Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện pháp luật về hòa giải cơ sở từ thực tiễn các tỉnh thuộc vùng đồng bằng...

Tài liệu Thực hiện pháp luật về hòa giải cơ sở từ thực tiễn các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông hồng

.PDF
188
455
119

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN PHI LONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOÀ GIẢI CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH THUỘC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 9 38 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Minh Đoan HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN PHI LONG BẢNG VIẾT TẮT - HGCS: Hoà giải ở cơ sở - THPL: Thực hiện pháp luật - UBND: Uỷ ban nhân dân - HĐND: Hội đồng nhân dân - MTTQ: Mặt trận Tổ quốc - ĐBSH: Đồng bằng Sông Hồng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI........................ 9 1.1. Tình hình nghiên cứu về hoà giải cơ sở, pháp luật hoà giải cơ sở ............................. 9 1.2. Tình hình nghiên cứu về thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật hoà giải cơ sở ... 17 1.3. Tình hình nghiên cứu về thực hiện pháp luật hoà giải cơ sở ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng ...................................................................................................... 22 1.4. Đánh giá về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu .......................................................................................................... 24 1.5. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 26 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÒA GIẢI CƠ SỞ................................................................................................................... 30 2.1. Hòa giải cơ sở và pháp luật hòa giải cơ sở ............................................................... 30 2.2. Khái niệm, vai trò, nội dung, hình thức, chủ thể thực hiện pháp luật về hoà giải ở cơ sở ................................................................................................................................ 45 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật hòa giải cơ sở ................................. 64 Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH THUỘC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ....... 70 3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về hòa giải cơ sở ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng .................................................................................. 70 3.2. Tình hình thực hiện pháp luật về hòa giải cơ sở ở các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng trong những năm qua................................................................................... 78 3.3. Đánh giá chung:...................................................................................................... 102 Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI CƠ SỞ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH THUỘC VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ........................................................ 120 4.1. Quan điểm bảo đảm thực hiện pháp luật về hòa giải cơ sở .................................... 120 4.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hòa giải cơ sở ...................................... 127 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 151 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hòa giải là một truyền thống, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Công tác HGCS góp phần giữ ổn định trật tự xã hội, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng, tập thể, hàn gắn, vun đắp sự hòa thuận, hạnh phúc cho từng gia đình. Nhiều vụ việc mâu thuẫn giữa hàng xóm, láng giềng, giữa những người thân trong gia đình, dòng họ nhờ được kịp thời can thiệp, dàn xếp của những cán bộ hòa giải mà giải tỏa được những bức xúc, giữ được "tình làng, nghĩa xóm" và sự bình yên trong mỗi mái ấm gia đình. Hơn nữa việc thực hiện tốt công tác HGCS sẽ có tác dụng tích cực trong việc xây dựng xã hội bình yên, giàu mạnh, tăng cường tình đoàn kết trong nhân dân và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới ở nước ta. HGCS thể hiện tính dân chủ trong giải quyết tranh chấp; thông qua HGCS, nhân dân thể hiện quyền làm chủ của mình. Với phương châm giải quyết "thấu tình, đạt lý", HGCS là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý và tình, giữa đạo đức và pháp luật, là phương thức thể hiện dân chủ và sự thể hiện tư tưởng "lấy dân làm gốc". Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Xét xử đúng là tốt, nhưng không phải xét xử thì càng tốt hơn". Lời dạy của Người đã cho thấy công tác HGCS có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội. Hòa giải giúp các bên có tranh chấp tìm được hướng giải quyết tích cực, biến những vấn đề phức tạp thành đơn giản, trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện với tinh thần "chín bỏ làm mười", nhằm hướng tới sự đoàn kết gắn bó bền vững, lâu dài trong mỗi cộng đồng dân cư và toàn xã hội. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác hoà giải. Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám (khóa VII) đã chỉ rõ: "Coi trọng vai trò hòa giải của chính quyền kết hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở". Hiến pháp năm 1980, tại điều 128, Hiến pháp 1 1992, tại Điều 127, chương X, phần Toà án nhân dân đều quy định: "Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật". Cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), trên cơ sở tổng kết 15 năm thực hiện Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải cơ sở năm 1998, ngày 20/6/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Hoà giải ở cơ sở. Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của chế định hoà giải ở cơ sở, một mặt vừa đáp đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong điều kiện mới, chứng minh sự tồn tại cần thiết của hoà giải ở cơ sở trong đời sống xã hội, một mặt vừa thể hiện sự bắt nhịp với xu thế của thế giới khi hoà giải đã và đang được quan tâm nghiên cứu và tổ chức thực hiện như một phương thức hữu hiệu trong giải quyết các tranh chấp ngoài toà án Phương thức giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột trong xã hội thông qua con đường hoà giải đã và đang có chiều hướng trở thành xu thế của thời đại. Nhận thức rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác HGCS, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu pháp luật ban hành mà không được thực thi trong cuộc sống thì vai trò, ý nghĩa của nó sẽ không được phát huy. Do đó, việc THPL về HGCS có ý nghĩa quan trọng trong việc xác lập và tạo dựng sự đồng thuận xã hội thông qua việc giải quyết những tranh chấp, xích mích trong nhân dân. Nghiên cứu THPL về HGCS là một yêu cầu cần thiết, những kết quả nghiên cứu có thể là một nội dung tham vấn cho các cơ qua tư pháp và cơ quan hành chính các cấp trong việc tổ chức và THPL về HGCS, qua đó khẳng định THPL về HGCS là một biện pháp quan trọng góp phần duy trì, đảm bảo giá trị của HGCS trong đời sống xã hội . Là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội đối với cả nước, các tỉnh thuộc vùng vùng đồng bằng 2 sông Hồng bao gồm 11 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương [109]. Đây cũng là vùng đất có lịch sử lâu đời của người Việt, nơi khai sinh của các vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là cái nôi hình thành văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu và hiện tại cũng là vùng văn hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống. Các tỉnh thuộc vùng ĐBSH đang nỗ lực đẩy mạnh các giải pháp để thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phấn đấu mục tiêu "thực sự là địa bàn tiên phong của cả nước thực hiện các “đột phá chiến lược”, tái cấu trúc kinh tế, đổi mới thành công mô hình tăng trưởng, trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, đảm đương vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và trật tự an toàn xã hội"[109]. Một trong những giải pháp đó là tạo sự ổn định về tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội để làm cơ sở phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh thực hiện các thiết chế dân chủ ở cơ sở trong đó tập trung vào các hoạt động tăng cường đồng thuận xã hội là một yêu cầu cần thiết. HGCS chính là một trong những giải pháp để thực hiện được điều đó. Trong những năm qua, các tỉnh thuộc vùng ĐBSH đã quan tâm, đẩy mạnh THPL về HGCS. HGCS đã và đang được các cấp uỷ Đảng quan tâm chỉ đạo, MTTQ, chính quyền và các đoàn thể chính trị, xã hội nỗ lực thực hiện. Quá trình tổ chức THPL về HGCS ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH cho thấy ở những nơi nào làm tốt thì tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Ngược lại, ở những nơi còn coi nhẹ công tác hòa giải, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp có chiều hướng tăng, dẫn đến mất trật tự, trị an xã hội. Thông thường, những mâu thuẫn, va chạm trong cuộc sống, lúc đầu đơn giản, nhưng do không được quan tâm giải quyết kịp thời cho nên đã nhanh chóng trở thành phức tạp, thậm chí là 3 nguyên nhân xuất hiện những "điểm nóng" về tranh chấp, khiếu kiện, có thể trở thành nguyên nhân của những vi phạm nghiêm trọng về pháp luật hình sự. Có thể thấy rằng, pháp luật về HGCS đã được ban hành, triển khai thực hiện và đã đạt được những kết quả nhất định, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những tồn tại, hạn chế dẫn tới hiệu quả thực hiện còn chưa cao,... Để Luật Hoà giải ở cơ sở thực sự đi vào cuộc sống (thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội, bảo đảm tính linh hoạt, mềm dẻo, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nhân dân ở cơ sở, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho nhà nước và nhân dân,...) cần có những nghiên cứu sâu để tổng kết và nhân rộng các mô hình THPL có hiệu quả trong thực tiễn. Cho đến nay, trong phạm vi các tư liệu đã được công bố chưa có một công trình nghiên cứu độc lập nào về "Thực hiện pháp luật về hoà giải cơ sở từ thực tiễn các tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng". Do vậy, Đề tài đã được lựa chọn với mục đích nghiên cứu đầy đủ, thấu đáo hơn dưới góc độ lý luận và thực tiễn việc THPLvề HGCS tại các tỉnh thuộc vùng ĐBSH nhằm đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao nâng cao hiệu quả THPL hòa giải trên phạm vi cả nước, góp phần thực hiện dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, duy trì, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và phát triển đất nước thực sự giàu đẹp, dân chủ, văn minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về THPL về HGCS, đánh giá thực trạng hoạt động THPL về HGCS ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH, Luận án đề xuất các giải pháp bảo đảm THPL về HGCS ở nước ta trong điều kiện hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ cụ thể sau: 4 - Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án. - Làm rõ những vấn đề lý luận THPL về HGCS ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH. - Đánh giá thực trạng việc THPL về HGCS ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH; những kết quả, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến THPL về HGCS. - Đề xuất các giải pháp bảo đảm THPL về HGCS trên phạm vi cả nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Về đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở nhiệm vụ nghiên cứu, luận án xác định đối tượng nghiên cứu là việc THPL và những yếu tố ảnh hưởng đến THPL về HGCS trong phạm vi các tỉnh thuộc vùng ĐBSH, bao gồm: + Các quy định pháp luật về HGCS, các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật HGCS của trung ương và của các tỉnh thuộc vùng ĐBSH. + Nội dung/thực tiễn THPL về HGCS ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Luận án tiến hành nghiên cứu THPL về HGCS ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH (11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình). - Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 - 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận - Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong đó nguyên lý về mối liên hệ phổ biến được vận dụng để nghiên cứu sự chi phối của các điều kiện kinh tế-xã hội với chế định hòa giải ở cơ sở và thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở; về mối liên hệ giữa thực hiện pháp luật về hòa giải với việc thực hiện 5 các quy tắc xã hội khác như các chuẩn mực đạo đức, hương ước, luật tục, giáo lý... Nguyên lý về về sự phát triển được vận dụng để làm rõ hơn quá trình phát triển của chế định hòa giải ở cơ sở trước và sau thời kỳ đổi mới, những thay đổi trong nhận thức của xã hội về vai trò của thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở trong quá trình giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân. Bên cạnh đó, quy luật mâu thuẫn và đấu tranh giữa các mặt đối lập được vận dụng để xem xét, đánh giá kết quả thực hiện các quy định pháp luật về giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp theo hướng ôn hòa, bền vững, không có bên thắng bên thua. Một số phạm trù như nguyên nhân và kết quả, khả năng và hiện thực, nội dung và hình thức, cái chung và cái riêng cũng được vận dụng khi xem xét, đánh giá thực tiễn THPL về HGCS với đặc thù của ĐBSH. Luận án vận dụng các lý thuyết sau: + Lý thuyết về dân chủ và quyền con người trong xã hội hiện đại. + Lý thuyết về vai trò của các thiết chế xã hội. + Lý thuyết về nhà nước pháp quyền. + Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về HGCS và dân chủ ở cơ sở. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được tác giả sử dụng trong quá trình nghiên cứu: - Phương pháp lịch sử: Xem xét quá trình hình thành và phát triển của chế định hoà giải trong lịch sử tại ĐBSH trong mối liên hệ với các hiện tượng văn hoá khác trong xã hội đương đại. (Sử dụng chính trong Chương 2: Những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về hoà giải cơ sở). - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, so sánh: + Phân tích những vấn đề lý luận về HGCS; THPL về HGCS. + Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan. 6 + Tổng hợp các tài liệu lý thuyết, lý luận của một số nước thế giới về lĩnh vực hoà giải. + Tổng hợp các tài liệu thực tiễn, các quy định pháp luật về HGCS được thực hiện ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH và trong phạm vi cả nước, phân tích kết quả theo những định hướng nghiên cứu. (Sử dụng chính trong Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài và Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về hoà giải cơ sở ở các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng). - Phương pháp điều tra xã hội học: Xác định các chủ thể tham gia (trực tiếp, gián tiếp) vào quá trình THPL về HGCS; xây dựng bộ công cụ, cỡ mẫu và tiến hành khảo sát trên một số địa bàn thông qua khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, tổ chức họp nhóm chuyên đề (nếu thấy cần thiết) để xác định vai trò, động cơ hành động và nguyện vọng/mong muốn của các nhóm chủ thể tham gia/cũng có thể để giải quyết/làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra; từ đó củng cố vấn đề nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu của luận án. (Sử dụng chính trong Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về hoà giải cơ sở ở các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng). 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án vận dụng lý luận THPL để tiến hành một nghiên cứu chuyên biệt về THPL về HGCS với những đặc thù của vùng ĐBSH. - Luận án đánh giá thực trạng THPL về HGCS ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH trên cơ sở nội dung của pháp luật về HGCS; nêu rõ những kết quả đạt được; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, những vấn đề đang đặt ra đối với hoạt động THPL về HGCS. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm THPL về HGCS ở các tỉnh nói trên và cả nước đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. 7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt lý luận Từ những vấn đề có liên quan, Luận án làm rõ thêm, phong phú thêm những vấn đề lý luận về THPL về HGCS: khái niệm HGCS, pháp luật HGCS; khái niệm, vai trò, nội dung, hình thức, chủ thể THPL về HGCS; các yếu tố ảnh hưởng đến THPL về HGCS. 6.2. Về mặt thực tiễn Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống lý luận và thực tiễn về THPL về HGCS ở các tỉnh thuộc vùng ĐBSH. Những kết quả nghiên cứu của Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy, tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác quản lý và cán bộ trực tiếp làm công tác HGCS, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả THPL về HGCS. Kết quả nghiên cứu của Luận án có thể là cơ sở để tham vấn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, tổ chức THPL, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Luận án cũng mở ra các hướng nghiên cứu chuyên sâu như: THPL về HGCS ở các vùng, địa bàn khác trên cả nước, đảm bảo bình đẳng giới trong THPL về HGCS, những tác động cá nhân tới các quá trình xã hội, vấn đề phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân để thực hiện các mục tiêu xã hội,.... 7. Kết cấu của luận án Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án gồm 4 Chương và 13 tiết. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu về hoà giải cơ sở, pháp luật hoà giải cơ sở 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về hoà giải cơ sở Trên thế giới hiện nay, nghiên cứu về HGCS đã được quan tâm hơn bởi những chứng minh về giá trị bền vững cũng như những hiệu quả mà nó mang lại. Xu hướng chung của thế giới hiện nay là muốn định chế hoà giải phải được tăng cường hơn nữa, thâm nhập sâu hơn nữa vào đời sống, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội thể hiện ở việc ngày càng (đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XXI) có nhiều nghiên cứu về phương thức giải quyết tranh chấp ngoài toà án - giải quyết tranh chấp thay thế (Alternative Dispute Resolution- ADR) trong đó hoà giải được nhìn nhận là một phương thức hữu hiệu. Những nghiên cứu đã tập trung theo ba hướng sau: Thứ nhất, nghiên cứu về phương thức hoà giải trong giải quyết tranh chấp nói chung; Thứ hai, nghiên cứu về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài toà án; Thứ ba, nghiên cứu so sánh về hoà giải và xu hướng phát triển của hoà giải trên thế giới [149]. Nhóm nghiên cứu thứ nhất về phương thức hoà giải trong giải quyết tranh chấp nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu đã được xuất bản như Mediation: Principles and Practice (Hoà giải: Các nguyên lý và thực tiễn) của tác giả Kimberlee Kovach (NXB West, tháng 5/2004), Mediation: Theory and Practice (Hoà giải: Lý thuyết và thực tiễn) của tác giả Suzanne McCorkle và Melanie J.Reese (NXB Allyn & Bacon, tháng 5/2004), .... Nhóm nghiên cứu thứ hai, nghiên cứu về các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài toà án có các công trình đã công bố như: Quyển ADR: Law and Practice (ADR: Pháp luật và thực tiễn) tác giả Edward A.Dauer (NXB Juris Net, LLC tháng 8/2003), Quyển Alternative Dispute Resolution in a nushell (Sơ lược về giải quyết tranh chấp ngoài toà án) tác giả Jacqueline M.Nolan - Haley (NXB Thomson West, tháng 4/2008), ... Nhóm nghiên cứu thứ 3, so sánh về hoà giải và xu hướng phát triển của hoà giải trên thế giới có một số nghiên cứu của GS Nadja Alexander - thành viên Hội đồng cố vấn quốc gia về giải quyết tranh chấp 9 ngoài Toà án Ôxtraylia: "Mediation on Practice: Common law and Civil law Perspectives Compared", "What's law got to do with it? Mapping Modern Mediation movement), Mediation and the Art of Regulation,... sách chuyên khảo "Global Trends in Mediation" (Các xu hướng toàn cầu về hoà giải) (NXB Kluwer Law International, 2006),...[94]. Bên cạnh đó, các học giả phương Tây cũng dành nhiều thời gian cho các hình thức nghiên cứu về hoà giải: Sternberg, Robert J .; Dobson, Diane M. (1987). "Giải quyết xung đột giữa các cá nhân: Một phân tích về sự nhất quán trong phong cách", Tạp chí Nhân cách và Tâm lý xã hội (American Psychological Association) [169]. Theo đó, tác giả đã thí nghiệm về phương thức giải quyết xung đột trên 3 nhóm chủ thể với 3 loại xung đột khác nhau (từ những xung đột cá nhân với cá nhân đến những xung đột giữa cá nhân với tổ chức và giữa các tổ chức với nhau, theo nội dung xung đột từ đơn giản đến phức tạp), thông qua đó để tìm ra tính chung nhất trong cách giải quyết xung đột của các chủ thể. Các tác giả SB Goldberg; ED Xanh; FEA Sander, trong nghiên cứu của mình ADR (Alternative Dispute Resolution) Problems and Prospects Looking to the Future (Nghị quyết tranh chấp thay thế - Các vấn đề và triển vọng nhìn về tương lai) đã phân tích những hình thức của ADR, những ưu điểm, giá trị tích cực của nó mang lại, đồng thời đưa ra quan điểm "ưu tiên cho đối thủ thách thức trong bối cảnh đối lập, và luật sư quen với các bên tranh chấp và ưu đãi cho các quá trình tòa án". Theo nhóm tác giả, nội dung nghiên cứu về các hình thức giải quyết tranh chấp thay thế: ADR, trong đó tập trung chủ yếu vào hình thức hòa giải, nghiên cứu nhu cầu phát triển một mạng lưới ADR, chẳng hạn như một trung tâm giải quyết tranh chấp, mà sẽ hướng dẫn các bên trong việc lựa chọn phương thức/cách thức giải quyết tranh chấp phù hợp với tranh chấp của họ. Con đường sự nghiệp phải được phát triển cho những người quan tâm đến dịch vụ ADR, trong đó hàm ý sự phát triển của các bộ luật và tiêu chuẩn, chứng nhận và đào tạo [168]. Tania Sourdin, Giáo sư luật và giải quyết tranh chấp, Đại học Monash, Oxtraylia, một chuyên gia về giải quyết 10 tranh chấp thay thế đã công bố hàng chục công trình nghiên cứu về vấn đề ADR, hoà giải. Trong các công trình của mình, Tania Sourdin đã từng đưa ra những quan điểm khẳng định vị trí, vai trò của hòa giải với tư cách là một hình thức chủ đạo, độc đáo trong các hình thức ADR cần nghiên cứu và phát triển [170]. Jonh J.Wilkinson từng viết về hoà giải: "Trước tiên và trên hết, các phương pháp này tiết kiệm đáng kể chi phí của các bên tranh chấp. Rõ ràng là chi phí kiện tụng có thể giảm đi đáng kể nếu như các bên có thể giải quyết những bất đồng của mình trong vòng 6 tháng thay vì kiện tụng kéo dài hàng năm" [160]. Trong nghiên cứu về những hình thức giải quyết tranh chấp thay thế ADR, theo tác giả Robert Mnookin, Trường Luật Harvard, ADR bao gồm: hòa giải, trọng tài và một hoạt động có tính "lai" giữa hoà giải và trọng tài, hoạt động hỗ trợ giải quyết các tranh chấp pháp lý mà không cần xét xử chính thức. Theo tác giả, lợi ích tiềm năng của hoạt động này được cho là bao gồm việc giảm các chi phí giao dịch, quy trình ADR có thể rẻ hơn và nhanh hơn so với thủ tục tố tụng bình thường; việc tạo ra các nghị quyết đó là phù hợp hơn với lợi ích cơ bản và nhu cầu của các bên; và cải thiện sự tuân thủ tự nguyện với các điều khoản của nghị quyết. Tập trung nghiên cứu về hoà giải trong giải quyết tranh chấp, xích mích giữa các cá nhân trong xã hội, tác giả cho rằng hoà giải cùng những hình thức khác sẽ tạo ra những điều kiện cho sự ổn định xã hội [164]. Trong cuốn "Party-Directed mediation: Facilitating dialogue between individuals" (Hòa giải theo định hướng của Đảng: Tạo thuận lợi cho đối thoại giữa các cá nhân) của tác giả Gregorio BillikoPF, Đại học California đã tiến hành nghiên cứu hoà giải dưới góc độ các phương pháp tiến hành để đạt được mục đích của hoà giải: họp riêng - "họp kín", họp chung, lắng nghe - đồng cảm,.... Theo tác giả, hoà giải để đạt được mục đích đặt ra cần có phương pháp, biện pháp làm giảm những áp lực tâm lý của các bên xung đột thông qua các trung gian hoà giải - hoà giải viên, việc đưa hình ảnh kênh đào Panama - một ẩn dụ cho hình ảnh một hoà giải viên với vai trò trung gian làm giảm áp lực của dòng nước - sự cáu giận, bực tức của các bên tranh chấp bằng việc lắng 11 nghe, đồng cảm để từ đó thiết kế các cuộc "họp kín" trước hoà giải sẽ đạt được mục đích của hoà giải. Tác giả cũng nhận định, hoà giải - một hình thức của ADR sẽ ngày càng phát triển bởi những giá trị tích cực của nó [158]. Đối với các nước châu Á, đặc biệt là những nước ASEAN, do ảnh hưởng của văn hoá Phương Đông, hình thức hoà giải ra đời, phát triển và được thể chế hoá thành những quy định pháp luật sớm hơn ở những nơi khác trên thế giới. Ở Trung Quốc, chế độ hòa giải nhân dân của Trung Quốc bắt đầu hình thành trong cuộc chiến cách mạng ruộng đất, đến năm 1921, Ủy ban hòa giải nhân dân đầu tiên được hình thành, sau đó, hơn 2 vạn tổ chức hòa giải được thành lập ở khắp cả nước. Đây là hình thức hoà giải những mâu thuẫn, tranh chấp giữa nhân dân với nhau, do các Uỷ ban hoà giải tiến hành. Năm 2010, Trung Quốc đã ban hành Luật Hoà giải nhân dân và cho đến nay lực lượng hoà giải viên ở nước này đã phát triển mạnh mẽ (82.4 vạn tổ chức hòa giải nhân dân với 494 vạn hòa giải viên) đã đóng góp quan trọng trong việc giữ vững ổn định xã hội của Trung Quốc. Tương tự như ở Trung Quốc, tại Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Xingapo đều phát triển những hình thức hoà giải kiểu này để giải quyết những mâu thuẫn, xích mích trong nội bộ nhân dân dưới những phương pháp, hình thức khác nhau nhưng cùng trên một nền quan điểm, đó là: đây là một hình thức phi toà án, có thể và do những công dân có uy tín, năng lực, hiểu biết đảm nhiệm. Chính sự quan tâm, tập trung nghiên cứu về hoà giải đã đã cho thấy phương thức giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột trong xã hội thông qua con đường hoà giải có chiều hướng trở thành xu thế của thời đại. Với những ưu điểm so với những phán quyết của Toà án, tính hiệu quả, tiết kiệm thời gian, kinh tế, tạo lập các giá trị bền vững và tạo điều kiện để giảm tải công việc cho cơ quan Toà án đã tạo cho hoà giải - với tư cách là một hình thức ADR hữu hiệu, ngày càng phát triển và đi sâu vào đời sống xã hội dù ở bất kỳ quốc gia, châu lục nào. - Trong nước cũng có nhiều công trình nghiên cứu về hoà giải, cụ thể: 12 + Trong khuôn khổ dự án Phát triển Tư pháp và sự tham gia từ cơ sở (JUDGE) do Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp đã phối hợp với một số cơ quan liên quan tiến hành dự án "Khảo sát xã hội học về hoạt động hoà giải cấp cơ sở" trên phạm vi toàn quốc từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2009 nhằm tìm hiểu, đánh giá hiệu quả của công tác hoà giải tại cấp cơ sở, từ đó đưa ra những khuyến nghị mang tính định hướng cho việc kiện toàn pháp luật về HGCS. + PGS. TS Bùi Quang Dũng với các bài viết "Giải quyết xích mích trong nhóm gia đình: phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính", "Giải quyết xích mích trong nội bộ nhân dân: phác thảo từ những kết quả nghiên cứu định tính" - đăng trên Tạp chí Xã hội học số 1 và số 3 năm 2002; "Hòa giải ở nông thôn miền Bắc Việt Nam (giả thuyết dành cho một cuộc nghiên cứu)" đăng trên Tạp chí Xã hội học, số 4 năm 2001. Thông qua việc nghiên cứu tại 3 tỉnh đặc trưng (Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Hải Dương) và nghiên cứu sơ bộ tại 01 xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả nhận định "Hoà giải đã có thể coi là một xu hướng trong giải quyết mâu thuẫn, xích mích" và đưa những quan điểm nhận diện về những mâu thuẫn phát sinh, xu hướng giải quyết, người giải quyết, vai trò của người đàn ông trong gia đình, xã hội ở nông thôn miền Bắc Việt Nam. - Ngoài ra, còn có nhiều sách chuyên khảo viết về HGCS: + Tài liệu "Đánh giá năng lực cán bộ tư pháp cấp tỉnh về quản lý, hướng dẫn công tác hoà giải cơ sở", trong khuôn khổ Dự án VIE/02/015 "Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010", Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005. - Tài liệu "Hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật" do Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội xuất bản năm 2006. - "Công tác Hoà giải cơ sở" - Bộ tài liệu tập huấn thống nhất về công tác HGCS dành cho cán bộ tư pháp và các hòa giải viên do Bộ Tư pháp xây dựng trong khuôn khổ Dự án VIE/02/015 "Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010" do Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế của Chính phủ Thụy 13 Điển (Sida), cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế của Chính phủ Đan Mạch (DANIDA), Chính phủ Na Uy và Chính phủ Ai Len tài trợ. Bên cạnh đó, còn có nhiều bài báo khoa học viết những vấn đề liên quan đến HGCS như: - Tác giả Nguyễn Thị Lan với bài viết: "Xây dựng sự đồng thuận xã hội ở nước ta hiện nay", Tạp chí Cộng sản số 23 năm 2007. Trong bài viết của mình, tác giả cho rằng "Về cơ sở lý luận, xây dựng sự đồng thuận xã hội chính là giải quyết mâu thuẫn giữa những mặt đối lập, giữa những sự bất đồng, khác biệt. Nhưng đấu tranh ở đây không phải là bằng bạo lực, mà bằng hiệp thương, thảo luận để đi đến sự thống nhất, tạo điều kiện cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước thu được nhiều thắng lợi'. Trong một số bài viết sau này về đồng thuận xã hội, tác giả tiếp tục đề cập đến việc giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập lập thông qua thoả thuận, hiệp thương là một biện pháp tạo sự đồng thuận. Ở đây, thoả thuận, hiệp thương để đi đến thống nhất bản chất chính là thương lượng, hoà giải. - Tác giả Phạm Văn Đức với bài viết "Vai trò và cơ sở của đoàn kết xã hội ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Triết học số 1 năm 2008 thì cho rằng: "Nếu quan niệm giải quyết mâu thuẫn mới chính là động lực của sự phát triển xã hội thì việc sớm phát hiện và giải quyết mâu thuẫn đóng vai trò quan trọng tạo ra sự đoàn kết và đồng thuận xã hội. Để tạo ra sự đồng thuận xã hội, đoàn kết hay thống nhất xã hội, chúng ta phải kịp thời phát hiện những mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó". - Tiến sĩ Chu Văn Tuấn, Viện Khoa học xã hội có bài viết "Đồng thuận xã hội: một số vấn đề lý luận" đăng trên tạp chí Triết học số 7 năm 2009. Trong bài viết của mình, tác giả Chu Văn Tuấn đã đề cập đến một trong những con đường để tạo sự đồng thuận xã hội đó chính là "giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập" mà "không thể giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập ấy,... bằng bạo lực, mà phải thông qua sự thương lượng, thoả thuận để đi đến sự đồng tình, nhất trí". Ở đây, tác giả gián tiếp nhắc đến hoà giải như một con đường tạo sự 14 đồng thuận xã hội - mà đồng thuận xã hội là một mục đích hướng đến của xã hội dân sự hiện đại, do vậy hoà giải là một xu thế trong tình hình mới. 1.1.2 Tình hình nghiên cứu về pháp luật hoà giải cơ sở - Các công trình nghiên cứu: + Tác giả Nadfa Alexander, Giáo sư Bộ môn Giải quyết xung đột, Trung tâm Nghiên cứu Xung đột và Hoà bình Australia, Trường Đại học Queensland Brisbane, Australia có công trình nghiên cứu với chủ đề "Tiến tới một hệ thống quy định cho hoạt động hoà giải cơ sở tại Việt Nam" [15]. Trong nội dung nghiên cứu, thông qua việc nghiên cứu điển hình tại 5 quốc gia (Papua New Guinea, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore) và giới thiệu khung lý thuyết cho việc so sánh, phân tích thực tiễn quy định điều chỉnh hoạt động hoà giải ở các hệ thống tài phán khác nhau, tác giả đã gợi mở nhiều vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về HGCS ở Việt Nam. + Đề tài khoa học cấp Bộ "Công tác Hoà giải cơ sở - những vấn đề lý luận và thực tiễn" [104] do Trung tâm công tác lý luận, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện. Đề tài đã hệ thống những vấn đề lý luận về HGCS, những quy định của pháp luật về HGCS đến thời điểm nghiên cứu, qua đó đánh giá thực trạng công tác HGCS, những vấn đề đặt và và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng HGCS. + Đề tài "Hòa giải tranh chấp đất đai tại Việt Nam: Phân tích pháp luật hiện hành, các thực tiễn và khuyến nghị cho cải cách" [141] do Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thực hiện. Đề tài đã tập trung nghiên cứu về hoạt động hoà giải (trong đó có HGCS) đối với những tranh chấp đất đai; trên cơ sở tổng quan các nguyên tắc và pháp luật liên quan đến hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Việt Nam, đề tài đã đưa ra những khuyến nghị để giúp cho hoạt động này có hiệu quả. + Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Thể chế hòa giải ở Việt Nam – Những vấn đề lịch sử và đương đại” [150] do PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn làm Chủ nhiệm. Nội dung Đề tài đã tập trung nghiên cứu: Cơ sở lý luận về hoà giải, làm rõ những giá trị xã hội nhân văn và vai trò của hoà giải trong giải quyết 15 tranh chấp, mâu thuẫn xã hội ở Việt Nam; vai trò của thể chế hòa giải trong điều chỉnh tổ chức và hoạt động hòa giải; Lịch sử hình thành và phát triển của định chế hoà giải ở Việt Nam trước năm 1945; Thực trạng tổ chức và hoạt động của các định chế hoà giải ở Việt Nam từ khi thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1945) đến thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước (năm 1986 đến nay); Dự báo xu hướng vận động và phát triển của thể chế hòa giải ở Việt Nam trong bối cảnh xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; Những tiền đề, đặc trưng, nhu cầu hoàn thiện thể chế về hoà giải của Việt Nam và tác động của nó đến đời sống xã hội; Nghiên cứu mô hình lý luận của đạo luật về hoà giải của Việt Nam, điểm nhấn là Luật HGCS; Nghiên cứu về hòa giải và thể chế hòa giải ở một số nước và khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nước đó trong điều kiện Việt Nam. - Các bài báo khoa học viết về pháp luật HGCS như: + Tác giả Trương Thế Côn với bài viết "Pháp luật về hòa giải cơ sở thực trạng và giải pháp hoàn thiện", Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 10/2008 (trang 17-22). Tác giả Phạm Thái Quý có bài viết "Việc ly hôn có bắt buộc phải qua hoà giải cơ sở trước khi khởi kiện tại toà án?", Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 10/2009 (trang 48-50). Tác giả Trần Huy Liệu, Lưu Tiến Minh có bài viết "Những nội dung cần điều chỉnh của dự án Luật Hoà giải cơ sở" đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16/2011.... + Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề năm 2012 có nhiều bài viết về HGCS, cụ thể: PGS.TS Hà Hùng Cường có bài viết "Hoà giải cơ sở và vấn đề hoàn thiện pháp luật về hoà giải cơ sở ở Việt Nam"; TS Nguyễn Thuý Hiền có bài viết "Quan điểm xây dựng Luật Hoà giải cơ sở - các nguyên tắc của hoà giải cơ sở"; tác giả Nguyễn Duy Lãm với bài viết "Tổ chức và hoạt động hoà giải cơ sở theo quy định của Pháp lệnh năm 1998 - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện"; tác giả Nguyễn Văn Lâm có bài viết "Công tác hoà giải cơ sở ở tỉnh Long An".... Ngoài ra, trên trang điện tử "duthaoonline.com" còn có rất nhiều bài viết có nội dung phân tích, tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Hoà giải ở cơ sở. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan