Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của hộ sinh cho sản phụ sau sinh tại bệnh...

Tài liệu thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của hộ sinh cho sản phụ sau sinh tại bệnh viện bắc thăng long năm 2022

.PDF
48
1
71

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THỊ DIÊN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA HỘ SINH CHO SẢN PHỤ SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH - 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÙI THỊ DIÊN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC SỨC KHỎE CỦA HỘ SINH CHO SẢN PHỤ SAU SINH TẠI BỆNH VIỆN BẮC THĂNG LONG NĂM 2022 Chuyên ngành: Điều dưỡng Sản phụ khoa BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Bùi Thị Khánh Thuận NAM ĐỊNH - 2022 i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi còn được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và thực hiện chuyên đề. Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Thầy Trần Quang Tuấn, bộ môn Điều dưỡng Sản phụ khoa, các thầy cô giảng dạy của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn: Ths.Bùi Thị Khánh Thuận, đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học, thực hiện và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới Ban giám đốc Bệnh viện Bắc Thăng Long, Tập thể y bác sỹ, hộ sinh cán bộ khoa Sản đã cho tôi cơ hội được đi học chuyên sâu về lĩnh vực điều dưỡng, tạo mọi điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, công tác và hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến những người thân yêu trong gia đình, các đồng nghiệp, bạn bè gần xa, đặc biệt là các anh chị em cùng khóa đã động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần và vật chất để tôi hoàn thành chuyên đề này. Nam Định, ngày … tháng …. năm 2022 Học viên Bùi Thị Diên ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp “Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của hộ sinh cho sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2022” là kết quả của quá trình tự thực hiện và báo cáo của bản thân dưới sự hướng dẫn của Giảng viên ThS. Bùi Thị Khánh Thuận không sao chép bất kỳ chuyên đề tốt nghiệp nào trước đó. Chuyên đề tốt nghiệp có tham khảo các tài liệu, giáo trình, thông tin theo danh mục tài liệu tham khảo của làm luận văn tốt nghiệp. Nam Định, ngày … tháng …. năm 2022 Học viên Bùi Thị Diên iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. ii MỤC LỤC ............................................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... v DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH ....................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................... 3 1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ …3 1.1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan đến GDSK ........................................... 3 1.2. Những thay đổi của sản phụ sau sinh ......................................................... 5 1.3. Nội dung tư vấn GDSK cho sản phụ sau sinh .............................................. 6 1.3.1. Theo dõi sự thu hồi tử cung ......................................................................... 6 1.3.2. Theo dõi sản dịch ........................................................................................ 7 1.3.3. Vết khâu tầng sinh môn ............................................................................... 8 1.3.4. Sự tiết sữa .................................................................................................... 8 1.3.5. Chế độ dinh dưỡng: ................................................................................... 10 1.3.6. Chế độ nghỉ ngơi: ...................................................................................... 11 1.3.7. Tình dục sau đẻ:......................................................................................... 11 1.3.8. Chế độ vệ sinh: .......................................................................................... 12 1.3.9. Theo dõi, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau đẻ .......................... 12 1.3.10. Những BPTT thích hợp cho phụ nữ sau đẻ .............................................. 13 1.3.11. Vận động sau đẻ: ..................................................................................... 13 1.3.12. Chế độ dùng thuốc sau đẻ: ....................................................................... 14 1.3.13. Hướng dẫn tự theo dõi bất thường sau đẻ giai đoạn tại nhà: ................. 14 2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 14 2.1. Tình hình GDSK trên Thế giới ................................................................ 14 2.2. Tình hình GDSK tại Việt Nam ................................................................ 15 2.2.1. Các quy định về truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh .............. 15 1.2.2.Tình hình TT - GDSK sinh sản đang được triển khai ở Việt Nam ............. 16 CHƯƠNG 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT .......................................... 19 iv 2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ................................................................. 19 2.1.1. Giới thiệu về Bệnh viện Bệnh viện Bắc Thăng Long ................................. 19 2.1.2. Giới thiệu về Khoa Sản Bệnh viện Bắc Thăng Long .................................. 19 2.2. Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho sản phụ sau sinh của hộ sinh tại bệnh viện...................................................................................................... 21 2.2.1. Thông tin chung về người bệnh tham gia khảo sát ..................................... 21 2.2.2. Thực trạng công tác GDSK cho sản phụ sau sinh.................................... 22 CHƯƠNG 3: BÀN LUẬN ................................................................................. 29 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ................................................... 29 3.2. Tình hình công tác giáo dục sức khoẻ của hộ sinh cho sản phụ sau sinh tại Bệnh viện Bắc Thăng long ..................................................................................... 30 3.3. Những ưu điểm và những tồn tại.............................................................. 32 3.3.1. Về ưu điểm ................................................................................................ 33 3.3.2 Những điểm tồn tại ..................................................................................... 33 2.3.3. Đề xuất giải pháp khắc phục ...................................................................... 34 KẾT LUẬN......................................................................................................... 34 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ....................................................................................... 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BV Bệnh viện ĐDV Điều dưỡng viên GDSK Giáo dục sức khỏe TT GDSK Truyền thông giáo dục sức khoẻ WHO Tổ chức y tế thế giới TC Tử cung SD Sản dịch TSM Tầng sinh môn KHHGĐ Kế hoạch hoá gia đình vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH Hình 1.1 Xoa tử cung giúp tăng co tử cung 7 Hình 1.2 Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ 10 Hình 1.3 Tháp cân đối dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia – Bộ Y 11 tế) Hình 1.4 Phòng siêu âm tại khoa 20 Hình 1.5 Đỡ đẻ da kề da và cho trẻ thực hiện bữa bú đầu tiên ngay sau 26 sinh Hình 1.6 Hướng dẫn tư vấn sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ 26 Hình 1.7 Hộ sinh chăm sóc nhu cầu cơ bản cho sản phụ 27 Hình 1.8 Lấy máu gót chân sàng lọc cho trẻ sơ sinh 27 Hình 1.9 Massage sơ sinh 28 Hình 1.10 Chiếu plasma rốn sơ sinh 28 Bảng 2.1 Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh 22 Bảng 2.2 Tình hình theo dõi toàn trạng dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu 23 sản Bảng 2.3 Tình hình theo dõi các dấu hiệu sau đẻ 23 Bảng 2.4 Thời gian trẻ được da kề da với mẹ ngay sau sinh 23 Bảng 2.5 Hướng dẫn và chăm sóc vết khâu tầng sinh môn 24 Bảng 2.6 Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi sau sinh 24 Bảng 2.7 Tư vấn chế độ ăn uống sau sinh 24 Bảng 2.8 Hướng dẫn, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ 25 Bảng 2.9 Hướng dẫn cách chăm sóc và theo dõi trẻ sơ sinh 25 Bảng2.10 Tư vấn kế hoạch hóa gia đình 25 Bảng2.11 Quan tâm, động viên tinh thần sau sinh 26 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới cũng như tất cả các thành viên khác là : Sức khỏe cho mọi người ( Health for People). Theo WHO, sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật. Có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người bao gồm : xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường và sinh học. Giáo dục sức khỏe được dùng những phương pháp và kỹ thuật học thích hợp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người thông qua một loạt quá trình được sử dụng để thay đổi những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. Năm 2011, Bộ Y tế ban hành “ Hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”. Trong đó, việc tư vấn hướng dẫn giáo dục sức khoẻ là nhiệm vụ đầu tiên trong 12 nhiệm vụ chăm sóc người bệnh. Thông tư nêu rõ bệnh viện cần có qui định rõ ràng và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khoẻ phù hợp; Người bệnh nằm viện phải được Điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khoẻ, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện [3]. Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ y tế cũng có các tiểu mục đánh giá việc hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh[16]. Chính vì vậy truyền thông giáo dục sức khỏe là nhiệm vụ số 1 trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu mà Đảng, Nhà nước và ngành Y tế luôn coi trọng và khẳng định công tác TT-GDSK là một phần không thể thiếu được trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động TT-GDSK là rất cần thiết và là cách tiếp cận có hiệu quả cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng. TT-GDSK là hoạt động mang tính xã hội và áp dụng các phương pháp hợp lý để thông tin và gây tác động đến quyết định của mỗi cá nhân và cộng đồng nhắm nâng cao sức khỏe, bao gồm quá trình giúp đỡ, động viên để mọi người hiểu được vấn đề sức khỏe của họ và từ đó lựa chọn được cách giải quyết vấn đề thích hợp. TT-GDSK là một quá trình thường xuyên, liên tục và lâu dài và nó tác động đến ba lĩnh vực của đối tượng được TTGDSK: Kiến thức của đối tượng về vấn đề sức khỏe, thái độ của đối tượng đối với vấn đề sức khỏe và thực hành hay hành vi ứng xử của đối tượng để giải quyết vấn đề sức 2 khỏe, bệnh tật. Sản phụ sau sinh thì thời kỳ hậu sản có thời gian là 06 tuần [14], [15]. Tuy thời gian của thời kỳ này ngắn nhưng nếu sản phụ và em bé không được chăm sóc cẩn thận có thể gặp rất nhiều các biến chứng, đặc biệt là những tai biến sản khoa có thể gây tử vong cho mẹ và sơ sinh như: chảy máu sau đẻ, nhiễm khuẩn hậu sản, tiền sản giật và sản giật, vỡ tử cung và uốn ván rốn. Trên thực tế, có nhiều sản phụ đều thiếu kiến thức về chăm sóc sinh sản, nhất là trong thời gian ngay sau đẻ và đặc biệt với những sản phụ đẻ lần đầu. Thiếu kiến thức về chăm sóc hậu sản cũng như chăm sóc trẻ sau đẻ có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe sau sinh và cụ thể hơn là công tác giáo dục sức khoẻ cho sản phụ là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm hạn chế các tai biến, giảm tỷ lệ tử vong sau đẻ. Thực hiện tốt công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe sẽ giúp nâng cao được nhận thức và giảm được tình trạng bệnh tật cho sản phụ và cho trẻ. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện chuyên đề “Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của hộ sinh cho sản phụ sau sinh tại khoa Sản tại Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2022” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng công tác giáo dục sức khỏe của hộ sinh cho sản phụ sau sinh tại khoa Sản tại Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2022. 2. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục sức khỏe của hộ sinh cho sản phụ sau sinh tại khoa sản tại bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2022. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan đến GDSK Giáo dục sức khỏe (GDSK) cũng giống như giáo dục chung, đó là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người. Phát triển những thực hành lành mạnh theo ý muốn, mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người. GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe. Định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo dục sức khỏe là: Kiến thức của con người về sức khỏe Thái độ của con người về sức khỏe Thực hành của con người về sức khỏe Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) nêu rõ: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mục tiêu của Tổ chức Y tế thế giới cũng như tất cả các thành viên khác là: Sức khỏe cho mọi người (Health for People), mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi tất cả mọi thành viên trong cộng đồng cùng tham gia tích cực vào việc thực hành các hành vi sức khỏe lành mạnh và cải thiện môi trường sức khỏe tốt cho cộng đồng.Với định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật. Từ định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người bao gồm: xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường và sinh học. Giáo dục sức khỏe được dùng những phương pháp và kỹ thuật học thích hợp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người thông qua một loạt quá trình được sử dụng để thay đổi những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe với đối tượng được giáo dục sức khỏe. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nổ lực của người học (đối tượng được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn 4 cảnh thuận lợi của người dạy. Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học viên của mình mà còn học từ học viên của mình. Thu nhận thông tin phản hồi là vấn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết sức coi trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thông tin thiếu sót làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng. GDSK không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác , đầy đủ về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe con người như: nguồn lực hiện có, môi trường sống, ảnh hưởng môi trường lao động việc làm, yếu tố hổ trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe...Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn các hành động bảo vệ, tăng cường sức khỏe phù hợp. Cũng từ định nghĩa trên cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình nên cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không phải là một công việc có thể làm một lần là xong. Vì vậy, để thực hiện công tác giáo dục sức khỏe chúng ta phải có sự đầu tư tài lực, vật lực, nhân lực thích đáng, hết sức kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao. Mọi người đều công nhận rằng những vấn đề sức khỏe có nhiều nguyên nhân đa dạng và chúng tương tác lẫn nhau. Những nguyên nhân này có thể là những hành vi sức khỏe cá nhân, những điều kiện môi trường, những chính sách y tế không phù hợp , giảm các chương trình y tế hoặc các dịch vụ y tế . Mục tiêu giáo dục sức khỏe, Giáo dục sức khỏe góp phần thực hiện một trong những quyền của con người là quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Mục tiêu cơ bản của giáo dục sức khỏe là giúp cho mọi người: - Xác định những vấn đề và nhu cầu sức khỏe của họ. - Hiểu rõ những điều gì họ có thể làm được để giải quyết những vấn đề sức khỏe, bảo vệ và tăng cường sức khỏe bằng những khả năng của chính họ cũng như sự giúp đỡ từ bên ngoài - Quyết định những hành động thích hợp nhất để tăng cường cuộc sống khỏe mạnh. Vị trí và tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe Vị trí và mối liên quan của giáo dục sức khỏe trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. 5 Trong những năm gần đây, vai trò của GDSK ngày càng có vị trí quan trọng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đáp ứng những nhu cầu sức khỏe thiết yếu của đại đa số nhân dân với giá thành thấp nhất có thể chấp nhận được. Thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu là trách nhiệm của các cán bộ y tế, của các cơ sở y tế và cũng là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và cộng đồng. Trong nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, truyền thông và giáo dục sức khỏe có vị trí hết sức quan trọng. Trong chăm sóc sức khỏe ban đầu , Giáo dục sức khỏe giữ vị trí quan trọng bậc nhất, bởi vì nó tạo điều kiện để chuẩn bị , thực hiện và củng cố kết quả các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu khác. Tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe: - Là một bộ phận công tác y tế quan trọng nhằm làm thay đổi hành vi sức khỏe. - Góp phần tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho con người. - Nếu giáo dục sức khỏe đạt kết quả tốt nó sẽ giúp làm tỷ lệ mắc bệnh , tỷ lệ tàn phế và tỷ vong nhất là ở các nước đang phát triển . - Tăng cường hiệu quả các dịch vụ Y tế. Truyền thông GDSK Truyền thông giáo dục sức khoẻ là nội dung đầu tiên trong tám nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu mà Hội nghị Alma - Am đã đề ra năm 1978 và cũng là nội dung đầu tiên trong 10 nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Việt Nam, đó là: Giáo đục sức khoẻ nhằm giúp cho mọi người có kiến thức tối thiểu và cơ bản nhất để họ có thể tự phòng bệnh cho mình, cho gia đình, người thân và cho xã hội; để họ có thể xử trí đúng khi bị ốm đau, bệnh tật và để họ thay đổi những cách nghĩ và nếp sống có hại cho sức khoẻ. Với vai trò quan trọng như thế, trong các hoạt động chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhất là tại tuyến y tế cơ sở, công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ được xếp vào Chuẩn 1, Chuẩn quốc gia về y tế theo Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Y tế cơ sở có điều kiện gần dân, sát dân, là tuyến đầu trong phòng chống dịch bệnh nên việc củng cố các hoạt động thuyền thông GDSK tại tuyến y tế cơ sở có ý nghĩa lớn trong công tác chăm sóc và BVSK nhân dân. 1.2. Những thay đổi của sản phụ sau sinh Trong thời kỳ người phụ nữ có thai, các cơ quan sinh dục và vú có những thay đổi để đáp ứng nhu cầu mang thai. Sau khi đẻ, ngoại trừ vú vẫn phát triển để tiếp tục tiết sữa, các cơ quan sinh dục khác dần dần trở lại bình thường về giải phẫu và sinh lý 6 như trước khi có thai. Thời kỳ đó gọi là thời kỳ sau đẻ, dài 6 tuần [15], [17]. Trong khoảng thời gian này, có những vấn đề cần theo dõi là sự co hổi tử cung, tiết sản dịch, sự tiết sữa, những thay đổi tổng quát khác và phát hiện nhiễm trùng hậu sản. Ngay sau khi sinh người sản phụ sẽ có những vấn đề lớn sau sinh như các triệu chứng bình thường của sản phụ ngay sau sinh (sản dịch, vết khâu/vết cắt, sữa và việc nuôi con) đặc biệt trong những ngày đầu. Theo nhiều nghiên cứu thì tỷ lệ bà mẹ hiểu biết về thai nghén, hậu sản và nuôi con là khá thấp [11]. Do đó hầu hết các bà mẹ gặp vấn đề về việc thay đổi lớn này. Sau khi sinh người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể: đau đớn phải trải qua do quá trình sinh con, thậm chí phải mổ đẻ, đau có thể kéo dài một vài tuần sau sinh. Những vấn đề về tâm lý như khi con ra đời, người mẹ thường cảm thấy mình trở nên xấu xí và không còn sự hấp dẫn nữa. Họ thường phải thay đổi về cách sống để chăm sọc con, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ, thường quá lo lắng về trách nhiệm làm mẹ của mình, mong muốn là người mẹ hoàn hảo. Có một tỷ lệ khoảng 70-80% các bà mẹ có những cảm giác buồn thoáng qua, còn gọi là “baby blues” - buồn sau sinh, là một trạng thái biến đổi cảm xúc nhẹ, xuất hiện trong vòng mấy ngày đầu sau khi sinh con [8]. Những biểu hiện chính của buồn sau sinh gồm: giảm khí sắc, dao động cảm xúc, buồn rầu, ủ rũ, lo âu, dễ cáu gắt, rối loạn giấc ngủ. Các rối loạn này kéo dài khoảng 5-10 ngày rồi tự mất đi hoàn toàn. Đây là do thay đổi hormon sau sinh. Nhưng nếu những biểu hiện này kéo dài hơn hai tuần, bạn đã mắc trầm cảm. Ngay sau khi sinh, sự sụt giảm nhanh chóng nồng độ estrogen và progesterone, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid cũng giảm, dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm. Suy giảm nồng độ hormon cùng với sự thay đổi về huyết áp, chức năng của hệ miễn dịch và những biến đổi về chuyển hóa mà bà mẹ sau sinh phải trải qua là một phần trong căn nguyên gây trầm cảm. Do đó sản phụ cần được tư vấn giải thích những vấn đề liên quan đến chăm sóc sau sinh, cách nuôi con bằng sữa mẹ, cũng như giải thích các vấn đề mà sản phụ còn lo lắng. 1.3. Nội dung tư vấn GDSK cho sản phụ sau sinh 1.3.1. Theo dõi sự thu hồi tử cung Có thể theo dõi sự co hồi TC hàng ngày bằng cách đo chiều cao TC, tính từ khớp 7 mu tới đáy TC. Sau khi đẻ TC cao khoảng 13 - 15cm, ở dưới rốn 2 khoát ngón tay. Mỗi ngày chiều cao TC thu lại 1 cm và đến ngày thứ 12- 13 thì không nắn thấy TC trên khớp mu nữa. Vì trong TC có nhiều máu cục và sản dịch nên thỉnh thoảng TC có cơn co bóp mạnh để tống máu cục và sản dịch ra ngoài, những cơn co bóp mạnh này làm thai phụ thấy đau, nên gọi là cơn đau TC. Hiện tượng co bóp TC thường xảy ra trong những ngày đầu sau đẻ, mức độ đau ít nhiều tùy theo cảm giác của từng người, nhưng thường đẻ càng nhiều lần càng đau, vì TC càng cần phải co bóp mạnh hơn những lần đẻ trước để đẩy máu cục và sản dịch ra. Thực hiện xoa TC bằng cách xoa nhẹ nhàng, liên tục với một bàn tay vào phần bụng dưới của người phụ nữ để kích thích TC co lại tốt hơn [6]. Có thể thực hiện xoa TC từ trước khi rau sổ để giúp rau sổ nhanh hơn và TC co tốt hơn. [10], [11]. [15], [18]. Hình 1.1. Xoa tử cung giúp tăng co tử cung 1.3.2. Theo dõi sản dịch Là dịch từ TC và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu của thời kỳ hậu sản. Cấu tạo: sản dịch được cấu tạo bởi máu cục và máu loãng chảy từ niêm mạc TC, nhất là từ vùng rau bám, các mảnh ngoại sản mạc, các sản bào, các tế bào biểu mô ở cổ TC và âm đạo bị thoái hoá và bong ra. Tính chất: trong 3 ngày đầu, SD gồm toàn máu loãng và máu cục nhỏ nên có 8 màu đỏ sẫm. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8, SD loãng hơn, chỉ còn là một chất nhầy lẫn ít máu nên có màu lờ lờ máu cá. Từ ngày thứ 9 trở đi, SD không có máu, chỉ là một dịch trong. Mùi: SD có mùi tanh nồng, độ pH kiềm. Nếu bị nhiễm khuẩn, SD sẽ có mùi hôi, có thể có mủ. Khối lượng: khối lượng SD thay đổi tuỳ người. Vào ngày thứ nhất và ngày thứ hai ra nhiều, các ngày sau SD ít dần, sau 2 tuần SD sẽ hết hẳn. Ở người con so, người cho con bú, SD hết nhanh vì tử cung co hồi nhanh hơn. Trên lâm sàng, 3 tuần sau đẻ ở một số sản phụ có thể ra một ít máu qua đường âm đạo, đó là hiện tượng thấy kinh non do niêm mạc tử cung phục hồi sớm [10],[11],[15],[18]. 1.3.3. Vết khâu tầng sinh môn Nếu tầng sinh môn bị rách hay cắt khi sinh thì có thể khâu lại. Vết khâu tầng sinh môn cần được kiểm tra (xem có bị sưng nề, bầm tím, đỏ, đau nhiều, có tụ máu âm hộ, âm đạo, chân chỉ có mủ...) và sát khuẩn 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng, sản phụ nên tự rửa sau khi tiểu tiện, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài, vết khâu tầng sinh môn sẽ chậm liền và dễ nhiễm trùng, tập đi tiểu, ngồi dậy đi lại, tránh bị táo bón... Kháng sinh thường được bác sỹ cho sử dụng trong 5 ngày. Nếu vết khâu tầng sinh môn tốt và lớp da khâu bằng chỉ không tiêu thì thường sẽ được cắt chỉ vào ngày thứ 5 sau sinh. [15],[18]. Những sản phụ sinh mổ hay sinh thường có cắt TSM thì phải giữ vệ sinh để tránh viêm nhiễm, đặc biệt phải thường xuyên vệ sinh, lau khô để tránh nhiễm trùng. Nếu xuất hiện hiện tượng sung tấy, rỉ máu phải đi thăm khám bác sỹ [15] 1.3.4. Sự tiết sữa - Cơ chế sinh lý bài tiết sữa Sữa mẹ là chất dinh dưỡng để người mẹ nuôi con sau khi sinh. Sữa mẹ được các tế bào tuyến vú tiết ra ngay từ khi người mẹ thụ thai dưới tác động của các nội tiết tố và được tích luỹ trong các xoang sữa. Sữa còn được bài tiết theo cơ chế phản xạ: Khi trẻ bú sẽ kích thích lên núm vú tạo ra các xung động thần kinh đi từ núm vú truyền lên não bộ của người mẹ kích thích vào tuyến yên. Những xung động thần kinh này kích thích tuyến yên sản xuất ra Prolactin và Oxytoxin. 9 Prolactin là nội tiết tố của thuỳ trước tuyến yên, được sản xuất vào ban đêm. Đến tuyến vú, Prolactin kích thích các tế bào của tuyến vú tiết ra sữa. Sữa tiết ra được chứa trong hệ thống các xoang và ống sữa. Trong khi đó, Oxytoxin cũng là một nội tiết tố tiết ra từ thuỳ sau tuyến yên có tác dụng làm co các cơ xung quanh tế bào bài tiết sữa để đẩy sữa từ các nang sữa vào ống dẫn sữa và tập chung ở các xoang sữa. Khi trẻ bú tạo ra áp lực âm ở trong khoang miệng, khi đó sữa từ các khoang chứa chẩy theo ống sữa ra núm vú và chẩy vào khoang miệng của trẻ. Hiện tượng trẻ bú sữa là một phản xạ tự nhiên mang tính bẩm sinh di truyền. Việc trẻ bú mẹ có vai trò hết sức quan trọng cho việc duy trì sự tiết sữa của người mẹ. Nếu người mẹ không cho con bú có thể mất sữa sau khi sinh trong một thời gian ngắn[1], [5], [9], [21]. - Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ: Các nghiên cứu về sữa mẹ đều khẳng định rằng sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo đối với trẻ nhỏ. Sữa mẹ vừa dễ hấp thu lại dễ tiêu hoá. Mặt khác sữa mẹ chứa nhiều các chất miễn dịch giúp trẻ bú mẹ có sức đề kháng với một số bệnh trong thời gian đầu đời nhất là trong vòng 6 tháng đầu. Tất cả các thành phần có trong sữa mẹ đều không gây dị ứng cho trẻ vì vậy bú mẹ là sự đảm bảo an toàn cho trẻ tránh được các tác nhân có thể gây dị ứng qua đường tiêu hoá. Dưới góc độ tâm lý, trẻ bú mẹ sẽ tạo được mối quan hệ gần gũi yêu thương của người mẹ với con, hình thành tình mẫu tử. Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng tình mẫu tử hình thành sớm có thể giúp người mẹ tránh được các rối loạn tâm lý sau sinh như trầm cảm, lo âu.... Trên phương diện kế hoạch hoá gia đình NCBSM còn là một BPTT hữu hiệu: Trong thời gian cho trẻ bú, cơ thể người mẹ sẩy ra hiện tượng ức chế sự rụng trứng như vậy giảm nguy cơ có thai ngoài ý muốn sớm[21]. - Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ: - Cho bú sớm sau sinh trong vòng 1 giờ sau đẻ để tận dụng nguồn sữa non [9]. - Cho con bú đúng tư thế. - Chế độ ăn uống và sử dụng thuốc khi cho con bú: Ăn đủ 4 thành phần như ô vuông thức ăn, hợp khẩu vị, luôn thay đổi để không bị chán, cần uống nhiều nước để 10 tiết sữa tốt. Khi sử dụng thuốc cần đúng chỉ định của thầy thuốc. - Cho trẻ bú theo yêu cầu. - Cai sữa khi trẻ 24 tháng trở lên, không được cai sữa khi trẻ đang ốm, khi trời rét quá hoặc nóng quá. Trong trường hợp cần cai sớm thì cũng chỉ nên cai sữa khi trẻ tối thiểu 12 tháng [9]. - Trong vòng 6 tháng đầu cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không cho trẻ ăn thêm thức ăn khác, không cần cho trẻ uống nước. - Vệ sinh núm vú trước và sau khi con bú. Hình 1.2. Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ - Sản phụ nên cho con bú sữa mẹ sớm ngay sau sinh nếu không có chống chỉ định của bác sỹ vì sữa mẹ kinh tế hơn, tiện dụng, dễ bảo quản, cho con bú sẽ thắt chặt tình cảm mẹ con, giúp tử cung co hồi tốt hơn trong thời kỳ hậu sản, có thể phòng thiếu máu, mẹ chậm có kinh lại 8 tháng sau sinh, có thể ngừa thai được 6 tháng đầu sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ... Trước và sau mỗi lần cho bú nên làm vệ sinh vú sạch sẽ bằng nước ấm [1], [5]. 1.3.5. Chế độ dinh dưỡng: Sau khi sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Sản phụ không cần phải kiêng khem bất cứ thứ gì, nhưng nên ăn thức ăn dễ tiêu, tránh ăn nhiều các gia vị như ớt, hạt tiêu…, không uống bia rượu vì sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa, hạn chế đồ lạnh, hải sản đông lạnh trong 6 tuần 11 đầu sau sinh. Để có đủ sữa, ngoài việc tích cực cho con bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày (nước lọc, nước đậu nành, nước hoa qủa…)[3]. Hình 1.3: Tháp cân đối dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia - Bô Y tế) 1.3.6. Chế độ nghỉ ngơi: Do bị tổn thất nhiều năng lượng nên việc nghỉ ngơi sau sinh ở phụ nữ đóng vai trò quan trọng, tốt cả cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, nhất là những bà mẹ trẻ sinh con lần đầu. Trong thời gian nghỉ ngơi, được mọi người quan tâm hỏi thăm là liệu pháp tinh thần tốt, giúp sản phụ khỏe và hồi phục nhanh. Phụ nữ sau sinh phải được nghỉ lao động trong vòng từ 4-6 tháng để lấy lại sức, đồng thời có thời gian và sức khỏe để chăm sóc con. Mỗi ngày được ngủ ít nhất 7-8 giờ. 1.3.7. Tình dục sau đẻ: Không sinh hoạt tình dục khi chưa sạch sản dịch để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Nhưng giai đoạn hậu sản cùng đồ, âm đạo mềm, khi quan hệ tình dục nên nhẹ nhàng, để tránh rách cùng đồ. Cũng không nên quan hệ tình dục khi vết khâu tầng sinh môn hay mổ lấy thai chưa lành sẹo hoàn toàn và khi chưa bắt đầu uống thuốc tránh thai. 12 Cần kiêng quan hệ tình dục một thời gian tối thiểu từ 3-6 tuần sau đẻ. Sau khi thực hiện những điều kiện thận trọng nói trên thì chuyện quan hệ tình dục trở lại là chuyện khi nào hai vợ chồng muốn. Nên quan hệ tình dục sau sinh từ 7 đến 8 tuần và áp dụng biện pháp tránh thai phù hợp [11]. 1.3.8. Chế độ vệ sinh: - Vệ sinh thân thể: Phụ nữ sau khi sinh không nên kiêng tắm, vệ sinh thân thể sớm sẽ làm sạch các tế bào chết trên da, giúp da sang khỏe tránh viêm nhiễm. Nên tắm bằng nước ấm, trong phòng kín gió [15], [11]. - Trong giai đoạn có sản dịch người phụ nữ cần rửa bộ phận sinh dục và thay khố ngày 3-4 lần. Sau khi sạch sản dịch chế độ vệ sinh bộ phận sinh dục ngo 1.3.9. Theo dõi, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày đầu sau đẻ [2] - Theo dõi, chăm sóc 2 giờ đầu * Cho mẹ: Sản phụ vẫn nằm ở phòng đẻ. Nếu mẹ và con đều bình thường, vẫn để cho con nằm tiếp xúc da kề da trên bụng mẹ và hướng dẫn bà mẹ cách cho con bú. Theo dõi: Thể trạng, mạch, huyết áp, co hồi TC, ra máu tại các thời điểm 15phút/ lần/ 2 giờ đầu. * Cho con: Nằm tiếp xúc da kề da với mẹ, cho con bú ngay trên bụng mẹ. Theo dõi: - Tình trạng thở, trương lực cơ, màu sắc da, nhịp tim. - Toàn trạng: thân nhiệt, tiêu hóa: 15-20 phút/ lần/2 giờ đầu. - Theo dõi, chăm sóc từ giờ thứ 3 đến hết ngày đầu: * Cho mẹ: Đưa mẹ và con về phòng. - Theo dõi thể trạng, mạch, huyết áp, co hồi TC, ra máu 1 giờ/lần. - Hướng dẫn mẹ cho con bú sớm và đúng cách. - Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc con, theo dõi chảy máu rốn. - Hướng dẫn mẹ và gia đình (bố) biết chăm sóc, phát hiện các dấu hiệu bất thường và báo ngay nhân viên y tế khi mẹ chảy máu nhiều, đau bụng tăng, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt… Theo dõi từ giờ thứ 7: Toàn trạng, co hồi TC (rắn tròn), băng vệ sinh (kiểm tra lượng máu mất) * Cho con: Luôn để con nằm cạnh mẹ, chú ý giữ ấm cho trẻ Theo dõi trẻ 1 giờ/1 lần
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất