Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ trên địa bàn thành phố tam ...

Tài liệu Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ trên địa bàn thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam .

.PDF
95
156
75

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ KIM HUỆ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ KIM HUỆ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH NHƯ HOÀI HÀ NỘI - 2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến Học viện Khoa học xã hội, các khoa, phòng, đơn vị của Học viện, Cơ sở Học viện Khoa học xã hội tại Đà Nẵng, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi về chuyên môn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ Chính sách công với đề tài “Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam”, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn khoa học của TS. Đinh Như Hoài, Viện KHXH vùng Trung Bộ. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Tổ chức Thành ủy Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện để tôi có thể tham gia khóa học và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn đồng nghiệp tại các phòng, ban, đơn vị có liên quan của Thành phố Tam Kỳ đã cung cấp số liệu, tạo điều kiện cho tôi điều tra, khảo sát để có dữ liệu hoàn thành luận văn. Tôi đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, kính mong nhận được sự đóng góp, chia sẻ từ quý thầy, cô và đồng nghiệp quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Thị Kim Huệ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Chính sách công về “Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Học viên Nguyễn Thị Kim Huệ MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NỮ .............................................................................................. 8 1.1. Một số khái niệm .................................................................................................... 8 1.2. Lý luận chung về chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ ......................... 12 1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ ................................................................................................................................... 15 1.4. Kinh nghiệm từ thực trạng của một số địa phương về chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ .......................................................................................................... 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM ................................................................................................ 26 2.1. Giới thiệu khái quát về thành phố Tam Kỳ ........................................................ 26 2.2. Thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ tại thành phố Tam Kỳ ......................................................................................................................... 28 2.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ ở thành phố Tam Kỳ ......................................................................................................................... 32 2.4. Đánh giá chung về kết quả thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ tại thành phố Tam Kỳ............................................................................................. 45 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM TRONG THỜI GIAN ĐẾN ........................ 53 3.1. Quan điểm và định hướng.................................................................................... 53 3.2. Nhiệm vụ hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ của thành phố Tam Kỳ ....................................................................................................... 54 3.3. Giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ của thành phố Tam Kỳ ....................................................................................................... 55 3.4. Một số kiến nghị, đề xuất ..................................................................................... 61 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nghĩa đầy đủ Từ viết tắt BBT Ban Bí thư BCT Bộ Chính trị BCH Ban Chấp hành BTV Ban Thường vụ BT Bí thư CB Cán bộ CC Công chức LHPN Liên hiệp phụ nữ PCT Phó chủ tịch TUV Thành ủy viên UBND VC Uỷ ban nhân dân Viên chức DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng Trang 2.1 Kết quả thu hút, tuyển dụng của thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2010-2019 32 2.2 Kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp thành phố nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 35 2.3 Kết quả quy hoạch CB lãnh đạo, quản lý cấp xã. phường nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 36 2.4 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức nữ giai đoạn 2010-2019 37 2.5 Kết quả luân chuyển cán bộ, công chức nữ giai đoạn 2010-2019 40 2.6 Kết quả bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ, công chức nữ giai đoạn 2010-2019 42 2.7 Kết quả khảo sát, đánh giá thực hiện chính sách phát triển CB, CC nữ trên địa bàn thành phố Tam Kỳ giai đoạn 2010-2019 47 hiệu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [52, tr.269], “muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”[53, tr.240]. Quán triệt quan điểm của Người, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo công tác cán bộ, đã dày công xây dựng, đào tạo được đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm khoảng 50% dân số và 50% lực lượng lao động xã hội, phụ nữ đã và đang tích cực tham gia vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động, có những đóng góp to lớn trong công cuộc phát triển đất nước. Vì vậy, xây dựng và phát triển đội ngữ cán bộ nữ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và đề cao vai trò của cán bộ, công chức nữ trong công tác cán bộ. Nhiều chủ trương của đảng và chính sách của nhà nước đã thể hiện rõ nhận thức và quan điểm về cán bộ, công chức nữ. Hiệu quả từ những chủ trương, chính sách của Đảng đã tác động tích cực đến công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ, công chức nữ nói riêng. Cán bộ, công chức nữ ngày càng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Hầu hết các cơ quan, đơn vị, lĩnh vực ngành nghề nào cũng đều có cán bộ, công chức nữ tham gia. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác CB, CC nữ vẫn gặp phải nhiều rào cản, bất cập, ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ và vị trí của CB, CC nữ tham gia công tác ở các cơ quan, đơn vị và địa phương. Nhiều địa phương, các cấp, các ngành chưa thật sự quan tâm đến công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử đối với nữ. Tỉ lệ cán bộ, công chức nữ được bầu cử vào hội đồng nhân dân các cấp, vào các cấp ủy đảng so với quy định còn thấp. Tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở 1 các cơ quan, ban, ngành… vẫn chưa đạt yêu cầu. Riêng cán bộ nữ giữ các chức danh chủ chốt còn rất hạn chế. Trong những năm qua, thực hiện công tác phát triển đội ngũ CB,CC nữ cấp thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ cán bộ, công chức nữ trong các cơ quan hành chính, cán bộ nữ tham gia cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, HĐND, được bầu cử, bổ nhiệm giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan, đơn vị ngày càng tăng. Tuy vậy, theo Chỉ thị số 21-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới, Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị và Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu về công tác cán bộ nữ của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam còn chưa đạt yêu cầu. Việc thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức nữ còn nhiều hạn chế, bất cập. Chưa có chính sách đãi ngộ, đặc thù riêng đối với cán bộ, công chức nữ. Đề tài cán bộ, công tác cán bộ nói chung và thực hiện chính sách phát triển CB, CC nữ nói riêng đã được nhiều nhà quản lý, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách quan tâm nghiên cứu dưới nhiều chiều cạnh, nhãn quan khác nhau. Tuy nhiên, về thực hiện chính sách phát triển đội ngũ CB, CC nữ cấp thành phố Tam Kỳ thì chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu. Học viên là cán bộ nữ công tác trong ngành tổ chức xây dựng Đảng của thành phố Tam Kỳ qua thực tiễn công tác và lĩnh hội các kiến thức ngành Chính sách công tại Học viện Khoa học xã hội. Chính tầm quan trọng, ý nghĩa về lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, ngành Chính sách công. 2 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề cán bộ, công tác cán bộ nói chung và thực hiện chính sách phát triển CB, CC nữ nói riêng luôn là mối quan tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu khoa học. Có nhiều công trình nghiên cứu của rất nhiều tác giả đã được công bố liên quan đến vấn đề này dưới các góc độ khác nhau: Võ Thị Mai (2003), “Vai trò của nữ CB quản lý nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và (1997) “Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý”, đã đánh giá thực trạng của việc nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, nêu hướng phát triển của cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ. Đồng thời đã đưa ra các giải pháp để xây dựng và phát triển đội ngũ CB, CC nữ trong thời gian tới. Trong nghiên cứu 10 năm sau của Võ Thị Mai (2013), “Vấn đề sử dụng nhân tài là CB nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị”, tiếp tục phân tích, luận giải về các vấn đề sử dụng phụ nữ có năng lực vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị. Nguyễn Thị Kỳ (2003) trong luận văn thạc sĩ “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện công tác CB nữ từ năm 1986 đến năm 2001”, đã thống kê số liệu về hoạt động của Đảng, các bộ, ngành trong việc tạo điều kiện, khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia lãnh đạo chính trị của phụ nữ. Tác giả đã phân tích kỹ những vấn đề liên quan đến thể chế chính trị. PGS.TS Đỗ Thị Thạch (2013), “Tăng cường tham gia của phụ nữ vào lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” in trong Tạp chí cộng sản, Trung ương Đảng Công sản Việt Nam đã phân tích kỹ về vai trò, sự đóng góp, điểm mạnh và điểm yếu của phụ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý. Nguyễn Đức Hạt (2009), “Nâng cao năng lực lãnh đạo của CB nữ trong HTCT”, nghiên cứu này trên cơ sở lý luận về các vấn đề có liên quan đến cán bộ nữ, thực tế về vị thế của CB, CC nữ trong bộ máy nhà nước tại Việt Nam, đã khái quát các yếu tố tác động đến vấn đề trên. Qua đó, công 3 trình nghiên cứu đã đề cập cụ thể, chỉ ra các giải pháp để tập trung vào việc nâng cao vị thế, năng lực của đội ngũ CB, CC nữ trong xây dựng và phát triển đất nước ở giai đoạn mới. Trong các công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương (2009) trong bài viết “Một số yếu tố tác động đến tỷ lệ nữ trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XII” và Phạm Thu Hiền (2011), Những rào cản đối với phụ nữ khi tham gia ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân” đã trình bày đồng thời làm rõ các vấn đề làm ảnh hưởng đến số lượng nữ phân tích những yếu tố làm chi phối, ảnh hưởng, tác động đến tỷ lệ nữ tham gia Hội đồng nhân dân, Quốc hội. Bên cạnh đó, cũng đã đưa ra các giải pháp giúp tăng tỉ lệ CB, CC nữ trong HĐND các cấp và Quốc hội. Những công trình trên đều là những nghiên cứu có giá trị, ý nghĩa lý luận và thực tiễn liên quan tới công tác cán bộ nữ. Đây là nguồn tư liệu tham khảo rất quý, là cơ sở kế thừa cho những nghiên cứu đề tài mà luận văn thực hiện. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu ở phạm vi vĩ mô, ít có công trình nghiên cứu chuyên sâu về thực tế công tác cán bộ, công chức nữ ở các cấp huyện, thị thuộc tỉnh. Hiện nay, ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam chưa có đề tài nghiên cứu về thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ dưới góc độ tiếp cận của ngành chính sách công. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” sẽ kế thừa lý luận, kinh nghiệm để phân tích thực trạng thực hiện phát triển công tác cán bộ, công chức nữ và đưa ra giải pháp ở địa phương cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về công tác cán bộ nói chung, chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ nói riêng. Luận văn phân tích thực trạng thực hiện và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và vận dụng có hiệu quả chính sách phát 4 triển CB, CC nữ trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn có nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chính sách phát triển đội ngũ CB nói chung, chính sách phát triển đối với đội ngũ CB, CC nữ nói riêng. - Đánh giá thực trạng thực thực hiện chính sách phát triển CB, CC nữ trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, qua đó chỉ ra những mặt mạnh và hạn chế cần khắc phục để đáp ứng yêu cầu hiện nay. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu và kiến nghị thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển CB, CC nữ trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển CB, CC nữ ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách phát triển CB, CC nữ của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (trừ viên chức sự nghiệp Giáo dục- Đào tạo và Y tế của thành phố) trong công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ, giới thiệu cán bộ ứng cử. - Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách CB, CC nữ khoảng thời gian từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2019; đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển CB, CC nữ giai đoạn 2019 - 2025 và những năm tiếp theo ở thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn được hoàn thành dựa trên hệ thống quan điểm triết học của 5 Chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về việc thực hiện chính sách phát triển CB, chính sách phát triển CB, CC nữ hiện nay. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, cụ thể như: Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Luận văn phân tích, tham khảo, kế thừa các nguồn tài liệu sẵn có liên quan đế vấn đề nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu, nghị quyết, chỉ thị, nghị định, quy định, quyết định, quy chế của Đảng và Nhà nước về công tác CB và CB, CC nữ. Các văn bản thống kê, báo cáo liên quan đến việc thực hiện chính sách phát triển CB, CC nữ cấp thành phố Tam kỳ, tỉnh Quảng Nam. Phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ, công chức đang công tác tại đơn vị trong phạm vi xác định của đề tài. Phương pháp điều tra xã hội học: Luận văn sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi với các thông tin định lượng liên quan tới công tác phát triển cán bộ nữ và các vấn đề đặt ra tại thành phố Tam Kỳ. Mẫu được lựa chọn trên các biến độc lập về tuổi, giới, vị trí công tác, ngạch công chức tại trong phạm vi mà luận văn nghiên cứu. Tổng số mẫu điều tra gồm 68 phiếu, được thực hiện trong tháng 6 năm 2019. Phương pháp chuyên gia: Luận văn lấy ý kiến của các Lãnh đạo, quản lý công tác cán bộ, công chức ở thành phố Tam Kỳ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Hệ thống hóa lý thuyết, từ lý luận dưới góc độ chính sách công về chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ, đề ra nhiệm vụ và giải pháp để góp phần tăng hiệu quả trong thực hiện chính sách đối với CB, CC trong đó có CB, CC nữ. 6 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn - Làm rõ yêu cầu khách quan phải thực hiện chính sách phát triển CB, CC nữ trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay, từ đó đánh giá, rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm. - Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và vận dụng hiệu quả chính sách phát triển CB, CC nữ trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Hướng đến xây dựng được đội ngũ CB, CC nữ đảm bảo số lượng, cơ cấu và chất lượng như mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra; đồng thời phát huy vai trò của CB, CC nữ vào sự phát triển chung của thành phố. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng trong thực tế công việc hàng ngày của bản thân học viên và là cơ sở để tham mưu cho Ban Thường vụ Thành ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Tam Kỳ trong quá trình lãnh đạo, điều hành thực hiện chính sách cán bộ nói chung và chính sách phát triển CB, CC nữ nói riêng. - Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong thực hiện chính sách cán bộ đối với các huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ ở nước ta hiện nay. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Quan điểm, định hướng và các giải pháp thực hiện chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn tới. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NỮ 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Cán bộ, công chức Điều 4, “Luật cán bộ, công chức năm 2008” quy định về cán bộ, công chức: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. 8 Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Cán bộ xã, phường, thị trấn là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh 9 chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” [56, tr.2-3] 1.1.2. Cán bộ, công chức nữ Luận văn xác định khái niệm CB, CC nữ là CB, CC được quy định trong Điều 4, “Luật cán bộ, công chức năm 2008” có giới tính là nữ. 1.1.3. Chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ Chính sách phát triển CB,CC nữ được hiểu là các quyết định chính trị của Nhà nước về phát triển CB,CC nữ nhằm xây dựng đội ngũ CB, CC ngày càng phát triển, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng, vững cả về tư tưởng chính trị và chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và hội nhập. Các quyết định chính trị đó phải dựa trên các quan điểm, chủ trương của Đảng, đồng thời phải đề ra được các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm đạt được mục tiêu phát triển đội ngũ CB, CC nói chung và CB, CC nữ nói riêng. Chính sách phát triển CB, CC nữ là một bộ phận của chính sách cán bộ nói chung, thể hiện trong các văn bản của Đảng, Nhà nước, là một trong những công cụ quan trong để Nhà nước quản lý, sử dụng và phát triển đội ngũ CB, CC nữ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước; là cơ sở để định hướng mọi hoạt động các tổ chức, cá nhân có liên quan. Tóm lại, chính sách phát triển CB,CC nữ là các công việc có liên quan đến việc xây dựng và phát triển CB, CC nữ của các cơ quan có thẩm quyền với mục tiêu xây dựng được một đội ngũ CB, CC nữ đảm bảo về cơ cấu, số lượng, chất lượng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và phát triển trong điều kiện mới, tình hình mới. 10 1.1.4. Bình đẳng giới và chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới sớm quan tâm tới vấn đề bình đẳng giới. Bình đẳng giới là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. Bình đẳng giới đã được cụ thể hóa thành các quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật và trong các Công ước Quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đã đề cập tới bình đẳng giới tại Điều 9 “Đàn bà ngang quyền với đàn ông trên mọi phương diện”. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, người cũng đã từng căn dặn Đảng và Chính phủ ta phải giúp đỡ, bồi dưỡng để phụ nữ ngày càng phát triển trong mọi việc, trong đó có việc lãnh đạo và người cũng nhấn mạnh là bản thân của chính người phụ nữ cũng phải vươn lên, phải khẳng định mình, có như vậy mới có được quyền bình đẳng cho phụ nữ. Bình đẳng giới đã được quy định rõ trong Luật Bình đẳng giới năm 2006, Khoản 3, Điều 5 “ Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.”[55]. Đồng thời vấn đề bình đẳng giới còn được thực hiện thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 hay ban hành các chương trình hành động như: Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 – 2020, Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020... nhằm đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục, y tế và ngay chính trong gia đình. Luận văn xác định bình đẳng giới trong chính sách cán bộ là việc cán bộ, công chức cả nam và nữ trong hệ thống chính trị đều có vai trò, vị trí như nhau, được tạo mọi điều kiện và cơ hội ngang nhau, được thụ hưởng các 11 quyền lợi mà chủ trương của đảng, chính sách của nhà nước đề ra trong công tác cán bộ nói chung, trong đó có CB, CC nữ để phát triển. 1.2. Lý luận chung về chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ 1.2.1. Mục tiêu chính sách phát triển cán bộ, công chức nữ Việc xây dựng đội ngũ CB,CC nói chung và đội ngũ CB, CC nữ nói riêng có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Tại Đại hội XII của Đảng ta cũng đã tiếp tục đề cập đến vấn đề bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ được nâng cao trình độ cũng như đời sống để phát triển tài năng của mình. Chính sách phát triển CB,CC nữ bao gồm: tuyển dụng, thu hút, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển… và một số chế độ đãi ngộ khác. Một số nội dung chủ yếu trong chính sách phát triển CB, CC nữ: - Đổi mới việc tuyển dụng CB, CC nữ nhằm tuyển chọn và bố trí những người nữ có đủ đức, đủ tài, đảm bảo về trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. - Thực hiện tốt, coi quy hoạch cán bộ, đặc biệt là quy hoạch cán bộ nữ là khâu quan trọng, then chốt tạo sự chủ động trong công tác cán bộ nhằm tạo nguồn cán bộ nữ có đức, có tài, có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức, có triển vọng về khả năng lãnh đạo đưa vào quy hoạch. - Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng CB, CC nữ, có chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng đối với CB, CC nữ. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể và thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc để tạo nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài ở địa phương. - Thực hiện đảm bảo quy trình công tác cán bộ về điều động, luân 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan