Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp v...

Tài liệu Thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

.PDF
82
430
58

Mô tả:

ÂAÛI HOÜC HUÃÚ TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC KINH TÃÚ KHOA KINH TÃÚ VAÌ PHAÏT TRIÃØN .....  ..... KHOÏA LUÁÛN TÄÚT NGHIÃÛP ÂAÛI HOÜC THÆÛC TRAÛNG CHO VAY VÄÚN ÂÄÚI VÅÏI HÄÜ NÄNG DÁN CUÍA CHI NHAÏNH NGÁN HAÌNG NÄNG NGHIÃÛP VAÌ PHAÏT TRIÃØN NÄNG THÄN THË XAÎ HÆÅNG THUÍY, TÈNH THÆÌA THIÃN HUÃÚ Sinh viãn thæûc hiãûn: NGUYÃÙN THË DIÃÛU HÆÅNG Låïp: K42A – KTNN Giaïo viãn hæåïng dáùn: ThS. Nguyãùn Ngoüc Cháu Khoïa hoüc 2008 - 2012 i Khóa luận tốt nghiệp Để hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn qúy thầy cô đã truyền đạt kiến thức bổ ích, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Kinh tế Huế. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Th.S Nguyễn Ngọc Châu đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Xin gởi lời cảm ơn đến Ban Lãnh Đạo cùng toàn thể quý anh chị ở Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Hương Thủy đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu cần thiết và hỗ trợ những kiến thức thực tế cho tôi trong suốt quá trình thực tập. Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn quan tâm, động Nguyễn Thị Diệu Hương ii Khóa luận tốt nghiệp viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận thực tập này. Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô giáo, và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Diệu Hương Nguyễn Thị Diệu Hương iii Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU................................................vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ....................................................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ...........................................................................................x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................4 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................................4 1.1. Lý luận chung về Ngân hàng thương mại ................................................................4 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại ........................................................................4 1.1.2. Chức năng Ngân hàng thương mại........................................................................5 1.1.3. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ..........................6 1.1.4. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại................................................6 1.2. Lý luận chung về tín dụng và tín dụng Ngân hàng thương mại ...............................7 1.2.1. Khái niệm tín dụng ................................................................................................7 1.2.2. Phân loại tín dụng ..................................................................................................7 1.2.3. Sự cần thiết của hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại..........................9 1.3. Lý luận chung về hộ nông dân ...............................................................................11 1.3.1. Khái niệm hộ nông dân........................................................................................11 1.3.2. Vai trò của hộ nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn......................12 1.4. Tín dụng ngân hàng với sự phát triển kinh tế hộ nông dân ...................................13 1.4.1. Đặc điểm của tín dụng nông nghiệp ....................................................................13 1.4.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của kinh tế hộ nông dân...14 1.4.3. Hình thức và các loại cho vay đối với hộ nông dân ...........................................14 Nguyễn Thị Diệu Hương iv Khóa luận tốt nghiệp 1.4.3.1. Các loại cho vay đến hộ nông dân....................................................................14 1.4.3.2. Hình thức tín dụng ngân hàng cho vay đến hộ nông dân .................................15 1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả cho vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ......................................................................................17 B. CƠ SỞ THỰC TIỄN.................................................................................................19 1. Những kết quả đạt được của NHNN & PTNT Việt Nam .........................................19 2. Những kết quả đạt được của NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy ..........................19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...............................................................................................................................21 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CHI NHÁNH NHNNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY ............................................................................................................................21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy.....21 2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy ........................22 2.1.2.1. Tổ chức bộ máy của NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy ..............................22 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban .........................................................23 2.1.3. Tình hình lao động của chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy............24 2.1.4. Tình hình huy động vốn tại chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy .....26 2.1.5. Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy ......30 2.2. TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN ...............................................................34 2.2.1. Phương thức cho vay ...........................................................................................34 2.2.2. Điều kiện và quy trình xét duyệt cho vay vốn đối với hộ nông dân ...................35 2.2.2.1. Điều kiện cho vay.............................................................................................35 2.2.2.2. Quy trình xét duyệt cho vay đối với hộ nông dân ............................................35 2.2.2.3. Thời gian vay, mức cho vay và lãi suất cho vay của NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy...................................................................................................................37 2.3. THỰC TRẠNG CHO VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NÔNG DÂN CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY...................................................38 Nguyễn Thị Diệu Hương v Khóa luận tốt nghiệp 2.3.1. Doanh số cho vay đối với hộ nông dân của chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy...................................................................................................................38 2.3.2. Doanh số thu nợ đối với hộ nông dân của chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy...................................................................................................................41 2.3.3. Dư nợ và nợ quá hạn đối với hộ nông dân tại chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy...................................................................................................................43 2.3.4. Thực trạng nợ quá hạn của hộ nông dân tại chi nhánh NHNN&PTNT thị xã Hương Thủy...................................................................................................................47 2.4. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY ..................................................................49 2.5. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘ NÔNG DÂN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY...................................................52 2.6 NHỮNG TỒN TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN HỘ NÔNG DÂN TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY...........................................55 2.6.1. Về phía chi nhánh ngân hàng thị xã ....................................................................55 2.6.2. Về phía hộ nông dân cho vay vốn .......................................................................57 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP .....................................................58 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG: ......................................................................................58 3.2. GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO HỘ NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY ............................................................................................................................60 3.2.1. Về phía Ngân hàng ..............................................................................................60 3.2.1.1. Tăng cường hoạt động Marketing ....................................................................60 3.2.1.2. Về hoạt động huy động vốn..............................................................................60 3.2.1.3. Chính sách về hoạt động cho vay ....................................................................62 3.2.1.4. Giải pháp nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên..................................64 3.2.2. Giải pháp về phía hộ nông dân ............................................................................65 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................66 1. KẾT LUẬN ...............................................................................................................66 2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................67 Nguyễn Thị Diệu Hương vi Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BGĐ Ban giám đốc CBTD Cán bộ tín dụng CC Cơ cấu CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa DNQH Dư nợ quá hạn DSCV Doanh số cho vay DSTN Doanh số thu nợ ĐVT Đơn vị tính HND Hộ nông dân HSX Hộ sản xuất LĐ Lao động NHNN & PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương SXKD Sản xuất kinh doanh TD Tín dụng Tr.đ Triệu đồng TSCĐ Tài sản cố định UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa Nguyễn Thị Diệu Hương vii Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ 1: Phương pháp cho vay trực tiếp .......................................................................15 Sơ đồ 2: Phương thức cho vay trực tiếp có sự tham gia của bên cung ứng ..................16 Sơ đồ 3: Phương thức cho vay trực tiếp có sự tham gia của bên bao tiêu ....................16 Sơ đồ 4: Cho HND vay qua tổ chức trung gian.............................................................16 Sơ đồ 5: Mô hình quan hệ tín dụng theo tổ hợp tác vay vốn.........................................17 Sơ đồ 6: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy.............22 Sơ đồ 7: Quy trình xét duyệt cho vay đối với Khách hàng ...........................................36 Nguyễn Thị Diệu Hương viii Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tình hình lao động của chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy qua 3 năm 2009 – 2011 ...........................................................................................................25 Bảng 2: Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy qua giai đoạn 2009 – 2011.............................................................................................28 Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy qua 3 năm 2009 – 2011 ........................................................................................................31 Bảng 4: Doanh số cho vay đối với hộ nông dân của chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy qua 3 năm 2009 – 2011............................................................................40 Bảng 5: Doanh số thu nợ đối với hộ nông dân tại chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy qua 3 năm 2009 – 2011............................................................................42 Bảng 6: Dư nợ và nợ quá hạn của hộ nông dân tại chi nhánh NHNN&PTNT thị xã Hương Thủy qua 3 năm 2009 – 2011............................................................................45 Bảng 7: Dư nợ quá hạn của hộ nông dân tại chi nhánh NHNN&PTNN thị xã Hương Thủy qua 3 năm 2009 – 2011 ........................................................................................48 Bảng 8: Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy qua 3 năm 2009 – 2011 ........................................................................................50 Bảng 9: Thông tin ý kiến khách hàng về quy định vay tại Ngân hàng NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy.........................................................................................................54 Nguyễn Thị Diệu Hương ix Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Thủy, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 1. Mục đích chính của đề tài: - Hệ thống hóa lý luận chung về tín dụng nông nghiệp, nông thôn, kinh tế hộ và vai trò của hộ nông dân trong kinh tế thị trường. - Tìm hiểu về tình hình cho vay tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Thủy. - Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại chi nhánh. 2. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp duy vật biện chứng - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu - Phương pháp chuyên gia – chuyên khảo 3. Kết quả đạt được: - Có cái nhìn tổng quát về vai trò của tín dụng Ngân hàng trong đời sống cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân. - Nắm rõ được tình hình cho vay vốn của các hộ nông dân trên địa bàn thị xã Hương Thủy. - Tổng kết được kết quả hoạt động cho vay hộ nông dân tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Thủy. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn vay tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Thủy. Nguyễn Thị Diệu Hương x Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, Việt Nam đã có những bước biến đổi hết sức sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, trong đó đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn được coi là những bước ngoặt lớn trong nền kinh tế hội nhập của nước ta. Từ một nước có nền nông nghiệp kém phát triển, thiếu lương thực, đến hiện nay, Việt Nam là một trong những nước đứng hàng đầu về xuất khẩu lương thực. Có được kết quả này là có sự đóng góp đáng kể của kinh tế hộ gia đình. Điều này đã chứng mình đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta là phát triển kinh tế hộ sản xuất, trong đó trọng tâm là hộ nông dân sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng của nền kinh tế. Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thị trường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoại hối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán ... Với xu thế hội nhập hiện nay, vấn đề về vốn dùng để sản xuất, kinh doanh cho các hộ gia đình cũng như các tổ chức kinh tế là rất cần thiết. Thấy được những nhu cầu đó của người dân, hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đẩy mạnh tiếp cận với mọi đối tượng có nhu cầu vay vốn, giải ngân giúp họ có kế hoạch sản xuất, kinh doanh hợp lí, nhằm thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cùng với xu hướng phát triển chung của NHNN & PTNT Việt Nam, Chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy cũng dần trở thành một chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển của kinh tế trên địa bàn thị xã. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn của tất cả các đối tượng vay trên toàn thị xã, NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy đã thực hiện nhiều chương trình tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng vay vốn yên tâm sản xuất. Nguồn vốn Ngân hàng đã đến tận tay các đối tượng; hỗ trợ và giúp đỡ họ mạnh dạn đầu tư sản xuất, đặc biệt là đối với các hộ nông dân nghèo, giúp họ có điều kiện Nguyễn Thị Diệu Hương 1 Khóa luận tốt nghiệp vươn lên vượt qua nghèo đói. Tuy nhiên, hiện nay chính sách tín dụng tại hệ thống Ngân hàng nông nghiệp nói chung và Chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập đến từ cả hai phía: nguồn cho vay - hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, và người vay. Đây là một vấn đề cần phải được nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện và tìm ra giải pháp cho sự phát triển trong thời gian tới. Xuất phát từ yêu cầu đó, kết hợp với những kiến thức đã được học và những kiến thức thực tế có được trong thời gian thực tập tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Thủy tôi quyết định chọn đề tài: “Thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm để tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu đề tài này, tôi muốn hệ thống hoá một số lí luận về tín dụng Ngân hàng của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tìm hiểu thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân tại Chi nhánh NHNN & PTNT thị xã Hương Thủy; Từ đó, biết được những thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh; Trên cơ sở đó có thể đề ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn để cho đồng vốn Ngân hàng hoạt động ngày càng mạnh, nhanh, an toàn và hiệu quả hơn. 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp: - Phương pháp thu thập số liệu: + Chọn địa điểm điều tra: thị xã Hương Thủy + Chọn mẫu điều tra: 30 hộ nông dân + Thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp: thu thập các thông tin về thực trạng và định hướng phát triển về cho vay vốn đối với hộ nông dân của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu sơ cấp: thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra thực tế các hộ nông dân ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp điều tra là phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân. Thông tin thu thập từ các hộ điều tra là các số liệu Nguyễn Thị Diệu Hương 2 Khóa luận tốt nghiệp và các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động tín dụng của hộ nông dân cũng như tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Thủy năm 2012. - Phương pháp duy vật biện chứng: Được sử dụng làm cơ sở phương pháp luận của đề tài. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Trên cơ sở thu thập, phân tích, và xử lí số liệu để đánh giá được tình hình thực trạng để từ đó đưa ra những kết luận biện chứng và khoa học. - Phương pháp chuyên gia – chuyên khảo: tham khảo ý kiến các cán bộ Ngân hàng để hoàn thiện các nội dung liên quan đến khóa luận. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu vấn đề về thực trạng cho vay vốn đối với hộ nông dân ở chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Hương Thủy.  Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng trong 3 năm ( 2009 – 2011). Nguyễn Thị Diệu Hương 3 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lý luận chung về Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (Commercial Bank) đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế trang trại. Sự phát triển hệ thống Ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất của nó - kinh tế thị trường - thì Ngân hàng thương mại ngày càng được hoàn thiện hơn và trở thành nhưng định chế tài chính không thể thiếu được. Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và là phương tiện thanh toán. Điều 20 luật các tổ chức tín dụng (luật số 02/1997/QH10) chỉ rõ: ''Ngân hàng là loại tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan''. Như vậy có thể nói Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế. Vậy ta có thể thâu tóm bản chất của Ngân hàng thương mại qua các điểm sau: - Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh tế. - Ngân hàng thương mại họat động mang tính chất kinh doanh. - Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nguyễn Thị Diệu Hương 4 Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2. Chức năng Ngân hàng thương mại  Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tín dụng: Điều này được thể hiện qua hai mặt sau: - Ngân hàng thương mại là người đứng ra huy động vốn bằng tiền trong nền kinh tế bao gồm tiền gửi của các tổ chức, đơn vị xã hội, các cá nhân... - Ngân hàng sử dụng vốn đó để cung cấp tín dụng cho các đơn vị cá nhân trong xã hội. Với chức năng này thì hầu như nguồn vốn bằng tiền của xã hội tập trung vào hệ thống Ngân hàng, từ đó lại tái phân phối để chuyển hoá số vốn bằng tiền thành vốn sản xuất kinh doanh, biến vốn thành tiền từ phương tiện giao dịch mua sắm thành các yếu tố sản xuất. Vì vậy đây là chức năng cơ bản và quan trọng của Ngân hàng thương mại.  Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán: Ngân hàng thương mại đứng ra để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các đơn vị với nhau, giữa đơn vị với cá nhân và giữa các cá nhân với nhau. Khi thực hiện chức năng thanh toán người ta xem Ngân hàng thương mại như một phòng thanh toán đặc biệt của xã hội. Thực hiện chức năng này Ngân hàng thương mại sử dụng các công cụ truyền thống và riêng có của mình: thẻ tín dụng, giấy chuyển tiền, séc...  Chức năng cung cấp dịch vụ Ngân hàng: Trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, Nhà nước có những điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp. Vì vậy nhà nước có thể làm tư vấn tài chính, đầu tư chiết khấu, làm đại lí phát hành cổ phiếu...để nhận tiền hoa hồng, vừa tiết kiệm chi phí vừa đạt hiệu quả cao. Còn trong quá trình tham gia thị trường tiền tệ thì Ngân hàng thương mại đơn thuần là doanh nghiệp kinh doanh để thu lợi.  Chức năng tạo tiền tệ: Ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay trên số tiền gửi đó Ngân hàng thương mại còn có chức năng tạo tiền khi phát tín dụng, nghĩa là vốn tín dụng phát ra không nhất thiết dựa trên vàng hay tiền giấy đã gửi vào Nhà nước, tiền vay không là cơ sở của số tiền gửi mà khoản tín dụng đó do nhà nước tạo ra tiền để cho vay gọi là tiền bút tệ hay Nguyễn Thị Diệu Hương 5 Khóa luận tốt nghiệp tiền bút toán hoặc tiền ghi sổ. Khi hết hạn vay người vay trả nợ Ngân hàng, tiền bị huỷ bỏ.  Chức năng trung gian trong việc thực hiện các chính sách kinh tế quốc gia: Mặc dù hệ thống Ngân hàng thương mại mang tính chất độc lập nhưng nó luôn chịu sự quản lí chặt chẽ của Ngân hàng trung ương về các mặt, đặc biệt là luôn tuân theo các quyết định của Ngân hàng trung ương về việc thực hiện các chính sách tiền tệ. - Để gia tăng tốc độ phát triển kinh tế, tín dụng phát ra từ Ngân hàng thương mại phải mang lại hiệu quả. Việc thu hút vốn nước ngoài thông qua các Ngân hàng thương mại cũng được sử dụng đúng mục đích, yêu cầu của nền kinh tế. - Tín dụng Ngân hàng thương mại trên cơ sở cho vay mở rộng sản xuất, phát triển nghành nghề, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Ngân hàng thương mại cũng như các loại ngân hàng khác sử dụng công cụ của mình để điều hoà khối lượng tiền tệ trong lưu thông nhằm ổn định giá trị đồng tiền cả về mặt đối nội cũng như đối ngoại. 1.1.3. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trong vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn. 1.1.4. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại  Hoạt động huy động vốn: Đây là hoạt động chủ yếu để tạo nên nguồn vốn kinh doanh cho Ngân hàng, nguồn vốn Ngân hàng có được là do tự huy động và nguồn vốn cấp trên uỷ thác xuống.  Hoạt động cho vay: Từ nguồn vốn huy động được, Ngân hàng thương mại đem cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống ổn định và thu một khoản lợi nhuận nhất định về cho Ngân hàng.  Các hoạt động khác - Góp vốn và mua cổ phần. - Tham gia thị trường tiền tệ. Nguyễn Thị Diệu Hương 6 Khóa luận tốt nghiệp - Kinh doanh ngoại hối. - Ủy thác và nhận ủy thác. - Cung ứng dịch vụ bảo hiểm. - Tư vấn tài chính. - Bảo quản vật quý giá. 1.2. Lý luận chung về tín dụng và tín dụng Ngân hàng thương mại 1.2.1. Khái niệm tín dụng Với nhiều ngôn từ khác nhau của nhiều nhà kinh tế học dẫn đến có nhiều khái niệm về tín dụng khác nhau. Tuy nhiên, trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của Ngân hàng thì: ''Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng và sau đó hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn''. Đối với Ngân hàng thương mại, tín dụng có nghĩa là sự cho vay hay ứng trước tiền do Ngân hàng thực hiện. Theo điều 20 của luật các tổ chức tín dụng công bố ngày 26/11/1997 có giá trị hiệu lực từ ngày 01/01/1998, cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh Ngân hàng và các nghiệp vụ khác. Tín dụng Ngân hàng là những quan hệ tín dụng mà trong đó ít nhất một chủ thể tham gia và có quan hệ tín dụng đó là Ngân hàng. 1.2.2. Phân loại tín dụng Khi nền kinh tế càng phát triển thì quan hệ tín dụng càng đa dạng, theo các tiêu thức khác nhau người ta phân ra các loại tín dụng khác nhau:  Căn cứ vào thời hạn cho vay, có thể chia tín dụng Ngân hàng thành 3 loại: - Tín dụng ngắn hạn: Là tín dụng có thời hạn dưới 1 năm, tín dụng ngắn hạn dùng để bổ sung tạm thời sự thiếu hụt về vốn lưu động của các xí nghiệp, cá nhân chưa đến hạn thu nhập nhưng cần vốn để thanh toán nợ, dự trữ hàng hoá. Đối với NHNN & PTNT thì tín dụng ngắn hạn là loại cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống. Nguyễn Thị Diệu Hương 7 Khóa luận tốt nghiệp - Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm, thường được sử dụng mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng qui mô sản xuất... - Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Đối tượng của tín dụng dài hạn là đầu tư để xây dựng các xí nghiệp mới, cải tiến và mở rộng sản xuất với qui mô lớn hơn.  Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, tín dụng được chia làm 2 loại: - Tín dụng sản xuất: với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp để mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại dịch vụ... - Tín dụng tiêu dùng: Dùng để đáp ứng nhu cầu cá nhân.  Căn cứ vào phương thức cho vay, tín dụng chia làm các loại sau: - Phương thức cho vay từng lần: là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNN & PTNT Việt Nam đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. - Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương thức cho vay mà NHNN & PTNT Việt Nam và khách hàng xác định và thoả thuận 1 hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. - Phương thức cho vay theo dự án đầu tư: là phương thức cho vay vốn để khách hàng thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống. - Phương thức cho vay trả góp: là phương thức cho vay mà NHNN & PTNT Việt Nam và khách hàng xác định và thoả thuận số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Hợp đồng tín dụng phải ghi rõ: các kỳ hạn trả nợ, số tiền trả nợ ở mỗi kỳ hạn gồm cả gốc và lãi. - Phương thức cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NHNN & PTNT Việt Nam chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt tại đại lý của NHNN & PTNT Việt Nam. Nguyễn Thị Diệu Hương 8 Khóa luận tốt nghiệp - Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: NHNN & PTNT Việt Nam cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tư cho dự án. - Phương thức cho vay hợp vốn (đồng tài trợ): là phương thức cho vay mà NHNN & PTNT Việt Nam cùng cho vay trong một nhóm các TCTD đối với một dự án hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó NHNN & PTNT Việt Nam hoặc một TCTD đứng ra làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các TCTD khác. - Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi: NHNN & PTNT Việt Nam thoả thuận bằng văn bản cho phép khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của chính phủ và NHNN VN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. - Phương thức cho vay lưu vụ. - Phương thức cho vay ưu đãi và cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch nhà nước. - Phương thức cho vay theo uỷ thác.  Căn cứ vào mức độ tín nhiệm, tín dụng được chia làm 2 loại: - Tín dụng có đảm bảo: được áp dụng với những khách hàng có năng lực tài chính không đảm bảo, hiệu quả kinh doanh thấp, ít có quan hệ với Ngân hàng. Khi cho vay Ngân hàng yêu cầu phải có tài sản thế chấp, mục đích là để đề phòng khi gặp rủi ro khách hàng không trả được nợ, khi đó Ngân hàng được phép phát mại tài sản để thu hồi nợ. - Tín dụng không có đảm bảo: áp dụng đối với những khách hàng có năng lực tài chính đảm bảo, kinh doanh hiệu quả, thường xuyên có quan hệ với Ngân hàng. Khi vay vốn không cần phải có tài sản thế chấp. 1.2.3. Sự cần thiết của hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Trong thời kỳ quá độ từ Chủ nghĩa tư bản lên Chủ nghĩa xã hội, vai trò của tín dụng ngân hàng ngày càng có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở tạo vốn của các thành phần kinh tế, được thể hiện thông qua một số vai trò chính sau: - Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản nhất của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Cả hai mặt hoạt động chủ yếu của tín dụng là đi vay và cho vay, đặc biệt là Nguyễn Thị Diệu Hương 9 Khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho vay có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của ngân hàng nói riêng. Tín dụng góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa phát triển: Ngân hàng hoạt động vốn nhàn rỗi trong dân thông qua tiền gửi tiết kiệm rồi cho lại hộ sản xuất và các đơn vị kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho người dân trong việc sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy, Ngân hàng giúp họ quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, không bị gián đoạn do thiếu vốn đầu tư. Như vậy tín dụng đóng vai trò là cầu nối giữa đầu tư và tiết kiệm, nó vừa là công cụ tích tụ vốn, vừa là nguồn cung ứng cho đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. - Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn Tín dụng giữ vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như các hộ nông dân. Đôi khi các doanh nghiệp đã lập ra được kế hoạch kinh doanh có hiệu quả nhưng do thiếu vốn nên chưa thực hiện được kế hoạch, nhờ có tín dụng ngân hàng mà họ có thể bắt tay vào việc sản xuất kinh doanh của mình, nếu việc sản xuất kinh doanh của họ có hiệu quả thì không những mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn đóng góp một phần cho xã hội ngày càng phát triển, đất nước giàu đẹp. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp đều muốn khuyếch trương lợi nhuận, do đó, cần phải có số vốn lớn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nếu doanh nghiệp dùng vốn tự có để tích lũy dần phải có thời gian dài, mặt khác nếu doanh nghiệp sử dụng vốn tự có có khi lại bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, làm cho quá trình tích tụ vốn tốn nhiều thời gian hơn. Nhưng nếu nhờ nguồn vốn tín dụng doanh nghiệp có ngay một số vốn rất lớn để tận dụng cơ hội kinh doanh đó. Do đó, tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp càng lớn càng uy tín, khả năng vay vốn càng lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp nhỏ phải nhanh chóng liên kết và sáp nhập lại với nhau để trở thành doanh nghiệp lớn. Vậy tín dụng góp phần thúc đẩy vốn, tín dụng giữ vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp cũng như đối với các hộ nông dân. - Tín dụng góp phần làm giảm chi phí lưu thông Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm, ổn định xã hội. Khi doanh nghiệp vay vốn để sản xuất kinh doanh thì tất yếu sẽ thuê mướn một đội ngũ công nhân để phục vụ cho doanh nghiệp của mình. Từ đó, đã tạo công ăn việc làm cho Nguyễn Thị Diệu Hương 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan