Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng ở việt nam hiện nay

.DOC
92
4
135

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LINH CHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ LINH CHI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 8340402 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN CHIẾN THẮNG HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan Luận văn Thạc sỹ “Thực hiện chính sách phát triển HKDD ở Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS.TS NGUYỄN CHIẾN THẮNG - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Tất cả các tư liệu, số liệu và trích dẫn trong luận văn được lấy từ nguồn tài liệu rõ ràng đảm bảo độ tin cậy, được trích dẫn đầy đủ, chính xác và trung thực theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Linh Chi LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả trân trọng gửi lời cảm ơn các thầy, cô của Học viện Khoa học xã hội Việt Nam, Khoa Chính sách công, các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên ngành cho tác giả trong thời gian qua. Đặc biệt, tác giả trân trọng gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, là người đã được phân công hướng dẫn tác giả thực hiện và hoàn thành luận văn này. Các ý kiến góp ý cũng như sự tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và quý giá của PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng là động lực để tác giả hoàn thành luận văn của mình. Trân trọng cảm ơn các đồng nghiệp trong ngành từ Cục Hàng không Việt Nam, các Cảng hàng không miền Bắc- Trung- Nam, Học viện Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, các hãng hàng không Việt Nam (VietNam Airlines, Vietjet Air, Pacific Airlines, Bamboo Airways) cũng như các đồng nghiệp quốc tế trong việc cung cấp các tài liệu, số liệu cần thiết cũng như giải đáp các thắc mắc trong quá trình tác giả xây dựng luận văn này. Mặc dù tác giả đã cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, tuy nhiên không tránh khỏi nhưng thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp tận tình quý báu của quý thầy cô. Xin trân trọng cảm ơn. MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG.....................................................9 1.1. Các khái niệm....................................................................................................................................9 1.2. Nội dung chính sách phát triển Hàng không dân dụng............................................12 1.3. Thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng............................................15 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng...............................................................................................................................................................19 1.5. Kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho ngành Hàng không dân dụng Việt Nam...............................................................................................................................20 Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......................................25 2.1. Chính sách phát triển hàng không dân dụng Việt Nam trong thời gian qua . 25 2.2. Thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng ở Việt Nam .................38 2.3. Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng tại Việt Nam...............................................................................................................................................................47 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG GIAI ĐOẠN TỚI..............................................................................................................................................55 3.1. Bối cảnh.............................................................................................................................................55 3.2. Quan điểm........................................................................................................................................69 3.3. Kiến nghị...........................................................................................................................................72 KẾT LUẬN.............................................................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................81 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACC Area Control Center Trung tâm kiểm soát không lưu ACV Airport Corporation of Tổng công ty Cảng hàng không Viet Nam Việt Nam - CTCP AOC Aircraft Operation Certificate Chứng chỉ của khai thác AIM Aeronautical information management Quản lý tin tức hàng không AIS Aeronautical information service Thông báo tin tức hàng không ASEAN Association of South-East Hiệp hội các quốc gia khu vực Asia Nation Đông Nam Á Aviation System Block Chương trình nâng cấp các khối Upgrades hệ thống hàng không ASEAN Single Aviation Thị trường hàng không thống nhất Market ASEAN ASM Air Space Management Quản lý vùng trời dân dụng ATS Air Traffic Service Dịch vụ không lưu ATFM Air Traffic Flow Management Quản lý luống không lưu CHK Airport Cảng hàng không CHKQT Airport National Cảng hàng không quốc tế ASBU ASAM Tiểu vùng Căm-phu-chia, Lào, Mi-an-ma, Việt Nam CLMV CNS/ATM CNS Communication, Navigation and Surveillance/Air Traffic Kế hoạch các hệ thống thông tin, Management dẫn đường, giám sát và quản lý không lưu Communication, Navigation, Thiết bị thông tin - dẫn đường, Surveillance giám sát ĐNÁ Southeast Asia Đông Nam Á EASA European Union Aviation Cơ quan an toàn hàng không Safety Agency Châu Âu FAA Federal Aviation Administration Cục Hàng không Liên bang Mỹ GTVT Ministry of Transport Giao thông vận tải HKDD Aviation Authority Hàng không dân dụng HKDDVN Viet Nam Aviation Authority Hàng không dân dụng Việt Nam IATA The International Air Hiệp hội Vận tải hàng không Transport Association Quốc tế The International Civil Tổ chức Hàng không dân dụng Aviation Organization quốc tế Performance based navigation Phương thức bay dẫn đường theo tính năng ICAO PBN TTHK Thị trường Hàng không VAA Viet Nam Aviation Institute Học viện hàng không Việt Nam VATM Viet Nam Air Traffic Tổng công ty Quản lý bay Việt Management Nam VNA Vietnam Airlines Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines VTHK Air Transport Vận tải hàng không SARPS Standards and Recommended Các tiêu chuẩn và khuyến cáo Practices thực hành DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Số lượng hãng hàng kh Việt Nam và nước ngoài......................................39 Bảng 2.2. Số lượng tàu bay Việt Nam.....................................................................................39 Bảng 2.3. Tổng đường bay của hàng kh Việt Nam và nước ngoài........................40 Bảng 2.4. Sản lượng hành khách nội địa và quốc tế.......................................................41 Bảng 2.5. Sản lượng hàng hóa nội địa và quốc tế.............................................................42 Bảng 2.6. Đánh giá xếp hạng năng lực và chất lượng....................................................43 Bảng 2.7. Số liệu OTP (ontime performance - chỉ số bay đúng giờ) của các hãng hàng không nội địa 6 tháng đầu năm 2019...........................................51 Bảng 2.8. Số liệu sự cố được phân loại theo mức độ uy hiếp an toàn 11 tháng năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018................................................................52 Bảng 3.1. Lượng khách luân chuyển khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.......57 Bảng 3.2. Bảng đánh giá mức độ ảnh hưởng của ngành hàng không Trung Quốc đối với ngành hàng không Thế giới.................................................................57 Bảng 3.3. Sản lượng khai thác dự kiến...................................................................................58 Bảng 3.4. Số lượng ghế cung ứng của các hãng Hàng không Đông Nam Á .. 59 Bảng 3.5. Bảng số lượng ghế cung ứng các hãng Hàng không ở châu Âu.......60 Bảng 3.6. Bảng số ghế cung ứng của I-ta-li-a cập nhật đến 09/3 và dự báo đến tháng 9/2020.......................................................................................................................60 Bảng 3.7. Thống kê lịch ngừng khai thác và các chuyến bay của các hãng Hàng không Việt Nam...........................................................................................................62 Bảng 3.8. Lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.....................................................63 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành Hàng không dân dụng (HKDD) có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia trên thế giới. Nó góp phần phân bổ các nguồn lực, sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu đi lại của người dân trong nền kinh tế toàn cầu và là cầu nối quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Vận tải hàng không (VTHK) là hoạt động trung tâm và là một trong những nguồn lực có tính sống còn của thế giới. Sự phát triển của nó đóng góp lớn nhất vào sự phát triển của xã hội hiện đại, là ngành kinh tế cần thiết cho sự phát triển. Hoạt động hàng không dân dụng không chỉ mang tính chất kinh tế đơn thuần mà liên quan chặt chẽ đến an ninh, quốc phòng, kinh tế đối ngoại. Không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ của ngành hàng không trong thời đại ngày nay khi mà nhu cầu đi lại bằng máy bay ngày một tăng cao, mở ra cơ hội cho rất nhiều hãng hàng không mới ra đời. Vậy, làm thế nào để phát triển ngành HKDD nhanh nhưng vẫn duy trì sự bền vững trong thị trường cạnh tranh lành mạnh, đem đến cho người dân dịch vụ an toàn nhất, thuận tiện nhất? Đây cũng chính là vấn đề quan trọng đang đặt ra đối với ngành hàng không Việt Nam (HKVN) và ngành hàng không thế giới. Ra đời năm 1956, ngành hàng không dân dụng từ một ngành kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung với đội tàu bay lạc hậu chủ yếu là do Liên Xô (cũ) chế tạo, các sân bay được xây dựng từ nhiều năm trước, các trang thiết bị quản lý bay nghèo nàn, chắp vá. Ngày nay, Hàng không Việt Nam đã có những bước chuyển biến không ngừng với đội tàu bay ngày càng được hiện đại hóa với cơ sở hạ tầng không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện, mô hình tổ chức và quản lý được hợp lý hóa, mạng đường bay nội địa cũng như quốc tế được mở rộng đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước góp phần đưa đất nước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong hơn sáu mươi năm đổi mới, ngành HKVN là một trong những lĩnh vực đi đầu, đại diện cho ngành giao thông vận tải và đất nước hội nhập quốc tế mạnh mẽ và đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Đến nay, có thể thấy rằng, 1 ngành Hàng không dân dụng Việt Nam (HKDDVN) đã đạt được khá nhiều dấu hiệu đáng mừng, ngày một đổi mới trên con đường hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển của ngành hàng không đã góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, mở rộng hội nhập- giao thương quốc tế, mang lại những thuận lợi cũng như cơ hội thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới, tiếp thu công nghệ mới, thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, học hỏi và rút kinh nghiệm từ thực tiễn của các quốc gia, giúp Việt Nam trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong mắt bạn bè trên thế giới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đang phát triển vượt bậc khẳng định vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; là ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn trong tiến trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước; là nhịp cầu nối liền các vùng kinh tế, xã hội văn hóa của đất nước đồng thời cũng nối giữa Việt Nam và thế giới với tốc độ nhanh nhất, đảm bảo an toàn và thuận tiện, từ đó tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực khác như du lịch, đầu tư, thương mại; bên cạnh đó, vận tải hàng không cũng là một trong những nhân tố đưa đất nước ta phát triển ngang tầm với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi, phù hợp với chiến lược phát triển bền vững và đồng bộ ngành đảm bảo an ninhan toàn hàng không gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền, cảnh giới vùng trời đất nước. Việc hội nhập vận tải hàng không với quốc tế và khu vực đóng vai trò cực kỳ quan trọng, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ của Việt Nam ngang tầm khu vực và quốc tế, gắn kết chặt chẽ, hợp lý với các phương thức vận tải khác, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu. Việc tham gia “Bầu trời mở ASEAN” đã cho phép các hãng hàng không được lựa chọn nhiều hơn về thị trường, nguồn khách và có thể hợp tác với các hãng hàng không trong khu vực như: liên danh, chung số hiệu, thuê chuyến, vận tải đa phương thức... để tăng năng lực phục vụ, mở rộng mạng đường bay; đồng thời sẽ tạo động lực lớn việc thúc đẩy tăng trưởng vận tải hàng không trong ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng. Việt Nam tham gia Thị trường hàng 2 không thống nhất ASEAN (ASAM) (năm 2016) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) tác động lớn đến kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường VTHK nói riêng, bước đầu tạo được vị thế nhất định trên thị trường quốc tế. Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, việc hội nhập vận tải hàng không với quốc tế và khu vực đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc đảm bảo an ninh- an toàn hàng không phải gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền, cảnh giới vùng trời đất nước. Do vậy, việc nghiên cứu các tiềm năng, cơ hội phát triển của ngành hàng không dân dụng và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển ngành trong thời gian qua có ý nghĩa rất quan trong, là cơ sở góp phần giúp Đảng và Nhà nước có những chính sách phù hợp, có những chiến lược phát triển bền vững và đồng bộ trong ngành. Xuất phát từ những lý do trên, sau khi học tập và nghiên cứu chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Chính sách công tại Học viện Khoa học xã hội, trên cơ sở tiếp thu các kiến thức đã học gắn với thực tiễn tại cơ quan đơn vị đang công tác tại Cục Hàng không Việt Nam hiện nay, tôi rất quan tâm và đã lựa chọn đề tài: “Thực hiện chính sách phát triển HKDD ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Với tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc của ngành hàng không thời gian qua, đâu là những tiềm năng, cơ hội của phát triển hàng không trong thời gian tới? Đâu là giải pháp thúc đẩy ngành hàng không phát triển? Bên cạnh đó, cần nhận diện những khó khăn của ngành cũng như nhận diện những dấu hiệu, biến tướng của cạnh tranh như thế nào để từ đó đưa ra các chỉ dẫn cho doanh nghiệp. Việc thúc đẩy phát triển ngành hàng không dân dụng vươn tầm thế giới luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Trong những năm gần đây đã có không ít công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề và lĩnh vực này, tiếp cận từ nhiều góc độ, quy mô nghiên cứu khác nhau đã được công bố trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành và các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các bộ quy chế an ninh- an toàn hàng không, một số giáo trình được đưa vào giảng dạy tại Học viện Hàng không Việt Nam. Việc phát triển ngành hàng không là một trong những vấn đề được nhiều cá nhân nghiên cứu, tìm hiểu, trong đó có thể kể đến: 3 - Tác giả Phan Thị Như Quỳnh với đề tài: “Hoàn thiện công tác xây dựng và triển khai chiến lược phát triển CHK Phú Quốc giai đoạn 2013- 2018” đã đề cập đến công tác xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược phát triển tại cảng hàng không Phú Quốc trong giai đoạn 2013- 2018; - Tác giả Lê Hải Ngọc (2015) với đề tài: “Phát triển hoạt động kinh doanh của hãng HK quốc gia Việt Nam -Vietnam Airlines” đề cập đến thực trạng trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của hãng hàng không quốc gia Việt Nam cũng như đưa ra được những giải pháp cụ thể có tính thực tế trong việc phát triển thiết thực hoạt động kinh doanh của VietnamAirlines trong tương lai. - Tác giả Nguyễn Hải Quang với đề tài: “Hàng không Việt Nam – Định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế” đã đề cập đến sự cần thiết và quan điểm trong việc xây dựng phát triển theo mô hình tập đoàn hàng không ở Việt Nam đồng thời đưa ra các giải pháp xây dựng nhằm mở rộng đầu tư, cổ phần hóa các đơn vị hàng không. - Tác giả Bùi Tiến Trường với đề tài: “Đánh giá mức độ hài long của khách hàng tại cảng hàng không quốc tế Cát Bi – Hải Phòng” đã đưa ra cái nhìn tổng quan về đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại vảng hàng không quốc tế nhằm thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư đến với đất nước. - Tác giả Nguyễn Thị Thanh An – thạc sỹ kinh tế với đề tài “Các giải pháp phát triển vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không phục vụ chiến lược phát triển hướng về xuất khẩu đến năm 2010” đã đề cập đến thực trạng việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đồng thời đưa ra các giải pháp định hương phát triển về xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không; - Tác giả Phạm Anh – thạc sỹ kinh tế chính trị với đề tài “ Nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế” đề câp đến hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực phi công của ngành hàng không Việt Nam trong hội nhập quốc tế, đồng thời đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phi công của ngành và đưa ra các giải pháp phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế; - Tác giả Nguyễn Đình Bình -thạc sỹ kinh tế với đề tài “Phát triển nguồn nhân lực tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines đến năm 2020” đề cập đến 4 việc phát triển nguồn nhân lực tiếp viên phục vụ hành khách trên các chuyến bay của VietNam Airlines nhằm chuyển tải sự bảo đảm an toàn và dịch vụ đến với hành khách. Như vậy, một số công trình khoa học của các nhà khoa học và các tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực hàng không dân dụng ở những quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về “Thực hiện chính sách phát triển hàng không ở Việt Nam hiện nay”. Luận văn có sự kế thừa, phát triển kết quả nghiên cứu của các tài liệu liên quan để đánh giá, phân tích, đồng thời bổ sung, giải quyết các vấn đề mới, cụ thể liên quan trực tiếp đến chính sách, các giải pháp thực hiện chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng tại Việt Nam trong nhưng năm tới. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng đưa ra mục tiêu, giải pháp thực hiện tốt chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng tại Việt Nam là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một số lý luận về thực hiện chính sách công và thực tiễn triển khai thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, luận văn làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý về chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng, trong đó có khái niệm hàng không, hàng không dân dụng, phát triển hàng không dân dụng, thực hiện chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng đồng thời nêu lên những vấn đề lý luận về thực trạng của việc thực hiện chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng ở Việt Nam hiện nay có những thành công, hạn chế, tìm ra nguyên nhân hạn chế, từ đó đưa ra định hướng, đề xuất một số giải pháp để phát triển, hoàn thiện, tăng cường thực hiện chính sách phát triển ngành nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm phát triển ngành hàng không dân dụng như: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về chính sách phát triển hàng không dân dụng. 5 - Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng; đánh giá kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và nguyên nhân hạn chế. - Nghiên cứu các quan điểm và đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc phát triển hàng không dân dụng trong thời gian qua đến nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu, đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng tại Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về khách thể: Ngành hàng không dân dụng Việt Nam Về không gian: Nghiên cứu vấn đề thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng tại Việt Nam. Về thời gian: Luận văn nghiên cứu, tập trung đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2019; đề xuất định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng tại Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2019 và định hướng đến năm 2030. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chính sách phát triển. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để làm rõ vấn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khai thác thông tin từ các tư liệu, các chính sách và văn bản pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu các tài liệu, bài viết, số liệu báo cáo; các bộ quy chế; nghiên cứu tài liệu, bài giảng của các giảng viên; thu thập thông tin trên mạng internet, một số sách báo, tạp chí, một số đơn vị khác 6 trong và ngoài nước có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài nhằm thực hiện mục tiêu đề tài đề ra. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được tác giả sử dụng khi tìm hiểu, thu thập thông tin về thực hiện chính sách, khai thác thông tin từ văn kiện của Đảng và nhà nước. Từ đó, tác giả triển khai phân tích, tổng hợp thông tin, tư liệu nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, hạn chế để đưa ra nhận định, đánh giá, giải pháp phù hợp. Phương pháp thu thập, khảo cứu tài liệu: Thu tập tài liệu tại Cục Hàng không Việt Nam; nghiên cứu các tài liệu có liên quan để có những luận cứ khoa học cho việc đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp định hướng phát triển ngành hàng không dân dụng tại Việt Nam; tiến hành thu thập thông tin, số liệu của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước, các hãng hàng không Việt Nam. Phương pháp phân tích, đánh giá: Phân tích việc phát triển ngành hàng không dân dụng tại Việt Nam từ năm 2010- 2019. Đánh giá những kết quả đã và chưa đạt được trong thời gian qua, từ đó đề ra những giải pháp, định hướng khắc phục những hạn chế, tốn tại trong thời gian tới. Phương pháp so sánh: kinh nghiệm quốc tế, các thông tin, số liệu của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và ngoài nước. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp: thống kê và tổng hợp để thu thập những thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng tại Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Trên cơ sở kế thừa những công trình đã nghiên cứu và cơ sở lý luận quản lý nhà nước, luận văn đã tổng quan và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng, góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận về Chính sách nói chung và Chính sách phát triển ngành hàng không Việt Nam trong xu thế hội nhập nói riêng. 7 Bên cạnh đó, luận văn thông qua việc tổng kết kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam, góp phần xây dựng, bổ sung phù hợp trong việc xây dựng chính sách phát triển ngành hàng không dân dụng ở Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã góp một cái nhìn khách quan về thực trạng phát triển ngành hàng không dân dụng ở Việt Nam trong thời gian qua và từ khía cạnh phát triển về số lượng, chất lượng đến bảo vệ môi trường và bảo đảm quản lý hoạt động bay đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực. Luận văn đã phân tích các nguyên nhân của những thành công và hạn chế trong việc thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng, tạo cơ sở khoa học để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng trong giai đoạn tới. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể làm một tài liệu tham khảo trong lĩnh vực chính sách công có giá trị cho những ai quan tâm, tham gia nghiên cứu hoạch định, xây dựng quy hoạch, chiến lược quản lý và thực thi chính sách phát triển hàng không dân dụng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục theo 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng. Chương 2: Thực trạng Thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng ở Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển hàng không dân dụng giai đoạn tới. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG 1.1. Các khái niệm 1.1.1. Hàng không dân dụng Hàng không: là những hoạt động, những ngành công nghiệp và những người liên quan đến việc sử dụng máy bay, máy móc, thiết bị bay do con người chế tạo ra có thể bay được (bao gồm cả không gian vũ trụ). Hàng không dân dụng: Là một lĩnh vực bao gồm mọi hoạt động bay (thương mại và tư nhân) không bao gồm hoạt động bay quân sự. Ngành Hàng không dân dụng là lĩnh vực kinh tế vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại với hoạt động mang tính quốc tế cao, gắn liền với an toàn và an ninh và buộc phải hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ. Ngành hàng không dân dụng rất đa dạng ngành nghề như: phi công, tiếp viên hàng không, huấn luyện bay, nhân viên kiểm soát lưu thông, thủ tục viên HK, nhân viên cân bằng trọng tải. Ngày nay, ngành Hàng không dân dụng (ngành HKDD) càng mở rộng lĩnh vực hoạt động vì vậy khái niệm HKDD không chỉ bó hẹp trong vận chuyển hành khách, hàng hóa và dịch vụ phục vụ hoạt động bay tại cảng hàng không (CHK) mà đã mở rộng sang lĩnh vực khác có liên quan đến các hoạt động HKDD. Các yếu tố trong ngành HKDD bao gồm: - Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng là các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực hàng không, các nhà chức trách hàng không tại địa phương, tại các cơ quan có liên quan như hải quan, cửa khẩu, kiểm dịch y tế… - Vận tải hàng không (VTHK) và các dịch vụ thương mại hàng không gồm vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hóa do các nhà vận chuyển (hay còn gọi là các nhà khai thác), các hãng hàng không thực hiện khai thác. 9 - Kết cấu hạ tầng hàng không gồm các cảng hàng không, các sân bay, các dịch vụ không lưu, an ninh, kiểm soát không lưu, … - Công nghiệp hàng không gồm sản xuất, bảo dưỡng tàu bay, động cơ, thân, càng, các linh kiện thiết bị điện tử… trên tàu bay. - Các dịch vụ kỹ thuật, thương mại hàng không gồm các dịch vụ thương mại kỹ thuật mặt đất, cung ứng xăng dầu, cung ứng vật tư phụ tùng, huấn luyện, đào tạo, ăn uống, giải trí. - Sử dụng dịch vụ VTHK gồm hành khách và các khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa, các đại lý gom hàng hóa, người sử dụng dịch vụ… Trong các yếu tố trên, có 5 yếu tố cơ bản có quan hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau để tạo nên sản phẩm hàng không dân dụng bao gồm: vận tải hàng không, cảng hàng không, quản lý bay dân dụng, dịch vụ kỹ thuật thương mại hàng không và quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng. Trong đó vận tải hàng không đóng vai trò trung tâm còn các lĩnh vực còn lại thực hiện các chức năng khác nhau nhằm đảm bảo hoạt động an toàn, điều hòa và hiệu quả của lĩnh vực vận tải hàng không. Vai trò trung tâm của vận tải hàng không thể hiện ở việc vận tải hàng không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chính yếu của ngành hàng không dân dụng là vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng đường hàng không, tạo nên nguồn thu chính của ngành hàng không dân dụng từ giá cước vận chuyển, từ đó phân phối lại cho các lĩnh vực khác dưới dạng phí và lệ phí, vận tải hàng không vừa là điều kiện để phát triển các lĩnh vực còn lại vừa là đối tượng để các lĩnh vực này phục vụ. 1.1.2. Phát triển Hàng không dân dụng: Theo từ điển Tiếng Việt, phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá 10 trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức (cấp độ) cao hơn. Phát triển ngành hàng không dân dụng là động thái biến đổi về số lượng, chất lượng… đến một loạt các cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đào tạo và các hoạt động nâng cao năng lực liên quan đến lĩnh vực hàng không dân dụng. Mục tiêu cuối cùng của những nỗ lực này là hiện thực hóa một nền tảng vận tải hàng không an toàn và hiệu quả ở một quốc gia nhất định có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia và phù hợp với các Tiêu chuẩn và khuyến nghị thông lệ (SARP) của ICAO và các Mục tiêu Chiến lược cho mạng lưới vận tải hàng không toàn cầu. Quan điểm phát triển ngành hàng không dân dụng gồm: - Phát triển bền vững và đồng bộ ngành hàng không dân dụng nhằm đảm bảo an ninh- an toàn hàng không gắn với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền; đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh, chất lượng dịch vụ ngang tầm khu vực và quốc tế, tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; - Phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, hệ thống cảng hàng không và hệ thống quản lý đảm bảo hoạt động bay tiên tiến, hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường hàng không Việt Nam. - Phát triển vận tải đa phương thức và các trung tâm dịch vụ logistic tại các CHK có nhu cầu vận tải hàng hóa lớn đặc biệt là các cảng hàng không cửa ngõ quốc tế; - Huy động tối đa mọi nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở hàng không; - Phát triển thị trường vận tải hàng không gắn liền với thị trường vận tải hàng không trong khu vực và vận tải hàng không trên toàn thế giới, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đằng giữa các hãng hàng không; - Đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình tự do hóa vận tải hàng không trên cơ sở song phương, đa phương, chủ động hội nhập; 11 - Phát triển đội tàu bay hiện đại với cơ cấu hợp lý, phù hợp với quy hoạch, dự báo phát triển thị trường, kế hoạch phát triển mạng đường bay, năng lực của hãng hàng không và kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng hàng không; - Phát triển công nghiệp hàng không gắn liền với sự phát triển kỹ thuật công nghệ hàng không tiên tiến của thế giới đáp ứng nhu cầu phát triển của thế giới. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực nghiên cứu, ứng dụng chuyên ngành hàng không góp phần phát triển nền công nghiệp quốc gia; - Tăng cường và nâng cao công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không phù hợp với tiêu chuẩn hàng không quốc tế. Từ những quan điểm về hàng không, hàng không dân dụng, phát triển ngành hàng không dân dụng là tổng thể những quyết định, quy định, quan điểm, thái độ của Đảng và Nhà nước với mục tiêu, các giải pháp, công cụ để phát triển nhằm xây dựng phát triển ngành hàng không dân dụng đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, thúc đẩy phát triển ngành hang fkhông nói riêng và nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung. 1.2. Nội dung chính sách phát triển Hàng không dân dụng Các nhà chức trách hàng không tham vấn cho chính phủ của quốc gia mình tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp các cảng hàng không sân bay (CHKSB), các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng hàng không dân dụng để bảo đảm giao thông vận tải bằng đường hàng không phát triển an toàn, hiệu quả và đồng bộ tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực hàng không dân dụng, đồng thời cũng tạo điều kiện để các hãng hàng không tư nhân cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không, khai thác đường bay mới, khuyến khích việc nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và đào tạo nguồn nhân lực để phát triển hoạt động hàng không dân dụng. Các hoạt động quản lý trong ngành hàng không dân dụng được thực hiện một cách chặt chẽ, kiểm soát năng lực, kế hoạch hoạt động khai thác vận chuyển của các hãng hàng không nhằm bảo đảm quyền kinh doanh và nâng cao sức cạnh 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan