Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng, giải pháp trong cải tiến chất lượng bệnh viện tại bệnh viện trung ươ...

Tài liệu Thực trạng, giải pháp trong cải tiến chất lượng bệnh viện tại bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2021

.PDF
22
1
87

Mô tả:

1 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG BÁO CÁO THU HOẠCH Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sỹ chính (hạng II) THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP TRONG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2021 Họ và tên : Liểu Hải Đông Hoàng Văn Hiển Vũ Tuấn Anh Đơn vị công tác : Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên, tháng 07 năm 2021 2 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG BÁO CÁO THU HOẠCH Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sỹ chính (hạng II) THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP TRONG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2021 Họ và tên : LIỂU HẢI ĐÔNG HOÀNG VĂN HIỂN VŨ TUẤN ANH Đơn vị công tác : Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên, tháng 07 năm 2021 3 4 5 CÁC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân BV Bệnh viện BVĐK Bệnh viện đa khoa BYT Bộ y tế CBVC Cán bộ viên chức CSSK Chăm sóc sức khỏe CTCLBV Cải tiến chất lượng bệnh viện HĐND Hội đồng nhân dân KCB Khám chữa bệnh QĐ-UB Quyết định ủy ban QLCL Quản lý chất lượng 6 MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 6 ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 NỘI DUNG....................................................................................................... 4 1. Đặc điểm tình hình chung ............................................................................... 4 2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng bệnh viện tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ..................................................................................................... 4 3. Nhận định, phân tích vấn đề và trọng tâm giải quyết của đề án cải tiến chất lượng bệnh viện ................................................................................................ 5 4. Tầm quan trọng của đề án............................................................................. 6 4.1. Thực hành 5S. ............................................................................................ 6 4.2. Báo cáo sự cố y khoa ................................................................................. 7 4.3. Xây dựng và ban hành quy trình quản lý theo ISO ................................... 7 4.4. Cải tiến các vấn đề ưu tiên......................................................................... 8 5. Căn cứ để xây dựng đề án............................................................................. 8 5.1. Căn cứ pháp lý ........................................................................................... 8 5.2. Căn cứ thực trạng vấn đề chất lượng bệnh viện ........................................ 8 6. Các giải pháp ................................................................................................ 9 7. Tổ chức thực hiện đề án.............................................................................. 10 8. Giám sát tiến độ và đánh giá thực hiện ...................................................... 11 9. Tính khả thi................................................................................................. 12 10. Hiệu quả, tính bền vững ........................................................................... 13 11. Kinh phí thực hiện đề án........................................................................... 14 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 16 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Được sự quan tâm, tạo điều kiện của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tôi được tham gia Lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính hạng II thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng 7/2021. Trong thời gian học tập, được Ban tổ chức lớp học tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên là các Thầy, Cô giáo có trình độ chuyên môn cao, khả năng truyền đạt tốt, phương pháp giảng dạy mới, bộ tài liệu được biên soạn phù hợp với tình hình thực tế ở các đơn vị sự nghiệp y tế và chức danh nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan luôn tạo điều kiện về công tác chuyên môn, dành thời gian cho việc học tập đã giúp tôi tiếp thu tốt nội dung khóa học. Trong quá trình tham gia học tập gồm: Phần I: gồm 05 chuyên đề: - Chuyên đề 1: Nhà nước trong hệ thống chính trị; - Chuyên đề 2: Pháp luật và thực hiện pháp luật trong Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; - Chuyên đề 3: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính và đường lối chiến lược phát triển ngành Y tế Việt Nam; - Chuyên đề 4: Chính phủ điện tử và hệ thống thông tin Bệnh viện; - Chuyên đề 5: Động lực và tạo động lực làm việc cho bác sĩ và nhân viên y tế. Phần II: gồm 10 chuyên đề: - Chuyên đề 1: Thống kê lâm sàng và viết bài báo khoa học; - Chuyên đề 2: Quản lý trang thiết bị y tế tại khoa lâm sàng; - Chuyên đề 3: Ứng dụng khoa học hành vi tư vấn khách hàng trong chăm sóc sức khỏe; - Chuyên đề 4: Công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến; - Chuyên đề 5: Quản lý chất lượng và an toàn người bệnh; - Chuyên đề 6: Kiểm soát yếu tố nguy cơ và phòng chống thảm họa; 2 - Chuyên đề 7: Tài chính y tế và bảo hiểm y tế; - Chuyên đề 8: Tổng quan về đạo đức và đạo đức trong cải cách y tế và hệ thống y tế; - Chuyên đề 9: Nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu; - Chuyên đề 10: Văn hóa ứng xử trong thực hành chăm sóc sức khỏe; Đồng thời qua các buổi thảo luận trong chương trình đã giúp tôi sáng tỏ thêm nhiều vấn đề đặt ra trong thực tế, bổ sung thêm nhiều kiến thức và kỹ năng qua đó vận dụng vào thực tế công tác mang lại hiệu quả cao trong hoạt động nghề nghiệp. Việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Chất lượng khám chữa bệnh (KCB) tại các cơ sở y tế là vấn đề được cộng đồng xã hội hết sức quan tâm, bởi nó tác động trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người. Tại tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua, ngành Y tế đã tập trung củng cố, xây dựng và phát triển mạng lưới y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở, trong đó có Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã mang lại những kết quả tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Chất lượng bệnh viện đang ngày càng được quan tâm và nâng cao trong những năm gần đây. Được sự quan tâm của Bộ Y tế, sở ban nghành trong tỉnh, Bệnh viện Trung đã xây dựng và triển khai được một số đề án cải tiến chất lượng bệnh viện và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Tiếp nối thành công của đề án cải tiến chất lượng năm 2020, để từng bước nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện trong thời gian tới, bệnh viện tiếp tục xây dựng đề án: “Thực trạng, giải pháp trong cải tiến chất lượng bệnh viện tại bệnh viện trung ương Thái Nguyên năm 2021”, từ những kết quả đạt được sẽ tạo tiền đề cho những đề án tiếp theo ở mức cao hơn trong việc định hình mô hình quản lý chất lượng bệnh viện, nhằm cung cấp dịch vụ y tế tốt hơn cho người dân trong địa bàn thành phố góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện. 3 Để từng bước nâng cao chất lượng bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trên địa bàn thành phố, việc xây dựng đề án nâng cao chất lượng bệnh viện là một trong những vấn đề ưu tiên và cần thiết. Vì vậy tôi làm tiểu luận này với mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng bệnh viện tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2020 2. Giải pháp, nhiệm vụ nâng cao chất lượng bệnh viện năm 2021. 4 NỘI DUNG 1. Đặc điểm tình hình chung Năm 2021 Bệnh viện được giao chỉ tiêu là 1300 giường gồm: 01 Ban giám đốc, 05 Trung Tâm, 29 khoa lâm sàng và 09 cận lâm sàng, 09 phòng chức năng với 1050 cán bộ viên chức. Bệnh viện có một Đảng Bộ, 01 Công đoàn cơ sở và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Bệnh viện có chức năng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên và khu vực lân cận. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ y tế có trình độ chuyên môn sâu, được trang bị trang thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng phù hợp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Bệnh viện nằm giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên, giao thông thuận lợi tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khám chữa bệnh, điều trị và công tác dự phòng. Trong những năm qua Bệnh viện đã trang bị được một số trang thiết bị phục vụ cho công tác phát triển kỹ thuật chuyên sâu phần nào đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đối tượng đến khám: Nhân dân tại các phường trong địa bàn thành phố, các huyện và một số tỉnh miền núi phía bắc . 2. Thực trạng công tác quản lý chất lượng bệnh viện tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên Phòng quản lý chất lượng bệnh viện thành lập năm 2015, phòng quản lý chất lượng bệnh viện có chức năng tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc và hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện trong việc thực hiện các nội dung về quản lý chất lượng bệnh viện nhằm đảm bảo việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho nhân dân an toàn, công bằng, chất lượng, hiệu qủa và phát triển thành quy định của pháp luật 5 - Phòng quản lý chất lượng bệnh viện: Hiện tại Phòng quản lý chất lượng có 06 thành viên có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và nội dung quản lý chất lượng bệnh viện tại Bệnh viện để trình giám đốc phê duyệt. Tổ chức thực hiện, theo dõi, giám sát, đánh giá, báo cáo, phối hợp, hỗ trợ việc triển khai các hoạt động về quản lý chất lượng và các đề án bảo đảm, cải tiến chất lượng tại Bệnh viện - Mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện: Mỗi Trung tâm,khoa, phòng, cử ít nhất một nhân viên kiêm nhiệm tham gia mạng lưới chất lượng bệnh viện. Nhiệm vụ làm đầu mối giúp lãnh đạo đơn vị triển khai, thực hiện, theo dõi các hoạt động liên quan đến quản lý chất lượng bệnh viện; thực hiện các kế hoạch hoạt động của mạng lưới chất lượng bệnh viện tại đơn vị; tham gia kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện theo phân công của hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện. 100% thành viên mạng lưới quản lý chất lượng bệnh viện đã được đào tạo và cấp chứng chỉ về quản lý chất lượng bệnh viện. Trong năm 2020 kết quả kiểm tra chất lượng bệnh viện đạt 4,0 điểm, tăng 0,01 điểm so với năm 2019. 3. Nhận định, phân tích vấn đề và trọng tâm giải quyết của đề án cải tiến chất lượng bệnh viện Nâng cao chất lượng bệnh viện là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của toàn thể các Trung tâm, khoa, phòng và toàn thể cán bộ viên chức trong bệnh viện. Tiến hành các hoạt động cải tiến và nâng cao chất lượng nhằm cung ứng dịch vụ y tế an toàn, chất lượng, hiệu quả và mang lại sự hài lòng cao nhất có thể cho người bệnh, người dân và nhân viên trong bệnh viện, phù hợp với khả năng, điều kiện của Bệnh viện. Chất lượng khám, điều trị bệnh là vấn đề được cộng đồng và cả xã hội hết sức quan tâm, bởi nó có tác động trực tiếp đến người bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người; đặc biệt là những người ốm đau phải nhập viện điều trị. Trong những năm gần đây Đảng, Nhà Nước và Quốc hội đã quan tâm ban hành nhiều văn bản quan trọng về công tác y tế. 6 Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội mức sống của người dân được nâng cao. Chính vì vậy nhu cầu về sức khỏe được quan tâm hơn, người bệnh đến khám và điều trị đều mong muốn được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, được đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, môi trường bệnh viện sạch sẽ, ngăn nắp, an toàn, đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể trạng và tâm lý, giúp người bệnh mau hồi phục, không để xảy ra biến chứng. Tuy nhiên tại một số trung tâm, khoa, phòng bàn ghế, hồ sơ, vật dụng chưa gọn gàng, ngăn nắp, vị trí để chưa khoa học, vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn còn chưa được thực hiện đúng quy trình dẫn đến tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn. - Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi xây dựng đề án: “Cải tiến chất lượng bệnh viện tại Bệnh viện năm 2021” gồm các nội dung:. - Triển khai quản lý sâu rộng đến từng đơn vị trong toàn bệnh viện - Cải tiến chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí chất lượng do Bộ y tế ban hành và các tiêu chuẩn ISO - Áp dụng tiêu chuẩn 5S trong công tác nâng cao chất lượng bệnh viện - Tăng cường công tác báo cáo sự cố y khoa - Tiếp tục triển khai công tác nâng cao an toàn người bệnh 4. Tầm quan trọng của đề án. 4.1. Thực hành 5S. Môi trường bệnh viện bao hàm cả con người, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao, nhà cửa (tường, sàn nhà,…), nước và không khí... Môi trường bệnh viện phải là nơi sạch sẽ, ngăn nắp và đẹp đẽ, tạo cảm giác thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần cho người bệnh trong khi nằm viện và nhân viên y tế trong quá trình công tác. Bệnh viện phải là một môi trường an toàn cho tất cả mọi người khi đến khám, chữa bệnh, thăm nom và làm việc, cũng như cho cộng đồng xung quanh. Do vậy, thực hành tốt 5S trong bệnh viện là hoạt động quan trọng và cần thiết không thể thiếu được trong tất cả các cơ sở y tế. 7 Trong các khoa, phòng, đồ đạc máy móc và trang thiết bị còn sắp xếp chưa khoa học, không thuận lợi cho điều trị và chăm sóc người bệnh. Xe tiêm và các phòng tiêm, phòng làm việc còn bẩn không được vệ sinh sạch sẽ. Với đề án thực hành tốt 5S về xe tiêm, xe cấp cứu, vệ sinh tay, vệ sinh bệnh viện khi hoàn thành chúng tôi hy vọng sẽ giúp các bệnh nhân được chăm sóc y tế tốt hơn nữa, giảm chi phí cho bệnh nhân đặc biệt là các bệnh nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. 4.2. Báo cáo sự cố y khoa Sự cố y khoa gây ảnh hưởng và mất an toàn đến người bệnh, việc duy trì báo cáo sự cố y khoa giúp khắc phục các sự cố cũng như phân tích nguyên nhân các sự cố để rút kinh nghiệm. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên đã xây dựng ban hành và triển khai quy trình, hệ thống báo cáo sự cố y khoa, năm 2018 Bộ y tế ban hành thông tư 43/2018 ngày 26 tháng 12 năm 2018 về việc hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Năm 2020 Bệnh viện sẽ tiến hành chỉnh sửa và ban hành quy trình báo cáo sự cố y khoa tại bệnh viện theo hướng dẫn tại thông tư 43/2018 ngày 26 tháng 12 năm 2018 về việc hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Bộ Y tế. 4.3. Xây dựng và ban hành quy trình quản lý theo ISO Tạo ra một hệ thống quy chuẩn giúp nhà quản lý dễ nắm bắt công việc của nhân viên. Là công cụ giao tiếp hiệu quả và minh bạch, góp phần tăng sự hiểu biết về công việc và mức độ hài lòng với công việc, cho cả nhà quản lý và nhân viên, cải thiện hiệu quả công việc một cách rõ rệt. Tiết kiệm đáng kể các chi phí quản lý hành chính. Trong những năm qua Bệnh viện đã xây dựng được một số quy trình quản lý theo ISO. Năm 2019 bệnh viện tiếp tục xây dựng thêm các quy trình 8 quản lý để giúp việc quản lý cũng như triển khai các hoạt động thuận lợi và nhanh chóng. 4.4. Cải tiến các vấn đề ưu tiên Theo kết quả khảo sát sự hài lòng của người bệnh năm 2020 bệnh nhân có nhiều ý kiến về vấn đề nhà vệ sinh bệnh viện. Vì vậy trong năm 2021 Trung tâm sẽ đầu tư sửa chữa và nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh tại các khoa, phòng đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người bệnh. Cũng theo kết quả kiểm tra đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2020 một trong những vấn đề Trung tâm cần khắc phục là hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế của Trung tâm đã xuống cấp, chính vì thế năm 2021 Trung tâm sẽ đầu tư sửa chữa và nâng cấp hệ thống xử lý chất thải lỏng y tế của Trung tâm. 5. Căn cứ để xây dựng đề án 5.1. Căn cứ pháp lý Căn cứ thông tư số 19/2013/TT - BYT ngày 12 tháng 7 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện; Căn cứ kết quả đánh giá chất lượng Bệnh viện theo quyết định số 6858/QĐ-BYT ban hành Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, phiên bản 2.0 của Bộ trưởng Bộ Y tế và thực trạng, mục tiêu phát triển của Trung tâm; Căn cứ Chỉ số chất lượng Bệnh viện tại bảng 5.4 thuộc văn kiện dự án Norred; Căn cứ nguồn kinh phí được phân bổ cho đơn vị tại bảng 5.5 thuộc văn kiện dự án; 5.2. Căn cứ thực trạng vấn đề chất lượng bệnh viện - Căn cứ báo cáo kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện năm 2020. + Tổng số tiêu chí được áp dụng đánh giá: 83 tiêu chí đạt 100%. + Điểm trung bình chung của các tiêu chí: 4.0 điểm. - Căn cứ danh mục các vấn đề ưu tiên đề xuất cải tiến chất lượng bệnh viện được Trung tâm lựa chọn. 9 - Căn cứ bảng 5.4 văn kiện dự án Norred 6. Các giải pháp Giải pháp 1: Tiếp tục thực hiện tốt 5S tại tất cả các trung tâm, khoa, phòng. Giải pháp 2: Chỉnh sửa hoàn thiện quy trình, hệ thống báo cáo sự cố y khoa theo thông tư 43/2018. Giải pháp 3: Xây dựng và ban hành quy trình quản lý theo ISO. Quy trình đăng ký, phê duyệt và nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Quy trình dự phòng sau phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp. Giải pháp 4: Cải tiến 1 số vấn đề ưu tiên Cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh tại các khoa, phòng, trạm y tế. Cải tạo, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải lỏng y tế. Ngoài ra Bệnh viện cần tăng cường các giải pháp chuyên môn kỹ thuật và các giải pháp về quản lí điều hành. Các giải pháp chuyên môn kỹ thuật: - Tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt các khoa, phòng, trung tâm: Trưởng các khoa, phòng, trung tâm chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động, đào tạo cán bộ, phát triển kỹ thuật mới... đề xuất các giải pháp thực hiện. Quản lý, điều hành các hoạt động của đơn vị, kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở kịp thời uốn nắn những vi phạm trong tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, những sai sót trong chuyên môn… của cán bộ thuộc quyền quản lý. - Tiếp tục tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộchuyên môn, quản lý bằng nhiều hình thức đào tạo: đào tạo tập trung, đào tạo tại chỗ, dự hội nghị tập huấn, đào tạo theo nhu cầu…để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, làm chủ các trang thiết bị y tế, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 10 - Chú trọng hợp tác giữa các cơ sở y tế trong và ngoài thành phố, các bệnh viện đầu nghành để tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong khám, chữa bệnh. - Tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời hỗ trợ kinh phí nhằm khuyến khích hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật về chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, công nghệ thông tin, hạn chế tối đa chuyển người bệnh lên tuyến trên. Các giải pháp về quản lý điều hành: - Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát huy hiệu quả cao nhất nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. - Phòng tài chính kế toán xây dựng định mức tiêu hao về văn phòng phẩm. - Đảm bảo các chính sách, chế độ về tiền lương, phụ cấp theo lương, phụ cấp đặc thù của Nhà nước gắn với nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức tại đơn vị. Sắp xếp, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ. - Đảm bảo đủ thuốc thiết yếu chữa bệnh, phát huy cao vai trò Hội đồng thuốc, chống lãng phí và lạm dụng thuốc đắt tiền, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước theo phát động của BYT: “Người Việt dùng thuốc Việt”. - Sử dụng có hiệu quả trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn tại các khoa, phòng, trạm y tế. - Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đồng thời xử lý nghiêm minh những tập thể, cá nhân vi phạm. - Quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên, nhằm động viên kịp thời nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công việc. 7. Tổ chức thực hiện đề án Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện 11 Chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Thực hiện giám sát, hỗ trợ các khoa, phòng, trạm y tế trong quá trình thực hiện Đề án. Đánh giá thực hiện Đề án theo các mục tiêu đã đề ra vào giữa kỳ và cuối kỳ. Lập kế hoạch thực hiện các hoạt động chung của Bệnh viện nói chung và các khoa, phòng, trung tâm nói riêng trên cơ sở đề án cải tiến chất lượng bệnh viện của Bệnh viện. Tổng hợp kết quả, báo cáo tiến độ thực hiện đề án cho Ban lãnh đạo Bệnh viện và Ban quản lý dự án theo quy định. Các khoa, phòng chức năng Chịu trách nhiệm phối hợp và triển khai thực hiện các hoạt động tại khoa, phòng theo nhiệm vụ được phân công. Phòng Tài chính kế toán Chịu trách nhiệm hướng dẫn/phối hợp với phòng Quản lý chất lượng sử dụng kinh phí theo đúng hướng dẫn và định mức theo quy định hiện hành. Trách nhiệm chung Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc báo cáo ngay với lãnh đạo phụ trách nội dung, lĩnh vực để thảo luận, tháo gỡ; nếu có đề xuất sửa đổi, cải tiến phương thức thực hiện mang tính hiệu quả, hiệu suất hơn có thể đề xuất lãnh đạo Trung tâm và Ban quản lý dự án sửa đổi, bổ sung kịp thời đề án cải tiến chất lượng bệnh viện của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. 8. Giám sát tiến độ và đánh giá thực hiện Phòng Quản lý chất lượng làm đầu mối tổ chức việc triển khai thực hiện đề án, đánh giá và giám sát tiến độ thực hiện đề án kịp thời báo cáo Ban Giám đốc, ban quản lý dự án có ý kiến đôn đốc việc thực hiện đề án. 12 9. Tính khả thi 9.1. Điểm mạnh Vị trí địa lý nằm vùng đông bắc tỉnh Thái Nguyên, có vị trí địa lý thuận lợi, tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn tiếp cận tốt với các dịch vụ y tế. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là bệnh viện hạng I với qui mô 1300 giường bệnh, đội ngũ cán bộ y bác sỹ có trình độ và nhiệt tình. Bên cạnh đó, được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ y tế và tỉnh Thái Nguyên, Bệnh viện tiếp tục được đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên có sự phát triển tương đối đồng đều và phối hợp chặt chẽ giữa các khoa Lâm sàng và Cận lâm sàng. Ngoài ra, với các máy móc trang thiết bị y tế từng bước hiện đại và đội ngũ y bác sỹ chuyên sâu thường xuyên được cập nhật kiến thức mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Bệnh viện, các tổ chức đoàn thể luôn có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong công việc. Bệnh viên luôn quan tâm xây dựng mô hình văn hóa làm việc nơi công sở nhằm tạo ra môi trường làm việc thoải mái nhất cho cán bộ viên chức. Truyền thống đó vẫn được giữ vững và phát huy trên mọi vị trí công tác. Trình độ chuyên môn là yêu cầu cần thiết, song đối với bệnh viện, y đức của người thầy thuốc luôn được đặt lên hàng đầu. Uy tín và chất lượng phục vụ, chăm sóc người bệnh ngày càng được nâng cao, tạo được sự tin cậy, gây dựng được thương hiệu “Bệnh viện thân thiện” đối với nhân dân trong và ngoài thành phố. Sự đồng thuận của Ban Giám đốc Bệnh viện và toàn thể cán bộ viên chức Bệnh viện, sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Bộ y tế và Tỉnh Thái Nguyên chính là sức mạnh để tập thể cán bộ viên chức Bệnh viện thực hiện thành công đề án cải tiến chất lượng bệnh viện tại đơn vị. 9.2. Khó khăn và thách thức: Một số hệ thốn cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phần lớn đã xây dựng từ lâu bị xuống cấp trầm trọng, thiếu đồng bộ, vị trí sắp xếp các khoa, phòng chưa hợp lý, ảnh hưởng đến vấn đề di chuyển chưa được liên hoàn cho người bệnh. 13 * Giải pháp khắc phục: Nâng cấp cơ sở hạ tầng, sắp xếp bố trí lại các khoa, phòng cho hợp lý, thuận tiện cho người bệnh, trang bị thêm máy móc trang thiết. Biên chế lao động đã được thực hiện theo quy định của Nhà nước nhưng ngạch bác sỹ còn thiếu nhiều. * Giải pháp khắc phục: Tiếp tục tuyển dụng cho đủ số lượng bác sỹ còn thiếu, có hình thức thu hút đối với các bác sỹ có chuyên môn và trình độ. Sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và khu vực, tình trạng lạm phát ngày càng gia tăng ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, hệ lụy dẫn đến việc phát triển các dịch vụ y tế kỹ thuật cao gặp nhiều hạn chế. Năng lực chuyên môn và trình độ của một số cán bộ quản lý khoa, phòng, còn hạn chế nên chưa đáp ứng được sự thay đổi cơ cấu, mô hình bệnh tật phức tạp, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của nhân dân. * Giải pháp: Có kế hoạch triển khai mở rộng và nâng cấp Bệnh viên, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân, tích cực cử cán bộ đi học tập để nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tận dụng tối đa các nguồn lực để tăng cường trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn. 10. Hiệu quả, tính bền vững Hiệu quả tác động tới người thụ hưởng dịch vụ y tế tại Bệnh viện Đối với người bệnh sẽ được hưởng những dịch vụ y tế tốt, môi trường bệnh viện sạch sẽ, phòng tránh được các sự cố và các sai sót chuyên môn. Giảm thời gian chờ đợi khám và nhận kết quả cận lâm sàng. Thủ tục nhập viện và thanh toán nhanh chóng, giảm phiền hà cho người bệnh, được điều trị trong môi trường bệnh viện xanh, sạch, đẹp. Đối với nhân viên Bệnh viện được làm việc trong môi trường sạch sẽ, thân thiện, thuận tiện, phát huy tốt nhất năng lực chuyên môn để phục vụ người bệnh. 14 Có cơ hội giao lưu học hỏi và trao đổi kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn phục vụ khám và điều trị tốt hơn. Hiệu quả đối với Bệnh viện: Bệnh viên có cơ hội nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện.tạo môi trường làm việc thân thiện cho nhân viên trong toàn Bệnh viện. Bệnh viện cải thiện được sự hài lòng của người bệnh, từng bước xây dựng thương hiệu, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Hiệu quả đối với Bộ y tế và Dự án Norred: Việc thực hiện đề án sẽ làm gia tăng sự hài lòng của người bệnh và tăng cường chất lượng của bệnh viện góp phần xây dựng uy tín cho ngành y tế. Khả năng duy trì và mở rộng đề án tới các khoa, phòng và các bệnh viện khác: Việc thực hiện tốt đề án sẽ là động lực để nhân rộng đề án tới tất cả các khoa, phòng, trung tâm trong toàn Bệnh viện và các cơ sở y tế khác. Thực hiện tốt đề án cũng là tiền đề cho công tác cải tiến chất lượng trong những năm sắp tới. 11. Kinh phí thực hiện đề án Kinh phí thực hiện đề án từ nguồn kinh phí hỗ trợ từ dự án Norred và kinh phí đối ứng của Bệnh viện.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan