Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại công ty cổ ...

Tài liệu Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại công ty cổ phần đầu tư hap

.PDF
70
234
114

Mô tả:

1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả, số liệu nêu trong luận văn/đồ án tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Trần Hải Đăng i MỤC LỤC BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT .......................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI. ......................................... 4 1.1 Những vấn đề chung về thủ tục hải quan .................................................... 4 1.1.1 Khái niệm về thủ tục hải quan ................................................................. 4 1.1.2 Mục đích và nguyên tắc của thủ tục hải quan .......................................... 7 1.1.3 Các tính chất cơ bản của thủ tục hải quan................................................ 8 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI .......................................................... 10 1.2.1 Khái niệm hàng hóa nhập khẩu .............................................................. 10 1.2.2. Phân loại hàng hóa nhập khẩu thương mại ........................................... 11 1.2.3 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại .... 13 1.2.4 Cơ sở pháp lý thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại. ..................................................................................................... 27 1.3 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐƠI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI ............................................................................................... 28 1.3.1 Các lý do khách quan phải hoàn thiện thủ tục hải quan. ....................... 28 1.3.2. Những lý do chủ quan phải thủ tục hải quan ....................................... 31 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐÔI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HAP ................................................................................................. 32 2.1 KHÁI QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HAP .............................. 32 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần đầu tư HAP ................................. 32 2.1.2 Mục tiêu hoạt động của công ty cổ phần đầu tư HAP .......................... 33 2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần đầu tư HAP ......................................... 34 2.1.4 Đặc điểm kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư HAP ........................ 39 ii 2.2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HAP ................................................................................................................. 40 2.2.1 Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư HAP những năm gần đây. .................................................................................................................. 40 2.2.2 Đánh giá tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại Công ty CP Đầu tư HAP ................................................ 44 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HAP. .......................................................... 53 3.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần đầu tư HAP. ......................... 53 3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện thủ tục hải quan với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại Công ty CP Đầu tư HAP. ............................... 54 3.2.1 Những giải pháp từ phía doanh nghiệp. ................................................. 54 3.2.2 Những giải pháp từ cơ quan Hải Quan .................................................. 56 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 61 iii BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Nghĩa CBCNV Cán bộ công nhân viên TTHQ Thủ tục hải quan TW Trung ương TT Thông tư NK Nhập khẩu XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu HQ Hải quan HĐNK Hợp đồng nhập khẩu HĐ Hợp đồng iv DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ Nội dung trang Hình 1.1 Sơ đồ quy trình thực hiện hải quan điện tử ...................................... 23 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần đầu tư HAP ..................................... 34 Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh. .............................................. 41 Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu công ty cổ phần đầu tư HAP ...................... 44 Bảng 2.3 Thống kê số lượng tờ khai của công ty từ năm 2012-2014 ...... Error! Bookmark not defined. 1 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển dần sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở cửa và vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển, đảm bảo sự lưu thông hàng hóa với các nước, khai thác tiềm năng và thế mạnh trong nước cũng như thế giới. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta tăng mạnh, quan hệ buôn bán với nước ngoài ngày càng mở rộng, lượng hàng hoá xuất nhập khẩu hàng năm tăng đáng kể. Chính sách mở cửa hội nhập với nước ngoài đã tạo ra những cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam, tạo ra thị trường to lớn đầy tiềm năng nhưng cũng đang đặtá ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu hàng hóa thương mại. Trong những năm qua, ngành Hải quan đã làm tương đối tốt công tác quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hóa thương mại, thủ tục Hải quan đã tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho các doanh nghiệp có hoạt động này. Tuy nhiên, bên cạnh những việc đã làm được thì có không ít những khó khăn và tồn tại mà các doanh nghiệp đang gặp phải như: quản lý Hải quan còn sơ hở, các quy định quản lý của Nhà nước đối với thủ tục Hải quan chưa đồng bộ và bất cập dẫn đến gây khó khăn, vướng mắc cho hoạt động của các doanh nghiệp hoặc một số doanh nghiệp làm ăn không nghiêm chỉnh cố tình lợi dụng khe hở để gian lận, gây thất thu thuế cho Nhà nước, làm giảm sức cạnh tranh của hàng sản xuất trong nước. Do vậy, vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn về thủ tục Hải quan đối với đối với hàng xuất nhập khẩu để không vướng mắc vào các vấn đề pháp lý đẩy mạnh sự lưu thông hàng hóa,giữ uy tín cho thương hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế và làm lành mạnh môi trường kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật giữa các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế . 2 Xuất phát từ những lý do trên cũng như trong thời gian tìm hiểu và làm việc thực tế tại công ty cùng kiến thức em được học tại trường, em xin lựa chọn đề tài : “Thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại Công ty Cổ phần đầu tư HAP” để làm khóa luận tốt nghiệp. 1. Mục tiêu của đề tài ➢Tìm hiểu những lý luận cơ bản về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại. ➢Phân tích đưa ra những đánh giá về quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại Công ty cổ phần đầu tư HAP từ đó ,đề xuất giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại công ty cổ phần đầu tư HAP. 2. Phạm vi nghiên cứu ➢ Đối tượng nghiên cứu: Quy trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại vào Việt Nam của một doanh nghiệp. ➢ Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung Khóa luận sẽ tập nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại công ty cổ phần đầu tư HAP. - Phạm vi về không gian Tìm hiểu quy trình thủ tục hải quan tại công ty cổ phần đầu tư HAP và một số cảng biển sân bay nơi công ty nhận hàng. - Phạm vi về thời gian Các số liệu thống kê và khảo sát phục vụ cho nghiên cứu được thu thập từ năm 2012, 2013, 2014. 3 3. Phương pháp thực hiện - Phương pháp quan sát trên lý thuyết: đọc các tài liệu về vận tải, giao nhận, nghiên cứu kỹ cơ sở lý thuyết đã được học, cập nhật các trang web về thông tin hải quan để biết quy trình hải quan. - Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát kỹ trình tự khai báo hải quan tại các cảng . Ghi nhớ vị trí địa lý của mỗi cảng cũng như vị trí các nơi làm thủ tục và vị trí các kho hàng, bãi chứa container. - Phương pháp ghi chú: Ghi chú lại những bước làm thủ tục trong thực tế để dễ dàng nhớ lại cũng như vận dụng tốt cho lần sau. - Phương pháp so sánh: so sánh giữa lý thuyết và thực tế; so sánh quy trình giữa các cảng với nhau nhằm rút ra những khác biệt để dễ dàng ghi nhớ. 4. Nội dung đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề chung về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại. Chương 2: Tình hình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại Công ty Cổ phần đầu tư HAP. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại tại Công ty Cổ phần đầu tư HAP. 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề chung về thủ tục hải quan 1.1.1 Khái niệm về thủ tục hải quan Theo định nghĩa tại chương 2 Công ước Kyoto.”Thủ tục Hải Quan là tất cả các hoạt động mà cơ quan Hải Quan và những người có liên quan phải thực hiện nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật Hải Quan”. Theo quy định của Luật Hải Quan năm 2014, tại khoản23, Điều 4 thì “Thủ tục hải quanlà các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.”. Những công việc đó bao gồm: ❖Đối với người khai hải quan: - Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. - Đưa hàng hóa,phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa,phương tiện vạn tải. - Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. ❖Đối với công chức hải quan: - Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan. - Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. - Thu thuế và cá khoản thu khác theo quy định của pháp luật. - Quyết định việc thông quan hàng hóa,phương tiện vận tải. Thủ tục hải quan điện tử Việt Nam bắt đầu thí điểm từ 2005, đến nay sau một thời gian áp dụng đã nhận được nhiều lợi ích rất lớn. Chúng ta có những định nghĩa mới về thủ tục hải quan điện tử. 5 “Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.” Và theo Điều 21 Luật hải quan năm 2014thì công việc khai và nộp tờ khai hải quan của người khai hải quan và công việc tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan của công chức hảiquan được sửa đổi như sau: ❖Đối với người khai hải quan: - Khai và nộp tờ khai hải quan, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ Hải Quan , trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. ❖Đối với công chức hải quan: - Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan , trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử viêc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan được thực hiện qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan. Như vậy, Thủ tục hải quan có thể thực hiện bằng những các thức, phương tiện khác nhau.Ví dụ: truyền thống ( thủ công) bán truyền thống hoặc điện tử. Trước đây ở Việt Nam, Thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp truyền thống ( hoàn toàn dụa vào hồ sơ giấy) hoặc bán truyền thống –kết hợp giữa truyền thống và điện tử.( khai báo bằng đĩa mềm, khai báo qua mạng kết hợp hợp hồ sơ giấy. Trong phương pháp này , luôn có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người khai hải quan và công chức hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan và sử dụng hồ sơ giấy. Hiện nay khi Luật Hải Quan được sửa đổi kèm theo nghị định 08/2015/NĐ-CP và thông tư 38/2015/TT-BTC thì thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp điện tử. Người khai hải quan có thể đăng 6 ký hồ sơ làm thủ tục hải quan bằng cách tạo, gửi cấc thông tin dưới dạng điện tử đến cơ quan hải quan và nhận các thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Công chức hải quan tiếp nhận hồ sơ do doanh nghiệp gửi đến và thông báo kết quả xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp cũng qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Trong việc làm thủ tục hải quan thì người khai Hải Quan và công chức Hải Quan không hề có sự tiếp xúc trực tiếp ( trừ 1 số trường hợp ngoài lệ ) Và chỉ có 1 số trường hợp sau được khai hải quan trên giấy được đó là các trường hợp: - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới; - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; - Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo; - Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân; - Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 49 Nghị định 08/2015/NĐ-CP. - Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh; - Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác. - Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan không thực hiện được thủ tục hải quan điện tử, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất 01 giờ kể từ thời điểm không thực hiện được các giao dịch điện tử; - Hàng hóa khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 7 1.1.2 Mục đích và nguyên tắc của thủ tục hải quan ❖Mục đích của thủ tục hải quan Hải quan tiến hành thủ tục hải quan, thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát hải quan đối với các đối tượng kiểm tra hải quan nhằm: - Thực hiện chức nắng quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, mượn đường Việt Nam qua biên giới Việt Nam. - Bảo đảm thực hiện chính sách của Nhà nươc về phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa với nước ngoài, góp phần tăng trưởng sự giao lưu và hợp tác quốc tế, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia. - Phát hiện, ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật hải quan và các luật lệ khác co liên quan. ❖Nguyên tắc chung về thủ tục hải quan Nguyên tắc chung về thủ tục hải quan của các quốc gia trên thế giới cũng như của Việt Nam quy định đối tượng là hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải… khi xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnhhoặc quá cảnh phải làm thủ tục hải quan trên cơ sở tuân thủ các bước sau: - Khai báo với hải quan cửa khẩu về tình hình đối tượng xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh theo quy định của cơ quan hải quan. - Xuất trình đối tượng làm thủ tục hải quan tại địa điểm và thời gian quy định của cơ quan hải quan. - Chấp hành quyết định giải quyết của cơ quan hải quan và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan. ➢ Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan phải: - Khai và nộp tờ khai Hải quan; nộp, xuất trình chứngtừ thuộc hồ sơ hải quan, trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hài 8 quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống dữ liệu điện tử của Hải quan. - Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. - Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. ➢ Khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan phải: - Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan, trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ được thực hiện thông qua hệ thống dữ liệu điện tử của Hải quan. - Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải. - Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. - Quyết định việc thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải. 1.1.3 Các tính chất cơ bản của thủ tục hải quan Để xuất nhập khẩu được hàng hóa ra vào lãnh địa hải quan thì thủ tục hải quan là thứ không thể thiếu trong việc xuất nhập khẩu .Vì vậy việc hiểu rõ tính chất của thủ tục hải quan sẽ giúp người khai hải quan làm thủ tục được thuận lợi và chính xác nhất , không chỉ vậy việc hiểu rõ tính chất sẽ giúp công chức hải quan hoàn thành nhiệm vụ đúng yêu cầu được giao.Thủ tục hải quan có những tính chất sau: Tính hành chính bắt buộc. Thủ tục hải quan là một thủ tục hành chính bắt buộc.Thủ tục hải quan là thủ tục thực hiện quyền hành pháp trong lĩnh vực hải quan, do cơ quan Hải quan (cơ quan quản lý hành chính nhà nước) và người khai hải quan thực hiện. Tất cả hàng hóa, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đều 9 phải làm thủ tục hải quan, nếu không làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải quan không đầy đủ thì sẽ không được chấp nhận cho thông quan. Tính trình tự. Thủ tục hải quan mang tính trình tự và liên tục: Thủ tục hải quan là một quy trình tuần tự, bao gồm các bước thực hiện theo trình tự liên tục và không xáo trộn. Kết quả của bước trước là tiền đề, căn cứ để thực hiện bước sau.Bước sau kiểm tra lại kết quả của bước trước và là sự kế tiếp của bước trước để hạn chế những sai sót trong dây chuyền làm thủ tục hải quan. Tính công khai minh bạch. Tính công khai và minh bạch là một trong những tính chất yêu cầu phải được thể hiện một cách nghiêm túc, nhất là trong điều kiện kinh tế phát triển mạng mẽ như hiện nay. Thủ tục hải quan được quy định trong cách văn bản pháp luật và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật. Pháp luật hải quan quy định rõ thời hạn đăng ký tờ khai hải quan, địa điểm làm thủ tục hải quan, hình thức khai báo hải quan, thời hạn công chức hải quan làm thủ tục hải quan, căn cứ thông quan hàng hóa và các thông tin khác. Tính thống nhất. Điều này thể hiện ở chỗ thống nhất trong suốt dây chuyền thủ tục hải quan, thống nhất ở tất cả các địa điểm làm thủ tục hải quan trong phạm vi cả nước, không cho phép thủ tục hải quan ở nơi này khác với thủ tục hải quan ở nơi khác. 10 1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI 1.2.1 Khái niệm hàng hóa nhập khẩu Theo chủ nghĩa Mác- Lê nin : “Hàng hóa là sản phẩm của lao động nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định của con người thông qua tra đổi mua bán.” Khái niệm đó đã khái quát một cách đúng đắn nhất về hàng hóa.Hàng hóa đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu gắn với sự phát triển của xã hội loài người.Mà theo đó, sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất. Sản xuất phát triển thì thì mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất với người sản xuất, người tiêu dùng với người sản xuất và giữa người tiêu dùng với nhau ngày càng phát triển và diễn ra ngày càng phức tạp. Khi sản xuất xã hội phát triển đến trình độ nhất định, các mối quan hệ kinh tế không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn vươn ra bên ngoài, tạo nên các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế. Tạo nên sự luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia, cấc khu vực. Và khi vượt ra khỏi lãnh thổ một quốc gia, hàng hóa được nghiên cứu trên một phạm trù hoàn toàn mới. Theo Điều 4 , Luật Hải Quan 2014: “Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan”. Theo tính chất hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của mỗi quốc gia được phân thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại hình có tên gọi và chính sách quản lý khác nhau Căn cứ vào mục đích xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa,hàng hóa được phân làm hai nhóm chính. 11 + Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phi thương mại hau còn gọi hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại hoạc hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu phi mậu dịch là hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích sinh lợi mà chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ, từ thiện, tương thân tương ái hoặc nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng của tổ chức cá nhân. + Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại là hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm mục đích thương mại, tức là nhằm mục đích kiếm tìm lợi nhuận . Hay nói cách khác là hàng hóa được đưa vào, đư ra lãnh thổ hải quan để nhằm mục đích thực hiện các hoạt động thương mại của các thương nhân. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại có một số đặc trưng sau: - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư. - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại bao gồn nhiều chủng loại khác nhau. Khi thực hiện thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại người khai hải quan phải sử dụng mẫu tờ khai mậu dịch theo quy định của pháp luật - Tùy từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu mà thời hạn nộp thuế có thể trước thông quan hoặc sau thông quan. - Căn cứ vào kết quả phân luồng dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại có thể đươc phân thành ba luồng: luồng xanh, luồng đỏ, luồng vàng. 1.2.2. Phân loại hàng hóa nhập khẩu thương mại Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi , bao gồm mua bán hàng hóa , cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác. 12 Với cách tiếp cận hàng hóa nhập khẩu được đưa vào lãnh thổ hải quan nhằm mục đích thực hiện các hoạt động thương mại của các thương nhân, hàng hóa nhập khẩu thương mại gồm: - Hàng nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa. - Hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại như gia công hàng hóa, quá cảnh hàng hóa, trung chuyển hàng hóa,.. - Hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho các hoạt động xúc tiến thương mại như tham gia hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại,.. - Hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho các hoạt động đầu tư. - Hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho các hoạt động thương mại khác. Theo các cơ quan hải quan trên thế giới thì hàng hóa nhập khẩu thương mại bao gồm : - Hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng thương mại; - Hàng hoá nhập khẩu theo loại hình tạm nhập tái xuất; - Hàng hoá nhập khẩu theo loại hình chuyển khẩu - Hàng hoá nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; - Hàng hoá nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài; - Hàng hoá nhập khẩu để thực hiện các dự án đầu tư; - Hàng hoá nhập khẩu kinh doanh theo loại hình xuất nhập khẩu biên giới; - Hàng nhập khẩu nhằm mục đích thương mại của tổ chức nhưng không phải là thương nhân (không có mã số thuế/ xuất nhập khẩu), của cá nhân; - Hàng hoá nhập khẩu của các doanh nghiệp chế xuất; - Hàng hoá đưa vào đưa ra kho bảo thuế; 13 - Hàng hoá tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập dự hội chợ triển lãm; - Hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải phục vụ thi công công trình, phục vụ thi công công trình, phục vụ các dự án đầu tư, là tài sản đi thuê, cho thuê. Ở Việt Nam hiện nay đã không phân loại hàng hóa nhập khẩu thương mại theo hải quan thế giới. Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thương mại đều được quy định chung là hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích thương mại và áp thuế riêng cho từng mặt hàng.Trừ một số mặt hàng cấm nhập khẩu. 1.2.3 Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại a, Điều kiện được hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân Việt Nam được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh ủy thác bởi thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân. Khi kê khai hồ sơ đăng ký mã số thuế tại cơ quan thuế, doanh nghiệp phải ghi rõ có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu để được “Chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu ”. b, Quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan Đặc điểm chung của Hải quan các nước trên thế giớihiện nay là phải xử lý ngày càng gia tăng khối lượng các giao dịch xuất khẩu ,nhập khẩu hàng hóa trong khi nguồn lực lại hạn chế. Thách thức đặt ra đối với cơ quan Hải quan là vừa phải tạo thuận lợi cho hành khách và hàng hóa hợp pháp vừa phải đảm bảo kiểm soát, phát hiện các trường hợp gian lận và vi phạm hải quan. ❖ Theo chuẩn mực 6.4 – Phụ lục tổng quát Công ước Kyoto sửa đổi đã quy định “Cơ quan Hải quan phải sử dụng kỹ thuật phân tích rủi ro để xác định người và hàng hóa, kể cả phương tiện vận tải cần được kiểm tra cũng 14 như mức độ kiểm tra”. Phân tích rủi ro và đánh giá rủi ro là hai quá trình phân tích dựa trên các bộ tiêu chí xác định các đối tượng có độ rủi ro cao để kiểm tra. - Tổ chức thu thập thông tin, tài liệu từ cơ sở dữ liệu, chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, từ bộ phận thông quan, kiểm tra sauthông quan, trinh sát hải quan, từ thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân, và hải quan các nước. - Phân loại, phân tích, đánh giá và xử lý thông tin kịp thời để xác định khả năng rủi ro phục vụ cho việc thông quan hàng hóa, kiểm tra sau thông quan và chống buôn lậu trên địa bàn hoạt động của mình. - Lập hồ sơ quản lý doanh nghiệp theo mức độ tuân thủ phát luậthải quan. - Nhập kết quả vào hệ thống để phục vụ công tác nghiệp vụ hải quan. - Đề xuất tiêu chí phân luồng và tiêu chí kiểm tra sau thông quan trình Lãnh đạo chi cục Hải quan điện tử. ❖Lợi ích của việc áp dụng quản lý rủi ro là: - Phân bố nguồn nhân lực hiệu quả hơn: tạo điều kiện cho cán bộ Hải quan chỉ tập trung nguồn lực vào những lô hàng trọng điểm, bớt gánh nặng và sức ép của việc quá tải khối lượng công việc. - Tăng nguồn thu ngân sách:tính chuyên nghiệp và hiệu suất làm việc của Hải quan được nâng cao, giúp gia tăng số thuế thu được từ doanh nghiệp. - Nâng cao được tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp:ngày càng rút ngắn thời gian thông quan và giải phóng hàng, đặc biệt với những lô hàng được phân vào luồng xanh. Điều này là động lực rất lớn để các doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật, đảm bảo cho hàng hóa của mình được lọt vào luồng xanh. - Cải thiện mối quan hệ cộng tác giữa Hải quan và doanh nghiệp. 15 - Giảm bớt thời gian giải phóng hàng:giúp Hải quan giải phóng được số lượng lớn hàng hóa ngay sau khi hồ sơ thông quan được nộp cho Hải quan. - Cắt giảm chi phí giao dịch: Nếu như thời gian thông quan dựa trên nhưng quy trình, thủ tục cũ có thể lên đến 1-2 tuần thì với kỹ thuật quản lý rủi ro mới, 80-90% hàng hóa sẽ được giải phóng trong vòng vài giờ, vì vậy tiết kiệm được rất nhiều chi phí giao dịch cho doanh nghiệp. c, Nguyên tắc phân luồng hàng hóa - Hàng hóa xuất nhập khẩu được phân vào 3 luồng Xanh,Vàng, Đỏ. - Khi nhận được thông tin khai hải quan của DN, trên cơ sở phân tích thông tin và các tiêu chí kiểm tra theo quy định, cơ quanHải quan thực hiện việc kiểm tra và chấp nhận thông tin khai hải quan hoặc thông báo từ chối chấp nhận có nêu rõ lý do thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan. - Trường hợp chấp nhận thông tin khai điện tử thì cấp số tờ khai hải quan điện tử và phân luồng theo một trong các hình thức sau: ➢Luồng Xanh (Mức 1) - Chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử - Đối với hàng xuất khẩu nếu có đủ một trong các điều kiện sau: • Hàng xuất khẩu (trừ hàng xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu). • Hàng hóa xuất khẩu có điều kiện nhưng đã nộp vănbản cho phép cho cơ quan Hải quan. - Hàng hóa của các DN có quá trình chấp hành tốt phápluật hải quan nếu có đủ 2 điều kiện sau: • Hàng hóa không thuộc danh mục cấm XNK, danh mục XNK có điều kiện hoặc phải giám định, phân tích phân loại; hànghóa thuộc danh mục nhưng đã nộp, xuất trình văn bản cho phép cho cơ quan Hải quan theo quy định. • Hàng hóa thuộc diện không phải nộp thuế ngay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan