Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị...

Tài liệu Thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã điện bàn, tỉnh quảng nam

.PDF
87
50
80

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU GOM RÁC THẢI THEO PHƯƠNG THỨC KHOÁN HỘ 10 1.1. Các khái niệm liên quan ........................................................................ 10 1.2. Quy trình thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ....................................................................................................... 16 1.3. Các yếu tố tác động đến thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ .................................................................................. 20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU GOM RÁC THẢI THEO PHƯƠNG THỨC KHOÁN HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM..................................... 26 2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam................................................................. 26 2.2. Thực trạng quá trình thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam........................ 36 2.3. Đánh giá chung về thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ...................... 56 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU GOM RÁC THẢI THEO PHƯƠNG THỨC KHOÁN HỘ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ............................................................................................................ 64 3.1. Quan điểm, mục tiêu tăng cường thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.. 64 3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ......... 66 KẾT LUẬN ................................................................................................. 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ....................................... 27 DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 2.1. Phân công thực hiện đề án thu gom và xử lý rác thải rắn trên địa bàn phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn............................................................. 43 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng lập kế hoạch thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ........................................................................................... 37 Biểu đồ 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .......................................................... 41 Biểu đồ 2.3. Kết quả khảo sát thực trạng phân công, phối hợp thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .......................................................................... 46 Biểu đồ 2.4. Kết quả khảo sát thực trạng duy trì chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ............................................................................................................. 49 Biểu đồ 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng điều chỉnh chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ............................................................................................................. 51 Biểu đồ 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng theo dõi, đôn đốc, đánh giá thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam................................................................. 53 Biểu đồ 2.7. Kết quả khảo sát thực trạng tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam ................................................................................... 55 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đang phấn đấu thành một đị phương công nghiệp. Nền kinh tế thị xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp- xây dựng- thương mạidịch vụ và giảm nông- lâm- thủy sản. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội, đời sống nhân dân được nâng cao cũng đồng nghĩa với việc phát sinh một lượng lớn rác thải, đặc biệt là rác thải rắn là không thể tránh khỏi. rác thải có nguồn gốc phát sinh chủ yếu từ khu dân cư, hoạt động phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các hoạt động khác như du lịch, nhà hàng, khách sạn, chợ, các trường học, công sở, công trình công cộng, bệnh viện, trạm y tế, hoạt động xây dựng đô thị... Chất lượng cuộc sống và nhu cầu tiêu thụ của người dân ngày một tăng cao dẫn đến lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tăng đáng kể. Loại rác thải này có thành phần hữu cơ rất lớn, dễ phân hủy sinh học, quá trình phân hủy sẽ tạo ra mùi hôi thối khó chịu. Việc thu gom rác thải hộ gia đình chủ yếu tập trung ở ven các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, khu dân cư và các chợ trung tâm tại các địa phương. Bên cạnh đó các hộ nằm trong ngõ hẻm, xóm, tuyến đường nhỏ xe thu gom vào không được nên không đăng ký thu gom. Trước đây, lượng rác thải này bao gồm rác thải sinh hoạt và xác súc vật chết chưa được thu gom, vận chuyển và xử lý được người dân tự xử lý như chôn lấp, đốt sau khi tái sử dụng, bán phế liệu hoặc vứt ra đường, khu vực có đất trống, vứt xuống ao, sông, hồ... gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, tại thị xã Điện Bàn, từ năm 2017, đã triển khai thí điểm mô hình thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ tại phường Điện Ngọc. Với mô hình này, tỷ lệ thu gom rác thải đạt hơn 98%. Thống kê của Công ty 1 CP Môi trường đô thị Quảng Nam cho biết, mỗi ngày Điện Bàn thải ra môi trường khoảng 200 tấn rác thải (chưa kể rác thải công nghiệp), tuy nhiên đơn vị cũng chỉ thu gom khoảng 122 tấn, chủ yếu rác thải sinh hoạt. Mô hình thu gom và xử lý rác thải rắn theo phương thức khoán hộ là mô hình mà Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Quảng Nam và địa phương phối hợp thực hiện trong công tác thu gom, vận chuyển, thu phí theo hướng: Địa phương hỗ trợ công tác thu phí, Công ty chi trả kinh phí đốc thu cho địa phương theo số nóc nhà mà địa phương đã thu được để chi trả cho người đi đốc thu với điều kiện hợp đồng giữa địa phương và Công ty đúng theo giá quy định của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành. Công ty thu gom tại Trạm trung chuyển, địa phương thực hiện công tác thu phí (theo đơn giá quy định) giúp cho Công ty và chuyển toàn bộ kinh phí thu được cho Công ty, phần kinh phí trung chuyển, thu gom thì UBND thị xã sẽ phân bổ cho địa phương theo đúng tinh thần của Đề án (phương thức khoán, không ký hợp đồng vận chuyển). Sau một thời gian triển khai thực hiện, mô hình thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn tỏ ra là mô hình có hiệu quả, bởi nó đã góp phần giải quyết, xử lý những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn thị xã trong thời gian qua, như việc giám sát thời gian thu gom, khối lượng rác thải vận chuyển (địa phương không cần giám sát khối lượng rác thải vận chuyển); đảm bảo chất lượng thu gom, nâng cao tỷ lệ hộ dân tham gia có nộp phí (đa số các địa phương có tỷ lệ hộ thu gom rác có đóng phí trên 90%), cân đối được phương án tài chính tại địa phương (khắc phục tình trạng mất cân đối tài chính đang tồn tại tại các địa phương)... Mô hình này cũng cho thấy rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các bên tham gia: Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Quảng Nam có trách nhiệm thu gom và xử lý rác thải rắn đảm bảo chất lượng, các địa phương quản lý bộ thu, thu tiền phí rác thải và thanh toán tiền cho Công ty. 2 Bên cạnh những kết quả sau khi thực hiện mô hình thug om rác thải theo phương thức khoán hộ, cũng xuất hiện một số vấn đề nổi cộm được đưa ra thảo luận bao gồm: đơn giá thu phí rác thải; việc miễn giảm thu phí đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ neo đơn, hộ đặc biệt khó khăn; năng lực về trang thiết bị và công tác thu gom rác thải của đơn vị thu gom; kinh phí trích đốc thu giữa công ty và địa phương... Mặt khác, việc phân công, phân cấp trong thực hiện chính sách về bảo vệ môi trường nói chung, thu gom rác thải nói riêng trên địa bàn thị xã vẫn đang còn nhiều bất cập, đã gây những tác động tổng hợp tới môi trường, sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế và có ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn của vấn đề này, tác giả lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn Thạc sĩ Chính sách công với mong muốn góp phần nhất định vào việc nhận thức chính sách môi trường nói chung và chính sách thu gom rác thải nói riêng cũng như những hành động thực tiễn mà địa phương đang đòi hỏi. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc triển khai thực hiện chính sách thu gom rác thải đã nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả, cụ thể: Tác giả Lê Thanh Sơn (2016), Thực hiện chính sách thu gom và xử lý rác thải từ thực tiễn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn tập trung vào những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách sách thu gom và xử lý rác thải theo phương thức khoán hộ; tổng quan và nhận xét thực hiện chính sách hiện hành sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ ở một địa phương cụ thể. Đánh giá thực trạng thực hiện chính sách sách thu gom và xử lý rác thải tại thị xã Điện Bàn; phát hiện vấn đề, nguyên nhân, những ưu 3 điểm và hạn chế. Đề xuất hoàn thiện các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách sách thu gom và xử lý rác thải tại thị xã Điện Bàn trong thời gian tới [16]. Tác giả Đậu Hồng Cảnh (2019), Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt, qua thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị, luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật, Đại học Huế. Tác giả trong bài biết của mình đã làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về xử lý rác thải sinh hoạt như: khái niệm cơ bản về rác thải sinh hoạt, xử lý rác thải sinh hoạt, đặc điểm về xử lý rác thải sinh hoạt. Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt như: khái niệm pháp luật xử lý rác thải sinh hoạt, nghiên cứu nhu cầu điều chỉnh pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt, các yếu tố tác động đối với hoạt động xử lý rác thải. Nghiên cứu và phân tích thực trạng pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt, đánh giá những ưu điểm và hạn chế bất cập còn tồn tại. Nội dung chương 2 của luận văn đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại tỉnh Quảng Trị để tìm ra những sai sót, vướng mắc, những vấn đề phát sinh, các vi phạm pháp luật để từ đó phân tích nguyên nhân của tình trạng này. Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện, cơ chế thực hiện pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt [2]. Tác giả Nguyễn Thị Thục (2013), “Mô hình cộng đồng tham gia quản lý rác thải rắn thành phố Bắc Ninh”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn làm rõ thực trạng công tác quản lý rác thải rắn trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tập trung vào điều tra, khảo sát các mô hình cộng đồng tham gia quản lý rác thải rắn và trên cơ sở đó đánh giá phát hiện các mặt mạnh và mặt yếu của các loại mô hình. Đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rác thải rắn ở thành phố Bắc Ninh [22]. Nguyễn Thị Kim Nhung (2014), Ảnh hưởng của các bên liên quan đến mức độ tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải ở Hà Nội, 4 theo tác giả quản lý rác thải muốn hiệu quả và bền vững cần có sự tham gia và phối kết hợp của các bên liên quan đến hoạt động này, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của người cung cấp dịch vụ là công ty/công nhân vệ sinh môi trường và người sử dụng dịch vụ, đồng thời là chủ thể thải rác – người dân. Dựa trên các kết quả phỏng vấn và điều tra xã hội học, bài viết này sẽ phân tích những ảnh hưởng của các bên liên quan đến sự tham gia của người dân trong hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải, bao gồm: công nhân vệ sinh môi trường, nhóm tự quản cơ sở trưởng thôn/tổ trưởng tổ dân phố, đoàn thể xã hội, nhóm thu mua phế liệu phi chính thức và chính quyền cấp quận/ huyện, phường/xã. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị tăng cường sự tham gia của các bên liên quan nhằm nâng cao sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải ở Hà Nội. Tác giả Trần Mỹ Thi (2015), Nghiên cứu, đề xuất quy hoạch các điểm tập kết thu gom rác thải sinh hoạt quận Ba Đình, Hà Nội, theo tác giả Tổng quan về quy hoạch, quản lý chất thải rắn đô thị, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Ba Đình, quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình hiện nay. Phương pháp luận của việc thiết lập mạng lưới các điểm thu gom, vận chuyển rác tối ưu đối với khu vực nghiên cứu. Kết quả ứng dụng mô hình quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn quận Ba Đình. Đề xuất giải pháp xây dựng quy hoạch hệ thống các điểm tập kết thu gom CTR của quận Ba Đình trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Văn Sinh (2017), Thực hiện chính sách thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam [17]. Tác giả Đặng Thị Hà (2018), Chính sách thu gom, xử lý rác thải rắn sinh hoạt từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam [6]. Tác giả Đoàn Thị Tâm (2012), Nghiên cứu 5 mô hình xã hội hóa trong hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh [18]. Tác giả Phạm Hữu Giáp (2015), Nâng cao hiệu quả quản lý rác thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam đến năm 2030, luận văn quản lý đô thị và công trình, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội [5]. Bài viết của Bùi Văn Ga, Lê Thị Hải Anh, Cao Xuân Tuấn, Trần Hồng Loan (2015), “Nâng cao hiệu quả thu gom và phân loại rác tại thành phố Đà Nẵng”, Trung tâm nghiên cứu Bảo vệ Môi trường Đại học Đà Nẵng [3]. Nhìn chung, đã có một số công trình nghiên cứu về thu gom, xử lý rác thải, thực hiện chính sách thu gom rác thải. Tuy nhiên, kết quả của những công trình nghiên cứu này chưa xác định và kết luận rõ ràng về vai trò của chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ và chỉ ra các điều kiện để triển khai hiệu quả chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ và phát huy được vai trò của nó; chưa đề ra giải pháp cụ thể cho quá trình thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ. Kế thừa các kết quả nghiên cứu từ các công trình đã nghiên cứu, luận văn sẽ làm rõ các vấn đề trên. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách gom rác thải theo phương thức khoán hộ, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bản, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu trên, đề tài triển khai các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ. 6 - Nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bản, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường thực hiện tốt chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bản, tỉnh Quảng Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Về thời gian: Giai đoạn 2016 - 2020 Phạm vi nội dung: do những hạn chế về thời gian và số liệu, luận văn tập trung vào lĩnh vực thu gom rác thải rắn theo phương thức “khoán hộ” từ các hoạt động sinh hoạt của dân cư. Đây cũng là lĩnh vực chủ yếu gây khó khăn dẫn đến mất cân đối ngân sách của các địa phương, của thị xã trong công tác thu gom rác thải tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa suy vật lịch sử. Đồng thời, luận văn vận dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và vận dụng triệt để phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện, đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể chính sách. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp cụ thể như: so sánh, thống kê, phương pháp phân tích đánh giá chính sách... để thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà 7 đề tài đặt ra. Bên cạnh đó, để thu thập được các dữ liệu khách quan, chính xác về thực hiện chính sách thu gom rác thải trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đề tài thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi hướng đến các đối tượng là cán bộ quản lý tại Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, các phường, xã, thị trấn, nhân viên tại các công ty về môi trường. Đề tài phát ra 135 phiếu khảo sát, thu về 126 phiếu (chiếm 93,33%) được sử dụng để thống kê, phân tích tại chương 2. Mẫu phiếu khảo sát tại Phụ lục, thang đo được sử dụng là mức điểm từ 1 đến 5 với 1 - Rất kém đến 5 là Rất tốt. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn hệ thống hóa một số lý luận và góp phần cung cấp những luận cứ lý luận thực hiện chính sách công trong chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ (rác thải rắn sinh hoạt) thông qua việc đánh giá thực tiễn thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ tại một địa bàn nhất định. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn cung cấp những kinh nghiệm có tính thực tiễn trong việc vận dụng các lý thuyết về chính sách công để xem xét giữa lý thuyết và thực tiễn thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bản, tỉnh Quảng Nam. Từ đó, đưa ra những đề xuất có giá trị tham khảo đối với các nhà quản lý để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trong thực tiễn những năm tiếp theo. 7. Cơ cấu của luận văn Luận văn có kết cấu gồm 03 chương theo định hướng lý luận, thực trạng và giải pháp, cụ thể: 8 Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ; Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bản, tỉnh Quảng Nam; Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ trên địa bàn thị xã Điện Bản, tỉnh Quảng Nam. 9 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH THU GOM RÁC THẢI THEO PHƯƠNG THỨC KHOÁN HỘ 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Rác thải Rác thải hay còn gọi là rác thải có thể là bao bì, túi nilon, túi đựng thức ăn, giấy… Như vậy, rác thải là là tất cả những gì chúng ta không dùng tới và thải ra môi trường xung quanh [26]. Chúng ta thể tìm thấy rác thải ở bất cứ nơi đâu từ nông thôn đến thành thị, từ đất nước nghèo đói đến các cường quốc lớn mạnh. Các loại rác thải nếu không được xử lý sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Có 2 cách phân loại rác thải. Cụ thể như sau: (1) Phân loại theo nguồn gốc phát sinh Nếu phân loại theo nguồn gốc phát sinh thì có 6 loại. Bao gồm: * Phân loại rác thải sinh hoạt: rác thải sinh hoạt là các loại rác bị loại ra trong quá trình sinh hoạt, hoạt động sản của con người, động vật. Cũng có nhiều người đã định nghĩa hóm hỉnh rác thải sinh hoạt là hữu cơ phục vụ cho con người. Khi không còn được sử dụng, chúng được coi là “tàn tích” và bị vứt trả lại môi trường sống. Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người đều sản sinh ra một lượng rác đáng kể. Trung bình sẽ có 0.5 - 1kg lượng rác thải sinh hoạt “được” thải ra một ngày. Nếu không được xử lý thì sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng [22]. Phân loại rác thải sinh hoạt: Có 3 loại là rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ và rác thải tái chế. Rác thải hữu cơ: Rác thải hữu cơ rất dễ phân huỷ. Chúng thường được tái chế thành phân hữu cơ hoặc thức ăn cho động vật. Rác thải hữu cơ bao gồm: Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi 10 phần chế biến được: các loại rau củ bị hư thối; Thực phẩm thừa, hỏng: cơm/canh/thức ăn thừa hoặc thiu, bã chè, café; Hoa, lá, cỏ, cây không được sử dụng: cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng… Rác thải vô cơ: Rác vô cơ là tất cả những loại rác không thể sử dụng cũng không thể tái chế. Chúng chỉ có thể được xử lý bằng cách chôn lấp. Rác vô cơ bao gồm: Bao bì bọc bên ngoài chai/hộp thực phẩm; Túi nilon được bỏ đi. Những chiếc túi này có thể “sống sót” khá lâu. Nếu chôn ở dưới lòng đất, nó sẽ phân huỷ hết trong 400 - 600 năm; Vật dụng/ thiết bị bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người. Rác thải tái chế: Rác tái chế là loại rác khó phân hủy nhưng có thể tái chế sử dụng. Ví dụ như các loại giấy thải, các vỏ hộp/chai/ vỏ lon thực phẩm. * Rác thải văn phòng: Rác thải văn phòng được hiểu là những văn phòng phẩm không còn được sử dụng. Chúng có thể là giấy báo cũ, bút hết mực, hỏng [22]… * Rác thải công nghiệp: Theo Litter, it costs you, rác thải công nghiệp là những loại rác có thành phần cực kỳ độc như chất ngâm tẩm, tẩy rửa, chất hoá học, phế liệu công nghiệp… Rác thải công nghiệp nếu không được xử lý kỹ trước khi thải ra môi trường sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của con người cũng như môi trường sống xung quanh. Không những vậy, nó còn có thể gây ung thư, đột biến gen, suy thoái giống nòi… * Rác thải nông nghiệp: Rác thải nông nghiệp được biết đến là các loại chai lọ thuốc trừ sâu bọ, thuốc kích thích tăng trưởng… * Rác thải xây dựng: Mỗi ngày, hàng ngàn tấn rác thải được thải ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. * Rác thải y tế: Rác thải y tế là những vật ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ cơ sở y tế. Phân loại rác thải y tế cụ thể như sau: rác thải lây nhiễm; Vật sắc nhọn: Vật sắc nhọn bao gồm: kim tiêm, dao mổ, xi-lanh, kéo mổ, ống hút, 11 lưỡi dao, thuỷ tinh vỡ… rác thải từ phòng thí nghiệm; rác thải dược phẩm; rác thải bệnh phẩm [22]. (2) Phân loại theo mức độ nguy hại Theo chuyên mục Môi trường và cộng đồng, nếu phân loại theo mức độ nguy hại thì rác thải có 2 loại rác thải không nguy hại và rác thải nguy hại. Rác thải nguy hại là loại rác có chứa các chất hoặc hợp chất có đặc tính gây nguy hại trực tiếp như dễ cháy, dễ nổ, gây ngộ độc, dễ ăn mòn, lây nhiễm… Thậm chí chúng có thể tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khoẻ của con người. Rác thải không nguy hại là rác thải không chứa hoặc chứa ít các hợp chất có đặc tính gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người [22]. 1.1.2. Chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ Chính sách là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó. Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường [15]. Chính sách công là một tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn mục tiêu và giải pháp và công cụ thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định” [15]. Phương thức khoán hộ: Thuật ngữ khoán hộ được nhắc đến rất nhiều trong thời kỳ bao cấp và được hiểu là việc giao khoán công việc nào đó cho các hộ gia đình. Hoạt động thu gom rác thải về bản chất là hoạt động tập hợp rác thải từ nơi phát sinh thông qua các phương tiện vận chuyển chuyên dụng về khu vực tập trung để xử lý theo quy định. Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ 12 thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành thì hoạt động thu gom rác thải bao gồm: Việc thu gom rác thải từ hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh bằng túi, xe rác và thùng chứa... Nó bao gồm việc thu gom rác thải độc hại và không độc hại ví dụ như rác thải từ hộ gia đình, ắc qui đã qua sử dụng, dầu và mỡ nấu đã qua sử dụng, dầu thải ra từ tàu thuyền và dầu đã dùng của các gara ôtô, rác thải từ công trình xây dựng và bị phá hủy. Thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ là cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức được giao nhiệm vụ thu gom rác rải thực hiện việc giao khoán công việc thu gom rác thải cho các hộ gia đình. Từ lý luận về “Chính sách công”, “Thu gom rác thải” nêu trên, có thể định nghĩa sau: Chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ là tập hợp các quyết định có liên quan nhằm lựa chọn mục tiêu, giải pháp và công cụ chính sách để thực hiện việc thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ nhằm bảo vệ môi trường theo mục tiêu tổng thể đã xác định. Từ những vấn đề chính sách trên cho thấy chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ bao gồm các chính sách: (1) Chính sách về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách, kiện toàn hệ thống tổ chức phục vụ công tác bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương theo Luật bảo vệ môi trường 2014, trong đó tập trung hoạt động xã hội hóa hoạt động thu gom rác thải thông qua phương thức khoán hộ. Rà soát, quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp từ tỉnh đến xã, nhằm có sự phối hợp chặt chẽ trong tổ chức quản lý công tác thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ, bảo đảm chủ trương xã hội hóa trong thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải. Bên cạnh đó, hình thành mạng lưới từ chính quyền đến đơn vị đoàn thể nhằm nâng cao nhận thức về công tác thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ, trong đó làm rõ trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể, chính trị, trách nhiệm của cơ sở của các đơn vị thu gom rác thải, các cơ sở sản xuất, kinh 13 doanh, dịch vụ, hộ gia đình trong việc tham gia vào quá trình thu gom, xử lý vận chuyển rác thải theo phương thức khoán hộ. Các cơ quan quản lý thực hiện việc nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp nhằm ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý rác thải theo phương thức khoán hộ phù hợp trên địa bàn với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Xây dựng cơ chế khuyến khích hoạt động xã hội hóa công tác thu gom rác thải, huy động các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và trực tiếp quản lý tổ chức thu gom, bảo đảm yếu tố về hiệu quả, bền vững, ổn định và môi trường. (2) Chính sách về truyền thông, nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu nội dung về hoạt động thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ, trên tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các quy định tại Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 về quản lý rác thải và phế liệu rộng rãi tới các cấp, các ngành, cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân. Tăng cường trao đổi, tham quan, học tập kinh nghiệm trong triển khai công tác hoạt động thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ, chú trọng đến tính khả thi, sự phù hợp khi triển khai áp dụng cùng mô hình thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ giữa các địa phương. Đào tạo và tăng cường nguồn nhân lực biên chế phục vụ cho công tác thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khoá tập huấn cho doanh nghiệp, hộ gia đình về hoạt động thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ; quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế rác thải rắn theo đúng các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động xã hội hóa về thu gom rác thải. (3) Chính sách về đầu tư và tài chính, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho hoạt động thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ: nguồn ngân sách nhà nước, quỹ bảo vệ môi trường, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước 14 ngoài. Mở rộng hỗ trợ tín dụng nhà nước cho các công trình đầu tư, dự án tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ rác thải cũng như các ưu đãi về thuế, phí và lệ phí. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào hoạt động tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ rác thải. Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động thu gom rác thải; tăng dần nguồn thu phí vệ sinh, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thu gom rác thải. (4) Chính sách về giám sát, kiểm tra, thanh tra, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của các địa phương trong kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ. (5) Chính sách hỗ trợ kỹ thuật và nghiên cứu, phát triển công nghệ, nghiên cứu phát triển công nghệ hoạt động thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ theo hướng giảm thiểu lượng rác thải chôn lấp, tăng cường tỷ lệ tái chế, tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ rác thải. 1.1.3. Thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ Thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực, là bước đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách: hiện thực hóa chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống [9]. Chất lượng hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện chính sách. Thực trạng năng lực thực hiện chính sách ở nước ta cho ta thấy, bên cạnh những ưu điểm còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Do đó nghiên cứu về vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách có ý nghĩa khoa học, thiết thực và cấp bách hiện nay. Từ những luận giải trên đây có thể đi đến một khái niệm cơ bản về thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ như sau: Thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ là toàn bộ quá trình hiện thực hóa chính sách này vào đời sống xã hội theo một quy trình, thủ tục chặt chẽ và thống 15 nhất nhằm giải quyết vấn đề thu gom rác thải trên một địa bàn cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Có chính sách đúng nếu không thực hiện sẽ trở thành khẩu hiệu suông, không những không có ý nghĩa, mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chủ thể hoạch định và ban hành chính sách [13]. 1.2. Quy trình thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ 1.2.1. Lập kế hoạch thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ Để đưa chính sách công nói chung và chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ vào cuộc sống cần phải xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ. Đây là nhiệm vụ, hoạt động đầu tiên, nhiệm vụ quan trọng định hướng trong tổ chức thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ. Hiệu quả thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ phụ thuộc vào chất lượng, tính chính xác, tính khả thi của bản kế hoạch thực hiện chính sách của các chủ thể. Các chủ thể quản lý cần phải đầu tư thời gian và nguồn lực để xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ cần được xây dựng trên cơ sở tham khảo ý kiến của các bên liên quan trước khi đưa chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ vào triển khai thực hiện. Các cơ quan có nhiệm vụ triển khai thực thi chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện bảo đảm tính hiệu quả, minh bạch và bền vững. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thu gom rác thải theo phương thức khoán hộ bao gồm các nội dung sau: 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan