Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực tập nhà thuốc 62 thanh nhàn...

Tài liệu Thực tập nhà thuốc 62 thanh nhàn

.PDF
34
1
148

Mô tả:

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Sinh viên: Bùi Thu Hương Lớp : Dược 10-01 Mã sinh viên : 1057200144 Giáo viên hướng dẫn : Vũ Văn Tuấn Đơn vị thực tập: Nhà thuốc 62 Thanh Nhàn Địa chỉ: Số 62 Thanh Nhàn, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Dược sỹ phụ trách: DSĐH Trần Quốc Khánh Thời gian thực tập: 11/01/2021 – 06/02/2021 1 LỜI MỞ ĐẦU Thuốc là một sản phẩm tất yếu trong cuộc sống của con người, là phương tiện phòng bệnh và chữa bệnh không thể thiếu trong công tác y tế, thuốc tốt và sử dụng đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh khỏi, nếu thuốc không đảm bảo chất lượng, sử dụng sai sẽ làm cho bệnh không khỏi. Ngoài ra còn có thể gây những tác hại cho người sử dụng, thậm chí tử vong cho người dùng thuốc. Vì vậy ta cần có những quy định, nơi quản lý, bảo quản, phân phối để đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất khi đến tay người sử dụng. Nhà thuốc là một trong những phương tiện bảo quản, bán lẻ thuốc, đưa thuốc đến tay người dân. Và người dược sỹ có vai trò quan trọng trong việc tư vấn, hướng dẫn cho người sử dụng thuốc Thời gian thực tập ở nhà thuốc là khoảng thời gian giúp em hiểu được vai trò của người dược sỹ trong nhà thuốc. Một phần hiểu được cách bố trí, sắp xếp ở nhà thuốc, biết được cách bảo quản thuốc, phát triển được khả năng giao tiếp, hướng dẫn cho bệnh nhân dùng thuốc một cách an toàn và hợp lý, nắm rõ được các quy định, nguyên tắc tiêu chuẩn trong ngành Dược. Nhận biết được tầm quan trọng đó sau thời gian thực tập bổ ích tại Nhà thuốc 62 Thanh Nhàn em muốn trình bày những hiểu biết, những kết quả mà em học hỏi được qua bài báo cáo của mình. 2 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp cuối khóa là dịp giúp em tiếp cận được môi trường làm việc thực tế tại cơ sở y tế, qua đó có điều kiện so sánh, đánh giá giữa lý thuyết đã học và thực tiễn mà trọng tâm là kiến thức chuyên ngành. Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ngành dược trường Đại Học Đại Nam, đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các dược sỹ trong Nhà Thuốc, giáo viên hướng dẫn đã chỉ bảo giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tế nên em không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô chỉ dẫn giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Nghề Dược là nghề cao quý trong tất cả các nghề cao quý. Em tự hào là một cá thể trong ngành và góp phần bé nhỏ vào công cuộc bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng. Nhà thuốc là nơi thực tập vô cùng quan trọng, là nơi giúp em có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thuốc, trực tiếp tư vấn và bán thuốc cho bệnh nhân. Là nơi để chúng em đưa lý thuyết được học ở trường để áp dụng vào thực tế cũng như học hỏi kinh nghiệm của anh chị đi trước để củng cố hơn nữa kiến thức của bản thân. Thuốc là một sản phẩm thiết yếu trong cuộc sống con người, là phương tiện phòng và chữa bệnh không thể thiếu trong công tác y tế. Nhà thuốc là nơi bảo quản, bán lẻ thuốc và đưa thuốc đến tay người dân. Người dược sĩ có vai trò quan trọng trong việc tư vấn, hướng dẫn cho người sử dụng thuốc an toàn, hợp lí có hiệu quả. Thời gian thực tập ở nhà thuốc là khoảng thời gian giúp em nhận thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người dược sĩ, hiểu được cách bố trí sắp xếp thuốc, cách bảo quản thuốc, phát triển được kĩ năng giao tiếp để tư vấn cho người sử dụng, nắm rõ được các qui định, nguyên tắc tiêu chuẩn trong ngành. Em cũng nhận thức rằng người dược sĩ ngoài công việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý ra thì dược sĩ là người tư vấn tâm lý, người bạn của bệnh nhân luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ, cảm thông và đưa ra những lười khuyên đúng đắn nhất để kịp thời giúp đỡ cho bệnh nhân trong quá trình điều trị cần dùng thuốc Bài báo cáo thực tập dưới đây là những gì em rút ra được trong quá trình thực tập. Với kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! 4 LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………... LỜI CẢM ƠN ……………………………………………........... ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………….. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT………………………………….... NỘI DUNG BÁO CÁO…………………………………………. I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP II. HỒ SƠ PHÁP LÝ…………………………………………...... III. NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT KĨ THUẬT CỦA NHÀ THUỐC 3.1. Nhân sự……………………………………………………... 3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà thuốc……………………....... IV. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN, HỒ SƠ SỔ SÁCH, CÁC QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨN SOP 4.1.Văn bản quy phạm pháp luật………………………………… 4.2.Sổ sách , quy trình thao tác chuẩn ……………………... V. HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC…………………………… 5.1 Dự trù…………………………………………………. 5.2. Nguồn thuốc ………………………………………………………. 5.3. Kiểm tra chất lượng…………………………………………... 5.4. Ghi chép sổ sách …………………………... 5.5. Chứng từ……………………………………… VI. HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC................................................. 6.1. Hoạt động tư vấn bán thuốc theo đơn..................................... 6.2. Hoạt động tư vấn bán thuốc không kê đơn............................. 5 VII. BẢO QUẢN THUỐC……………………………………… 7.1. Cách sắp xếp, và bảo quản thuốc………………………… 7.2. Theo dõi chất lượng thuốc, hạn dùng, kiểm kê, bàn giao……. 7.3. Ứng dụng công nghệ thông tin……………………………… VIII.THUỐC THUỘC DANH MỤC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT 8.1. Danh mục TKSĐB tại nhà thuốc…………………………...... 8.2 Nhận xét của sinh viên về hoạt động thực hiện quy trình quản lý TKSĐB IX. DANH MỤC THUỐC KINH DOANH TẠI NHÀ THUỐC 9.1.Danh mục thuốc kê đơn……………………………………... 9.2. Một số thuốc không kê đơn trong nhà thuốc……………….. 9.3. Danh mục biệt dược gốc………………….……………….... X. CÔNG TÁC DƯỢC LÂM SÀNG TẠI NHÀ THUỐC …. 10.1. Hoạt động tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý và hiệu quả……………………………………………………. 10.2. Hoạt động giám sát và phản ứng có hại…………………………… XI. THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH TẠI NHÀ THUỐC…….... 11.1. Niêm yết giá thuốc…………………………......................... 11.2. Giấy chứng nhận đủ ĐKKD thuốc, Chứng chỉ hành nghề: KẾT LUẬN …………………………………………………...... NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP…... DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6 NT62TN : Nhà Thuốc 62 Thanh Nhàn GPP : Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc DSPTCM : Dược sĩ phụ trách chuyên môn DSĐH : Dược sĩ đại học SOP : Quy trình thao tác chuẩn TT : Thông tư DSCD : Dược sĩ cao đẳng ĐKKD : Điều kiện kinh doanh BYT : Bộ Y tế CNTT : Công nghệ thông tin FIFO : “First In/First Out” “nhập trước- xuất trước” FEFO : “First Expired/First Out” “hết hạn dùng trước – xuất trước” SĐK : Số đăng ký TNHH : Trách nhiệm hữu hạn NỘI DUNG BÁO CÁO I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 7 - Tên cơ sở : Nhà Thuốc 62 Thanh Nhàn - Địa chỉ: Số 62 Thanh Nhàn, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội - Phạm vi kinh doanh : Bán lẻ thuốc( bao gồm cả thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện; thuốc dạng phối hợp chứa chất hướng tâm thần; thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất; thuốc độc; thuốc thuộc danh mục thuốc, dược chất bị cấm sử dụng trong một số ngành, lĩnh vực. II. HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA NT62TN  Nhà thuốc đạt chuẩn GPP với đầy đủ các loại giấy tờ pháp lý sau: 1. Giấy chứng nhận đăng ký Hộ kinh doanh: - Số: 01D8036968 - Ngày cấp: Đăng ký lần đầu ngày 04/04/2019 - Nơi cấp: Phòng Tài Chính- Kế Hoạch 2. Giấy chứng chỉ hành nghề Dược của DSPTCM - Số: 07429/HNO-CCHND cấp lần đầu - Ngày cấp: 19/05/2016 - Nơi cấp: Sở Y tế thành phố Hà Nội. 3. Giấy chứng nhận đạt “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc-GPP”: - Số: 6143/GPP - Ngày cấp: 13/05/2019 - Nơi cấp: Sở Y tế thành phố Hà Nội 4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược: - Số: 03-6143/ĐKKDD – HNO cấp lần đầu - Ngày cấp: 13/05/2019 8 - Nơi cấp: Sở Y tế thành phố Hà Nội 5. Giấy xác nhận hoàn thành đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược của DSPT Trần Quốc Khánh III. NHÂN SỰ, CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT CỦA NHÀ THUỐC GPP 3.1. Nhân sự  Người phụ trách chuyên môn: DSĐH Trần Quốc Khánh Nhiệm vụ: + Hướng dẫn dùng thuốc: liều dùng, cách dùng, thời điểm dùng thuốc hợp lý. + Phản ứng có hại có thể gặp phải và cách xử lý. + Các vấn đề gặp phải khi phối hợp thuốc + Những trường hợp, tình huống người bệnh cần đi gặp bác sỹ.  Nhân viên bán thuốc( NVBT): Dược sĩ cao đẳng (DSCĐ) Nguyễn Thị Hồng Thủy + Bán lẻ thuốc theo sự chỉ dẫn của dược sĩ đại học. + Sắp xếp các loại thuốc theo nhóm dược lý. + Tư vấn hướng dẫn người mua sử dụng thuốc đúng cách và hợp lý. + Bảo quản, giữ gìn vệ sinh chung của nhà thuốc 3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại nhà thuốc  Diện tích, thiết kế và xây dựng Diện tích và bố trí: Với diện tích cơ sở là 20m2, hướng Đông Bắc, riêng biệt, cao ráo thoáng mát, cách xa nguồn ô nhiễm. Có khu vực trưng bày, bảo quản, khu vực tư vấn để nhân viên trao đổi thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc Kết cấu xây dựng: Có trần nhà, nền nhà chắc chắn không ẩm mốc và dễ vệ sinh. Thiết kế nhà thuốc kín (có cửa kính kéo 2 bên ra vào), đủ ánh sáng, có mái che tránh các điều kiện bất lợi (nắng, mưa) cho bảo quản thuốc. - Có nơi tư vấn thuốc, nơi ngồi chờ và nơi người mua thuốc, nơi rửa tay 9  Trang thiết bị bảo quản và trưng bày hàng - Nhà thuốc có 05 tủ kính, trong đó có:  03 tủ thuốc tân dược  01 tủ mỹ phẩm  01 tủ thực phẩm chức năng. - Có 01 tủ quầy trước mặt để giao dịch với khách hàng và ra lẻ thuốc. - Có bồn rửa tay cho nhân viên và người mua thuốc. - Có bàn tư vấn - Có điều hoà hãng FUNIKI công suất 1200 BTV - Có hệ thống đèn Led và quạt thông gió Nhiệt kế - ẩm kế (đã hiệu chuẩn) được hiệu chuẩn 01 lần/ 01 năm. Ẩm kế theo dõi nhiệt độ, độ ẩm được treo trên tường ngay chính giữa tủ ngoài cùng để thuận tiện cho việc theo dõi ghi chép hàng ngày. - Tủ lạnh hãng AQUA với dung tích 130 lít - Cân điện tử. - Có bàn làm việc, máy tính (đã cài đặt phần mềm quản lý nhà thuốc) Bình chữa cháy xử lý sự cố khi có cháy nổ sảy ra. Bình chữa cháy được thường xuyên theo dõi, kiểm tra hạn dùng  Trang bị cho nhân viên - Bao gồm quần áo blouse, khẩu trang theo đúng quy định hiện hành - Nước rửa tay sát khuẩn IV. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN, HỒ SƠ SỔ SÁCH, CÁC QUY TRÌNH THAO TÁC CHUẨN SOP 4.1Văn bản Quy phạm pháp luật. 10 1) Luật Dược số 105/2016/QH13 ngày 06 tháng 4 năm 2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 2) Nghị định - Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính Phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược - Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính Phủ: Sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế 3) Thông tư của Bộ Y tế liên quan đến các hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc - Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 01 năm 2018 của Bộ Y tế: Quy định về “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc-GPP” - Thông tư số 07/2017/TT-BYT ngày 03 tháng 05 năm 2017 của Bộ Y tế: “Ban hành danh mục thuốc không kê đơn” - Thông tư số 52/2917/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế: “Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú” (có hiệu lực 01/03/2018) - Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế: “Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú” - Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2017 của Bộ Y tế: “Quy định chi tiết một số điều của Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt” - Thông tư số 06/2017/TT-BYT ngày 03 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành: “Thông tư ban hành Danh mục thuốc độc và nguyện liệu độc làm thuốc”. - Thông tư số 10/2018/TT-BYT ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành: “Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư 11 vấn cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt”. - Thông tư số 19/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2018 của Bộ Y tế: “Ban hành Danh mục thuốc thiết yếu” - Thông tư số 11/2018/TT-BYT ngày 04 tháng 05 năm 2018 của BYT “Quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc’’ - Thông tư số 07/2018/TT-BTY ngày 12 tháng 04 năm 2018 của BTY “Quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật Dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/05/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược’’ 4.2 Sổ sách, quy trình thao tác chuẩn 4.2.1 Các quy trình thao tác chuẩn (SOP) có trong nhà thuốc TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Tên SOP Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất Mã số hành SOP 01.GPP lượng thuốc. Quy trình bán và thông tin tư vấn sử SOP 02.GPP dụng thuốc bán theo đơn Quy trình bán và thông tin tư vấn sử SOP 03.GPP dụng thuốc bán không kê đơn. Quy trình kiểm kê và kiểm soát chất SOP 04.GPP lượng thuốc Quy trình giải quyết đối với thuốc bị SOP 05.GPP khiếu nại, thu hồi Quy trình bảo quản- sắp xếp hàng hóa Quy trình quản lý thuốc phải kiểm soát Ngày ban 10/04/2019 10/04/2019 10/04/2019 10/04/2019 10/04/2019 SOP 06.GPP SOP 07.GPP 10/04/2019 10/04/2019 đặc biệt Quy định của nhà thuốc 12 4.2.2 Các loại sổ sách có trong nhà thuốc - Sổ theo dõi ADR Sổ SOP các thao tác chuẩn Sổ nhập, xuất, tồn và kiểm soát chất lượng thuốc Sổ theo dõi khiếu nại Sổ theo dõi thuốc đình chỉ lưu hành Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hàng mua thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện hướng thần/ tiền chất - Sổ sao lưu đơn thuốc kháng sinh, kháng virut V, HOẠT ĐỘNG MUA THUỐC Mua thuốc tiến hành theo những bước sau: 5.1. Dự trù - Ghi chép sổ sách số lượng thuốc sắp hết theo từng ngày và từng mùa. - Theo doanh số bán hàng 5.2. Nguồn thuốc: - Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp. - Nguồn thuốc có giá tốt nhưng uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh. 5.3. Kiểm tra chất lượng: - Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh - Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc chưa có số đăng ký được phép nhập khẩu ). Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành. 5.4. Ghi chép sổ sách: 13 - Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng ( bằng cảm quan, nhất là với các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá trình bảo quản; - . Ghi chép đầy đủ thông tin vào “ Sổ kiểm nhập, kiểm kê, kiểm soát chất lượng thuốc” 5.4. Chứng từ: - Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về - Hóa đơn NT62TN hiện tại tất cả đều là hóa đơn điện tử VI. CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN THUỐC 6.1. Hoạt động bán thuốc, tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc theo đơn  Kiểm tra đơn thuốc - Tính hợp lệ của đơn thuốc:  DSĐH kiểm tra đơn thuốc đúng theo đúng mẫu của đơn của Thông tư 52/2017 Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú.  Đơn được ghi đầy đủ các mục in trong đơn. Chữ viết rõ auk, dễ đọc, chính xác  Có đủ tên, địa chỉ, dấu phòng khám/bệnh viện và tên, chữ ký của bác sĩ - Các cột mục khác ghi đúng quy định:  DSĐH Kiểm tra tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, cách dùng, liều dùng, cách phối hợp  Đơn thuốc có giá trị trong 05 ngày kể từ ngày kê đơn. - DSĐH thông báo cho người mua, hỏi lại người kê đơn để tránh sai sót, nhầm lẫn trong các trường hợp: 14 - Đơn thuốc không hợp lệ:  Không có tên, địa chỉ bệnh viện, cơ sở khám bệnh  Thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ: Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ nơi ở và số điện thoại ( nhất là với trẻ nhỏ dưới 72 tháng tuổi)  Tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng không rõ auk  Không có ngày tháng kê đơn Không có tên bác sĩ, đóng dấu - Khi đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn chuyên môn:  Ghi tên thuốc không đúng hoặc chưa rõ…  Liều dùng quá cao - auk hi kiểm tra đơn thuốc nhận thấy hợp lý DSĐH bán theo đúng tên thuốc ghi trong đơn. Nếu nhà thuốc không có loại thuốc nào thì đánh dấu vào đơn để khách hàng đi mua nơi khác - Trong trường hợp nhà thuốc không có biệt dược kê trong đơn hoặc khi người mua có yêu cầu tư vấn lựa chọn thuốc phù hợp với điều kiện của mình thì DSĐH giới thiệu các loại thuốc có tên thương mại khác (cùng thành phần, hàm lượng, dạng bào chế, tác dụng, chỉ định) kèm theo giá của từng loại để người mua tham khảo và lựa chọn.  Lấy thuốc theo đơn - DSĐH Lấy thuốc theo đơn hoặc thuốc bệnh nhân chọn sau khi được tư vấn thuốc được xuất theo nguyên tắc: Hạn dùng ngắn bán trước, hạn dài bán sau hàng nhập trước bán trước, nhập sau bán sau. Kiểm tra hạn dùng, số lượng thuốc, kiểm soát chất lượng cảm quan trước khi giao cho khách hàng. - Với thuốc ra lẻ: Cho vào bao gói đóng kín, ghi rõ tên, nồng độ, hàm lượng, cách dùng, thời gian dùng của từng thuốc theo đơn. - Nếu khách không mua hết cả vỉ thuốc thì trước khi cắt vỉ phải cho khách xem hạn dùng của thuốc để lại phần vỉ có hạn dùng tại nhà thuốc để theo dõi kiểm soát hạn dùng. Phần không có hạn giao cho khách nhưng phải ghi rõ số lô hạn dùng của thuốc trên bao bì ra lẻ. 15 - Ghi vào đơn tên thuốc, số lượng đã thay thế - Ghi rõ số lượng thuốc đã bán theo đơn Thu tiền: Theo giá thuốc niêm yết - Sử dụng phần mềm quản lý in hóa đơn bán lẻ cho khách hàng.  Giao thuốc và hướng dẫn sử dụng cho khách hàng - Nhân viên giao từng khoản cho khách - Nhân viên hướng dẫn giải thích cho khách hàng về tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng không mong muốn, liều lượng và cách dùng thuốc. - Dặn khách hàng liên hệ với nhà thuốc hoặc bác sĩ kê đơn khi gặp phải dị ứng hoặc tác dụng không mong muốn của thuốc và dừng thuốc ngay - Nhắc nhở người mua thực hiện đúng đơn thuốc và hướng dẫn để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Lưu thông tin và số liệu - Ghi đầy đủ các thông tin cần thiết vào sổ theo dõi bán thuốc theo đơn - Đối với thuốc kháng sinh, thuốc kháng virut lưu đơn thuốc hoặc lưu các thông tin về đơn thuốc vào “sổ sao lưu đơn thuốc kháng sinh, thuốc kháng virut” Nhận xét đơn thuốc: - Đơn có địa chỉ cơ sở khám chứa bệnh rõ dàng - Thông tin bệnh nhân đầy đủ: Họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ - Kết luận bệnh rõ auk - Tên thuốc, hàm lượng, số lượng, liều dùng rõ auk - Có ngày tháng kê đơn - Có tên bác sĩ cũng như số điện thoại của bác sĩ 16 - Thông báo với bệnh nhân tổng đơn trước khi lấy nếu bệnh nhân cho hạn chế về kinh tế thì tư vấn bệnh nhân đổi biệt dược khác vẫn có tác dụng và liều dùng như trên nhưng khác công ty sản xuất, bệnh nhân đồng ý thì DSPT thay đơn như sau: 1. Amoxicilin 500mg+ Clavulanic 125mg (Klamentin 500/125) 36 viên Uống sáng 01 viên, tối 01 viên sau ăn 2. Levofloxacin 500mg 24 viên Uống sáng 01 viên, tối 01 viên sau ăn 3. Esomeprazol 40mg 30 viên Uống sáng 01 viên trước ăn 1h, 21h 1 viên 4. Sucrate gel 60 gói Uống auk 1 gói, trưa 1 gói, tối 1 gói, uống trước ăn 30 phút 5. Casmorin 40 viên Uống auk 1 viên, chiều 1 viên, uống sau ăn 6.2. Hoạt động tư vấn bán thuốc không kê đơn - Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà người mua yêu cầu; - Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo, người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc auk bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói. - Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc. 17 - Thuốc được niêm yết giá thuốc theo đúng quy định và không được phép bán cao hơn giá niêm yết.  Niêm yết giá: - Giá được dán trên từng hộp thuốc theo quy của cơ quan chức năng có thẩm quyền . - Giá bán được công khai theo đúng giá niêm yết của nhà sản xuất - Nhà thuốc phải thực hiện việc niêm yết giá bán lẻ từng loại thuốc bằng các hình thức phù hợp bằng cách in, ghi hoặc dán giá bán theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không che khuất nội dung bắt buộc của nhãn thuốc, phải thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng . VII. BẢO QUẢN THUỐC 7.1. Cách sắp xếp và bảo quản thuốc 7.1.1. Cách sắp xếp hàng hóa  Thuốc được sắp xếp theo - Theo nhóm thuốc kê đơn:     Nhóm thuốc kháng sinh Nhóm thuốc kháng virus Nhóm thuốc tim mạch, huyết áp Nhóm thuốc tiểu đường - Theo nhóm thuốc không kê đơn:  Nhóm thuốc đông y: siro ho thảo dược, boganic….  Nhóm thuốc vitamin và khoáng chất: Homtamin ginseng, enat mega  Nhóm tuần hoàn não: Hoạt huyết TPC, hoạt huyết nhất nhất….. - Nhóm thực phẩm chức năng  Nhóm tuần hoàn não: Gingkogiloba, citi max, mega brain ….. 18     Nhóm bổ gan: Liverforce, mainus, silirmax…. Nhóm nội tiết tố: Bảo xuân, angela gold….. Nhóm tiêu hóa: Kora dạ dày, an đại tràng……. Nhóm xương khớp: Jex max, formex, khương thảo đan……. - Nhóm thuốc kiểm soát đặc biệt được xếp riêng một ngăn và có nhãn dán “Thuốc kiểm soát đặc biệt” bố trí tại khu vực thuốc bán theo đơn - Xếp mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp cùng ngăn vật tư y tế.  Sắp xếp thuốc - Đảm bảo nguyên tắc: Dễ thấy, dễ nhìn, dễ lấy - Hàng nặng để dưới, nhẹ để trên - Các mặt hàng dễ vỡ như chai, lọ, ống tiêm truyền…không xếp chồng lên nhau và để ngăn tủ phía dưới. - Các thuốc trong quá trình nhập khi kiểm tra chất lượng không đạt hoặc có sai phạm sẽ được để ở nơi biệt trữ riêng và chờ xử lí. - Vệ sinh nhà thuốc hàng ngày, ghi rõ vào sổ theo dõi. - Các tủ được bày cách cửa ra vào 1m2 để tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc 7.1.2 Bảo quản thuốc - Bảo quản theo quy định theo bao bì thuốc yêu cầu - Tránh ánh nắng trực tiếp với 1 số loại thuốc: Viên ngậm…. - Có tủ lạnh để bảo quản các dễ chảy cần bảo quản từ 8-15ᵒC như viên đặt âm đạo,….. 7.2. Theo dõi chất lượng thuốc, hạn dùng, kiểm kê, bàn giao  Theo dõi chất lượng thuốc: - Thuốc trước khi nhập về nhà thuốc (gồm mua và hàng trả về): Phải được kiểm soát 100%, tránh nhập hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 19 - Thuốc lưu tại nhà thuốc: Định kỳ kiểm soát tối thiểu 1 lần/ quý. Tránh để có hàng bị biến đổi chất lượng, hết hạn sử dụng.  Theo dõi hạn dùng của thuốc: - Trong quá trình bảo quản và lưu thông thuốc, nhiều yếu tố môi trường bên ngoài (nhiệt độ, độ ẩm...) hoặc các yếu tố bên trong của dạng thuốc ( pH, dung môi, độ ẩm...) có thể ảnh hưởng đến độ ổn định về mặt vật lý, hoá học, vi sinh, tác dụng dược lý và sinh khả dụng của thuốc. Vì vậy trên nhãn thuốc, bên cạnh số lô sản xuất, ngày sản xuất còn phải ghi hạn dùng của thuốc để cơ quan quản lý nhà nước về thuốc, thầy thuốc và người tiêu dùng nhận biết. - Hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng được ấn định cho một lô thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng. - Hạn dùng của thuốc phải được xác định trên cơ sở các số liệu nghiên cứu thời gian ổn định (tuổi thọ) của thuốc. Hạn dùng của thuốc không được dài hơn tuổi thọ được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và tuổi thọ theo dõi trên thực tế. - Nhà sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc sản xuất và lưu hành trên thị trường trong thời hạn hạn dùng đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước và đã in trên bao bì của thuốc. - Dược sỹ Đại học kinh doanh dược phẩm phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra, giám sát hạn dùng của thuốc trong đơn vị mình phụ trách. Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ Y tế hạn dùng được ghi bằng số hoặc chữ chỉ tháng và năm: - Số chỉ tháng gồm hai con số hoặc tên tháng bằng chữ - Số chỉ năm là hai con số cuối của năm  Kiểm kê thuốc: - Kiểm kê định kỳ 6 tháng / lần - Kiểm kê theo tủ thuốc 2 tháng/lần - Kiểm kê theo hạn dùng của thuốc 5 tháng/ lần 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan