Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng kiến thức phòng viêm tĩnh mạch trên người bệnh đặt catheter tĩnh mạch...

Tài liệu Thực trạng kiến thức phòng viêm tĩnh mạch trên người bệnh đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng bệnh viên đa khoa tâm anh 2022

.PDF
40
1
123

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜ NG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM Đ ỊNH VŨ THỊ THẮM THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG VIÊM TĨNH MẠCH TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIÊN ĐA KHOA TÂM ANH 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜ NG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM Đ ỊNH VŨ THỊ THẮM THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG VIÊM TĨNH MẠCH TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐẶT CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI VI CỦA ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIÊN ĐA KHOA TÂM ANH 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.BS. TRƯƠNG TUẤN ANH NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học và các thầy cô giáo - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định về sự quan tâm và giúp đỡ tận tình cho tôi trong thời gian học tập và hoàn thành chuyên đề này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.BS. Trương Tuấn Anh người thầy đã tận tình, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi để chuyên đề này được hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc các phòng chức năng, Bác sĩ, Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện chuyên đề này. Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành chuyên đề này. Nam Định, ngày 18 tháng 07 năm 2022. Học viên Vũ Thị Thắm ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, do chính bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy TS.BS Trương Tuấn Anh, tất cả số liệu trong chuyên đề này là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này. Nam Định, ngày 18 tháng 07 năm 2022 Người cam đoan Vũ Thị Thắm iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 3 1.1.1. Đại cương về viêm tĩnh mạch ............................................................... 3 1.1.1.1. Khái niệm ......................................................................................... 3 1.1.1.2. Nguyên nhân .................................................................................... 3 1.1.1.3. Triệu chứng ...................................................................................... 4 1.1.2.4. Yếu tố gây viêm tĩnh mạch ở người bệnh có đặt catheter tĩnh mạch . 4 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ..................................... 9 2.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu............................................ 9 2.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức kiến thức của điều dưỡng về phòng viêm tĩnh mạch ở người bệnh có catheter ngoại vi........................................ 14 Chương 3: BÀN LUẬN ............................................................................... 17 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.......................................... 17 3.2. Thực trạng kiến thức phòng viêm tĩnh mạch trên người bệnh đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viên đa khoa Tâm Anh năm 2022 . 18 iv 3.3. Đề xuất một số giải pháp năng cao kiến thức phòng viêm tĩnh mạch trên người bệnh đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Tâm Anh ...................................................................................................... 21 KẾT LUẬN.................................................................................................. 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: v DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Phân bố theo độ tuổi ..................................................................... 10 Bảng 2. 2 Trình độ của điều dưỡng viên ....................................................... 11 Bảng 2. 3 Khoa phòng công tác .................................................................... 11 Bảng 2. 4 Thâm niên công tác ...................................................................... 11 Bảng 2. 5 Tập huấn chuyên môn .................................................................. 12 Bảng 2. 6 Kiến thức phòng viêm tĩnh mạch trên người bệnh đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng ...................................................................... 13 Bảng 2. 7 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học và kiến thức của điều dưỡng về phòng viêm tĩnh mạch ở người bệnh có catheter ngoại vi ............. 14 Bảng 2. 8 Mối liên quan giữa vị trí công tác và kiến thức của điều dưỡng về phòng viêm tĩnh mạch ở người bệnh có catheter ngoại vi ............................. 15 Bảng 2. 9 Mối liên quan giữa công tác đào tạo và kiến thức của điều dưỡng về phòng viêm tĩnh mạch ở người bệnh có catheter ngoại vi ............................. 16 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2. 1 Giới tính ................................................................................... 10 Biểu đồ 2. 2 Công việc hiện tại của điều dưỡng............................................ 12 Biểu đồ 2. 3 Phân bổ tỷ lệ theo số câu trả lời đúng ....................................... 14 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Catheter đặt trong lòng tĩnh mạch ngoại vi, hay gọi là kim luồn tĩnh mạch ngoại vi (KLTMNV) là loại ống có chiều dài dưới 8cm, được làm bằng vật liệu tổng hợp, dùng để đặt vào trong lòng tĩnh mạch ngoại biên của người bệnh nhằm cung cấp dung dịch hoặc thuốc cho cơ thể người bệnh. Khi đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên sẽ hạn chế được việc phải đặt kim nhiều lần, hạn chế tình trạng vỡ tĩnh mạch, thoát dịch, máu ra khỏi lòng mạch, hạn chế đau cho người bệnh. Tuy nhiên khi sử dụng kim luồn tĩnh mạch ngoại vi cũng thường xuất hiện một số biến chứng như viêm tĩnh mạch, viêm mô tế bào, tắc kim... Trong đó nhiễm khuẩn do đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi là nguồn gốc thường gặp nhất của tình trạng nhiễm khuẩn tiên phát theo dòng máu hay còn gọi là nhiễm khuẩn huyết và tạo ra cơ hội để các vi khuẩn gây bệnh. Các vi khuẩn có thể xâm nhập từ vị trí luồn kim qua da. Các đoạn kim luồn ở trong và ngoài lòng mạch hoặc các đầu nối kim luồn trở thành nơi cư trú của vi khuẩn và gây nhiễm khuẩn huyết, gây khó khăn trong chăm sóc, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị [1]. Viêm tĩnh mạch là biến chứng phổ biến xảy ra trong quá trình lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại vi, viêm tĩnh mạch có thể hồi phục hoàn toàn nếu xử trí kịp thời (rút kim, điều trị) hoặc có thể tiến triển thành huyết khối tĩnh mạch, nhiễm trùng huyết. Viêm tĩnh mạch (VTM) là nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng bệnh nặng thêm và tăng gánh nặng chi phí, đứng hàng thứ ba trong các nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [17]. Theo giám sát quốc gia ở Mỹ có xấp xỉ khoảng 80.000 nhiễm khuẩn huyết có liên quan tới đặt KLTMNV trên tổng số 250.000 ca nhiễm khuẩn huyết xảy ra hàng năm và là nguyên nhân gây ra 2.400 – 20.000 ca tử vong/năm [1]. Một số nghiên cứu tại Việt Nam chỉ ra rằng viêm tĩnh mạch có liên quan đến đường truyền ngoại vi và là một trong những biến chứng thường gặp nhất, với 2 tỷ lệ mắc bệnh từ 8% đến 29,2%[2, 6] [7]. Việc phòng ngừa viêm tĩnh mạch sẽ giúp cho người bệnh hạn chế được các biến chứng, giảm chi phí, thời gian nằm viện, đồng thời có thể nâng cao mức độ hài lòng của người bệnh với công tác chăm sóc của điều dưỡng. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy kiến thức có liên quan đến thực hành chăm sóc của người điều dưỡng. Do đó để nâng cao khả năng phòng ngừa viêm tĩnh mạch ngoại vi cho người bệnh có đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi thì cần thiết phải nâng cao kiến thức cho điều dưỡng. Hiện nay tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh hàng ngày có rất nhiều người bệnh được đăt catheter tĩnh mạch ngoại vi để đưa thuốc, dịch, chất dinh dưỡng vào cơ thể. Tuy nhiên lại chưa có một số liệu nào cho thấy kiến thức của điều dưỡng về việc phòng ngừa viêm tĩnh mạch ở người bệnh có catheter tĩnh mạch ngoại vi. Với các lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng kiến thức phòng viêm tĩnh mạch trên người bệnh đặt Catheter tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Tâm Anh 2022 ”. Với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng kiến thức phòng viêm tĩnh mạch trên người bệnh đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viên đa khoa Tâm Anh năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp năng cao kiến thức phòng viêm tĩnh mạch trên người bệnh đặt catheter tĩnh mạch ngoại vi của điều dưỡng Bệnh viện đa khoa Tâm Anh. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đại cương về viêm tĩnh mạch liên quan đến catheter tĩnh mạch ngoại vi 1.1.1.1. Khái niệm Viêm tĩnh mạch là tình trạng viêm của một tĩnh mạch, thường gặp là ở chân. Viêm tĩnh mạch thường xảy ra nhất là ở các tĩnh mạch bề mặt và có thể có huyết khối và sau đó được gọi là viêm tắc tĩnh mạch hoặc viêm tắc tĩnh mạch nông. Không giống như huyết khối tĩnh mạch sâu, khả năng viêm tắc tĩnh mạch nông sẽ khiến cục máu đông vỡ ra và có thể được vận chuyển từng mảnh đến phổi gây thuyên tắc phổi [8]. - Viêm tĩnh mạch do catheter tĩnh mạch ngoại vi: Được định nghĩa khi có 2 trong 4 triệu chứng sau: đỏ ở đầu mũi tiêm và dọc theo tĩnh mạch truyền, sưng, đau ở đầu mũi kim hoặc tĩnh mạch bị cứng. Viêm tĩnh mạch nhẹ khi da đỏ ở đầu mũi tiêm và/hoặc dọc theo tĩnh mạch truyền tuy nhiên không có triệu chứng tĩnh mạch cứng [7]. 1.1.1.2. Nguyên nhân viêm tĩnh mạch Viêm tĩnh mạch thường do chấn thương tại chỗ đối với tĩnh mạch, thường là do đặt ống thông tĩnh mạch [2]. Tuy nhiên, nó cũng có thể xảy ra do biến chứng của rối loạn mô liên kết như bệnh lupus hoặc ung thư tuyến tụy, vú hoặc ung thư buồng trứng. Viêm tĩnh mạch cũng có thể do một số loại thuốc và thuốc gây kích ứng tĩnh mạch, chẳng hạn như desomorphine [ 1] Viêm tĩnh mạch bề ngoài thường biểu hiện như một dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm tắc nghẽn mạch huyết khối (bệnh Buerger), một bệnh viêm mạch ảnh hưởng đến các động mạch và tĩnh mạch vừa và nhỏ ở các chi xa thường 4 liên quan đến hút thuốc lá. 1.1.1.3. Triệu chứng  Đau: Ở cả thể viêm tĩnh mạch nông và sâu, người bệnh đều có cảm giác đau ở vùng chi chịu ảnh hưởng. Đau đớn khiến người bệnh hạn chế vận động hơn.  Triệu chứng viêm: Mạch máu viêm cũng có triệu chứng tương tự như phản ứng viêm ở các cơ quan khác trong cơ thể. Vùng da gần mạch máu sẽ bị sưng tấy, phù, sờ vào thấy ấm nóng hơn, có thể màu sắc da xung quanh sẽ thay đổi. Nếu tĩnh mạch nông bị viêm, có thể thấy chúng nổi rõ hơn trên da.  Sốt: Đa phần các trường hợp viêm tĩnh mạch nhẹ, nhất là tĩnh mạch nông không gây ra triệu chứng toàn thân. Chỉ khi bệnh nặng, đi kèm với nhiễm trùng thì người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng sốt, nóng, mệt mỏi toàn thân. Để phân biệt viêm tĩnh mạch nông và sâu, có thể dựa trên triệu chứng thực thể và đặc điểm cơn đau. Tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da nên khi bị sưng viêm, ửng đỏ cũng thấy rõ ràng hơn. Cơn đau do viêm tĩnh mạch sâu thường dữ dội hơn, gây sưng cả khu vực cơ xương nhưng khó xác định vị trí chính xác. Khi di chuyển, các cơ khớp hoạt động khiến đau đớn nặng nề hơn.  Triệu chứng phổi: Triệu chứng phổi xảy ra ở viêm tĩnh mạch sâu do cục máu đông di chuyển đến phổi gây thuyên tắc, nhồi máu phổi, bao gồm: tim đập nhanh, khó thở, ho ra máu,… Triệu chứng này xảy ra báo hiệu tình trạng nguy hiểm, cần can thiệp sớm để tránh nguy hiểm đến tính mạng. 1.1.1.4 Yếu tố gây viêm tĩnh mạch ở người bệnh có đặt catheter tĩnh mạch Có nhiều yếu tố có thể gây nên tình trạng viêm tĩnh mạch ở người bệnh có đặt catheter, có thể xếp vào một số nhóm yếu tố nguy cơ như sau:  Yếu tố người bệnh: Tình trạng suy giảm miễn dịch của người bệnh làm gia tăng yếu tố nguy cơ 5 như: người có phẫu thuật, dùng corticoide kéo dài, ghép tạng, người già, trẻ sơ sinh non yếu, trẻ có bệnh nhiễm khuẩn hoặc tổn thương da hở, suy dinh dưỡng, tiểu đường, HIV… [1, 5]  Yếu tố can thiệp: - Yếu tố nguy cơ của viêm tĩnh mạch liên quan tới đặt catheter trong lòng mạch phụ thuộc vào loại bệnh viện, khoa phòng sử dụng, loại catheter, kỹ thuật đặt, kỹ thuật vô trùng, thời gian lưu catheter. - Nhiễm khuẩn từ những loại catheter dùng ngắn ngày hoặc dài ngày. - Vị trí đặt: loại catheter mạch máu ngoại biên, trung tâm (loại không hoặc có tạo đường hầm). + Catheter ngoại biên ít nguy cơ hơn catheter trung tâm. Khi đặt catheter trung tâm nguy cơ cao do mạch máu gần với tim và dễ gây sang chấn khi đặt. Việc đặt catheter trung tâm từ ngoại biên giúp làm giảm nguy cơ này. + Đối với những catheter tạo đường hầm: thường liên quan đến vi khuẩn tụ tập và tăng sinh có nguồn gốc ở trong lòng ống và tại cửa bơm thuốc (Hub) của catheter, trong đó nhiễm khuẩn ở trong lòng catheter thường gặp nhất. Thời gian lưu catheter càng dài, nguy cơ càng gia tăng.  Yếu tố môi trường - Đặt catheter trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm và tình trạng cấp cứu nguy cơ cao hơn đặt có chuẩn bị và môi trường có kiểm soát. - Sự không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và kỹ thuật đặt vô khuẩn cũng có thể góp phần làm gia tăng nguy cơ. Khi đặt catheter trung tâm trong điều kiện môi trường chưa tốt và quá tải người bệnh (người bệnh nằm chung giường, nhân viên thiếu, quá tải công việc,…) và không tuân thủ nghiêm ngặt sử dụng phương tiện vô khuẩn khi đặt sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm[1, 5].  Ảnh hưởng của thuốc và dịch truyền Việc sử dụng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch cũng tác động đến quá trình nhiễm khuẩn kim luồn tĩnh mạch ngoại vi. Quá trình thực hiện tiêm truyền qua 6 kim luồn tĩnh mạch ngoại vi là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể do việc không tuân thủ hay tuân thủ không đúng quy trình tiêm truyền qua. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng viêm tĩnh mạch 1.2.1.1. Trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về kim luồn tĩnh mạch ngoại vi và biến chứng của việc lưu KLTMNV trên người bệnh. Theo nghiên cứu của Anabela Salgueiro-Oliveira; Pedro Parreira; Pedro Veiga năm 2010 tại một bệnh viện trung ương ở Bồ Đào Nha khi nghiên cứu 1.244 trường hợp lưu KLTMNV hầu hết là người lớn tuổi, tuổi trung bình là 75,92 ± 14,52, trong đó nam giới chiếm 50,6%, tỷ lệ viêm tĩnh mạch là 11,09%, trong đó chủ yếu là VTM độ 1 và 2 (37,0% và 53,6%). Nguy cơ cao bị VTM do dùng thuốc KCI (OR: 2,112; CI: 1,124-3,969), dùng thuốc kháng sinh (OR: 1,877; CI: 1,1413,088) và ở chi trên nguy cơ thấp hơn (OR: 0,31; CI: 0,111-0,938)[21]. Nghiên cứu của tác giả Prabhjot Kaur, Ramesh Thakur, Sukhpal Kaur, Ashish Bhalla năm 2011, nghiên cứu 200 đối tượng với tuổi trung bình (năm) ± SD của các đối tượng là 41,37 ± 15,81 với phạm vi tuổi từ 18 - 87, trong đó 70% là nam giới. Thời gian lưu kim là 2,66 ± 0,75 ngày. Viêm tĩnh mạch là 56,5%. Có mối quan hệ có ý nghĩa giữa viêm tĩnh mạch và thời gian lưu kim luồn, sử dụng kháng sinh và các chất điện giải[16]. Theo nghiên cứu của tác giả Samuel K. Sarfo, A.ZechariahJebakumar, Hassan S. Nondo năm 2014, các đối tượng có độ tuổi trung bình của 42,46 ± 15. Hơn một nửa (72%) là nam. Đa số (89,5%) là có gia đình, 60% thuộc về khu vực nông thôn. Trong số 200 đối tượng nghiên cứu, 124 (62%) viêm tĩnh mạch phát triển. Trong đó 79.03% và 41,94% của đối tượng nghiên cứu có viêm tĩnh mạch khi dùng kháng sinh và điện giải đã được sử dụng tương ứng và được tìm thấy rất có ý nghĩa (p <0,005)[22]. 7 1.2.1.2. Tại Việt Nam Theo nghiên cứu của tác giả Thái Đức Thuận Phong, Nguyễn Văn Thà và Trần Huy Giang, “Khảo sát tỷ lệ viêm tại chỗ do đặt KLTMNV tĩnh mạch ngoại biên tại khoa Hồi sức cấp cứu BVTM An Giang” năm 2011 có 174 NB được nghiên cứu trong đó ghi nhận 14 trường hợp viêm tĩnh mạch tại chỗ là 8% NB tất cả đều là độ II VIP score, 11/14 (78.5%). Viêm tĩnh mạch do ống thông có liên quan ý nghĩa với suy tim (OR = 7.6, KTC 95%: 28.7-2.0, p < 0.01), thuốc vận mạch (OR = 12, KTC 95%: 38.9-3,6, p < 0.01)[6]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Ngọc Rạng và các cộng sự tại bệnh viện An Giang năm 2013, khi nghiên cứu 200 người bệnh được chia 02 nhóm: Nhóm A là nhóm người bệnh được thay KLTMNV thường quy mỗi 72 h (91người bệnh), nhóm B (109 người bệnh) chỉ thay KL khi có VTM cho kết quả là tỉ lệ viêm tĩnh mạch ở nhóm A là 11% và nhóm B là 20.3%[8]. Nghiên cứu của tác giả Lâm Thị Nhung và cộng sự thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2021 về viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên trên người bệnh nội trú tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trên 900 người bệnh với 1519 kim luồn tĩnh mạch ngoại biên được theo dõi và đánh giá thông qua thang điểm Visual Infusion Phlebitis (VIP). Kết quả có 462 kim luồn tĩnh mạch ngoại biên xuất hiện viêm tĩnh mạch (30,4%), phổ biến nhất là viêm độ 1 (21,3%) và độ 2 (8,5%); số ít có viêm độ 3 (0,6%); không phát hiện viêm độ 4 hoặc độ 5. Tỷ suất viêm tĩnh mạch được xác định là 134/1000 ngày điều trị. Một số yếu tố liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ viêm tĩnh mạch gồm: tuổi cao (≥ 60), có bệnh lý nền mạn tính, thể trạng béo hoặc gầy, tiền sử uống rượu, kim luồn tĩnh mạch ngoại biên được đặt tại khoa cấp cứu, vị trí đặt ở cánh tay; bên cơ thể liệt, cỡ kim lớn (18G), sử dụng thiết bị kết nối. Nguy cơ tương đối phát sinh viêm tĩnh mạch khi kim luồn tĩnh mạch ngoại biên đặt tại cánh tay cao gấp 1,7 lần so với khuỷu tay[5]. 8 1.2.2. Kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc catheter và dự phòng viêm tĩnh mạch do catheter Một nghiên cứu tại Trung Quốc năm 2011 với mục tiêu Đánh giá kiến thức của điều dưỡng đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) về các hướng dẫn cập nhật để phòng ngừa nhiễm trùng liên quan đến ống thông nội mạch; để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức của điều dưỡng và khám phá các rào cản đối với việc tuân thủ các hướng dẫn dựa trên sự tin cậy trong thực hành lâm sàng ở Trung Quốc. 10,7% điều dưỡng chưa nghe về các hướng dẫn, trong khi 50,7% điều dưỡng đã nghe về các hướng dẫn nhưng họ không được đào tạo chính thức. Điểm của điều dưỡng đã qua đào tạo cao hơn so với các điều dưỡng chưa qua đào tạo. Ba rào cản chính đối với việc tuân thủ các hướng dẫn là không quen với chúng, khối lượng công việc quá nhiều do thiếu điều dưỡng và thiếu đào tạo vì sự an toàn của người bệnh[10]. Một nghiên cứu đa trung tâm thực hiện từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 6 năm 2012 ở 16 bệnh viện từ sáu khu vực của Italia đã tham gia, và 933 bảng câu hỏi đã được thu thập. Hầu hết những người tham gia là nữ (70,1%), đại học (51,8%), và có trên 10 năm kinh nghiệm (55,0%) ). Điểm trung bình của 10 câu hỏi là 6/10. Đa số điều dưỡng biết rằng nên thay catheter tĩnh mạch ngoại vi thường xuyên (90,0%), thực hiện kỹ thuật vô trùng trong quá trình nối / ngắt đường truyền (55,2%), và thay thế bộ quản lý <24 giờ khi nhũ tương lipid đã được truyền (88,4%). Đáng chú ý 52,6% điều dưỡng ủng hộ việc sử dụng kim thép, một phương pháp thực hành tiềm ẩn nguy hiểm. Trong phân tích đa biến, trình độ học vấn cao hơn và lĩnh vực công việc có liên quan đến điểm kiểm tra tốt hơn. Sự kết luận Mẫu kiến thức của điều dưỡng đối với một số khuyến nghị thường thấp. Đây có thể là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với sự an toàn của người bệnh. Kết quả sẽ giúp các nhà quản lý chăm sóc sức khỏe cải thiện việc đào tạo và giáo dục điều dưỡng, theo quan điểm quản lý rủi ro lâm sàng [11]. 1.2.3. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa Tâm Anh 9 CHƯƠNG 2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Mô tả bệnh viện đa khoa Tâm Anh Ngày 24/09/2016, BVĐK Tâm Anh chính thức được thành lập tại số 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới, bệnh viện nhanh chóng trở thành địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín, toàn diện, cao cấp tại Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. BVĐK Tâm Anh được dẫn dắt bởi đội ngũ y bác sĩ giỏi về chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành: TTND.GS.TS.BS Ngô Quý Châu, NGND.GS.TS.BS Trần Quán Anh, TTND.GS.TS.BS Nguyễn Việt Tiến, NGND.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hà, GS.TS.BS Hoàng Anh Dũng, TTND.PGS.TS.BS Lưu Thị Hồng, PGS.TS.BS Trịnh Tuấn Dũng, PGS.TS.BS Nguyễn Văn Liệu, TTND.PGS.TS.BS Lê Hoàng… Bệnh viện được xây dựng theo mô hình khách sạn, chú trọng đáp ứng đầy đủ điều kiện cho hoạt động chuyên môn, tạo cơ hội cho khách hàng có những trải nghiệm chất lượng cao về không gian, cảnh quan, phòng nội trú, nhà hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ khám chữa bệnh… Hướng tới phục vụ đông đảo khách hàng, người bệnh với giá thành hợp lý, nhiều chính sách ưu đãi về chi phí, hỗ trợ trả góp không lãi suất nhiều dịch vụ khám chữa bệnh, với sự ra đời và phát triển không ngừng của BVĐK Tâm Anh Hà Nội nói riêng, hệ thống BVĐK Tâm Anh nói chung trở thành niềm hy vọng, tin tưởng của hàng trăm ngàn người dân khi thăm khám và điều trị. 2.2. Kết quả khảo sát Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 10 Bảng 2. 1 Phân bố theo độ tuổi Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ ≤ 30 tuổi 36 90,0 >30 tuổi 4 10,0 Tổng 40 100 Tuổi trung bình 26,6 ± 6,67 Nhận xét: Đa số điều dưỡng có độ tuổi từ 30 trở xuống. Nam 20% Nữ 80% Biểu đồ 2. 1 Giới tính Nhận xét: Nam giới chiếm tỷ lệ 20% nữ giới chiếm tỷ lệ 80%. 11 Bảng 2. 2 Trình độ của điều dưỡng viên Trình độ Số lượng Tỷ lệ Cao đẳng 22 55,0 Đại học 17 42,5 Sau đại học 1 2,5 Tổng 40 100 Nhận xét: 55% điều dưỡng có trình độ cao đẳng, 42,5% có trình độ đại học và 2,5% có trình độ sau đại học Bảng 2. 3 Khoa phòng công tác Khoa phòng công tác Số lượng Tỷ lệ Ngoại khoa 11 27,5 Nhi khoa 12 30,0 Nội khoa 17 42,5 Tổng 40 100 Nhận xét: tỷ lệ điều dưỡng làm việc tại các khoa hệ nội là 24,5% tiếp đến là khoa nhi với 30% và cuối cùng là khoa ngoại với 27,5%. Bảng 2. 4 Thâm niên công tác Thâm niên Số lượng Tỷ lệ ≤5 năm 36 90 >5-10 năm 2 5 Trên 10 năm 2 5 Tổng 40 100 Tuổi trung bình 3.83 ±6.56 12 Nhận xét: 90% có thâm niên công tác từ 5 năm trở xuống và 10% có thâm niên công tác trên 5 năm. Khác 5% Hành chính 5% Chăm sóc người bệnh 90% Biểu đồ 2. 2 Công việc hiện tại của điều dưỡng Nhận xét: đa số điều dưỡng trong nghiên cứu đang thực hiện công tác chăm sóc người bệnh, 5% làm các công việc hành chính và 5% làm công việc khác. Bảng 2. 5 Tập huấn chuyên môn Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ Được tập huần về tiêm an Có 33 82,5 toàn 7 17,5 Được tập huấn về chăm Có 27 67,5 sóc catheter ngoại vi 13 32,5 Không Không Nhận xét: Tỷ lệ được đào tạo về tiêm an toàn là 82,5% và tỷ lệ được đào tạo về chăm sóc catheter ngoại vi là 67,5%.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan