Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh phú yên hiện nay...

Tài liệu Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh phú yên hiện nay

.PDF
69
374
97

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU OANH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU OANH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. CHU VĂN TUẤN HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Oanh MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở PHÚ YÊN HIỆN NAY .............................................................................................. 8 1.1. Một số vấn đề lý luận chung ................................................................................ 8 1.2. Khái quát về tôn giáo và công tác tôn giáo ở Phú Yên ..................................... 13 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ YÊN HIỆN NAY ................................................................................. 31 2.1. Vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội ảnh hưởng đến thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên .................................................................................... 31 2.3. Thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên hiện nay .................. 32 2.4. Đánh giá về công tác thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo . 42 CHƯƠNG 3 . NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO Ở TỈNH PHÚ YÊN ............... 51 3.1. Vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên ... 51 3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Yên ................................................................................. 54 3.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ 57 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCT Bộ chính trị BTGCP Ban tôn giáo Chính Phủ CT Chỉ thị GHPGVN Giáo hội Phật giáoViệt Nam HU Huyện ủy KL Kết luận QLNN Quản lý nhà nước TU Tỉnh ủy TTHC Thủ tục hành chính TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân UBĐKCG Ủy ban đoàn kết Công Giáo MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là hiện tượng xã hội tác động hết sức phức tạp và sâu sắc đến mọi mặt của đời sống nhân loại. trong cuộc sống xã hội hiện nay tôn giáo gắn liền với đời sống xã hội của người dân đặc biệt là đời sống tâm linh. Chính vì vậy mà một quốc gia quan tâm đề ra những chính sách đường lối, chủ trương đúng đắn sẽ góp phần làm cho xã hội đặc biệt là lĩnh vực tôn giáo sẽ ổn định và phát triển một cách bền vững. Các tôn giáo ở Việt Nam, ngoài những tôn giáo đã được công nhận về tổ chức, sinh hoạt tôn giáo ổn định, vẫn còn có những tôn giáo chưa được công nhận hoạt động và tổ chức. Đến nay, nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo với 26.109.033 tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, 55.710 chức sắc, 145.721 chức việc, 29.396 cơ sở thờ tự. Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, số lượng người theo tôn giáo khá đông (chỉ tính riêng 6 tôn giáo lớn, số tín đồ đã chiếm khoảng 1/4 dân số). Tín đồ các tôn giáo tuyệt đại đa số là nhân dân lao động nên có tinh thần yêu nước, có ý thức gắn bó cùng dân tộc, dễ gần và đi theo cách mạng, nhiều chức sắc đã tích cực cùng khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc, cũng như trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ lịch sử, có lúc, có nơi do nhiều nguyên nhân và sự tác động nhiều mặt của tình hình thế giới, cũng như chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch... càng làm cho các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trở nên đa dạng và phức tạp hơn, có một số ít tôn giáo đã bị kẻ xấu lôi kéo, kích động đi ngược lại lợi ích của dân tộc và tổ quốc, cũng như lợi ích của đại đa số tín đồ. Công tác phổ biến, tuyên truyền nội dung các chính sách về tôn giáo đến đời sống tâm linh giúp cho nhân dân ổn định về tư tưởng chăm lo làm ăn hướng tới xã hội ổn định, kinh tế mới phát triển. Từ đó nhân dân và chức sắc tôn giáo cũng an 1 tâm thực hiện đúng trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của một công dân Việt Nam. Tự do tín ngưỡng tôn giáo luôn được Đảng và nhà nước quan tâm tạo điều kiện hết sức. Vì vậy mà tôn giáo phát triển được đó cũng là chứng minh những đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước đúng với nguyện vọng của nhân dân. Chính vì vậy, những giáo lý, giáo điều trong tôn giáo ở Phú Yên luôn gắn liền với đường lối chủ trương của Đảng. Đó là đường lối đúng đắn mà chúng ta cần phải phát huy. Nhận thức rõ điều đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn đưa ra và thực hiện được chính sách đúng đắn về tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Như Nghị quyết 24 (ngày 16/10/1990) của Bộ Chính trị và Nghị định 69 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về hoạt động tôn giáo... Ngày 18/6/2004 Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2004; tiếp theo, ngày 01/3/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 22 nhằm cụ thể hóa tư tưởng - tinh thần Pháp lệnh, hướng dẫn các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình hiện nay Đồng bào và chức sắc tôn giáo phấn khởi tín tưởng vào sự nghiệp đổi mới, vào chế độ XHCN thực hiện nếp sống “tốt đời đẹp đạo” góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, công tác tôn giáo giúp các Giáo hội hoạt động và tiến hành các sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng luật pháp Nhà nước, ngăn ngừa được kẻ xấu lợi dụng hoạt động tôn giáo để gây rối, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Phú Yên những năm gần đây tôn giáo có sự tiến triển mạnh. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội quan tâm chỉ đạo nên công tác tôn giáo đã đạt được những thành tựu nhất định. Bên cạnh những thuận lợi và kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện còn có khó khăn như: Hệ thống tổ chức bộ máy cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo các cấp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật chưa kịp thời hoặc thực hiện chưa nghiêm; nhận thức của một số chức sắc, chức việc về các chủ trương của 2 Đảng, chính sách của Nhà nước liên quan đến tôn giáo chưa đầy đủ, thực hiện chưa đúng theo quy định. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên hiện nay” làm luận văn cao học, do trình độ lý luận chính trị còn hạn chế cũng như đứng trước một vấn đề lớn và nhạy cảm của xã hội bản thân tôi không tránh được những sai sót. Rất mong thầy, cô góp ý, bổ sung để luận văn của em được hoàn thiện hơn và phù hợp với đất nước ta hội nhập quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều học giả, nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Nhiều công trình nghiên cứu về tôn giáo trong đó chỉ ra được nhiều vấn đề bất cập cũng như những ưu khuyết điểm nhưng mục đích chính cũng là chỉ ra giá trị to lớn của tôn giáo trong phát triển kinh tế, xã hội nói riêng và chế độ chính trị nói chung. Ở đây xin nêu ra một số công trình tiêu biểu theo các hướng nghiên cứu như sau: Tác phẩm “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam 35 Năm Hình Thành Và Phát Triển” (2016), Nhiều tác giả, Nhà xuất bản Hồng Đức. Mai Thanh Hải (1998), Các tôn giáo trên thế giới và Việt Nam, Nxb.CAND và TS Nguyễn Thanh Xuân (2005). Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb; GS. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Chính trị; PGS.TS Hoàng Minh Đô (2007), Dòng tu công giáo ở nước ta hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước; Nguyễn Đức Lữ (2005), Những đặc điểm cơ bản của một số tôn giáo lớn ở Việt Nam; PGS.TS Văn Tất Thu (2016), Năng lực thực hiện chính sách công những vấn đề lý luận và thực tiễn; Phạm Ngọc Quang, Nguyễn Đức Lữ, Hoàng Minh Đô, Ngô Hữu Thảo, Phạm Văn Dần (đồng chủ biên), Lý luận về Tôn giáo và Chính sách Tôn giáo ở Việt Nam, tái bản năm 2011; Một số tôn giáo ở Việt Nam (Nhà xuất bản Tôn giáo – Ban tôn giáo Chính phủ); Nguyễn Hồng Dương (chủ biên, 2014), Tiếp tục đổi mới chính sách về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay-Những vấn đề lý luận cơ bản, Nxb Văn hoá-Thông tin và Viện Văn hoá, Hà Nội; Đỗ Quang Hưng (2014), Nhà nước, tôn giáo, pháp luật, Nxb Lý luận chính trị; Học viện Chính trị Quốc gia HCM, Chính sách, pháp luật về tôn 3 giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại, Nxb Lý luận chính trị; Nguyễn Thanh Xuân (chủ biên, 2015), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, v.v... Những giai đoạn khác nhau của đất nước sẽ có ý nghĩa khác nhau về tôn giáo vì vậy mà những công trình nghiên cứu góp phần tích cực giúp Đảng và nhà nước ta có những chính sách và đường lối chủ trương đúng với thực tiễn. Trong công trình Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam của Nguyễn Thanh Xuân, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề như đời sống tôn giáo Việt Nam, nhất là trong thời kỳ đổi mới, đường hướng hoạt động của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam; luật pháp quốc tế về tôn giáo; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo... Công trình giúp cho luận văn tham khảo bức tranh tổng quát về đời sống tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam. Công trình Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại của Học viện Chính trị Quốc gia HCM là cuốn kỷ yếu hội thảo với gần 40 bài viết của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý đề cập đến quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật tôn giáo của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách, pháp luật được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Công trình này không chỉ cho tác giả luận văn có được cái nhìn về quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về tôn giáo trong 25 năm qua, đồng thời còn giúp tác giả luận văn nhìn nhận những chính sách tôn giáo cụ thể như chính sách đối với xây dựng công trình tôn giáo, chính sách công nhận tổ chức tôn giáo, chính sách tôn giáo trong lĩnh vực từ thiện, an sinh xã hội, v.v.. Công trình nghiên cứu “Địa Chí Phú Yên” (2003) và “Lịch Sử Phú Yên thế kỉ 17 đến 19” (2009). Các tác phẩm trên đã làm rõ lịch sử hình thành và phát triển vùng đất xứ Nẫu, từ vị trí địa lý thiên nhiên, khoáng sản…và văn hóa đời sống con người qua các thời đại quá khứ, hiện tại… các di tích lịch sử văn hóa, anh hùng dân tộc, cách mạng, tôn giáo của tỉnh Phú Yên . Công trình Nhà nước, tôn giáo, pháp luật của Đỗ Quang Hưng là một tài liệu tham khảo quý giá. Công trình gồm có các phần: 1. Quan hệ Nhà nước và giáo hội; 2. Tôn giáo; 3. Luật pháp và tôn giáo. Nội dung có ý nghĩa mà luận văn có thể tham 4 khảo từ công trình này không hẳn là nội dung về đời sống tôn giáo, về mối quan hệ giữa nhà nước với tôn giáo ở Việt Nam hiện nay mà chính là ở chỗ tác giả công trình đã đưa ra cách tiếp cận hướng đến một chính sách công về tôn giáo. Có thể nói, những công trình lý luận chung về tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, chính sách, pháp luật tôn giáo ở Việt Nam có rất nhiều. Tuy nhiên vấn đề tôn giáo ở tỉnh Phú Yên chưa nghiên cứu một cách toàn diện về quá trình tổ chức thực hiện các chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Đề tài đóng góp những thành quả của các công trình trên vào thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Phú Yên hiện nay, chỉ rõ những thành tựu cũng như những hạn chế của công tác này, luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách tôn giáo. - Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Yên thời gian qua. - Đề xuất phương hướng, giải pháp chính nhằm hoàn thiện nâng cao, tăng cường hiệu quả công tác thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách tôn giáo ở Phú Yên, nhất là những thành tựu, hạn chế của công tác này. - Phạm vi thời gian: từ năm 2013 cho đến nay - Phạm vi không gian: Địa bàn tỉnh Phú Yên. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương tiếp cận: Luận văn tiếp cận nghiên cứu từ góc độ chuyên ngành chính sách công, tiếp cận quy trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách có sự tham gia của chủ thể chính sách. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được các yêu cầu đặt ra đối với luận văn, việc nghiên cứu đề tài được tiến hành dựa trên một số phương pháp cơ bản như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, v.v… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác tôn giáo từ góc độ chính sách công trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Những kết quả của luận văn góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo từ góc độ chính sách công, qua đó, qua đó góp phần bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách công nói chung, thực hiện chính sách tôn giáo ở nước ta nói riêng từ thực tiễn của một tỉnh. Ngoài ra, luận văn cũng góp phần bổ sung những nghiên cứu về các tôn giáo ở Phú Yên hiện nay, đây là một mảng vẫn còn rất ít các công trình đề cập. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở kết luận, kết quả rút ra từ nghiên cứu của đề tài luận văn góp phần hoàn thiện công tác tôn giáo nói chung, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói riêng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập, giảng dạy về tôn giáo ở Phú Yên, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 7. Cơ cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: 6 Chương 1: Khái quát về tôn giáo và công tác tôn giáo ở Phú Yên hiện nay Chương 2: Thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên hiện nay: Thực trạng và những vấn đề đặt ra Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Phú Yên. 7 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO Ở PHÚ YÊN HIỆN NAY 1.1. Một số vấn đề lý luận chung 1.1.1. Khái niệm tôn giáo Tôn giáo (religion trong tiếng anh),có nghĩa là sự tồn tại của một quyền lực bên ngoài mà con người phải tuân theo; cảm giác mộ đạo và tuân theo quyền lực đó. Theo tiếng Hy Lạp thì tôn giáo là regere – ràng buộc hay mối liên hệ giữa con người và thần linh. Thuật ngữ religion lần đầu tiên được Thiên chúa giáo sử dụng ngoài ý nghĩa như trên còn có nghĩa là ý thức về một cộng đồng được tổ chức. Các tôn giáo cụ thể có khoảng trên dưới năm nghìn tôn giáo đã và đang tồn tại trong lịch sử, hiện nay có khoảng 250 định nghĩa về tôn giáo. Theo thời gian thuật ngữ này càng được mở rộng về nội hàm và mức độ phổ biến, tùy từng tôn giáo, cách tiếp cận và ở từng nước mà nó được hiểu theo những nghĩa khác nhau. Trong từ điển tiếng việt: “Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội hình thành nhờ vào lòng tin và sùng bái thượng đế, thần linh” [35, tr.239], “Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào những điều thiêng liêng, huyền bí vượt khỏi giới tự nhiên. Còn tôn giáo được hiểu là tín ngưỡng của những người cùng chung một tổ chức có hệ thống giáo lý, giáo luật và lễ nghi” [35, tr.8]. Trong tác phẩm góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen phần Lời nói đầu C.Mác viết: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”[5, tr 570]. Trong Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo có định nghĩa: “Cộng đồng người cùng chung một tín ngưỡng, có hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ và tổ chức ổn định” [23, tr1]. Như vậy khi nói đến tôn giáo nước ra vẫn hiểu theo định nghĩa: Tôn giáo là một cộng đồng người có chung niềm tin vào các thế lực siêu nhiên huyền bí, có hệ thống giáo lý, giáo luật, giáo lễ và có tổ chức. 8 Những quan điểm về tín ngưỡng, tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã vận dụng sáng tạo trong điều kiện lịch sử cụ thể ở Việt Nam. Bên cạnh đó đã phát huy được vai trò của đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc xây dựng vào bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay việc nghiên cứu về bản chất tôn giáo mang tính đa chiều: Chẳng hạn cách tiếp cận thế tục hay cách tiếp cận bên trong, đã tìm ra những kiến giải mới về tôn giáo “Sẽ là một sai lầm nếu phủ định hoặc xem nhẹ mặt tích cực của tôn giáo trong việc xây dựng một đạo đức xã hội tương xứng với một xã hội văn minh và phát triển” [4, tr.45]. 1.1.2. Khái niệm chính sách tôn giáo, thực hiện chính sách tôn giáo Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết vấn đề chính sách theo mục tiêu tổng thể đã xác định của đảng chính trị cầm quyền [16, tr.12]. Chính sách tôn giáo là một chính sách xã hội. Chính sách tôn giáo là quá trình dùng quyền lực nhà nước (Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp) của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật để tác động điều chỉnh, hướng dẫn các quá trình tôn giáo và hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với pháp luật, đạt được mục tiêu cụ thể của chủ thể quản lý. Mặt khác, chính sách tôn giáo còn là quá trình chấp hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan trong hệ thống hành pháp (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp) để điều chỉnh tôn giáo và mọi hành vi hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra theo quy định của pháp luật. Thực hiện chính sách “là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định và hiện thực hóa các chính sách để đưa chính sách vào cuộc sống” [34, tr. 1-12]. 1.1.3. Vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách tôn giáo Thực hiện chính sách là một khâu quan trọng cấu thành quá trình thực hiện chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. Thực hiện chính sách 9 nói chung, chính sách tôn giáo nói riêng là khâu, là bước đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách, có nhiệm vụ hiện thực hóa chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống. Tổ chức thực thi chính sách là trung tâm kết nối các khâu, các bước trong quá trình thực hiện chính sách thành một hệ thống. Việc hoạch định chính sách đúng, có chất lượng hay không rất quan trọng, nhưng việc thực hiện đúng chính sách còn quan trọng hơn. Có chính sách đúng nhưng nếu không được thực hiện thì nó cũng sẽ trở thành vô nghĩa, không những không mang lại giá trị mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách đó chính là nhà nước. Nếu chính sách không được thực hiện đúng, đặc biệt là những chính sách nhạy cảm như chính sách tôn giáo, sẽ dẫn đến sự thiếu tin tưởng, thậm ch là chống đối của người dân đối với nhà nước. Nguy hiểm hơn khi các thế lực thù địch sẽ lợi dụng điều này mà xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước ta. Thậm chí chúng còn kích động đồng bào có đạo chống phá nhà nước ta. Điều này rất bất lợi về mặt chính trị và xã hội, gây những khó khăn, bất ổn cho nhà nước trong công tác quản lý. Hơn nữa nó cũng sẽ, gây bất lợi, mất uy tín ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế. Chỉ có đi sâu, đi sát vào trong quá trình thực hiện chính sách từ đó mới xây dựng được chính sách phù hợp, đúng với thực tế, phù hợp với nguyện vọng, mong ước của tín đồ cũng như sự hòa hợp giữa tôn giáo và chính sách đúng với đường lối cảu Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách sẽ phát sinh những chính sách chưa mà các nhà hoạch định chưa nghĩ tới, đến giai đoạn tổ chức thực hiện mới phát hiện ra. Chính vì vậy, mà khi thực hiện chính sách, đặc biệt là chính sách tôn giáo với những hoạt động thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách sao cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như khuyến khích phát huy những mặt tích cực của hoạt động Tôn giáo tín ngưỡng. Từ lý thuyết đến thực tiễn, kết quả thực hiện chính sách là thước đo, là cơ sở đánh giá một cách chính xác và khách quann chất lượng và hiệu quả của chính sách. Việc đưa chính sách nói chung, chính sách tôn giáo nói riêng vào thực tiễn cuộc sống là một quá trình phức tạp đầy biến động, luôn 10 chịu tác động của các yếu tố thúc đẩy hoặc cản trở, chính những yếu tố này giúp cho chủ thể hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách rút ra những kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách. 1.2. Khái quát chung về chính sách tôn giáo ở Việt Nam Ngay từ buổi đầu lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 234/SL ngày 14/06/1955 xác định rõ “Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân” [28, tr.1]. Điều đó thể hiện thực tế, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được xác lập ngay từ khi nhà nước ta được thành lập. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của tôn giáo mỗi thời kỳ mỗi khác, nên trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, chính quyền các địa phương đã phá bỏ nhiều cơsở thờ tự, điểm sinh hoạt tôn giáo, ngăn cấm hoạt động tự do tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo chính đáng của nhân dân làm cho vấn đề tôn giáo trở nên phức tạp. Đến năm 1986 trước yêu cầu phải đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội, đổi mới quan điểm, chủ trương, tư duy, nhận thức, đối với chính sách tôn giáo cũng là một nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước ta. Năm 1990, Đảng, Nhà nước ta mới có những đổi mới trong chính sách đối với tôn giáo, khởi đầu là Nghị quyết số 24/NQ-TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới” và sau đó là Nghị định số 69/HĐB ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ), đây là dấu mốc quan trọng thể hiện sự đổi mới của Đảng, Nhà nước ta đối với công tác tôn giáo. Sau 13 năm thực hiện chính sách đổi mới đối với tôn giáo, xem xét những vấn đề mới nảy sinh, đặt trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động, thay đổi, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-TW ngày 12/3/2003 “Về công tác tôn giáo”. Nghị quyết số 25 là sự phát triển và hoàn chỉnh Nghị quyết số 24/NQ-TW của Bộ Chính trị và trở thành quan điểm chính thức về đổi mới đối với công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Cùng với việc khẳng định trong Hiến pháp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/NĐ-CP, ngày 21/3/1991 Về các hoạt động tôn giáo, sau đó là Nghị định 11 số 26/NĐ-CP, ngày 19/4/1999 Về các hoạt động tôn giáo để cụ thể hóa các hoạt động tôn giáo theo pháp luật. Đặc biệt, sau khi Ban chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết số 25/NQ-TW, Quốc hội khóa 11 đã ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo (số 21/2004/PL-UBTVQH 11) quy định về các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Chính phủ lần lượt ban hành các nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 01/03/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh chính sách tôn giáo, nhà nước còn ban hành nhiều chính sách tương ứng khác nhằm phát huy các giá trị tốt đẹp và khả năng đóng góp của các tôn giáo đối với xã hội như: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 1940/CT-Ttg ngày 31/12/2008 về nhà đất liên quan đến tôn giáo, nhằm kịp thời giải quyết những vấn đề nhà, đất liên quan đến tôn giáo; Chính sách về phát triển đảng viên trong vùng đồng bào có đạo, khuyến khích các chức sắc tôn giáo tham gia vào các cơ quan dân cử ở Trung ương và địa phương (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp); Chính sách xã hội hóa về Y tế: Các tôn giáo mở phòng khám, nhà thuốc, theo quy định của pháp luật; Chính sách từ thiện nhân đạo: Hiện nay các tôn giáo được nhà nước khuyến khích tham gia các hoạt động từ thiện nhân đạo như: nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiên tai… Sau 25 năm ( từ năm 1990 đến 2015) Đảng, Nhà nước ban hành và thực thi các chính sách tôn giáo đã từng bước củng cố niềm tin của chức sắc và tín đồ các tôn giáo với Đảng, Nhà nước; các tôn giáo yên tâm thực hiện tốt “Việc đạo, việc 30 đời” chọn cho mình phương châm hành đạo gắn bó đồng hành cùng dân tộc là hướng đi phù hợp với tiến trình của đất nước. Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo có nhiều diễn biến phức tạp, là lực lượng mà các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Bên cạnh đó, một số chức sắc tôn giáo chưa hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm trước tín đồ và xã hội, bị các đối tượng xấu lôi kéo, 12 lợi dụng, kích động, xúi giục khiếu kiện, cho rằng chính sách pháp luật về tôn giáo thiếu nhất quán, tạo so bì giữa các tôn giáo ở Việt Nam, gây ra những hệ lụy và phức tạp khó giải quyết. Điều này đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cho các cơ quan nghiên cứu đánh giá lại những thành tựu và bất cập của chính sách để có điều chinh phù hợp. 1.3. Khái quát về tôn giáo và công tác tôn giáo ở Phú Yên Phú Yên là tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích tự nhiên 5.060km2 với dân số vào khaonrg 930.000 người. Toàn tỉnh có 7 huyện, 1thị xã và 1 thành phố. Hiện nay, Phú Yên có 5 tôn giáo chính gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo và một số tôn giáo khác như: Phật đường Nam tông Minh sư đạo… Tổng số tín đồ các tôn giáo là 264.500 người (xem bảng dưới). Bảng 1.1. Các tôn giáo của tỉnh Phú Yên hiện nay STT Tín đồ (người ) Tôn giáo 1 Phật giáo 238.000 2 Công giáo 18.000 3 Tin lành 4.346 4 Cao đài 2.859 5 Phật Hòa Hảo 6 Các tôn giáo khác 150 98 Tổng cộng 264.500 13 Hình 1.1: Biểu đồ các tôn giáo của Phú Yên Qua bảng 1.1 và biểu đồ 1.1 có thể thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 05 tôn giáo chính gồm: Công giáo, Tin lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo, với tổng số tín đồ các tôn giáo khoảng 264.500 người, chiếm trên 28% dân số toàn tỉnh, trong đó: Phật giáo khoảng 238.000 người (có trên 40.000 tín đồ có chứng nhận quy y tam bảo) 261 chức sắc, 176 chức việc và 258 cơ sở thờ tự; Công giáo khoảng 18.000 người, 24 chức sắc, 112 chức việc và 25 cơ sở thờ tự; Tin lành khoảng 4.346 người, 26 chức sắc, 55 chức việc và 09 cơ sở thờ tự; Cao đài có 04 hệ phái (Cao đài Tây Ninh, Cao đài Chơn Lý, Cao đài Cầu Kho-Tam Quan, Truyền giáo Cao đài) với 2.859 tín đồ, 46 chức sắc, 19 cơ sở thờ tự (trong đó 03 cơ sở chưa quy nguyên về Hội thánh); Phật giáo Hòa Hảo có 150 tín đồ, 07 chức việc, 01 cơ sở thờ tự. Ngoài ra, còn có Phật đường Nam tông Minh Sư đạo, chủ yếu sinh hoạt tại nhà riêng. Cụ thể là Phật đường Nam tông Minh sư đạo: Điểm nhóm ở thôn Phú Thọ, xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa do bà Nguyễn Thị Mỳ, sinh năm 1959 làm trưởng điểm nhóm có khoảng 98 tín đồ, đã được UBND xã Hòa Hiệp Trung cấp giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt tôn giáo; hàng năm có đăng ký chương trình sinh hoạt điểm nhóm với UBND xã. 1.3.1. Phật giáo 14 Sự hình thành và phát triển của Phật giáo ở Phú Yên Với lịch sử hàng nghìn năm, Phật giáo đã trải qua rất nhiều thăng trầm cùng với sự thăng trầm của lịch sử nước nhà nhưng Phật giáo luôn khẳng định tôn chỉ và lập trường là đồng hành cùng dân tộc. Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỉ VI trước công nguyên do Đức Thích Ca Mâu Ni sáng lập ở vùng Đông Bắc Ấn Độ và nhanh chóng sau đó trở thành một trong những tôn giáo lớn của Ấn Độ. Trong những năm đầu công nguyên, đạo Phật đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau. Vào thời Hán, vùng đất Phú Yên thuộc về quận Nhật Nam. Đến năm 192, Khu Liên lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành được độc lập và thành lập nước Lâm Ấp. Từ thế kỉ II đến cuối thế kỉ VIII, Phú Yên là vùng đất phía Nam của Lâm Ấp, cuối thế kỉ VIII Lâm Ấp đổi quốc hiệu là Hoàn Vương, thế kỉ IX đổi là Chiêm Thành và đến năm 875 có tên là Chămpa. Theo Nguyễn Đình Tư trong sách Non nước Phú Yên thì Bình Định và Phú Yên thuộc châu Vijaya, trong đó Phú Yên là phần đất cực Nam của châu Vijaya. Vào khoảng nửa thế kỉ I sau công nguyên Phật giáo du nhập vào Chămpa và vùng đất Phú Yên. Đến thời kì vua Indravarman II (cuối thế kỉ IX – đầu thế kỉ X), Chămpa dời đô ra Indrapura (thành Đồng Dương, huyện Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay). Đây được xem là thời kì phát triển hưng thịnh của Chămpa và cực thịnh của Phật giáo Đại thừa. Tại Phú Yên, nhiều dấu tích Phật giáo cũng được phát hiện như di tích Hồ Sơn (thành phố Tuy Hòa), di tích Núi Bà (thuộc thôn Mỹ Thạnh Đông, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa), di tích ở địa bàn thôn Hòa Sơn, xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa),... Hầu hết các hiện vật Phật giáo được tìm thấy ở Phú Yên đều có niên đại trước thế kỉ X – XI. Với những phát hiện trên, tuy ít ỏi nhưng TS.Lê Đình Phụng, viện khảo cổ học cho rằng Phú Yên “có khả năng là một trung tâm Phật giáo lớn của cư dân Chăm trong lịch sử”. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, lịch sử Chămpa có nhiều biến động lớn, Phật giáo ở Phú Yên suy yếu, bắt đầu chuyền dần sang thời kì thống trị của Bà-la-môn. Cùng với quá trình mở cõi về phía Nam, các chúa Nguyễn đã sự ủng hộ đạo 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan