Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng của sản xuất hàng tiêu dùng ở việt nam giai đoạn 1985 – 1995...

Tài liệu Thực trạng của sản xuất hàng tiêu dùng ở việt nam giai đoạn 1985 – 1995

.DOC
28
131
87

Mô tả:

A – LỜI MỞ ĐẦU B – NỘI DUNG . I – Khái luận . 1 , Hàng hoá . 2 , Các thuộc tính của hàng hoá . 3 , Sản xuất hàng hoá và tính ưu việt của sản xuất hàng hoá . II – Thực trạng của sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 1985 – 1995 . 1 , Mục tiêu . 2 , Đánh giá thực trạng . 3 , Biện pháp giải quyết . III – Hướng phát triển sản xuất hàng tiêu dùng trong tương lai . C – KẾT THÚC . A – LỜI MỞ ĐẦU . Hiện nay , nước ta vẫn còn là một nước có nền kinh tế chậm phát triển , là một quốc gia còn nghèo và lạc hậu về khoa học kỹ thuật so với các nước phát triển trên thế giới . Để vực dậy nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng yếu kém trở lên đứng vững và phát triển là một công việc rất khó khăn và cấp bách . Giải pháp mà Việt Nam có thể đưa ra lúc đó để “cứu” nền kinh tế đang ngày càng yếu kém là bước vào thời kỳ đổi mới , thời kỳ xây dựng CNXH và phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá trong nước . Vì vậy , việc phát triển sản xuất hàng tiêu dùng không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa cơ bản và lâu dàI vì nhằm đáp ứng về nhu cầu những sản phẩm thiết yếu và các laọi sản phẩm thông thường trong đời sống của nhân dân như : ăn , ở , đi lại , học hành … Khi nhu cầu của con người ngày càng được nâng cao thì đòi hỏi xã hội cũng phải đáp ứng những nhu cầu chính đáng đó . Ngược lại , xã hội càng văn minh , càng hiện đại , trình độ phát triển văn hoá kinh tế ngya càng cao thì xu hướng tiêu dùng ngày càng văn minh , con người có chung tâm lý là thích dung hàng có chất lượng cao , hợp thị hiếu . Chính mối quan hệ tác động qua lạI giữa nhu cầu ( có khả năng thanh toán ) và trình độ phát triển kinh tế đã tạo đà cho nền sản xuất hành hoá nói chung , sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng ra đời và phát triển mạnh mẽ qua các giai đoạn . Trong gia đoạn cả nước cùng xây dựng CNXH , chương trình sản xuất hàng tiêu dùng đặt ra được coi là cốt lõi nhằm ổn định và phát triển kinh tế – xã hội , tạo cơ hội đẩy mạnh công ngiệp hoá đất nước . Sản xuất hàng tiêu dùng để góp phần ổn định thị trường , giá cả để cân đối tiền hàng trong kinh tế nói chung và cân đối hàng hoá nói riêng . Mặt khác , sản xuất hàng tiêu dùng cũng nhằm cân đối sự chênh lệch giữa cung và cầu trên thị trường từ đó thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ hơn . Việc sản xuất hàng tiêu dùng trong gia đoạn 1985 – 1995 đã đặt cho nền kinh tế Việt Nam một nền móng vững chắc , toạ đà cho sự phát triển kinh tế – xã hội . Tuy còn nhiều hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận ssược những thành công rực rỡ mà ở giai đoạn này Việt Nam đã đạt được . Em xây dựng đề tài này nhằm có những nhìn nhận đúng đắn hơn thực trạng của vấn đề sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 1985 – 1995 . Để từ đó rút ra kinh nghiệm , bàI học cho xu hướng phát triển sản xuất hàng tiêu dùng trong tương lai gần . Đối tượng ngiên cứu là “ sản xuất hàng hoá” trong phạm vi : sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam giai đoạn 1985- 1995 . Tiểu luận được xây dựng theo phương pháp diễn dịch . Là một sinh viên mới vào trường còn nhiều bỡ nghỡ trong phương pháp học tập , thiếu kinh nghiệm trong việc nghiên cứu một vấn đề khoa học . Do đó trong bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót . Em rất mong được thầy cô cũng như các bạn giúp đỡ và chỉ bảo thêm ! Em xin chân thành cảm ơn ! B – NỘI DUNG I – KHÁI LUẬN . 1. Hàng hoá . Hàng hoá là một vật phẩm của lao động có thể htoả mãn nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán . Vì thế , hàng tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán cũng là hàng hoá . Trong trường hợp hàng tiêu dùng được sản xuất ra để phục vụ cho chính người sản xuất thì không gọi là hàng hoá . Hàng tiêu dùng là những vật phẩm đáp ứng cho những nhu cầu thiết yếu của con người : ăn , ở , mặc , học hành … 2. Các thuộc tính của hàng hoá . Bất kỳ một vật phẩm nào được coi là hàng hoá cũng đều có 2 thuộc tính là : giá trị sử dụng và giá trị ( giá trị trao đổi ) . Giá trị sử dụng của vật phẩm là công dụng của nó để có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người như : gạo để ăn , vải để mặc , nhà để ở … Giá trị sử dụng của vật phẩm do thuộc tính tự nhiên của nó quy định . Xã hội loài người càng phát triển , phát hiện ra nhiều thuộc tính tự nhiên có ích thì sẽ càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau . Giá trị sử dụng phải thông qua trao đổi , mua bán . Trong nền kinh tế thị trường giá trị sử dụng đã mang giá trị thay đổi . Giá trị hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá đó . Do đó giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi , ngược lại giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị . Giá trị phản ánh mối quan hệ xã hội giữa người với người trong sản xuất hàng hoá nên giá trị là một phạm trù lịch sử , chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá . 3. Sản xuất hàng hoá và tính ưu việt của sản xuất hàng hoá . a. Sản xuất hàng hoá . Có 2 hình thức sản xuất rõ rệt là : sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá . Sản xuất tự cung tự cấp có nghĩa là chỉ phát triển tuân theo quy luật sản xuất đến tiêu dùng và ngược lại mà không qua một khâu trung gian nào . Sản xuất hàng hoá là sản xuất mà sản phẩm làm ra được đem bán trên thị trường . Ngay sau khi ra đời , sản xuất hàng hoá đã phát riển nhanh chóng với nhiều ưu thế nổi bật và gần như lan rộng ra toàn thế giới . Sản xuất hàng háo ra đời do có sự phân công lao động xã hội và do có sự tư hữu hay các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm . Sản xuất hàng hoá tồn tại và phát triển ở nhiều xã hội và ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội . Nó là sản phẩm của lịch sử phát triển sản xuất của loài người có nhiều ưu điểm và là phương thức hoạt động kinh tế tiến bộ . b. Tính ưu việt của sản xuất hàng hoá . Một là , nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất , nâng cao năng suất lao động , gắn sản xuất với thị trường thông qua việc ứng dụng tiến bộ ký thuật , hợp lý hoá sản xuất , tiết kiệm nâng cao chất lượng hàng hoá . Hai là , làm sản xuất gắn liền với tiêu dùng , sản xuất thường xuyên được cải tiến về chất lượng , hình thức phù hợp nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng . Ba là , thúc đẩy nhanh chóng quá trình xã hội hoá sản xuất , tích tụ và tập trung sản xuất mở rộng sự giao lưu thị trường trong nước và quốc tế . Bốn là , thúc đẩy nhanh quá trình dân chủ hoá , bình đẳng tiến bộ xã hội và tập trung sản xuất , mở rộng sự giao lưu thị trường và quốc tế . Tuy nhiên , sản xuất hàng hoá vẫn còn nhiều mặt hạn chế : làm phân hoá người sản xuất , có nhiều hiện tượng tiêu cực như tệ làm hàng giả , lừu đảo … Trong điều kiện của nước ta hiện nay , một mặt phải đẩy nhanh nền sản xuất hàng hoá , mặt khác phải có sự quản lý của nhà nước để đảm bảo định hướng XHCN và hạn chế những tiêu cực do cơ chế thị trường sinh ra , thực hiện sự kết hợp có hiệu quả kinh tế với mục tiêu xã hội . II. THỰC TRẠNG CỦA SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1985 – 1995 . 1. Mục tiêu . Ngày nay vấn đề sản xuất hàng tiêu dùng luôn là một vấn đề mà xã hội quan tâm đến . Sản xuất hàng tiêu dùng ra sao để đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu thiết yếu của nhân dân ? Sản xuất hàng hoá gì ? Chất lượng và vào thời gian như thế nào để sản phẩm làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu đơn thuần mà còn đáp ứng được cả sở thích , thị hiếu và hợp thời … Từ tình hình trên , vấn đề “ đầu tư con người” ngay với cách hiểu sơ đẳng và hạn chế của nó ( giả quyết vấn đề ăn , mặc , ở …) . Ngoài việc mang lại hiệu quả xã hội mà nhà nước XHCN phải chăm lo cũng chính là biện pháp trước hết để tái sản xuất sức lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất , hiệu quả công tác . Mục tiêu của chương trình sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta là đáp ứng những nhu cầu bình thường về những sản phẩm công nghiệp thiết yếu cho đời sống vật chất , văn hoá của nhân dân , cũng như thoả mãn đầy đủ hơn những nhu cầu về dịch vụ . Cụ thể : - Về hàng công nghiệp tiêu dùng : ngoài việc phấn đấu , đáp ứng những nhu cầu của các sản phẩm thiết yếu : ăn ,ở , mặc … thì trong giai đoạn 1985 – 1995 và trong chặng đường 10 năm sau đó sẽ xây dựng một cơ cấu hàng tiêu dùng hợp lý , phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội , tập quán tiêu dùng trong nước và xu hướng phát triển của xã hội hiện đại . Phấn đấu đạt tốc độ phát triển sản xuất hàng tiêu dùng ở mức 10 – 12% năm . - Về mặc : tiến tới thoả mãn nhu cầu mặc hợp thời trang , ngoài việc mặc lành , đủ , ấm … phù hợp với tính chất lao động của từng ngành nghề , điều kiện khí hậu của từng vùng , chú ý nhu cầu riêng của phụ nữ , dân tộc , miền núi … Mức tiêu dùng vải : 5 m/ người ( năm 1990 ) 9 – 10 m/ người ( năm 2005 ) - Về phục vụ nhu cầu ở , trang trí nội thất : đẩy nhanh nhịp độ phát triển các mặt hàng từ nguyên liệu trong nước và có truyền thống sản xuất ở địa phương như : sành , sứ , thuỷ tinh , mây , tre , gỗ … Phát triển ngành sản xuất đồ dùng gia đình với tốc độ nhanh hơn ( khoảng 15% / năm ) . - Về ăn uống : ngoài việc đảm bảo nhu cầu về lương thực , cơ cấu bữa ăn của nhân dân thì cần phải tiến hành cải tiến cho phù hợp với điều kiện của từng vùng , từng giai đoạn trong quá trình công nghiệp hoá XHCN , cần tăng thêm chất đạm , chất béo , các loại rau … nhằm tái sản xuất sức lao động . Nhu cầu hợp lý về khẩu phần ăn của nhân dân ta là khoảng 2200 – 2500 calo/ ngày / người . Với cơ cấu các chất đạm , béo , bột đường là : 18 – 12 – 70% . Phát triển thêm thực phẩm chế biến đường , sữa , nước mắn , nước chấm , nước giảI khát … Chú trọng nhu cầu cần thiết cho lực lượng vũ trang công nghiệp , các ngành nặng nhọc và độc hại , trẻ em , trẻ sơ sinh , người bệnh … - Về nhu cầu học tập và sinh hoạt văn hoá : đảm bảo đủ giấy viết , sách giáo khoa , dụng cụ cho giảng dạy và học tập , tăng đáng kể giấy in báo và văn hoá phẩm , đáp ứng tốt hơn đồ chơi cho trẻ em , phương tiện biểu diễn nghệ thuật , dụng cụ thể dục thể thao … - Về bảo vệ sức khoẻ : bảo đảm đủ thuốc thông thường và thuốc phòng dịch , tăng đáng kể thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác . Có đầy đủ các trang thiết bị y tế cần thiết … . 2. Đánh giá thực trạng : Trước sức ép của nền kinh tế ngày càng lún sâu vào khủng hoảng và trên cơ sở tư duy kinh tế mới từng bước hình thành cũng như những kinh nghiệm tích luỹ được qua các thử nghiệm đổi mới cơ chế quản lý trong những năm 1979 – 1985 Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra đường lối đổi mới kinh tế tại đại hội lần thứ VI tiến hành vào tháng 12 – 1986 . Về kinh tế – xã hội : Đại hội đã đề ra 3 chương trình kinh tế lớn trong đó có chương trình sản xuất hàng tiêu dùng và phấn đấu sản xuất hàng tiêu dùng tăng bình quân mỗi năm 13 – 15 % . Cho đến nay đường lối đổi mới kinh tế đã được triển khai và phát huy tác dụng tích cực . Bên cạnh những thành tựu và tác dụng tích cực mà nền sản xuất hàng hoá đem lạI thì còn có những hạn chế tồn tại song song trên con đường phát triển kinh tế tiến lên XHCN . a. Thành tựu . Trong giai đoạn 1985 – 1995 , chiến lược sản xuất hàng tiêu dùng cũng khuyến khích giành cho các ngàh công nghiệp hướng về xuất khẩu đã phát huy tác dụng thu hút các nguồn đầu tư nước ngoàI vào Việt Nam . Do đó ngành sản xuất hàng tiêu dùng đã có nhiều thành tựu đáng kể : Nừu như 15 năm trước đây rađio , catxet , máy video là cáI gì đó xa lạ với cuộc sống thì ngày nay nó đã trở thành vật dụng thông thường trong mỗi gia đình . Một câu hỏi đặt ra là “ Tại sao nền kinh tế Việt Nam lại đạt được những kết quả đó . Phải chăng Đảng và nhà nước ta ngày càng chú trọng tới nhu cầu của người dân ? … Bên cạnh việc chăm lo những nhu cầu cơ bản thì thì cũng phải tính toán tới những nhu cầu mới phát sinh . Khi sản xuất ngày càng phát triển thì sản phẩm đưa ra thị trường ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng . Do đó , nếu như trước đây trong thời kỳ bao cấp , mua hàng là một thứ quyền lợi thì ngày nay mua hàng là sự lựa chọn của người tiêu dùng trên cơ sơ nhu cầu có khả năng thanh toán của mình . Nên trước đây , người sản xuất muốn sản xuất mặt hàng gì , với chất lượng như thế nào thì khách hàng cũng đều phải chấp nhận thì ngày nay kế hoạch về số lượng phải gắn chặt với kế hoạch về giá trị, cơ cấu mặt hàng, chất lượng sản phẩm và khả năng tiêu thụ Mấy năm qua , sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta có sự phát triển nhanh chóng . Giá trị sản lượng năm 1985 so với năm 1980 là 170% bình quân hàng năm tăng 11,2% Năm 1986 : tăng 8,1% . Năm 1987 : tăng 9,4% . Năm 1988 : tăng 9% . Tỉ trọng nhóm B trong giá trị sản lượng công nghiệp từ 62% ( năm 1980 ) tăng lên 67% ( năm 1985 ) . Số lượng một số sản phẩm công nghiệp tiêu dùng tăng nhanh , chất lượng và hình thức của các loại sản phẩm cũng khá hơn trước . Cụ thể : Mặt hàng chủ vị 1985 1986 1987 m 6,2 5,84 5,13 kg 1,31 1,46 1,4 kg 0,85 1,17 0,82 chiếc 0,10 0,17 0,19 chiếc/ 3,3 4,3 4,36 Xe đạp 1000ng 5,0 5,6 4,36 Quạt máy chiếc/ 6,7 5,6 5,45 Đường mật 1000ng yếu Vải lụa Giấy , bìa Xà phòng giặt Lốp xe đạp Đơn tính kg Từ bảng trên ta thấy : sản phẩm công nghiệp tiêu dùng bình quân đầu người được tăng lên qua các năm . Ngoài ra sản xuất lương thực cũng tăng lên đáng kể : từ mức dưới 18 triệu tấn mỗi năm vào những năm 1984 – 1987 đã tăng lên đạt 21,5 triệu tấn trong những năm 1989 – 1990 . Trong 5 năm 1981 – 1985 sản lượng lương thực kém 13,5 triệu tấn so với kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 . Tỉ xuất hàng hoá lương thực từ 22% những năm 1981 – 1985 đã tăng lên 27% những năm 1986 – 1990 . Kết quả đạt được những năm 1986 – 1990 thực ra không đơn thuần là sự phục hồi sức sản xuất , thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , kiềm chế đẩy lùi siêu lạm phát mà quan trọng hơn là quyết tâm đoạn tuyệt với cơ chế quản lý cũ , đổi mới được tư duy kinh tế và xác lập cơ chế quản lý theo chiều rộng . Kế hoạch 5 năm 1986 –1990 thể hiện tính chủ động , sáng tạo và khả năng tự đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam . Tiếp theo đó là kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 với mục tiêu tổng quát : “ Vượt qua khó khăn thử thách , ổn định và phát triển kinh tế – xã hội , tăng cường ổn định chính trị , đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội , đưa đất nước cơ bản thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế .” Đến nay cánh cửa thời gian của kế hoạch 5 năm 1991 – 1995 đã khép lại với những chuyển biến tích cực . Cụ thể Sản xuất công nghiệp dần đi vào thế ổn định và phát triển . Năm 1991 : tăng 10% . Năm 1992 : tăng 18,1% . Năm 1993 : tăng 12,7% . Năm 1994 : tăng 13,7% . Năm 1995 : tăng 14% . Bình quân mỗi năm trong 5 năm 1991 – 1995 đạt tốc độ tăng 13,5% . Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp dịch vụ những năm qua một phần bắt nguồn từ kết quả đầu tư lón của nhiều năm trước đây . Sản lượng của một số ngành công nghiệp tăng qua các năm : Ngành Đơn vị Sản lượng tính Xi Triệu măng Giấy tấn 199 199 199 199 199 199 Bình 0 1 2 3 4 5 quân 2,5 3,1 79 109 Nghìn 3,9 4,9 5,8 18,3% 11 128, 153, 203, 20,9% 8 5,4 2 6 9 tấn (10) Ngoài các sản phẩm công nghiệp chủ yếu kể trên còn có một số sản phẩm khác , tuy không có lợi thế về độc quyền sản xuất , lại bị hàng ngoại cạnh tranh gay gắt nhưng vẫn vươn lên thích ứng với cơ chế mới nên đạt tốc độ tăng trưởng khá . Ví dụ như : thép , máy công cụ , xà phòng , sữa … Cụ thể : Mặt Đơn hàng tính chủ yếu vị 199 199 0 1 199 2 Sản lượng 199 199 1995 3 4 Tốc độ tăng trung bình Thép Nghìn cán tấn Máy 101 14 894 9 Cái 196 243 279 380 30,3% 844 1517 1958 1785 17,8% 123 công cụ 2,6 5 1,3 3,8 5,3 4,3 10,6% 530 844 845 895 20,4% 9,7 13,9 18 25 18,9% 72 88 97 101 12,9% 72 84 99 95 28,6% 169 230 303 376 30,3% 84 122 157 175 24,7% Máy Nghìn biến thế cái 354 Phân 2, 0 bón hoá Nghìn học tấn 10, 5 45 Bóng điện 0 Triệu cái 55 Xà 7, phòng Nghìn 27 7 bột giặt tấn Đườn 100 g luyện Nghìn Bia 69 58 tấn 50 Sữa hộp Triệu lít Triệu hộp 13 1 75 Mặt khác , chúng ta không thể không nhắc đến những sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng do các làng nghề truyền thống đặc trưng của Việt Nam tạo ra . Việc phát triển các làng nghề truyền thống đã phần nào đáp ứng đầy đủ hơn những nhu cầu của ngươì dân và cũng có những thành tựu nhất định . Ví dụ như : nghề giấy do Phong Khê phát triển khá đều đặn , từ năm 1980 đến nay có tốc độ tăng trưởng , phát triển nhanh hơn . Mặt hàng và chất lượng cũng có sự thay đổi lớn : Năm 1980 : chủ yếu là giấy cót , giấy vàng quì … Năm 1988 : giấy ngòi pháo tăng nhanh . Hay nghề sản xuất cày bừa Đông Xuất : Năm 1960 – 1975 : sản lượng giảm chỉ còn khoảng 1vạn chiếc / năm . Năm 1980 : bắt đầu tăng lên . Năm 1987 : sản xuất được 4,7 vạn chiếc . Ta nhận thấy rằng : việc sản xuất hàng tiêu dùng đã đưa nền kinh tế Việt Nam sang một bước ngoặt lớn . Nó đáp ứng nhu cầu của người dân và thúc đẩy nền kinh tế nói chung hay nền kinh tế sản xuất hàng hoá nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn . b, Hạn chế . Nếu như so với các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới thì nước ta có mức sống vật chất thấp nhất và thuộc loại nghèo nhất . Ngay trong kế hoạch 5 năm ( 1986 – 1990 ) mức tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân vẫn còn rất thấp , trên thực tế vẫn còn ăn vào vốn từ bên ngoài . Năm 1985 : quỹ tiêu dùng chiếm 90% thu nhập quốc dân sử dụng . Năm 1990 : quỹ tiêu dùng chiếm 84% thu nhập quốc dân sử dụng . Trong khoảng thời gian 1985 – 1990 , trên thị trường hàng tiêu dùng của nước ta xuất hiện tình huống mới : vừa thiếu hàng , vừa ế hàng . Sở dĩ có tình trạng trên là vì những mặt hàng làm ra không phù hợp với nhu cầu , chất lượng không đảm bảo nên không tìm được người tiêu thụ . Các “ ca phẫu thuật” để “ chữa trị” căn bệnh khủng hoảng kinh tế được tiến hành liên tiếp nhằm giải quyết 2 khó khăn lớn : Một là : hàng hoá sản xuất ra không bán được tính chung vào năm 1989 của toàn bộ nền kinh tế quốc dân có trên 1200 tỉ đồng hàng tồn kho trong sản xuất và lưu thông . Nhiều năm trước đây , người tiêu dùng được bao cấp về giá nên mua và tích trữ càng nhiều hàng hoá càng tốt vì tìm thấy ở đó sự chênh lệch giá . Đến nay , các doanh nghiệp phải đối mặt với thị trường : người tiêu dùng cần gì thì mua nấy , không còn sự chênh lệch giữa thị trường có tổ chức và thị trường tự do về giá cả . Hai là : hàng hoá tồn đọng , nhiều cơ số phải thu hẹp , thậm chí ngừng sản xuất nê tình trạngthiếu việc làm trở nên trầm trọng . Trong những năm qua , nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 8,2% . Đây là một thành công . Nhưng trên thực tế khoảng cách tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam so với riêng các nước trong khu vực không những không được rút ngắn mà còn ngày càng dãn ra . Điều này là vì sao ??… Qua những kết quả thu được trong 10 năm 1985 – 1995 , thực chế đã cho chúng ta thấy những hạn chế của sản xuất hàng tiêu dùng đã làm cho nền kinh tế Việt Nam không phát huy hết tiềm lực , khả năng vốn có . Nguyên nhân là do : Mức tiêu dùng của nước ta còn kứm xa các nước phát triển , mặc dù ở trình độ tiêu dùng rất thấp , hình thức tiêu dùng ở nước ta còn chưa hợp lý và còn nhiều những nhu cầu giả tạo nhưng chung ta chưa thực hiện tốt cần kiệm trong sản xuất , tiết kiệm trong tiêu dùng . Do hàng nội thiếu và không đảm bảo , lại chưa có chính sách bảo hộ . Trong khi đó , quan hệ giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng , hàng ngoại nhập về với số lượng nhiều , chất lượng tốt hơn nên tạo cho người dân một tâm lý chung là thích dùng hàng ngoại . Điều này đã làm cho hàng nội khó tiêu thụ . Mặt khác , việc sản xuất hàng tiêu dùng chưa theo một chiến lược và kế hoạch hợp lý mà mới chỉ phát triển theo kiểu “ cần gì làm nấy” . Ví dụ như : Ở TháI Bình : Trong khi xí nghiệp đay hiện đại của trung ương còn chưa sử dụng hết công suất thì ở địa phương lại xâ dựng thêm nhà máy thứ 2 . Chính điều đó đã tạo ra sự chênh lệch giữa cung và cầu , làm cho nền sản xuất hàng hoá nói chung , sản xuất mặt hàng đay nói riêng ngày càng mất cân đối . Hoặc một ví dụ khác : Thuốc kháng sinh là một mặt hàng hàng đầu của ngành dược nhưng gần 20 năm rồi , đến một xí nghiệp nhỏ cũng chưa ra đời do chủ trương chưa dứt khoát . Cũng vì chưa có chiến lược hàng tiêu dùng nên công nghiệp hàng tiêu dùng chưa tận dụng , phát huy hết các tiềm năng của đất nước : tiềm năng công nghiệp hiện đại , tiềm năng lao động xã hội , tiềm năng khoa học – xã hội … Do đó nền sản xuất hàng tiêu dùng phát triển chậm đã hạn chế mức đáp ứng nhu cầu của nhân dân , thiếu hàng hoá phù hợp để trao đổi với nông dân . Sản xuất phát triển chậm so với mức tăng dân số và so với yêu cầu ngày càng cao của đời sống nhân dân . Mức đáp ứng nhu cầu tối thiểu của con người và một số mặt hàng thiết yếu còn quá thấp . Chẳng hạn : đường đạt 60% , nước mắn – nước chấm 60% , vải 70% , vải màn 55% , giấy viết 85% , giấy in 75% , đồ dùng thuỷ tinh 60% , thuốc chữa bệnh 60% … Một hạn chế nữa trong giai đoạn 1985 – 1995 , khi sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng là vấn đề nguyên liệu còn mất cân đối gay gắt . Nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu từ nông , lâm , thuỷ sản phát triển chậm , quá phân tán , chưa hình thành được các vùng chuyên canh , đảm bảo cung ứng đầy đủ cho các cơ sở chế biến . Mặt khác , còn thiếu các chính sách điều hoà lợi ích hợp lý giữa trung ương và địa phương , giữa người trồng nguyên liệu và cơ sở chế biến . Do đó , không tập trung nguyên liệu đã có nhiều cơ sở đạt hiệu quả cao . Đồng thời còn do chính sách đầu tư chưa hợp lý , do chất lượng của nhiều mặt hàng giẩm sút nghiêm trọng gây mất uy tín trên thị trường trong nước và nước ngoài . Do cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp về giá cả , đầu tư , cung ứng vật tư , tiêu thụ sản phẩm … Điều này đã hạn chế tính năng động , tự chịu trách nhiệm lỗ lãi trong sản xuất kinh doanh của cơ sở … dẫn đến việc nhà nước không nắm được tiền , hàng , hoạt động của cơ sở … Ta thấy rằng nền kinh tế mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu lớn nhưng thực chất vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế . Chính những tồn tại đó đã gây ảnh hưởng cản trở đến sự phát triển của nền kinh tế nước ta . 3. Biện pháp giải quyết . Để nền kinh tế Việt Nam nói chung , nền sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam nói riêng phát triển về mọi mặt thì nhà nước ta phải đưa ra các biện pháp giải quyết cơ bản những hạn chế tồn tại đã nêu trên . Đó phải là những biện pháp thông dụng , mọi người , mọi cơ sở kinh doanh đều có khả năng thực hiện . Đồng thời biện pháp đưa ra cũng phải hợp lý và hiệu quả . Từ những yêu cầu đó , Đảng cộng sản Việt Nam đã thông qua các biện pháp cụ thể sau : Một là , phân công và tổ chức sản xuất : tổ chức sản xuất những mặt hàng tiêu dùng có quy mô lớn và kỹ thuật cao . Trung ương và địa phương cùng sản xuất những mặt hàng tiêu dùng có nhu cầu rộng rãi nhưng có thể bố trí sản xuất ở các quy mô và trình độ khác nhau . Các địa phương phát triển sản xuất những mặt hàng tiêu dùng thông thường với quy mô nhỏ , sử dụng nguyên liệu tạI chỗ để đảm bảo nhu cầu của địa phương và trao đổi với các nơi khác . Hai là , đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất hàng tiêu dùng : khai thác nguồn nguyên liệu trong nước đồng thời dành ngoại tệ để nhập khẩu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan