Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 đ...

Tài liệu Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại trung tâm y tế huyện lạng giang, bắc giang

.PDF
43
1
125

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN QUANG DUẨN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LẠNG GIANG, BẮC GIANG BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN QUANG DUẨN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LẠNG GIANG, BẮC GIANG Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. BÙI CHÍ ANH MINH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định, các thầy cô giáo trong toàn trường đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới ThS. Bùi Chí Anh Minh - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành Ban giám đốc, các anh chị nhân viên y tế, các anh chị bác sỹ, điều dưỡng tại Trung tâm y tế huyện Lạng Giang đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi cũng vô cùng biết ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn ở bên chia sẽ, động viên tôi trong suốt quá trình học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất. Song không thể tránh khỏi những thiếu xót mà bản thân chưa nhìn thấy được. Tôi rất mong sự đóng góp của Qúy thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè trong lớp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Nam Định, ngày 25 tháng 7 năm 2022 Học viên Nguyễn Quang Duẩn ii LỜI CAM ĐOAN Đề tài khóa luận: “Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang năm 2022” Em xin cam đoan đã thực hiện khóa luận này một cách trung thực và nghiêm túc. Các số liệu được sử dụng trong khóa luận đã được điều tra tại Trung tâm y tế huyện Lạng Giang, Tỉnh Bắc Giang. Trong quá trình làm đề tài khóa luận, các tài liệu tham khảo được sử dụng đã trích dẫn và chú thích rõ ràng. Nam Định, ngày 25 tháng 7 năm 2022 Học viên Nguyễn Quang Duẩn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iv ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 MỤC TIÊU .................................................... Error! Bookmark not defined. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................ 3 1.1. Cở sở lý luận ........................................................................................ 3 1.1.1. Định nghĩa, phân loại, tiêu chuẩn chẩn đoán .................................. 3 1.1.2. Điều trị đái tháo đường type II........................................................ 4 1.1.3. Tình trạng chế độ dinh dưỡng . ....................................................... 5 1.1.4. Các phương pháp ............................................................................ 7 1.1.5. Một số khuyến cáo về thói quen ăn uống của người bệnh ĐTĐ ...... 7 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 8 1.2.1. Một số nghiên cứu liên quan về chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của người bệnh ĐTĐ type 2 trên thế giới......................................... 8 1.2.2. Một số nghiên cứu liên quan về chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của người bệnh ĐTĐ type 2 tại Việt Nam. .................................... 10 Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ....................................... 12 2.1. Giới thiệu về phương pháp nghiên cứu ............................................... 12 2.2. Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng người bệnh đái tháo đường type 2 ........................................................................................................ 14 2.3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................ 14 2.3.2. Thói quen ăn uống của người bệnh đái tháo đường Type 2........... 15 Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................... 21 3.1. Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng ........................................ 21 3.2. Hạn chế của nghiên cứu: .................................................................... 23 3.3. Giải pháp khắc phục vấn đề ................................................................ 23 3.3.1. Đối với người dân......................................................................... 23 3.3.2. Đối với nhân viên y tế .................................................................. 24 KẾT LUẬN.................................................................................................. 25 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ....................................................................... 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VÀ PHỎNG VẤN NGƯỜI BỆNH iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMI Body Mass Index – Chỉ số khối cơ thể ĐTĐ Đái tháo đường TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới TTYT Trung tâm Y tế TTDD Tình trạng dinh dưỡng LPDD Liệu pháp dinh dưỡng NB Người bệnh iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Mục tiêu điều trị cần đạt ở người bệnh đái tháo đường trưởng thành, không có thai ..................................................................... 4 Bảng 2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .................................... 14 Bảng 2.2: Thói quen chia nhỏ bữa ăn của đối tượng nghiên cứu................... 15 Bảng 2.3. Thói quen ăn trước khi đi ngủ của đối tượng nghiên cứu .............. 16 Bảng 2.4. Thói quen ăn nhạt của đối tượng nghiên cứu ................................ 16 Bảng 2.5. Thói quen chế biến thực phẩm của đối tượng nghiên cứu ............. 16 Bảng 2.6. Thói quen ăn thịt, rau của đối tượng nghiên cứu........................... 17 Bảng 2.7. Thói quen ăn trái cây của đối tượng nghiên cứu ........................... 19 Bảng 2.8. Thói quen sử dụng rượu, bia của đối tượng nghiên cứu ................ 19 Bảng 2.9. Sự thay đổi thói quen ăn uống của đối tượng nghiên cứu ............. 20 Bảng 2.10. Lý do thay đổi thói quen ăn uống của đối tượng nghiên cứu....... 20 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỷ XXI là thế kỷ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa, bệnh đái tháo đường nhất là bệnh đái tháo đường type 2 đã và đang được xem là vấn đề cấp thiết của thời đại. Đái tháo đường là một trong bốn bệnh không lây nhiễm (đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần) cói tỷ lệ gia tăng và phát triển nhanh nhất thế giới [17]. Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) , năm 2017 toàn thế giới có 424,9 triệu người mắc bệnh ĐTĐ (ở độ tuổi từ 20 79), có nghĩa là cứ 11 người có 1 người bị bệnh ĐTĐ. Đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính thường gặp nhất trong các bệnh nội tiết và chuyển hóa. Bệnh gây ra nhiều biến chứng cấp tính và mạn tính ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống người bệnh như biến chứng tim mạch, cầu thận , võng mạc, thần kinh ngoại biên, nhiễm khuẩn. Thành công của điều trị bệnh đái tháo đường là kiểm soát được nồng độ glucose huyết và các rối loạn chuyển hóa [17]. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, xử trí nguy cơ và hỗ trợ các biện pháp điều trị khác. Việc đánh giá, theo dõi chế độ dinh dưỡng được chính xác, chặt chẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng thuốc cho người bệnh và góp phần nâng cao chất lượng điều trị [14] . Trung tâm y tế Lạng Giang thành lập phòng quản lý và điều trị ngoại trú ĐTĐ từ năm 2012 và hiện nay đã quản lý 1030 bệnh nhân ĐTĐ.Hiện nay chưa có nghiên cứu nào mô tả hiểu biết và kiến thức của NB ĐTĐ về chế độ dinh dưỡng, chính vì những lý do trên, chuyên đề Tốt nghiệp: “Thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế huyện Lạng Giang, Bắc Giang”, được tiến hành nhằm hai mục tiêu sau 2 1. Mô tả thực trạng kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại TTYT Lạng Giang năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức về chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại TTYT Lạng Giang năm 2022 . 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.1. Cở sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa, phân loại, tiêu chuẩn chẩn đoán [17] 1.1.1.1. Định nghĩa : Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. 1.1.1.2. Phân loại - Bệnh ĐTĐ typ 1: Tế bào beta bị phá hủy, đưa đến thiếu hụt insulin hoàn toàn. - Bệnh ĐTĐ týp 2: Mất dần khả năng tiết insulin do kháng insulin - Đái tháo đường thai kỳ: Bệnh đái tháo đường được chẩn đoán vào 3 tháng giữa, hay 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai, có thể không hoặc có chuyển thành đái tháo đường rõ . 1.1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán Theo TCYTTG (2006) và Khuyến cáo của Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (2014), chẩn đoán ĐTĐ khi có một trong các tiêu chuẩn sau: - Glucose huyết thanh lúc đói ≥ 7mmol/l (kết quả 2 lần ở 2 thời điểm khác nhau). Đói là khi người bệnh nhịn ăn ít nhất trong 8 giờ. HOẶC - Glucose huyết sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g ≥ 11,1 mmol/l. HOẶC - HbA1C > 6,5% (48 mmol\mol), xét nghiệm làm theo phương pháp được NGSP cấp chứng chỉ và được chuẩn háo áp dụng trong nghiên cứu DCCT. HOẶC 4 - Những bệnh nhân có triệu chứng tăng glucose huyết kinh điển (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân), hoặc có cơn tăng glucose huyết, glucose huyết tương ngẫu nhiên >= 11,1 mmol/l (200 mg/dl). 1.1.2. Điều trị đái tháo đường type II [17] 1.1.2.1. Mục đích điều trị ĐTĐ type II - Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do ĐTĐ. - Giảm cân nặng với người thừa cân, béo phì hoặc duy trì cân nặng hợp lý [2]. 1.1.2.2. Mục tiêu điều trị cần đạt Bảng 1.1: Mục tiêu điều trị cần đạt ở người bệnh đái tháo đường trưởng thành, không có thai Chỉ số Mục tiêu Glucose huyết tương mao 4,4 – 7,2 mmol/L mạch lúc đói, trước ăn 80-130mg/dL Đỉnh Glucose huyết tương < 180mg/Dl mao mạch sau ăn 1-2 giờ 10,0mmol/L HbA1c < 7% Huyết áp Tâm thu < 140mmHg và Tâm trương < 90 mmHg Lipid máu LDL Cholesterol < 100mg/dL (2,6 mmol/L) Triglycerid < 150 mg/dL (1,7 mmol/L) HDL Cholesterol > 40 mg/dL (1mmol/L) ở nam và > 50 mg/dL (1,3 mmol/L ) ở nữ 5 1.1.2.3. Nguyên tắc điều trị - Thuốc phải kết hợp chế độ ăn và luyện tập. - Phải phối hợp điều trị hạ glucose huyết và huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid... - Phải sử dụng insulin điều trị trong các trường hợp nhiễm trùng, phẫu thuật, đợt cấp của các bệnh mạn tính ... - Người mới chẩn đoán mà mức glucose máu thấp, chưa có biến chứng điều trị bằng thay đổi lối sống, chưa cần dùng thuốc 3-6 tháng (có theo dõi sát và đánh giá). 1.1.3. Tình trạng chế độ dinh dưỡng . Chế độ dinh dưỡng [17] : Khuyến cáo : A. Mục tiêu dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường: - Nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các mô hình ăn uống lành mạnh, nhấn mạnh đến thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có số lượng phù hợp, để cải thiện sức khỏe nhằm 3 mục đích: (1). Đạt và duy trì trọng lượng cơ thể; (2). Duy trì các mục tiêu glucose huyết, huyết áp và lipid máu; (3). Trì hoãn hoặc ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường . - Để đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh cần dựa trên các sở thích cá nhân, văn hóa, kiến thức về sức khỏe, tiếp cận thực phẩm lành mạnh, thay đổi hành vi. - Để duy trì sự hài lòng về ăn uống, cung cấp cho người bệnh mô hình ăn uống lành mạnh, hơn là tập trung vào các chất dinh dưỡng lớn (macronutrient), chất dinh dưỡng vi lượng (micronutrion) hoặc chỉ đơn thuần thực phẩm . - Đối với người bệnh đái tháo đường phần khó nhất trong kế hoạch điều trị là xác định thức ăn và thực hiện kế hoạch ăn uống, mỗi người bệnh đái tháo đường phải tham gia tích cực để lập kế hoạch về giáo dục, tự quản lý và 6 điều trị với nhân viên chăm sóc sức khỏe của mình, hợp tác vạch kế hoạch ăn uống, cá thể hóa cho phù hợp. - Giờ giấc ăn nên đúng giờ nhất là khi bệnh nhân sử dụng liệu pháp insulin tăng cường. Bệnh nhân nên chia thành 5,6 bữa ăn (3 bữa ăn chính + 2, 3 bữa ăn phụ) phù hợp với loại thuốc hạ glucose huyết đang sử dụng. B. Kiểm soát cân nặng: [17] - Kiểm soát cân nặng rất quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường có thừa cân- béo phì. Các chương trình can thiệp lối sống cần được tăng cường và thường xuyên theo dõi để đạt được sự giảm đáng kể về trọng lượng và cải thiện các chỉ số lâm sàng. C. Nhu cầu chất tinh bột (Carbonhydrate): [17] - Khuyến cáo nhu cầu tinh bột (đường): 44-46% tổng năng lượng/ ngày. Tối thiểu 130 gam CHO / ngày. D. Nhu cầu chất đạm (Protid) [17] * Khuyến cáo: nhu cầu chất đạm 1-1,5g protein/ kg thể trọng/ ngày hoặc 15-20% tổng số năng lượng hàng ngày. + Người bệnh bị bệnh thận đái tháo đường (có albumin niệu và/ hoặc giảm tỷ lệ lọc cầu thận ước tính ), nên duy trì chế độ ăn kiêng theo chế độ ăn hàng ngày, được đề nghị là 0,8 g protid/kg thể trọng/ ngày. E. Nhu cầu chất béo (Lipid ): [17] * Khuyến cáo: sử dụng lipis chiếm 20-35% tổng số năng lượng / ngày. F. Chất xơ: [17] * Mục tiêu: nhu cầu khuyến nghị chất xơ cho người thừa cân, béo phì là bằng nhu cầu của người bình thường (18-20gam chất xơ/ ngày) cộng thêm 14 gam/ ngày. G. Tiêu thụ muối [17] * Mục tiêu: lượng muối tiêu thụ dưới 2.300mg/ ngày. 7 H. Nhu cầu các chất vi lượng và chất tạo ngọt, kiểm soát các yếu tố nguy cơ [17] - Metformin có liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B12. - Không khuyến khích sử dụng chất tạo ngọt đối với người bệnh đái tháo đường- Tất cả các bệnh nhân đái tháo đường không nên hút thuốc lá - Tiêu thụ rượu cho phép không quá 1 standard drink cho nữ và 2 standard drink cho nam, có thể sử dụng bia độ cồn 5% không quá 02 lon đối với nam và không quá 01 lon đối với nữ( nếu không chống chỉ định). 1.1.4. Các phương pháp Có nhiều phương pháp định lượng chính thường được sử dụng trong đánh giá chế độ dinh dưỡng. Trong đó, phương pháp dựa trên các chỉ số nhân trắc và một số chỉ số xét nghiệm sinh hóa được sử dụng phổ biến nhất. Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng các phương pháp này: 1.1.4.1. Nhân trắc học: Chỉ số BMI (Body Mass Index): Được tính bằng công thức: BMI = cân nặng/(chiều cao)2 (cân nặng chia cho bình phương chiều cao). 1.1.4.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng: Chủ yếu là hoá sinh ở dịch thể và các chất bài tiết (máu, nước tiểu...) để phát hiện mức bão hoà chất dinh dưỡng. Trong ĐTĐ các xét nghiệm hay dùng nhất là: + Xét nghiệm đường huyết: lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8 giờ). Người bị ĐTĐ khi đường huyết lúc đói ≥126mg/dl . Ngoài ra còn phương pháp thăm khám thực thể và một số phương pháp khác ít phổ biến hơn. 1.1.5. Một số khuyến cáo về thói quen ăn uống của người bệnh ĐTĐ Một số khuyến cáo cho người bệnh ĐTĐ type 2 như sau: - Ăn đa dạng các loại rau. Ăn các món salat trộn, các món luộc - Một số thực phẩm người bệnh ĐTĐ type 2 không nên dùng như các loại bánh kẹo ngọt chứa nhiều đường; chất tạo ngọt, các loại quả sấy khô, 8 nước ngọt có đường và đặc biệt là rượu, bia. * Cách chế biến: + Hạn chế các món rán, quay, kho và hạn chế dùng mỡ động vật. Với thực phẩm thuộc nhóm khoai, củ không chế biến bằng cách nướng (do chỉ số đường huyết cao). Người bệnh cũng nên tăng cường ăn các món rau trộn, món luộc và nên ăn nhạt ở mức có thể. + Bên cạnh đó, người bệnh ĐTĐ cần hạn chế các món chiên rán nhiều dầu mỡ, tốt nhất nên sử dụng phương pháp hấp, luộc, chưng. Các loại trái cây nên ăn miếng nhỏ để không làm mất chất sơ, hạn chế dùng máp ép nước hoặc làm sinh tố * Cách ăn: [14] + Thịt gà, vịt... nên bỏ da. + Với nhóm rau : nên ăn phối hợp cả rau chín và rau sống. + Với trái cây: nên ăn cắt miếng, hạn chế dùng sinh tố, nước ép vì dễ mất chất xơ. + Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày từ 4-6 bữa/ ngày. + Trong bữa ăn nên ăn rau trước và các thực phẩm khác sau. + Không ăn quả ngay sau bữa ăn chính. + Không nên ăn ngay trước khi đi ngủ. + Không ăn quá no trong một bữa. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Một số nghiên cứu liên quan về chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của người bệnh ĐTĐ type 2 trên thế giới. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra mối liên quan giữa chế đô ̣ ăn với hiệu quả điều tri ̣ ở người bệnh ĐTĐ. Trong các nghiên cứu này, chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ được đề cập̣ trong các nghiên cứu bao gồm: kiểm soát chế độ ăn; cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng; hiệu quả điều tri ̣ĐTĐ được đánh giá thông qua sự ổn định đường huyết, hàm lượng 9 HbA1C, hạn chế các biến chứng ở người bệnh ĐTĐ. Một số nghiên cứu điển hình về vai trò của tuân thủ chế đô ̣ dinh dưỡng với hiệu quả điều tri ̣của người bệnh ĐTĐ được mô tả như dưới đây: Nghiên cứu từ chương trình phòng chống ĐTĐ (DPP - Diabetes Prevention Progam) cho thấy hàng triệu người có thể làm giảm nguy cơ bệnh ĐTĐ type 2 bằng cách thay đổi lối sống và giảm cân, trong đó có kiểm soát chế đô ̣ ăn. DPP đã chứng minh rằng những người bị tiền ĐTĐ - có nguy cơ cao phát triển bệnh ĐTĐ type 2 có thể giảm nguy cơ bằng cách giảm cân thông qua hoạt động thể chất thường xuyênvà một chế độ ăn ít chất béo và calo [22]. Ngoài ra, không tuân thủ dinh dưỡng có thể dẫn tới nhiều biến chứng bệnh chuyển hóa như các rối loạn về chuyển hóa lipid và bệnh tim mạch. Theo nghiên cứu của Fernanda S. Marinho, Camila B. M. Moram, Priscila C. Coleues cùng các cộng sự về Tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan ở người bệnh Đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đại học Clementino Fraga Filho, Đại học liên bang Rio de Janeiro, Brazil năm 2018, tỷ lệ Tuân thủ sử dụng thuốc là 93,5% ; tuân thủ chăm sóc bàn chân là 59,3%;tuân thủ chế độ dinh dưỡng là 29,2% và tuân thủ hoạt động thể lực là 22,5%. Người bệnh tuân thủ điều trị tốt nói chung có BMI thấp hơn, lipid huyết thanh tốt hơn so với người bệnh tuân thủ điều trị không tốt [20]. Nhóm tác giả Carlos Albuquerque, Carla Correia và Manuela Ferreira (2015) nghiên cứu về tuân thủ điều tri ̣ở người bệnh ĐTD type 2 cũng cho thấy, ngườì bệnh có tuân thủ theo dõi đường huyết tại nhà và tuân thủ chế độ ăn có chỉ số HbA1Ctốthơn người bệnh không tuân thủ. Việc kiểm soát ổn định chỉ số HbA1C đồng nghĩa với việc kiểm soát chỉ số đường huyết của người bệnhh tốt hơn [18]. Các nghiên cứu khác của các tác giả Dana Waitman và các cộng sự (2014), Anna Carrara và Peter J. Schulz (2016), Michael A. và các cộng sự 10 (2016) chỉ ra vai trò của giáo dục truyền thông tới tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh ĐTĐ type 2 [19];[21];[22]. Các nghiên cứu cũng chỉ ra một yếu tố quan trọng có tác động đến tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh là mối quan hệ của người bệnh với cán bộ y tế và việc truyền thông của cán bộ y tế. 1.2.2. Một số nghiên cứu liên quan về chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của người bệnh ĐTĐ type 2 tại Việt Nam. Việt Nam là một nước đang phát triển và tỷ lệ ĐTĐ tại Việt Nam cũng gia tăng nhanh chóng. Bệnh hiện nay không chỉ có ở các thành phố lớn mà ở khắp các miền của cả nước Năm 1990 của thế kỷ trước, tỉ lệ bệnh đái tháo đường chỉ từ 1,1 đến 2,25 % [1]. Năm 2002, lần đầu tiên một cuộc điều tra trên qui mô toàn quốc được Bệnh viện Nội tiết tiến hành, kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTĐ trên toàn quốc là 2,7%, ở khu vực thành phố là 4,4%, ở miền núi và trung du là 2,1 % và ở đồng bằng là 2,7%. Kết quả điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương tại 6 vùng sinh thái năm 2012 chỉ ra tỷ lệ ĐTĐ toàn quốc là 5,7%, trong đó Tây Nam Bộ chiếm tỷ lệ cao nhất với 7,2% , Tây Nguyên chiếm tỷ lệ thấp nhất với 3,8% [1]. Năm 2012 theo nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho thấy: tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5,42 %, tỷ lê đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%, ở độ tuổi 50-59 chiếm 7,5%, độ tuổi 60-69 chiếm 9,9%. [1],[17]. Như vậy trong khoảng 10 năm tỷ lệ ĐTĐ nước ta tăng hơn gấp đôi. Tỷ lệ nữ mắc ĐTĐ nhiều hơn nam giới gần 5%. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào người bệnh nội trú được chẩn đoán ĐTĐ type 2 như nghiên cứu của Hồ Thị Thanh Tâm với người bệnh ĐTĐ type 2 nội trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, nghiên cứu của Nguyễn Thị Đính trên người bệnh ĐTĐ type 2 khoa Nội bệnh viện Y Hà Nội, 11 nghiên cứu của Trần Thị Phúc Nguyệt (năm 2011) và Trần Thị Lệ Thu (năm 2017) trên người bệnh ĐTĐ type 2 khoa Nội tiết – ĐTĐ Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu trên cả người bệnh ngoại trú và nội trú đến khám tại bệnh viện như nghiên cứu của Khổng Thị Thúy Lan tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc hay nghiên cứu của Lê Thúy Hiền tại bệnh viện Lão khoa trung ương [5],[7],[8],[10],[11],[12]. Nghiên cứu của Phạm Thị Thùy Hương (2017) nghiên cứu trên người bệnh quản lý điều trị tại bệnh viện đa khoa trung ương Quảng Nam [7]. Từ các nghiên cứu này cũng có thể nhận thấy các nghiên cứu chủ yếu tiến hành trên các bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh, trực thuộc các trường đại học. Nghiên cứu tại các bệnh viện, TTYT tuyến huyện hiện còn hạn chế và khó tiếp cận. 12 Chương 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Giới thiệu về Trung tâm y tế Huyện Lạng Giang Trung tâm có tổng số 20 khoa phòng: 06 phòng chức năng, 14 khoa chuyên môn và 23 trạm Y tế xã, thị trấn trực thuộc. 1. Ban giám đốc: 01 Giám đốc, 04 Phó Giám đốc. 2. Tổng số khoa, phòng: 06 phòng chức năng, 14 khoa chuyên môn gồm: - Phòng Tổ chức hành chính - Phòng Tài chính kế toán - Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ - Phòng Dân số và truyền thông - Phòng Điều dưỡng - Phòng Quản lý chất lượng - Khoa Kiểm soát dịch bệnh-HIV/AIDS (bao gồm cả cơ sở điều trị Methadone) - Khoa Y tế công cộng và dinh dưỡng - Khoa An toàn thực phẩm - Khoa Phụ sản - Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Khoa Khám bệnh đa khoa - Khoa Đông y - Phục hồi chức năng - Khoa Nội lây - Khoa Ngoại tổng hợp. - Khoa Dược - Vật tư, thiết bị y tế - Khoa Hồi sức cấp cứu - Chống độc - Khoa Nhi - Khoa Xét nghiệm - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng - Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan