Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng khai thác và sử dụng cây Gù hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte) tạ...

Tài liệu Thực trạng khai thác và sử dụng cây Gù hương (Cinnamomum balansae H. Lecomte) tại huyện Phú Lương, Đại Từ và huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên. (Khóa luận tốt nghiệp)

.PDF
85
176
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN CÔNG TIẾN THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÂY GÙ HƢƠNG (Cinnamomum balansae H. Lecomte) TẠI HUYỆN PHÚ LƢƠNG, HUYỆN ĐẠI TỪ VÀ HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2012 – 2016 Thái Nguyên, năm 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN CÔNG TIẾN THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG CÂY GÙ HƢƠNG (Cinnamomum balansae H. Lecomte) TẠI HUYỆN PHÚ LƢƠNG, HUYỆN ĐẠI TỪ VÀ HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành: Lâm nghiệp Lớp : K44 - LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2012 - 2016 Giảng viên hƣớng dẫn: T.S Trần Công Quân Thái Nguyên, năm 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chƣa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, năm 2016 XÁC NHẬN CỦA GVHD Đồng ý cho bảo vệ kết quả Ngƣời viết cam đoan trước hội đồng khoa học! Trần Công Quân Nguyễn Công Tiến XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên) ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, thực tập là giai đoạn sinh viên tiếp xúc với thực tế, đây là thời gian để sinh viên làm quen với công tác điều tra nghiên cứu. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, đƣợc sự nhất trí của nhà trƣờng, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hƣớng dẫn trực tiếp của thầy giáo TS. Trần Công Quân tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng khai thác và sử dụng cây Gù hƣơng (Cinnamomum balansae H. Lecomte) tại huyện Phú Lƣơng, Đại Từ và huyện Định Hóa Tỉnh Thái Nguyên”. Trong thời gian nghiên cứu đề tài, đƣợc sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo TS. Trần Công Quân và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp đỡ của các cán bộ, lãnh đạo các cơ quan ban ngành của UBND huyện Phú Lƣơng, Đại Từ và Định Hóa, các xã trong huyện và các hộ gia đình trong thôn đã tạo mọi điều kiện cho tôi thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu . Qua đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là thầy giáo TS. Trần Công Quân và thầy giáo ThS. La Quang Độ ngƣời thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, năm 2016 Sinh viên Nguyễn Công Tiến iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Tổ ng hơ ̣p cây Gù hƣơng phân bố ta ̣i Huyê ̣n Phú Lƣơng ............... 20 Bảng 4.2. Tổ ng hơ ̣p cây Gù hƣơng phân bố ta ̣i huyê ̣n Đại Từ ....................... 21 Bảng 4.3. Tổ ng hơ ̣p cây Gù hƣơng phân bố ta ̣i Huyê ̣n Định Hóa.................. 22 Bảng 4.4. Tổ ng hơ ̣p cây Gù hƣơng phân bố ta ̣i 3 huyện : Phú Lƣơng, Đại Từ và Định Hóa......................................................................... 23 Bảng 4.5. Tổ ng hơ ̣p ch ất lƣợng cây Gù hƣơng có ta ̣i huyê ̣n Phú Lƣơng ............................................................................................... 25 Bảng 4.6. Tổ ng hơ ̣p chất lƣợng cây Gù hƣơng có ta ̣i huyê ̣n Đại Từ .............. 26 Bảng 4.7. Tổ ng hơ ̣p chất lƣợng cây Gù hƣơng có ta ̣i huyê ̣n Định Hóa ......... 26 Bảng 4.8. Tổ ng hơ ̣p ch ất lƣợng cây Gù hƣơng có ta ̣i 3 huyện Phú Lƣơng , Đại Từ và Định hóa............................................................ 27 Bảng 4.9. Tổng hợp trữ lƣợng cây Gù hƣơng có tại huyện Phú Lƣơng ......... 27 Bảng 4.10. Tổ ng hơ ̣p trƣ̃ lƣơ ̣ng cây Gù hƣơng có ta ̣i huyê ̣n Đại Từ .............. 28 Bảng 4.11. Tổ ng hơ ̣p trƣ̃ lƣợng cây Gù hƣơng có ta ̣i huyê ̣n Định Hóa ......... 29 Bảng 4.12 Tổ ng hơ ̣p trƣ̃ lƣơ ̣ng cây Gù hƣơng có ta ̣i 3 huyện: Phú Lƣơng, Đại Từ , Định Hóa............................................................... 29 Bảng 4.13. Tổng hợp thực trạng khai thác cây Gù hƣơng trên địa bàn nghiên cứuCách chế biến sau khai thác cây Gù hƣơng ................... 32 Bảng 4.14. Thố ng kế đă ̣c điể m sƣ̉ du ̣ng cây Gù hƣơng c ủa ngƣời dân địa phƣơng ....................................................................................... 34 Bảng 4.15. Tình hình gây trồng cây Gù hƣơng tại địa phƣơng ...................... 38 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1. Gỗ Gù hƣơng ngƣời dân khai thác .................................................. 33 iv Hình 4.2. A. Đồ Lũa làm từ Gù hƣơng, B.Lục bình làm từ Gù hƣơng ........... 38 v CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN Từ, cụm từ viết tắt Giải thích Dt Đƣờng kính tán D1.3 Đƣờng kính 1.3m ĐDHS Đa dạng sinh học Hvn Chiều cao vút ngọn Hd Chiều cao dƣới cành IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế OTC Ô tiêu chuẩn PL Phú Lƣơng ĐT Đại Từ ĐH Định Hóa UBND Ủy ban nhân dân Stt Số thứ tự vi MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN ........................................ v Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 1 1.3. Ý nghĩa của đề tài ...................................................................................... 2 1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học .............................. 2 1.3.2 Ỹ nghĩa trong thực tiễn sản xuất .............................................................. 2 Phần 2: TỔNG QUAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................... 3 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc ....................................... 4 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 4 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ............................................................ 4 2.3. Điều kiện cơ sở của địa phƣơng ................................................................. 8 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................................. 8 2.3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế - xã hội ....................................................... 12 Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 15 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ......................................... 15 3.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................... 15 3.1.2. Địa điểm, thời gian và phạm vi nghiên cứu .......................................... 15 3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 15 vii 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 15 3.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 15 3.3.2. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................ 17 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 19 4.1. Hiê ̣n tra ̣ng của cây Gù hƣơng trên điạ bàn nghiên cƣ́u ........................... 19 4.1.1. Tình hình phân bố của cây Gù hƣơng trên địa bàn nghiên cứu ............ 19 4.1.2. Thƣ̣c tra ̣ng chất lƣợng cây Gù hƣơng có trong khu vƣ̣c nghiên cƣ́u .... 25 4.1.3. Trƣ̃ lƣơ ̣ng của cây Gù hƣơng trên điạ bàn nghiên cƣ́u ......................... 27 4.2. Sử dụng cây Gù hƣơng............................................................................. 32 4.3. Các giải pháp để phát triển bền vững cây Gù hƣơng ............................... 39 4.3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác bảo tồn loài Gù hƣơng tại huyện Phú Lƣơng, Đại Từ và Định Hóa- Thái Nguyên................................................................................................... 39 4.3.2. Đề xuấ t các biê ̣n pháp ........................................................................... 41 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 43 5.1. Kết luận .................................................................................................... 43 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thiên nhiên nhiệt đới Việt Nam đã tạo ra hệ thực vật đa dạng, đa lợi ích. Với hơn 19 triệu hecta rừng và đất rừng hệ thực vật này là 1 tiềm năng to lớn cho sự phát triển của đất nƣớc, thể hiện rõ lợi thế của ngành lâm nghiệp so với nhiều ngành sản xuất khác. Trong tập đoàn các loài cây đa mục đích đã đƣợc định danh ở Việt Nam, cây Gù hƣơng (Cinnamomum balansae) là loài cây có triển vọng đem lại giá trị kinh tế cao trong tƣơng lai, đặc biệt cho những ngƣời dân nghèo sống ở vùng núi. Đây là loài cây có giá trị kinh tế, thân gỗ dùng cho chế biến các sản phẩm mỹ nghệ. Mặc dù có giá trị kinh tế và bảo tồn cao nhƣ vậy, nhƣng những nghiên cứu về loài cây này ở trên Thế giới và ở Việt Nam hiện nay còn rất thiếu. Phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức mô tả đặc điểm hình thái, định danh loài, mà chƣa đi sâu nghiên cứu nhiều về đặc tính sinh học, sinh thái học, gây trồng và bảo tồn loài. Vì thế, việc trang bị kiến thức về bảo tồn và phát triển loài cây Gù hƣơng là một việc làm cấp thiết. Để bảo vệ và phát triển bền vững loài cây Gù hƣơng thì việc tìm hiểu khai thác thực trạng, sử dụng loài cây này là cần thiết. Vì vậy tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng khai thác và sử dụng cây Gù hƣơng (Cinnamomum balansae H. Lecomte) tại huyện Phú Lƣơng, Đại Từ và huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xác định đƣợc thực trạng phân bố khai thác cây Gù hƣơng trên địa bàn nghiên cứu. - Xác định đƣợc tình hình sử dụng Gù hƣơng của ngƣời dân địa phƣơng. - Đề xuất đƣợc các biện pháp bảo tồn và phát triển loài Gù hƣơng. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và trong nghiên cứu khoa học Thực hiện đề tài củng cố phƣơng pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên và giúp cho sinh viên có cơ hội thực hành bài học ngoài thực địa, củng cố các kiến thức đã học, vận dụng các lí thuyết vào thực tế, nâng cao khả năng thu thập, tích lũy, phân tích, xử lí thông tin hiệu quả, đồng thời củng cố kĩ năng giao tiếp, tiếp cận và làm việc với cộng đồng, ngƣời dân. 1.3.2 Ỹ nghĩa trong thực tiễn sản xuất Đề tài đánh giá đƣợc thực trạng khai thác, sử dụng loài Gù hƣơng và đề xuất giải pháp hạn chế tình hình khai thác. Bảo tồn và phát triển loài Gù hƣơng có giá trị. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái và môi trƣờng sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dƣới loài đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng trong một tƣơng lai gần. Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra biện pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nƣớc. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết nhƣ quan hệ giữa bảo tồn loài và phát triển bền vững hoặc tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH…vv. Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH thì trong đó Gù hƣơng (Cinnamomum balansae) thuộc họ Long não (Lauraceae) là một loài cây quý, đa tác dụng. Hiện tại Loài đã đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc R) và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại. Đây là loài cây có giá trị kinh tế, thân gỗ dùng cho chế biến các sản phẩm mỹ nghệ. Hiê ̣n nay thì cây Gù hƣơng đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng theo 3 dạng khác nhau là sƣ̉ du ̣ng trong cuô ̣c số ng hàng ngày , sƣ̉ du ̣ng tron g nghiên cƣ́u khoa học, sƣ̉ du ̣ng cho môi trƣờng và sinh cảnh. Trong cuô ̣c số ng hàng ngày thì cây Gù hƣơng đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng làm lũa , làm vật liệu xây dựng , làm đồ thủ công mỹ nghê ̣ và đồ trang trí nô ̣i thấ t trong gia điǹ h . Hiê ̣n này các nhà nghiên cứu trên thế giới và Viê ̣t Nam đang nghiên cƣ́u loài cây này nhƣ thƣ̣c hiê ̣n các dƣ̣ án về bảo tồn , giâm hom phát triể n cây . Ngoài ra cây còn đƣợc sử dụng cho môi trƣờng nhƣ ta ̣o bóng mát và làm tăng sƣ̣ đa da ̣ng cho sinh cảnh. Do có giá trị 4 kinh tế cao nên hiện nay hoạt động khai thác trái phép cây này ở Việt Nam đang là một điểm nóng (Lê Trọng Trái và cộng tác viên, 1999) [9]. Đây là cơ sở khoa học giúp tôi tiến đến nghiên cứu và thực hiện khóa luận. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Cây Vù hƣơng hay còn gọi là Gù hƣơng có tên khoa học là Cinnamomum balansae H.lec thuộc họ re (Lauraceae) [12]. Loài này đƣợc Lecomte miêu tả khoa học đầu tiên năm 1913. Các loại gỗ quý ở rừng nhiệt đới ngày càng giảm, thị trƣờng gỗ thế giới với lƣợng mua bán tăng 24 lần từ năm 1946 đến 1980 (larman, 1988). Các nƣớc đang phát triển là những nƣớc xuất khẩu gỗ lớn trong khi đó các nƣớc phát triển là các nƣớc nhập khẩu gỗ chính . Nhật Bản là nƣớc nhập khẩu gỗ lớn từ vùng Đông Nam Á và Châu Âu . Các nƣớc ở Châu Âu nhập khẩu gỗ chủ yếu từ các nƣớc thuộc Châu Phi. Còn Hoa Kỳ là nƣớc nhập khẩu gỗ quan trọng nhất của các nƣớc ở Nam Mỹ. (Nguyễn Xuân Cự và cs, 2010 ) [4]. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Gù hƣơng (Cinnamomum balansae) Cây gỗ to, thƣờng xanh, cao tới 50 m, đƣờng kính thân 0,7 - 1,2 m; cành nhẵn, màu hơi đen khi khô. Lá mọc cách, dai, hình trứng, dài 9 - 11 cm, rộng 4 - 5 cm, thót nhọn về hai đầu; gân bậc hai 4 - 5 đôi; cuống lá dài 2 - 3 cm, nhẵn. Cụm hoa chuỳ, ở nách lá, dài 4 - 5 cm, phủ lông ngắn màu nâu; cuống hoa dài 1 - 4 mm, phủ lông; bao hoa 6 thuỳ, có lông; nhị hữu thụ 9, bao phấn 4 ô; 3 nhị vòng trong cùng mỗi nhị có 2 tuyến; nhị lép 3, hình tam giác, có chân; bầu hình trứng, nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa. Quả hình cầu, đuờng kính 8 - 10 mm, đính trên đế hoa hình chén . Mùa hoa vào tháng 1 - 5, mùa quả chín tháng 6 - 9.Tái sinh bằng hạt hoặc giâm cành. Là Loài đặc hữu của Việt Nam. Trong thân và lá có tinh dầu với thành phần chính là long não. Hạt chứa dầu béo. Gỗ tốt, không bị mối mọt, có mùi long não nên đƣợc ƣa chuộng để đóng các đồ đạc trong nhà nhƣ tủ, 5 bàn ghế , Vốn là loài hiếm và tái sinh kém lại bị chặt lấy gỗ. Phân hạng: VUA1c [13] . Loài đã đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “hiếm” (Bậc R) và danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm (nhóm 2) của Nghị định số 32/2006/NĐ - CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ để hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thƣơng mại. Đã đƣợc bảo vệ nguyên vẹn trong vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng ( Sách đỏ Việt Nam năm 2007 phần thực vật – trang 225) [2]. Loài cây có phân bố rải rác ở khu vực đồi, núi thấp của của các tỉnh phía Bắc. Hiện nay, số lƣợng cây vù hƣơng còn rất ít, chỉ còn thấy ở vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), trong rừng thứ sinh và vƣờn hộ ở Thạch Thành (Thanh Hoá) và rải rác ở một số nơi; song hiện nay đã bị khai thác quá mức, không còn gặp nhiều trong rừng tự nhiên nên đƣợc xếp vào loại hiếm (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng, 1996) [1]. Khó tìm thấy cây có kích thƣớc lớn và không phải cây trƣởng thành nào cũng có quả, thu hái hạt giống ở cây lớn rất khó khăn, mặt khác do hạt có chứa nhiều tinh dầu, nhanh mất sức nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm thấp, cho nên việc thử nghiệm nhân giống bằng hom để góp phần lƣu giữ nguồn gen là hết sức cần thiết (Nguyễn Hoàng Nghĩa và cs, 2009) [8]. Khi điều tra cho thấy vào khoảng những năm 1990 trở về trƣớc, các loài cây gỗ lớn và quý vẫn còn nhiều. Đặc biệt trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1947-1954), rừng Định Hóa còn đƣợc coi là “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, rừng có nhiều tầng tán, nhiều cây gỗ lớn và quý, đƣờng kính cây có thể từ 1m đến 2m. Tuy nhiên, hiện nay các cây gỗ có đƣờng kính thân cây 0,7m trở lên và các cây gỗ quý nhƣ Đinh, Lim, Sến, Táu, Nghiến... còn rất ít, chúng chỉ xuất hiện chủ yếu ở các khu di tích (Đồi Khau Tý, Khuôn Tát, Tỉn Keo) và rải rác trong các khu rừng tự nhiên, các cây có kích thƣớc nhỏ hơn thƣờng bị cong queo hoặc sâu bệnh. Sở dĩ có hiện tƣợng nêu trên là do nạn chặt phá rừng trái phép xảy ra thƣờng xuyên của lâm tặc. 6 Bên cạnh đó, nhóm cây này cũng đã và đang bị ngƣời dân khai thác quá mức, họ sử dụng gỗ để làm nhà, chuồng trại cho gia cầm, gia súc, nạn đốt rừng làm nƣơng rẫy cũng là những nguyên nhân chính làm cho nguồn tài nguyên này bị suy giảm cả về chất lƣợng và số lƣợng, ít có khả năng phục hồi (Nguyễn Anh Hùng , 2012) [6]. Những loài cho gỗ, có giá trị cao đang bị săn lùng bào gồm các loài: Gõ đỏ, Trắc, Cẩm lai, Lim xanh, Nghiến, Mun... Trong 6 tháng đầu năm 2010, lực lƣợng kiểm lâm Lạng Sơn đã thu giữ đƣợc 9.386 cục thớt nghiến. Trong năm 2008, lực lƣợng kiểm lâm của Vƣờn quốc gia Yok Đôn phát hiện hơn 250 vụ khai thác gỗ trái phép với gần 650 cây gỗ thuộc nhóm quý hiếm nhƣ cẩm lai, giáng hƣơng. Trong quý I và quý II năm 2010, lực lƣợng kiểm lâm VQG Bù Gia Mập đã phát hiện khối lƣợng gỗ gõ đỏ và cẩm lai bị khai thác trộm ƣớc tính hơn 200 m 2 (Phạm Quốc Hùng và cs, 2010) [7]. Một số văn bản pháp quy nhà nƣớc ban hành trong việc sử dụng và bảo về các loài gỗ quý hiếm Thông tƣ của Bộ Lâm nghiên Hƣớng dẫn thực hiện nghị định số 18-HĐBT ngày 12 tháng 10 năm 1992 Thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I chỉ đƣợc khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo), quan hệ hợp tác quốc tế. Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm I không đƣợc làm ảnh hƣởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài đó trong tự nhiên và phải có phƣơng án đƣợc Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II: a) Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II trong các khu rừng đặc dụng: - Chỉ đƣợc khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học (kể cả để tạo nguồn giống ban đầu phục vụ cho nuôi sinh sản, trồng cấy nhân tạo), quan hệ hợp tác quốc tế. 7 - Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II trong các khu rừng đặc dụng không đƣợc làm ảnh hƣởng tiêu cực đến việc bảo tồn các loài đó và phải có phƣơng án đƣợc Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt. b) Khai thác thực vật rừng, động vật rừng Nhóm II ngoài các khu rừng đặc dụng: Thực vật rừng Nhóm II A ngoài các khu rừng đặc dụng chỉ đƣợc khai thác theo quy định tại Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành [14]. Chỉ thị Số: 283-TTg ngày 14 tháng 6 năm 1993. về việc thực hiện các biện pháp cấp bách để quản lý gỗ quý hiếm [11]. Thủ tƣớng Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu Bộ Lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân các cấp và các ngành liên quan có biện pháp đình chỉ ngay việc khai thác các loại gỗ quý, hiếm, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng, mua bán, vận chuyển và xuất khẩu các loại gỗ này. Nhƣng hiện nay, tình trạng khai thác, mua bán trái phép gỗ quý, hiếm vẫn diễn ra khá nghiêm trọng và tình hình chặt cây, phá rừng nói chung vẫn chƣa đƣợc ngăn chặn. Bộ Lâm nghiệp, Uỷ ban nhân dân các cấp và các ngành có liên quan chƣa thƣờng xuyên chỉ đạo chặt chẽ và tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị định số 18-HĐBT ngày 17-1-1992 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) và chỉ thị số 90-CT ngày 19-3-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ). Một số địa phƣơng, đơn vị vì lợi ích kinh tế cục bộ trƣớc mắt cố tình khai thác gỗ dƣới những hình thức trá hình nhƣ tận thu, tỉa cây v.v... để tiếp tục mua bán và xuất khẩu trái phép các loại gỗ quý, hiếm, nhất là gỗ pơmu. Nhiều địa phƣơng buông lỏng trách nhiệm quản lý Nhà nƣớc của mình để cho nhân dân tự do đi phát rừng làm rẫy, thậm chí chặt phá cả cây rừng trên núi đá. Chỉ thị số: 43-LN/KL Về việc quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại gỗ quý, hiếm [10]. 8 Gỗ là vật tƣ do Nhà nƣớc thống nhất quản lý, cấm tƣ nhân buôn bán (trừ gỗ vƣờn). Đối với các loại gỗ nhƣ cẩm lai, gỗ đỏ (cà te), gụ, hƣơng, sao, lát, lim, hoàng đàn, nghiến, sến, mun (dƣới đây gọi chung là gỗ quý, hiếm) là vật liệu không thể thay thế của một số công trình đặc biệt của Nhà nƣớc và một số khâu sản xuất quan trọng trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng... Nhƣng hiện nay các loại gỗ quý, hiếm trên đã và đang trở nên khan hiếm đến mức nghiêm trọng. Nguyên nhân của tình hình trên là do trong những năm qua nhiều địa phƣơng, cơ sở sản xuất lâm nghiệp và nhân dân vùng liền rừng khai thác và sử dụng bừa bãi. Việc quản lý và bảo vệ các loại gỗ trên cũng bị buông lỏng kéo dài. Tồn tại phổ biến là sử dụng các loại gỗ quý, hiếm chƣa tuân theo nguyên tắc: "gỗ nào dùng vào việc ấy" (Nghị định số 10-CP), lãng phí, kém hiệu quả. Mặt khác hiện nay các loại gỗ này đang là một mặt hàng buôn bán trôi nổi trên thị trƣờng tự do hoặc đang đƣợc dùng trong quan hệ "liên doanh, liên kết" giữa các đơn vị kinh tế quốc doanh và giữa các đơn vị này với các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội. Để nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, Bộ Lâm nghiệp yêu cầu các địa phƣơng, cơ sở thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách về việc quản lý, bảo vệ các loại gỗ quý, hiếm. 2.3. Điều kiện cơ sở của địa phƣơng 2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2.3.1.1. Vị trí địa lý + Huyện Phú Lƣơng Phú Lƣơng là một huyện miền núi nằm ở phía bắc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 22 km về phía nam dọc theo quốc lộ 3. Có các vị trí tiếp giáp nhƣ sau: 9 - Phía bắc giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Cạn). - Phía Nam và Đông Nam giáp thành phố Thái Nguyên. - Phía Tây giáp huyện Định Hóa. - Phía Tây Nam giáp huyện Đại Từ. - Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ. + Huyện Đại Từ Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 25 km, có tọa độ từ 21 o30’ đến 21 o50’ vĩ độ Bắc từ 105 o32’ đến 105 o42’ kinh độ Đông. + Huyện Định Hóa Huyện Định Hóa, Tỉnh Thái nguyên, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn tổng diện tích tự nhiên 52.272,23 ha , có danh giới: + Phía Bắc: Giáp 2 huyện Chợ Đồn, Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn + Phía Nam: Giáp huyện Đại Từ + Phía Đông: Giáp huyện Phú Lƣơng + Phía Tây: Giáp huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng tỉnh Tuyên Quang Vị trí của huyện tƣơng đối thuận loại cho các hoạt động đi lại trong tỉnh và cũng nhƣ 2 tỉnh lân cận là Tuyên Quang và Bắc Kạn. 2.3.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn + Huyện Phú Lƣơng Khí hậu Phú Lƣơng mang tính chất nhiệt đới gió mùa với hai mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) nhiệt độ xuống thấp, có khi xuống tới 3oC, thƣờng xuyên có các đợt gió mùa đông bắc hanh, khô. Mùa nóng (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm) nhiệt độ cao, nhiều khi có mƣa lớn tập trung. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 22oC, tổng tích nhiệt khoảng 8000oC. Lƣợng mƣa trung bình của Phú Lƣơng từ 2000 mm đến 2100 mm/năm. Tháng 7 có lƣợng mƣa lớn nhất (bình quân từ 410 mm đến 10 420 mm/tháng). Tháng 11 và tháng 12 ít mƣa, lƣợng mƣa trung bình chỉ khoảng từ 24 đến 25 mm/tháng. Phú Lƣơng có mật độ sông, suối bình quân 0,2 km/km2, trữ lƣợng nƣớc cao, phân bổ tƣơng đối đều ở các xã trong huyện, thuận lợi cho phát triển thủy lợi. Sông Cầu là sông nhất chảy trên địa bàn huyện với tổng chiều dài 17 km qua các xã Phú Đô, Tức Tranh, Vô Tranh, Sơn Cẩm. Hầu hết các sông ở Phú Lƣơng đều hẹp và dốc, nên trong mùa nóng, mƣa nhiều, thƣờng xảy ra lũ lụt, xói mòn và sạt lở đất, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống, sinh hoạt của nhân dân. + Huyện Đại Từ Do mƣa nhiều khí hậu thƣờng ẩm ƣớt độ ẩm trung bình từ 70% - 80%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22 - 27o là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài cây trồng phát triển. Hệ thống sông Công chảy từ Định Hóa xuống theo hƣớng Bắc Nam với chiều dài là 2km qua địa bàn huyện Đại Từ. Hệ thống các suối khe nhƣ suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê,…Do ảnh hƣởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi cao bao bọc Đại Từ thƣờng có lƣợng mƣa lớn nhất tỉnh, trung bình lƣợng mƣa mỗi năm từ 1800 – 2000mm rất thuận lợi cho việc sản xuất nông lâm nghiệp của huyện (đặc biệt là cây chè). + Huyện Định Hóa Đây là vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, ảnh hƣởng của khí hậu vùng cao. Một năm chia thành 2 mùa, mùa mƣa và mùa khô. Lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1.750mm, năm cao nhất 2.450mm, năm thấp nhất 1.250mm, lƣợng mƣa phân bố không đồng đều. Nhiệt độ bình quân 22,5oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 14,60C và cao nhất là 42,6oC, biên độ giữa ngày và đêm 8 -100C. - Số lƣợng nắng trung bình 1.560 giờ/năm, năm cao nhất 1750 giờ/năm, năm thấp nhất 1470 giờ/năm. 11 - Lƣợng mƣa bốc hơi bình quân 885mm/năm, bằng 50, 6 % lƣợng mƣa trung bình năm. - Độ ẩm không khí trung bình 82%, mùa khô mặc dù ít mƣa nhƣng có sƣơng mù nên độ ẩm không khí cao. - Tháng 12 và tháng 1 xuất hiện nhiều sƣơng muối, đây là điều kiện bất lợi cho cây trồng. Định hóa là đầu nguồn của sông Công, sông Chu, là các chi lƣu của hệ thống sông Cầu, lũ thƣờng xuất hiện vào tháng 7 và tháng 8, trung bình 16,2 m3/s, lƣu lƣợng cực đại 319 m3/s, cực tiểu 2,3m3/s. Lƣu lƣợng chênh lệch giữa các mùa là khá lớn, do hiện nay diện tích rừng bị xuy giảm mạnh, kéo theo những tác động nhƣ hạn hán, lũ lụt thƣờng xuyên xảy ra. 2.3.1.3. Đặc điểm địa hình + Huyện Phú Lƣơng Địa hình huyện Phú Lƣơng tƣơng đối phức tạp, độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100 đến 400m. Các xã ở vùng Bắc và Tây Bắc huyện có nhiều núi cao, độ cao trung bình từ 300 đến 400, độ dốc phần lớn trên 20o. Các xã ở vùng phía Nam huyện địa hình bằng phẳng hơn, có nhiều đồi và núi thấp, độ dốc thƣờng dƣới 15o. Đây là vùng địa hình mang tính chất của vùng trung du nhiều đồi, ít ruộng. Từ phía Bắc xuống phía Nam huyện độ cao giảm dần. + Huyện Đại Từ Địa hình toàn huyện dốc từ Tây sang Đông, phía tây là dãy Tam Đảo kéo dài từ xã Yên Lãng đến xã Quân Chu, có nhiều núi cao địa hình chia cắt sâu, có độ dốc từ 16-35o, nhiều nơi dốc trên 35o. Phía Bắc và phía Đông có các dãy núi thấp hơn nhƣ: dãy núi Hồng, núi Chúa, núi Pháo. + Huyện Định Hóa Chia làm 4 tiểu vùng:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất