Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng công tác lấy mẫu máu và trả kết quả xét nghiệm tại khoa khám bệnh cơ ...

Tài liệu Thực trạng công tác lấy mẫu máu và trả kết quả xét nghiệm tại khoa khám bệnh cơ sở tân triều bệnh viện k

.PDF
44
1
71

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ THỊ NGỌC ÁNH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẤY MẪU MÁU VÀ TRẢ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM TẠI KHOA KHÁM BỆNH CƠ SỞ TÂN TRIỀU BỆNH VIỆN K BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ THỊ NGỌC ÁNH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẤY MẪU MÁU VÀ TRẢ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM TẠI KHOA KHÁM BỆNH CƠ SỞ TÂN TRIỀU BỆNH VIỆN K Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TS. TRỊNH HÙNG MẠNH NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giảng dạy tận tình của các thầy cô giúp tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp Với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn bộ Quý Thầy cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã nhiệt tình truyền thụ kiến thức và luôn hỗ trợ giúp đỡ trong quá trình học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới Ts Trịnh Hùng Mạnh người Thầy đã hướng dẫn tận tình, chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc, lãnh đạo Khoa Khám bệnh cở sở Tân Triều Bệnh viện K nơi tôi công tác và các đồng nghiệp, những người đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh dành cho tôi mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện chuyên đề một cách hoàn chỉnh nhất.Song không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa thấy được.Tôi rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn trong lớp, đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nam Định, ngày tháng năm 2022 Học viên Lê Thị Ngọc Ánh ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là bài báo cáo chuyên đề của tôi. Những số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, hoàn toàn được thực hiện tại Khoa Khám Bệnh cơ sở Tân Triều Bệnh viện K, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Ngoài ra, trong bài báo cáo có sử dụng một số nguồn tài liệu tham khảo đã được trích dẫn nguồn và chú thích rõ ràng. Báo cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. Nếu có điều gì sai trái tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Học viên Lê Thị Ngọc Ánh iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................... Error! Bookmark not defined. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...............................................2 1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................2 1.1.1. Các nguyên tắc về quản lý hoạt động xét nghiệm.............................................3 1.1.2. Quy định về quản lý quá trình thực hiện xét nghiệm ........................................3 1.1.3. Quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của Bộ Y tế ....................................4 1.1.4. Quy trình khám bệnh tại khoa Khám Bệnh cơ sở Tân Triều ............................5 1.2. Cơ sở thực tiễn .....................................................................................................8 1.2.1. Quy trình lấy mẫu máu và trả kết quả xét nghiệm tại khoa Khám Bệnh cơ sở Tân Triều .....................................................................................................................8 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới và tại Việt Nam. ...............11 CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾTError! Bookmark not defined. 2.1. Khoa Khám Bệnh cơ sở Tân Triều – Bệnh viện K ............................................14 2.2. Đối tượng và phương pháp thu thập số liệu khảo sát .........................................14 2.3. Thực trạng công tác lấy mẫu máu và trả kết quả xét nghiệm tại Khoa khám bệnh cơ sở Tân Triều - Bệnh viện K năm 2022 .................................................................16 2.3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu .......................................................16 2.3.2. Mô tả bước chuẩn bị.......................................................................................17 2.3.3. Mô tả việc thực hiện quy trình lấy máu tĩnh mạch .........................................18 2.3.4 Thực trạng về trả kết quả xét nghiệm...............................................................24 iv CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN ........................................................................................25 3.1. Thực trạng công tác lấy mẫu máu và trả kết quả xét nghiệm tại Khoa khám bệnh cơ sở Tân Triều .........................................................................................................25 3.1.1 Thông tin chung ...............................................................................................25 3.1.2. Công tác chuẩn bị trước khi lấy máu .............................................................25 3.1.3. Việc thực hiện quy trình lấy máu tĩnh mạch ...................................................26 3.2. Vấn đề còn tồn tại và hạn chế ...........................................................................27 3.3. Các giải pháp đang thực hiện .............................................................................28 3.4. Đề xuất các giải pháp ......................................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ...............................................................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BP Bệnh phẩm BV Bệnh viện BVK Bệnh viện K BYT Bộ y tế CLS Cận lâm sàng CSSK Chăm sóc sức khỏe ĐD Điều dưỡng KCB Khám chữa bệnh KKB Khoa Khám bệnh KTV Kỹ thuật viên KQ Kết quả LS Lâm sàng LMTM Lấy máu tĩnh mạch NB Người bệnh NVYT Nhân viên y tế XN Xét nghiệm vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình khám bệnh tại Khoa khám bệnh cơ sở Tân Triều. ....................7 Sơ đồ 1.2.Quy trình lấy mẫu máu và trả kết quả xét nghiệm tại Khoa khám bệnh cơ sở Tân Triều ................................................................................................................9 Bảng 2.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ( n= 45) ................................16 Bảng 2. 2. Công tác chuẩn bị của ĐD , KTV trước khi lấy máu (n= 90) ................17 Bảng 2. 3. Công tác chuẩn bị dụng cụ trước khi lấy máu (n=90) .............................17 Bảng 2. 4. Mô tả bước 1: Chuẩn bị bệnh nhân (n=90)..............................................18 Bảng 2. 5. Mô tả bước 2: Chuẩn bị trước lấy máu (n=90) ........................................19 Bảng 2. 6. Mô tả bước 3: Chuẩn bị vị trí lấy máu (n=90) .........................................19 Bảng 2. 7. Mô tả bước 4: Đâm kim đúng kỹ thuật (n=90) ........................................20 Bảng 2. 8. Mô tả bước 5: Tháo dây garo (n=90).......................................................20 Bảng 2. 9. Mô tả bước 6: Kỹ thuật chuyển máu vào ống xét nghiệm ......................21 Bảng 2. 10. Mô tả bước 7: Kết thúc lấy máu ............................................................21 Bảng 2. 11. Mô tả bước 8: Thu dọn dụng cụ ............................................................22 Bảng 2. 12. Mô tả thực trạng quy trình lấy máu tĩnh mạch (n=90) ..........................22 Bảng 2. 13 : Bảng quy định thời gian trả kết quả xét nghiệm máu Khoa Khám bệnh Tân Triều ...................................................................................................................24 Biểu đồ 2.1.Tỷ lệ sai mẫu 6 tháng đầu năm 2022 . ...................................................23 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong việc thăm khám, chữa bệnh, khoảng 70% - 80% các quyết định trên lâm sàng dựa vào kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm không chính xác, sự chậm trễ trong trả kết quả xét nghiệm có thể dẫn đến chẩn đoán, điều trị không phù hợp hoặc không cần thiết, tăng nguy cơ đối với an toàn bệnh nhân, chi phí điều trị cao hơn và lãng phí thời gian. Máu là bệnh phẩm quan trọng và được dùng nhiều nhất. Máu đóng vai trò trung tâm trong quá trình vận chuyển nước và các chất hòa tan (chất dinh dưỡng, cặn bã). Máu là môi trường nội môi của của cơ thể. Cơ thể luôn đảm bảo sự cân bằng nội môi, nghĩa là các thông số hóa sinh của máu luôn ở trạng thái ổn định (chúng dao động trong giới hạn sinh lý nhất định). Khi các trị số của một thông số nào đó vượt khỏi giới hạn sinh lý thì chúng phản ánh một bệnh lý nào đó. Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm thường quy ( nghĩa là được tiến hành thường xuyên trong công việc chăm sóc y tế ) được chỉ định bởi bác sĩ nhằm mục đích kiểm tra, điều trị và theo dõi. Cả nước có hơn 1.000 bệnh viện công có hệ thống xét nghiệm, ngoài ra còn rất nhiều bệnh viện tư và hơn 1.000 phòng khám tư nhân. Để có kết quả xét nghiệm chính xác, các labo này cần được nội kiểm và ngoại kiểm theo định kỳ. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế, xét nghiệm của một vài labo lớn đã thực hiện nội kiểm từ 10 năm nay và nhiều bệnh viện còn bỏ qua hẳn việc này. PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà, chuyên gia cao cấp xét nghiệm, nguyên chủ nhiệm khoa huyết học bệnh viện 108 cho biết: “ Quy trình xét nghiệm được chia thành ba giai đoạn: trước, trong và sau xét nghiệm. Chỉ cần sai sót của một khâu ở một trong các giai đoạn trên là có thể gây sai số. Có rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng kết quả xét nghiệm, như việc lấy mẫu bệnh phẩm, máy móc xét nghiệm, hóa chất, thuốc thử, thao tác của các kỹ thuật viên, ghi chép kết quả…Tuy nhiên hiện nay, sai số nhiều nhất (khoảng 68%) là ở giai đoạn trước xét nghiệm (lấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản bệnh phẩm…) và sau xét nghiệm (ghi chép, trả kết quả cho bệnh nhân...). Kết quả xét nghiệm không chính xác sẽ dẫn đến việc bệnh nhân bị chẩn đoán bệnh sai, còn bác sĩ ra quyết định điều trị không đúng. Điều này chắc chắn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân mà còn làm mất uy tín của bác sĩ và bệnh viện. 2 Tại Bệnh viện K , số lượng người bệnh đến khám hàng ngày tại khoa Khám bệnh cơ sở Tân Triều trung bình 900-1200 lượt/ ngày. Ngay cả những ngày sau nghỉ lễ, có khi lên gần 1500 lượt khám/ngày. Chính vì số lượng bệnh nhân đến khám đông nên Khoa xét nghiệm tại bệnh viện K tiếp nhận hàng ngày khoảng hơn một nghìn mẫu máu xét nghiệm và cũng gặp phải số lượng không nhỏ các lỗi thuộc giai đoạn trước xét nghiệm và trả xét nghiệm. Do đó việc thực hiện quy trình kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch của cán bộ y tế có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mẫu thuộc giai đoạn trước xét nghiệm và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng kết quả xét nghiệm của bệnh nhân.Để các kết quả xét nghiệm được chính xác thì tất cả các quy trình phải được làm đúng kĩ thuật ngay từ giai đoạn đầu tiên là lấy bệnh phẩm và trả kết quả xét nghiệm. Tôi nhận thấy vấn đề này là rất cần thiết, nếu giải quyết được sẽ mang lại một ý nghĩa rất lớn trong chuẩn đoán bệnh cho người bệnh,vì vậy tôi xin báo cáo chuyên đề: “Thực trạng công tác lấy mẫu máu và trả kết quả xét nghiệm tại khoa Khám Bệnh cơ sở Tân Triều Bệnh viện K” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng công tác lấy mẫu máu và trả kết quả xét nghiệm tại khoa Khám bệnh cơ sở Tân Triều Bệnh viện K năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng lấy mẫu máu và trả kết quả xét nghiệm tại cơ sở Tân Triều Bệnh viện K. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 3 1.1.1. Các nguyên tắc về quản lý hoạt động xét nghiệm Theo thông tư số 49/2018/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế (BYT) về việc hướng dẫn hoạt động xét nghiệm (XN) trong khám bệnh, chữa bệnh gồm : •Bảo đảm kết quả XN chính xác, tin cậy và kịp thời. •Bảo đảm an toàn phòng XN. •Quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế phục vụ XN hiệu quả, tiết kiệm. • Quản lý chất thải y tế phát sinh từ hoạt động XN theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. • Thực hiện quản lý chất lượng XN theo Thông tư Bộ Y tế ban hành . 1.1.2. Quy định về quản lý quá trình thực hiện xét nghiệm * Lấy và tiếp nhận mẫu bệnh phẩm Việc lấy mẫu bệnh phẩm (BP), tiếp nhận mẫu BP của người bệnh (NB) phải căn cứ vào phiếu yêu cầu XN (bản giấy hoặc bản điện tử) có đủ các mục theo mẫu hồ sơ bệnh án, có chữ ký của bác sỹ chỉ định. Việc lấy và tiếp nhận mẫu BP được thực hiện tại các khoa lâm sàng (LS), khoa khám bệnh (KKB), khoa XN hoặc lấy mẫu BP tại nơi cư trú của NB. Trường hợp NB đang cấp cứu, chăm sóc cấp 1 hoặc theo chỉ định của bác sỹ thì thực hiện lấy mẫu BP tại giường bệnh; Điều dưỡng (ĐD), kỹ thuật viên (KTV) thực hiện việc lấy, tiếp nhận mẫu BP; một số XN đặc biệt do bác sỹ thực hiện việc lấy mẫu BP theo yêu cầu chuyên môn. Trang thiết bị y tế phục vụ việc lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu BP phải có đầy đủ, đúng quy cách, theo hướng dẫn lấy mẫu BP của khoa XN. Quản lý việc chuẩn bị dụng cụ, phối hợp với các KKB và khoa LS để kiểm tra, giám sát việc lấy và tiếp nhận mẫu BP theo đúng hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng BYT. Phân công người tiếp nhận, kiểm tra mẫu BP đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng, bảo quản, thời gian, điều kiện vận chuyển và lưu trữ mẫu BP. * Thực hiện kỹ thuật xét nghiệm Bác sỹ, kỹ thuật viên tiến hành XN theo nội dung tại phiếu yêu cầu XN và tuân 4 thủ quy trình kỹ thuật, quản lý chất lượng, ưu tiên thực hiện trước các XN cấp cứu, chăm sóc cấp 1. Quy trình, hướng dẫn thực hiện XN phải được lãnh đạo BV phê duyệt và có sẵn ở nơi làm việc. * Trả kết quả xét nghiệm Kiểm tra kết quả XN và ký trước khi trả kết quả XN cho NB. Trong trường hợp kiểm tra kết quả phát hiện sai sót hoặc có nghi ngờ phải đối chiếu với khoa LS, khi cần thiết phải thực hiện XN lại. Khoa XN trả kết quả XN với thông tin ghi rõ ràng, đúng thời gian theo quy định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 1.1.3. Quy trình khám bệnh tại khoa khám bệnh của Bộ Y tế Theo Quyết định số 1313/QĐBYT ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng BYT * Chỉ tiêu phấn đấu của Bộ Y Tế Ngày 22/04/2013, BYT đã ra quyết định số 1313/QĐ-BYT về việc ban hành Huớng dẫn quy trình khám bệnh tại KKB của BV nhằm giảm bớt thủ tục, giảm phiền hà và thời gian lãng phí. Theo đó, BYT đưa ra quy trình KCB thống nhất, gồm 4 bước như sau: Bước 1: Tiếp đón người bệnh Bước 2: Khám LS và chẩn đoán. • Khám LS, chẩn đoán và chỉ định điều trị. •Khám LS, XN, chẩn đoán và chỉ định điều trị. • Khám LS, thực hiện kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị. •Khám LS, thực hiện kỹ thuật thăm dò chức năng, chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị. • Các trường hợp thực hiện khám LS và có chỉ định làm 1, 2 hoặc 3 kỹ thuật CLS phối hợp (XN, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng), thực hiện kỹ thuật hoặc chuyển khám chuyên khoa. Bước 3: Thanh toán viện phí. Bước 4: Phát và lĩnh thuốc. Trong từng bước đã kiệt kê ra từng trách nhiệm cụ thể của cả NB và BV. 5 * Trách nhiệm của người bệnh Chờ khám theo số thứ tự đã được ghi trên phiếu khám bệnh. Vào khám khi được thông báo. Nhận phiếu chỉ định XN từ bác sĩ khám. Đến nơi lấy mẫu XN, nộp phiếu chỉ định XN và chờ đến lượt. Phối hợp với kỹ thuật viên XN để lấy mẫu XN. Quay về buồng khám bệnh, chờ đến lượt. Nhận chỉ định điều trị, đơn thuốc và về nơi làm thủ tục chi trả viện phí hoặc đồng chi trả BHYT * Trách nhiệm của bệnh viện a) Tại buồng khám bệnh Thông báo NB vào khám theo số thứ tự. Khám LS, ghi chép thông tin tình trạng bệnh, chỉ định XN, in phiếu XN. Chỉ dẫn NB đến địa điểm làm XN theo chỉ định. b) Tại nơi lấy mẫu xét nghiệm. Bố trí đủ điểm lấy mẫu XN phù hợp với lưu lượng NB. Nơi lấy mẫu được đặt tại KKB. Nhận phiếu chỉ định từ NB. Hướng dẫn NB chuẩn bị và lấy mẫu XN. Chuyển mẫu về khoa XN. c) Tại khoa xét nghiệm Thực hiện XN. Chuyển trả kết quả XN cận lâm sàng (CLS) về buồng khám nơi chỉ định. 1.1.4. Quy trình khám bệnh tại khoa Khám Bệnh cơ sở Tân Triều Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống và điều trị ung thư. Chức năng của bệnh viện căn cứ theo Quyết định số 2406/QĐ-BYT ngày 09/06/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bệnh viện K: - Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng chuyên khoa ung bướu và các bệnh trong khả năng của bệnh viện cho người bệnh trong nước, nước ngoài. - Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ y tế, làm công tác chỉ đạo tuyến, tham 6 gia phòng chống dịch bệnh theo nhiệm vụ được Bộ Y tế phân công. - Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ người bệnh và phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực y tế. Khoa Khám bệnh cơ sở Tân Triều có chức năng, nhiệm vụ, tổ chức khám chữa bệnh ngoại trú, bệnh nhân tái khám, bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân khám dịch vụ, bệnh nhân khám bảo hiểm y tế, bệnh nhân các nơi chuyển đến. Tại nơi đón tiếp và tất cả các buồng khám từ ngày 1 tháng 5 năm 2017 người bệnh được tiếp nhận sớm từ 6h00 giờ hàng ngày, tạo không gian thoải mái tại nơi tiếp đón người bệnh nhất là trong những giờ cao điểm. Mặc dù mới được thành lập nhưng với sự nỗ lực cố gắng quyết tâm của đội ngũ y bác sỹ, nhân viên khoa Khám bệnh cở sở Tân Triều đã triển khai tốt quy trình khám chữa bệnh một chiều, một cửa theo hệ thống phần mềm và đã cơ bản giảm thời gian chờ đợi của người bệnh đến khám và nâng cao chất lượng khám bệnh. Phối hợp hội chẩn với các chuyên khoa sâu giúp người bệnh được điều trị đúng bệnh khi đến thăm khám; Phối hợp với các Khoa cận lâm sàng tiến hành làm xét nghiệm đảm bảo nhanh, gọn, hiệu quả và chính xác. Bên cạnh đó quy trình lấy bệnh phẩm xét nghiệm đã và đang từng bước được đổi mới và cải tiến nhằm phục vụ nhu cầu bệnh nhân đến khám bệnh. Hướng dẫn quy trình khám bệnh của BYT ban hành ngày 22/4/2013 nêu rõ mục đích là hướng dẫn các BV thực hiện các giải pháp cải tiến quy trình và thủ tục trong KCB, rút ngắn thời gian chờ, tránh phiền hà và tăng sự hài lòng NB đặc biệt đối với NB có thẻ BHYT. Theo hướng dẫn quy trình khám có 4 bước, tuy nhiên đây là quy trình tối thiểu, thực tế mỗi BV áp dụng tùy theo điều kiện cụ thể và có những cải tiến cho phù hợp.Tại nhiều BV trong cả nước hiện tại vẫn áp dụng quy trình khám bệnh với 5 bước (thêm bước thu phí trước khi thực hiện các kỹ thuật CLS). Tại Khoa khám bệnh cơ sở Tân Triều, Bệnh viện K áp dụng quy trình với 5 bước: Trách nhiệm Các bước thực hiện Tài liệu tham chiếu, biểu mẫu 7 ĐD đón tiếp; Đón tiếp NB Cán bộ thu viện phí 5.2.1 BS khám bệnh; ĐD phụ BS khám -Khám lâm sàng 5.2.2 -Chỉ định DVKT BS khám bệnh; Thực hiện DVKT KTV; 5.2.3 Khoa CLS; ĐD đón tiếp; -Đón tiếp NB đủ kết quả XN BS khám bệnh; -Chẩn đoán Đ D phụ BS khám; CB thu viện phí; DSLS, Trưởng/ phó -Ra y lệnh điều trị -Kết thúc khám bệnh khoa Nội điều trị vú; -Cấp thuốc BHYT Dược sỹ phát BHYT -Duyệt thuốc 5.2.4 -Lĩnh thuốc BS khám bệnh; ĐD phụ BS khám Khám chuyên khoa tiếp theo/ Nhập viện/ Chuyển tuyến/ Chuyển cơ sở khác trong BV K Sơ đồ 1.1: Quy trình khám bệnh tại Khoa khám bệnh cơ sở Tân Triều. 5.2.5 8 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Quy trình lấy mẫu máu và trả kết quả xét nghiệm tại khoa Khám Bệnh cơ sở Tân Triều Đơn vị lấy và trả kết quả XN tại KKB có 10 nhân viên gồm 6 điều dưỡng và 2 kỹ thuật viên vừa làm công tác lấy máu, dán mã code ống XN và trả kết quả, 02 hộ lý vận chuyển BP.Các điều dưỡng và kỹ thuật viên trong khoa luân phiên lấy máu xét nghiệm. Ngoài ra, còn có nhân viên hướng dẫn của phòng công tác xã hội hướng dẫn người bệnh. Với nhiệm vụ thực hiện quy trình trước XN là các bước từ khi nhận được yêu cầu XN và kết thúc khi bắt đầu thực hiện quy trình XN, bao gồm bước chuẩn bị NB, chỉ định XN, thu thập mẫu hoặc lấy mẫu XN ban đầu, lưu trữ bảo quản và vận chuyển mẫu BP đến phòng XN . Khoa Khám bệnh cơ sở Tân Triều được chia ra làm 2 khu lấy BP: Khu lấy máu A: phục vụ cho 09 phòng khám với 5 bàn lấy mẫu BP và một bàn dán code ống XN. Khu lấy máu B: phục vụ cho 08 phòng khám với 5 bàn lấy mẫu BP và một bàn dán code ống XN. Toàn bộ mẫu BP sau khi lấy được vận chuyển vào các phòng XN của khoa Huyết học vi sinh và khoa Sinh hóa ở Tầng 3 nhà A để làm. Trách nhiệm Các bước thực hiện Mô tả / Tài liệu liên quan -Bác sỹ khám LS và in chỉ định các Bác sỹ Khám và in chi định xét nghiệm XN CLS cần thiết. -NB trực tiếp đi làm XN CLS -Kiểm tra, đối chiếu đúng tên, tuổi NB với phiếu chỉ định XN. -Nhập mã chỉ định vào máy dán mã code ống XN và phiếu chỉ định Điều dưỡng tiếp nhận và dán code -Đóng dấu giờ trả KQ XN vào sổ Nhập mã và dán mã code khám bệnh -NB nhận ống XN đã được dán mã code và đứng xếp hàng chờ theo thứ tự để được lấy mẫu máu -Đối với trường hợp ưu tiên được nhân viên hướng dẫn sắp xếp vào bàn ưu tiên 9 - Kiểm tra, đối chiếu lại tên, tuổi, có khớp với ống nghiệm, và trên phiếu Điều dưỡng và kỹ thuật Tiến hành lấy viên lấy mẫu mẫu bệnh phẩm bệnh phẩm chỉ định không. - ĐD và KTV lấy BP thực hiện theo QT kỹ thuật lấy máu của điều dưỡng (55 QTKT của Điều dưỡng). - Dặn dò NB Vận chuyển bệnh phẩm đi: - Sắp xếp các mẫu BP và các chỉ định đã được lấy theo đúng tiêu chuẩn từ các bàn lấy BP. Hộ lý vận chuyển bệnh - Kiểm tra, phân loại các mẫu BP. Vận chuyển BP - Đưa BP chính xác đến tận nơi các phòng XN. phẩm - Bàn giao BP với các phòng theo đúng quy định. - Thời gian vận chuyển mẫu từ 7h đến 15h30 -Nhận kết quả từ các phòng xét ĐD nhận và trả kết quả nghiệm. Phân loại kết quả Nhận và trả kết quả XN -Đọc loa trả kết quả cho từng NB -Thời gian trả KQ : 8h45; 9h45 ; 10h45; 11h15 ;14h15; 15h30 ; 16h30 Sơ đồ 1.2.Quy trình lấy mẫu máu và trả kết quả xét nghiệm tại Khoa khám bệnh cơ sở Tân Triều *Quy trình tiến hành lấy máu tĩnh mạch của Bệnh viện K ( Mã hiệu :STDVKH ISO 15189: 2012 ban hành ngày 01/06/2019) : -Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ cần thiết: lựa chọn kim lấy máu kích cỡ thích hợp cho người lớn/ trẻ em và thể tích máu cần lấy, các loại tuýp chứa máu thích hợp cho các xét nghiệm được chỉ định. Người lớn thường dùng kim kích cỡ 20, nếu cần lượng máu lớn (30-50ml) thì sử dụng kim cỡ 18.Trẻ em thường dùng kim kích cỡ 21-23. -Bước 2: Xác định NB: tên, ngày, tháng, năm sinh, mã bệnh nhân xem đã đúng 10 là NB cần lấy máu hay không. In và dán mã code vào giấy chỉ định và ống XN.Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình lấy máu cho NB.Nếu thích hợp, có thể kiểm tra NB có trong tình trạng nhịn ăn hay không. -Bước 3: Rửa tay, đeo găng. Luôn dùng đôi găng sạch cho mỗi NB và mỗi quy trình mới. -Bước 4:Chuẩn bị NB: NB có thể ngồi hoặc nằm ngửa. Trấn an NB, luôn để tay người lấy mẫu và tay NB ở vị trí thoải mái. -Bước 5: Chọn vị trí lấy máu: Người lớn thường là tĩnh mạch vùng trước khuỷu tay (tĩnh mạch nền hoặc tĩnh mạch trụ giữa). Trẻ em do chưa hợp tác trong quá trình lấy mẫu máu nên thường lựa chọn tĩnh mạch ở mu tay hoặc mặt trước cẳng tay.Trường hợp khó có thể lựa chọn các tĩnh mạch ở chân.Dùng đầu ngón trỏ để nắn tĩnh mạch, ước lượng kích thước và độ sâu của tĩnh mạch. -Bước 6: Sát trùng vị trí lấy máu bằng bông cồn ethanol (700C) theo vòng tròn từ trong ra ngoài, để ra khô tự nhiên. Không sờ vào vị trí lấy máu sau khi sát trùng.Garo phía trên vị trí lấy máu 5 – 10 cm. Lưu ý không nên garo lâu quá 1 phút trước khi lấy máu. -Bước 7: Dùng ngón trỏ đẩy tĩnh mạch căng lên nhưng không quá chặt, việc này giúp tĩnh mạch không di chuyển hay lăn.Cầm kim và quan sát, mặt nghiêng của kim phải hướng lên.Luồn kim vào tư thế góc 15 đến 30 độ bằng động tác nhanh, nhẹ nhàng. Khi thấy máu chảy ra, phải tháo bỏ ngay ga rô. -Bước 8: Khi bơm máu vào ống nên bơm máu từ từ dọc theo thành ống nghiệm, nếu ống nghiệm có chất chống đông thì sau khi bơm xong phải trộn đều bằng cách lắc nhẹ nhàng ống. Tuân thủ thứ tự các ống chứa máu như sau: 1. Ống không có chất bảo quản (ống trắng): lắc 3-4 lần 2. Ống chứa gel để lấy huyết thanh (ống nắp đỏ): lắc 5 lần 3. Ống chống đông bằng heparin (ống nắp đen): lắc 8-10 lần 4. Ống chống đông bằng EDTA (ống nắp xanh dương hoặc ống tím): lắc 8-10 lần 5. Ống chống đông bằng oxalate – fluorid để định lượng glucose (ống nắp xám): lắc 8-10 lần 11 -Bước 9: Rút kim sau khi lấy xong máu, bỏ kim vào thùng đựng rác thải sắc nhọn. Dán băng lại chỗ lấy máu. 1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới và tại Việt Nam. 1.2.2.1.Các nghiên cứu trên thế giới Cho đến nay tại các nước trên thế giới, hoạt động đánh giá chất lượng chăm sóc được tiến hành thường xuyên. Các hoạt động đánh giá chất lượng và kết quả của hoạt động chăm sóc một cách có hệ thống nhằm phát triển tiêu chuẩn cao hơn về hoạt động của điều dưỡng và nâng cao chất lượng giáo dục chuyên môn của điều dưỡng để mọi NB có thể được hưởng sự chăm sóc tốt hơn. Một nghiên cứu quan sát được tiến hành ở 12 nước do Liên đoàn Châu Âu Hóa học lâm sàng và Phòng thí nghiệm Y học thực nghiệm cho giai đoạn EFLM WG – PRE để đánh giá mức độ tuân thủ các quy trình lấy máu theo hướng dẫn CLSI H3 – A6. Kết quả đã cho thấy tại mười hai nước Châu Âu trung bình được kiểm soát 33 lượt, tổng cộng có 336 cuộc kiểm soát. Tỷ lệ thực hiện sai quy trình lấy máu tĩnh mạch là 26,9% . Nghiên cứu của Chieko Fujii về Kỹ năng lấy máu tĩnh mạch của ĐDV tại Khoa điều dưỡng và chăm sóc y tế tại Đại học Keio, Fujisawa với mục đích đánh giá kỹ thuật lấy máu tĩnh mạch của ĐDV và mức độ ảnh hưởng của thời gian trong những lần lấy máu khác nhau. Với phương pháp chụp ảnh và quay phim lại việc lấy máu tĩnh mạch của các 4 ĐDV trên 30 đối tượng, kết quả cho thấy kỹ năng LMTM của các ĐDV thay đổi. Vị trí mũi thứ nhất so với vị trí mũi thứ hai có sự khác biệt giữa các điều dưỡng (p= 0,008 và 0,002) và cũng có sự khác biệt ở mũi thứ 3 (p=0,001). Mức độ thực hành không đúng quy định là khác nhau ở các khoa với p = 0,001. Khoa cấp cứu và khoa điều trị ngoại trú có tỷ lệ không tuân thủ quy định LMTM nhiều nhất. Trong khi đó ĐDV là nhóm không tuân thủ nhiều nhất chiếm 50%, tiếp theo là nhóm xét nhiệm viên chiếm 32% . Một nghiên cứu cắt ngang tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ hướng dẫn thực hành LMTM thực hiện trên 305 sinh viên điều dưỡng chung ở một trường đại học tại Thụy Điển cho kết quả 82% sinh viên đã tuân thủ các bước trong 11 quy trình nhận diện bệnh nhân và 80% tuân thủ các nguyên tắc quản lý theo yêu cầu trong quy trình LMTM. Các yếu tố liên quan là kinh nghiệm chăm sóc sức khoẻ trước đây, bậc học, và niềm tin về khả năng học tập và thực hành dựa trên bằng chứng . 12 Một nghiên cứu khác cũng trên đối tượng sinh viên điều dưỡng nhưng tại học kỳ thứ 5 và thứ 6, 81% sinh viên đã tuân thủ các bước trong quy trình nhận diện bệnh nhân. 1.2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam Tại Việt Nam, các nghiên cứu về quy trình LMTM chủ yếu được đánh giá lồng với các hoạt động trong quy trình xét nghiệm. Trong nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động xét nghiệm tại bệnh viện đa khoa huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2008, cấu phần thực hiện quy trình lấy máu tĩnh mạch, tác giả Nguyễn Thảo Minh dùng bảng kiểm quan sát 9 y tá, điều dưỡng viên và 2 kỹ thuật viên lấy máu tĩnh mạch trên 120 bệnh nhân tại 3 khoa lâm sàng và tại phòng xét nghiệm đã chỉ ra: 70,83% số lần quan sát các y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên không rửa tay trước khi lấy máu cho bệnh nhân. Sự chuẩn bị dụng cụ chưa đầy đủ (tỷ lệ không chuẩn bị dụng cụ cao nhất là băng dính, kéo lài 83,34%). Với việc thực hiện đúng các thao tác trong kỹ thuật lấy máu, chỉ có bước kiểm tra, đối chiếu với y lệnh được các y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên thực hiện 100%, còn lại các bước khác vẫn có những đối tượng quên không thực hiện, nhất là bước tháo kim khỏi bơm tiêm (100%) và bước hướng dẫn bệnh nhân bỏ bông cầm máu vào thùng rác (98,34%). Nghiên cứu mô tả thực trạng hoạt động xét nghiệm tại bệnh viện Châm cứu Trung ương năm 2011, cấu phần thực hiện quy trình lấy máu tĩnh mạch sử dụng bảng kiểm quan sát điều dưỡng, kỹ thuật viên lấy máu trên 140 NB tại 4 khoa lâm sàng và khoa xét nghiệm, số lần lấy máu tĩnh mạch không tuân thủ đúng quy trình chiếm 90,71%, số lần tuân thủ đầy đủ quy trình chiếm 9,29%. Kết quả quan sát sự chuẩn bị của điều dưỡng, kỹ thuật viên trước khi lấy máu cho thấy: 41,42% điều dưỡng, kỹ thuật viên mặc đúng trang phục quy định; 44,28% rửa tay thường quy trước khi lấy máu. Dụng cụ lấy máu các điều dưỡng, kỹ thuật viên đều có chuẩn bị nhưng chưa đầy đủ, nhất là túi đựng rác y tế (tỷ lệ không chuẩn bị chiếm 38,57%). Trong quy trình lấy máu, cũng tương tự kết quả nghiên cứu tại 12 bệnh viện Sản – Nhi Bắc Giang, tỷ lệ điều dưỡng, kỹ thuật viên không giới thiệu tên, chức danh cao nhất (chiếm 90,7%) và nới lỏng dây garo khi hút máu vào bơm tiêm (76,43%). Bước sát khuẩn vị trí lấy máu bằng bông cồn có 75,71% thực hiện chưa đúng kỹ thuật. Nghiên cứu khác đánh giá việc tuân thủ quy trình xét nghiệm và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang năm 2014, tác giả Dương Hồng Thắng sử dụng bảng kiểm quan sát điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh lấy máu trên 98 NB
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan