Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng công tác chăm sóc hô hấp người bệnh viêm phổi hậu covid của điều dưỡn...

Tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc hô hấp người bệnh viêm phổi hậu covid của điều dưỡng tại khoa điều trị covid 19 t9b bệnh viện đa khoa thanh nhàn năm 2022

.PDF
53
1
138

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ THÙY THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC HÔ HẤP NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI HẬU COVID CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ COVID 19 - T9B BỆNH VIỆN ĐA KHOA THANH NHÀN NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH – 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN THỊ THÙY THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC HÔ HẤP NGƯỜI BỆNH VIÊM PHỔI HẬU COVID CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ COVID 19 - T9B BỆNH VIỆN ĐA KHOA THANH NHÀN NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn TS.BS. Ngô Huy Hoàng NAM ĐỊNH – 2022 i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp và khóa học này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - Ban Giám hiệu Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, Phòng quản lý đào tạo Sau đại học và quý Thầy / Cô giáo các Khoa / Bộ môn Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình dìu dắt, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. - Ban Giám Đốc Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn, Ban lãnh đạo Khoa điều trị Covid- T9b Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn đã động viên, giúp đỡ hết mình để tôi hoàn thiện được chuyên đề. Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến: - TTND.TS.BS. Ngô Huy Hoàng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi làm chuyên đề, quan tâm giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này. - Xin chân thành cảm ơn tất cả các Bác sỹ, Điều dưỡng, Hộ lý, Người bệnh tại Khoa điều trị Covid- T9b đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện chuyên đề này. - Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ và đã động viên khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề. Nam Định, ngày.....…tháng 08 năm 2022 Người thực hiện chuyên đề Nguyễn Thị Thùy ii LỜI CAM ĐOAN Tên Tôi là Nguyễn Thị Thùy, là học viên chuyên khoa I Điều dưỡng khóa 9 Trường Đại học điều dưỡng Nam Định chuyên ngành điều dưỡng nội người lớn tôi xin cam đoan: 1. Đây là chuyên đề do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TTND.TS. Ngô Huy Hoàng. 2. Công trình này không trùng lập với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố ở Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết này. Người cam đoan Nguyễn Thị Thùy iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ ii DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................. v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 Chương 1 ..................................................................................................................... 4 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4 1.1.1. Định nghĩa điều dưỡng ...................................................................................... 4 1.1.2. Nhiệm vụ của người điều dưỡng......................................................................... 4 1.1.3. Đại cương về viêm phổi hậu Covid..................................................................... 5 1.1.3.2. Triệu chứng ..................................................................................................... 5 1.1.4. Nguyên nhân gây viêm phổi ............................................................................... 7 1.1.5. Chăm sóc người bệnh viêm phổi [6]................................................................. 11 1.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................... 15 1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................... 15 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................... 18 Chương 2 ................................................................................................................... 21 MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ...................................................................... 21 2.1. Thông tin chung về Khoa điều trị Covid 19 - T9b Bệnh viện Thanh Nhàn .......... 21 2.2. Thực trạng công tác chăm sóc hô hấp người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại Khoa Điều trị Covid - T9B Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022 ................................... 21 Chương 3 ................................................................................................................... 28 BÀN LUẬN …………………………………………………………..………………28 3.1 Thông tin về đối tượng nghiên cứu……………………………………….…28 3.2 Liên quan giữa điều dưỡng với kết quả chăm sóc bệnh nhân viêm phổi hậu covid .............................................................................................................................29 iv ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ............................................................................................. 31 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC VIẾT TẮT NB Người bệnh ĐD Điều dưỡng PHCN Phục hồi chức năng BVĐK Bệnh viện đa khoa VPCĐ PHCN Viêm phổi cộng đồng Phục hồi chức năng vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố người bệnh được chăm sóc theo tuổi và giới .......................... 23 Bảng 2.2. Biểu hiện các triệu chứng cơ năng khi vào Khoa ................................. 23 Bảng 2.3. Phân loại mức độ khó thở khi vào Khoa ............................................. 23 Bảng 2.4. Mức độ bệnh dựa trên thông số SPO2 .................................................24 Bảng 2.5. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp lưu thông đường thở của điều dưỡng cho người bệnh viêm phổi ........................................................24 Bảng 2.6. Đánh giá việc theo dõi, đánh giá người bệnh viêm phổi của điều dưỡng.... 25 Bảng 2.7. Đánh giá việc sử dụng thuốc cho người bệnh viêm phổi của điều dưỡng ...25 Bảng 2.8. Đánh giá việc điều dưỡng sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu, PHCN hô hấp cho người bệnh ............................................................................. 25 Bảng 2.9. Đánh giá việc tư vấn, hướng dẫn người bệnh viêm phổi của điều dưỡng ...26 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kiến thức của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh viêm phổi ........... 22 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bước sang năm thứ 3 của đại dịch, khi số lượng người bệnh mắc COVID-19 diễn biến nặng và tử vong giảm, nhưng khắp nơi trên thế giới đối mặt với một thách thức y tế mới, đó là di chứng hậu COVID-19. Hiện nay, nhiều người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh đã gặp các triệu chứng tồn tại dai dẳng, thậm chí phải nhập viện để điều trị. Tại Bệnh viện Thanh Nhàn, số ca đến bệnh viện xin hỗ trợ về y tế và điều trị hậu covid là rất lớn, trung bình một ngày khu khám và điều trị hậu covid tiếp nhận khám, tư vấn 30-40 người bệnh trong 1 ngày và có tới 7-10 người bệnh phải nhập viện, trong đó có tới 4-5 người bệnh bị viêm phổi. Hiện nay, nhiều ý kiến đồng thuận ước tính tỷ lệ mắc hậu COVID-19 là khoảng 10% trong số những người mắc đã mắc COVID-19. Tình trạng người bệnh mắc viêm phổi thêm một thách thức mới. Trước đây, ở Việt Nam viêm phổi là bệnh lý nhiễm khuẩn thường gặp nhất trong các bệnh nhiễm khuẩn trên thực hành lâm sàng, chiếm 12% các bệnh phổi. Viêm phổi hậu covid là là tình trạng bệnh lý xuất hiện ở những người trong tiền sử nhiễm SARSCOVID 2, thường xuất hiện trong vòng 3 tháng sau khi khởi phát covid 19. Nó không liên quan đến thực hành lâm sàng của nhân viên y tế. Tại khoa Hô Hấp bệnh viện Bạch Mai theo thống kê từ 1996-2000: viêm phổi chiếm 9,57%, đứng hàng thứ tư sau các bệnh: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, lao, ung thư phổi [1]. Năm 2014, tỷ lệ mắc viêm phổi ở nước ta là 561/100.000 người dân, đứng hàng thứ hai sau tăng huyết áp, tỷ lệ tử vong do viêm phổi là 1,32/100.000 người dân, đứng hàng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong [2]. Viêm phổi hậu covid đến nay chưa có đánh giá nào cả. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu đưa ra một số cảnh báo nguy cơ, các thống kê chỉ mang tính chất tham khảo. Chính vì vậy nó đưa người bệnh viêm phổi hậu covid vào nhiều trạng thái nghi vấn. Những điểm hạn chế hiện nay trong điều trị người bệnh viêm phổi hậu covid tại bệnh viện là công tác chăm sóc người bệnh chưa được toàn diện. Người thầy thuốc mới chỉ quan tâm đến điều trị bệnh ở giai đoạn cấp, công tác chăm sóc hỗ trợ để cải thiện chức năng hô hấp cho người bệnh cũng như việc cung cấp thông tin về bệnh, truyền thông giáo dục sức khỏe. Công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng là một trong những yếu tố then chốt quyết định hiệu quả điều trị người bệnh mắc bệnh viêm phổi hậu covid. Việc triển khai toàn diện và từng bước chuẩn hóa, chuyên sâu công tác chăm sóc 2 người bệnh mắc bệnh viêm phổi hậu covid là vấn đề cấp thiết. Chính vì vậy với mong muốn nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh viêm phổi tại bệnh viện, chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực trạng công tác chăm sóc hô hấp người bệnh viêm phổi hậu Covid của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn năm 2022” với 2 mục tiêu sau: 3 MỤC TIÊU 1. Mô tả thực trạng công tác chăm sóc hô hấp người bệnh viêm phổi hậu covid của Điều dưỡng tại khoa Điều trị Covid –T9b Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022. 2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc hô hấp người bệnh viêm phổi hậu covid tại Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Định nghĩa điều dưỡng Theo Florence Nightingale, 1860: Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ. 1.1.2. Nhiệm vụ của người điều dưỡng * Theo thông tư 31/2021/TT- BYT ngày 28/12/2021, hướng dẫn điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong các bệnh viện, người điều dưỡng có 9 nhiệm vụ trong công tác chăm sóc người bệnh như sau: - Chăm sóc hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt - Chăm sóc dinh dưỡng - Chăm sóc về giấc ngủ và nghỉ ngơi - Chăm sóc vệ sinh cá nhân - Chăm sóc tinh thần - Thực hiện các quy trình chuyên môn kỹ thuật - Phục hồi chức năng cho người bệnh - Quản lý người bệnh - Truyền thông, giáo dục sức khỏe. * Nguyên tắc thực hành điều dưỡng. Trong công tác chăm sóc người bệnh, Điều dưỡng có nhiệm vụ chăm sóc và đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh về thể chất và tinh thần. Theo học thuyết của Virgina Henderson, người bệnh có 14 nhu cầu cơ bản và nguyên tắc trong thực hành điều dưỡng là hỗ trợ người bệnh đáp ứng các nhu cầu đó: 1. Hỗ trợ NB trong hô hấp 2. Hỗ trợ người bệnh trong ăn uống 3. Hỗ trợ người bệnh trong bài tiết 4. Hỗ trợ người bệnh trong tư thế, vận động: nằm, ngồi, đi đứng 5. Hỗ trợ người bệnh trong ngủ và nghỉ ngơi 6. Hỗ trợ người bệnh trong thay và mặc quân áo 7. Hỗ trợ người bệnh trong duy trì thân nhiệt bình thường 5 8. Hỗ trợ người bệnh vệ sinh cá nhân 9. Hỗ trợ người bệnh tránh những nguy hiểm 10. Hỗ trợ tinh thần người bệnh 11. Hỗ trợ người bệnh lao động, giải trí, rèn luyện thể lực 12. Hỗ trợ người bệnh trong giao tiếp 13. Tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo 14. Giúp NB có kiến thức y học thông tường liên quan đến bệnh tật của họ 1.1.3. Đại cương về viêm phổi hậu Covid COVID-19 là bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi vi rút SARS-CoV-2, bệnh có thể gây tổn thương ở phổi và nhiều cơ quan khác. Đa số những người mắc COVID-19 sẽ hồi phục trong một đến vài tuần tính từ khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, có một số người sau giai đoạn cấp tính vẫn có các triệu chứng kéo dài hoặc có các triệu chứng mới. Một số người không có triệu ở giai đoạn cấp nhưng lại xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở nhiều cơ cơ quan/hệ cơ quan giai đoạn sau 4 tuần kể từ khi nhiễm. Hướng dẫn của Viện Y tế và Chăm sóc sức khỏe Quốc gia Anh (National institute of Health and Care Excellence - NICE) cho thấy:Viêm phổi hậu covid là tình trạng viêm phổi tái phát trên người bệnh sau nhiễm covid từ 1 đến 3 tháng, mà xét nghiệm PCR covid đã cho kết quả âm tính. Viêm phổi hậu covid chính là một viêm phổi cộng đồng xảy ra trên người bệnh ở giai đoạn hậu covid. 1.1.3.1. Khái niệm Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm viêm các tiểu phế quản tận, ống phế nang, túi phế nang và tổ chức kẽ. Nguyên nhân do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm và một số tác nhân nhưng không phải do vi khuẩn lao. Hiện nay là Coronavirus disease 2019 (COVID-19), các vi rút mới cũng được coi là tác nhân gây bệnh quan trọng trong viêm phổi cộng đồng, đặt ra thách thức to lớn trong chẩn đoán và điều trị. 1.1.3.2. Triệu chứng Đặc điểm triệu chứng lâm sàng viêm phổi biểu hiện lâm sàng thay đổi theo tuổi, độ nặng của bệnh và tác nhân gây bệnh. 6 1.1.3.3. Triệu chứng cơ năng: - Ho: Là một triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý NKHHCT. Tuy nhiên ho không đặc hiệu cho một bệnh nhiễm trùng hô hấp riêng biệt nào. Đặc điểm là ho thường dai dẳng, dùng thuốc giảm ho ít hiệu quả [3], [4]. - Sốt: Là phản ứng thường gặp của cơ thể trước nhiễm khuẩn. Có thể sốt từ nhẹ đến rất cao. Sốt có thể liên tục hay dao động. Nhiều trường hợp người bênh sốt cao, rét run trong bệnh cảnh nhiễm trùng nặng [4]. - Khò khè, cò cử: Khi viêm nhiễm, sự tăng tiết đờm rãi kết hợp sự co thắt làm hẹp lòng đường thở, cản trở thông khí, gây ra tiếng khò khè cò cử. - Khạc đờm: Tính chất của đờm dãi có thể thay đổi theo mức độ viêm nhiễm cũng như loại vi sinh vật gâybệnh trực tiếp. Đánh giá tính chất, số lượng, màu sắc, độ quánh dính, mùi của đờm dãi gợi ý cho chẩn đoán nguyên nhân [5]. - Đau ngực: Cần phân biệt đau ngực do thương tổn hệ thống hô hấp hay đau cơ thành ngực, hậu quả của các cơn ho kéo dài, liên tục [4], [5]. - Thở rít: Xuất hiện ở thì hít vào với âm sắc cao. Thở rít là hậu quả của viêm nhiễm, phù nề khu vực thanh khí quản, gây cản trở thông khí. Mặc dù triệu chứng này không gặp thường xuyên, nhưng thở rít là dấu hiệu lâm sàng quan trọng cần nhận biết và theo dõi. - Các triệu chứng rối loạn của các cơ quan khác như thần kinh (kích thích, li bì hay co giật), tiêu hóa (ỉa lỏng, nôn), tim mạch (mạch nhanh) biểu hiện phụ thuộc từng bệnh cảnh cụ thể [7]. 1.1.3.4. Triệu chứng thực thể: - Khó thở: Khó thở có vai trò đặc biệt quan trọng trong điều trị và tiên lượng bệnh. Tình trạng khó thở thể hiện bằng rối loạn nhịp thở. Xu hướng lúc đầu là tăng tần số, sau có thể chậm, không đều rồi ngừng thở. Có thể thở kiểu Cheynes - Stock hay Kussmaul. Khi khó thở, người bệnh co kéo các cơ hô hấp, thể hiện bằng dấu hiệu rút lõm lồng ngực.Người bệnh vật vã, kích thích khi suy thở nặng [5]. - Rối loạn nhịp thở:nhịp thở là thông số thay đổi sớm nhất khi có tổn thương hệ thống hô hấp. Đánh giá tần số thở dựa vào lứa tuổi.Tùy từng mức độ nặng nhẹ của bệnh, nhịp thở có thể nhanh, chậm hay không đều. Khi có cơn ngừng thở là biểu hiện của suy 7 hô hấp nặng [8], [9], [10]. Hay gặp trên lâm sàng là triệu chứng thở nhanh. Thở nhanh ở người bệnh được xác định khi: Người bệnh có nhịp thở ≥ 30 lần/phút; - Rút lõm lồng ngực: là hiện tượng phần dưới của lồng ngực bị lõm vào khi người bệnh hít vào. Nguyên nhân của triệu chứng này là do khi bị tổn thương đường hô hấp, phải thở gắng sức, các cơ hô hấp phải tăng hoạt động co bóp làm lồng ngực bị lõm vào, khi xuất hiện triệu chứng này thì phải nhận định bị viêm phổi nặng . - Tiếng ran ở phổi: Là triệu chứng quan trọng để chẩn đoán VP. Tình trạng viêm tiết dịch ở trong lòng phế nang tạo ra ran ẩm nhỏ hay to hạt. Khi có tình trạng co thắt hay bít tắc đường thở, nghe phổi có ran rít, ran ngáy. Các ran phát hiện được có giá trị lớn trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh [2], [11], [12]. - Tình trạng thông khí phổi: Có thể giảm hay tăng. Thường thông khí tăng ở giai đoạn đầu, thể hiện sự bù trừ, chống đỡ tình trạng suy thở. Sau đó người bệnhhay có hiện tượng giảm thông khí do tắc nghẽn đường thở [13]. 1.1.3.5. Cận lâm sàng - X-quang phổi: Hình ảnh tổn thương là các nốt, đám hay bóng mờ tập trung hay lan toả. Những hình ảnh thâm nhiễm, khí phế thũng, xẹp phổi cũng hay gặp.Đặc biệt Xquang có thể chẩn đoán được nguyên nhân của bệnh như dị vật đường thở bỏ quên có cản quang (tuy hiếm gặp) [14]. - Phương pháp chụp cắt lớp (Tomographie) hoặc chụp cắt lớp điện toán, chụp phế quản có cản quang, chụp hệ thống mạch máu phổi (Angiographic) v.v... có giá trị chẩn đoán nguyên nhân và mức độ tổn thương [3]. Xét nghiệm máu  Công thức máu có tăng số lượng bạch cầu (> 10 Giga/lít), tăng ưu thế tế bào đa nhân trung tính. Hoặc số lượng bạch cầu giảm (< 4,4 Giga/lít). Tốc độ máu lắng tăng.  Dấu ấn viêm: tăng CRP, tăng procalcitonin 1.1.4. Nguyên nhân gây viêm phổi 1.1.4.1. Nguyên nhân trực tiếp Cả vi rút và vi khuẩn đều có thể là nguyên nhân gây viêm phổi. Các nhóm vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumoniae (pneumococcus) hoặc Haemophilu sinfluenzae, thường gặp type b (Hib) và ít gặp hơn là Staphylococcus aureus hoặc một số chủng streptococci. Ngoài ra, chỉ có 8 đến 12 chủng pneumococcus trong rất nhiều 8 chủng này là nguyên nhân hầu hết gây các ca bệnh viêm phổi nhiễm khuẩn, có sự khác biệt có thể khá lớn về chủng mắc bệnh giữa trẻ nhỏ và người lớn, các vị trí địa lý [3], [4]. Tác giả Vuori-Holopainen and Peltola's năm 2001 đưa ra kết luận Virus chiếm 8085% nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em Mỹ. Trong 1 vài nghiên cứu chỉ ra S. pneumoniae và Haemophilu sinfluenzae tương ứng chiếm 13 đến 34% và 14 đến 42.0% các ca viêm phổi nhiễm khuẩn. Nhiều nghiên cứu trước đó của nhiều tác giả như: Adegbola và cộng sự chỉ ra Hib chiếm 5- 11% các ca viêm phổi [14]. Tại các nước phát triển, số lượng ca tử vong do viêm phổi do vi rút chiếm từ 1 - 7,3%, viêm phổi do vi khuẩn chiếm 10 - 14%, và tử vong do mắc đồng thời cả vi rút và vi khuẩn chiếm 16 – 18% [6]. - Vi khuẩn: tùy vào lứa tuổi khác nhau dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn khác nhau, các loại vi khuẩn hay gặp như: phế cầu, liên cầu nhóm B, tụ cầu,.. [3], [4]. - Ký sinh trùng, nấm: thường gặp là nấm Candida albicans gây tưa miệng có thể gây viêm phế quản phổi [3], [4], [14]. - Không do vi sinh: hít, sặc thức ăn dịch vị dị vật dầu hôi hay các quá trình quá mẫn dị ứng do thuốc, chất phóng xạ…cũng có thể gây ra VP [3], [4]. 1.1.4.2. Các yếu tố nguy cơ Nhóm người bệnh nhiễm covid nguy cơ cao bị viêm phổi hậu COVID 19 - Tuổi > 60 - Hút thuốc lá - Nhiều bệnh kèm: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành - Có bệnh hô hấp từ trước: hen, COPD, bệnh phổi kẽ... - Cần oxy liệu pháp tại nhà 1.1.4.3. Chẩn đoán * Chẩn đoán xác định dựa vào: - Hội chứng nhiễm trùng. - Hội chứng đông đặc ở phổi điển hình hoặc không điển hình. - Hội chứng suy hô hấp cấp (có thể có). - X quang phổi 9 * Chẩn đoán nguyên nhân dựa vào: - Diễn biến lâm sàng. - Yếu tố dịch tễ học. - Kết quả xét nghiệm đờm. - Đáp ứng điều trị. * Chẩn đoán phân biệt: - Phế viêm lao: Bệnh cảnh kéo dài, hội chứng nhiễm trùng không rầm rộ, làm các xét nghiệm về lao để phân biệt. - Nhồi máu phổi: Cơ địa có bệnh tim mạch, nằm lâu, có cơn đau ngực đột ngột, dữ dội, khạc huyết nhiều, choáng. - Ung thư phế quản - phổi bội nhiễm: Thương tổn phổi hay lặp đi lặp lại ở một vùng và càng về sau càng nặng dần. - Áp xe phổi giai đoạn đầu. - Viêm màng phổi dựa vào X quang và lâm sàng. - Xẹp phổi: Không có hội chứng nhiễm trùng, âm phế bào mất, không có ran nổ. X quang có hình ảnh xẹp phổi. 1.1.4.4. Điều trị: * Mục tiêu điều trị - Đạt hiệu quả lâm sàng - Giảm tử vong - Tránh kháng thuốc * Nguyên tắc điều trị - Điều trị kháng sinh sớm, đủ liệu trình và theo dõi sát diễn biến của bệnh. - Nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn bệnh tiến triển. - Bù nước và điện giải do sốt cao, ăn uống kém, nôn, tiêu chảy. - Chế độ ăn lỏng, dễ tiêu đảm bảo đủ calo, ăn tăng đạm và các loại vitamin B, C. - Điều trị triệu chứng. * Điều trị cụ thể: - Thuốc hạ sốt: Thuốc hạ sốt thường có tác dụng giảm đau. Có thể dùng Paracetamol hoặc Acetaminophene. 10 - Đảm bảo thông khí: Nếu có suy hô hấp thì cho người bệnh thở ôxy qua sonde mũi 5-10 lít/phút tùy mức độ, (nếu có suy hô hấp mạn thì giảm liều còn 1-2 lít /phút và thở ngắt quảng). - Các thuốc giãn phế quản: Nếu có dấu co thắt phế quản có thể cho thêm Theophylline 100- 200 mg x 3 lần/ngày. - Các loại thuốc giảm ho và long đờm: Nếu ho nhiều có thể dùng Codein 100 mg x 3 lần/ngày. Nếu đờm đặc và khó khạc có thể dùng các loại như Terpin, Benzoat Natri, Eucaylyptin hoặc Acemuc, Exocemuc, Mucosolvon, Rhinathiol 2- 3 gói/ngày hoặc 34 viện/ngày. - Điều trị nguyên nhân: Là điều trị chính để giải quyết nguyên nhân gây bệnh. Kháng sinh sử dụng sớm, đúng loại, đủ liều, dựa vào kháng sinh đồ; khi chưa có kháng sinh đồ thì dựa vào yếu tố dịch tễ, diễn tiến lâm sàng của bệnh, kinh nghiệm của thầy thuốc, thể trạng người bệnh và phải theo dõi đáp ứng điều trị để có hướng xử trí kịp thời. * Các biện pháp theo dõi, chăm sóc và điều trị chung - Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm bảo thông thoáng, có thể sử dụng hệ thống lọc không khí hoặc các biện pháp khử trùng phòng bệnh khác như đèn cực tím (nếu có). - Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, xúc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường. - Giữ ấm - Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải. - Thận trọng khi truyền dịch cho NB viêm phổi nhưng không có dấu hiệu sốc. - Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng, bổ xung vitamin nếu cần thiết. Với các NB nặng - nguy kịch, áp dụng khuyến cáo về dinh dưỡng của Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc. - Hạ sốt nếu sốt cao. - Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết. - Đánh giá, điều trị, tiên lượng các tình trạng bệnh lý mãn tính kèm theo. - Tư vấn, hỗ trợ tâm lý, động viên NB. - Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng, tiến triển của tổn thương phổi trên phim X-quang và/hoặc chụp CT phổi. 11 - Có các phương tiện chuẩn bị sẵn sàng nếu người bệnh trở nặng. * Các biện pháp dự phòng chung - Điều trị triệt để các ổ nhiễm khuẩn vùng tai mũi họng, răng miệng. - Điều trị quản lý tốt bệnh lý nền của người bệnh: Đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh gan thận mạn tính. - Loại bỏ những kích thích có hại: thuốc lá, thuốc lào, bia rượu. - Phục hồi chức năng phổi - Gây miễn dịch bằng tiêm chủng vacxin chống virus, vi khuẩn 1.1.5. Chăm sóc người bệnh viêm phổi [7] 1.1.5.1. Nhận định người bệnh: (nhận định đầy đủ và toàn diện) * Hỏi bệnh: - Người bệnh khỏi covid cách đây bao lâu - Hình thức của khởi phát bệnh như thế nào? - Khai thác tiền sử: Trước đây người bệnh có bị mắc các bệnh đường hô hấp không? Các thuốc đã sử dụng? Các yếu tố nguy cơ: có nghiện rượu và hút thuốc lá không? *Toàn thân: Bệnh lý hiện tại của người bệnh được biểu hiện như thế nào? + Mạch; + Nhiệt độ; Cơn rét run, tính chất thời gian kéo dài của cơn rét run, mức độ sốt + Nhịp thở (SpO2);  Tâm thần kinh: Bình thường/ Kích thích, vật vã/ Li bì khó đánh thức.  Đau ngực: Tính chất đau, kèm theo khó thở không? Mệt mỏi? Ăn uống như thế nào? * Triệu chứng hô hấp: + Tình trạng ho: Thời điểm, tần suất, tính chất, + Tình trạng tím tái: Tím ngoại vi/ Tím trung ương/ Tím vùng mặt/ Tím thân mình. + Đặc điểm đờm mũi họng: Màu sắc/ Tính chất. + Tính chất nhịp thở, tần số thở; + Rút lõng lồng ngực; + Ran phổi. * Thăm khám để phát hiện các triệu chứng và biến chứng của bệnh:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan