Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực trạng công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử ...

Tài liệu Thực trạng công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện triệu phong, tỉnh quảng trị

.PDF
101
1
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÕ ĐÌNH SANG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐO ĐẠC, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý Đất đai HUẾ - 2019 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÕ ĐÌNH SANG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐO ĐẠC, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý Đất đai Mã số: 8850103 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN HOÀNG KHÁNH LINH CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN PGS.TS. HUỲNH VĂN CHƯƠNG HUẾ - 2019 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Huế, ngày tháng 4 năm 2019 Tác giả luận văn Võ Đình Sang PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc cô giáo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Khoa Tài Nguyên đất và Môi trường - Trường Đại học Nông lâm Huế đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô giáo Phòng Đào tạo sau Đại học, Khoa Tài Nguyên đất và Môi trường, Trường Đại học Nông lâm Huế đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị, cán bộ viên chức Văn phòng đăng ký đất đai huyện Triệu Phong, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Triệu Phong, cán bộ địa chính xã, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong, cùng bà con nhân dân huyện Triệu Phong đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Huế, ngày tháng 4 năm 2019 Tác giả luận văn Võ Đình Sang PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT Đề tài này được tiến hành tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị với mục tiêu chính là phân tích, đánh giá được thực trạng công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu. Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp thu thập số liệu thứ cấp; phương pháp thu thập số liệu sơ cấp; phương pháp xử lý số liệu bằng các phần mềm máy tính; phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu; phương pháp so sánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc quản lý, sử dụng đất của huyện Triệu Phong đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, ngày càng đi vào quy cũ. Năm 2017, huyện triệu Phong có tổng diện tích đất tự nhiên là 35.336,1 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 79,63% diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp chiếm 17,23% diện tích đất tự nhiên; đất chưa sử dụng chiếm 3,14% diện tích tự nhiên. Trong giai đoạn 2013 - 2017, tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận đất ở lần đầu, cấp đổi, cấp do đăng ký biến động, cấp sau đo đạc địa chính trên địa bàn huyện Triệu Phong cấp được 35.021 giấy chứng nhận đạt trên 85,6% so với số hộ kê khai đăng ký. Trong đó, đất nông nghiệp cấp được 19.024 giấy chứng nhận (chiếm 95,6% tổng số hộ kê khai đăng ký) với diện tích 5.742,2 ha (chiếm 87,10% tổng diện tích kê khai đăng ký); đất ở cấp được 15.997 giấy chứng nhận (chiếm 69,50% tổng số thửa kê khai đăng ký) với diện tích 2.050,8 ha (chiếm 70,60% tổng diện tích kê khai đăng ký). Trên địa bàn huyện Triệu Phong có 18 xã và 01 thị trấn; có 424 tờ bản đồ địa chính, trong đó có: 24 tờ BĐĐC tỷ lệ 1/1.000, 380 tờ BĐĐC tỷ lệ 1/2.000, 14 tờ BĐĐC tỷ lệ 1/5.000, 6 tờ BĐĐC tỷ lệ 1/10.000; sổ mục kê có 44 quyển; sổ địa chính có 139 quyển; sổ cấp GCNQSDĐ có 19 quyển; sổ theo dõi biến động có 19 quyển. Để xác định và đánh giá được yếu tố ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Triệu Phong, đề tài xác định được 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng chính gồm: chính sách, pháp luật về đất đai; nhân lực phục vụ công tác cấp giấy chứng nhận; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ; cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai; hiểu biết của người sử dụng đất. Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất được 2 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, và cấp giấy chứng nhận tại huyện Triệu Phong gồm: nhóm giải pháp về đo đạc, lập hồ sơ địa chính; nhóm giải pháp về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................. iii MỤC LỤC .................................................................................................................. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................viii DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................................. 2 3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................. 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................... 4 1.1.1. Khái niệm công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ....................................................................................................................... 4 1.1.2. Cơ sở pháp lý về các vấn đề nghiên cứu ............................................................. 9 1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............................................................................................................................. 13 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.............................................................................................................................. 14 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 16 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ...................................................... 16 1.2.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh tại Việt Nam....................................................... 18 1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN........................................................ 20 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma v CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................................................... 21 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 21 2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 21 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 21 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 21 2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu .................................................. 21 2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu bằng các phần mềm máy tính ................................. 23 2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu ............................................. 23 2.4.4. Phương pháp so sánh........................................................................................ 23 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 24 3.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ ......................................................... 24 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 24 3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 26 3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị .................................................................................................................. 34 3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐO ĐẠC, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ................................................ 36 3.2.1. Tình hình quản lý đất đai huyện Triệu Phong giai đoạn 2013 - 2017 ................ 36 3.2.2. Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực con người trên địa bàn huyện Triệu Phong..................................................................................................... 40 3.2.3. Kết quả công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn huyện Triệu Phong ....... 42 3.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ .................... 45 3.3.1. Quy định về trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............... 45 3.3.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Triệu Phong ........................................................................................................................ 47 3.4. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐO ĐẠC, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ ........................................ 54 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma vi 3.4.1. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua người dân .................................................... 54 3.4.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua cán bộ ......................................................... 57 3.4.3. Đánh giá chung về công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Triệu Phong. ................................................... 62 3.5. GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH CÔNG TÁC ĐO ĐẠC, LẬP HỒ SƠ ĐỊA CHÍNH, CẤP GIẤY CNQSD ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG .................... 64 3.5.1 Giải pháp đẩy nhanh công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính ............................... 64 3.5.2. Giải pháp đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............ 65 CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 71 4.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 71 4.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 72 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 74 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BĐĐC Bản đồ địa chính BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CP Chính phủ CT Chỉ thị CV Công văn ĐKĐĐ Đăng kí đất đai GCN Giấy chứng nhận GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND Hội đồng nhân dân HSĐC Hồ sơ địa chính HTX Hợp tác xã NĐ Nghị định NQ Nghị quyết QĐ Quyết định TCĐC Tổng cục Địa chính TN&MT Tài nguyên và Môi trường TT Thông tư TTg Thủ tướng chính phủ TTHC Thủ tục hành chính TW Trung ương UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân VPĐKĐĐ Văn phòng đăng ký đất đai PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Dân số, mật độ dân số huyện Triệu Phong năm 2017 ................................. 28 Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Triệu Phong giai đoạn 2013 - 2017 ................... 29 Bảng 3.3. Bảng chi tiết các loại đất chính theo đơn vị hành chính cấp xã ................... 37 Bảng 3.4. Bảng chi tiết kết quả đo đạc, lập hồ sơ địa chính ........................................ 44 Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân của huyện Triệu Phong 2013-2017 ........................................... 49 Bảng 3.6. Kết quả kê khai ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ ở trên địa bàn huyện Triệu Phong giai đoạn 2013 -2017 ................................................................................................. 52 Bảng 3.7. Đánh giá của người dân đối với trình độ chuyên môn và thái độ của cán bộ làm công tác cấp giấy chứng nhận trong xử lý công việc ........................................... 56 Bảng 3.8. Đánh giá thủ tục hành chính trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ..................................................................................................................... 57 Bảng 3.9. Kết quả đánh giá yếu tố chính sách, pháp luật về đất đai ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ............................................................... 58 Bảng 3.10. Kết quả đánh giá yếu tố Nhân lực phục vụ ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ........................................................................... 59 Bảng 3.11. Kết quả đánh giá mức độ hiểu biết của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................................................................................... 60 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá yếu tố hiểu biết của người sử dụng đất ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ....................................................... 61 Bảng 3.13. Kết quả đánh giá yếu tố Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ ảnh hưởng đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ................................................ 62 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Trang 1 và trang 4 mẫu GCNQSDĐ theo quy định của Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ................................................................................................... 7 Hình 1.2. Trang 2 và trang 3 mẫu GCNQSDĐ theo quy định của Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ................................................................................................... 8 Hình 3.1. Sơ đồ hành chính huyện Triệu Phong ......................................................... 24 Hình 3.2. Tỷ trọng các ngành kinh tế năm 2017 của huyện Triệu Phong .................... 27 Hình 3.3. Sơ đồ trình tự thực hiện ĐKĐĐ, cấp GCNQSDĐ ....................................... 46 Hình 3.4. Tỷ lệ cấp giấy đất nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân ............................. 50 Hình 3.5. Tỷ lệ cấp giấy đất phi nông nghiệp của hộ gia đình cá nhân ....................... 53 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội an ninh quốc phòng, là môi trường sống và làm việc của con người. Đất đai là nguồn tài nguyên có hạn về mặt số lượng, cố định về vị trí nên việc sử dụng sao cho tiết kiệm và đạt hiệu quả phải tuân theo các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính ở các cấp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng đất là một yêu cầu cấp thiết. Định hướng chung của công tác quản lý đất đai đến năm 2020 là phải hoàn thành việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính chính quy, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, chuẩn hóa hồ sơ địa chính để phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về đất đai trong giai đoạn hiện nay. Xác định được tầm quan trọng của đất đai, Nhà nước và Chính phủ đang thi hành những chính sách đưa việc quản lý và sử dụng đất vào quy chế chặt chẽ, xây dựng một hệ thống chính sách đất đai cụ thể nhằm tăng cường công tác hoạt động sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất trong nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác xây dựng bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là một trong các nội dung quan trọng trong các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất và là cơ sở để Nhà nước thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai. Khu vực huyện Triệu Phong nằm ở phía Nam tỉnh Quảng Trị gồm 18 xã và 1 thị trấn, bản đồ địa chính chính quy đo vẽ từ những năm 1994 – 1995; hiện trạng sử dụng đất có nhiều biến động phức tạp; hệ thống hồ sơ địa chính lập theo biểu mẫu cũ, thiếu đồng bộ. Để đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, sử dụng đất đai trong giai đoạn hiện nay thì phải tiến hành đo đạc bằng công nghệ mới theo hệ tọa độ quốc gia VN - 2000, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hoàn chỉnh, hiện đại là nhiệm vụ hết sức cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về đất đai và nhu cầu của người sử dụng đất. Vì vậy, ngày 12/12/2008 UBND tỉnh Quảng Trị ký Quyết định số 2357/QĐUBND về việc Phê duyệt Dự án Đo đạc, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma 2 Huyện Triệu Phong là huyện điểm, huyện đầu tiên triển khai Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Quảng Trị. Nhận thức rõ vai trò của công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Trong những năm qua Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND huyện Triệu Phong đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn. Tuy nhiên, công đoạn này vẫn còn nhiều vướng mắc do các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do đó tôi thực hiện đề tài “Thực trạng công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” nhằm đưa ra những giải pháp và bài học kinh nghiệm cho những dự án tiếp theo. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được kết quả thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Triệu Phong từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận một số dự án khác. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Triệu Phong của dự án. - Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Triệu Phong của dự án. - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả thực hiện công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số dự án trong thời gian tới. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài góp phần làm sáng tỏ các quan điểm và cơ sở lý luận về công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả đề tài góp phần phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt còn hạn chế về công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận tại địa phương. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma 3 Kết quả đề tài giúp tìm ra được những mặt thuận lợi và mặt khó khăn làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và đẩy nhanh tiến độ của công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Triệu Phong nói riêng và tỉnh Quảng Trị nói chung. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Khái niệm công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1.1.1.1. Công tác đo đạc địa chính, lập bản đồ địa chính Theo Nguyễn Trọng San (2006), đo đạc địa chính là việc đo đạc với độ chính xác nhất định để xác định các thông tin về đơn vị đất đai như ranh giới, vị trí phân bố đất, ranh giới sử dụng đất, phân hạng chất lượng đất. Đo đạc địa chính bao gồm đo đạc ban đầu để thành lập bản đồ, hồ sơ địa chính ban đầu và đo đạc hiện chỉnh được thực hiện khi thửa đất có thay đổi về hình dạng và kích thước [16]. Sản phẩm của đo đạc địa chính là bản đồ địa chính và các văn bản mang tính kỹ thuật và pháp lý cao phục vụ trực tiếp cho quản lý địa chính và quản lý đất đai. Đo đạc địa chính là xác định ranh giới, mốc giới và diện tích của các lô hoặc thửa đất trên thực địa. Sau đó thể hiện chính xác lên bản đồ nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai, cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Đây là hoạt động cũng giúp phục vụ nhu cầu mua bán, thu thuế sử dụng đất, thuế chuyển nhượng, thuế chuyển mục đích sử dụng,… Đo đạc địa chính bao gồm đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính và trích đo thửa đất địa chính. - Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính: Được thực hiện dựa trên cơ sở là các thay đổi về ranh giới thửa đất, diện tích thửa đất, mục đích sử dụng đất. Hoặc những thay đổi về mốc giới, đường địa giới hành chính trên bản đồ được chỉnh lý, bổ sung trong trường hợp mốc giới được cắm trên thực địa và có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính: Việc này được thực hiện đối với đơn vị hành chính cấp xã đã có bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ khép kín đơn vị hành chính, kể cả khu vực đã đo vẽ khoanh bao trên bản đồ địa chính nhưng chưa đo vẽ chi tiết đến từng thửa đất. - Đo vẽ lại bản đồ địa chính: Được thực hiện đối với các khu vực chưa có bản đồ địa chính chính quy hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng có biến động. - Trích đo thửa đất địa chính: Là việc đo đạc địa chính riêng với từng thửa đất tại những nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma 5 Bản đồ địa chính là bản đồ tỉ lệ lớn, lập theo ranh giới hành chính của từng xã, phường, thị trấn thể hiện từng thửa đất và số hiệu của thửa đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Về mặt quản lý nhà nước, bản đồ địa chính là cơ sở để triển khai việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; là một trong ba bộ phận hợp thành của hồ sơ địa chính gồm: bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, theo Điều 3 Luật đất đai 2013 Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận [7]. 1.1.1.2. Công tác lập hồ sơ địa chính a. Khái niệm hồ sơ địa chính. Theo Thông tư 24/2014 của Bộ TNMT: Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan [2]. Ngoài ra, theo Điều 96 Luật đất đai 2013: Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất [7]. b. Thành phần hồ sơ địa chính. - Địa phương xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính được lập dưới dạng số và lưu trong cơ sở dữ liệu đất đai, gồm có các tài liệu sau đây: + Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai; + Sổ địa chính; + Bản lưu Giấy chứng nhận. - Địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, hồ sơ địa chính gồm có: + Các tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính và sổ mục kê đất đai, bản lưu Giấy chứng nhận lập dưới dạng giấy và dạng số (nếu có); + Sổ địa chính được lập dưới dạng giấy hoặc dạng số; + Sổ theo dõi biến động đất đai lập dưới dạng giấy. c. Nguyên tắc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính: - Hồ sơ địa chính được lập theo từng đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma 6 - Việc lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính phải theo đúng trình tự, thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật đất đai. - Nội dung thông tin trong hồ sơ địa chính phải bảo đảm thống nhất với Giấy chứng nhận được cấp (nếu có) và phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất. 1.1.1.3. Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước (với tư cách là đại diện chủ sở hữu) và người sử dụng đất được Nhà nước giao quyền sử dụng, nhằm thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ để quản lý thống nhất đối với đất đai theo pháp luật, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những chủ sử dụng đất có đủ điều kiện, để xác lập địa vị pháp lý của họ trong việc sử dụng đất đối với Nhà nước và xã hội. Đăng ký đất đai mang tính đặc thù của quản lý Nhà nước về đất đai. Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính bắt buộc đối với mọi chủ sử dụng đất, do hệ thống ngành Tài nguyên và Môi trường trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân các cấp trong việc tổ chức thực hiện. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Theo Luật Đất đai, Luật Nhà ở hiện hành thì “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là Giấy chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất theo một mẫu thống nhất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất”. Theo Khoản 6, Điều 3, Luật đất đai năm 2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất [7]. Theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do Chính phủ ban hành và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy CNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận có nền hoa văn trống đồng với “màu hồng cánh sen”. Hiện nay, theo Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Chính phủ quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giấy chứng nhận gồm 1 tờ có 4 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi giấy chứng nhận) và trang bổ sung nền trắng, mỗi trang có PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma 7 kích thước 190mm x 265mm. Giấy chứng nhận này không có sự thay đổi so với giấy chứng nhận cấp theo Thông tư 17/2009/TT-BTNMT, gồm các nội dung sau đây: - Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 000001, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, Nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận. - Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận". - Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch. Hình 1.1. Trang 1 và trang 4 mẫu GCNQSDĐ theo quy định của Thông tư 17/2009/TT-BTNMT PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma 8 Hình 1.2. Trang 2 và trang 3 mẫu GCNQSDĐ theo quy định của Thông tư 17/2009/TT-BTNMT 1.1.1.4. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Theo Điều 98, Luật đất đai năm 2013 quy định cụ thể nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [7]. Cụ thể như sau: 1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. 2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. 3. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma 9 Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. 4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ tên vợ và họ tên chồng nếu có yêu cầu. 5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật đất đai năm 2013. 1.1.2. Cơ sở pháp lý về các vấn đề nghiên cứu 1.1.2.1. Nguyên tắc hoạt động đo đạc và bản đồ Theo Điều 4, Nghị định 45 về hoạt động đo đạc và bản đồ năm 2015: - Hoạt động đo đạc và bản đồ phải bảo đảm cung cấp dữ liệu địa lý phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, nâng cao dân trí và thúc đẩy tiến bộ xã hội. - Công trình xây dựng đo đạc là tài sản của Nhà nước, phải được sử dụng và bảo vệ theo quy định của pháp luật. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan