân tố con người trong giai ñoạn cách mạng hiện nay ở nước ta……………………………………………...……………………………...…...7 1.1. Khái niệm về nhân tố con người……………...……………………….…..7 1.2. Vai trò của nhân tố con người ñối với cách mạng Việt Nam…………....20 1.3. Phát huy nhân tố con người trong giai ñoạn cách mạng hiện nay.……....22 Chương 2: Thực trạng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế với việc phát huy nhân tố con người trong giai ñoạn cách mạng hiện nay ở Việt Nam qua khảo sát ở Bến Tre………………..……………..……………………..….…...30 2.1. Thành tựu về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế với việc phát huy nhân tố con người trong giai ñoạn hiện nay ở Việt Nam qua khảo sát ở Bến Tre…………………………….……….……………………………..….…..30 2.1.1. Thành tựu ở Việt Nam nói chung………………………….….......30 2.1.2. Thành tựu qua khảo sát ở Bến Tre………………..…………..…..40 2.2. Hạn chế về việc phát huy nhân tố con người trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế trong giai ñoạn cách mạng hiện nay ở Việt Nam nói chung và qua khảo sát ở tỉnh Bến Tre nói riêng…..…………….…..…........59 2.2.1. Hạn chế chung của cả nước………………………………........…59 2.2.2. Qua khảo sát ở tỉnh Bến Tre……………………………………....61 Trang 2 2.3. Một số giải pháp ………………………..………………………...….....63 PHẦN KẾT LUẬN…….…………………………………………………...….78 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..............80 Trang 3 MỞ ðẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI Hiện nay, nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng ñã và ñang tiến vào thời kì quá ñộ sang nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa ñang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Nghị quyết hội nghị lần thứ V Ban chấp hành trung ương ðảng khóa IX ñã ñề ra nhiệm vụ ñẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện ñại hóa thời kì 2005 – 2015 ở nước ta, ðảng nhấn mạnh phải chú trọng chuyển giao khoa học công nghệ nhanh chóng vào sản xuất. Việc ñầu tư phát triển kiến thức và sức mạnh tri thức hay nói khác hơn là việc chăm lo ñào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực ñược xem là chìa khóa ñể xây dựng và phát triển xã hội một cách bền vững. Thực tiễn của cuộc ñổi mới ở nước ta trong những năm qua chứng tỏ rằng việc phát huy nhân tố con người là một nhiệm vụ chiến lược, nó là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển con người về mặt xã hội, nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa hiện ñại hóa ñất nước. Mặt khác, sự phát triển kinh tế phải ñặt con người vào vị trí trung tâm và việc chăm sóc bồi ñưỡng và phát huy nhân tố con người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh là vấn ñề vừa cơ bản vừa cấp bách. Bến Tre là một tỉnh ñồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp với biển ðông, có bờ biển dài 60km. Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí Minh 85km. ðịa hình ở ñây bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc rất thuận tiện cho giao thông vận tải cũng như thủy lợi. Bến Tre hình thành bởi 3 cù lao lớn: cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa do 4 con sông lớn là Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên chia cắt. Là tỉnh có nhiều sông, rạch, Bến Tre có ñiều kiện thuận tiện ñể phát triển du lịch xanh, Trang 4 bởi ở ñó còn giữ ñược nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ ñược môi trường sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng lớn. Bến Tre là vựa lúa lớn của ñồng bằng sông Cửu Long với nhiều sản vật và hoa quả: lúa, ngô, khoai, dứa, chôm chôm, mãng cầu, vú sữa, sầu riêng. Bến Tre giàu thủy sản với các loại: cá thiểu, cá mối, cá cơm. Cây công nghiệp có dừa, thuốc lá, mía, bông. ðặc biệt Bến Tre là xứ sở của dừa, nổi tiếng với ñặc sản kẹo dừa Bến Tre, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn ðốc. Làng nghề Cái Mơn hàng năm cung ứng cho thị trường hàng triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi. Cùng với công cuộc ñổi mới ñất nước và các chính sách ñầu tư phát triển, Bến Tre ñã cụ thể hoá và ban hành một số chính sách ưu ñãi, thu hút ñầu tư cùng với chủ trương huy ñộng mọi nguồn lực ñể tăng tốc ñầu tư phát triển giai ñoạn 2006 - 2010 trên ñịa bàn tỉnh. Tháng 7 - 2000, cống ñập Ba Lai ñược khởi công xây dựng ñể ngăn mặn, giữ ngọt, rửa phèn và tưới tiêu cho gần 20.000 ha ñất. Cầu Rạch Miễu dài hơn 3 km vượt sông Tiền ñược khởi công ngày 30 - 4 - 2002 và hoàn tất vào ngày 19 - 1 - 2009, có ý nghĩa ñặc biệt quan trọng, mở ra tương lai phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng ñất này, ñưa Bến Tre thoát khỏi thế “ốc ñảo”, nhanh chóng hoà nhập với các tỉnh ñồng bằng sông Cửu Long, tạo ñà phát triển các mặt kinh tế - xã hội và bảo ñảm an ninh quốc phòng cho toàn vùng, tạo nguồn lực mạnh mẽ ñể Bến Tre vững chắc ñi vào thế kỷ XXI. Do vậy, tôi thấy nghiên cứu ñề tài: “Thực trạng kinh tế - xã hội với vấn ñề phát huy nhân tố con người trong giai ñoạn cách mạng ở nước ta hiện nay, qua khảo sát ở tỉnh Bến Tre” là cấp thiết. Qua việc nghiên cứu ñề tài này, giúp tôi hiểu rõ hơn nữa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn ñề phát huy nhân tố con người ở nước ta nói chung và ở Bến Tre nói riêng hiện nay; ñồng thời phân tích thực trạng mà vạch ra những giải pháp ñể phát huy nhân tố con người nhằm tạo ra thế lực ñể Bến Tre vươn lên trong thế kỷ mới. 2. MỤC ðÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục ñích: ñể thấy rõ tình hình kinh tế xã hội với việc phát huy nhân tố con người ở nước ta nói chung và ở tỉnh Bến Tre nói riêng, ñồng thời vạch ra những giải pháp ñể phát huy nhân tố con người trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế… nhằm tạo ra thế lực ñể Bến Tre vươn lên trong thế kỷ mới. Trang 5 Nhiệm vụ: Thứ nhất: Nhân tố con người trong giai ñoạn cách mạng hiện nay ở nước ta. Thứ hai: Thực trạng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế với việc phát huy nhân tố con người trong giai ñoạn cách mạng hiện nay ở Việt Nam qua khảo sát ở Bến Tre 3. ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ðối tượng nghiên cứu: luận văn chỉ ñề cập ñến khái niệm con người, phát huy nhân tố con người với tư cách là một nguồn lực quan trọng ñặc biệt là nhiệm vụ chiến lược trong giai ñoạn cách mạng hiện nay ở Việt Nam nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng, từ ñó ñề ra phương hướng ñể phát huy nhân tố con người người trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế... Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ nghiên cứu thực trạng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế với việc phát huy nhân tố con người trong giai ñoạn cách mạng hiện nay (2008-2009) ở Việt Nam qua khảo sát ở Bến Tre. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong bài luận văn này, tác giả có sử dụng những phương pháp cơ bản sau: Phương pháp logic và lịch sử. Phương pháp phân tích và khảo sát thực tế. Phương pháp thống kê, tổng hợp, ñối chiếu, so sánh. Phương pháp vận dụng tri thức liên môn. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở ñầu và phần kết luận, luận văn gồm hai chương và sáu tiết. Trang 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG GIAI ðOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY Ở NƯỚC TA 1.1. Khái niệm về nhân tố con người + Một số quan ñiểm khác nhau trước Mác về nhân tố con người: Con người là gì? Con người có vai trò như thế nào trong lịch sử xã hội? ðây là vấn ñề ñược ñặt ra từ khi có con người và xã hội loài người. Ngay từ thời cổ ñại, vấn ñề bản chất con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới bên ngoài ñã trở thành vấn ñề trọng tâm mà các trường phái triết học ñều cố gắng tìm mọi cách ñể lí giải. Trong triết học phương ðông, hai tôn giáo lớn là Phật giáo, Hồi giáo thì nhận thức con người trên cơ sở thế giới duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. Triết học Phật giáo cho rằng chính sự kết hợp giữa danh (vật chất) và sắc (tinh thần) sẽ sinh ra con người, “danh” và “sắc” ñược chia thành năm yếu tố (ngũ uẩn): sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Chính vì vậy, cuộc sống của con người ở trần gian chỉ là ảo giác, không có thật, chỉ là giả. Do ñó, khi ñang còn sống, cuộc ñời của con người chỉ là tạm bợ. ðể có ñược một cuộc sống vĩnh hằng thì triết học Phật giáo cho rằng cần phải giải thoát con người khỏi bể khổ trầm luân ñể ñi ñến cõi niết bàn, ở ñó con người sẽ trở thành bất diệt. Như vậy, “dù bị chi phối bởi thế giới quan duy tâm, hoặc nhị nguyên, thì quan niệm của các học thuyết tôn giáo ñều phản ánh sai lầm về bản chất con người, hướng con người ñến thế giới thần linh”[1, tr463]. Trong triết học phương ðông, với sự chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc duy vật chất phác, biểu hiện trong tư tưởng Nho giáo, Lão giáo, quan niệm về bản chất con người cũng thể hiện một cách phong phú. Khổng Tử - người sáng lập ra Nho giáo, ñã ñưa ra tư tưởng “thiên mệnh”. Ông tin tuyệt ñối vào trời và cho bản chất con người do “thiên mệnh” quyết ñịnh. Bên cạnh ñó, ông cũng bàn ñến ñức hạnh con người xung quanh ba vấn ñề: nhân, trí, dũng; trong ñó ñức “nhân” chính là Trang 7 giá trị cao nhất của con người, ñặc biệt là người quân tử. Còn Mạnh Tử lại ñi sâu tìm hiểu bản tính con người trên cở sở ñạo “nhân” của Khổng Tử, ñề ra thuyết “tính thiện”. “Tính thiện” ñó là bản nguyên tinh thần vốn có của con người do trời phú cho. “Tính thiện” này thể hiện qua bốn ñức lớn: nhân, lễ, nghĩa, trí. Theo ông, con người bị nhiễm cái xấu, xa rời cái tốt là do ảnh hưởng của phong tục tập quán xấu chứ không phải do bản chất con người. Vì vậy, ñược ñạo ñức của mình cần phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện. Không khác gì Khổng Tử, Mạnh Tử cũng cho rằng ñể dẫn dắt con người hướng tới các giá trị ñạo ñức cao ñẹp cần phải xuất phát từ lòng nhân ái và quan hệ ñạo ñức tốt ñẹp. Trái ngược với quan niệm của Mạnh Tử về bản chất con người là Tuân Tử. Ông cho rằng bản chất con người khi sinh ra là ác, nhưng có thể cải biến ñược thông qua biện pháp giáo dục. Con người phải ñấu tranh chống lại cái ác, loại bỏ cái ác thì con người mới có thể tốt ñược. Ngoài những quan niệm trên, còn có quan niệm cho rằng trời ñất và con người có thể hòa hợp với nhau “thiên nhân hợp nhất”. Người kế thừa Nho giáo theo khuynh hướng duy tâm cực ñoan ñó chính là ðỗ Trọng Thư. Ông quan niệm trời và con người có thể thấu hiểu lẫn nhau “thiên nhân cảm ứng”. Như vậy quan niệm này cũng cho rằng số phận của con người phụ thuộc vào sự quyết ñịnh của “thiên mệnh”. Quan niệm cho rằng con người sinh ra từ “ðạo” ñó chính là Lão Tử - người mở ñầu cho phái ðạo gia. Theo ông con người cần phải sống “vô vi” (bất cần, hoàn toàn vô cảm với tác ñộng bên ngoài, con người sống cho chính mình không quan tâm ñến quyền chức, giàu sang, lời dị nghị), hay nói cách khác là sống theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không hành ñộng một cách giả tạo, gò ép, trái tự nhiên. Như vậy, triết học ðạo gia thể hiện tư tưởng duy tâm chủ quan. Tóm lại, triết học phương ðông quan niệm về con người rất ña dạng và phong phú nhưng chủ yếu vẫn là vấn ñề con người trong mối quan hệ chính trị, ñạo ñức. Con người trong triết học phương ðông là con người vừa mang yếu tố duy tâm, vừa mang yếu tố duy vật chất phác ngây thơ và ñược ñặt trong mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội. Ở phương Tây, trong triết học Hy Lạp cổ ñại, con người chính là mốc ñầu tiên của tư duy triết học. Con người và thế giới tự nhiên là tấm gương phản chiếu Trang 8 lẫn nhau. Con người chỉ là một tiểu vũ trụ trong vũ trụ bao la, rộng lớn. ðối với Arixtot – nhà triết học có bộ óc bách khoa toàn thư quan niệm rằng chỉ có linh hồn, tư duy, trí nhớ, ý chí năng khiếu nghệ thuật mới làm cho con người nổi bật lên. Theo ông, con người chính là nấc thang cao nhất của vũ trụ và khi ñề cao nhà nước thì ông ñã xem con người là “một ñộng vật chính trị”. Vậy là trong triết học Hy Lạp cổ ñại “bước ñầu ñã có sự phân biệt giữa con người với giới tự nhiên, nhưng chỉ là hiểu biết bên ngoài về sự tồn tại con người”[1, tr465] Triết học Tây Âu thời kì trung cổ là thời kì thống trị tuyệt ñối của giáo hội. ðây là thời kì con người chìm ñắm trong những ñiều răn dạy của thần linh. Sự phát triển của uy quyền phong kiến và thần quyền giáo hội ñã cản trở sự phát triển của khoa học. Triết học về con người thời kì này cũng bị phụ thuộc vào thần học. Thời kì này có nhà tư tưởng triết học có quan ñiểm về con người như Tomaxtdocant cho rằng con người là do chúa trời tạo ra theo hình dáng của mình. Tinh thần, ý chí là hình thức của thân thể con người gắn liền với thân thể ñang sống do thượng ñế ban cho. Con người là sản phẩm của thượng ñế. Số phận của con người do thượng ñế sắp ñặt. Trí tuệ con người thấp hơn lí trí thượng ñế. Bản chất con người là tội lỗi, ñáng thương, cần phải ban ơn che chở. Trong thời kỳ cổ ñiển ðức, con người và vai trò hoạt ñộng tích cực của con người ñược ñề cao nhưng không tránh khỏi những hạn chế. Theo Heghen, ý niệm tuyệt ñối tự tha hóa thành tự nhiên, thành con người. Con người có khả năng nhận thức giới tự nhiên “nhận thức của con người chẳng qua chỉ là sự nhận thức của ý niệm tuyệt ñối”. Cái bí hiểm “tuyệt ñối” cũng phần nào giống như những “thái cực”, “ñạo”, “khí” ở phương ðông, ñược coi như nguồn gốc sinh ra vũ trụ và con người. Còn ñối với Phơbach, nhà duy vật lớn trong triết học cổ ñiển ðức, ñã phê phán mạnh mẽ quan ñiểm duy tâm, thần bí của Heghen và tìm cách giải thích nguồn gốc bản chất của con người theo quan ñiểm duy vật “không phải chúa ñã tạo ra con người theo hình ảnh của chúa mà chính con người ñã tạo ra chúa theo hình ảnh của con người”. [6,tr607] Trang 9 Luận ñiểm sắc sảo này của Phơbach ñã ñược Mác và Ăngghen ñánh giá cao. Phơbach khẳng ñịnh rằng ý thức cũng như tư duy của con người chỉ là sản phẩm của khí quan vật chất nhục thể tức là bộ óc, rằng vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần mà chính tinh thần là sản phẩm tối cao của vật chất. Tuy nhiên ông ñã không giữ ñược quan ñiểm duy vật khi phân tích bản chất con người, ông xem con người là trừu tượng, tách con người ra khỏi ñiều kiện lịch sử cụ thể, ông chỉ coi con người là “ñối tượng cảm tính” mà không phải là “hoạt ñộng cảm tính”. Ngoài ra trong thời kỳ này còn nhà tư tưởng triết học nổi tiếng là Kant, Kant xem con người là một thực thể, một chủ thể hành ñộng, một nhân tố có vị trí ñặc biệt trong thế giới. Con người ñứng giữa thế giới của vật. Ở vị trí ấy con người càng có vai trò vô cùng quan trọng, do ñó con người không chỉ là chủ thể của nhận thức mà còn là chủ thể của thực tiễn (Thực tiễn là pháp quyền, hoạt ñộng văn hóa) nhưng Mác cho rằng thực tiễn bao gồm lao ñộng sản xuất và cải biến tự nhiên xã hội. Còn Kant chỉ nói ñến hành vi ñạo ñức pháp quyền, ông chưa hiểu hết vai trò của con người trong quá trình nhận thức và thực tiễn. Trong thời kỳ cận ñại, do sự phát triển của khoa học và triết học, bóng ñen của ñem trường trung cổ ñã bị xua tan bởi ánh sáng của khoa học và triết học, giáo lý của nhà thờ ñã dần dần mất ñi ý nghĩa, vai trò của nó. Thời kỳ này các nhà triết học, khoa học cho rằng con người là sản phẩm của sự tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên. Con người phải ñi lên bằng cái ñầu của chính mình. Bản chất của con người là có trí tuệ. Cuộc ñấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật vô thần và chủ nghĩa duy tâm hữu thần diễn ra quyết liệt khi Brunô, một nhà triết học ñấu tranh bảo vệ học thuyết của Copecnic ñề cập ñến con người, ông ñề cao khả năng nhận thức lý tính của con người. Sự công kích của giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện trung cổ không thể ngăn ñược sự phát triển bước ñầu của khoa học thực nghiệm. Phrangxit Bêcơn là nhà triết học duy vật người Anh, ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, con người là sản phẩm của tạo hóa và gắn liền với tự nhiên, con người cần phải thống trị và làm chủ giới tự nhiên và ñiều ñó phụ thuộc vào sự hiểu biết của con người. Ông phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì ông cho rằng nó xa rời cuộc sống chỉ dựa vào những lập luận tùy tiện không có nội dung Trang 10 và chẳng ñem lại lợi ích gì cho con người. Tuy nhiên ông lại không dám xung ñột công khai với tôn giáo, ông cho rằng tôn giáo và khoa học không nên can thiệp vào thẩm quyền của nhau do ñó tư tưởng vô thần của ông cũng có những hạn chế nhất ñịnh. Có thể nói nghiên cứu triết học về vấn ñề con người, ngay từ buổi khai sinh của mình, do nhận thức còn hạn chế, con người ñã không hiểu ñược chính họ là như thế nào, rồi ñến các trào lưu triết học duy tâm thần thánh giải thích con người một cách bí hiểm, khi xã hội ngày càng tiến bộ, tư duy con người phát triển cao hơn, quan ñiểm về con người cũng tiến bộ hơn tuy nhiên họ vẫn còn mắc phải những hạn chế, thiếu sót, chưa ñưa ra những quan ñiểm hoàn chỉnh về con người, bản chất con người, chưa ñặt con người vào ñúng vị trí của họ. Như vậy, khuyết ñiểm chủ yếu của các nhà triết học trước Mác là ở chỗ họ không thấy hoặc cố ý xem thường hoạt ñộng thực tiễn của con người. Họ không ñề cập ñến vai trò của con người trong hoạt ñộng thực tiễn nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Hoạt ñộng thực tiễn nếu có ñược họ ñề cập thì họ cũng ñã giải thích một cách sai lệch. Do ñó, họ không lí giải ñúng bản chất của con người và vai trò của thực tiễn cách mạng ñối với việc hình thành và phát triển ñối với con người. + Con người trong triết học Mác: Mác xuất phát từ con người hiện thực, con người thực tiễn, con người hoạt ñộng cải tạo hiện thực ñể xác ñịnh bản chất con người. Theo Mác – Ăngghen: “người ta chỉ ñi từ con người trừu tượng của Phơbach ñến những con người hiện thực sống ñộng nếu người ta xét những người ñó trong các hành ñộng của họ…Sự sùng bái con người trừu tượng ñó của tôn giáo Phơbach tính phiến diện thay thế bằng khoa học nghiên cứu những con người hiện thực trong sự phát triển hiện thực của nó…Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”[10, tr 257]. Theo Mác, bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực. Trong tính hiện thực ñó, cái bản chất không phải là tự nhiên mà là lịch sử, không phải là cái cố hữu trong mỗi cá nhân riêng biệt mà là tổng hòa của toàn bộ các quan hệ xã hội và chỉ trong hoạt ñộng thực tiễn – hoạt ñộng riêng có của con người mới khẳng ñịnh mình với tư cách là một cá nhân, mới tạo bản chất xã hội của Trang 11 mình. Mác xem con người là sản phẩm của hoàn cảnh nhưng ñồng thời cũng là chủ thể tạo ra hoàn cảnh. Mặt khác, Mác – Ăngghen còn chỉ ra – con người chỉ tồn tại thật sự khi ñặt trong mới quan hệ với cộng ñồng xã hội, nếu tách khỏi mối quan hệ hữu cơ ấy thì con người chẳng còn ý nghĩa gì. Xã hội và những ñiều kiện xã hội ñể con người thể hiện bản tính phong phú, tư duy sáng tạo của mình. Các ông khẳng ñịnh: “Nếu như con người là do hoàn cảnh thích hợp tính người. Nếu như con người, bẩm sinh ra ñã có tính xã hội thì do ñó chỉ có trong xã hội, con người mới phát triển bản tính thực sự của mình và lực lượng của bản tính của con người phải ñược ñánh giá không căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội”.[10, tr174] Mác và Ăngghen ñã ñưa ra cách giải quyết vấn ñề con người từ tư biện ñến cơ sở vững chắc của ñời sống thực tiễn. Lý luận của hai ông chẳng những ñã giải thích ñúng ñắn, khoa học về bản chất con người mà quan trọng hơn là tìm ra cách thức ñể giải phóng con người. Như vậy, chính lý luận của chủ nghĩa Mác về con người và bản chất con người ñã ñem lại phương pháp tiếp cận mới trong việc giáo dục, xây dựng con người và phát huy nhân tố con người. ðể nhận thức ñúng ñắn khái niệm nhân tố con người ñể phát triển sáng tạo quan ñiểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người với tư cách là người sáng tạo và là chủ thể của lịch sử thì quan niệm ñược xem là ñúng ñắn nhất về nhân tố con người là bao gồm hai tiêu chí: Một là, con người với tổng hòa những khả năng, năng khiếu, thể lực, trí lực, tình cảm, lý tưởng, ñạo ñức…Hai là, sự thể hiện tái sản xuất mở rộng những sản phẩm ñó thông qua hoạt ñộng có ñịnh hướng và cải tạo. Trong ñó có tiêu chí thứ hai là cơ sở, là bản chất. Nhân tố con người là khái niệm không ñồng nhất với con người, song không thể tách khỏi con người, không tách khỏi cộng ñồng người trong xã hội. Giữa con người và nhân tố con người có chổ giống nhau nhưng cũng có chổ khác nhau. Con người với tính cách là một thực thể sinh vật xã hội, con người trong tổng thể những phẩm chất xã hội và tự nhiên của nó. Còn nhân tố con người chỉ nhấn mạnh khiến Trang 12 cạnh hoạt ñộng và nêu bật vai trò ñặc biệt ñó ñối với sự phát triển kinh tế xã hội. Trong hoạt ñộng và chỉ có trong hoạt ñộng xã hội, con người mới thể hiện như một ñộng lực của quá trình phát triển ấy. Nhân tố con người là khái niệm không chỉ ñể phân biệt nhân tố “người” với các yếu tố khác như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa…trong ñời sống xã hội mà quan trọng hơn là ñể khẳng ñịnh vai trò của nhân tố “người” ñối với các yếu tố ñó. Tức là không có khái niệm nhân tố con người tách khỏi hoạt ñộng, dù ñó là hoạt ñộng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa… Nói ñến nhân tố con người là muốn nhấn mạnh ñến hoạt ñộng của con người, muốn khẳng ñịnh nhân tố con người là hoạt ñộng của con người riêng biệt, của nhóm, của cộng ñồng người là những khả năng của họ do những nhu cầu và lợi ích cũng như trí lực, thể lực của con người qui ñịnh. Cho nên, tích cực hóa nhân tố con người là phát hiện, làm bộc lộ và sử dụng tiềm năng sáng tạo của người lao ñộng. Do ñó, phát huy nhân tố con người chính là chăm lo, tạo ra những ñiều kiện cần thiết ñể mỗi người, mỗi cộng ñồng thể hiện tối ña năng lực của mình trong lao ñộng, trong hoạt ñộng sáng tạo nhằm ñẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội vì cuộc sống, vì hạnh phúc của mỗi con người. ðây cũng chính là quá trình làm cho mỗi con người trở thành chủ thể có ý thức trong sáng tạo ra lịch sử. Phát huy nhân tố con người về thực chất, cơ bản là nâng cao tính tích cực xã hội của con người lao ñộng. Vì tính tích cực xã hội là ñặc tính, năng lực cơ bản của con người, là tính chủ ñộng, lòng hăng say nhiệt tình của con người trong hoạt ñộng nhận thức và thực tiễn. Các hoạt ñộng này có ý nghĩa và có tác dụng thúc ñẩy sự phát triển của tiến bộ xã hội. ðiều cốt lõi ñể thôi thúc con người hoạt ñộng một cách tích cực ñó là nhu cầu và lợi ích. Nhu cầu là những ñòi hỏi của con người trong những ñiều kiện khách quan nhất ñịnh nhằm ñảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình. Nhu cầu xuất hiện sẽ thôi thúc chủ thể hoạt ñộng ñể thỏa mãn nhu cầu. Nhưng trên thực tế lịch sử cho thấy không phải cứ xuất hiện nhu cầu là ñược thỏa mãn một cách trực tiếp. Con người với tư cách là một chủ thể, ñể thỏa mãn nhu cầu của mình phải tiến hành ñồng thời hàng loạt các quan hệ xã hội khác nhau. Trong ñó quan hệ lợi ích ñược coi như là Trang 13 một khâu trung gian tất yếu trong quá trình thỏa mãn nhu cầu của mình. Lợi ích chính là cơ sở, ñộng lực trực tiếp của tính tích cực xã hội của con người. Mác ñã nhấn mạnh – tất cả những gì mà con người ñấu tranh ñể giành lấy ñều gắn liền với lợi ích của họ. Việc tạo ñiều kiện ñể cho người lao ñộng ñem hết tài năng, trí lực, sáng tạo của mình hăng hái tham gia vào mọi hoạt ñộng kinh tế, xã hội, trước hết là ñể ñảm bảo lợi ích thiết thân, thỏa mãn nhu cầu chính ñáng của bản thân họ ñó là vấn ñề cơ bản, mấu chốt ñể phát huy tính tích cực của người lao ñộng. Một khi con người ñã nhận thức ñược lợi ích, sẽ chuyển lợi ích thành ñộng cơ và mục ñích hoạt ñộng của mình. Theo Lênin, không phải bằng cách dựa vào nhiệt tình, mà nhiệt tình do cuộc cách mạng vĩ ñại sinh ra, phải biết khuyến khích lợi ích cá nhân, không như thế sẽ không dẫn ñược hàng chục vạn và hàng chục triệu người, ñến với chủ nghĩa cộng sản ñược. Lợi ích chính ñáng của cá nhân ñược tạo ra từ kết quả của lao ñộng cá nhân, lợi ích cá nhân chỉ phát triển ñược khi phát triển với lợi ích xã hội, thống nhất với lợi ích xã hội. Con người tồn tại và phát triển ñược là nhờ những ñiều kiện vật chất và tinh thần; trong ñó nhu cầu và lợi ích là một tất yếu ñối với cuộc sống của mỗi người. Nhu cầu biến thành ñộng cơ của những hoạt ñộng có mục ñích. Lợi ích kích thích con người hoạt ñộng. Nhu cầu và lợi ích là những ñộng lực hoạt ñộng của con người. Phủ nhận hoặc coi thường lợi ích cá nhân là biểu hiện của chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa bình quân, ñiều này sẽ dẫn tới vi phạm công bằng xã hội và triệt tiêu ñộng lực của con người. Khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976 – 1985 ñã chứng minh ñiều ñó, về thực chất là khủng hoảng ñộng lực hoạt ñộng của con người. Nguyên nhân chủ yếu là không giải quyết thỏa ñáng các quan hệ lợi ích – lợi ích chính ñáng của người lao ñộng là ñộng lực trực tiếp của quá trình sản xuất của cải vật chất và tinh thần không ñược quan tâm ñúng mức. Chúng ta ñã xem nhẹ nhân tố con người, ít chăm lo ñến ñiều kiện sống và làm việc của con người, chưa chú ý ñúng mức ñến phát triển con người, không ñáp ứng nhu cầu và lợi ích chính ñáng của người lao ñộng. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp ñã tạo ra nền kinh tế Trang 14 chỉ có một thành phần duy nhất, không có sản xuất hàng hóa, nền kinh tế này mang nội dung chính trị hơn là kinh tế, từ ñó hình thành một cơ chế là triệt tiêu ñộng lực nội tại cho hoạt ñộng sáng tạo của người lao ñộng. Cơ chế này vừa nuôi dưỡng tính thụ ñộng ỷ lại của người lao ñộng với tư cách là ñối tượng bị quản lí, ñồng thời nó lại kích thích tệ quan liêu ñặc quyền, ñặc lợi của những người trong bộ máy quản lý, chính ñiều này dẫn ñến sự bất công lớn trong xã hội. Xây dựng chế ñộ công hữu mà triệt tiêu ñộng lực của cá nhân, không bao hàm trong ñó sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội thì chế ñộ công hữu ấy bị biến dạng và sẽ dẫn ñến tình trạng không ai làm chủ. Cơ chế chính sách mà không ñảm bảo thỏa ñáng về quan hệ lợi ích không giải quyết tốt quan hệ lợi ích thì tất nhiên sẽ dẫn ñến rối loạn các quan hệ xã hội khác. + Còn theo quan ñiểm của Hồ Chí Minh và ðảng ta: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, ñược vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. ðiều cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là ñộc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong ñó, vấn ñề con người là vấn ñề lớn, ñược ñặt lên hàng ñầu và là vấn ñề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh ñoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, ñào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ và của cả cộng ñồng), ñó là tư tưởng ñược Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp ñấu tranh cách mạng giành ñộc lập dân tộc cũng như xây dựng ñất nước. Tư tưởng ñó cũng chính là nội dung cơ bản của toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. ðối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia ñình và của cộng ñồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người ñã nêu một ñịnh nghĩa về con người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia ñình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là ñồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người”[3]. Quan ñiểm ñó thể hiện ở chổ Người chưa bao giờ nhìn nhận con người một cách chung chung, trừu tượng. Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm ñến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính ñáng. ðem lại lợi ích cho con người chính Trang 15 là tạo ra ñộng lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không ñược quan tâm thỏa ñáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy ñược. Trong khi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: “ðấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giày xéo lên lợi ích cá nhân. Mỗi người ñều có tính cách riêng, sở trường riêng, ñời sống riêng của bản thân và của gia ñình mình”. Trong quan ñiểm về thực hiện một nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, theo Người, phải là một nền dân chủ chân chính, không hình thức, không cực ñoan, trong ñó mỗi con người cụ thể phải ñược ñảm bảo những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo hiến pháp và pháp luật. Con người, với tư cách là những cá nhân, không tồn tại biệt lập mà tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng ñồng dân tộc và với các loài người trên toàn thế giới. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà ñược ñề cập ñến một cách cụ thể, ñó là nhân dân Việt Nam, những con người lao ñộng nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, ñế quốc; là dân tộc Việt Nam ñang bị ñô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ". Lôgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước ñể ñến với chủ nghĩa Mác - Lênin, ñến với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm "con người" của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm "giai cấp vô sản cách mạng". Người ñề cập ñến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp ñó với các tầng lớp nhân dân lao ñộng khác (ñặc biệt là nông dân). Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu ñạt tới ñược mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược giải pháp; bàn về người cách mạng và ñạo ñức cách mạng, về hoạch ñịnh và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v...) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.[3] Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người ñược khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là ñộng lực của chính sự Trang 16 nghiệp ñó. Tư tưởng ñó ñược thể hiện rất triệt ñể và cụ thể trong lý luận chỉ ñạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong lý luận về xây dựng chế ñộ mới, Hồ Chủ tịch ñã khẳng ñịnh xây dựng chế ñộ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong kháng chiến giải phóng dân tộc cần xây dựng chế ñộ dân chủ nhân dân ñể ñẩy mạnh công cuộc kháng chiến, ñồng thời tạo ra những tiền ñề cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải thực hiện chế ñộ dân chủ nhân dân, vì như Người nói: ñây là cuộc chiến ñấu khổng lồ chống lại những cái gì ñã cũ kỹ, hư hỏng, ñể tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Cuộc chiến ñấu ấy sẽ không ñi ñến thắng lợi, nếu không dựa vào lực lượng của toàn dân. Về chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh không bao giờ quan niệm hình thái xã hội ñó như một mô hình hoàn chỉnh, một công thức bất biến. Bao giờ Người cũng coi trọng những ñiều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa khách quan. Người chỉ ñề ra những mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với những bước ñi thiết thực và những nội dung cơ bản nhất. Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao ñộng thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, ñược ấm no và ñược sống ñời hạnh phúc"; "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao ñời sống vật chất và văn hóa của nhân dân" xây dựng chủ nghĩa xã hội tức là làm cho nhân dân ta có một ñời sống thật sung sướng, tốt ñẹp. Người dạy xây dựng chủ nghĩa xã hội phải thiết thực, phù hợp với ñiều kiện khách quan, phải nắm ñược quy luật và phải biết vận dụng quy luật một cách sáng tạo trên cơ sở nắm vững tính ñặc thù, tránh giáo ñiều, rập khuôn máy móc. Sự sáng tạo ñó gần gũi, tương ñồng, nhất quán với luận ñiểm của Ăngghen: "ðối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay". Vì vậy, không chỉ trong lý luận về ñấu tranh giành ñộc lập dân tộc mà cả trong lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội khi ñịnh ra những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết, "cần có con người xã hội chủ nghĩa", Hồ Chí Minh ñã thể hiện nhất quán quan ñiểm về con người: con người là Trang 17 mục tiêu, ñồng thời vừa là ñộng lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người.[3] Người có một niềm tin lớn ở sức mạnh sáng tạo của con người. Lòng tin mãnh liệt và vô tận của Hồ Chí Minh vào nhân dân, vào những con người bình thường ñã ñược hình thành rất sớm. Từ những năm tháng Người bôn ba tìm ñường cứu nước, thâm nhập, lăn lộn, tìm hiểu thực tế cuộc sống và tâm tư của những người dân lao ñộng trong nước và nước ngoài. Người ñã khẳng ñịnh: "ðằng sau sự phục tùng tiêu cực, người ðông Dương ẩn giấu một cái gì ñang sôi sục, ñang gào thét, và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ ñến". Tin vào quần chúng, theo quan ñiểm của Hồ Chí Minh, ñó là một trong những phẩm chất cơ bản của người cộng sản. Và ñây cũng chính là chỗ khác căn bản, khác về chất, giữa quan ñiểm của Hồ Chí Minh với quan ñiểm của các nhà Nho yêu nước xưa kia (kể cả các bậc sĩ phu tiền bối gần thời với Hồ Chí Minh) về con người. Nếu như quan ñiểm của Hồ Chí Minh: "Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng ñoàn kết toàn dân", thì các nhà Nho phong kiến xưa kia mặc dù có những tư tưởng tích cực "lấy dân làm gốc", mặc dù cũng chủ trương khoan thư sức dân, nhưng quan ñiểm của họ mới chỉ dừng lại ở chổ coi việc dựa vào dân cũng như một kế sách, một phương tiện ñể thực hiện mục ñích trị nước, bình thiên hạ. Ngay cả những bậc sĩ phu tiền bối của Hồ Chí Minh, tuy là những người yêu nước một cách nhiệt thành, nhưng họ chưa có một quan ñiểm ñúng ñắn và ñầy ñủ về nhân dân, chưa có ñủ niềm tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân. Quan ñiểm tin vào dân, vào nhân tố con người của Người thống nhất với quan ñiểm của Mác, Ăngghen, Lênin: "Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử".[3] ðảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành ñộng. Tư tưởng về con người của ðảng Cộng sản Việt Nam nhất quán với tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Sự nhất quán ấy ñược thể hiện qua ñường lối lãnh ñạo cách mạng và qua các chủ trương chính sách của ðảng trong suốt quá trình ðảng lãnh ñạo công cuộc ñấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Trong sự nghiệp ñổi mới ñất nước hiện nay, tư tưởng ñó tiếp tục Trang 18 ñược ðảng ta quán triệt vận dụng và phát triển. Con người Việt Nam ñang là trung tâm trong "chiến lược phát triển toàn diện"; ñang là ñộng lực của công cuộc xây dựng xã hội mới với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước ñi lên chủ nghĩa xã hội". Công cuộc ñổi mới theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta do ðảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng cũng là nhằm ñạt tới mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa”. ðể ñạt tới mục tiêu ñó, nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá ñộ là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ñất nước. ðây là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước công nghiệp. ðối với nước ta, do xuất phát ñiểm thấp về sự phát triển của lực lượng sản xuất, của cơ sở vật chất – kỹ thuật, trình ñộ khoa học công nghệ…Nên sự nghiệp công nghiệp hóa lại càng khó khăn và ñòi hỏi chúng ta phải phát huy mọi tiềm năng vốn có của ñất nước ñể ñi vào công nghiệp hóa, hiện ñại hóa trong tiềm năng con người phải ñược khơi dậy. Tức là phải bằng mọi cách phát huy vai trò tích cực của con người Việt Nam cho sự nghiệp công nghiệp hóa ñất nước. ðiều ñó có nghĩa là phải tìm những giải pháp tốt nhất nhằm phát huy nhân tố con người – chủ thể của toàn bộ tiến trình ñó. Nhận thức ñược tầm quan trọng của nhân tố ñó, Nghị quyết ðại hội lần thứ VIII của ðảng ñã quán triệt một trong những quan ñiểm về công nghiệp hoá, hiện ñại hoá là “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. ðộng viên toàn dân cần kiệm xây dựng ñất nước…” [8]. Với quan ñiểm này, ðảng ta ñã xác ñịnh nhân tố con người chính là chủ thể, là nhân tố quyết ñịnh của quá trình công nghiệp hóa, hiện ñại hoá ñất nước. Con người là nhân tố quyết ñịnh sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của ñất nước và chế ñộ, là nguồn lực quan trọng nhất trước tiên và trên hết. Bởi vì nếu không có con người ngang tầm thời ñại thì không thể biến các chủ trương ñường lối thành hiện thực. Trong vấn ñề nhân lực ñiều quan trọng nhất là năng lực của các cấp lãnh ñạo có vai trò ñiều hành ñể thực hiện thắng lợi các các Nghị quyết của ðảng, của các cơ quan ñoàn thể ban ngành, bởi lẽ muốn cạnh tranh ñược trong cuộc chạy ñua phát triển rất cần khả năng của con người. Trang 19 1.2. Vai trò của nhân tố con người ñối với cách mạng Việt Nam ðại ñoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và ñội ngũ trí thức, dưới sự lãnh ñạo của ðảng là ñường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, ñộng lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết ñịnh bảo ñảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. ðảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, từ năm 1930 ñến nay, ñã lãnh ñạo cách mạng và dân tộc Việt Nam giành ñược những thắng lợi vĩ ñại, có ý nghĩa lịch sử và thời ñại. ðó là thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ñánh ñổ chế ñộ thuộc ñịa nửa phong kiến, thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc, kỷ nguyên ñộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; là thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt chống ñế quốc, thực dân giành ñộc lập thống nhất và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; là thắng lợi của sự nghiệp ñổi mới, từng bước ñưa ñất nước quá ñộ lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám trước hết là nhờ sự kết hợp ñúng ñắn giữa sự lãnh ñạo quả cảm, ñầy sáng tạo của ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với sức mạnh to lớn của toàn dân Việt Nam. Sức mạnh ấy của nhân dân ñược ñộng viên cao ñộ bằng tinh thần yêu nước, khát vọng ñộc lập, tự do và ñược tập hợp, tổ chức trong Mặt trận Việt Minh, các ñoàn thể cứu quốc ñã trở thành sức mạnh phi thường, làm nên một ðiện Biên Phủ lẫy lừng, một ðại thắng mùa Xuân năm 1975 ñược ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất. Trong thời kỳ cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh ấy của toàn dân, ñất nước ñã từng bước vượt qua những thử thách mới, vừa xây dựng lại ñất nước sau chiến tranh vừa bảo vệ vững chắc ñộc lập, chủ quyền của Tổ quốc, năng ñộng, sáng tạo tháo gỡ khó khăn và dũng cảm tìm ñường ñổi mới. Cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội ở nước ta ñã diễn ra từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX. Trong bối cảnh ñó, ðảng ñã từng bước ñổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn, ñúng ñắn hơn về chủ nghĩa xã hội và về thời kỳ quá ñộ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mặt khác, ðảng coi trọng tổng kết thực tiễn, lắng nghe ý kiến của nhân dân, làm rõ những mô hình, cách làm ñúng ñắn, sáng tạo của nhân dân các ñịa Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan