Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp từ thực tiễ...

Tài liệu Thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp từ thực tiễn quận hoàng mai, thành phố hà nội

.PDF
87
230
90

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ KỲ THỤY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP TỪ THỰC TIỄN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ KỲ THỤY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP TỪ THỰC TIỄN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Chính sách công Mã số: 8340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN HỒNG HẠNH Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin trong luận văn là do tôi thu thập, tìm hiểu, phân tích và phản ánh một cách trung thực, phù hợp với tình hình thực tế. Trong luận văn này có sử dụng các tài liệu, số liệu tại các nguồn tạp chí, báo, công trình nghiên cứu, báo cáo tình hình triển khai công tác phát triển nhà ở xã hội của Sở Xây dựng Hà Nội, báo cáo tình hình kinh tế xã hội của UBND quận Hoàng Mai và các giáo trình, tài liệu liên quan trong quá trình học tập, nghiên cứu Khóa VIII - 2017, Cao học ngành Chính sách công – Học viện Khoa học xã hội. Học viên Đỗ Kỳ Thụy LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô hướng dẫn PGS.TS. Trần Hồng Hạnh vì đã tận tình hướng dẫn, tư vấn về chuyên môn, truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội vì đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài. Ngoài ra, tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Sở Xây dựng Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tư liệu để hoàn thiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày tháng Học viên Đỗ Kỳ Thụy năm 2019 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................9 1.1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................. 9 1.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội tại thành phố Hà Nội ..................................................................................................................... 20 Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI QUẬN HOÀNG MAI .............. 27 2.1. Khái quát về quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội .................................... 27 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 27 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội..................................................................... 28 2.1.3. Đặc điểm văn hóa ................................................................................ 36 2.2. Tình hình thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ở quận Hoàng Mai ............................................................................ 38 2.2.1. Thực trạng nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp ở quận Hoàng Mai ..................................................................................................... 38 2.2.2. Thực trạng nguồn cung nhà ở cho người có thu nhập thấp ở quận Hoàng Mai ..................................................................................................... 42 2.2.3. Thực trạng phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp ở quận Hoàng Mai ..................................................................................................... 47 2.2.4. Thực trạng vận hành và quản lý nhà ở cho người có thu nhập thấp ở quận Hoàng Mai ............................................................................................. 50 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp của quận Hoàng Mai ............................................................. 52 2.3.1. Thành tựu ............................................................................................. 52 2.3.2. Hạn chế, tồn tại .................................................................................... 53 2.3.3. Nguyên nhân ........................................................................................ 58 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ QUẬN HOÀNG MAI.......................................................................................................... 61 3.1. Nhu cầu, mục tiêu định hướng hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ......................................................................... 61 3.2. Quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ............................................................................... 63 3.3. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ...................................................................................... 66 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 75 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Tên đầy đủ Chữ viết tắt BĐS Bất động sản CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức CTCP Công ty cổ phần KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại PTCS Phổ thông cơ sở PTTH Phổ thông trung học TCTD Tổ chức tín dụng TDTT Thể dục - thể thao TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mỹ DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các chỉ tiêu phát triển nhà ở (m2 sàn) ................................................. 23 Bảng 2.1: Dân số chia theo tình trạng cư trú năm 2017 ...................................... 32 Bảng 2.2: Nhu cầu về nhà ở của đối tượng thu nhập thấp năm 2015 .................. 41 Bảng 2.3: Tổng quan một số dự án nhà ở xã hội tại quận Hoàng Mai ................ 45 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhu cầu có nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, là một trong những yếu tố góp phần phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Đối với phần lớn người dân, nhà là tài sản có giá trị nhất, yếu tố nhà ở cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản quốc gia. Dưới góc độ xã hội, quy mô và giá trị của ngôi nhà ở còn thể hiện năng lực tài chính của mỗi cá nhân trong xã hội. Nhu cầu nhà ở luôn là vấn đề của mọi tầng lớp nhân dân từ đô thị đến nông thôn, đặc biệt là nhu cầu cải thiện chỗ ở của các đối tượng có thu nhập thấp, người có công với cách mạng, công nhân làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà ở của sinh viên, người nghèo ở các đô thị. Vì vậy, để xã hội phát triển và ổn định, cần thiết phải có các biện pháp thiết thực để giải quyết tốt vấn đề nhà ở. Thời gian qua, vấn đề nhà ở cho nhân dân luôn là trọng tâm trong các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước. Điều này được thể chế hóa qua hàng trăm văn bản về cơ chế, chính sách giải quyết, phát triển nhà ở cho người dân được ban hành nhằm mục đích giải quyết vấn đề an cư cho người lao động, từ đó họ càng thêm động lực hăng say công tác, cống hiến cho xã hội. Luật nhà ở số 56/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, trong đó vấn đề giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp và phát triển nhà ở xã hội được coi là trọng tâm của chính sách nhà ở nước ta trong thời kỳ mới. Hà Nội đã và đang vươn mình trở thành một thành phố hiện đại và xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước. Báo cáo kết quả giám sát thực hiện luật Thủ đô ngày 15/06/2018 của Ủy ban pháp luật và Quốc hội cho biết với mức tăng dân số trung bình 3%/năm thì đến năm 2020, dân số Hà Nội ước tính đạt 10,5 triệu người [24, tr.1]. Tốc độ tăng dân số mạnh nhất là ở những quận có các khu đô thị mới. Thống kê cho thấy, số 1 lượng người nhập cư vào các quận Hoàng Mai, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân là khá cao, năm 2013 là 33.900 người, đến năm 2017 là 78.100 người. Nhờ việc vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách xã hội, đặc biệt đẩy mạnh chủ trương đổi đất lấy hạ tầng đã tạo ra diện mạo tươi sáng cho thành phố với số lượng nhà ở được xây dựng ngày càng nhiều, chất lượng và tiện nghi sử dụng ngày càng hiện đại. Công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, phát triển nhà ở được sự chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy và UBND thành phố nên ngày càng chuyển biến tích cực, nhiều khu dân cư mới được đầu tư xây dựng và các khu cũ được cải tạo đã làm số lượng nhà ở tăng lên rõ rệt. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại Hà Nội trong thời gian vừa qua nhưng phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung khai thác một khía cạnh trong tổng thể chính sách phát triển nhà ở xã hội tại thủ đô như chính sách tài chính tín dụng, chính sách vận hành và quản lý, hợp đồng mua bán nhà ở xã hội,... chứ chưa có nhiều nghiên cứu mang tính kết hợp giữa chính sách phát triển nhà ở xã hội tại thành phố Hà Nội và trên địa bàn các quận - huyện cụ thể. Đặc biệt, quận Hoàng Mai có bức tranh sôi động về các dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp trong thời gian qua nhưng lại chưa có một nghiên cứu có giá trị nào được công bố về chính sách phát triển nhà ở xã hội tại địa bàn quận. Do vậy, việc triển khai nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” là cần thiết có tính cấp bách cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu về nhà ở xã hội và chính sách về nhà ở xã hội ở nước ngoài Quyền có nhà ở là một trong những quyền cơ bản của con người được các tổ chức quốc tế quy định trong các điều ước. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền về các quyền cơ bản của con người được Đại Hội đồng Liên Hiệp 2 Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948 tại Palais de Chaillot ở Paris, Pháp; Điều 25, khoản 1 [34, tr.3] ghi rõ: “Mọi người đều có quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quần áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tàn tật, góa bụa, tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài khả năng kiểm soát của mình.” “The builders: Houses, people, neighborhoods, governments, money” của Martin Mayer, xuất bản năm 1978 [32, tr.3] đã đề cập đến thực trạng và chính sách nhà ở, đổi mới đô thị, kế hoạch xây dựng thành phố của Mỹ; các kỹ thuật xây dựng nhà ở trong công nghiệp xây dựng; chính sách về tiền, ngân hàng, vai trò chính quyền và thuế xây dựng. Bên cạnh đó, ấn phẩm “Guidelines on social housing: Principles and examples” của United Nations Liên Hợp Quốc, xuất bản năm 2006 [29, tr.3] đã khái quát lịch sử phát triển nhà ở của các nước trong thời kỳ chuyển giao; vai trò của các chính sách xã hội về vấn đề nhà ở; các yếu tố nhà nước, pháp luật và kinh tế cho việc phát triển nhà ở xã hội; vai trò của nhà ở xã hội trong kết cấu xã hội; tiêu chuẩn thiết kế nhà ở xã hội; nghiên cứu một số dự án tiên phong và vấn đề nhà ở xã hội. 2.2. Tình hình nghiên cứu về nhà ở xã hội và chính sách về nhà ở xã hội trong nước Đỗ Thanh Tùng (2008) với Chính sách tài chính nhà ở trên địa bàn đô thị Hà Nội [21, tr.3] đã giới thiệu cơ sở khoa học về chính sách tài chính nhà ở, kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam trong chính sách tài chính nhà ở. Thực trạng tài chính nhà ở trên địa bàn Hà Nội, cách tạo lập vốn, phân phối, sử dụng vốn và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chính sách nhà ở, để từ đó đánh giá đúng thực trạng chính sách nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội và có những cách hoàn thiện hiệu quả nhất. Nguyễn Văn Hoàng (2009) với Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với thị trường nhà ở, đất ở đô thị và ứng dụng tại Hà Nội [11, tr.3] đã hệ 3 thống hóa và đưa ra phương pháp luận về nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với thị trường nhà ở đất ở đô thị Hà Nội. Bên cạnh đó, công trình này cũng phân tích, đánh giá có hệ thống tình hình hoạt động của thị trường nhà ở, đất ở đô thị Hà Nội; chỉ ra năng lực quản lý nhà nước đối với thị trường nhà ở đất ở đô thị, những khiếm khuyết của thị trường nhà ở, đất ở và những hạn chế của quản lý nhà nước đối với thị trường nhà ở, đất ở đô thị Hà Nội; từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý thị trường nhà ở, đất ở đô thị Hà Nội. Mai Hồng Thuận (2014) với Chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội [18, tr.4] đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nhà ở xã hội thông qua việc nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển nhà ở xã hội ở Thành phố Hà Nội. Công trình này cũng chỉ ra những thành công và những vấn đề tồn tại cần phải giải quyết trong phát triển nhà ở xã hội tại Thành phố Hà Nội và đưa ra những đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. Ngoài ra, còn nhiều bài báo, luận văn, luận án, các công trình khoa học nghiên cứu về chính sách nhà ở và nhà ở xã hội đã công bố ở trong và ngoài nước. Các công trình, đề tài trên đã đề cập, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến vấn đề nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp do tác động của quá trình đô thị hóa và dân cư tập trung đông tại các thành phố lớn; từ đó, người đọc được cung cấp một bức tranh đa chiều về thực trạng nhà ở xã hội ở thế giới và trong nước trong bối cảnh công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay. Đây thực sự là nguồn tư liệu có giá trị lớn để tác giả tham khảo, kế thừa. Có thể khẳng định, từ khi nhà nước ban hành chính sách về nhà ở xã hội đến nay, chưa có đề tài, bài viết hay công trình khoa học nào nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về “Chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp từ thực tiễn Thành phố Hà Nội và quận Hoàng Mai”. Do đó, việc thực hiện đề tài này rất cần thiết. Trong quá trình thực hiện đề tài, những nghiên cứu kể trên là những nguồn tư liệu tham khảo đặc biệt hữu ích, góp phần bổ sung những khung kiến thức 4 vừa có tính lý thuyết, vừa có tính thực tiễn cao cho luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn này nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng và đánh giá tình hình thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp từ thực tiễn ở Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, đồng thời đề ra giải pháp hoàn thiện chính sách. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để có thể thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn này cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: 1) Phân tích và hệ thống hóa cơ sở lý luận của chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp; 2) Tìm hiểu thực trạng nhà ở xã hội dành cho người có thu nhập thấp ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội; và 3) Đề xuất các kiến nghị, giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác hoạch định và thực hiện chính sách nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn này tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu chủ yếu ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội - một trong những quận có tốc độ tăng dân số mạnh nhất, số lượng người có thu nhập thấp và trung bình cao nhất, nhu cầu nhà ở bức xúc nhất. - Phạm vi thời gian: Các dữ liệu trong đề tài chủ yếu được thu thập và phân tích trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2018 - thời kỳ thị trường bất động sản bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại sau cuộc 5 khủng hoảng bất động sản năm 2008. Ngoài ra, khi phân tích quá trình đổi mới kinh tế - xã hội sau 15 năm thành lập quận Hoàng Mai, tác giả cũng đề cập đến các dữ liệu về kinh tế - xã hội của quận trong thời gian 2004 - 2005. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài được thực hiện dưới góc độ tiếp cận liên ngành, kết hợp giữa chính sách công và xã hội học. Đặc biệt là đề tài căn cứ trên nền tảng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước về vấn đề nhà ở xã hội nói chung, nhà ở cho người có thu nhập thấp nói riêng để xem xét những vấn đề liên quan đến chính sách và thực hiện chính sách nhà ở dành cho những người có thu nhập thấp ở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Cụ thể là: Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25/11/2014, Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, Thông tư 08/2014/TT-BXD ngày 23/05/2014 của Bộ Xây dựng; Luật Nhà ở 2005, Luật đất đai 2013,... 5.2. Phương pháp nghiên cứu Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài như thông tin, tài liệu qua sách, báo, giáo trình, mạng internet, luận văn, luận án, các chủ trương, chính sách, chiến lược của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương liên quan đến đề tài. Sử dụng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia chính sách xã hội, doanh nghiệp kinh doanh nhà, đại diện các Ban quản lý nhà chung cư để phân tích, đánh giá từ đó phát hiện ra những vấn đề của thực trạng nhà ở xã hội, dự báo cung - cầu, định hướng phát triển và các giải pháp phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp tại Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Sử dụng phương pháp phân tích chính sách công, cụ thể là phương pháp phân tích kết hợp định lượng và định tính để tiếp cận, tìm hiểu một chu 6 trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện và đánh giá chính sách. Để thu thập thông tin toàn diện, đa chiều, luận văn cũng sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân để thu thập thông tin từ người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội và Quận Hoàng Mai, trong đó đối tượng tham gia phỏng vấn được phân loại theo độ tuổi, giới tính, vị trí công tác, hoàn cảnh gia đình và khả năng tài chính. Theo đó, phỏng vấn sâu được thực hiện với nhiều đối tượng khác nhau trong đó có Ban quản lý tòa nhà, một số hộ dân, các nhân viên tín dụng ngân hàng, chuyên viên các công ty bất động sản,... Đối tượng phỏng vấn trong độ tuổi từ 18 đến 60, gồm những công chức, viên chức, nhân viên văn phòng, người lao động tự do,... cả trong khối cơ quan nhà nước và tư nhân bởi họ là các đối tượng có nhu cầu nhà ở cấp thiết nhất. Qua đó, cung cấp cái nhìn toàn cảnh về tình hình tài chính, thu nhập, nhu cầu về cung và cầu đối với thị trường về nhà ở,... tại khu vực quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng được áp dụng bao gồm: tổng hợp, thống kê, so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận giúp các học viên ngành chính sách công nắm được khung lý thuyết liên quan đến nhà ở xã hội và tình hình thực hiện chính sách nhà ở xã hội và cách thức áp dụng vào thực tiễn. Qua việc nghiên cứu đề tài này, tác giả cố gắng làm sáng tỏ các nguyên tắc lý thuyết liên quan đến chính sách công, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả việc thực thi chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn. 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn về chính sách nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội nhằm giải quyết kịp thời, có hiệu quả những vấn đề còn tồn tại về nhà ở cho người thu nhập thấp. Qua đó, luận văn là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các cơ quan, ban ngành thành phố Hà Nội và quận Hoàng Mai trong việc hoạch định và thực thi chính sách nhà ở xã hội một cách hiệu quả góp phần giải quyết tốt những vấn đề “nóng” trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Tài liệu tham khảo, ... luận văn này được kết cấu thành ba chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tình hình thực hiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp tại thành phố Hà Nội. Chương 2: Tình hình thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại quận Hoàng Mai. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nội và quận Hoàng Mai. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Chính sách công Chính sách công là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên thế giới. Có thể nêu ra một số quan niệm sau: Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do chính phủ tiến hành (Peter Aucoin, 1971) [30, tr.9]; hoặc là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978) [35, tr.9]; là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter, 1990) [27, tr.9]. Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước hay các quan chức nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992) [36, tr.9]; bao gồm các quyết định chính trị để thực hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội (Charle L. Cochran và Eloise F. Malone, 1995) [28, tr.9]. Dù khái niệm này được thể hiện theo nhiều cách khác nhau nhưng trong luận văn này, Chính sách công được hiểu là “các quyết định chính trị của nhà nước, nhằm duy trì tình trạng của xã hội hoặc giải quyết các vấn đề xã hội bao gồm các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân và thực hiện những mục tiêu tổng thể đã vạch ra từ trước”. 1.1.1.2. Thực hiện chính sách công Thực hiện chính sách công là một khâu cấu thành chu trình chính sách, là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định. Tổ chức thực thi 9 chính sách là trung tâm kết nối các khâu (các bước) trong chu trình chính sách thành một hệ thống. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả tập trung khai thác khía cạnh “thực hiện chính sách công”, đây là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực, là bước đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách: hiện thực hóa chính sách, đưa chính sách vào cuộc sống. Chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách phụ thuộc nhiều vào năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi chính sách. 1.1.1.3. Chính sách xã hội Tương tự như chính sách công, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách xã hội. V.Z. Ro-go-vin [25, tr.10] cho rằng: “Chính sách xã hội là lĩnh vực tri thức xã hội học, nghiên cứu hệ thông về các quá trình xã hội, quyết định hoạt động sống của con người trong xã hội, xét theo khả năng tác động, quản lý đến các quá trình đó. Có đầy đủ cơ sở để xem xét chính sách xã hội như là sự hoà quyện của khoa học thực tiễn, như là sự phân tích phức hợp, dự báo về các quan hệ, các quá trình xã hội và sự vận động thực tiễn những tri thức thu nhận được nhằm mục đích quản lý các quá trình và quan hệ ấy”. Giáo sư G. Winkler [31, tr.10], nguyên Viện trưởng Viện xã hội học và chính sách xã hội (thuộc Cộng hoà dân chủ Đức cũ) cho rằng: “Chính sách xã hội là tổng hoà các biện pháp và phương pháp của Đảng, của giai cấp công nhân, của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, của các liên hợp công đoàn, của các đảng phải và các tổ chức chính trị khác, nhằm tiếp tục xây dựng quan hệ xã hội… phục vụ cho những yêu cầu và lợi ích của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân tập thể, tri thức và những người lao động khác”. Còn theo quan điểm của giáo sư Anthony Giddens [26, tr.10], nhà xã hội học Mỹ thì chính sách xã hội là “Sự nghiên cứu có hiệu quả về xã hội học, khoa học chính trị và khoa học kinh tế, được chờ đợi nhằm biến đổi hoạch định chính sách trong chính phủ và do đó dẫn đến tiến bộ xã hội và thịnh 10 vượng kinh tế. Mối quan hệ giữa nghiên cứu và chính sách được xem như một công cụ, một phương tiện nhằm mục đích thực tế kiểm soát tổ chức xã hội và biến đổi xã hội một cách có hiệu quả”. Ở Việt Nam, khái niệm Chính sách xã hội được đề cập trong “Lý thuyết xã hội và xã hội học hiện đại” [15, tr.11] đó là “Sự tổng hợp các phương thức, các biện pháp của Nhà nước, của các đảng phái và tổ chức chính trị khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân phù hợp với trình độ phát triển đất nước về kinh tế, văn hoá, xã hội… Chính sách xã hội là sự cụ thể hoá và thể chế hoá bằng pháp luật những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước.” Trong luận văn này, Chính sách xã hội được hiểu là sự tác động của nhà nước vào việc phân phối và ổn định các hoàn cảnh sống cho con người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong lĩnh vực thu nhập, việc làm, sức khoẻ, nhà ở và giáo dục trên cơ sở mở rộng, bình đẳng và công bằng xã hội trong một bối cảnh lịch sử và cấu trúc xã hội nhất định. 1.1.1.4. Nhà ở xã hội Khái niệm “Nhà xã hội” bắt đầu xuất hiện trên thế giới từ những năm 1970. Đây là loại nhà cung cấp cho những người không có thu nhập hoặc thu nhập thấp. Nhiều nơi còn gọi tên loại nhà này là “Nhà từ thiện”, chúng được xây dựng bởi chính phủ, các hiệp hội nhà ở, các tổ chức từ thiện,... để duy trì cuộc sống của những người thu nhập thấp trong xã hội. Ở Việt Nam, nhà ở xã hội đề cập đến trong Luật Nhà ở năm 2014 [16, tr.11]. Theo điều 55 của Luật quy định về Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội thì “Nhà ở xã hội là nhà chung cư hoặc nhà ở riêng lẻ phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội; Trường hợp là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo 11 đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội”. Trong luận văn này, Nhà ở xã hội là thuật ngữ chỉ về những căn nhà, tòa nhà được xây dựng bởi chính quyền cùng với sự ủng hộ của những nhà hảo tâm nhằm giải quyết chỗ ở cho những người có thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, hoặc những người đang làm việc nhưng có khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp nhà ở thông qua hình thức nhà nước xây dựng rồi cho thuê hoặc bán cho những đối tượng này với giá ưu đãi. 1.1.1.5. Người có thu nhập thấp Để hiểu chính xác khái niệm người thu nhập thấp không phải là một việc đơn giản. Việc đưa ra các tiêu chuẩn để định nghĩa người thu nhập thấp không nhất quán trong nghiên cứu của các tác giả khác nhau do khái niệm này tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và thu nhập của từng hộ gia đình, vào tình hình phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán mỗi quốc gia, khu vực. Theo quan điểm của ngân hàng thế giới và UNDP [33, tr.12], người thu nhập thấp là những người chi tiêu ít nhất 66% thu nhập cho ăn uống để tồn tại, thu nhập còn lại dành cho nhà ở, văn hóa, y tế, giáo dục, giải trí. Người thu nhập thấp là những người có mức sống thuộc nhóm trung bình trở xuống. Người thu nhập thấp chỉ bao gồm những người có khả năng tiếp nhận sự hỗ trợ và có giải pháp để hoàn trả dần sự ưu đãi đã được hưởng, là những người có mức thu nhập ổn định và có khả năng tích luỹ vốn để cải thiện điều kiện ở, với sự hỗ trợ của Nhà nước về vay vốn dài hạn trả góp, là người hiện đang sống trong những ngôi nhà quá cũ nát mà không có điều kiện sửa sang hay cải tạo lại. Trong luận văn này, người có thu nhập thấp được hiểu là người lao động làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp thuộc cả khu vực nhà nước và tư nhân hoặc lao động tự do tại khu vực đô thị có thu nhập dưới mức phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan