Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN HÓC ...

Tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

.PDF
165
734
111

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Trung Hiếu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Trung Hiếu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 60 14 01 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu. Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn: - Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học và các khoa, phòng chức năng Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh; - Ban Chủ nhiệm khoa, Giảng viên Khoa Tâm lý – Giáo dục Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh; - PGS.TS. Trần Thị Hương, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này; - Ban Giám hiệu và Quý Thầy, Cô Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hóc Môn; - Ban Lãnh đạo và Quý Thầy, Cô Phòng GD&ĐT huyện Hóc Môn; - Ban Giám đốc và Quý Thầy, Cô TTGDTX huyện Hóc Môn, Trung tâm KTTH-HN huyện Hóc Môn; - Ban Giám hiệu; Quý Thầy, Cô; Quý phụ huynh học sinh và các em học sinh lớp 9 các trường THCS thuộc huyện Hóc Môn: Đông Thạnh, Đỗ Văn Dậy, Lý Chính Thắng 1, Tân Xuân, Tam Đông 1, Thị Trấn. Mặc dù đã hết sức cố gắng đầu tư nhiều công sức thực hiện luận văn, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn thêm của Quý Thầy, Cô và các anh chị đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tác giả Trần Trung Hiếu MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn T 2 Mục lục T 2 2T 2T Danh mục các chữ viết tắt T 2 2T Danh mục các bảng T 2 Danh mục các biểu đồ, sơ đồ T 2 MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 T 2 T 2 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÂN LUỒNG HỌC T 2 SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ ..................................................... 6 T 2 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 6 T 2 T 2 1.1.1. Vấn đề PLHS ở một số nước trên thế giới ............................................... 6 T 2 T 2 1.1.2. Vấn đề PLHS và quản lý PLHS tại Việt Nam .......................................... 8 T 2 T 2 1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 12 T 2 T 2 1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục ...................................................... 12 T 2 T 2 1.2.2. Quản lý phân luồng học sinh sau trung học cơ sở .................................. 12 T 2 T 2 1.3. Công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở........................................ 13 T 2 T 2 1.3.1. Mục tiêu, ý nghĩa công tác PLHS sau THCS ......................................... 13 T 2 T 2 1.3.2. Nội dung công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ................. 16 T 2 T 2 1.3.3. Hình thức phân luồng học sinh sau trung học cơ sở .............................. 17 T 2 T 2 1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác PLHS sau THCS ...................... 22 T 2 T 2 1.4. Quản lý phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ......................................... 26 T 2 T 2 1.4.1. Các chức năng quản lý phân luồng học sinh sau trung học cơ sở .......... 26 T 2 T 2 1.4.2. Nội dung quản lý phân luồng học sinh sau trung học cơ sở................... 28 T 2 T 2 Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 34 T 2 2T Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ PHÂN LUỒNG T 2 HỌC SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH............................................. 35 T 2 2.1. Sơ lược về tình hình giáo dục đào tạo huyện Hóc Môn ................................ 35 T 2 T 2 2.1.1. Hệ thống trường lớp ............................................................................... 35 T 2 T 2 2.1.2. Khái quát về chất lượng giáo dục – đào tạo ........................................... 38 T 2 T 2 2.2. Thực trạng công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở huyện T 2 Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 39 T 2 2.2.1. Thực trạng nhận thức về phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ....... 41 T 2 T 2 2.2.2. Nội dung phân luồng học sinh sau trung học cơ sở................................ 43 T 2 T 2 2.2.3. Hình thức phân luồng học sinh sau trung học cơ sở .............................. 45 T 2 T 2 2.3. Thực trạng quản lý phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở huyện T 2 Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 54 T 2 2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch phân luồng ............................................ 54 T 2 T 2 2.3.2. Thực trạng quản lý PLHS vào trường trung học phổ thông ................... 55 T 2 T 2 2.3.3. Thực trạng quản lý phân luồng học sinh vào trung tâm GDTX ............. 60 T 2 T 2 2.3.4. Thực trạng quản lý PLHS vào trường TCCN&DN ................................ 64 T 2 T 2 2.3.5. Thực trạng tổ chức, quản lý sự phối hợp trong PLHS sau THCS .......... 69 T 2 T 2 2.3.6. Thực trạng đảm bảo các điều kiện PLHS sau THCS ............................. 70 T 2 T 2 2.3.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác PLHS sau THCS ...................... 72 T 2 T 2 2.4. Nguyên nhân của thực trạng .......................................................................... 74 T 2 T 2 2.4.1. Đánh giá chung ....................................................................................... 74 T 2 2T 2.4.2. Những yếu tố gây khó khăn trong quản lý PLHS sau THCS ................. 74 T 2 T 2 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 78 T 2 2T Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ PHÂN LUỒNG HỌC T 2 SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở HUYỆN HÓC MÔN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................ 79 T 2 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp.................................................................................. 79 T 2 T 2 3.2. Một số giải pháp ............................................................................................ 81 T 2 2T 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của giải pháp quản lý phân luồng T 2 học sinh sau trung học cơ sở ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh .......... 92 T 2 Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 105 T 2 2T KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 106 T 2 T 2 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 109 T 2 PHỤ LỤC 2T DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt BCĐTS Ban chỉ đạo tuyển sinh CBQL Cán bộ quản lý CĐ Cao đẳng CMHS Cha mẹ học sinh CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CSDN Cơ sở dạy nghề DN Dạy nghề ĐH Đại học ĐTB Điểm trung bình GD Giáo dục GDNN Giáo dục nghề nghiệp GDTX Giáo dục thường xuyên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh HN Hướng nghiệp PL Phân luồng PLHS Phân luồng học sinh QL Quản lý TC Trung cấp TCCN Trung cấp chuyên nghiệp TCCN&DN Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên XH Xếp hạng DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. PLHS THCS vào các loại hình trung học ở một số nước ................... 8 Bảng 2.1. Số liệu các trường THCS huyện Hóc Môn năm học 2012-2013 ........ 35 Bảng 2.2. Số liệu các trường THPT huyện Hóc Môn.......................................... 36 Bảng 2.3. Số liệu TTGDTX huyện Hóc Môn...................................................... 36 Bảng 2.4. Các trường TCCN&DN tuyển HS sau THCS ở huyện Hóc Môn....... 37 Bảng 2.5. Kết quả GD bậc THCS ở huyện Hóc Môn (2010-2013)..................... 38 Bảng 2.6. Danh sách các đơn vị tham gia khảo sát ............................................. 40 Bảng 2.7. Mức độ nhận thức về PLHS sau THCS .............................................. 41 Bảng 2.8. Nội dung PLHS sau THCS.................................................................. 43 Bảng 2.9a. Khảo sát CBQL, GV và CMHS về công tác HN ở trường THCS ...... 45 Bảng 2.9b. Khảo sát HS về công tác HN ở trường THCS .................................... 48 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 T 2 Bảng 2.10a. Khảo sát CBQL, GV và CMHS về công tác tuyển sinh sau tốt T 2 nghiệp THCS ....................................................................................... 49 2T Bảng 2.10b. Khảo sát HS về công tác tuyển sinh sau tốt nghiệp THCS ................. 52 T 2 Bảng 2.11. T 2 T 2 Khảo sát CBQL và GV về xây dựng kế hoạch phân luồng ................ 54 T 2 Bảng 2.12a. Khảo sát CBQL, GV và CMHS về QL PLHS vào trường THPT ....... 55 T 2 T 2 Bảng 2.12b. Khảo sát HS về QL PLHS vào trường THPT ..................................... 58 T 2 T 2 Bảng 2.13a. Khảo sát CBQL, GV và CMHS về QL PLHS vào TTGDTX ............ 60 T 2 T 2 Bảng 2.13b. Khảo sát HS về QL PLHS vào TTGDTX ........................................... 63 T 2 T 2 Bảng 2.14a. Khảo sát CBQL, GV và CMHS về QL PLHS vào trường T 2 TCCN&DN ......................................................................................... 65 2T Bảng 2.14b. Khảo sát HS về QL PLHS vào trường TCCN&DN............................ 67 T 2 Bảng 2.15. T 2 T 2 Khảo sát CBQL và GV về tổ chức, QL sự phối hợp trong PLHS sau THCS ............................................................................................ 69 2T Bảng 2.16. Khảo sát CBQL, GV về đảm bảo các điều kiện PLHS sau THCS .... 70 Bảng 2.17. Khảo sát T 2 T 2 T 2 thực trạng kiểm tra, đánh giá công tác PLHS sau THCS ............................................................................................ 72 2T Bảng 2.18a. Khảo sát CBQL, GV và CMHS về những yếu tố gây khó khăn T 2 trong QL PLHS sau THCS .................................................................. 75 T 2 Bảng 2.18b. Khảo sát HS về các yếu tố gây khó khăn trong QL PLHS T 2 sau THCS ............................................................................................ 76 2T Bảng 3.1. T 2 CBQL, GV và CMHS đánh giá về giải pháp tăng cường nhận thức của các lực lượng giáo dục và HS về PLHS sau THCS ............. 92 T 2 Bảng 3.2. T 2 CBQL, GV và CMHS đánh giá về giải pháp tăng cường các chức năng QL PLHS sau THCS ở các cơ sở GD ................................ 95 T 2 Bảng 3.3. T 2 CBQL, GV và CMHS đánh giá về giải pháp tăng cường thực hiện công tác GDHN ở trường THCS (đặc biệt đối với HS lớp 9) .................. 96 T 2 Bảng 3.4. T 2 CBQL, GV và CMHS đánh giá về giải pháp tăng cường tổ chức, quản lý sự phối hợp trong hoạt động HN, PLHS sau THCS .............. 99 T 2 Bảng 3.5. T 2 CBQL, GV và CMHS đánh giá về giải pháp phát triển quy mô gắn với nâng cao chất lượng đào tạo của các trường TCCN&DN .. 101 T 2 Bảng 3.6. T 2 CBQL, GV và CMHS đánh giá về giải pháp hỗ trợ kinh phí học tập cho HS học tại các trường TCCN&DN ...................................... 103 T 2 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. T 2 Các chức năng quản lý ........................................................................28 T 2 Biểu đồ 2.1. Nhận thức về PLHS sau THCS ...........................................................43 T 2 T 2 Biểu đồ 2.2. Nhận định về thực hiện các nội dung PLHS sau THCS .....................45 T 2 T 2 Biểu đồ 2.3. Đảm bảo các điều kiện PLHS sau THCS ............................................71 T 2 T 2 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển “vũ bão”, loài người đã và đang bước vào kỷ nguyên công nghệ thông tin và kinh tế tri thức. Khoa học công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia với nền tảng là giáo dục - đào tạo. Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới bằng hành trang là khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại cùng với nhiều khu công nghiệp đã, đang hình thành và phát triển khắp các tỉnh thành cả nước. Để xu thế toàn cầu hóa thật sự là cơ hội tiếp tục phát triển, tránh nguy cơ tụt hậu, cần phải có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Vì vậy, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020 của Đảng ta đã xác định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. [12] Nguồn nhân lực chất lượng cao không có nghĩa là tất cả lao động phải có trình độ đại học hay cao hơn nữa mà lao động ở mọi ngành nghề, lĩnh vực phải được đào tạo tay nghề, trình độ tương xứng, thích ứng với công việc. Xã hội Việt Nam lâu nay vẫn tồn tại cách nghĩ: “Chỉ vào đại học mới có danh tiếng”, dẫn đến vấn nạn bằng cấp khi tuyển dụng ở các cơ quan, doanh nghiệp. Trong khi đó, nhu cầu nguồn nhân lực không chỉ cần đến những kỹ sư có trình độ đại học mà cần cả người thợ có tay nghề cao. Mặt khác, các cơ sở đào tạo nghề cũng chưa được đầu tư đúng mức cả về số lượng và chất lượng, khiến cho việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là PL sau THCS và THPT gặp nhiều khó khăn và ách tắc. Không như PLHS sau THPT chỉ có hướng đi là GDNN và tham gia lao động sản xuất, PLHS sau THCS ngoài GDNN và tham gia lao động sản xuất, người học còn có luồng tiếp tục học vấn phổ thông với mức độ phù hợp với trình độ, điều kiện của mình hoặc theo chương trình GDTX. Phân luồng HS sau THCS cũng không phải là ép buộc những HS sau THCS yếu về học lực, hoàn cảnh kinh tế khó khăn đi 2 theo luồng GDTX, GDNN và lao động sản xuất, mà thực tế là tạo cơ hội học tập có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu được học, được có nghề nghiệp của HS và là nguồn lao động của địa phương. Như vậy, PLHS sau THCS là PL sớm, tích cực nhằm giải quyết nhu cầu nguyện vọng của người học và của xã hội. Điều đầu tiên phải ý thức được trong công tác PL và định hướng nghề nghiệp cho HS là giúp HS tự xác định đúng hướng đi và luồng thích hợp với bản thân, phù hợp với xã hội. Học sinh sau THCS phải tự chọn luồng thích hợp để nâng cao tính cách và năng lực sao cho đạt hiệu quả như: luồng trúng tuyển vào lớp 10 THPT, luồng GDTX, luồng học nghề và luồng lao động sản xuất. Lúc đó, ngoài việc không phải ân hận vì đã chọn nhầm đường HS còn vững tin ở tương lai. Trong những năm qua, nước ta nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đặc biệt là ở Hóc Môn, một huyện ngoại thành của thành phố, việc PLHS sau THCS và THPT gặp nhiều khó khăn, hạn chế về hiệu quả do nhận thức của người dân, nhà trường và xã hội đối với GDNN, GDTX chưa thật đúng đắn. Để giúp HS sau THCS tránh chọn nhầm hướng, không đi lầm đường, có thể làm ảnh hưởng cả tiền đồ và sự nghiệp, gây lãng phí cho chính bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, cần hướng dẫn các em giải bài toán PL cho HS cũng như mọi bài toán đường đời khác: “Sai một ly, đi một dặm”. Thực tế cho thấy, nhiều HS và gia đình không lượng sức của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình để tìm cho mình con đường học vấn phù hợp. Bên cạnh đó các thông tin về chất lượng của hệ GDTX, GDNN vẫn còn ít và chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Vì vậy, thực hiện PLHS sau THCS là một việc làm cần thiết, đúng với chủ trương, chính sách. Để công tác PLHS sau THCS đạt được mục tiêu và ý nghĩa cần thiết phải tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý công tác này. Đây là hướng đi đúng nhằm nâng cao hiệu quả GD, qua đó giúp nâng cao chất lượng GD phổ thông, chất lượng hệ GDTX và GDNN cũng được cải thiện, cơ cấu nhân lực được cân bằng, tránh lãng phí xã hội trong giáo dục – đào tạo ở mỗi địa phương và trong cả nước. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng công tác quản lý phân luồng học sinh sau trung học cơ sở ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh”. 3 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và khảo sát thực trạng công tác QL PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn, đề xuất một số giải pháp QL nhằm nâng cao hiệu quả công tác PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý phân luồng học sinh sau trung học cơ sở. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác QL PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học Công tác QL PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn đã đạt được một số kết quả trong việc xây dựng kế hoạch PL, triển khai kế hoạch đến các trường THCS, khảo sát nắm bắt xu hướng, nguyện vọng tiếp tục học tập sau khi tốt nghiệp THCS của HS … Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, hạn chế trong công tác tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và đảm bảo những điều kiện cho công tác PLHS sau THCS. Khi khảo sát, đánh giá đúng thực trạng, đề xuất một số giải pháp QL nâng cao hiệu quả QL công tác PLHS sau THCS thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về QL PLHS sau THCS. 5.2. Khảo sát thực trạng công tác QL PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Đề xuất giải pháp QL PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung khảo sát thực trạng công tác QL PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn trên các nội dung: PL vào trường THPT, PL vào TTGDTX, PL vào trường TCCN&DN. 4 - Đối tượng khảo sát gồm có: cán bộ quản lý, cán bộ và giáo viên có liên quan đến công tác PL ở Phòng GD&ĐT, TTGDTX, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hóc Môn, một số trường THCS; CMHS và HS lớp 9 ở một số trường THCS của huyện Hóc Môn. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Cơ sở phương pháp luận 7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc Nghiên cứu thực trạng công tác QL PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh được xem xét trong mối quan hệ với công tác QL PLHS sau THCS nói chung, và công tác này phải đặt trong mối quan hệ với công tác QL, giáo dục HS, liên quan đến các chủ thể QL công tác PLHS sau THCS, quản lý giáo dục. 7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của đối tượng nghiên cứu, cụ thể là công tác quản lý PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, với những ưu điểm cần phát huy và những tồn tại cần khắc phục. 7.1.3. Quan điểm thực tiễn Qua điều tra, khảo sát thực tế, phân tích để phát hiện những bất cập, tồn tại trong thực tiễn QL công tác PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Và cũng trên cơ sở thực tiễn đó, đề xuất một số giải pháp QL nhằm nâng cao hiệu quả QL, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PLHS sau THCS. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích – tổng hợp, phân loại – so sánh, hệ thống hóa tri thức khoa học trong các quan điểm, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng; các văn bản của nhà nước, Bộ GD&ĐT; sách, báo, các tài liệu và những công trình nghiên cứu liên quan để xác lập cơ sở lý luận về công tác QL PLHS sau THCS. 7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Mục đích của phương pháp: Nhằm thu thập thông tin về thực trạng công tác QL PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. 5 - Nội dung khảo sát: Thực trạng công tác QL PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh; những yếu tố gây khó khăn trong công tác QL PLHS sau THCS; tính cần thiết và khả thi của một số giải pháp QL công tác PLHS sau THCS ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. - Công cụ khảo sát: Xây dựng 3 mẫu phiếu hỏi dành cho các đối tượng: + Mẫu 1: Cán bộ quản lý, cán bộ và giáo viên có liên quan đến công tác PL ở Phòng GD&ĐT, TTGDTX, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hóc Môn, một số trường THCS; + Mẫu 2: Cha mẹ học sinh lớp 9 ở một số trường trường THCS; + Mẫu 3: Học sinh lớp 9 ở một số trường trường THCS. 7.2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm Nhằm quan sát một số hoạt động định hướng PLHS ở trường THCS. 7.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn một số cán bộ QL của Phòng GD & ĐT huyện Hóc Môn, Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Hóc Môn để tìm hiểu kỹ hơn thông tin về công tác QL. 7.2.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu điều tra. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Vấn đề PLHS ở một số nước trên thế giới Những nước có nền giáo dục phát triển, từ lâu đã nhận thấy rằng chỉ cung cấp thông tin giáo dục là không đầy đủ, mà cần phải chỉ ra được sự phát triển về mặt cá nhân, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp của học sinh. Một sự thay đổi khác có ảnh hưởng lớn đến hoạt động PL và HN là nó được nhận thức như là một quá trình phát triển, đòi hỏi cách tiếp cận chương trình chứ không chỉ đơn giản là các cuộc phỏng vấn cá nhân tại các thời điểm quyết định. Vào những năm cuối thế kỷ XX, các nước châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia), châu Âu (Pháp, Đức, Ba Lan), và Liên bang Nga đặc biệt quan tâm đến việc PL và HN DN cho HS. Ở Nhật Bản, công tác PL được quan tâm sớm, đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa học vấn văn hoá phổ thông với kiến thức và kỹ năng lao động - nghề nghiệp ở tất cả các bậc học. Mô hình được bắt đầu từ sự PLHS bậc THCS. Sau khi tốt nghiệp THCS, HS được chọn theo ba hướng đi khác nhau: THPT (3 năm), TCCN (3 năm) và CĐ chuyên nghiệp (5 năm). Sau khi kết thúc 3 năm trung học (phổ thông hay chuyên nghiệp) HS có thể theo học hệ ĐH ngắn hạn (2 năm), ĐH kỹ thuật (4 năm), ĐH tổng hợp (4 năm) hoặc vào năm thứ 4 bậc CĐ chuyên nghiệp. Sau khi tốt nghiệp bậc CĐ chuyên nghiệp, sinh viên có thể thi vào năm thứ 3 bậc ĐH (kỹ thuật hay tổng hợp), số còn lại ra làm việc hoặc tiếp tục học nâng cao sau ĐH. Có khoảng 27,9% số trường THPT vừa học văn hoá phổ thông vừa học các môn học kỹ thuật thuộc các lĩnh vực cơ khí, ngư nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ v.v…Sau cấp THCS có đến 94% học sinh vào THPT, trong đó 70% học sinh theo học loại hình trường phổ thông cơ bản và 30% học sinh theo hướng học nghề. [34] Sự liên thông giữa các cấp học cũng diễn ra tương tự ở Pháp. Những sinh viên tốt nghiệp hệ CĐ (2 năm) được chuyển tiếp vào năm thứ 3 bậc ĐH. Trung bình có khoảng 50% số lượng sinh viên tốt nghiệp hệ CĐ ở Pháp đi làm ngay và trên 25% 7 được chuyển tiếp vào học năm thứ 3 ĐH.Tỷ lệ học tiếp những bậc học cao hơn ở Pháp hiện nay là khoảng 25%. Học sinh đủ điều kiện được tuyển thẳng từ TCCN liên thông lên CĐ. Điều này sẽ giúp tuyển được những HS có trình độ thực hành cao vào hệ CĐ, giúp TCCN có điều kiện thuận lợi trong tuyển sinh đầu vào và cũng có nghĩa là công tác PL có hiệu quả hơn. Nội dung công tác PL và GD HN trong trường trung học của Cộng hoà Pháp được phân hoá theo nhiều phân ban hẹp trong đó phần lớn là các ban kỹ thuật - công nghệ đào tạo kỹ thuật viên. [33] Đối với Liên bang Nga, công tác PL và GD HN được thực hiện nhằm mục tiêu: [34] - Đảm bảo quyền tự chọn của HS, giúp các em tự thể hiện nhân cách trong điều kiện quan hệ thị trường; - Không ngừng nâng cao trình độ của cá nhân như là điều kiện quan trọng nhất được thoả mãn nguyện vọng, yêu cầu phát triển của con người trong lao động. Trong các loại hình trường phổ thông ở Hàn Quốc, nội dung giảng dạy kỹ thuật - lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chương trình giáo dục. Hết THCS HS sẽ đi theo hai luồng chính: phổ thông và chuyên nghiệp. Nhưng điều đặc biệt là các trường kỹ thuật nghề nghiệp tuyển sinh trước rồi mới chọn học sinh theo luồng phổ thông. [34] Trung Quốc, cũng có chính sách khuyến khích GD suốt đời một cách tích cực. Trong chương trình giảng dạy thường có các môn học tự chọn với mục tiêu trang bị cho HS những kiến thức và kỹ năng chuyên môn cần thiết để HS có khả năng tham gia lao động nghề nghiệp ở các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau hoặc tiếp tục học lên trình độ nghề nghiệp cao hơn ở bậc ĐH. [34] Chúng ta thấy rằng, để công tác PLHS đáp ứng được sự kỳ vọng của xã hội, PL trước hết tập trung vào số HS sau THCS. Ở đây, người ta thiết kế chương trình liên thông từ THCS qua THPT lên ĐH. Ngoài ra, người ta còn đào tạo liên thông sau cấp THCS: từ THPT bình thường sang THPT tổng hợp, sang trung học nghề và ngược lại. Sau đây là một số số liệu cụ thể: 8 Bảng 1.1. PLHS THCS vào các loại hình trung học ở một số nước [2] Tỉ lệ Trung học nghề, Năm Quốc gia Tỉ lệ THPT 1982 Hàn Quốc 50 50 1995 Đài Loan 20,9 79 1996 Trung Quốc 43,3 55,67 2000 Mỹ 76 24 2000 Hàn Quốc 64 36 2000 Nhật 70 30 2003 Thuỵ Sĩ 30 70 2003 Đức 26 74 TCCN 1.1.2. Vấn đề PLHS và quản lý PLHS tại Việt Nam Có thể nói rằng, từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, công tác PL ở nước ta đã được tiến hành nghiên cứu và triển khai. Ở Việt Nam, công tác PL mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày 19/3/1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 126/CP về công tác HN trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý HS các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường. Quyết định 126/ CP đã khẳng định, tại thời điểm đó, “do việc hướng nghiệp cho học sinh các trường phổ thông chưa tốt nên sau khi tuyển sinh vào cấp III phổ thông và các trường chuyên nghiệp, hàng năm còn hàng chục vạn học sinh ra trường không được tiếp tục học lên và cũng không được chuẩn bị về các mặt để được sử dụng hợp lý thành những người lao động mới” [15]. Mặc dù chưa trực tiếp tiếp nêu lên khai niệm PL nhưng Hội đồng Chính phủ đã chỉ rõ “công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn việc chọn nghề của học sinh cho phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội đồng thời phù hợp với năng khiếu cá nhân”. [15] Bắt đầu từ những năm 1992 – 1993, cuộc chạy đua trong thi cử để vào các cấp học, bậc học cao hơn đã tạo nên tâm trạng căng thẳng trong HS các lớp cuối cấp, mà hệ lụy của nó là những hành vi tiêu cực, vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp 9 luật. Nhiều nghị quyết của Đảng cũng đã đề cập đến thực trạng này, từ Đại hội lần thứ VIII (1996) đến Đại hội lần thứ IX (2001), Trung ương Đảng luôn nhấn mạnh đến tăng cường công tác PLHS và HN cho HS, đẩy mạnh dạy nghề nhưng tình hình trường phổ thông chưa chuyển động là bao nhiêu (nếu xét từ góc độ PLHS và HN học sinh). Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH, Nghị quyết 40 của Quốc hội khoá 10; Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001-2010, văn kiện Đại hội IX, Đại hội X của Đảng cũng nhấn mạnh việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông. Công tác PLHS và GD HN học sinh đã được ngành giáo dục chú trọng hơn nhưng vẫn chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức. Quá trình vận hành nền kinh tế thị trường làm xuất hiện nhu cầu mới mà trước đây chưa có và đòi hỏi ngành GD&ĐT phải có những thông tin ban đầu về nhu cầu xã hội và thị trường lao động liên quan đến việc sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp nhận và làm chủ công nghệ tiên tiến du nhập của nước ngoài trong mọi lĩnh vực: nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến sau thu hoạch, công nghệ thông tin, viễn thông... Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 14/2001/ CT – TTg vÒ viÖc ®æi míi ch­¬ng tr×nh gi¸o dôc phæ th«ng thùc hiÖn NghÞ quyÕt sè 40/2000/QH10 cña Quèc héi, trong đó nêu rõ mục tiêu của việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông là “...Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông, chuẩn bị tốt cho học sinh học tập tiếp tục ở bậc sau trung học hoặc tham gia lao động ngoài xã hội” [29]. Sau đó, ngày 23 tháng 7 năm 2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị 33/2003/CT–BGD&ĐT về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Chỉ thị nhấn mạnh “Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được xác định trong Luật Giáo dục. … tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội” [5]. Thực hiện các chỉ thị này, các cấp quản lý GD đã nghiêm túc thực hiện triển khai công tác PL, làm cho công tác PL và HN trở thành nhiệm vụ của toàn xã hội mà nhà trường THCS và THPT đóng phải vai trò nòng cốt. 10 Nhiều năm gần đây, tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS không tiếp tục con đường học vấn chiếm tỷ lệ cao. Chỉ tính riêng năm học 2007-2008, tỷ lệ HS tốt nghiệp THCS vào học THPT là 70,7%, học bổ túc trung học phổ thông là 7,5%, học trong các CSDN và TCCN thấp, chỉ khoảng 1,8% đến 2,5%; còn lại khoảng 17,5% (khoảng 1,4 triệu HS) không tiếp tục học. [33] Với những cách làm sáng tạo và năng động, một số địa phương như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc đã thực hiện khá tốt công tác PL. Tuy nhiên, trên phạm vi cả nước, công tác PLHS vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Tỉ lệ PL ở các vùng miền còn thấp. Ví dụ, năm 2007-2008, Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có khoảng 3,6% HS tốt nghiệp THCS vào học nghề và TCCN, cá biệt có tỉnh Trà Vinh là 1,1% và An Giang là 3,0%. Một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên cũng có tình trạng tương tự. [35] Trong 3 năm gần đây, chỉ khoảng 26 nghìn HS trên cả nước mỗi năm tốt nghiệp THCS vào học TCCN. Đây là tỉ lệ rất thấp. Theo tính toán của ngành GD, mỗi năm có khoảng 300 nghìn HS tốt nghiệp THCS không vào học THPT. Trong số 300 nghìn HS, chỉ có khoảng 60 nghìn em vào hệ thống GDNN. Vậy 240 nghìn HS đó làm gì, các em có thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc khi gia nhập thị trường lao động hay không trong khi chưa được trau dồi kỹ năng nghề nghiệp? Nếu tính cả số HS bỏ học THPT, thi trượt tốt nghiệp lớp 12, thi trượt cao đẳng và đại học mỗi năm thì con số thanh niên chưa được đào tạo nghề nghiệp hàng năm sẽ rất lớn. Hậu quả là một số lượng lớn thanh niên đến tuổi lao động chưa được đào tạo nghề tạo ra sự lãng phí nguồn nhân lực lớn cho xã hội, tác động đến tính hiệu quả của hệ thống GD&ĐT. [35] Ngày 05 tháng 12 năm 2011, Bộ Chính trị (khóa XI) đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, tăng cường PLHS sau THCS và xóa mù chữ cho người lớn. Chỉ thị đã nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác PLHS sau THCS là “Kiên trì thực hiện chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, tạo chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội” và mục tiêu “đẩy mạnh công tác phân luồng học 11 sinh sau trung học cơ sở đi đôi với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Năm 2020, … phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề” [4], đồng thời yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp lãnh đạo tổ chức quán triệt, xây dựng các chương trình và kế hoạch cụ thể “Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở theo hướng tăng nhanh tỉ lệ học sinh vào học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học nghề; hỗ trợ các trung tâm giáo dục thường xuyên dạy bổ túc văn hóa trung học phổ thông gắn với dạy nghề; có cơ chế khuyến khích các cơ sở tuyển dụng học sinh sau trung học cơ sở qua đào tạo nghề; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được học liên thông lên các cấp học cao hơn”. [4] Mặc dù còn mới mẻ, công tác PLHS ở Việt Nam đã được một số nhà khoa học, nhà QL GD quan tâm nghiên cứu: - Tác giả Phạm Tất Dong với đề tài “Đổi mới công tác hướng nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. - “PLHS sau THCS và THPT góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Đồng Tháp trong thời kỳ hội nhập” của tác giả Hồ Văn Thống. [28] - “Phân luồng học sinh sau THCS – một biện pháp quan trọng nâng cao hiệu quả xã hội của phổ cập giáo dục” của tác giả Phạm Văn Khanh. Đặc biệt là các công trình nghiên cứu dưới dạng các bài viết của tác giả Đặng Danh Ánh như “Tư vấn nghề và phân luồng học sinh phổ thông sau trung học” (Báo cáo tại Hội thảo về Tư vấn nghề do ĐHQG Hà Nội tổ chức tháng 01/2005), “Cải cách cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa” (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba) hay “Dạy nghề thách thức và giải pháp” [1], “Vấn đề và hướng đi cho Giáo dục Hướng Nghiệp Việt Nam” [2] đã xây dựng luận chứng cho công tác phân luồng và quản lý phân luồng học sinh ở Việt Nam từ trước đến nay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan