Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng công tác dự phòng té ngã tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh thái bình...

Tài liệu Thực trạng công tác dự phòng té ngã tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh thái bình năm 2022

.PDF
46
1
127

Mô tả:

LÊ NGỌC QUYÊN BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP LÊ NGỌC QUYÊN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ PHÒNG TÉ NGÃ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH 2022 NAM ĐỊNH- 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH LÊ NGỌC QUYÊN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DỰ PHÒNG TÉ NGÃ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Trường Sơn NAM ĐỊNH- 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban Giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phòng đào tạo Sau đại học và Quý Thầy/Cô giáo Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình dìu dắt, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Ban Giám Đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Thái Bình, Ban lãnh đạo các Khoa/Phòng đã động viên, giúp đỡ hết mình để tôi hoàn thiện được chuyên đề. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến: Thạc sỹ Nguyễn Trường Sơn, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn làm chuyên đề, đã tận tình quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và đã độngviên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Nam Định, ngày tháng năm 2022 Người thực hiện chuyên đề Lê Ngọc Quyên ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, do tôi lần đầu thực hiện, các số liệu trong báo cáo là trung thực, chính xác và đáp ứng các quy định về trích dẫn. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về cam đoan này. Người cam đoan Lê Ngọc Quyên iii MỤC LỤC Lời cảm ơn ...............................................................................................................i Lời cam đoan...........................................................................................................ii Danh mục chữ viết tắt ............................................................................................ iii Danh mục bảng ...................................................................................................... iv Danh mục hình ....................................................................................................... vi Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn ....................................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3 1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................. 9 Chương 2. Mô tả vấn đề cần giải quyết.................................................................. 18 Chương 3. Bàn luận ............................................................................................... 24 Kết luận ................................................................................................................. 28 Đề xuất giải pháp................................................................................................... 29 Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 32 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân NNBN Người nhà bệnh nhân NVYT Nhân viên y tế v DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1. Thực trạng thực hiện các hoạt động của nhân viên y tế trong đánh giá người bệnh có nguy cơ té ngã ................................................................................ 20 Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện các hoạt động của nhân viên y tế trong dự phòng té ngã cho người bệnh ............................................................................................... 21 Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện các hoạt động của nhân viên y tế trong quản lý té ngã trên người bệnh ..................................................................................................... 22 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Thái Bình............................................. 18 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Môi trường chăm sóc trong các bệnh viện cần đạt được các tiêu chuẩn về an toàn. Tổ chức Y tế Thế giới coi những sự cố không mong muốn là một thách thức đối với chất lượng chăm sóc người bệnh, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến đau đớn cho người bệnh, gây tổn thất về tài chính và chi phí y tế. Đồng thời khẳng định việc thúc đẩy an toàn người bệnh là nguyên tắc cơ bản của tất cả các hệ thống y tế trên toàn thế giới [1]. Té ngã là một trong sáu sự cố y khoa được phân loại dựa vào đặc điểm chuyên môn theo Hiệp hội An toàn người bệnh Thế giới. Mỗi năm có khoảng 37,3 triệu ca té ngã cần đến sự chăm sóc y tế, dẫn đến 646.000 ca tử vong do té ngã trên toàn cầu. Té ngã là nguyên nhân đứng hàng thứ hai gây tử vong do thương tích không chủ ý sau tai nạn giao thông đường bộ và thường gặp ở những người từ 65 tuổi trở lên [2]. Mỗi năm, có khoảng 700.000 đến 1.000.000 người ở Hoa Kỳ phải nhập viện. Việc té ngã có thể dẫn đến gãy xương, vết rách hoặc chảy máu trong, dẫn đến việc tăng cường sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nghiên cứu của Cơ quan y tế nghiên cứu và chất lượng (AHRQ) cho thấy gần một phần ba số lần ngã có thể được ngăn chặn [3]. Tại Việt Nam, chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng ước tính mỗi năm có khoảng 2 triệu người trên 65 tuổi té ngã [3]. Các tai nạn do té ngã chiếm khoảng 4,6% sự cố thường gặp. Theo một thống kê tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, té ngã chiếm 92,31% trong các sự cố Y khoa thường có trong bệnh viện [4]. Ghi nhận tại bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, một số yếu tố có thể gây té ngã, trong đó có yếu tố về cơ sở vật chất như: giường bệnh cao, song chắn giường thấp, nhà vệ sinh trơn trượt, hành lang ẩm ướt. Về phía bác sĩ, điều dưỡng là cách thức hướng dẫn của điều dưỡng tới người bệnh, người nhà người bệnh chưa hiệu quả; điều dưỡng đánh giá nguy cơ té ngã chưa đúng; ngay cả bác sĩ cũng chưa thông báo đầy đủ về nguy cơ té ngã do bệnh lý, do thuốc; phối hợp giữa bác sĩ, điều dưỡng trong phòng ngừa té ngã cho người bệnh. Về phía người bệnh và người nhà nhận thức té ngã còn hạn chế, còn tình trạng đi vệ sinh một mình,… Té ngã mang lại hậu quả to lớn về không chỉ đến sức khỏe của người bệnh mà 2 còn tác động xấu đến chi phí điều trị. Phòng ngừa người bệnh bị ngã là một trong những nội dung khi thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế [5] . Phòng ngừa té ngã phải được cân bằng với các ưu tiên khác. Phòng ngừa té ngã bao gồm việc quản lý các yếu tố nguy cơ té ngã cơ bản của người bệnh (ví dụ, các vấn đề về đi lại và vận chuyển, tác dụng phụ của thuốc, lú lẫn, nhu cầu đi vệ sinh thường xuyên) và tối ưu hóa thiết kế vật lý và môi trường của bệnh viện. Một số thực hành đã được chứng minh là có thể làm giảm sự cố té ngã, nhưng những thực hành này không được áp dụng một cách có hệ thống ở tất cả các bệnh viện. Trong nhiều năm qua, Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Thái Bình đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Do đặc thù của bệnh viện nên đa số người bệnh là người cao tuổi, mắc nhiều bệnh nền, các bệnh mạn tính do đó công tác dự phòng té ngã cho người bệnh đã được bệnh viện quan tâm sát sao, có nhiều hành động cụ thể để bệnh viện thực sự là môi trường an toàn, thân thiện. Để tiếp tục góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại bệnh viện chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng công tác dự phòng té ngã tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Tỉnh Thái Bình năm 2022” với hai mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng công tác dự phòng té ngã tại bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Thái Bình năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác dự phòng té ngã tại bệnh viện Y học Cổ truyền Tỉnh Thái Bình CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1.1.1. Đại cương về té ngã, nguy cơ té ngã và quản lý té ngã 1.1.1.1. Khái niệm về té ngã Theo Kellogg Group (1987) đưa ra khái niệm “té ngã là sự việc mà một người không chủ ý (vô tình) nằm xuống mặt đất hoặc cấp độ thấp hơn và là hậu quả của một lực tác động mạnh, mất ý thức đột ngột như trong một cơn đột quỵ, động kinh”. Buchner và cộng sự (1993): “ té ngã là sự không chủ ý nằm xuống hành lang, sàn nhà và những vị trí thấp khác không bao gồm đồ nội thất, tường nhà và những đồ gia dụng khác” Viện Thông tin Y tế Canada (2002): “té ngã là sự thay đổi tư thế không chủ ý mà kết quả là cơ thể nằm xuống nền nhà hoặc hành lang” Tideiksaar (2002): “té ngã là bất kỳ biến cố mà một người vô tình hay cố ý nằm xuống nền nhà hoặc một vị trí thấp hơn như ghế tựa, nhà vệ sinh hay giường ngủ” [24]. Tổ chức Y tế thế giới (2018) đưa ra khái niệm: “ té ngã là một biến cố dẫn đến việc một người không chủ ý nằm xuống mặt đất hoặc sàn nhà hay một vị trí thấp khác” [6]. Đây là khái niệm mang tính tổng quát nhất so với những khái niệm trên. 1.1.1.2. Nguy cơ té ngã Theo WHO những yếu tố nguy cơ dẫn đến té ngã có thể ảnh hưởng đến phân loại và mức độ nghiêm trọng của chấn thương do té ngã: - Các yếu tố nguy cơ khó can thiệp: + Tuổi tác: tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ chính cho việc té ngã. Người già có nguy cơ cao bị những chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong phát sinh do ngã và nguy cơ tăng theo tuổi. Tại Hoa Kỳ, có từ 20 - 30% người già phải chịu các chấn thương từ trung bình đến nặng như vết bầm tím, gãy xương hông hoặc chấn thương đầu. Nguyên nhân có thể do những thay đổi về thể chất, cảm giác và nhận thức liên quan đến lão hóa, kết hợp với sự không thích nghi với môi trường ở người già. Một nhóm nguy cơ cao khác là trẻ em, thời thơ ấu xảy ra té ngã phần lớn là do giai đoạn đang phát triển của chúng, sự tò mò bẩm sinh trong môi trường xung quanh và mức độ độc lập ngày càng tăng cùng với các hành vi thiếu kiểm soát thường 4 làm tăng ‘nguy cơ mắc bệnh”. Mặc dù việc giám sát của người lớn không đầy đủ là một yếu tố rủi ro thường được đề cập đến, nhưng các trường hợp té ngã ở trẻ em thường liên quan đến tình trạng nghèo đói, làm cha mẹ đơn thân và môi trường đặc biệt nguy hiểm. + Giới tính: trên tất cả các nhóm tuổi và khu vực, cả hai giới đều có nguy cơ bị té ngã. Ở một số quốc gia, tỷ lệ nam giới tử vong do ngã cao hơn nữ giới. Phụ nữ lớn tuổi và trẻ nhỏ đặc biệt dễ bị té ngã và tăng mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Trên toàn thế giới, nam giới luôn duy trì tỷ lệ tử vong và số năm cuộc sống bị mất đi do té ngã cao hơn nữ giới. Giải thích có thể về gánh nặng lớn hơn được thấy ở nam giới bao gồm mức độ rủi ro cao hơn, thực hiện các hành vi và mối nguy hiểm trong nghề nghiệp. - Các yếu tố nguy cơ có thể can thiệp, bao gồm: + Nghề nghiệp ở độ cao hoặc điều kiện làm việc nguy hiểm khác; + Sử dụng rượu bia hoặc các chất kích thích; + Các yếu tố kinh tế xã hội bao gồm nghèo đói, nhà ở quá đông đúc, làm cha mẹ đơn thân, tuổi mẹ trẻ; + Tình trạng sức khỏe: bệnh thần kinh, tim mạch… ; + Tác dụng phụ của thuốc, không hoạt động thể lực và mất thăng bằng (ở người cao tuổi); + Khả năng di chuyển, nhận thức và thị lực kém, đặc biệt là những người sống trong viện dưỡng lão hoặc cơ sở chăm sóc mãn tính; + Môi trường không an toàn, đặc biệt là với những người thăng bằng kém và tầm nhìn hạn chế [6]. Điều kiện chăm sóc không tốt: Điều dưỡng quá tải, không đủ thời gian quan tâm, thiếu sự nhắc nhở. Sàn nhà (sàn toilet) được thiết kế “chuẩn khách sạn” trơn trượt. Thảm chống trơn trượt không đảm bảo vệ sinh. Quần áo người bệnh quá rộng không vừa vặn. Cơ sở vật chất: Xe đẩy, giường bệnh chất lượng nhưng vẫn còn khe hở để người bệnh lọt ra ngoài. Thiếu dép chống trơn trợt. Thiếu dụng cụ hỗ trợ như tay vịn trong nhà vệ sinh [2]. 5 1.1.1.3. Các phương pháp đánh giá nguy cơ té ngã Đánh giá nguy cơ té ngã của người bệnh là sử dụng các phương pháp để đánh giá nguy cơ té ngã của người bệnh: Không có một phương pháp đánh giá duy nhất cho tất cả các tổ chức hay các nhóm người bệnh, nhưng lựa chọn một phương pháp phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt trong việc làm giảm nguy cơ té ngã. Các phương pháp đánh giá nguy cơ, ví dụ như Thang bảng đo nguy cơ té ngã Morse và phương pháp Hendrich được sử dụng để nhận dạng người bệnh có khả năng té ngã dựa trên các yếu tố nguy cơ nội tại. Công cụ này được các nhân viên điều dưỡng sử dụng rộng rãi vào thời điểm tiếp nhận người bệnh nhập viện [7]. Họ cũng định kỳ cập nhật thông tin đánh giá khi đổi ca, mỗi ngày, mỗi tuần, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Việc đánh giá thường ngắn gọn, đơn giản.Thông thường chỉ số thang điểm xấu sẽ cảnh báo hoặc là người bệnh cần được đánh giá kỹ càng hơn hoặc là các điều dưỡng can thiệp để giảm nguy cơ té ngã. Hậu quả của té ngã có thể có nhiều kết quả khác nhau, từ không có thương tích hoặc chấn thương nhẹ, đến thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong. Chấn thương vật lý có thể bao gồm: đau đớn, bầm tím, vết trầy xước và vết thương nhẹ khác, khối máu tụ, vết rách, gãy xương, chảy máu nội sọ. Ngay cả té ngã không dẫn đến chấn thương thể chất có thể gây ra nỗi sợ bị ngã. Điều này có thể dẫn đến tự giới hạn hoạt động, bắt đầu một chu kỳ giảm khả năng chức năng của cơ thể [8]. Khi dân số tăng lên, nhu cầu về các dịch vụ y tế cũng tăng theo. Các chấn thương liên quan đến té ngã dự kiến sẽ gây thiệt hại cho hệ thống y tế, trong trường hợp không có phòng ngừa hiệu quả và chi phí điều trị thấp hơn. Ngã xảy ra trong bệnh viện có liên quan đến tăng: thời gian lưu trú, sử dụng tài nguyên y tế, tỷ lệ xuất viện vào viện dưỡng lão tăng cao.Ngã cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên và chính của một tình trạng tiềm ẩn khác ở bệnh nhân. Những người ngã một lần có khả năng bị ngã cao gấp 2 đến 3 lần. Ngã dẫn đến gãy xương có thể là một dấu hiệu của bệnh loãng xương. Một chấn thương gãy xương thấp đảm bảo điều tra cho bệnh loãng xương. Đặc biệt, bất cứ ai từ 50 tuổi trở lên bị gãy xương do chấn thương thấp (đó là do trượt, vấp hoặc ngã từ độ cao đứng hoặc thấp hơn) có 6 nguy cơ bị gãy xương cao hơn [8]. 1.1.1.4. Quản lý té ngã Là hoạt động bao gồm đánh giá nguy cơ ngã, dự phòng và xử trí ngã nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh trong khi nằm viện Các phương pháp cấp độ môi trường Lắp đặt các thiết bị báo động ở ngay giường, hoặc xây dựng lại quy trình kiểm tra và thử hệ thống báo động ở ngay giường. Lắp đặt các loại khóa chốt tự động ở các phòng toilet/phòng tắm. Hạn chế mở cửa sổ. Lắp đặt các hệ thống báo động ở các lối thoát. Cải thiện hoặc chuẩn hóa hệ thống gọi điều dưỡng. Sử dụng những loại giường thấp cho người bệnh có nguy cơ té ngã cao. Cải thiện hệ thống chiếu sáng. Kiểm soát tiếng ồn cho tốt. Sắp đặt để những người bệnh có nguy cơ té ngã cao ở gần khu vực điều dưỡng. Đảm bảo sao cho các vật dụng sinh hoạt cần thiết cho người bệnh ở ngay gần tầm tay họ [2] [9]. Các phương pháp cấp độ nhân viên Xem xét lại quy trình liên quan đến nhân viên. Tư vấn cho từng cá nhân nhân viên tham gia vào việc chăm sóc người bệnh. Giúp các nhân viên chăm sóc người bệnh hiểu được người bệnh bằng cách nhận biết một số người bệnh có nguy cơ dễ ngã hơn những người khác bởi vì họ đang trải qua một số thay đổi ví dụ như thay đổi trong khả năng tự lập, chậm thích nghi với những thay đổi môi trường xung quanh, thay đổi về trí nhớ ngắn hạn, giảm khả năng kiểm soát xúc cảm, thay đổi các giác quan (như thị lực, thính giác, cân bằng, nhận biết các nhu cầu bài tiết), những thay đổi về vận động tinh tế, những cảm xúc tích cực, khó khăn trong giao tiếp. Thành lập bộ phận quản lý phòng ngừa té ngã để đánh giá nguy cơ té ngã ở những người bệnh mới nhập viện, thường xuyên xem xét, phân tích các trường hợp té ngã, đánh giá các biện pháp can thiệp giảm nguy cơ té ngã, phân tích xu hướng và 7 trao đổi các thông tin thu thập được với các nhân viên khác. Cung cấp cho nhân viên các dấu hiệu dễ thấy bằng mắt để nhận biết người bệnh nào có nguy cơ té ngã cao (ví dụ như dùng màu đặc biệt cho vòng đeo cổ tay người bệnh hoặc biển cảnh báo treo ở cửa buồng bệnh). Đánh giá xem nhân viên phản hồi các cuộc gọi của người bệnh (qua hệ thống gọi điều dưỡng) trong bao lâu và rút ngắn khoảng thời gian ấy nếu cần thiết, để đảm bảo rằng các nhu cầu của người bệnh về thức ăn, đồ uống, các vật dụng vệ sinh được đáp ứng. Xem lại quy trình đánh giá trình độ của nhân viên. Liên đới trách nhiệm cảnh báo của nhân viên khoa Dược đối với người bệnh cần dùng phối hợp nhiều loại thuốc [10]. Các phương pháp cấp độ bệnh viện Bổ sung thêm nội dung về nguy cơ té ngã vào chương trình giáo dục sức khỏe dành cho người bệnh và gia đình người bệnh. Cung cấp các hướng dẫn tập vật lý trị liệu, thể dục phục hồi chức năng và các chương trình điều trị ngoại trú cho người bệnh. Tối đa hóa việc tự chăm sóc. Tư vấn cho người bệnh để có được giấc ngủ bình thường, tự nhiên. Đánh giá các loại thuốc sử dụng. Điều trị giảm đau hiệu quả. Liên tục đánh giá lại trình trạng sức khỏe của người bệnh và các kết quả xét nghiệm. Cung cấp dịch vụ người chăm sóc túc trực. Phong phú hóa các hoạt động cho người bệnh. Khuyến khích các kỹ thuật làm thư giãn cho người bệnh. Tăng cường trao đổi thông tin liên lạc. 1.1.2. Vai trò của điều dưỡng trong dự phòng té ngã Ngã là sự cố được báo cáo thường xuyên nhất ở người bệnh. Tỷ lệ té ngã tăng dao động từ 1,7 đến 25 lần trong 1.000 ngày khi người bệnh nằm điều trị tại viện, với người bệnh tâm thần hoặc lão khoa tỷ lệ này cao hơn. Ngã làm tăng thời gian nằm 8 viện và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Té ngã gây chấn thương chiếm từ 30% đến 51% trong đó có từ vết bầm tím cho đến vết thương nghiêm trọng hoặc gãy xương [11]. Theo trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ té ngã tại Mỹ tăng 30% từ năm 2007 đến năm 2016 chủ yếu gặp ở người già, gây hậu quả nghiêm trọng như gãy xương, chấn thương đầu. Trong năm 2015, tổng chi phí y tế cho các vụ té ngã là hơn 50 tỷ đô la [12]. Tại Anh, từ tháng 10/2011 đến tháng 9/2012 có khoảng 209.000 người bị té ngã với chi phí khoảng 2,3 tỷ bảng mỗi năm. Ngã xảy ra phổ biến ở người trên 65 tuổi, chiếm tỷ lệ khoảng 30%. Ngã trong bệnh viện là sự cố y khoa phổ biến nhất được báo cáo ở các bệnh viện tại Anh và chỉ riêng việc điều trị té ngã cho người bệnh điều trị nội trú tại Anh là hơn 15 triệu bảng mỗi năm. Người bệnh điều trị trong Bệnh viện có nguy cơ té ngã cao hơn những người không nằm viện. Điều này một phần là do các yếu tố nguy cơ mới mắc phải (như bệnh cấp tính, mê sảng, bệnh tim mạch, di động bị suy giảm, thuốc và ngất) và môi trường xung quanh không quen thuộc có thể làm tăng nguy cơ té ngã [13]. Trước tình hình đó, đội ngũ điều dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giảm thiểu sự cố y khoa bởi các lý do sau: (1) Dịch vụ do điều dưỡng, hộ sinh cung cấp được WHO đánh giá là một trong những trụ cột của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế; (2) Hầu hết các chỉ định của bác sĩ điều trị đều thông qua người điều dưỡng để thực hiện trên người bệnh; (3) Công việc chuyên môn của điều dưỡng luôn diễn ra trước và sau công tác điều trị và bảo đảm cho công tác điều trị an toàn [23]. Nguy cơ té ngã có thể do môi trường chăm sóc hoặc do bản thân người bệnh. Nguy cơ té ngã có thể do môi trường chăm sóc bao gồm những thiết kế cơ sở vật chất, vật dụng không phù hợp cho người bệnh. Nguy cơ do bản thân người bệnh bao gồm có tiền sử té ngã trước đó, khiếm khuyết về cảm giác và thính giác, suy nhược thần kinh, bị xúc động suy nhược thăng bằng hoặc vận động, các vấn đề về cơ xương, các bệnh mãn tính, rối loạn tiểu tiện, các vấn đề về dinh dưỡng, và việc sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Người điều dưỡng cần phải trao đổi với gia đình người bệnh và những người quan trọng khác việc đánh giá toàn diện nguy cơ té ngã. Thông báo cho các thành viên của gia đình người bệnh các yếu tố làm gia tăng nguy cơ té ngã [15]. 9 Dựa vào đánh giá, người điều dưỡng cần đưa ra những kiến nghị và thực hiện phương pháp chủ động ngăn ngừa té ngã trong kế hoạch và thực hiện chăm sóc người bệnh. Bất cứ nguy cơ nào đã được nhận diện đều cần được xử lý ngay, cần phải xem xét tất cả thuốc gồm tất cả thuốc cấp theo đơn, thuốc mua tại quầy, và những thứ bổ sung mà người bệnh đã sử dụng. Lưu hồ sơ tình trạng dị ứng thuốc và tiền sử lạm dụng thuốc, kể cả lạm dụng thuốc an thần và các loại thuốc theo đơn khác. Việc thay đổi thuốc - gồm có thuốc gây nghiện và các liều lượng tăng hoặc giảm - đòi hỏi phải theo dõi hết sức cảnh giác các phản ứng phụ mới có thể xảy ra. Một loại thuốc mới thêm vào các loại thuốc người bệnh đang dùng có thể tạo nên cơn chóng mặt, gây buồn ngủ, hoặc các triệu chứng khác có thể đưa người bệnh đến nguy cơ té ngã nhiều hơn. Thường xuyên tái đánh giá và lưu ý những biểu hiện khi người bệnh đã trải qua gây mê. Đề xuất áp dụng một số biện pháp cải tiến môi trường giúp giảm té ngã: Lắp đặt chuông báo động tại giường hoặc thiết kế lại hệ thống kiểm soát và kiểm tra chuông báo động tại giường; Lắp đặt các ổ khoá tự động ở các phòng phục vụ (như phòng giặt, v.v..); Hạn chế việc mở cửa sổ khi có nguy cơ; Lắp đặt chuông báo động ở các lối ra vào; Bổ sung phần ngăn ngừa té ngã vào chương trình huấn luyện người bệnh và gia đình họ; Cải tiến và chuẩn hoá hệ thống gọi điều dưỡng; Sử dụng “giường thấp” cho những người có nguy cơ té ngã [6]. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Trên Thế giới Những năm gần đây an toàn người bệnh luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong chính sách y tế trên phạm vi toàn thế giới nói chung và mỗi quốc gia nói riêng. Đã có ba hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về an toàn người bệnh được tổ chức, quy tụ các Bộ trưởng Bộ Y tế của các quốc gia thành viên của WHO, các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách y tế. - Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về an toàn người bệnh lần thứ nhất (2016) tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh. Tổng giám đốc WHO, các nhà lãnh đạo y tế của các quốc gia thành viên và các chuyên gia với quan điểm đồng thuận cao ủng hộ phong trào an toàn người bệnh toàn cầu cũng như hợp tác quốc tế ở tất cả các cấp và đưa ra 5 điểm hành động cụ thể: (1) Cam kết chính trị và lãnh đạo; (2) Các chính sách 10 khuyến khích và cho phép cải thiện an toàn cho bệnh nhân; (3) Thay đổi mô hình: cung cấp một không gian để mọi người báo cáo về an toàn; (4) Đo lường hiệu quả: điểm chuẩn, phát triển các chỉ số và hệ thống dữ liệu; (5) Phong trào an toàn cho bệnh nhân: kêu gọi hành động khẩn cấp của các chính phủ [17]. - Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về an toàn người bệnh lần thứ hai (2017) tại Bonn, Cộng hòa Liên bang Đức đã thảo luận và định hướng chính sách cho 6 vấn đề nhằm thúc đẩy an toàn người bệnh, cụ thể là: (1) Kinh tế và hiệu quả của sự an toàn người bệnh; (2) An toàn người bệnh toàn cầu: Quan điểm từ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình; (3) An toàn người bệnh trong kỷ nguyên số; (4) Phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm; (5) Tăng tính an toàn trong chẩn đoán và điều trị bộ công cụ lượng giá; (6) An toàn người bệnh trong dùng thuốc [18]. - Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về an toàn người bệnh lần thứ ba (2018) tại Tokyo, Nhật Bản thể hiện sự lo ngại về sự cải thiện tiến trình đảm bảo an toàn người bệnh bất chấp những nỗ lực của các quốc gia và đưa ra Tuyên bố Tokyo với những cam kết mạnh mẽ hơn để đẩy nhanh tiến độ hướng tới cải thiện an toàn người bệnh toàn cầu, cụ thể là: (1) Cam kết mạnh mẽ trong việc duy trì động lực chính trị về “Hành động toàn cầu về an toàn người bênh” tại các quốc gia trên toàn thế giới, làm việc cụ thể với từng quốc gia, bao gồm cả các nước có thu nhập thấp và trung bình nhằm đẩy mạnh khả năng thông qua hợp tác và học hỏi, ưu tiên an toàn người bệnh trong chính sách và các chương trình y tế tiến tới mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân; (2) Cam kết hỗ trợ và thúc đẩy các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân, từ tuyến chăm sóc y tế ban đầu đến tuyến cao nhất nhằm thực hiện cải tiến trong hệ thống và thực hành nâng cao an toàn người bệnh, hướng tới đạt được các mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và mục tiêu phát triển bền vững của liên hợp quốc; (3) Cam kết xây dựng năng lực lãnh đạo và quản lý nhằm hỗ trợ mục tiêu chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm, thực hiện và đẩy mạnh hệ thống và các quy trình an toàn người bênh, tạo một môi trường an toàn và minh bạch, khích lệ đồng đều, giáo dục và đào tạo đội ngũ nhân viên y tế về an toàn người bệnh, khuyến khích sự tham gia của bệnh nhân và gia đình, tăng hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ rủi ro qua việc chia sẻ kiến thức, phương pháp thực hành tốt nhất và cách điều trị tối ưu; 11 (4) Phối hợp cùng người bệnh và gia đình người bệnh, các tổ chức quốc tế và các bên liên quan nhằm tăng tính rõ ràng, minh bạch và làm việc hướng tới hành động toàn cầu về an toàn người bệnh, trong đó lấy ngày 17 tháng 9 hàng năm là ngày An toàn người bệnh thế giới [19]. Nghiên cứu quan sát của Renné Schwendimann và cộng sự từ năm 1999 đến năm 2003 tại một bệnh viện công có quy mô 300 giường bệnh ở thành phố Zurich, Thụy Sỹ về tác động của chương trình phòng ngừa té ngã liên ngành tới người bệnh ngã và chấn thương khi nằm viện. Nghiên cứu đã sử dụng thiết kế khảo sát nối tiếp để kiểm tra tỷ lệ ngã của người bệnh trước và sau khi thực hiện Chương trình phòng ngừa té ngã liên ngành (IPF), đối tượng nghiên cứu là người bệnh các khoa nội, lão khoa và khoa ngoại. Kết quả trong 34.972 người bệnh nhập viện, độ tuổi trung bình là 67,3 ± 19,3; nữ giới chiếm 53,6%; thời gian nằm viện trung bình 11,9 ± 13,2 ngày; thời gian điều dưỡng chăm sóc mỗi ngày trung bình 3,5 ± 1,4 giờ. Tổng cộng có 3.842 vụ té ngã ảnh hưởng tới 2.512 người bệnh nhập viện (7,2%) trong đó 66,4% không gây thương tích, 29,7% gây thương tích nhẹ và 3,9% dẫn đến chấn thương nặng. Tỷ lệ té ngã trung bình là 8,9 vụ/1000 ngày điều trị nội trú, có xu hướng giảm nhẹ từ 9,1/1000 ngày điều trị nội trú năm 1999 xuống còn 8,6/1000 ngày điều trị nội trú năm 2003. Sau khi triển khai IFP năm 2001 là 7,8/1000 ngày điều trị nội trú (p = 0,086), tỷ lệ thương tích nhẹ và chấn thương nặng không giảm sau khi thực hiện IFP. Một số yếu tố ở người bệnh có thay đổi theo hướng tăng nhẹ như giới tính nữ, tuổi, thời gian điều dưỡng chăm sóc và theo hướng giảm ở thời gian nằm viện. Tỷ lệ mắc các yếu tố nguy cơ té ngã tăng tới 46,8% ở những người bệnh bị té ngã trong bệnh viện. Nghiên cứu kết luận: IPF không giúp làm giảm tần suất cũng như thương tích do té ngã và những nghiên cứu tiếp sau cần có chiến lược đánh giá sự tuân thủ liên tục với các can thiệp của Chương trình phòng ngừa té ngã trong bệnh viện [20]. Nghiên cứu quan sát của Sachiko Ohde và cộng sự trong 6 năm (2004-2010) tại Bệnh viện quốc tế St.Luke ở Tokyo, Nhật Bản về hiệu quả của hoạt động cải thiện chất lượng đa ngành (QI) trong phòng ngừa rủi ro té ngã, sự tuân thủ của nhân viên y tế là rất quan trọng. Hoạt động QI trong phòng ngừa té ngã cho người bệnh bao gồm: công cụ đánh giá rủi ro; giao thức can thiệp để ngăn ngừa té ngã ở người bệnh; 12 can thiệp an toàn môi trường cụ thể; giáo dục nhân viên; giám sát đa ngành về sự tuân thủ và cơ chế phản hồi. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự giảm đáng kể số lần té ngã trong bệnh viện: 2,13 lần/1000 ngày điều trị nội trú năm 2004 so với 1,53/1000 ngày điều trị nội trú năm 2010 (p=0,039); có sự gia tăng việc tuân thủ sử dụng công cụ đánh giá rủi ro té ngã khi người bệnh nhập viện trong sáu tháng đầu năm: 91,5% năm 2007 tăng lên 97,6% năm 2010; Tỷ lệ tuân thủ của nhân viên trong việc thực hiện kế hoạch can thiệp phù hợp là 85,9% năm 2007 tăng lên 95,3% trong năm 2010. Nghiên cứu đưa ra kết luận: tỷ lệ té ngã của người bệnh trong bệnh viện giảm đáng kể và tăng sự tuân thủ của NVYT với chương trình phòng ngừa té ngã mới. Cách tiếp cận QI có hiệu quả bao gồm sự giám sát chặt chẽ, khuyến khích và giáo dục NVYT [21]. Trong một nghiên cứu đoàn hệ được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y Fukushima, Nhật Bản. Đối tượng nghiên cứu bao gồm 9957 bệnh nhân nội trú nhập viện đồng ý tham gia nghiên cứu từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009 được theo dõi cho đến khi xuất viện. Thông tin được thu thập từ khi người bệnh nhập viện bằng một bảng câu hỏi có cấu trúc được tiến hành dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp với các đối tượng bởi các điều dưỡng viên và bác sĩ. Các chỉ số bao gồm tuổi, giới tính, tiền sử ngã, tiền sử bệnh, lý do nhập viện, cần được hỗ trợ chăm sóc hoặc giúp đỡ và thuốc. Những người tham gia được hỏi liệu mỗi trong số bảy hoạt động hàng ngày (ADL): đứng, ngồi, mặc quần áo, ăn uống, đi vệ sinh, di chuyển và rửa mặt có thể được thực hiện bằng hoặc không có sự trợ giúp. Sự cần thiết phải giúp đỡ với bất kỳ một trong những bảy hoạt động được xác định là mức độ thấp của ADL. Các đối tượng được chấm theo theo thang điểm kiểm tra cơ bắp bằng tay (MMT), 6 trong số các ADL suy yếu được xác định là MMT <4. Các đặc điểm cơ bản được so sánh giữa nhóm những người bệnh bị té ngã và những người không bị té ngã trong cùng thời gian nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: có 9470 đối tượng (95%) được theo dõi từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009; thời gian nằm viện trung bình là 10,0 ngày (trung bình ± SD 16,4 ± 17,9); số lượng người bệnh té ngã trong thời gian theo dõi là 230 (2,5%) và tỷ lệ té ngã là 3,28/100 ngày điều trị nội trú, thời gian trung bình từ khi nhập viện đến khi bị té ngã là 30,0 ngày. Các yếu tố liên quan đến té ngã được so sánh giữa nhóm người bệnh té ngã và không té ngã ngã: không có sự khác biệt về
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan