Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực nghiệm nuôi cá rô đồng (anabas testudineus) thương phẩm tại cồn khương thàn...

Tài liệu Thực nghiệm nuôi cá rô đồng (anabas testudineus) thương phẩm tại cồn khương thành phố cần thơ

.PDF
38
1
92

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÂM QUANG HUY THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) THƯƠNG PHẨM TẠI CỒN KHƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN LÂM QUANG HUY THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ RÔ ĐỒNG (Anabas testudineus) THƯƠNG PHẨM TẠI CỒN KHƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. LAM MỸ LAN ThS. NGUYỄN THANH HIỆU 2011 LỜI CẢM TẠ Trước hết tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản, Phòng Quản Lý và Đào Tạo Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi được học tập và nghiên cứu nâng cao trình độ trong những năm qua. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến cô Lam Mỹ Lan và thầy Nguyễn Thanh Hiệu đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc định hướng nghiên cứu, bổ sung kiến thức và tài liệu cho tôi, cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt thời gian học tập cũng như thời gian tiến hành thí nghiệm để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn bạn Đỗ Quốc Khánh sinh viên lớp Nuôi Trồng Thủy Sản liên thông khóa 35, bạn Nguyễn Khương Duy sinh viên lớp Bệnh Học Thủy Sản khóa 33 và các anh, chị, em công nhân trong trại cá đã tận tình giúp đỡ cho tôi, đặc biệt tôi xin gởi lời cảm ơn đến chú Lê Thanh Tiệp đã hỗ trợ tôi về kinh phí trong quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn tập thể quý thầy, cô trong Khoa Thủy Sản và tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản liên thông khóa 35 đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thời gian làm đề tài. Xin gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! i TÓM TẮT Cá Rô đồng (Anabas testudineus) là loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Để tìm ra mật độ nuôi thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá Rô đồng thực nghiệm nuôi cá trong ao đất với 2 mật độ khác nhau (60 con/m2 và 70 con/m2) và sử dụng thức ăn công nghiệp được thực hiện tại Cồn Khương, Thành phố Cần Thơ. Đề tài được tiến hành từ tháng 10/2010 đến tháng 6/2011. Qua thời gian thực nghiệm nuôi cá Rô đồng các yếu tố môi trường như nhiệt độ nước (28,8 – 31,6 0C), độ trong (21 – 34,5 cm), pH (6,5 – 8), oxy hòa tan (3,5 – 5 mg/l) và ammonium (0,5 – 2 mg/L) không ảnh hưởng bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Rô đồng trong ao nuôi. Sau thời gian 105 ngày nuôi, khối lượng trung bình của cá nuôi ở ao thứ I (70 con/m2) đạt 224 ± 23,1 g/con lớn hơn cá nuôi ở ao thứ II (60 con/m2) đạt 196,23 ± 22,33 g/con, chiều dài trung bình của cá nuôi ở ao thứ I là 21,08 ± 0,75 cm/con lớn hơn chiều dài trung bình của cá nuôi ở ao thứ II là 20,47 ± 0,89 cm/con, tăng trọng ngày của cá nuôi ở ao thứ I đạt 2,09 ± 0,95 g/ngày cao hơn cá nuôi ở ao thứ II đạt 1,82 ± 0,90 g/ngày và tăng trưởng đặc thù của cá nuôi ao thứ I đạt 3,78 ± 3,08 %/ngày cao hơn so với cá nuôi ở ao thứ II đạt 3,55 ± 1,85 %/ngày. Năng suất nuôi ở ao thứ II (83,3 tấn/ha) cao hơn năng suất của ao thứ I (71,7 tấn/ha) nên lợi nhuận mang lại ở ao thứ II (379.380.000 đồng/ha) với tỉ suất lợi nhuận 21% cao hơn lợi nhuận mang lại từ ao thứ I ( -231.760.000 đồng/ha) với tỉ suất lợi nhuận -15%. Nuôi cá Rô đồng với mật độ thả là 60 con/m2 cho năng suất, tỉ lệ sống và lợi nhuận cao góp phần tăng thu nhập cho nông hộ. ii MỤC LỤC Lời cảm tạ ............................................................................................ i Tóm tắt................................................................................................. ii Mục lục ................................................................................................ iii Danh sách bảng .................................................................................... v Danh sách hình..................................................................................... v CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU................................................................ 1 CHƯƠNG II: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................... 3 2.1 Đặc điểm sinh học. ......................................................................... 3 2.1.1 Phân loại...................................................................................... 3 2.1.2 Phân bố........................................................................................ 3 2.1.3 Hình thái cấu tạo.......................................................................... 3 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................. 4 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng .................................................................. 5 2.1.6 Đặc điểm sinh sản........................................................................ 5 2.1.7 Một số nghiên cứu về ương nuôi cá Rô đồng ............................... 5 CHƯƠNG III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 7 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................... 7 3.2 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 7 3.3 Bố trí thực nghiệm.......................................................................... 7 3.3.1 Thức ăn và phương pháp cho ăn............................................. 8 3.3.2 Trao đổi nước......................................................................... 8 3.3.3 Quản lý sức khỏe cá nuôi ....................................................... 9 3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp phân tích mẫu ...................... 9 3.6. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................. 10 iii CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ............................................ 11 4.1 Các yếu tố môi trường .................................................................... 11 4.1.1 Nhiệt độ....................................................................................... 11 4.1.2 Độ trong ...................................................................................... 11 4.1.3 pH ............................................................................................... 12 4.1.4 Hàm lượng oxy hòa tan................................................................ 12 4.1.5 Ammonium ................................................................................. 13 4.2 Tăng trưởng của cá Rô đồng nuôi trong ao ..................................... 14 4.3 Tỉ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn nuôi cá Rô đồng ở 2 ao nuôi ................................................................................................. 17 4.4 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá Rô đồng............................... 18 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................ 21 5.1 Kết luận.......................................................................................... 21 5.2 Đề xuất........................................................................................... 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 22 PHỤ LỤC............................................................................................ 24 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Thức ăn và lượng thức ăn sử dụng trong mô hình nuôi Bảng 4.1 Khối lượng trung bình cá Rô đồng (g/con) qua các ngày thu mẫu Bảng 4.2 Chiều dài trung bình cá Rô đồng (cm/con) qua các ngày thu mẫu Bảng 4.3 Tăng trưởng tuyệt đối ngày cá Rô đồng (g/ngày) qua các ngày thu mẫu Bảng 4.4 Tăng trưởng đặc thù cá Rô đồng (%/ngày) qua các ngày thu mẫu Bảng 4.5 Tỉ lệ sống, năng suất và hệ số tiêu tốn thức ăn nuôi cá Rô đồng ở 2 ao nuôi Bảng 4.6 Hạch toán hiệu quả lợi nhuận mang lại từ mô hình nuôi (1000m2) DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá Rô đồng Hình 3.1 Bơm cạn ao thứ II (3000 m2) Hình 3.2 Thức ăn Tomboy (Til 600) Hình 3.3 Cho cá Rô đồng ăn thức ăn công nghiệp Hình 4.1 Biến động độ trong trong 2 ao nuôi cá Hình 4.2 Biến động nồng độ pH trong 2 ao nuôi cá Hình 4.3 Biến động hàm lượng oxygen trong 2 ao nuôi cá Hình 4.4 Biến động hàm lượng ammonium trong 2 ao nuôi Hình 4.5 Các khoản chi cho 2 ao nuôi v CHƯƠNG I GIỚI THIỆU Hàng thuỷ sản là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này năm 1996 đạt 670 triệu USD, đến năm 1997 đã tăng lên 776 triệu USD. Đặc biệt năm 2000 xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã có bước nhảy vọt, vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD, đạt mức 1,479 tỷ USD và năm 2002 đạt mức 2,023 tỷ USD chiếm hơn 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Theo tổng cục thống kê, thuỷ sản là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba sau dầu thô và dệt may. Theo dự kiến trong thời gian tới, sẽ có sự thay đổi các mặt hàng xuất khẩu chính yếu của Việt Nam, nhưng thuỷ sản vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước (http://tailieu.vn). Theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, năm 2008 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1.236 nghìn tấn, trị giá 4,509 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và 19,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, năm 2009 lại được dự báo là một năm đầy khó khăn và thách thức cho ngành thủy sản của nước nhà. Kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế lan rộng trên toàn cầu thì ngành thủy sản của Việt Nam đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Khó khăn nhất là khi việc Nhà nước đưa ra chính sách siết chặt tín dụng, lãi suất ngân hàng khiến nhiều người nuôi cá lâm vào tình trạng lỗ vốn và phải bỏ ao, hậu quả là giảm khá lớn diện tích nuôi trồng thủy sản nên năm 2009, con cá tra, ba sa khó có cơ hội phát triển mạnh như năm 2008 (http://chongbanphagia.vn). Bộ Nông nghiệp và PTNT dự báo, giá trị xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam đến hết quý IV năm 2010 nhiều khả năng sẽ đạt mức 4,74 tỷ USD, trong đó riêng kim ngạch xuất khẩu cá Tra sẽ chiếm ưu thế đạt khoảng 1,38 tỷ USD. Nếu đạt mức này, giá trị xuất khẩu thủy sản năm nay sẽ vượt so với năm 2009 là 370 triệu USD (http://www.nongnghiep.vinhlong.gov.vn). Theo số liệu thống kê sơ bộ, sản lượng thủy sản tính đến tháng 1 năm 2011 ước tính đạt 356,4 nghìn tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể sản lượng cá, tôm tăng lần lượt là 1,1% và 4,7% so với cùng năm ngoái. Trong đó tháng 1 năm 2011, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt khoảng 161,5 nghìn tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó cá đạt 121 nghìn tấn, tôm đạt 21,5 nghìn tấn (http://www.ttnn.com.vn). Nghề nuôi cá Đồng Bằng Sông Cửu Long phát triển mạnh về diện tích sản lượng và năng suất. Ngoài những đối tượng nuôi truyền thống như cá tra, basa 1 thì cá rô đồng (Anabas testudineus) là đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang nuôi phổ biến ở các tỉnh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Dương Nhựt Long, 2003). Không dừng lại ở đó trong thời gian gần đây, dư luận xã hội mà đặc biệt là những người làm trong ngành nuôi trồng thủy sản đang hết sức quan tâm đến sự kiện tại Miền Tây Nam Bộ xuất hiện một loại cá Rô đồng mà người dân thường gọi là cá Rô đầu vuông đang được nuôi nhiều ở Hậu Giang. Để tìm hiểu rõ thông số kỹ thuật và lợi nhuận thu được từ đối tượng cá Rô đồng nên đề tài “Thực nghiệm nuôi cá Rô đồng thương phẩm trong ao đất tại Cồn Khương, thành phố Cần Thơ ” được thực hiện. Mục tiêu của đề tài Thực nghiệm nuôi cá Rô đồng thương phẩm nhằm cung cấp thông tin, các dẫn liệu về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất và hiệu quả lợi nhuận của mô hình làm cơ sở phát triển mô hình nuôi thủy sản thâm canh vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nội dung nghiên cứu Khảo sát một số chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi cá Rô đồng. Khảo sát sự tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất của cá Rô đồng nuôi thương phẩm trong ao đất. Phân tích hiệu quả lợi nhuận của mô hình nuôi. 2 CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học 2.1.1 Phân loại Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) thì cá Rô đồng được phân loại như sau: Ngành: Vertebrata Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Bộ phụ: Anabantoidei Họ: Anabantidea Giống: Anabas Loài: Anabas testudineus (Bloch, 1792) 2.1.2 Phân bố Cá Rô đồng (Anabas testudineus Bloch, 1792) là loài cá sống trong môi trường nước ngọt ở vùng nhiệt đới. Cá hiện diện trong các thủy vực như ao đìa, đầm lầy, mương vườn, ruộng lúa ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Cá Rô đồng rất phổ biến ở Đồng Bằng Nam Bộ và Bắc Bộ nước ta, cá sống ở các thủy vực như ao, hồ, kênh, ruộng, mương và cũng có thể sống ở cửa sông nước lớn, miền núi rất ít gặp (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Mai Đình Yên, 1983). Cá Rô đồng là loài rộng muối nhưng sinh trưởng trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nước ngọt (<5‰). Cá Rô thích sống nơi có mực nước cạn (0,5 - 1,5 m). Ngoài ra chúng còn có thể sống tốt trong ao nuôi thâm canh với mật độ cao. Cá Rô đồng sống rất khỏe, có thể chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt, thiếu nước trong một thời gian khá lâu (Dương Nhựt Long, 2003). 2.1.3 Hình thái cấu tạo Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) cá Rô đồng có bầu dục, dẹp bên. Đầu cá lớn rộng, mõm ngắn,miệng giữa hơi cận trên, răng nhỏ nhọn, mỗi bên đầu có hai lỗ mũi, nắp mang cứng, cạnh sau xương nắp mang có nhiều gai nhỏ tạo thành răng cưa, giúp cá di chuyển tốt trên cạn. Gai vây cứng chắc, vây được phủ toàn thân. Mặt lưng của đầu và thân có màu xám 3 đen hoặc xám xanh và lợt dần xuống bụng, ở một số cá thể có ửng lên màu vàng nhạt, cạnh sau xương nắp mang có da màu đen. Cá Rô đồng có cơ quan hô hấp phụ nằm trên cung mang thứ nhất gọi là hoa khế, chính cơ quan này giúp cá Rô sống được trong môi trường thiếu oxy. Cụ thể cá Rô đồng sống rất khỏe, chịu được cả điều kiện không có nước trong suốt thời gian khá lâu (Mai Đình Yên, 1983). Hình 2.1 Hình dạng bên ngoài cá Rô đồng (Dương Nhựt Long, 2003) 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Giai đoạn còn nhỏ (dưới 30 ngày tuổi) thức ăn ưa thích là động vật phù du cỡ nhỏ, ấu trùng tôm cá. Khi trưởng thành phổ thức ăn của cá rộng hơn như thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy, giun nhiều tơ, ấu trùng, côn trùng, mầm non thực vật. Cá có khả năng sử dụng thức ăn chế biến và phụ phẩm nông nghiệp khá tốt (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Cá Rô đồng là loài cá ăn tạp thiên về động vật do cấu tạo ống tiêu hóa ngắn so với chiều dài của thân cá. Cá có răng chắc, sắc. Cá Rô đồng có thể ăn các loài tép, tôm, cá, động vật không xương sống, côn trùng, lúa, gạo, hạt cỏ, phân động vật (Dương Nhựt Long, 2003). Cá ăn tạp, phàm ăn thiên về động vật như giun, tôm, tép, cá con, trứng ếch, nòng nọc, giáp xác thấp…Thực vật gồm lá rong bèo, hạt củ vừng, hạt lúa, các mùn bả hữu cơ (Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2002). 4 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004) cá Rô đồng có kích cỡ tương đối nhỏ nên tốc độ tăng trưởng tương đối chậm, khối lượng trung bình của cá rô đồng là 60 – 120 g/con và điều khá đặc biệt là cá Rô đực có kích thước nhỏ hơn cá Rô cái. Cá rô lớn nhất phát hiện 432 g/con ở rừng U Minh Thượng, cỡ cá Rô thương phẩm là 7 – 15 con/kg. Trong các ao nuôi có đầy đủ thức ăn cá đạt khối lượng 60 – 80 g/con. Cá Rô đồng lớn chậm, năm đầu dài 9 – 10 cm, năm thứ hai 12 – 13 cm, năm thứ ba 14 – 15 cm, năm thứ tư 16 – 17 cm, cá ở đồng ruộng thường gặp 2 – 3 tuổi, tuổi thọ của cá có thể đạt 5 – 6 năm. Con lớn nhất là 300 – 400 g (Ngô Trọng Lư – Thái Bá Hồ, 2002). 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Cá Rô đồng thành thục bắt gặp ngoài tự nhiên có khối lượng là 25 g/con. Ở điều kiện tự nhiên, mùa mưa bắt đầu là cá sinh sản, tập trung tháng 5 – 7. Sau những cơn mưa đầu mùa cá sẽ tìm những nơi có dòng nước mát, chảy chậm, đây là yếu tố kích thích quá trình hưng phấn và đẻ trứng của cá Rô đồng. Sức sinh sản của cá cao, đạt 300.000 – 700.00 trứng/kg cá cái. Trứng cá Rô thành thục thường có màu trắng ngà hoặc màu trắng hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương nước từ 1,2 – 1,3 mm. Trứng cá Rô thuộc loại trứng nổi (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Mùa sinh sản tự nhiên vào tháng 4 – 10, tập trung vào tháng đầu mùa mưa (tháng 6 – 7). Cá 1 tuổi đã thành thục (trên 30 g/con). Cá đực thân thấp và dài hơn cá cái. Sức sinh sản cở cá 15 – 17 cm có 9 vạn đến 13 vạn trứng, cở 43 – 73 g/con có 72.000 đến 118.000 trứng. Cá có thể sinh sản 3 – 4 lần/năm, thời gian tái phát dục là 25 – 30 ngày (Ngô Trọng Lư – Thái Bá Hồ, 2002). 2.1.7 Một số nghiên cứu về ương nuôi cá Rô đồng Doolgindachabaporn (1994) nuôi cá Rô đồng trong ao 300 m2 với mật độ 6 con/m2 đạt năng suất 31 kg sau 3 tháng nuôi. Theo Dương Nhựt Long, Nguyễn Thanh Hiệu và Nguyễn Anh Tuấn (2006) khối lượng của cá nuôi ở nghiệm thức I (30 con/m2) đạt bình quân 49,7 ± 6,1 g/con lớn hơn cá nuôi ở nghiệm thức II (40 con/m2) đạt 46 ± 9,4 g/con. Tăng trọng ngày của cá nuôi ở nghiệm thức I đạt 0,28 ± 0,1 g/ngày cao hơn cá nuôi ở nghiệm thức II với 0,25 ± 0,08 g/ngày. Trong quá trình nuôi, cá phát triển tốt không có biểu hiện thành thục sinh dục sớm. Năng suất cá ở nghiệm thức I (1049 kg/1000 m2) thấp hơn so với năng suất cá ở nghiệm thức II (1264 kg/1000 m2). Lợi nhuận mang lại từ mô hình với nghiệm thức I (30 con/m2) 5 đạt 4.219.000 đồng/1.000 m2, tỉ suất lợi nhuận 23% cao hơn so với cá nuôi ở nghiệm thức II (40 con/m2) đạt 3.126.000 đồng/1.000 m2, tỉ suất lợi nhuận là 13%. Mangklamanee (1986) nuôi cá Rô đồng ở hai kích cỡ ban đầu là 2,5 và 10 g/con trong ao đất và cho ăn cá tạp kết hợp thức ăn viên dùng cho cá trê 1 – 2 lần/tuần. Kết quả chỉ ra rằng cá nhỏ đạt kích cỡ 10 – 12 con/kg sau 5 – 6 tháng nuôi và cá đạt kích cỡ 8 – 10 con/kg sau 3 – 4 tháng nuôi. Như vậy tăng trưởng bình quân của cá nhỏ là 0,5 g/ngày so với cá lớn là 0,9 g/ngày. Theo Trần Minh Phú, Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền (2006) thì tốc độ tăng trưởng của cá với thức ăn 32% chất đạm trong 2 tháng đầu tiên cao nhất so với thức ăn 26% và 23% đạm. Không có sự khác biệt về sinh trưởng của cá ở các tháng còn lại khi sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau (32%, 26% và 23%). Khối lượng cá đạt 54 – 56 g/con sau 4,5 tháng nuôi. Thức ăn viên thích hợp cho từng giai đoạn như sau: 2 tháng đầu nên cho ăn thức ăn 32% đạm, tháng thứ 3 là 26% đạm và cho ăn thức ăn 23% đạm cho thời gian còn lại. Theo Tucker and Boyd (1985) trích dẫn bởi Dương Nhựt Long (2003) nuôi cá ở mật độ 50 con/m2 là yếu tố chính làm tăng sự cạnh tranh thức ăn trong cùng một loài, gia tăng hàm lượng ammonium trong ao nuôi, có thể là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự suy giảm về sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá nuôi trong hệ thống thâm canh. 6 CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2010 đến 6/2011 Thực nghiệm được tiến hành tại Cồn Khương, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. 3.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cá Rô đồng (người dân gọi là cá Rô đầu vuông). Cá được ương từ cá bột khoảng 1,5 tháng lúc này cá giống có khối lượng trung bình: 210 – 235 con/kg sau đó đánh bắt và chuyển sang nuôi thương phẩm. 3.3 Bố trí thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành trong 2 ao. Ao thứ I: diện tích 6.000 m2, mật độ 70 con/m2, được thả nuôi từ tháng 10/2010 đến tháng 2/2011. Ao thứ II: diện tích 3.000 m2, mật độ 60 con/m2, được thả nuôi từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011. Ao có cống cấp thoát nước riêng thông với kênh nhằm chủ động cấp thoát nước khi cần thiết. Trước khi thả cá thì ao phải được tát cạn, rãi vôi xung quanh bờ ao, sau 3 - 5 ngày thì lấy nước vào ao, mực nước ao duy trì 2 – 2,5 m. Hình 3.1 Bơm cạn ao thứ II (3.000 m2) 7 3.3.1 Thức ăn và phương pháp cho ăn Thức ăn: sử dụng thức ăn công nghiệp (Bảng 3.1). Bảng 3.1 Thức ăn và lượng thức ăn sử dụng trong mô hình nuôi Loại thức ăn Cỡ thức ăn Đạm thô (%) Thời gian cho ăn (mm) UP (R7001) 2,0 – 2,2 35 tháng thứ nhất UP (R7002) 3,0 – 3,2 35 tháng thứ hai Tomboy (Til 600) 4,0 – 4,2 25 Tháng thứ ba đến thu hoạch Hình 3.2 Thức ăn Tomboy (Til 600) Tần suất và thời gian cho cá ăn: cá nuôi tháng đầu cho ăn 3 lần/ngày (sáng 8 giờ, trưa 11 giờ và chiều 16 giờ). Từ tháng thứ 2 đến khi thu hoạch cho ăn 2 lần/ngày (sáng 8 giờ và chiều 16 giờ). Lượng thức ăn cho ăn theo nhu cầu của cá. Cá rô được nuôi trong 105 ngày. 3.3.2 Trao đổi nước Trong suốt thời gian nuôi cá Rô đồng thương phẩm nước trong ao được thay mỗi ngày, mỗi lần thay 20% lượng nước ao/ngày. 8 3.3.3 Quản lý sức khỏe cá nuôi Định kỳ 15 ngày trộn vitamin C (1kg/400 kg thức ăn), men tiêu hóa (1kg/400 kg thức ăn) cho cá ăn. Trước những ngày giao mùa trộn vitamin C, men tiêu hóa và tỏi (0,5 kg/400 kg thức ăn) giúp cho cá nuôi tăng tính chống chịu. Hình 3.3 Cho cá Rô đồng ăn thức ăn công nghiệp 3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp phân tích mẫu Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ trong, pH, oxy được thu định kỳ 15 ngày/lần và thời gian thu mẫu 7 giờ sáng và 2 giờ chiều. N-NH4+ mẫu được thu định kỳ 15 ngày/lần và thời gian thu mẫu 7 giờ sáng. Nhiệt độ được kiểm tra bằng nhiệt kế thủy ngân. Độ trong được kiểm tra bằng đĩa secchi. pH được kiểm tra nồng độ bằng test pH – do Đức sản xuất. Oxy hòa tan được kiểm tra nồng độ bằng test O2 – do Đức sản xuất. N-NH4+ được kiểm tra nồng độ bằng test N-NH4+ – do Đức sản xuất. Các chỉ tiêu về tăng trưởng khối lượng, chiều dài được kiểm tra 15 ngày/lần và mỗi lần cân và đo ngẫu nhiên 30 cá thể/ao. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ngày (DWG) DWG (g/ngày) = (Wt – Wo)/T Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) SGR (%/ngày) = (LnWt – LnWo)/T x 100 9 Trong đó: Wt: khối lượng cuối Wo: khối lượng đầu T: thời gian giữa 2 đợt thu mẫu Tỷ lệ sống được xác định vào cuối vụ nuôi. Tỉ lệ sống (%) = (số cá thu/số cá thả) x 100 Hệ số tiêu tốn thức ăn (HSTTTA) HSTTTA = tổng lượng thức ăn cho cá (khối lượng ướt)/khối lượng cá gia tăng (khối lượng ướt) Khối lượng cá gia tăng (kg) = khối lượng cá thu hoạch – khối lượng cá giống thả Năng suất Năng suất (tấn/ha) = tổng lượng cá sau khi thu hoạch/ha Hiệu quả kinh tế Thu thu = sản phẩm cá loại 1 x đơn giá bán cá loại 1 + sản phẩm cá loại 2 x đơn giá bán cá loại 2 Tổng chi = cải tạo ao, con giống, thức ăn, khấu hao công trình, thuốc, hóa chất, thuê lao động, công thu hoạch, thuê mướn máy bơm nước thu hoạch, tu sửa bờ ao, cống cấp thoát nước Lợi nhuận (đồng/ha) = tổng thu – tổng chi 3.6 Phương pháp xử lý số liệu Tăng trưởng của cá được tính trung bình và độ lệch chuẩn. Sử dụng phần mềm Exel để xử lý số liệu. 10 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Các yếu tố môi trường 4.1.1 Nhiệt độ Kết quả khảo sát cho thấy trong 2 ao nuôi nhiệt độ nước có biến động nhưng không lớn. Nhiệt độ nước trung bình trong 2 ao nuôi dao động từ 28,8 ± 0,8 – 31,6 ± 1,0 0C. Theo Boyd (1998) thì nhiệt độ thích hợp cho hầu hết các loài cá nhiệt đới dao động từ 25 – 32◦C. Theo Trương Quốc Phú (2006) thì nhiệt độ thích hợp nhất cho cá vùng nhiệt đới tăng trưởng và phát triển là 28 – 30◦C. Đây là khoảng nhiệt độ thích hợp cho cá Rô đồng tăng trưởng và phát triển bình thường. 4.1.2 Độ trong Kết quả khảo sát cho thấy trong 2 ao nuôi độ trong dao động từ 21 – 34,5 cm. Độ trong của 2 ao nằm trong khoảng thích hợp là do nước cấp lấy vào ao được lọc sạch nhờ kênh lục bình trước khi cho vào ao nuôi. Theo Boyd (1998) cho rằng độ trong dưới 20 cm thì không tốt, tốt nhất là từ 35 – 45 cm. Độ trong của ao nuôi có liên quan với mật độ tảo và hàm lượng các chất hữu cơ lơ lửng trong nước. Theo Trương Quốc Phú (2006) độ trong thích hợp cho các ao nuôi cá là từ 20 – 30 cm. Khoảng dao động này không bất lợi cho sự tồn tại và phát triển của cá Rô đồng trong hệ thống ao nuôi. 36 Ao thứ 1 Ao thứ 2 Độ trong (cm) 34 32 30 28 26 24 22 20 1 2 3 4 5 6 7 8 Đợt thu mẫu Hình 4.1 Biến động độ trong của 2 ao nuôi cá rô đồng 11 4.1.3 pH Kết quả khảo sát cho thấy độ pH trong 2 ao nuôi dao động từ 6,5 – 8,0 nằm trong khoảng thích hợp cho cá Rô đồng phát triển, mặc dù Boyd (1998) cho rằng pH phù hợp cho sinh trưởng tốt nhất cho cá dao động từ 6 – 9. Theo Trương Quốc Phú (2006) pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 – 9. Theo Nguyễn Đình Trung (2002) thì pH thường biến động rất rộng từ 4,5 – 9,5 thường gặp nhất là trong 6,5 – 9. Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2009) khả năng thích ứng của cá đối với giá trị độ pH khác nhau theo loài, pH có giá trị từ 7 – 8 thích hợp với các loài cá nuôi. 8.5 Ao thứ 1 Ao thứ 2 8 pH 7.5 7 6.5 6 1 2 3 4 5 6 7 8 Đợt thu mẫu Hình 4.2 Biến động pH trong 2 ao nuôi cá 4.1.4 Hàm lượng oxy hòa tan Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng oxy hòa tan trong 2 ao nuôi dao động từ 3,5 – 5 mg/L. Ao nuôi cá gần nguồn cung cấp nước, do đó nước được thay mỗi ngày khoảng 20% lượng nước trong ao. Theo Nguyễn Anh Tuấn và Trần Thị Thanh Hiền (2009) oxy là nhân tố quan trọng để duy trì quá trình hô hấp, thiếu oxy ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thức ăn của cá. Theo Boyd (1998) thì nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm, cá là trên 5 ppm. Theo Nguyễn Đình Trung (2002) thì trong các ao nuôi thủy sản hàm lượng oxy thường biến động từ 2 – 12 mg/L. Theo Trương Quốc Phú (2006) hàm lượng 12 oxy hòa tan thích hợp cho các loài cá > 3 mg/L. Hàm lượng oxygen trong 2 ao nuôi thực nghiệm thích hợp cho sự phát triển của cá Rô đồng. 5.5 Ao thứ 1 Ao thứ 2 Oxygen (mg/L) 5 4.5 4 3.5 3 1 2 3 4 5 6 7 8 Đợt thu mẫu Hình 4.3 Biến động hàm lượng oxygen trong 2 ao nuôi cá 4.1.5 Ammonium (N-NH4+) Kết quả khảo sát cho thấy hàm lượng ammonium trong 2 ao nuôi dao động từ 0,5 – 2 mg/L. Theo Trương Quốc Phú (2006) NH3 là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tỉ lệ sống, sinh trưởng đối với thủy sinh vật. NH3 là khí độc đối với thủy sinh vật còn ion NH4+ không độc và nồng độ NH3 gây độc đối với cá là 0,6 – 2 ppm. Nồng độ NH3 được coi là an toàn cho ao nuôi là 0,13 mg/L. Hàm lượng NH4+ thích hợp cho ao nuôi thủy sản là 0,2 – 2 mg/L. Theo Nguyễn Đình Trung (2002) hàm lượng NH4+ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá là nhỏ hơn 2 mg/L. Sự khác nhau về mật độ nuôi và thức ăn cung cấp là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự khác biệt giữa hai ao nuôi. Tuy nhiên, giá trị này vẫn còn nằm trong giới hạn thích hợp cho cá rô đồng tồn tại và phát triển tốt. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan