Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện pháp luật phòng chống thiên tai ở việt nam...

Tài liệu Thực hiện pháp luật phòng chống thiên tai ở việt nam

.PDF
120
7
121

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ PHƢỢNG THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ PHßNG CHèNG THI£N TAI ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ PHƢỢNG THùC HIÖN PH¸P LUËT VÒ PHßNG CHèNG THI£N TAI ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nƣớc và Pháp luật Mã số: 8380101.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH. ĐÀO TRÍ ÚC HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Lê Thị Phƣợng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI ...................................................... 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc thực hiện pháp luật phòng chống thiên tai ......................................................................... 8 1.1.1. Pháp luật về phòng chống thiên tai ...................................................... 8 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về phòng chống thiên tai.... 11 1.1.3. Vai trò của việc thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai ......... 13 1.2. Chủ thể, nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai................................................................................... 14 1.2.1. Chủ thể thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai ...................... 14 1.2.2. Nội dung thực hiện về pháp luật về phòng, chống thiên tai .............. 14 1.2.3. Hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai .................. 38 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai .............................................................................................. 46 1.3.1. Yếu tố chính trị ................................................................................... 46 1.3.2. Yếu tố pháp luật ................................................................................. 46 1.3.3. Yếu tố nhân lực .................................................................................. 47 1.3.4. Yếu tố xã hội ...................................................................................... 48 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 50 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI Ở VIỆT NAM........... 51 2.1. Tình hình thiên tai trong những năm gần đây và những vấn đề đặt ra ............................................................................................. 51 2.2. Khung pháp luật về PCTT hiện nay ở Việt Nam .......................... 58 2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về PCTT ..................................... 65 2.4. Thực hiện các nội dung pháp luật về phòng chống thiên tai ở các tổ chức quản lý nhà nƣớc .......................................................... 76 2.5. Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về phòng chống thiên tai ở các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc...................................... 81 2.6. Thực hiện các nội dung pháp luật về phòng chống thiên tai ở các tổ chức, cá nhân và cộng đồng .................................................. 84 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 86 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI ....................................................................................... 87 3.1. Quan điểm, phƣơng hƣớng ............................................................. 87 3.2. Các yêu cầu và giải pháp thực hiện pháp luật về PCTT ............ 105 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 110 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 112 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ATNĐ: Áp thấp nhiệt đới BCĐPCLBTƢ: Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ƣơng ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long KHPCTT: Kế hoạch phòng, chống thiên tai KSATTT: Kiểm soát an toàn thiên tai KTNN: Khí tƣợng nông nghiệp KTTV: Khí tƣợng thủy văn LHQ: Liên hợp quốc NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn NSNN: Ngân sách Nhà nƣớc PCTT&TKCN: Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn PCTT: Phòng, chống thiên tai QPPL: Quy phạm pháp luật UBND: Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, tình hình thiên tai ở nƣớc ta diễn biến ngày càng phức tạp, cực đoan, bất thƣờng. Các vùng, miền trong cả nƣớc đã phải hứng chịu hầu hết các loại hình thiên tai (trừ sóng thần), gây tổn thất nặng nề về ngƣời và tài sản (khoảng 1 - 1,5% GDP/năm), ảnh hƣởng lớn đến môi trƣờng, đời sống, sản xuất của nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc ta đã có nhiều chủ trƣơng lãnh đạo và tập trung chỉ đạo nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt phòng ngừa, ứng phó; khắc phục hậu quả thiên tai, đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật từng bƣớc đƣợc hoàn thiện; tổ chức bộ máy bƣớc đầu đƣợc kiện toàn; chất lƣợng công tác dự báo, cảnh báo thiên tai đƣợc cải thiện; vai trò của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân và các tầng lớp nhân dân ngày càng đƣợc phát huy, góp phần giảm thiểu thiệt hại, từng bƣớc xây dựng xã hội an toàn trƣớc thiên tai. Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai còn nhiều hạn chế, yếu kém. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn chƣa kịp thời, toàn diện, thiếu tầm nhìn chiến lƣợc, trách nhiệm chƣa rõ ràng. Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách chƣa đầy đủ, còn bất cập; nguồn lực đầu tƣ còn thấp so với yêu cầu. Công tác dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát, cơ sở dữ liệu, trang thiết bị và công cụ hỗ trợ, khả năng chống chịu của công trình phòng, chống thiên tai còn nhiều bất cập. Sự chủ động thích ứng của ngƣời dân còn hạn chế; ứng dụng khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức của ngƣời dân, năng lực cộng đồng chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. Những hạn chế, yếu kém nêu trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Sự lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có nơi chƣa kịp thời, kiên quyết; một số nơi cấp ủy, tổ chức đảng, chính 1 quyền chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng, tính phức tạp, khẩn cấp của thiên tai, có lúc còn chủ quan, lơ là. Hiệu lực quản lý nhà nƣớc còn nhiều hạn chế. Thiếu nguồn lực để thực thi các chƣơng trình, dự án, đề án; nhiều quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chƣa quan tâm đến yêu cầu phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Công tác quản lý, phƣơng thức tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai còn hạn chế; vai trò của Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân và cộng đồng dân cƣ chƣa đƣợc phát huy đầy đủ. Trƣớc xu thế biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng diễn ra nhanh và phức tạp, thiên tai ngày càng gia tăng, bất thƣờng, cực đoan, gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng và yêu cầu công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới phải có sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm giảm nhẹ thiệt hại, phát triển bền vững đất nƣớc, tôi chọn đề tài: "Thực hiện pháp luật về phòng chống thiên tai ở Việt Nam" để nghiên cứu và trình bày thành công trình khoa học nhằm giành học vị thạc sỹ luật học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là bƣớc đầu làm rõ các biểu hiện cũng nhƣ quá trình hình thành và phát triển đánh giá cụ thể tình hình thiên tai một cách toàn diện, đề ra các cơ chế, chính sách, củng cố lực lƣợng cũng nhƣ các giải pháp căn cơ, bài bản đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài cho toàn quốc, từng vùng miền, đối với từng loại hình thiên tai, phù hợp với bối cảnh chung của đất nƣớc nhằm “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trƣơng và hiệu quả” giảm thiểu tổn thất về ngƣời và tài sản, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng tạo điều kiện phát triển bền vững để từng bƣớc xây dựng một xã hội an toàn hơn trƣớc thiên tai. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống thiên 2 tai đã từng bƣớc đƣợc đƣợc bổ sung, hoàn thiện tạo hành lang pháp lý để nâng cao hiệu lực quản lý và chỉ đạo điều hành hoạt động phòng chống thiên tai. Bên cạnh các Luật về Phòng, chống thiên tai, Đê điều, Thủy lợi, Khí tƣợng thủy văn… còn có nhiều văn bản hƣớng dẫn dƣới luật nhƣ: các Nghị định, Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ, Chỉ thị, Thông tƣ và chiến lƣợc, kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia, các phƣơng án ứng phó thiên tai, ban hành, tổ chức thực hiện và từng bƣớc hƣớng tới sự chủ động của cộng đồng, doanh nghiệp trong phòng chống thiên tai; nâng cao năng lực quản lý tổng hợp, năng lực cộng đồng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về hệ thống pháp luật phòng chống thiên tai; những tồn tại, hạn chế, khoảng trống pháp lý và kiến nghị các nội dung, giải pháp cần xây dựng, hoàn thiện; - Nghiên cứu về pháp luật quốc tế và một số kinh nghiệm nƣớc ngoài về điều chỉnh và thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai. - Nghiên cứu về tình hình triển khai thực hiện pháp luật phòng chống thiên tai; nêu những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, khó khăn, vƣớng mắc; kiến nghị những nội dung, giải pháp để khắc phục. - Nghiên cứu về tình hình chấp hành pháp luật phòng, chống thiên tai của ngƣời dân; kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, tồn tại; nguyên nhân và kiến nghị giải pháp khắc phục. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Những vấn đề về thực hiện pháp luật về PCTT thức ở Việt Nam từ truyền thống cho đến hiện đại, Khung pháp luật hiện hành về PCTT, Thực trạng thực hiện pháp luật về PCTT. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về thực hiện pháp luật PCTT các phƣơng diện nhƣ: 3 khái niệm, các biểu hiện, các yếu tố tác động, thực trạng cũng nhƣ nguyên nhân thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện pháp luật PCTT Phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện pháp luật PCTT trong 10 năm trở lại đây. Khi nghiên cứu về thực hiện pháp luật PCTT, thông thƣờng chúng ta sẽ có cách tiếp cận trên các đối tƣợng khác nhau nhƣ: đối tƣợng thực hiện pháp luật của cá nhân, tổ chức ý thức thực hiện pháp luật PCTT của toàn xã hội. Tuy nhiên, vì giới hạn dung lƣợng cũng nhƣ bản thân tác giả luận văn muốn tập trung nghiên cứu chuyên sâu hơn nên luận văn có giới hạn phạm vi nghiên cứu là thực hiện pháp luật của các cá nhân ngƣời dân – bộ phận những ngƣời không trực tiếp có quyền lực trong tay. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn vẫn nhìn nhận rằng ý thức thực hiện pháp luật PCTT hiện nay của cá nhân, của nhóm hay của xã hội đều có sự tác động qua lại, ảnh hƣởng lẫn nhau. Đặc biệt luận văn nghiên cứu, khai thác vấn đề theo chiều dài cả việc ban hành luật PCTT và quá trình thực hiện trong suốt 10 năm đến nay để có góc nhìn đa chiều, khách quan về vấn đề này. Trên cơ sở đó đƣa ra một số giải pháp phù hợp với sự phát triển của thực trạng thực hiện pháp luật PCTT trong thời kỳ lịch sử mới, để khắc phục cũng nhƣ đi đến dần loại bỏ thực trạng này, cũng nhƣ tạo đƣợc những tiền đề cơ bản góp phần xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật ở nƣớc ta hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên phƣơng pháp luận chủ nghĩa: chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Các phƣơng pháp khác nhƣ phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp thống kê, khảo sát, phƣơng pháp logic, phƣơng pháp đối chiếu, so sánh, phƣơng pháp chứng minh, phƣơng pháp tổng hợp. 4 5. Tình hình nghiên cứu về đề tài Những nội dung liên quan đến thực hiện pháp luật PCTT, thời gian qua đã có nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu dƣới những góc độ và mức độ khác nhau. Điều đó tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và các phƣơng pháp sử dụng cụ thể. 5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Chƣơng trình công tác năm 2019, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng (KH,CN&MT) đã tiến hành giám sát chuyên đề: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống thiên tai” theo Nghị quyết số 1207/NQUBKHCNMT14, ngày 27/01/2019. Mục tiêu của giám sát nhằm đánh giá việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai (PCTT) sau 05 năm thực hiện; tháo gỡ những bất cập trong thực thi chính sách, pháp luật về PCTT; phục vụ việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV. Các bộ, ngành và địa phƣơng đã tập trung bố trí nguồn lực, đầu tƣ cho chƣơng trình, đề tài, đề án phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về PCTT và các giải pháp kỹ thuật nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai, nhƣ: Nghiên cứu, phát triển ứng dụng KH&CN trong PCTT nhƣ công nghệ viễn thám trong quản lý rủi ro thiên tai; công nghệ xử lý sạt lở, sụt lún đất; công nghệ cảnh báo nhanh lũ quét và sạt lở cho khu vực miền núi; sạt lở bờ sông, bờ biển; công nghệ giám sát công trình PCTT (đê điều, hồ chứa); công nghệ đánh giá nhanh thiệt hại sau thiên tai; công nghệ chông sạt lở, chống thấm cho các công trình đƣờng bộ; ứng dụng thiết bị bay không ngƣời lái (flycam, drone…), camera theo dõi thu thập hình ảnh một số khu vực trọng điểm của hệ thống đê; công nghệ WEB- GIS để phục vụ tốt hơn trong công tác quản lý đê…; áp dụng công nghệ tƣới tiết kiệm nƣớc cho cây trồng cạn đƣợc ứng dụng cho các vùng khô hạn... (đƣợc áp dụng ở Quảng Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Gia Lai…). 5 Ứng dụng KH&CN trong dự báo khí tƣợng thủy văn, dự báo hạn, quản lý tàu thuyền, xây dựng công trình, chỉ đạo điều hành, kết nối trực tuyến, cơ sở dữ liệu về phòng chống thiên tai; nghiên cứu tác động phát triển thƣợng nguồn lƣu vực sông tới vùng hạ du (đặc biệt vấn đề xói lở bờ sông, bờ biển; vấn đề hạ thấp lòng dẫn; vấn đề an toàn đập, sử dụng nƣớc tiết kiệm, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét…); Ứng dụng công nghệ số trong công tác cảnh báo, giám sát rủi ro thiên tai; kết nối cơ sở dữ liệu trong PCTT và chỉ đạo chỉ huy PCTT. Ngoài việc sử dụng phần mềm nhắn tin chuyên dụng, các ứng dụng nhắn tin trực tuyến, các mạng xã hội trong việc tuyên truyền, cảnh báo về phòng chống thiên tai cũng đƣợc sử dụng rộng rãi. Các điểm đo mƣa tự động cũng đƣợc tiến hành triển khai lắp đặt tại các nơi có nguy cơ ảnh hƣởng của thiên tai, nhất là loại hình mƣa lớn. 5.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài Vấn đề về thiên tai và biến đổi khí hậu không chỉ đƣợc nhà khoa học trong nƣớc quan tâm mà còn là chủ đề đƣợc quan tâm trân phạm vi toàn cầu vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu ra đời thông qua các dự án và các chƣơng trình: Dự án “Phòng chống lũ lụt và tiêu thoát nƣớc tại đô thị loại vừa vùng ven biển Việt Nam nhằm thích ứng Biến đổi khí hậu”, 2015, Dự án “Tăng cƣờng Khả năng Chống chịu Khu vực Đô thị tại Đông Nam Á, Phƣơng pháp đánh giá năng lực, tình trạng dễ bị tổn thƣơng và đánh giá rủi ra thiên tai dựa vào cộng đồng do Bà Nguyễn Thị Phúc Hòa và Melanie Miltenburg thực hiện tháng 10 năm 2015, Các báo cáo đánh giá quá trình thực hiện Pháp luật Phong chống thiên tai tại Quốc Hội. Hoạt động hợp tác quốc tế về PCTT đã đƣợc đẩy mạnh: Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ Quốc phòng và các bộ ngành khác đã chủ động hợp tác đa phƣơng, song phƣơng với các tổ chức quốc tế nhƣ UNDP, JICA và các quốc gia có năng lực, kinh nghiệm trong ứng phó với thiên tai nhƣ: Nhật Bản, Mỹ, 6 Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan… trong chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật; tham gia sâu vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực liên quan đến phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai nhƣ diễn đàn ASEAN, APEC; tăng cƣờng hợp tác, ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế nhƣ: Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu; Khung hành động Sendai; tham gia Ủy hội sông Mê Kông, đặc biệt đã tổ chức kêu gọi, tiếp nhận quốc tế hỗ trợ các địa phƣơng bị thiệt hại do thiên tai; phối hợp với các nƣớc trong khu vực hỗ trợ ngƣ dân trú tránh bão, ... Vai trò hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện trên các mặt nhƣ: hợp tác nâng cao năng lực về KH&CN trong (vận hành hồ chứa, an toàn đập, sạt lở bờ sông, bờ biển, tránh trú tàu thuyền; trong dự báo, cảnh báo thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Nhìn tổng thể, tuy đã có nhiều cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền nghiên cứu và nhiều công trình đƣợc xuất bản, nhƣng chƣa có nhiều các nghiên cứu về thực hiện pháp luật phòng chống thiên tai theo chiều dài của lịch sử cũng nhƣ những đòi hỏi đặt ra của quá trình nâng cao ý thức pháp luật để phù hợp với những điều kiện khách quan của thời đại ngày nay. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng khảo sát, luận văn gồm 3 chƣơng. Chương 1. Những vấn đề lý luận chung về thực hiện pháp luật Phòng chống thiên tai. Chương 2. Thực trạng của pháp luật và thực hiện pháp luật về Phòng chống thiên tai ở Việt Nam. Chương 3. Phƣơng hƣớng và các giải pháp bảo đảm hiệu quả thực hiện pháp luật và Phòng chống thiên tai. 7 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc thực hiện pháp luật phòng chống thiên tai 1.1.1. Pháp luật về phòng chống thiên tai 1.1.1.1.Khái niệm thiên tai Tại Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013 quy định nhƣ sau: Thiên tai là hiện tƣợng tự nhiên bất thƣờng có thể gây thiệt hại về ngƣời, tài sản, môi trƣờng, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mƣa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, nƣớc dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mƣa đá, sƣơng muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác [17]. Tháng 6/2020, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và đê điều số 60/2020/QH14, theo đó khái niệm thiên tai đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣ sau: Thiên tai là hiện tƣợng tự nhiên bất thƣờng có thể gây thiệt hại về ngƣời, tài sản, môi trƣờng, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mƣa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt; sạt lở đất, sụt lún đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy hoặc hạn hán; nƣớc dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng do tự nhiên, rét hại, mƣa đá, sƣơng mù, sƣơng muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. Khái niệm về thiên tai trong Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung đã đƣợc nêu một cách khái quát, súc tích, thể hiện đúng bản chất 8 của thiên tai trên cơ sở tham chiếu các văn bản quy phạm pháp luật của các nƣớc có nhiều chính sách ƣu việt, hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Australia … Khái niệm thiên tai đƣợc xây dựng dựa trên các đặc điểm: (1) là hiện tƣợng tự nhiên bất thƣờng; (2) có thể gây thiệt hại; (3) nêu một số loại thiên tai điển hình. 1.1.1.2. Yêu cầu chung về pháp luật phòng, chống thiên tai Pháp luật phòng chống thiên tai đƣợc quy định cụ thể tại Luật phòng, chống thiên tai năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020 và xây dựng dựa trên những quan điểm sau: Một là, thể chế hóa các chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phòng, chống thiên tai, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia; phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nƣớc và từng địa phƣơng trong giai đoạn hiện nay và các năm tiếp theo. Chủ trƣơng của Đảng về công tác phòng, chống thiên tai đã đƣợc khẳng định tại Nghị quyết số 26 NQ/TƢ ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã nhấn mạnh mục tiêu "nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; chủ động triển khai một bƣớc các công trình giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng...". Chiến lƣợc quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 172/2007/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2007 với mục tiêu chung là huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác PCTT từ nay đến năm 2020, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về ngƣời và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng và di sản văn hóa, góp phần quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của đất nƣớc, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Chiến lƣợc cũng khẳng 9 định, công tác giảm nhẹ thiên tai phải lấy phòng ngừa là chính, nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nƣớc, huy động mọi nguồn lực của cộng đồng, của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để thực hiện, xác định ƣu tiên đầu tƣ cho công tác phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai là yếu tố quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững, kết hợp giữa các giải pháp công trình và phi công trình, đảm bảo hài hoà với thiên nhiên và cảnh quan môi trƣờng, đồng thời thúc đẩy thực hiện việc lồng ghép hoạt động giảm nhẹ thiên tai vào trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, từng lĩnh vực, quốc gia; song song với đó, thúc đẩy thực thi nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nƣớc biển dâng và những hiện tƣợng bất thƣờng khác của khí hậu để có giải pháp, cân đối nguồn lực để thực hiện. Đặc biệt, ngày 24/3/2020, Ban Chấp hành trung ƣơng Đảng ban hành chỉ thị số 42-CT/TW về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, theo đó Ban Bí thƣ yêu cự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và cảnh quan môi trƣờng, rõ rệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau: (1) Tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. (2) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. (3) Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai bảo đảm kịp thời, đủ độ tin cậy. (4) Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực cho phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. (5) Nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nƣớc trên cơ sở củng cố, kiện toàn lực lƣợng làm công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai từ Trung ƣơng đến cơ sở. (6) Phát triển khoa học công nghệ và thúc đẩy hợp tác quốc tế về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. (7) Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các 10 đoàn thể nhân dân và nhân dân trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Hai là, kế thừa và pháp điển hóa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh phòng, chống lụt bão và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đồng thời bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn, luật hóa một số quy định trong các văn bản dƣới luật nhằm tăng giá trị pháp lý của các quy định này. Ba là, phù hợp với những thông lệ và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết. Bốn là, dựa trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn về phòng, chống thiên tai giai đoạn trƣớc. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về phòng chống thiên tai 1.1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai Ngoài việc không ngừng xây dựng, hoàn thiện pháp luật mà nhà nƣớc còn phải tổ chức thực hiện pháp luật. Sau khi đƣợc ban hành để phát huy vai trò, pháp luật phải đƣợc các chủ thể tiếp nhận, tôn trọng và tự giác thực hiện. Vì thế thực hiện pháp luật là quá trình các chủ thể khi gặp phải các tình huống, sự kiện mà quy phạm pháp luật đã dự liệu, từ nhận thức, chuyển hóa sáng tạo chúng vào tình huống cụ thể bằng hành vi thực tế, hợp pháp của mình. Ngoài ra, thực hiện pháp luật còn là nghĩa vụ của tất cả các cơ quan, tổ chức cá nhân đƣợc tiến hành bằng nhiều hình thức với quy trình khác nhau. Để thúc đẩy việc thực hiện pháp luật phòng chống thiên tai đảm bảo tính hiệu quả và công bằng trong xã hội hƣớng đến phát triển bền vững thì việc thực hiện pháp luật về phòng chống thiên tai có ý nghĩa quan trọng. Nhƣ vậy,có thể hiểu: thực hiện pháp luật về phòng chống thiên tai là một quá trình hoat động có mục đích làm cho những quy định cuả pháp luật phòng, chống thiên tai đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp 11 của các chủ thể pháp luật. Hay nói cách khác, thực hiện pháp luật về phòng chống thiên tai là hoạt động thực hiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc tiến hành theo những hình thức pháp lý nhât định, có mối liên hệ và quy định lẫn nhau trong một cơ chế phù hợp với điều kiện cảu từng giai đoạn lịch sử nhằm thực hiện hóa các yêu cầu, nội dung của quy phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai bảo đảm việc thi hành pháp luật hiệu quả. 1.1.2.2. Đặc điểm của việc thực hiện pháp luật về phòng chống thiên tai Thứ nhất, về chủ thể thực hiện: Chủ thể thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai đó là: các cơ quan nhà nƣớc, tổ chƣc chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp. Các đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị vũ trang nhân dân. Các gia đình, các nhân công dân Việt Nam thực hiện pháp luật pháp luật phòng, chống thiên tai. Thứ hai, về phạm vi thực hiện pháp luật về phòng chống thiên tai Phạm vi thực hiện pháp luật về phòng chống thiên tai là môi trƣờng và giới hạn không gian, địa lý để các chủ thể tiến hành các hoạt động thực hiện pháp luật phòng chống thiên tai. Để có phạm vi thực hiện pháp luật phòng chống thiên tai đòi hỏi nhà nƣớc phải quy đinh trách nhiệm cảu cơ quan, tổ chức, gia đình, các nhân trong việc thực hiện pháp luật phòng chống thiên tai; chế độ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai mang tính chất quản lý nhà nƣớc. Thứ ba, về nội dung thực hiện Thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai có nội hàm phong phú bao trùm toàn bộ đời sống xã hội nhƣ các chiến lƣợc, chính sách, mục tiêu của nhà nƣớc về phòng, chống thiên tai. Do đó một trong những nội dung không thể thiếu đƣợc trong việc triển khai thực hiện pháp luật về phòng chống thiên tai là sử dụng các biện pháp thúc đẩy nhận thức về pháp luật phòng chống thiên tai trong cộng đồng, xã hội nâng cao nhận thức phòng, chống thiên tai tới cộng 12 đồng nhân dân, phổ biến chính sách pháp luật về phòng chống thiên tai, nâng cao nhận thức về thiên tai đến những đội ngũ cán bộ - những ngƣời có liên quan đến việc thực hiện pháp luật phòng chống thiên tai. 1.1.3. Vai trò của việc thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai Xuất phát từ khái niệm và đặc điểm thực hiện pháp luật về phòng chống thiên tai có thể thấy đƣợc thực hiện pháp luật về phòng chống thiên tai có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. 1.1.3.1. Thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai là phương thức để những chủ trương, chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống Đảng cộng sản Việt Nam là lực lƣợng lãnh đạo và đƣa ra đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách. Trên cơ sở đó nhà nƣớc thể chế hóa chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách về thiên tai thành pháp luật phòng, chống thiên tai. Nội dung pháp luật về phòng, chống thiên tai là chủ chƣơng, quan điểm, chính sách của Đảng đối với công tác phòng, chống thiên tai. Để chủ trƣơng, chính sách đi vào cuộc sống thì thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai là cách thức hiệu quả nhất. 1.1.3.2. Thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai sẽ giúp các cơ quan tổ chức, gia đình, cá nhân nâng cao ý thức pháp luật Thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai có vai trò quan trọng trong việc củng cố, nâng cao ý thức pháp luật, đồng thời bồi dƣỡng năng lực làm chủ thể tham gia quản lý nhà nƣớc và xã hội, những nguyên tắc cơ bản về phòng chống thiên tai, sẽ nhận thức đầy đủ hơn về vai trò trách nhiệm thúc đẩy phòng, chống thiên tai. 1.1.3.3 Thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai là biện pháp phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống thiên tai Các chủ thể khi thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai sẽ nhận thức đƣợc giới hạn, hành vi và tự giác thực hiện. Các chủ thể sẽ bị xử kỷ luật, xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi bị phát hiện vi phạm pháp luật phòng, chống thiên tai. 13 1.2. Chủ thể, nội dung, hình thức thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai 1.2.1. Chủ thể thực hiện pháp luật về phòng, chống thiên tai Pháp luật về phòng chống thiên tai hiện nay quy định trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc và một số các cơ quan tổ chức có liên quan đến công tác phòng chống thiên tai bao gồm: Thủ tƣớng Chính phủ, Ban chỉ đạo trung ƣơng về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ huy phòng chống thiên tại tại các bộ chỉ huy thực hiện biện phó ứng phó thiên tai theo quy định của Chính phủ. 1.2.2. Nội dung thực hiện về pháp luật về phòng, chống thiên tai Xác định tầm quan trọng của việc thực hiện pháp luật phòng, chống thiên tai, nên trong quá trình thực hiện cần tập trung các nội dung sau: Thứ nhất, thực hiện pháp luật về phòng ngừa thiên tai Phòng ngừa thiên tai là vấn đề rất cấp thiết đòi hỏi quá trình thực hiện không chỉ linh hoạt, chính xác và hiệu quả nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao để hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhà nƣớc và của nhân dân. Nội dung về phòng ngừa thiên tai cần đƣợc thực hiện đó là: - Cần xây dựng, phê duyệt và thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch phòng, chống thiên tai một cách phù hợp với từng vùng miền và phù hợp với các loại hình thiên tai - Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của địa phƣơng và quy hoạch kế hoạch phát triển ngành để chuẩn bị các điều kiện cần thiết nếu khi có tiên tai xẩy ra thì việc phát triển và phục hồi kinh tế tại địa phƣơng bị ảnh hƣởng bởi thiên tai có khả năng tái thiết kinh tế một cách sớm nhất và hiệu quả nhất. - Quy hoạch vùng dân cƣ và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; rà soát, có kế hoạch di dời dân cƣ vùng có rủi ro thiên tai rất cao nhằm xác định và phân loại đối tƣợng đƣợc ƣu tiên khi có thiên tai xảy ra để thực hiện hành 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan