Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức về phòng tai biến cho người bệnh ung thư điều trị hóa chất ...

Tài liệu Thực trạng kiến thức về phòng tai biến cho người bệnh ung thư điều trị hóa chất theo đường tĩnh mạch ngoại biên của điều dưỡng tại bệnh viện k tân triều năm 2022

.PDF
44
1
136

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM HÀ MAI THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ PHÒNG TAI BIẾN CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT THEO ĐƯỜNG TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN K TÂN TRIỀU NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH PHẠM HÀ MAI THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ PHÒNG TAI BIẾN CHO NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT THEO ĐƯỜNG TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN K TÂN TRIỀU NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.Bs Trịnh Hùng Mạnh NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm chuyên đề cũng như trong suốt quãng thời gian học tập. Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, Bộ môn Nội trường Đại học Điều dưỡng Nam Định; Xin cảm ơn khoa Nội 1, Nội 5, khoa Nhi, bệnh viện K Tân Triều và các khoa phòng Bệnh viện K đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Giảng viên TS.Bs Trịnh Hùng Mạnh, người thầy không chỉ đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong quá trình làm chuyên đề, mà còn luôn tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy, cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định các thầy; các anh, chị và các bạn lớp chuyên khoa I – khóa 9 đã luôn giúp đỡ, động viên góp ý cho tôi trong quá trình học tập và làm báo cáo chuyên đề. Với thời gian thực hiện chuyên đề, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ các quý thầy cô và các bạn cùng lớp để em sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này. Xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Phạm Hà Mai ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Phạm Hà Mai iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………. Error! Bookmark not defined. LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC VIẾT TẮT…………………………………………………….. ..Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………….. Error! Bookmark not defined. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1 .......................................................................................................... 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 3 1.1. Định nghĩa điều trị hóa chất và một số khái niệm liên quan ................... 3 1.2. Quy trình truyền hóa chất ....................................................................... 6 1.3. Tác dụng phụ, tai biến có thể xảy ra khi truyền hóa chất bằng tĩnh mạch9 1.4. Nghiên cứu liên quan về kiến thức phòng chống tai biến của điều dưỡng khi điều trị hóa chất bằng đường tĩnh mạch ................................................... 11 1.4.1. Trên thế giới .................................................................................. 11 1.4.2. Tại Việt Nam ................................................................................. 12 1.5. Giới thiệu về bệnh viện K Tân Triều ...................................................... 12 Chương 2MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT.......................................... 15 2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ...................................................... 15 2.2. Thực trạng kiến thức về phòng tai biến cho người bệnh ung thư điều trị hóa chất theo đường tĩnh mạch ngoại biên của điều dưỡng tại bệnh viện K Tân Triều ...................................................................................................................... 16 Chương 3 ........................................................................................................ 23 BÀN LUẬN ..................................................................................................... 23 3.1. Thực trạng kiến thức về phòng tai biến cho người bệnh ung thư điều trị hóa chất theo đường tĩnh mạch ngoại biên của điều dưỡng tại bệnh viện K Tân Triều năm 2022 ...................................................................................................... 23 iv 3.2. Thuận lợi.............................................................................................. 27 3.3. Khó khăn ............................................................................................. 28 3.4. Các giải pháp khắc phục ...................................................................... 29 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các tác dụng phụ theo cơ quan khi điều trị hóa trị ............................ 9 Bảng 2.1. Thông tin chung của người tham gia khảo sát (n=50) .................... 166 Bảng 2.1. Kiến thức về các tai biến có thể gặp .............................................. 167 Bảng 2.3. Kiến thức về phòng ngừa tai biến shock ........................................ 188 Bảng 2.4. Kiến thức về phòng ngừa tai biến dị ứng ....................................... 198 Bảng 2.5. Kiến thức về phòng ngừa tai biến thoát mạch ................................ 199 Bảng 2.6. Kiến thức về phòng ngừa tai biến trên đường tiêu hóa................... 209 Bảng 2.7. Kiến thức về phòng ngừa tai biến rụng tóc ...................................... 20 Bảng 2.8. Kiến thức về phòng ngừa tai biến đau ............................................. 20 Bảng 2.9. Thực hành phòng ngừa tai biến cho người bệnh ung thư điều trị hóa chất bằng đường tĩnh mạch ngoại biên ............................................................ 21 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Hình ảnh bệnh viện K Tân Triều.................................................... 144 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư là sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào liên quan đến quá trình phân chia, các tế bào này có khả năng xâm nhập, phá hủy các mô bình thường của cơ thể với tốc độ tùy thuộc vào loại ung thư, thể trạng người bệnh và các phương pháp điều trị [1]. Tỉ lệ ung thư hàng năm đều gia tăng, dựa theo dữ liệu chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tổng cộng 18 triệu trường hợp mới được chẩn đoán trong năm 2018 [9], [10], [7]. Tỷ lệ tần suất giữa nam và nữ là > 1 đối với tất cả các bệnh ung thư, ngoại trừ tuyến giáp (tức là 0,30). Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai trên toàn thế giới (8,97 triệu trường hợp tử vong) sau bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhưng có khả năng sẽ trở thành nguyên nhân đầu tiên vào năm 2060 (~ 18,63 triệu trường hợp tử vong) [11]. Tại Việt Nam, theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị khoa học phòng chống ung thư thường niên lần thứ 9 - Huế 2021; số liệu cập nhật từ Ghi nhận ung thư toàn cầu, GLOBOCAN- 2020 cho thấy tại Việt Nam, tỷ lệ mắc mới đã tăng lên 9 bậc (xếp thứ 90/185 quốc gia) và tỷ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc (xếp thứ 50/185 quốc gia) so với ghi nhận năm 2018. Cả nước hiện có khoảng hơn 350.000 bệnh nhân đang sống với bệnh ung thư [13],[3]. Ung thư có nhiều phương pháp điều trị, các phương pháp bao gồm phẫu thuật lấy bỏ khối ung thư, điều trị hóa chất, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng liệu pháp trúng đích, điều trị hỗ trợ và nâng đỡ. Trong đó điều trị hóa chất là phương pháp sử dụng các loại thuốc đơn độc hay phối hợp nhằm phá hủy tế bào ung thư, ngăn chặn sự phát triển hoặc làm giảm kích thước của chúng, ngoài ra còn có mục đích làm giảm triệu chứng do khối u gây ra hoặc hỗ trợ phương pháp phẫu thuật, xạ trị trong điều trị ung thư. Hóa chất được sử dụng có thể bằng đường uống, đường tiêm dưới da, tiêm bắp, tiêm truyền tĩnh mạch, hoặc có thể có đường dùng tại chỗ cho hiệu quả cao như bàng quang, màng phổi…Trong đó điều trị hóa chất bằng truyền tĩnh mạch được áp dụng phổ biến hơn cả trong điều trị hóa chất. Các thuốc được dùng trong phương pháp truyền tĩnh mạch nói riêng và điều trị hóa chất nói chung hoạt động 2 dựa trên cơ chế gây độc tế bào, tác động lên quá trình phân chia nhanh chóng của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, bên cạnh tác dụng tác động các tế bào ác tính, thuốc hóa trị cũng có ảnh hưởng nhất định lên các tế bào lành và gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Do đó để nhằm hạn chế các tai biến trong điều trị hóa chất bằng đường truyền tĩnh mạch, vai trò của nhân viên y tế trong việc bổ sung các kiến thức và thực hành trong phòng chống tai biến cho người bệnh truyền hóa chất bằng đường tĩnh mạch là vô cùng quan trọng và thiết thực; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh viện K Tân Triều (bệnh viện K3) là một trong 3 cơ sở khám và chữa bệnh thuộc bệnh viện K, thực hiện khám, chữa bệnh ung bướu cho người bệnh ở trong và ngoài nước, có lượng bệnh nhân ung thư đến khám lớn mỗi ngày [2], theo đó số lượng bệnh nhân đến điều trị hóa chất bằng truyền tĩnh mạch nhu cầu cao. Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu nào tại bệnh viện K Tân Triều đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành phòng tai biến cho người bệnh ung thư điều trị hóa chất theo đường tĩnh mạch ngoại biên, do đó, em tiến hành viết chuyên đề: “Thực trạng kiến thức về phòng tai biến cho người bệnh ung thư điều trị hóa chất theo đường tĩnh mạch ngoại biên của điều dưỡng tại bệnh viện K Tân Triều năm 2022” với 2 mục tiêu chính sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức về phòng tai biến cho người bệnh ung thư điều trị hóa chất theo đường tĩnh mạch ngoại biên của điều dưỡng tại bệnh viện K Tân Triều năm 2022. 2. Đề xuất 1 số giải pháp nhằm nâng cao kiến thức về phòng tai biến cho người bệnh ung thư điều trị hóa chất theo đường tĩnh mạch ngoại biên của điều dưỡng tại bệnh viện K Tân Triều. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Định nghĩa điều trị hóa chất và một số khái niệm liên quan 1.1.1. Định nghĩa về hóa trị liệu - Hóa trị liệu hay điều trị hóa chất là phương pháp điều trị toàn thân bằng cách đưa các loại thuốc hoá chất vào cơ thể (uống, tiêm, truyền tĩnh mạch, truyền động mạch...) nhằm mục đích tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư đã và đang lưu hành trong cơ thể người bệnh [1]. Tuy nhiên, hoá chất tiêu diệt tế bào ung thư thì cũng gây huỷ hoại tế bào lành và có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ toàn thân, vì vậy liều lượng hoá chất đưa vào cơ thể bị hạn chế, có nhiều bệnh bản thân hoá chất không điều trị triệt để được mà phải phối hợp với các phương pháp điều trị khác [1]. - Điều trị hóa chất bằng đường tĩnh mạch hay truyền hóa chất là phương pháp đưa hóa chất vào cơ thể bằng con đường tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ác tính. Ngày nay có 2 con đường truyền hóa chất là truyền bằng tĩnh mạch ngoại vi và truyền vào tĩnh mạch trung tâm. Hầu hết các thuốc hóa trị ung thư đều được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch ngoại biên (tĩnh mạch nhỏ) của bệnh nhân bằng một ống nhựa, nhỏ, mềm mại, gọi là catheter. Một kim tiêm được sử dụng để tiêm vào mạch máu ở cẳng tay hoặc cánh tay, khi rút kim ra thì catheter được lưu lại trong lòng tĩnh mạch. Đối với một số trường hợp, kỹ thuật viên có thể lưu catheter lại trong từ 1 đến 7 ngày nhằm duy trì việc truyền dịch liên tục với tốc độ cố định và điều khiển bằng máy truyền dịch. Sau đó, catheter được rút ra và tiêm một đường truyền mới cho lần hóa trị tiếp theo. Bất lợi của phương pháp truyền hóa chất tĩnh mạch ngoại biên là kim và catheter được đặt ở tĩnh mạch tay – là tĩnh mạch nhỏ, hầu như sẽ để lại sẹo và gây tổn hại tĩnh mạch trong suốt quá trình hóa trị liệu lâu dài. Qua thời gian, tổn thương này sẽ gây khó khăn nhiều hơn cho các điều dưỡng, vì mỗi lần phải thực 4 hiện đường truyền trên một tĩnh mạch đã sẵn bị tổn thương. Bên cạnh đó, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu nếu như việc tiến hành đường truyền không thuận lợi. Thậm chí bệnh nhân còn có cảm giác đau đớn, bất tiện, đặc biệt với những bệnh nhân thể trạng mệt mỏi, suy kiệt, đau mãn tính do ung thư. Do đó, một lựa chọn khác cho việc hóa trị liệu ung thư là truyền thuốc vào tĩnh mạch lớn, gọi là tĩnh mạch trung tâm (hay tĩnh mạch trung ương). Tĩnh mạch này gần tim hơn, tạo điều kiện cho hóa chất đi ngay vào vòng tuần hoàn lớn, hạn chế tình trạng tổn thương ở tĩnh mạch ngoại vi. Đối với đường truyền tĩnh mạch trung ương, việc truyền thuốc trở nên thuận tiện hơn, hạn chế sự tổn hại tĩnh mạch từ hóa chất, ngoài ra có thể lấy máu xét nghiệm khi cần thiết một cách tương đối dễ dàng mà không phải thực hiện chích lại. Khi tiến hành truyền hóa chất tĩnh mạch cho bệnh nhân, cần thiết phải có một đường truyền trung ương đủ lớn, đủ ổn định để hoàn thành một hay nhiều bước trong phác đồ hóa trị liệu ung thư, giúp cho công việc của nhân viên y tế thuận lợi hơn, hạn chế xảy ra các tai biến khi truyền dịch, đồng thời tạo cảm giác yên tâm và dễ chịu hơn cho người bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân được đặt buồng tiêm tĩnh mạch ngay từ khi khởi đầu liệu trình điều trị ung thư với hóa chất, hoặc ngay sau khi phẫu thuật ung thư đã ổn định. Bác sĩ là người tư vấn, chỉ định và lên kế hoạch lựa chọn loại buồng tiêm phù hợp với từng bệnh cảnh cụ thể. 1.1.2. Khái niệm kiến thức và thực hành - Kiến thức: Kiến thức là một cụm từ được sử dụng rất thường xuyên trong đời sống thường ngày. Theo Đại từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý kiến thức là điều hiểu biết do tìm hiểu, học tập mà nên: kiến thức khoa học, kiến thức văn hóa, có kiến thức nuôi con [6]. Kiến thức hay tri thức của mỗi người được tích lũy dần qua quá trình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống. Mỗi người có thể thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như từ thầy cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những người xung quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp. 5 Kiến thức là một trong những yếu tố quan trọng giúp con người có các suy nghĩ về tình cảm, thái độ đúng đắn, từ đó dẫn đến những hành vi hay thực hành phù hợp trước mỗi sự việc hay tình huống cụ thể. Kiến thức của mỗi người được tích lũy trong suốt cuộc đời. Có các kiến thức hay hiểu biết về bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ nâng cao sức khỏe là điều kiện cần thiết để mọi người có cơ sở thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh. Các kiến thức về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe mỗi người có thể thu được từ các nguồn khác nhau, được tích lũy thông qua các hoạt động thực tiễn. Vai trò của ngành Y tế và cán bộ y tế trong việc cung cấp kiến thức cho người dần trong cộng đồng là rất quan trọng thông qua việc thực hiện nhiệm vụ Kiến thức về phòng chống tai biến cho người bệnh điều trị hóa chất bằng đường tĩnh mạch là những hiểu biết của nhân viên y tế về phòng chống các tai biến trong và sau khi điều trị hóa chất bằng đường tĩnh mạch cho người bệnh như các thông tin liên quan đến các tác dụng phụ của truyền hóa chất. Việc tìm hiểu và nắm vững những thông tin như vậy có thể giúp người bệnh tránh gặp các tai biến do truyền hóa chất đường tĩnh mạch gây ra từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. - Thực hành Thực hành: là làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế. Lý thuyết đi đôi với thực hành hay thi hành, thực hiện [6]. Thực hành nghiêm túc các quy chế của cơ quan. Thực hành là biến các kiến thức, hiểu biết thành các hoạt động cụ thể để đạt được những mục đích nhất định. Hoạt động thực hành phòng, chống bệnh tật rất đa dạng và phong phú. Để có các thực hành phòng chống bệnh tật đúng đắn trước tiên phải đạt được các cơ sở kiến thức, hiểu biết về vấn đề sức khỏe bệnh tật và đạt được ở đối tượng các thái độ quan tâm tích cực, đúng mức đến vấn đề sức khỏe, bệnh tật. Vì thế các cá nhân và cộng đồng cần được giáo dục và hướng dẫn thực hành bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân và cho cộng đồng. Như vậy “thực hành” với nghĩa là làm cho mọi người dân thực hành phòng chống bệnh tật, chăm sóc nâng cao sức khỏe có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống mỗi cá nhân và của cộng đồng. 6 Thực hành phòng chống tai biến cho người bệnh điều trị hóa chất bằng đường tĩnh mạch: là việc các nhân viên y tế có kiến thức về bệnh cũng như hiểu biết các biện pháp thực hành có khả năng làm giảm nguy cơ xuất hiện các tai biến do truyền hóa chất đường tĩnh mạch gây ra từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. 1.2. Quy trình truyền hóa chất [4] 1.2.1. Mục đích - Đưa hóa chất vào cơ thể qua đường tĩnh mạch ngoại vi theo chỉ định điều trị. - Thực hiện tiêm truyền thuốc hoá chất, chăm sóc bệnh trước, trong và sau khi truyền hoá chất. 1.2.2. Chuẩn bị - Chuẩn bị người bệnh + Tư tưởng: Động viên, an ủi, giải thích để người bệnh yên tâm, tin tưởng không quá lo lắng sợ hãi các tác dụng phụ của thuốc, giải thích các dấu hiệu của thoát mạch. + Thể trạng chung (quan sát, hỏi): có lo lắng, căng thẳng, tinh thần mệt mỏi, quá ưu phiền. + Cho bệnh nhân đi đại tiện, tiểu tiện trước khi truyền hóa chất. + Đo dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp). + Tư thế: Cho bệnh nhân được truyền ở tư thế thích hợp nhất. - Dụng cụ + Khay vô khuẩn. + Kìm Kocher. + Bơm, kim tiêm 5ml, 10ml, 20ml. + Gạc miếng vô khuẩn. + Bộ dây truyền. + Bát kền (đuổi không khí). + Hộp đựng bông cồn vô khuẩn. + Cồn 70º – Cồn Iốt 1%. 7 + Các loại thuốc khác (nếu có). + Y lệnh thuốc của bác sĩ điều trị. + Thuốc hóa chất đã pha theo y lệnh. - Các dụng cụ khác + Cọc truyền. + Khay quả đậu. + Kéo, băng dính, băng cuộn. + Gối kê tay có bọc nylon, dây cao su, nẹp gỗ. + Hộp thuốc chống sốc. + Hộp thuốc xử trí thoát mạch. + Máy đo huyết áp, nhiệt kế… + Hộp đựng vật sắc nhọn, xô đựng rác thoải y tế, xô đựng rác thải sinh hoạt. 1.2.3. Các bước tiến hành - Điều dưỡng đội mũ, rửa tay, đeo khẩu trang, đi găng. - Thực hiện 5 đúng: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời gian, giải thích cho bệnh nhân (BN) và gia đình các dấu hiệu của thoát mạch, khi phát hiện thoát mạch lập tức khóa đường truyền, báo ngay cho điều dưỡng hoặc bác sĩ biết để xử trí kịp thời. - Kiểm tra dịch truyền, đặt quang treo và chai dịch, sát khuẩn nút chai, pha thuốc (nếu cần). - Cắm dây truyền vào chai khóa lại, cắt băng dính. - Chọn tĩnh mạch, đặt gối kê tay dưới vùng truyền (động viên người bệnh). - Treo chai dịch, đuổi khí qua dây, khóa lại. - Đi găng, buộc dây garo trên vùng truyền 3 – 5cm. - Sát khuẩn vùng truyền từ trong ra ngoài 2 lần, sát khuẩn tay điều dưỡng. - Căng da, cầm kim ngửa mũi vát chếch 30 đưa kim vào tĩnh mạch thấy máu trào ra, tháo dây garo. - Mở khóa cho dịch chảy vào, cố định kim và dây truyền, che kim bằng gạc vô khuẩn, cố định vào nẹp (nếu cần). - Điều chỉnh tốc độ, truyền theo số thứ tự chai dịch, chai thuốc hóa chất theo 8 y lệnh. - Sau mỗi chai hóa chất bắt buộc phải truyền dung dịch Glucose 5% hoặc NaCl 0,9% (theo y lệnh) trước khi truyền loại thuốc hóa chất khác từ 15-20 phút. - Ghi phiếu theo dõi truyền hóa chất. Theo dõi bệnh nhân trong truyền thuốc hóa chất + Theo dõi sát sắc thái, diễn biến của người bệnh. + Theo dõi lưu thông của thuốc, tốc độ truyền. + Theo dõi các phản ứng, tác dụng phụ, thoát mạch ( như sốc, phản ứng di ứng thuốc, nôn, buồn nôn, đau bụng, phồng, sưng, đau tại vị trí cắm kim đang truyền), thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để cùng phối hợp xử trí kịp thời. - Thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay. - Phải dùng dung dịch Glucose 5% hoặc NaCl 0,9% truyền 10-15 phút trước khi rút kim - Rút kim – đặt bông – dán băng dính (nếu cần). - Giúp người bệnh về tư thế thoải mái, hướng dẫn người bệnh những điều cần thiết, ghi phiếu theo dõi chăm sóc. 1.2.4. Đánh giá ghi hồ sơ và báo cáo - Đánh giá tình trạng người bệnh trong và sau khi truyền hóa chất. - Ghi hồ sơ tình trạng người bệnh, các thông số cần theo dõi 15 phút/1lần trong giờ đầu, sau 30 phút/1lần đến khi hết truyền hóa chất. 1.2.5. Hướng dẫn người bệnh và gia đình - Hướng dẫn người bệnh và gia đình không được tự ý thay đổi tốc độ truyền thuốc. - Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường (như nôn, rét run, vã mồ hôi, khó thở, thuốc không xuống hoặc đau tức, phồng tại vùng truyền…) báo ngay cho điều dưỡng hoặc bác sĩ. - Sau truyền hóa chất xong BN có các biểu hiện như: nôn, buồn nôn, sốt, tiêu chảy, ăn kém phải thông báo kịp thời cho điều dưỡng và bác sĩ biết để 9 xử trí. 1.3. Tác dụng phụ, tai biến có thể xảy ra khi truyền hóa chất bằng tĩnh mạch Các thuốc điều trị ung thư có tác dụng kìm chế sự phát triển của khối u bằng cách ức chế quá trình nhân lên của khối u. Tuy nhiên sự nhân lên là đặc tính của cả tế bào bình thường, do vậy các hoá chất điều trị ung thư sẽ tác động lên cả tế bào lành, gây tác dụng có hại. Trong cơ thể, các cơ quan có tế bào phân chia nhanh, mạnh là: tuỷ xương (gây suy tủy), nang tóc (rụng tóc), cơ quan sinh dục (thiểu năng sinh dục, quái thai), niêm mạc đường tiêu hoá (nôn, tiêu chảy)… nên tác dụng không mong muốn của các hoá chất chống ung thư sẽ biểu hiện sớm nhất ở những cơ quan này. Ngoài ra, một số thuốc tác động đặc trưng trên một số cơ quan: hệ thần kinh (Alcaloid), xơ phổi (Bleomycin), tim (Doxorubicin), viêm bàng quang chảy máu (Endoxan, Isphosphamid). Bảng 1.1. Các tác dụng phụ theo cơ quan khi điều trị hóa trị Cơ quan Độc tính - Thoát mạch Hệ thống - Gây độc tủy xương tuần hoàn và - Giảm bạch cầu, tiểu cầu miễn dịch - Gây suy tim, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim đối với bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch - Giảm trí nhớ, độ tập trung Hệ thần kinh, hệ cơ - Lo lắng, stress - Đau, yếu cơ, tê chi (viêm dây thần kinh ngoại biên) - Vận động châm chạp hơn trước, rối loạn thăng bằng và phối hợp động tác 10 - Khô và loét miệng, làm bệnh nhân nhai và nuốt gặp khó khăn, dễ nhiễm trùng - Cảm thấy có vị kim loại trong miệng, các đám trắng hoặc Hệ tiêu hóa vàng trong miệng - Buồn nôn và nôn - Tiêu chảy, táo bón, đầy bụng - Thay đổi tình trạng dinh dưỡng - Rụng tóc, rụng lông mày, lông mi và lông trên người Hệ da, tóc, - Da bị khô, ngứa và phát ban móng - Móng tay, móng chân mọc chậm, dễ gãy và bị chuyển màu nâu hoặc vàng, có thể bị bong ra - Rối loạn kinh nguyệt hoặc tắt kinh bất thường - Khô âm đạo, tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ quan sinh dục (đối Cơ quan sinh với nữ) dục-sinh sản - Phụ nữ mang thai có thể ảnh hưởng thai nhi - Có thể ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh trùng (đối với nam) Hệ tiết niệu Hệ xương - Giảm lượng nước tiểu, phù tay chân - Tiểu buốt, tiểu nhiều lần - Giảm nồng độ canxi trong máu - Loãng xương Bệnh nhân đang điều trị ung thư thường gặp các tác dụng phụ sau: - Thoát mạch - Buồn nôn và nôn - Tăng nhạy cảm và phản vệ. - Thiếu máu - Các biến đổi trên xét nghiệm: Giảm tiểu cầu; giảm bạch cầu; giảm hồng cầu 11 - Sốt - Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa Thường gặp tác dụng phụ trên đường tiêu hóa ở bệnh nhân ung thư: các tổn thương miệng như loét, nhiễm trùng và viêm là phổ biến; Nhiễm nấm miệng; Bệnh tiêu chảy; Táo bón; Chán ăn. - Đau - Trầm cảm - Rụng tóc - Hội chứng ly giải u,… Việc kiểm soát, quản lí các tác dụng phụ này sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh, trong quá trình điều trị. 1.4. Nghiên cứu liên quan về kiến thức phòng chống tai biến của điều dưỡng khi điều trị hóa chất bằng đường tĩnh mạch 1.4.1. Trên thế giới Tháng 8/2016, Chung S.-A., Choi E.-H và cộng sự đã công bố kết quả nghiên cứu đề tài “Đánh giá kiến thức và thực hành về phòng chống thoát mạch ở bệnh nhân truyền hóa chất”. Nghiên cứu nhằm xác định mức độ hiểu biết và hiệu quả hoạt động của điều dưỡng để ngăn ngừa sự thoát mạch. Đối tượng của nghiên cứu này là 293 điều dưỡng làm việc tại ba bệnh viện đại học, hai bệnh viện đa khoa và một bệnh viện chuyên khoa thường xuyên thực hiện hóa trị tại thành phố D. Điểm cao nhất cho kiến thức của điều dưỡng liên quan đến thuốc thoát mạch là 18,50 ± 2,18. Kiến thức và hiệu suất cũng cao hơn đối với các điều dưỡng trên 50 tuổi và đã lập gia đình, có kinh nghiệm lâm sàng hơn 10 năm và được đánh giá cao trong hiểu biết về thoát mạch. Điều cần thiết là phải phát triển các kế hoạch khác nhằm thúc đẩy việc ngăn chặn sự thoát dịch và cung cấp một chương trình giáo dục liên tục để ngăn chặn sự thoát ly. Do đó, các bệnh viện cần vận hành các nhóm quản lý an toàn bệnh nhân để phát triển các quy trình chuẩn hóa và giáo dục điều dưỡng và những người có liên quan [8]. Năm 2020, Sharour L.A. đã báo cáo kết quả nghiên cứu mô tả cắt ngang về kiến thức của điều dưỡng ung bướu liên quan đến chăm sóc bệnh nhân thoát mạch 12 sau hóa trị. Một mẫu gồm 110 điều dưỡng ung thư tham gia vào nghiên cứu; 78 nam (70,9%) và 32 nữ (29,1%). Tuổi trung bình là 26,4 (5,24 SD) năm. Kết quả cho thấy đa số người tham gia có bằng cử nhân điều dưỡng (91,9%). Cuối cùng, 94,6% (104) người tham gia báo cáo mong muốn tham dự một chương trình giáo dục có cấu trúc về hóa trị thoát mạch. Kiến thức của điều dưỡng khoa ung thư về định nghĩa và các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến hóa trị liệu là thỏa đáng. Tuy nhiên, kiến thức về các yếu tố nguy cơ còn hạn chế. Nhìn chung, kết quả cho thấy tỷ lệ cao những người tham gia có thông tin chính xác về thủ tục. Tuy nhiên, thiếu kiến thức về vị trí chèn và các đặc điểm của ống thông đã được báo cáo. Kết quả cho thấy có sự thiếu hụt kiến thức giữa những người tham gia về tất cả các phương pháp điều trị cụ thể [12]. 1.4.2. Tại Việt Nam Năm 2012, Phạm Văn Thành đã tiến hành nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả xử trí, chăm sóc thoát mạch trên bệnh nhân ung thư truyền hóa chất”. Qua nghiên cứu trên 35 BN có chỉ định truyền hóa chất bị thoát mạch đã được xử trí, chăm sóc tại khoa Nội 3 Tam Hiệp – Bệnh viện K, kết quả cho thấy Tỷ lệ BN bị thoát mạch khi truyền dùng kim bướm rất cao 77,1%. Kết quả sau khi xử trí thoát mạch 3-5 ngày thì đa số các triệu chứng giảm đáng kể nhưng vẫn còn có số ít các triệu chứng nặng lên ≤10%; Di chứng chủ yếu sau khi xử trí thoát mạch chủ yếu là chai cứng 71,4%, chai cứng và đau 14,3%; Đa số bệnh nhân hài lòng với kết quả xử trí và thái độ xử trí của điều dưỡng [5]. Qua các nghiên cứu trên cho thấy, tỉ lệ bị tai biến sau điều trị hóa chất bằng đường tĩnh mạch rất cao, việc phát hiện và xử trí kịp thời các tai biến là quan trọng và thiết thực đối với mỗi điều dưỡng ung bướu. Trang bị kiến thức và đánh giá về thực hành trong phòng chống tai biến cho người bệnh điều trị hóa chất bằng đường tĩnh mạch là cần thiết ở mỗi người điều dưỡng ung bướu. 1.5. Giới thiệu về bệnh viện K Tân Triều Bệnh viện K Tân Triều (bệnh viện K3) là một trong 3 cơ sở khám và chữa bệnh thuộc bệnh viện K, thực hiện khám, chữa bệnh ung bướu cho người bệnh ở 13 trong và ngoài nước [2]. Bệnh viện K Tân Triều là cơ sở được tách ra từ bệnh viện K Trung ương cơ sở 1 tại số 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bệnh viện K Trung ương được thành lập từ năm 1923 tiền thân là bệnh viện Radium Đông Dương. Đến năm 1969 bệnh viện được đổi tên là bệnh viện K Trung ương. Bệnh viện K thuộc Bộ Y tế, là cơ sở hàng đầu trong việc khám và chẩn đoán các loại ung thư, tầm soát và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất [2]. Bệnh viện K cơ sở 3 (Bệnh viện K Tân Triều) có địa chỉ tại 30 Cầu Bươu, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội. Bệnh viện được đưa vào hoạt động từ năm 2012, sau khi đi vào hoạt động đã giúp giảm tải lượng bệnh nhân tại cơ sở Quán Sứ, đồng thời giúp nâng cao hiệu quả khám và chữa bệnh. Ngoài khám và chữa các bệnh về Ung bướu bệnh viện còn là nơi đào tạo các cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học, triển khai những công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Bệnh viện có thế mạnh trong việc áp dụng các phương pháp chẩn đoán cũng như đưa ra phác đồ điều trị hầu hết các bệnh ung thư. Ứng dụng kỹ thuật mới Hiện nay, bệnh viện đã đưa vào sử dụng và áp dụng những kỹ thuật hiện đại trong điều trị bệnh như: - Ứng dụng liệu pháp miễn dịch, điều trị nhắm trúng đích với bệnh nhân mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư dạ dày. - Ứng dụng các kỹ thuật xạ trị tiên tiến nhất hiện nay như xạ trị áp sát, xạ trị từ ngoài cho bệnh nhân mắc ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng. Sử dụng Robot trong quá trình phẫu thuật và khi xạ trị - Thực hiện nút động mạch gan, nút tĩnh mạch cửa giúp tăng thể tích gan - Điều trị Gamma Knife thường quy với bệnh nhân bị mắc ung thư não hoặc một số những căn bệnh về não như: u sọ, u - Đốt u bằng sóng cao tần và sống vi sóng mảng não, dị dạng động tỉnh mạch, khối u nguyên phát đi căn sang nào... Việc áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong khám và chữa bệnh tại bệnh viện K Tân Triều không chỉ giúp mang lại hiệu quả chữa bệnh và còn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ cho người bệnh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan