Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực trạng chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện t...

Tài liệu Thực trạng chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện thanh nhàn năm 2022

.PDF
62
1
104

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN VĂN THƯỞNG THỰC TRẠNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2022 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP NAM ĐỊNH, 2022 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH NGUYỄN VĂN THƯỞNG THỰC TRẠNG CHĂM SÓC BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2022 Chuyên ngành: Nội người lớn BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS Trần Văn Long NAM ĐỊNH, 2022 i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành chuyên đề này. Đặc biệt, với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc của người học trò, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy giáo Ts. Trần Văn Long, Trưởng phòng đào tạo sau đại họcngười Thầy kính mến đã dạy dỗ, tận tình chỉ bảo, định hướng và giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ nhân viên khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Thanh Nhàn cùng 52 bệnh nhân tham gia nghiên cứu đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề. Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh dành cho tôi mọi sự động viên, khích lệ và hỗ trợ để tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày20 tháng 07 năm 2022 Học viên Nguyễn Văn Thưởng ii LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Nguyễn Văn Thưởng- Học viên lớp chuyên khoa 1, khóa 9 chuyên nghành Điều dưỡng Nội người lớn - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Tôi xin cam đoan chuyên đề “Thực trạng chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022” do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả nội dung trong bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm Tác giả Nguyễn Văn Thưởng iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................. Error! Bookmark not defined. LỜI CAM ĐOAN........................................................ Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................. Error! Bookmark not defined.v DANH MỤC BẢNG ................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................. Error! Bookmark not defined.i ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3 1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................................................... 3 1.1.1. Đột quỵ ........................................................................................................................................... 3 1.1.2. Đột quỵ nhồi máu não .................................................................................................................... 3 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................................ 14 1.2.1. Vai trò của chăm sóc và phục hồi chức năng sau đột quỵ ............................................................ 14 1.2.2. Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân đột quỵ ......................................................... 15 1.2.3. Các nghiên cứu về chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não ................................................................... 17 CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 19 2.1. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh nhồi máu não tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Thanh Nhàn ............................................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về bệnh viện Thanh Nhàn, Khoa Hồi sức tích cực ......................................... 19 2.1.3. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh nhồi máu não tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Thanh Nhàn ............................................................................................................................................ 20 2.1.3.1. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu ........................................................... 20 2.1.3.2. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................................... 26 2.2. Các vấn đề còn tồn tại ..................................................................................................................... 36 2.3. Nguyên nhân ................................................................................................................................... 37 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP .................................................................. i 3.1. Đối với bệnh viện, khoa Hồi sức tích cực và nhân viên y tế ..............................................................i 3.2. Đối với người bệnh đột quỵ ...............................................................................................................i KẾT LUẬN ............................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASA Hội đột quỵ Hoa Kỳ NMN Nhồi máu não MRI Chụp cộng hưởng từ PHCN Phục hồi chức năng WHO Tổ chức Y tế thế giới v DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thang điểm Barthel…………………….………………………………………..…12 Bảng1.2. Thang mRankin………………………………………………………………..14 điểm Bảng1.3. Thang điểm đột quỵNIHSS…………………………………………………………15 Bảng 1.4. Thang điểm đánh giá tinh thần MMSE…………..………………………………17 Bảng 2. 1. Biến số nghiên cứu.................................................................................. 215 Bảng 3. 1. Đặc điểm tuổi và giới của bệnh nhân n=52)…………………………………...33 Bảng 3. 2. Đặc điểm trình độ học vấn của bệnh nhân (n=52) .................................... 33 Bảng 3. 3. Đặc điểm chung sống hàng ngày của người bệnh (n=52) ......................... 33 Bảng 3. 4. Đặc điểm bệnh nội khoa của bệnh nhân (n=52) ........................................ 34 Bảng 3. 5. Đặc điểm tiền sử bệnh ngoại khoa của bệnh nhân (n=52)......................... 34 Bảng 3. 6. Đặc điểm thời gian khởi phát của bệnh nhân (n=52) ................................ 35 Bảng 3. 7. Đặc điểm chỉ số BMI của bệnh nhân (n=52) ............................................. 35 Bảng 3. 8. Điểm đánh giá đột quỵ NIHSS của bệnh nhân thời điểm nhập viện (n=52) ....................................................................................................................... 36 Bảng 3. 9. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân (n=52) ............................. 36 Bảng 3. 10. Đánh giá hoạt động tư vấn – giáo dục sức khỏe (n=52) .......................... 40 Bảng 3. 11. Đánh giá hoạt động chăm sóc chung (n=52) .......................................... 41 Bảng 3. 12. Mức độ hài lòng của người bệnh/ người nhà người bệnh (n=52) ............ 41 Bảng 3. 13. Liên quan giữa tuổi và kết quả chăm sóc (n=52) .................................... 42 Bảng 3. 14. Liên quan giữa giới và kết quả chăm sóc (n=52) .................................... 42 Bảng 3. 15. Liên quan giữa yếu tố nguy cơ và kết quả chăm sóc (n=52) .................... 43 Bảng 3. 16. Liên quan giữa điểm đột quỵ NIHSS và kết quả chăm sóc (n=52) ........... 44 Bảng 3. 17. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc (n=52) ............................. 44 vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3. 1. Sự thay đổi dấu hiệu sinh tồn (n=52) .................................................... 38 Biểu đồ 3. 2. Điểm Barthel sau 24 giờ nhập viện (n=42) ........................................... 39 Biểu đồ 3. 3. Điểm mRankin của người bệnh sau 24 giờ (n=42) ................................ 40 Biểu đồ 3. 4. Điểm MMSE của người bệnh sau 24 giờ (n=42) ................................... 41 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ não là một trong các nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu trong các nguyên nhân tim mạch [1,2]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đột quỵ não hiện nay là nguyên nhân phổ biến đứng thứ hai sau bệnh tim, mỗi năm có khoảng 5,5 triệu người chết do tình trạng này. Hiện nay có khoảng 80 triệu người bị đột quỵ, năm 2016: tỷ lệ mới mắc 9,5 triệu người, năm 2017 đã có 2,7 triệu người chết do đột quỵ [3].Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng 82-92% đột quỵ là nhồi máu não (NMN). NMN xảy ra khi mạch máu não bị tắc, gây hoại tử mô não vùng tưới máu tương ứng. Bệnh NMN xảy ra khi một động mạch não bị tắc làm ngừng trệ sự tưới máu và cung cấp ô-xy cho vùng não bị động mạch đó chi phối dẫn đến các tế bào não bị hủy hoại và chết. Nếu quá trình thiếu máu này không được tái hồi phục nhanh chóng, các tế bào não đó sẽ chết vĩnh viễn [4]. Theo Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, khoảng 15% bệnh nhân bị đột quỵ có độ tuổi trong khoảng từ 18 tới 45 tuổi, tăng hơn 40% trong vòng 10 năm qua. [5]. Đột quỵ não là một vấn đề quan tâm lớn của toàn cầu, nhưng gánh nặng do đột quỵ não đặc biệt nghiêm trọng ở châu Á, một khu vực hiện nay có tỷ lệ già hóa nhanh chóng, số ca mắc đột quỵ não cũng tăng lên, nhu cầu gia tăng lực lượng chăm sóc điều dưỡng, thời gian chăm sóc dài hạn, tốn kém về kinh tế[3]. Ở Việt Nam, tỷ lệ người bị đột quỵ ngày càng gia tăng từ 200/100.00 người/năm (1990) lên đến 250/100.000 người/năm (2010). Mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm 200.000 ca mắc mới đột quỵ và 11.000 tử vong do đột quỵ [7]. Nhiều nghiên cứu và thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ người bị đột quỵ não ngày càng gia tăng trong những năm vừa qua. Trung tâm cấp cứu đột quỵ của Bệnh viện 115 ghi nhận trong các ca nhập viện do ca đột quỵ thì đột quỵ não chiếm tỷ lệ cao nhất (85%) và có xu hướng tăng đều qua các năm, từ 10,351 người (2016) tăng lên 11,787 (2018), đặc biệt xuất hiện những ca tuổi đời còn rất trẻ (khoảng 25% các ca đột quỵ)[6]. Đột quỵ não là một biến cố nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tất cả các khía cạnh đời sống của mỗi cá nhân mắc phải. Hiện tại nước ta có khoảng 486.400 người tàn tật và mất sức lao động do đột quỵ não. Trong các trường hợp bệnh nhân sống sót sau đột quỵ thì khả 2 năng tàn phế, lệ thuộc cao. 10-13% bệnh nhân tàn phế, nằm liệt giường; 12% hồi phục một phần; 25% bệnh nhân có thể độc lập đi lại [8]. Sau đột quỵ, bệnh nhân thường khó hòa nhập trở lại với cuộc sống bình thường, kèm theo những ảnh hưởng về kinh tế, chi phí thuốc, điều trị, hồi phục… Mặt khác người nhà bệnh nhân cũng phải chịu những gánh nặng kinh tế trực tiếp. Khó khăn trong việc chăm sóc bệnh nhân đột quỵ, điều trị còn mang lại nhiều áp lực về mặt tinh thần. Theo phân loại của WHO, những người bệnh sau đột quỵ não thuộc loại đa tàn tật, giảm khả năng vận động, giảm khả năng nhận thức, giao tiếp và các hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Chính vì vậy công tác chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh đột quỵ não, nhất là trong những giờ đầu bệnh nhân nhập viện điều trị, là công việc nặng nhọc, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả điều trị, phục hồi cho người bệnh. Thực tế, kết quả điều trị cho thấy, người bệnh đột quỵ não, đặc biệt là đột quỵ não cấp đến viện trong những giờ đầu ngay khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên có khả năng bình phục cao. . Với vai trò là người trực tiếp chăm sóc người bệnh, khi các điều dưỡng có nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác chăm sóc-điều dưỡng, phối hợp và thực hiện đúng quy trình chăm sóc của bác sĩ điều trị sẽ hạn chế tối đa nguy cơ: liệt, mất vận động, tránh di chứng suốt đời cho người bệnh. Để có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện quy trình chăm sóc, điều trị cho người bệnh bị đột quỵ não nói chungvà NMN nói riêng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thực trạng chăm sóc người bệnh nhồi máu não tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022” nhằm các mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh nhồi máu não tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2022. 2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình chăm sóc người bệnh nhồi máu não tại khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Thanh Nhàn. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Đột quỵ Đột quỵ là một bệnh lý mạch máu và được WHO định nghĩa là một hội chứng lâm sàng bao gồm “Các dấu hiệu rối loạn chức năng của não (khu trú hoặc toàn thể) phát triển nhanh, kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong, không xác định nguyên nhân nào khác ngoài căn nguyên mạch máu”[9]. 1.1.2. Đột quỵ nhồi máu não Nhồi máu não là sự xuất hiện của một tai biến thiếu máu não là hậu quả của sự giảm đột ngột lưu lượng tuần hoàn não do tắc một phần hoặc toàn bộ một động mạch não. 1.1.2.1.Nguyên nhân của nhồi máu não - Vữa xơ các động mạch vùng cổ và não là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra NMN, đặc biệt là ở những người có tuổi. Các nguy cơ gây vữa xơ động mạch chủ yếu là tăng huyết áp, đái tháo, rối loạn lipid máu, nghiện thuốc lá. - NMN do huyết khối từ tim chiếm khoảng 25% NMN tuy nhiên, đối với người trẻ tỷ lệ này cao hơn nhiều. Huyết khối từ tim di chuyển theo dòng máu di chuyển lên não gây lên NMN. Có nhiều bệnh tim gây ra NMN như rung nhĩ, hẹp van hai lá do thấp, hội chứng nút xoang bệnh lý, cuồng động nhĩ, van tim nhân tạo, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn… Trong đó, rung nhĩ là nguyên nhân phổ biến nhất. - NMN do bệnh mạch máu nhỏ chiếm 20% tổng số trường hợp nhồi máu. Các tổn thương nhỏ “ổ khuyết” sâu trong não gọi là "nhồi máu ổ khuyết”. Thông thường NMN do bệnh mạch nhỏ có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá và tăng lipid máu. Lâm sàng của NMN ổ khuyết được biết đến như hội chứng ổ khuyết cổ điển bao gồm rối loạn vận động hoặc cảm giác đơn thuần, rối loạn điều phối liệt nửa người, nói khó-bàn tay vụng về, thiếu sót vận động cảm giác một bên, các triệu chứng này thường không kết hợp với tổn thương vỏ não, chẳng hạn như mất ngôn ngữ, hoặc bán manh. - Các nguyên nhân khác: + Viêm mạch máu, bóc tách động mạch não. + Bệnh mạch máu thoái hóa, bệnh moyamoya, bệnh tế bào hình liềm. + Thuốc tránh thai. 4 - Không xác định được nguyên nhân: Ngay cả sau khi nghiên cứu đầy đủ, một số trường hợp không xác định được nguyên nhân, tỷ lệ này có thể lên tới 30% trong một số nghiên cứu. 1.1.2.2. Nguy cơ nhồi máu não Các yếu tố nguy cơ của NMN bao gồm các yếu tố có thể thay đổi và không thể thay đổi. Xác định các yếu tố nguy cơ ở mỗi bệnh nhân có thể giúp người thầy thuốc nhanh chóng xác định hoặc định hướng nguyên nhân gây đột quỵ và đưa ra phác đồ điều trị và phòng ngừa tái phát hợp lý [19]. Các yếu tố nguy cơ không thay đổi: - Tuổi - Chủng tộc - Giới tính - Tiền sử đau nửa đầu kiểu migrain - Loạn sản xơ cơ - Di truyền: gia đình có người bị đột quỵ hoặc bị các cơn thiếu máu não thoáng qua Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi: - Tăng huyết áp (quan trọng nhất) - Đái tháo đường - Bệnh tim: rung nhĩ, bệnh van tim, suy tim, hẹp van hai lá, bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái - phải (ví dụ lỗ bầu dục thông), giãn tâm nhĩ và tâm thất - Rối loạn lipid máu - Thiếu máu não thoáng qua (TIAs) - Hẹp động mạch cảnh - Tăng homocystine máu - Các vấn đề về lối sống: uống rượu quá mức, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, ít hoạt động thể lực - Béo phì 5 - Dùng thuốc tránh thai hoặc dùng hormone sau mãn kinh - Bệnh hồng cầu hình liềm 1.1.2.3. Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nhồi máu não - Tê hoặc yếu mặt, tay, chân, đặc biệt là ở một bên cơ thể - Rối loạn ý thức - Khó nói hoặc không hiểu được câu lệnh - Mất thị lực một hoặc hai mắt - Khó đi lại, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc thất điều - Đau đầu dữ dội không rõ nguyên nhân Năm 2013, ASA đưa ra thuật ngữ FAST để mô tả các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cho người dân: - F (face): mặt bị liệt (méo, lệch) - A (arm): tay cử động khó khăn (yếu tay) - S (speech): nói khó - T (time): khi có 3 dấu hiệu trên, thời gian (time) lúc này quý hơn vàng, cần gọi ngay cấp cứu. 1.1.2.4. Triệu chứng lâm sàng của nhồi máu não Bệnh cảnh lâm sàng của nhồi máu não rất phong phú, tuỳ thuộc khu vực động mạch não bị tắc mà triệu chứng lâm sàng biểu hiện khác nhau [15]. Nhồi máu não do tổn thương động mạch não giữa NMN động mạch não giữa thường gặp nhất do phần mô não được động mạch não giữa cấp máu nhiều nhất. - Do tổn thương nhánh nông trước: Liệt nửa người, rối loạn cảm giác nửa người đối bên ưu thế mặt tay, thất ngôn - Do tổn thương nhánh nông sau: + Ở bán cầu ưu thế: Bán manh bên cùng tên, thất ngôn, Mất nhận biết ngón tay, mất phân biệt phải-trái. 6 + Ở bán cầu không ưu thế:, mất nhận biết không gian đối bên. - Do tổn thương các nhánh sâu: Liệt nửa người nặng đối bên đồng đều có thể bán manh, rối loạn cảm giác kín đáo, rối loạn diễn đạt chủ yếu nói khó. - Nhồi máu toàn bộ của động mạch não giữa: Các triệu chứng nặng nề của cả hai loại nhồi máu nhánh nông và nhánh sâu. Nhồi máu động mạch não trước - Ít khi bị riêng rẽ, thường bị cùng với động mạch não giữa. - Biểu hiện liệt nhẹ chân đối bên, rối loạn cảm giác cùng khu vực bị liệt phản xạ nắm dương tính, tiểu tiện không tự chủ, rối loạn chức năng cao cấp não, thờ ơ đãng trí, không còn các cử chỉ phức tạp. - Nếu tổn thương cả hai bên: Liệt hai chân do tổn thương tiểu thuỳ kề trung tâm, rối loạn trí nhớ, câm bất động [15],[16]. Nhồi máu động mạch não sau - Tổn thương nhánh nông: Bán manh bên cùng bên, mất nhận biết thị giác. - Tổn thương nhánh sâu: Liệt nhẹ nửa người, rối loạn điều phối bên đối diện, mất cảm giác nửa người kèm đau kiểu đồi thị, múa giật, múa vờn - Nhồi máu động mạch vùng thân não Triệu chứng khá phong phú và có thể thay đổi trong vài giờ đầu tiên, làm cho chẩn đoán khó khăn hơn. - Bên tổn thương:  Mất cảm giác nửa mặt.  Rối loạn phát âm, nuốt, nấc, liệt nửa màn hầu (liệt dây IX, X).  Hội chứng giao cảm mắt (Hội chứng Claude- Bernard- Horner). + Hội chứng tiền đình: Chóng mặt, nôn, rung giật nhãn cầu.10  Hội chứng tiểu não tĩnh trạng (tổn thương cuống tiểu não dưới). - Bên đối diện: Giảm cảm giác nóng, đau [17]. Nhồi máu não ổ khuyết Nhồi máu ổ khuyết chiếm 20-25% NMN, NMN ổ khuyết xảy ra khi các mạch xuyên có đường kính dưới 0,5 mm bị tắc (và kích thước của ổ nhồi máu tối đa từ 0,5-15mm đường kính tương đương với một thể tích 0,2-2ml) 7 Lâm sàng: Có năm hội chứng ổ khuyết cổ điển: + Hội chứng liệt nửa người vận động đơn thuần: + Hội chứng đột quỵ vận động-cảm giác nửa người: + Hội chứng rối loạn cảm giác đơn thuần: + Hội chứng liệt nhẹ, mất điều phối nửa người: + Hội chứng nói khó, bàn tay vụng về: 1.1.3. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 1.1.3.1.Phân loại điểm Barthel Đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày theo thang điểm Barthel [27]với 10 tiêu chí đánh giá tổng điểm tối đa của thang là 100 và thấp nhất là 0 điểm, chia 5 mức độ phụ thuộc: - Độc lập (80-100 điểm) - Phụ thuộc ít (60-79 điểm) - Phụ thuộc một phần (40-59 điểm) - Phụ thuộc nhiều (20-39 điểm) - Phụ thuộc hoàn toàn (<20 điểm) Bảng 1.1. Thang điểm Barthel Số TT HOẠT ĐỘNG ĂN UỐNG 1 0 = Không thể tự ăn được 5 = Cần giúp đỡ một phần 10 = Tự ăn TẮM 2 0 = Không thể tự tắm 5 = Tự tắm được CHẢI TÓC-ĐÁNH RĂNG 3 0 = không tự thực hiện được, cần sự hỗ trợ 5 = Tự rửa mặt, chải tóc, cạo râu, đánh răng 4 MẶC QUẦN ÁO 8 0 = Không tự thực hiện được 5 = Cần sự hỗ trợ 10 = Tự mặc được quần áo (bao gồm cả cài khuy, kéo khóa, buộc dây) ĐẠI TIỆN 5 0 = Không tự chủ hoặc phải thụt 5 = Thỉnh thoảng không tự chủ TIỂU TIỆN 6 0 = Không tự chủ hoặc phải hỗ trợ đặt ống thông 5= Thỉnh thoảng không tự chủ 10 = Tự chủ SỬ DỤNG NHÀ VỆ SINH 7 0 = Hoàn toàn phụ thuộc, đại tiểu tiện tại giường 5 = Cần sự hỗ trợ, nhưng đôi khi có thể tự thực hiện một mình 10 = Tự chủ (ra vào nhà vệ sinh, cởi quần, kéo khóa...) DI CHUYỂN (giữa giường, ghế, xe đẩy và ngược lại) 0 = Không thực hiện được, không thể tự ngồi 8 5 = Cần trợ giúp nhiều (1-2 người nâng đỡ), có thể ngồi được 10 = Cần giúp ít 15 = Tự chủ ĐI LẠI 9 0 = Không thể đi được 5 = Đi bộ với sự hỗ trợ của 1 người (lời nói hoặc hành động), phạm vi > 50m 10 = Hoàn toàn độc lập, chủ động (có thể dùng gậy), phạm vi > 50m LÊN XUỐNG CẦU THANG 10 0 = Không thể thực hiện được 5 = Cần sự hỗ trợ như lời nói, hành động, phương tiện trợ giúp 10 = Hoàn toàn chủ động 9 1.1.3.2.Phân loại điểm mRankin Thang điểm đánh giá mức độ liệt mRankin [28]được sửa đổi theo 7 mức độ từ 0 đến 6 dựa trên tình trạng tàn tật của người bệnh được đánh giá thông qua việc tự thực hiện các hoạt động hàng ngày (đi bộ, vệ sinh cá nhân), chia các mức độ tình trạng từ nhẹ đến tử vong. Bảng 1.2. Thang điểm mRankin Điểm 0 Tình trạng Hoàn toàn không còn triệu chứng Tình trạng tàn tật không đáng kể mặc dù còn triệu chứng; có khả năng 1 thực hiện được tất cả các công việc và sinh hoạt hàng ngày Tình trạng tàn tật nhẹ, không thể thực hiện được các công việc và sinh 2 hoạt trước đó, nhưng có thể thực hiện được các công việc tự phục vụ cá nhân mà không cần sự hỗ trợ Tình trạng tàn tật vừa, cần sự giúp đỡ nhưng vẫn có thể đi bộ mà không 3 cần trợ giúp Tình trạng tàn tật ở mức độ khá nặng, không thể đi bộ và không thể tự 4 chăm sóc bản thân khi không có hỗ trợ Tình trạng tàn phế, nằm liệt giường, đại tiểu tiện không tự chủ, luôn cần 5 tới sự chăm sóc của nhân viên y tế 6 Tử vong 10 1.1.3.3. Thang điểm đột quỵ NIHSS Thang điểm NIHSS (National Institutes of Health Stroke Scale) [29]là một công cụ hữu ích lượng giá mức độ suy giảm chức năng thần kinh, gồm 6 yếu tố chính sau đây: - Mức độ ý thức. - Thị lực, thị trường. - Chức năng vận động. - Cảm giác và mức độ chú ý. - Chức năng tiểu não. - Ngôn ngữ. Tổng điểm NIHSS là 42 điểm. Bệnh nhân đột quỵ nhẹ có điểm NIHSS <5 điểm và nặng là trên 24 điểm. Bảng 1.3. Thang điểm đột quỵ NIHSS 0 = tỉnh, đáp ứng nhanh 1 = ngủ gà, đánh thức dễ 1a. Mức ý thức 2 = lơ mơ, cần kích thích mạnh 3 = mê, không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng vận động phản xạ 0 = trả lời đúng cả hai câu 1b. Hỏi tháng và tuổi 1 = đúng một câu 2 = không đúng cả hai 1c. Thực hiện hai lệnh vận động (nhắm mắt + nắm tay) 0 = làm đúng cả hai 1 = chỉ làm đúng một 2 = không làm đúng cả hai mệnh lệnh 0 = bình thường 2. Vận nhãn ngang 1 = liệt vận nhãn 1 phần, 1 hoặc 2 mắt, lệch mắt vượt qua được 2 = lệch mắt/liệt vận nhãn hoàn toàn, mắt búp bê không khắc phục 0 = không mất thị trường 1 = bán manh 1 phần, góc manh hoặc triệt tiêu 3. Thị trường 2 = bán manh hoàn toàn 3 = bán manh 2 bên (mù/mù vỏ) 0 = không liệt 1 = yếu nhẹ (mờ nếp mũi má, mất đối xứng khi cười) 4. Liệt mặt 2 = liệt một phần (liệt phần dưới mặt khá nặng đến hoàn toàn) 11 3 = liệt hoàn toàn nửa mặt 1 hoặc 2 bên hoặc BN hôn mê o o 0 = giữ tay 90 hoặc 45 đủ 10 giây không trôi rơi 1 = trôi rơi trước khi hết 10 giây, không chạm giường 5. Vận động tay 2 = gắng sức nhưng không thể nâng tay hoặc rơi tay chạm giường a. Tay trái 3 = có vận động nhưng không gắng sức, rơi ngay xuống giường b. Tay phải 4 = hoàn toàn không có vận động hoặc BN hôn mê UN = cụt chi, cứng khớp, ghi rõ:_______________ 0 = giữ chân 30o đủ 5 giây không trôi rơi 1 = trôi rơi trước khi hết 5 giây, không chạm giường 6. Vận động chân 2 = có gắng sức chống trọng lực nhưng rơi chạm giường trước 5 giây a. Chân trái 3 = có vận động nhưng không gắng sức, rơi ngay xuống giường b. Chân phải 4 = hoàn toàn không có vận động hoặc BN hôn mê UN = cụt chi, cứng khớp, ghi rõ:_______________ 0 = không có thất điều hoặc BN liệt/không hiểu/hôn mê 7. Thất điều chi 1 = có ở một chi 2 = có ở hai chi 0 = bình thường 8. Cảm giác 1 = mất cảm giác nhẹ - trung bình, giảm/mất cg đau, còn cg sờ chạm 2 = mất cảm giác nặng, toàn bộ hoặc BN hôn mê 0 = bình thường 1 = mất ngôn ngữ nhẹ - trung bình, giao tiếp được dù hơi khó 9. Ngôn ngữ 2 = mất ngôn ngữ nặng, giao tiếp rất hạn chế 3 = câm lặng, mất ngôn ngữ toàn bộ, không nói/không hiểu lời, mê 0 = bình thường 10. Rối loạn khớp âm (Dysarthria) 1 = nhẹ - trung bình, giao tiếp được dù hơi khó 2 = năng, giao tiếp rất hạn chế UN = có NKQ hoặc các vật cản trở vật lý khác, ghi rõ:__________ 0 = không bất thường 1 = mất chú ý thị giác, xúc giác, thính giác, không gian hoặc bản thân 11. Sự triệt tiêu mà hoặc triệt tiêu ở một thể thức cảm giác mất chú ý (thờ ơ) 2 = mất chứ ý nửa thân nặng hoặc ở >1 thể thức. Không nhận biết bàn tay mình hoặc chỉ hướng về không gian 1 bên hoặc mê 12 1.1.3.4. Thang điểm đánh giá tình trạng tinh thần MMSE Đánh giá mức độ suy giảm nhận thức: Đánh giá nhận thức tổng quát: Sử dụng bộ công cụ MMSE (The mini mental state examination – Trắc nghiệm đánh giá trạng thái tâm thần tối thiểu)[30]. Trắc nghiệm này giúp phát hiện suy giảm nhận thức và rất có giá trị nếu như sự suy giảm đó có tính chất tiến triển. Thời gian làm trắc nghiệm chỉ khoảng 7 phút song độ đặc hiệu tới 94- 96%, và độ nhạy là 92%. Do vậy trắc nghiệm này có giá trị trong chẩn đoán sàng lọc. Bảng 1.4. Thang điểm đánh giá tình trạng tinh thần MMSE Câu hỏi Điểm tối đa 1. Định hướng thời gian - Năm nay là năm gì? 1 - Mùa này là mùa gì? 1 - Tháng này là tháng mấy? 1 - Hôm nay là ngày bao nhiêu? 1 - Hôm nay là thứ mấy? 1 2. Định hướng không gian - Nước mình tên là gì? 1 - Tỉnh này tên là gì? 1 - Huyện này tên là gì? 1 - Xã này tên là gì?/ Bệnh viện này tên là gì? 1 - Thôn này tên là gì?/ Tầng này là tầng mấy? 1 3. Ghi nhớ Tôi sẽ đọc ba từ, sau khi đọc xong đề nghị ông/bà nhắc lại. Ông/bà phải nhớ thật kỹ vì lát nữa tôi sẽ hỏi lại. Đọc chậm rãi ba từ, giữa mỗi từ nghỉ khoảng một giây: - Bóng bàn 1 - Ô tô 1 - Trường học 1 4. Chú ý và tính toán Làm phép tính 100 trừ 7 cho đến khi bảo ngừng:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan