Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng kiến thức phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp,điều trị ngo...

Tài liệu Thực trạng kiến thức phòng đột quỵ não của người bệnh tăng huyết áp,điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh bắc giang năm 2022

.PDF
61
1
71

Mô tả:

i BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ LUYẾN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP,ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH-2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ LUYẾN THỰC TRẠNG KIẾN THỨC PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP, ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.BS. TRẦN VĂN LONG NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp là bài tập lớn, đòi hỏi sự nỗ lực làm việc, nghiên cứu nghiêm túc và sự cố gắng không ngừng của mỗi học viên, với mục tiêu đưa những lý thuyết đã học ứng dụng vào thực tiễn, phát triển thành sản phẩm khoa học, nhằm khẳng định giá trị lớn lao, gặt hái được từ 02 năm học Điều dưỡng chuyên khoa I. Trên tinh thần đó, em đã phải trải qua một chặng đường dài với vô vàn khó khăn, do những hạn chế nhất định về mặt kiến thức chuyên môn, cũng như kinh nghiệm trải nghề còn non kém, tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng dưới sự dìu dắt tận tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là TS. BS. Trần Văn Long - người thầy hướng dẫn vô cùng tận tâm, đã luôn đồng hành cùng em, chỉ bảo những ý kiến quý báu và định hướng cho em từng bước thực hiện thành công bản báo cáo chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. BS. Trần Văn Long và các thày cô giáo trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Đồng thời, em cũng xin gửi tới Ban Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang, Lãnh đạo các Phòng ban và các đồng nghiệp lời cám ơn trân trọng nhất, vì đã tạo điều kiện và hợp tác giúp đỡ em thực hiện thành công bản báo cáo chuyên đề này. Bên cạnh đó, với tất cả tấm lòng chân thành nhất, em xin được bày tỏ sự biết ơn vô hạn tới gia đình và bạn bè, vì đã luôn động viên và hỗ trợ em vượt qua những thời khắc gian nan nhất. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn những người bệnh tăng huyết áp đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang vì đã hết lòng phối hợp, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này. Em xin trân trọng cảm ơn! Nam Định, ngày 18 tháng 7 năm 2022 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Luyến ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là chuyên đề của riêng em dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. BS. Trần Văn Long. Tất cả nội dung trong chuyên đề này do em tự tìm hiểu và trực tiếp thực hiện. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung chuyên đề của mình. Nam Định, ngày 18 tháng 7 năm 2022 Học viên Nguyễn Thị Luyến MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………………………………….iii DANH MỤC BẢNG .................................................................................... iv ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận. .......................................................................................... 3 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................10 CHƯƠNG 2. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................................15 2.1. Giới thiệu sơ lược về khoa Nội tổng hợp và BVĐK Bắc Giang. ............15 2.2. Thực trạng kiến thức phòng đột quỵ của người bệnh tăng huyết áp ........16 2.3. Kết quả khảo sát .....................................................................................20 2.3.1. Đặc điểm chung của đối tượng khảo sát ..............................................20 2.3.2. Kiến thức phòng đột quỵ của người bệnh tăng huyết áp ......................23 CHƯƠNG 3. BÀN LUẬN ............................................................................29 3.1. Đặc điểm của đối tượng khảo sát ...........................................................29 3.2. Kiến thức của người bệnh về phòng đột quỵ ..........................................31 3.3. Ưu điểm, tồn tại, hạn chế .......................................................................34 3.4. Nguyên nhân của hạn chế.......................................................................35 KẾT LUẬN ..................................................................................................37 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................................................................................38 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân CBYT Cán bộ y tế ĐQN Đột quỵ não ĐTNC Đối tượng nghiên cứu HA Huyết áp TTĐT Tuân thủ điều trị THA Tăng huyết áp iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ bệnh nhân THA theo tuổi. .....................................................20 Bảng 2.2. Đặc điểm chung nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu. ..........21 Bảng 2.3. Đặc điểm về bệnh THA của đối tượng nghiên cứu .......................23 Bảng 2.4. Kiến thức về bệnh có nguy cơ gây đột quỵ não ............................23 Bảng 2.5. Kiến thức của người bệnh về thói quen gây nguy cơ dột quỵ não.24 Bảng 2.6. Kiến thức đúng về yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não ......................25 Bảng 2.7. Kiến thức về dấu hiệu đột quỵ não ...............................................25 Bảng 2.8. Đánh giá về kiến thức của NB về dấu hiệu đột quỵ não ...............26 Bảng 2.9. Kiến thức của người bệnh về biện pháp dự phòng dột quỵ não ....27 Bảng 2.10. Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về khả năng dự phòng đột quỵ não.28 Bảng 2.11. Mức độ kiến thức của đối tượng về phòng đột quỵ não ..............28 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biều đồ 2.1. Phân bố bệnh nhân THA theo giới tính ...................................... 25 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp (THA) là một trong những vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu và có xu hướng gia tăng hàng năm. Năm 1992 tỷ lệ mắc THA tại Việt Nam là 11,79%, đến năm 2002 tăng lên là 16,3% và đến năm 2008 là 25,1%. Nếu không có các biện pháp quản lý và điều trị hữu hiệu thì đến năm 2025 có khoảng 10 triệu người bị tăng huyết áp [18]. THA gây nhiều hậu quả nghiêm trọng: tai biến mạch não, thiếu máu cơ tim, suy tim, suy thận, tổn thương võng mạc…. làm tăng chi phí điều trị, tổn hại đến kinh tế trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội [4]. Đột quỵ não (ĐQN) là sự xảy ra đột ngột các thiếu sót chức năng thần kinh, thường là khu trú hơn là lan tỏa, tồn tại quá 24 giờ hoặc gây tử vong trong vòng 24h, các khám xét loại trừ nguyên nhân do chấn thương [29]. Đột quỵ não có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân: bệnh lý (đái tháo đường, tăng huyết áp, cholesterol máu,…), hành vi (hút thuốc lá, uống rượu,…), hay do di truyền và lịch sử gia đình [45] nhưng tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ não [46]. Theo thống kê của WHO trong số 9,4 triệu ca tử vong do biến chứng tăng huyết áp, thì có ít nhất 45% tử vong do bệnh tim và 51% trường hợp tử vong do đột quỵ não [43]. Đột quỵ não gây ra nhiều hậu quả nặng nề như tê liệt hoặc yếu một bên hoặc toàn thân, các vấn đề về thị giác, khó khăn trong giao tiếp, rối loạn về cảm xúc hoặc trầm cảm và nặng nhất là gây ra tử vong. Đột quỵ não là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong sau các bệnh về ung thư và tim mạch và nguyên nhân hàng đầu gây nên tàn tật. Trên thế giới năm 2015 đã có 3 triệu ca tử vong hoặc một nữa số đó họ chỉ sống được trong vòng khoảng 1 năm, dự báo đến năm 2030 sẽ có 7,8 triệu người tử vong về căn bệnh này [36]. Ở các nước đang phát triển có 20% bệnh nhân còn sống sau cơn đột quỵ não 2 cần phải chăm sóc kéo dài hơn 3 tháng và khoảng 15 - 30% bệnh nhân bị tàn tật vĩnh viễn [38]. Nghiên cứu của Ngô Văn Quang thực hiện năm 2012 tại Đà Nẵng cho kết quả tỷ lệ người dân dưới 40 tuổi không biết về các triệu chứng cảnh báo đột quỵ não ở mức rất cao, lên tới 84% điều đó làm gia tăng tỷ lệ tử vong và tàn tật do sau đột quỵ não gây ra [41]. Theo thống kê ở Việt Nam năm 2018 đã có thêm 230.000 ca mới vào viện và trung bình mỗi năm có khoảng 200.000 người bị. Trước đây đột quỵ não thường gặp ở những người cao tuổi nhưng ngày nay nó ngày một trẻ hóa làm ảnh hưởng nhiều đến lao động cũng như đời sống của mọi người. Do đó, việc nâng cao kiến thức về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu của bệnh đột quỵ não là vô cùng cần thiết. Bệnh đa khoa tỉnh Bắc Giang tham gia quản lý và điều trị ngoại trú có kiểm soát đối với bệnh nhân trong thành phố và một số huyện lân cận từ những năm 2002, tuy nhiên chưa có một tác giả nào nghiên cứu về hiểu biết của người bệnh về phòng biến chứng nói chung và bệnh đột quỵ não nói riêng. Để góp phần đánh giá kiến thức phòng bệnh đột quỵ não của bệnh nhân THA và rút kinh nghiệm trong quản lý, theo dõi và điều trị, chúng tôi tiến hành khảo sát này nhằm mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng kiến thức phòng đột quỵ não tại khoa Nội Tim Mạch của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại khoa khoa Nội Tim Mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. 2. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kiến thức phòng đột quỵ não của ngừơi bệnh điều trị tăng huyết áp ngoại trú của người bệnh khoa Nội Tim Mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận. 1.1.1. Tăng Huyết áp 1.1.1.1. Định nghĩa tăng huyết áp Có rất nhiều định nghĩa được đưa ra nhưng đến nay Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization – WHO) và Hội tăng huyết áp Quốc tế (Association of hypertension Intenational – ISH) đã thống nhất đưa ra định nghĩa về tăng huyết áp “Tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg”[28], [18, 4]. 1.1.1.2. Triệu chứng tăng huyết áp Triệu chứng của tăng huyết áp phụ thuộc vào các giai đoạn của bệnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới tăng huyết áp có 3 giai đoạn: - Giai đoạn I: Bệnh nhân tăng huyết áp thường có triệu chứng thầm lặng hoặc có thể gặp một trong các triệu chứng sau: + Đau đầu: Thường đau ở vùng trán, chẩm hoặc thái dương, có khi đau nửa đầu, hay đau về đêm, đau tăng khi bị các kích thích mạnh như ồn ào nơi đông người, tức giận… + Ù tai, hoa mắt, chóng mặt. + Đi lại loạng choạng không vững. + Hay quên, trí nhớ giảm, ít tập trung chú ý… + Rối loạn vận mạch: tê chân tay, mất cảm giác, run đầu chi… + Rối loạn thần kinh thực vật: hay có cơn bốc hỏa, đỏ mặt… 4 Ở giai đoạn này bệnh nhân chưa có dấu hiệu khách quan về tổn thương thực thể. - Giai đoạn II: Bệnh nhân có biểu hiện một trong các triệu chứng như ở giai đoạn I kèm theo bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu tổn thương thực thể sau đây: + Dày thất trái phát hiện được trên lâm sàng, X quang, điện tâm đồ, siêu âm + Hẹp các động mạch võng mạc, lan rộng hay khu trú. + Protein niệu hoặc creatinin huyết tương tăng nhẹ. + Tăng lipid, cholesterol máu. Giai đoạn III: Bệnh tăng huyết áp đã gây ra những tổn thương ở cơ quan khác nhau, thể hiện bằng các triệu chứng sau: Ở tim: Suy tim trái Ở não: Tai biến mạch não. Ở thận: Suy thận…. Ở đáy mắt: Xuất huyết võng mạc ….[12] 1.1.1.3. Chẩn đoán tăng huyết áp * Chẩn đoán xác định tăng huyết áp Dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo HA đúng quy trình (Phụ lục 1) Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi theo từng cách đo huyết áp. Bảng 1.1: Các ngưỡng chẩn đoán tăng huyết áp theo từng cách đo [15]. Nội dung Cán bộ y tế đo theo đúng quy trình Huyết áp Huyết áp tâm thu tâm trương (HATT) (HATTr) ≥140 mmHg ≥ 90 mmHg 5 Đo bằng máy đo HA tự động 24 giờ ≥ 130 mmHg ≥ 80 mmHg Tự đo tại nhà (đo nhiều lần) ≥ 135 mmHg ≥ 85 mmHg * Chẩn đoán phân độ THA: Bảng 1.2. Phân độ tăng huyết áp Mức độ HA tối ưu Tâm thu Tâm Trương (mmHg) (mmHg) < 120 Và < 80 120-129 Và/hoặc 80-84 Tiền THA 130 – 139 Và/hoặc 85 – 89 THA độ I 140 – 159 Và/hoặc 90 – 99 THA độ II 160 – 179 Và/hoặc 100 – 109 THA độ III ≥ 180 Và/hoặc ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 Và < 90 HA bình thường Nguồn: Bộ Y tế - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2015 [27]. 1.1.5.2. Các biến chứng tăng huyết áp Tăng huyết áp gây nên tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt hay gặp là tổn thương ở tim, não, thận, mắt và mạch máu lớn. Các biến chứng của THA đột quỵ não nguy hiểm không chỉ bởi vì có thể gây chết người, mà còn để lại những di chứng nặng nề (liệt do đột quỵ não, suy tim, suy thận...) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của BN và là gánh nặng của gia đình và xã hội [4].Các biến chứng thường gặp: - Đột qụy não, thiếu máu thoáng qua, sa sút trí tuệ, hẹp động mạch cảnh - Phì đại thất trái (trên điện tâm đồ hay siêu âm tim), suy tim. 6 - Nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, bệnh mạch máu ngoại vi - Xuất huyết hoặc xuất tiết võng mạc, phù gai thị [27]. 1.1.2. Đột quỵ não. 1.1.2.1. Định nghĩa Đột quỵ não là danh từ chung chỉ một tình trạng khởi phát đột ngột các triệu chứng thần kinh định vị hoặc toàn thể do tổn thuơng khu trú trong não hoặc tổn thương màng não gây ra bởi tình trạng bệnh lý của hệ thống mạch máu não [35, 24]. Theo tổ chức y tế thế giới Đột quỵ não là “dấu hiệu phát triển nhanh chóng trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24 giờ và thường do nguyên nhân mạch máu” [2]. 1.1.2.2. Các yếu tố nguy cơ Có rất nhiều yếu tố gây nên tai biến mạch máu não theo hiệp hội tim mạch Mỹ [14, 33]. * Những yếu tố không thay đổi được - Tuổi: Đột quỵ não ảnh hưởng trên mọi lứa tuổi, nhưng tuổi càng cao thì nguy cơ đột quỵ não càng tăng, tuổi càng cao sẽ tích lũy các yếu tố nguy cơ lên hệ thống tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp … ngày càng tăng và bản chất tiến triển của các yếu tố nguy cơ ấy theo thời gian càng làm gia tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não, nguy cơ mắc bệnh đột quỵ não tăng lên gấp đôi cứ mỗi năm trôi qua sau 55 tuổi. - Giới tính: Xảy ra ở cả hai giới, nam nhiều hơn nữ nhưng nữ chết do đột quỵ não nhiều hơn, những phụ nữ uống thuốc ngừa thai và mang thai có nguy cơ cao về tỷ lệ mới mắc đột quỵ não. - Di truyền: Tiền sử cha mẹ mắc bệnh đột quỵ não liên quan với nguy cơ mắc đột quỵ não ở con cái. 7 - Có tiền sử đột qụy não: Những người đã từng bị đột quỵ não thì có nguy cơ đột quỵ não tái phát cao hơn những người không có tiền sử trước đó. * Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được - Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên đột quỵ não ở lứa tuổi trung niên và người già, xảy ra ở cả hai giới nam và nữ [7]. Theo WHO tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu trên 140mmHg và huyết áp tâm trương trên 90mmHg, tăng huyết áp chiếm 70% tổng số nguyên nhân gây ra đột quỵ não [37] . Đối với bệnh nhân tăng huyết áp ở tuổi 40 – 70 nếu tăng 20mmHg đối với huyết áp tâm thu và 10mmHg tâm trương thì sẽ tăng gấp đôi khă năng bị đột quỵ não [22]. Nếu kiểm soát huyết áp tốt làm giảm nguy cơ đột quỵ não [34]. - Đái tháo đường: Ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ cho rằng Đái tháo đường là yếu tố nguy cơ gây ra tất cả các thể bệnh lý tim mạch. Đái tháo đường cũng là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ não do đái tháo đường liên quan với các yếu tố tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, cho nên điều trị đái tháo đường cũng có thể làm giảm xảy ra độ quỵ não, cho nên những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ não. Nguy cơ đột quỵ não xảy ra tương đối 1.8 ở nam và 2.2 ở nữ, xảy ở các lứa tuổi nhưng tuổi càng cao thì càng làm tăng nguy cơ. Hiện nay chưa có một bằng chứng chứng minh rằng giảm tỷ lệ đái tháo đường sẽ giảm được đột quỵ não [9, 21] - Hút thuốc lá: Sử dụng thuốc lá thường xuyên sẽ làm tổn thương mạch máu và điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn trong những mạch máu gây ra một cơn đột quỵ não. Gần 25% những bệnh nhân đột quỵ não có liên quan trực tiếp đến hút thuốc lá nó gia tăng độc lập các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não gấp ba lần.Hút thuốc lá làm tăng huyết áp, thúc đẩy xơ vữa động mạch, 8 thay đổi chức năng tiểu cầu, dẫn đến sự tắc nghẽn động mạch cảnh nguyên nhân gây đột quỵ não, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ của đột quỵ não xấp xỉ 40% ở nam và 60% ở nữ [35]. Các công trình nghiên cứu đã xác định rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ não nhưng nguy cơ của đột quỵ não giảm rõ mỗi năm sau khi ngừng hút thuốc lá và gần như không còn ở các cá nhân sau 5 năm không hút thuốc hoặc chưa từng hút. Hút thuốc lá thụ động hay trực tiếp đều làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, và là yếu tố độc lập gây đột quỵ não cả hai giới, mọi lứa tuổi và tăng 50% so với nhóm không hút thuốc lá [9]. - Rối loạn mỡ máu: Sự rối loạn về chuyển hóa mỡ máu là một yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não [8, 19]. Nếu hàm lượng HDL-C càng cao thì càng ít có nguy cơ đột quỵ não (tăng 5mg/dL HDL-C thì giảm được 24% nguy cơ đột quỵ não [22]). LDLcholesterol trong máu tăng 10% thì tăng 20% nguy cơ bị đột quỵ não do xơ vữa động mạch [6] nhưng khi giảm cholesterol <160mg/dL và kèm với tăng huyết áp tâm trương thì có thể liên quan đến tăng xuất huyết não và thường gặp nhiều ở nhóm tăng cholesterol [9]. - Béo phì: Béo phì phần lớn liên quan đến thói quen ăn uống, chế độ ăn uống hàng ngày. Béo phì được xem là yếu tố nguy cơ của đột quỵ não vì nghiên cứu sức khỏe dinh dưỡng đã xác định rằng tăng BMI (>27kg/m2) và tăng cân nặng sau 18 tuổi, khi cả BMI và tăng cân đều tăng sẽ làm gia tăng không những làm tăng nguy cơ của đột quỵ não thể nhồi máu não nói riêng mà còn đột quỵ não nói chung. Béo bụng cũng là một yếu tố nguy cơ, nó không trực tiếp gây đột quỵ não mà thông qua các bệnh lý tim mạch. Theo AG.Shaper, tăng trọng lượng quá mức >30% làm tăng nguy cơ đột quỵ não và tăng tương đối ở nhóm có BMI cao gấp 2,33 lần so với nhóm thấp hơn ở nam giới [9]. 9 - Ít vận động: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng ít vận động thể lực làm tăng nguy cơ đột quỵ não cho cả hai giới và không phân biệt chủng tộc, ở nam giới thường xuyên hoạt động đủ mạnh để ướt đầm mồ hôi giảm 20% nguy cơ đột quỵ não, thể dục làm giảm nhồi máu cơ tim do đó cũng làm giảm đột quỵ não. Một nghiên cứu ở NaUy trên 14.000 phụ nữ tập thể dục (4- 5 lần/tuần) đã giảm 50% nguy cơ tử vong do đột quỵ hơn những người ít tập thể dục (ít hơn 1 lần/tuần) [9]. - Uống rượu quá mức: Uống trung bình nhiều hơn một ly bia (250ml) mỗi ngày cho phụ nữ hay hơn hai ly một ngày cho nam giới có thể làm tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ não, say rượu có thể dẫn đến đột quỵ não và nguy cơ gây đột quỵ não xảy ra ở cả hai giới. - Stress/lo âu: Stress là yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến đột quỵ não. Khi bị stress cơ thể tiết quá mức những chất làm tăng nhu cầu ôxy cơ tim nhất là adrenalin, làm co mạch vành, rối loạn chức năng đông máu, thành mạch. Ngoài ra stress và đột quỵ não có thể liên quan với nhau do những người lo âu còn có khuynh hướng hút thuốc nhiều, ít vận động, uống rượu nhiều nên dễ mắc tim mạch hơn. 1.1.2.3. Các dấu hiệu của đột quỵ não. Theo hội tim mạch Mỹ và NINDS [44,32], dấu hiệu đột quỵ não bao gồm: - Đột ngột nói khó hoặc không nói được, hoặc đột ngột giảm khả năng hiểu biết: Ngôn ngữ vận động bị mất khi tổn thương vùng Broca (vùng sau hồi trán 3) làm cho bệnh nhân không nói thành lời, nhưng vẫn giữ được khả năng trình bày thông tin qua lời nói (ú ớ, nói ngọng), tuy nhiên cần phân biệt với nói khó do rối loạn ở cơ lưỡi, họng. - Đột ngột chóng mặt hoặc mất thăng bằng, đi đứng khó khăn: Là dấu hiệu báo hiệu chức năng tiền đình ngoại vi hay trung ương bị kích thích, trong 10 bệnh đột quỵ não thường gặp chóng mặt tiền đình trung ương do rối loạn tuần hoàn sau nhồi máu hoặc xuất huyết ở tiểu não hoặc than não, thiếu máu cục bộ thoáng qua. Hầu như biểu hiện chóng mặt còn kèm theo rối loạn vận nhãn, mất điều hòa vận động. - Đột ngột tê hoặc yếu liệt vận động nửa người: Dấu hiệu hay gặp nhất của đột quỵ não, mức độ liệt nửa người trong lâm sàng có thể giúp định vị khu tổn thương, đột quỵ não thường liệt yếu nửa người không đồng đều ở tay hoặc chân, nặng hơn gặp trong tổn thương vỏ não. - Đột ngột đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân: Thường đau đầu dữ dội, đột ngột, cường độ đau cao ngay từ khi khởi phát, đau như muốn vỡ tung đầu, thường kèm theo nôn ói, gáy cứng và dấu hiệu màng não. - Đột ngột giảm khả năng nhìn ở một hoặc hai mắt: Dấu hiệu bệnh nhân thường gặp là mất thị lực, thị trường và nhìn đôi, mất thị lực một hay hai bên, biểu hiện này xảy ra đột ngột. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới Một nghiên cứu tại Ireland đã chỉ ra nhận thức dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ của người dân trong cộng đồng thấp và nhận thức cần gọi cấp cứu và các can thiệp quan trọng để cấp cứu là hạn chế. Nghiên cứu này sử dụng hệ thống câu hỏi mở cho các phần hỏi về các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ để kiểm tra kiến thức của người tham gia về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu cảnh báo ở người trưởng thành tại Ireland, kết quả thu được, Có 71% người tham gia có thể liệt kê đúng hai hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não, tỷ lệ biết được hai hay nhiều hơn yếu tố nguy cơ ở nhóm tuổi từ 45 đến 64 cao hơn nhóm dưới 45 tuổi, nhóm tuổi từ 65 trở lên không có nhiều khả năng xác định hai hoặc nhiều hơn yếu tố nguy cơ hơn nhóm dưới 45 tuổi, bên cạnh đó hai phần ba số người tham gia không thể xác 11 định hai dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não trong khi 31% có thể xác định hai hoặc nhiều hơn dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não nhưng không có sự nhất quán về các dấu hiệu cảnh báo, tỷ lệ này tương đương nhau ở cả 2 nhóm tuổi dưới 45 với nhóm từ 45 đến 64 tuổi, nhưng ở nhóm trên 65 tuổi biết từ hai hay nhiều hơn dấu hiệu lại thấp hơn. Có ít hơn 50% chọn gọi cho cấp cứu nếu có đột quỵ não xảy ra, từ điều này tác giả cho rằng sự chậm trễ này làm cho người bệnh không được hưởng sự chăm sóc y tế tốt và có thể để hậu quả cho người bị đột quỵ não [40]. Theo một nghiên cứu ở Nam Ghana, với 689 người tham gia đã chỉ ra tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ đứng đầu của đột quỵ não với 89 % sự lựa chọn của người tham gia, theo sau là đái tháo đường 29%.Về dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não, họ cho rằng tê liệt một bên là dấu hiệu phổ biến nhất với n = 304 người chiếm 44%, và các cơn đau không có nguyên nhân là ít nhất 11%.Cũng với những người đó khi họ được hỏi cơ quan nào của cơ thể có lien quan đến đột quỵ não thì có 40% trả lời đúng là não bộ, 10% là tim, 44% là các bộ phận khác trên cơ thể và 6% không biết câu trả lời. ngoài ra khi được hỏi nguồn thông tin về đột quỵ não thì đã có 277 (40%) lấy thông tin về đột quỵ não từ Radio, (222) 32% từ ti vi, chương trình chăm sóc sức khỏe 23%, trường học 69 (10%), sách y khoa 69 (10%), internet 62 (9%), trong khi đó cũng chỉ có 62 (9%) lấy thông tin từ báo và tạp chí, còn lại 180 (26%) người đã thú nhận rằng họ chưa bao giờ học hay nghe về đột quỵ não [36]. Theo Goh Kuok Wey, nghiên cứu nhóm nhân viên tại Universiti Tunku có mẫu nghiên cứu là 49, sử dụng bảng câu hỏi với những thông tin cần thiết rồi phát cho các nhân viên lựa chọn câu trả lời. Sau khi nghiên cứu có 29 59,18%) người có nhận thức thấp, 15(30,61%) có nhận thức vừa phải, 4 (8,16%) có nhận thức cao và chỉ có 1 (2,04%) không có nhận thức gì về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não. Hầu hết những người tham gia (73,47%) 12 có nhận thức thấp về các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não, 11 (22,45%) người có nhận thức trung bình, 1 (2,04%) người không có nhận thức gì về các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ và có 1 có nhận thức cao. Theo tác giả mức độ nhận thức của họ thấp về các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não mặc dù họ là những người có học thức [42]. Một nghiên cứu khác của Monaliza tại cộng đồng với mẫu nghiên cứu là 467 người tham gia và sử dụng những câu hỏi mở để hỏi về kiến thức các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não. Kết quả cho thấy chỉ có 15,41% người tham gia có kiến thức rất tốt, 52,89 % có kiến thức tốt, 3,63% hạn chế kiến thức và 28,47% có kiến thức nghèo nàn về yếu tố nguy cơ của đột quỵ não, bên cạnh đó có 96,15 % người tham gia có kiến thức rất tốt, 2,35% có kiến thức tốt, chỉ 0,64% kiến thức hạn chế và 0,86% người có kiến thức nghèo nàn về dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não. Từ kết quả đó ông đưa ra kết luận có 96,15% đối tượng nghiên cứu có kiến thức rất tốt về dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não, họ biết dấu hiệu phổ biến nhất của đột quỵ não là tê, hoặc liệt đột ngột mặt, tay hay chân đặc biệt là 1 bên của cơ thể cùng với một dấu hiệu cảnh báo khác đi kèm. Mặt khác, 52,87% người tham gia biết được tăng huyết áp và cholesterol máu hoặc bất kỳ 3 yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ não, Những người tham gia thuộc nhóm tuổi trẻ hơn, giáo dục tốt hơn, và có kinh tế cao thì có kiến thức về các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não tốt hơn. Nhóm nguy cơ cao là những người có yếu tố tiền sử bản thân, có kiến thức ngang nhau giữa yếu tố nguy cơ của đột quỵ não và dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não. Nghiên cứu cũng nhắc đến nhóm tuổi không liên quan đến kiến thức về các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não mà là trình độ học vấn giáo dục, trình độ học vấn cao hơn thì có kiến thức tốt hơn về dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não. Và nghiên cứu cũng chỉ ra người nào có yếu tố tiền sử bản thân có kiến thức rất 13 tốt về các yếu tố nguy cơ, các dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ não hơn so với những người không có yếu tố tiền sử bản thân về đột quỵ não [39]. 1.2.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam Theo nghiên cứu của Lý Thị Kim Thương tại phường Tây Sơn tỉnh Gia Lai năm 2016 đã chỉ ra nhận thức của người dân về dấu hiệu cảnh báo đột quỵ não não: Tỷ lệ người dân có nhận thức không đạt, đạt, và tốt về các biểu hiện cảnh báo của đột quỵ não trong cộng đồng lần lượt là 58,8%, 41,2% và 12,4% trên 396 người [30]. Theo một nghiên cứu đánh giá hiểu biết của người dân về triệu chứng và tiến triển của đột quỵ não ở Hải Dương Việt Nam trên những người không bị đột quỵ não của tác giả Nguyễn Triệu cùng cộng sự cho thấy hiểu biết của người dân ở cộng đồng về triệu chứng, tiến triển và cơ quan bị tổn thương trong đột quỵ não rất thấp và hạn chế. Điều này được thể hiện quan kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Triệu như sau: Trong số 1056 người được phỏng vấn chỉ có 67% người cho rằng não không phải là cơ quan bị tổn thương trong đột quỵ não, các triệu chứng chủ yếu của đột quỵ não được mọi người nhận thấy là liệt nữa người 71,4%, dị cảm 41,2%, nói khó 58,8 % và chỉ có 18,8% trong số những người được phỏng vấn cho vấn đột quỵ não có thể hồi phục hoàn toàn. Chính vì sự nhận thức của cộng đồng về các triệu chứng, tiến triển bệnh rất thấp và hạn chế nên việc tuyên truyền, giáo dục cho người dân ở cộng đồng để nâng cao hiểu biết các kiến thức cơ bản về đột quỵ não là rất cần thiết [11]. Với 1621 người tham gia vào nghiên cứu của Ngô Văn Quang và cộng sự đã cho kết quả như sau: Có 27,3% số người tham gia có tăng huyết áp, 26,2% hút thuốc lá và 16,1% thừa cân béo phì, trong những người có tăng huyết áp thì hơn hai phần ba không có nhận thức được tình trạng của họ, một phần tư người tham gia trả lời xác định được ít nhất một dấu hiệu của đột
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan