Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách phát huy vai trò người cao tuổi từ thực tiễn phường long th...

Tài liệu Thực hiện chính sách phát huy vai trò người cao tuổi từ thực tiễn phường long thạnh mỹ, quận 9, thành phố hồ chí minh

.PDF
100
334
53

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỮU HOÀNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ NGƢỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN PHƢỜNG LONG THẠNH MỸ, QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỮU HOÀNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ NGƢỜI CAO TUỔI TỪ THỰC TIỄN PHƢỜNG LONG THẠNH MỸ, QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ MINH THI HÀ NỘI - 2019 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có vai trò rất lớn trong truyền đạt kiến thức, hỗ trợ thực hiện luận văn của quý thầy cô giảng dạy tại Học viện Khoa học xã hội cũng nhƣ sự động viên, khuyến khích, tạo điều kiện của lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, quý thầy, cô tại Học viện Khoa học xã hội đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, hoàn thành luận văn. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS. Trần Thị Minh Thi, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi thực hiện luận văn này với tất cả sự nhiệt tình và trách nhiệm. Bên cạnh đó, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp thông tin, hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Dù đã cố gắng nhƣng luận văn vẫn còn những hạn chế, sai sót nhất định. Vì vậy, bản thân rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành từ quý thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè để tiếp tục hoàn thiện. Trân trọng. Học viên Nguyễn Hữu Hoàng LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Thực hiện chính sách phát huy vai trò người cao tuổi từ thực tiễn phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi do PGS. TS. Trần Thị Minh Thị hƣớng dẫn. Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của công trình là khách quan. Các thông tin trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Hữu Hoàng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ NGƢỜI CAO TUỔI ......................................................................................... 20 1.1. Ngƣời cao tuổi .................................................................................................... 20 1.2. Vai trò ngƣời cao tuổi ........................................................................................ 21 1.3. Vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội ..................................... 22 1.4. Lý thuyết về thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội ........................................................................................................ 25 1.5. Yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên lĩnh vực kinh tế và xã hội ........................................................................... 38 1.6. Khung phân tích việc thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ..... 43 * Tiểu kết Chƣơng 1 .................................................................................................. 45 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ NGƢỜI CAO TUỔI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI PHƢỜNG LONG THẠNH MỸ, QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................. 46 2.1. Vị trí địa lí và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................. 46 2.2. Thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực kinh tế, xã hội ...................... 47 2.4. Mức độ tác động của các yếu tố đến quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại phƣờng Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh . 67 Tiểu kết Chƣơng 2 ..................................................................................................... 69 Chƣơng 3: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT HUY VAI TRÕ NGƢỜI CAO TUỔI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, XÃ HỘI TỪ THỰC TIỄN PHƢỜNG LONG THẠNH MỸ, QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................................... 70 3.1. Nhận định tình hình và quan điểm xây dựng hệ thống giải pháp thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ......................................................................... 70 3.2. Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ............................................................................................................ 72 3.3. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ......................................................................................... 76 * Tiểu kết Chƣơng 3 .................................................................................................. 82 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 83 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ........................ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 87 PHỤ LỤC THAM KHẢO ........................................................................................ 93 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT I Nội dung Trang Bảng biểu 1.1. Tiềm lực, thực lực của các nhóm chủ thể trong thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn phƣờng Long Thạnh Mỹ 42 2.1 Số lƣợng văn bản triển khai thực hiện chính sách giai đoạn 2014 2018 48 2.2 Hình thức phổ biến, tuyên truyền chính sách chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên địa bàn phƣờng 52 2.3 Vai trò của các chủ thể trong thực hiện chính sách chính 54 2.4 Hình thức kiểm tra trong thực hiện chính sách 58 II Biểu đồ 2.1 Hình thức biểu hiện của văn bản triển khai chính sách 48 2.2 Những yếu tố đƣợc điều chỉnh trong quá trình thực hiện chính sách 56 2.3 Mức độ tham gia cả các chủ thể trong đánh giá, tổng kết thực hiện chính sách 60 III Sơ đồ 1.1. Hƣớng tiếp cận về chu trình chính sách công, chu trình chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi 32 1.2 Hoạt động chủ yếu trong giai đoạn thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi 33 1.3 Quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi 41 1.4 Khung phân tích việc thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi 44 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nghiên cứu về nội dung phát huy vai trò ngƣời cao tuổi dựa trên nền tảng khoa học chính sách công vẫn đang là cách tiếp cận mới mẻ, cần thiết và có tính thời sự. Điều này đƣợc luận giải ở 04 phƣơng diện sau: Thứ nhất, thời kỳ “dân số già” ở Việt Nam đã chính thức diễn ra làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề lớn về kinh tế và xã hội mà ở đó đòi hỏi cần được xem xét, giải quyết dựa trên nền tảng khoa học chính sách công Báo cáo chính thức của Liên Hiệp quốc cho biết, thế giới hiện có 13% dân số là ngƣời cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) [72, tr.17]. Trong khí đó, tỉ lệ này ở Việt Nam năm 2017 chiếm 11% dân số, đƣa nƣớc ta chính thức bƣớc vào thời kỳ “già hóa dân số” [72, tr.22] và là quốc gia có thời gian “già hóa” ngắn, khoảng 20 năm (2017 2037) [40]. Ngoài ra, theo dự báo, đến năm 2038, ngƣời cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm khoảng 20% dân số và đến năm 2050, nƣớc ta sẽ trở thành quốc gia “siêu già” [2]. Điều này khiến Việt Nam đối mặt với nguy cơ “già trƣớc khi giàu” khi mà tổng sản phẩm trong nƣớc bình quân đầu ngƣời (GDP/ ngƣời) mới ở mức trung bình thấp (khoảng 1170 đô - la Mỹ/ngƣời) [40, tr.13]. Bối cảnh và dự báo này kéo theo, làm cho các thách thức về lao động, việc làm, quản trị nguồn nhân lực quốc gia, về các giải pháp hữu hiệu, kịp thời dành cho ngƣời cao tuổi thích ứng kịp với quá trình già hóa dân số,... trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Nhƣ vậy, hiện trạng này thúc đẩy mạnh mẽ và đặt ra nhiều kỳ vọng trong việc nghiên cứu, tìm ra cách thức giải quyết tổng thể nhằm thích ứng với thời kỳ già hóa dân số dựa trên nền tảng của khoa học chính sách công. Thứ hai, vai trò của người cao tuổi ngày càng được thể hiện rõ nét, tích cực ở tầng nhận thức và hành vi thực tế trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Tƣ duy của ngƣời cao tuổi về giá trị bản thân nay đã có nhiều bƣớc chuyển biến tích cực, phù hợp với khuynh hƣớng phát triển chung. Ngoài một bộ phận ngƣời cao tuổi vốn còn suy nghĩ theo kiểu “lão lai tài tận” (già là hết tài), “lão giả an chi” (an hƣởng tuổi già) thì càng có nhiều ngƣời cao tuổi muốn tiếp tục đóng góp cho xã hội trên các lĩnh vực khác nhau1. Điều này xuất phát chủ yếu từ nguyện vọng của chính bản thân ngƣời cao tuổi với mong muốn trở thành ngƣời “sống có trách nhiệm” nhƣ nghiên cứu của J. T. Arokiasamy, hoặc “đƣợc xã hội thừa nhận” nhƣ L. Shotton, đã đề cập. Ở Việt Nam, kết quả điều tra của Ủy ban quốc gia về ngƣời cao tuổi cho thấy 15,4% ngƣời cao tuổi tham gia cấp ủy địa phƣơng, 60,3% ngƣời cao tuổi tham gia các cuộc họp với cộng đồng nhằm xây dựng tổ chức Hội Ngƣời cao tuổi, 3,7% ngƣời cao tuổi đang tham gia quản lý cộng đồng, 28,9% ngƣời cao tuổi vẫn trực tiếp sản xuất, kinh doanh dịch vụ [46],... Theo một công trình nghiên cứu đƣợc công bố 1 Theo số liệu của các chuyên gia Liên Hợp quốc, hơn 40% ngƣời cao tuổi vẫn tham gia lao động, hơn 50% ngƣời từ 60 đến 64 tuổi đang làm việc, nhiều ngƣời chỉ dừng làm việc sau tuổi 74. 1 trên Chƣơng trình thời sự 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng ngày 31/11/2018, Việt Nam có khoảng 49% ngƣời cao tuổi từ 70 - 74 tuổi vẫn tích cực lao động, làm việc, trong khi con số này ở nhóm tuổi 50 là 65%; 7/10 đô thị có ngƣời cao tuổi đƣợc khảo sát ở các đô thị lớn đều bày tỏ nguyện vọng đƣợc tạo điều kiện để tiếp tục làm việc khi về hƣu. Rõ ràng, sự “sẵn sàng” của ngƣời cao tuổi nhằm tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò và lối sống tích cực trong các hoạt động kinh tế, xã hội dần đƣợc cải thiện rõ nét. Do đó, để hƣớng đến mục tiêu “già hóa thành công”, “già hóa chủ động”, việc hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các nội dung về phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở tầm chính sách công là cấp thiết hơn bao giờ hết. Thứ ba, chính sách và việc thực hiện chính sách phát huy vai trò người cao tuổi ở nước ta tuy gặt hái được một số thành tựu nhất định nhưng cần phải hoàn thiện hơn nữa trong bối cảnh mới Hơn 8 năm triển khai các nội dung lớn về chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi theo Luật Ngƣời cao tuổi năm 2009, quá trình này vẫn còn nhiều bất cập. Hầu hết các chính sách, quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi chƣa đƣợc coi trọng thực sự trong hệ thống chính sách quốc gia dành cho ngƣời cao tuổi; sự “hời hợt” của các nhà hoạch định, thực hiện chính sách khi vẫn cho rằng ngƣời cao tuổi là gánh nặng hơn là chủ thể đóng góp tích cực thông qua hoạt động kinh tế - xã hội; triết lí tăng cƣờng trợ cấp xã hội, chu cấp cho ngƣời cao tuổi vẫn còn rất phổ biến; chƣa giải quyết thỏa đáng, hài hòa giữa thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế bằng việc tận dụng “cơ hội dân số già” thông qua công cụ chính sách, can thiệp bởi khoa học chính sách công, thậm chí có sự kết nối lỏng lẻo, rời rạc giữa việc sử dụng các kết quả nghiên cứu, tham vấn trong quá trình hoạch định cũng nhƣ thực hiện chính sách này,... Thành phố Hồ Chí Minh hiện có gần 700 000 ngƣời cao tuổi, số lƣợng này ở phƣờng Long Thạnh Mỹ là hơn 2000 ngƣời. Nhiều năm qua, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể Thành phố nói chung và phƣờng nói riêng đã có nhiều nỗ lực, giải pháp sáng tạo nhằm thực hiện tốt chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi nhƣ triển khai tích cực Chƣơng trình hành động Quốc gia về ngƣời cao tuổi của Thành phố giai đoạn 2013 - 2020, cuộc vận động “Tuổi cao chí càng cao, nêu gƣơng sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, phong trào “Ngƣời cao tuổi làm kinh tế giỏi”... Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, thế mạnh và nguyện vọng của đông đảo ngƣời cao tuổi trong bối cảnh mới. Những tồn tại này là động lực để tiếp tục nghiên cứu về chủ đề này dựa trên nền tảng khoa học chính sách công trong thời gian tới. Bốn là, các công trình nghiên cứu về phát huy vai trò của người cao tuổi dựa trên nền tảng khoa học chính sách công, nhất là trong giai đoạn thực hiện chính sách vẫn còn khá khiêm tốn, là “mảnh đất trống” cho giới nghiên cứu về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay tiếp cận 2 Qua khảo nghiệm (có thể tham khảo Mục “2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài”), phần đa các nghiên cứu về ngƣời cao tuổi đều xoay quanh việc đƣa ra các giải pháp giúp ngƣời cao tuổi giải quyết các vấn đề về sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần, khuyến khích các tổ chức, xã hội tham gia chăm sóc, bảo trợ ngƣời cao tuổi,... ở nhiều ngành khoa học khác nhau mà bàn ít bàn về nội dung phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong đời sống xã hội, đặc biệt việc đánh giá quá trình thực hiện chính sách này dựa trên tri thức khoa học chính sách công vẫn còn rất thiếu vắng. Điều này thức tỉnh giới nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách về sự cần thiết phải định hình lại cấu trúc của hệ thống chính sách đối với ngƣời cao tuổi hiện nay sao cho các trụ cột chính sách (có trụ cột: chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi) đƣợc ƣu tiên hợp lí, cân bằng hơn; đồng thời, dẫn đến việc có thể “bỏ lỡ” một công cụ điều hành vĩ mô trong quản trị quốc gia - chính sách công, vốn đƣợc kỳ vọng là giải pháp hữu hiệu cùng với một số ngành khoa học khác góp phần hóa giải thành công các thách thức trong phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở Việt Nam. Từ cách lập luận nhƣ vậy, luận văn “Thực hiện chính sách phát huy vai trò người cao tuổi từ thực tiễn phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh” đảm bảo tính cấp thiết để tiến hành nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn đã dày công nghiên cứu, đánh giá một số công trình trong và ngoài nƣớc có nội dung khá gần gũi với hƣớng tiếp cận của đề tài, thông qua các nhóm vấn đề nhƣ sau: 2.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài 2.1.1. Nhóm nghiên cứu về người cao tuổi và vấn đề già hóa dân số Ngƣời cao tuổi là lực lƣợng yếu thế trong xã hội, luôn cần sự quan tâm đặc biệt bởi những rào cản mà họ đang phải đối diện từ quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Bài nghiên cứu Social problems and care of the elderly của J. T. Arokiasamy, trƣờng Đại học Malaya, Kuala Lumpu trên Tạp chí Medical Journal of Malaysia đã bàn luận về chủ đề này [71, tr.231-237]. Là một chuyên gia y tế, Arokiasamy đã phân tích khá toàn diện bức tranh về tác động của các vấn đề kinh tế, xã hội đến công tác chăm sóc ngƣời cao tuổi tại Maylaisia. Đó là các thách thức về mặt xã hội, kinh tế đối với ngƣời cao tuổi nhƣ việc ngƣời cao tuổi thiếu kỹ năng xã hội, kỹ năng chăm sóc bản thân và ít tham gia hoạt động xã hội, hay đó là sự “ám ảnh” bởi nghèo đói, nợ nần, mức thu nhập thấp hay tài chính hạn hẹp,... Tất cả tạo ra thách thức không nhỏ đối với việc chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tật của ngƣời cao tuổi tại quốc gia này. Trong số các giải pháp mà Arokiasamy đƣa ra nhƣ cần có sự quan tâm của cộng đồng (Commmunity Care), hỗ trợ từ gia đình (Family Support) hay quan tâm về giáo dục (Education), hệ thống chăm sóc sức khỏe (Health Care),... vẫn chƣa thực sự chú trọng đến các giải pháp mang tính khuyến khích, thúc đẩy tính tự giác, vai trò của ngƣời cao tuổi để họ có thể tự giải quyết các vấn của mình, nhất là với các thách thức về kinh tế. 3 Ở góc độ hẹp hơn, bài viết The impact of aging on the scale of migration của nhà nghiên cứu Anzelika Zaiceva thuộc Đại học Modena and Reggio Emilia, Italia và tổ chức IZA, Đức ấn hành năm 2014 đã đề cập đến một vấn đề khác mà ngƣời cao tuổi đang phải đối mặt - quá trình di dân, thay đổi nơi sống trong giai đoạn già hóa [49]. Bài viết cho rằng ngƣời cao tuổi di cƣ ít hơn so với ngƣời trẻ nhƣng họ lại chịu ảnh hƣởng nặng nề từ xu hƣớng di chuyển, thay đổi nơi sống. Qua nghiên cứu thực tiễn một số quốc gia nhƣ Öc, Đức, Hoa Kỳ và Trung Quốc, Anzelika Zaiceva nhận định: Trong các gia đình, quá trình di dân của ngƣời trẻ đã bỏ lại ngƣời cao tuổi phía sau và vô tình để họ đối diện với các thách thức không nhỏ về tài chính và khả năng chăm sóc sức khỏe. Điều này tạo ra gánh nặng cho các nhà chức trách trong việc xây dựng khuôn khổ chính sách về di cƣ, quyền công dân, hay chính sách về sức khỏe và nghỉ hƣu trong tƣơng lai. Truyền thống Việt Nam có câu “trẻ cậy cha, già cậy con” và trong bài viết này, sự rời bỏ, tha hƣơng vì sinh kế của ngƣời trẻ đã tạo ra các khó khăn nhất định cho bản thân ngƣời cao tuổi, nhất là ngƣời cao tuổi ở vùng nông thôn. Vì lẽ đó, quá trình thực hiện chính sách về ngƣời cao tuổi nói chung cần quan tâm hơn đến việc khơi dậy giá trị, sức mạnh cá nhân vốn còn tiềm tàng trong mỗi ngƣời cao tuổi để có thể hóa giải một phần thách thức này. 2.1.2. Nhóm nghiên cứu về vai trò người cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội Bƣớc vào giai đoạn tuổi già, việc ngƣời cao tuổi vẫn chủ động, có ý thức tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội là sự phản ánh tích cực của chủ thể này trong xã hội hiện đại. Bài viết Intergation and participation of older person in society của Ủy ban Kinh tế Châu Âu công bố năm 2009 đã đề cập đến chủ đề nhƣ vậy [56]. Bài báo cáo tóm tắt đã nhấn mạnh chức năng hòa nhập của ngƣời cao tuổi đƣợc thể hiện trên 03 phƣơng diện chính yếu sau: (i). social (xã hội), (ii). polictical (chính trị), (iii). economic (kinh tế). Đặc biệt, báo cáo đã cung cấp chỉ dẫn khá cụ thể về vai trò của ngƣời cao tuổi ở 03 phƣơng diện này. Chẳng hạn, ở phƣơng diện hòa nhập xã hội, điển hình là tham gia hoạt động tình nguyện của cộng đồng, sử dụng trí tuệ, kinh nghiệm chỉ dẫn cho thế hệ trẻ; ở phƣơng diện chính trị là sự tham gia vào các cơ quan dân cử, tƣ vấn xây dựng chính sách, các hoạt động quản lý của cơ quan nhà nƣớc, chính quyền cơ sở hay đại diện cho lợi ích của lớp ngƣời cao tuổi, trong khi đó, ở phƣơng diện kinh tế tiêu biểu nhất là việc ngƣời cao tuổi chủ động tham gia thị trƣờng lao động. Với cách đặt vấn đề gần gũi về vai trò ngƣời cao tuổi từ chính suy nghĩ, quan điểm của đối tƣợng này hơn là từ các chủ thể khác, bài báo cáo The roles of elderly people from their own perspective của Maryam Ravanipour và Fatemeh Hajinejad, trƣờng Đại học Y Bushehr, Iran tiếp tục bổ sung nhận thức mới về chủ đề này. Maryam và Fatemeh đã điểm lại vai trò của ngƣời cao tuổi trong quá khứ nhƣ có vị thế xã hội rất quan trọng, là nguồn lực xã hội, gìn giữ truyền thống,... [62]. Ngoài ra, còn cho biết, bản thân ngƣời cao tuổi cảm thấy hài lòng về vị trí, vai trò của họ trong cuộc sống, hoạt động hằng ngày. Các vai trò ấy biểu hiện ở các mặt nhƣ vai trò biểu tƣợng (referral role) - sử dụng trí tuệ và kinh nghiệm để giúp đỡ mọi ngƣời 4 giải quyết các vấn đề, là ngƣời lãnh đạo trong gia đình hay vai trò hỗ trợ (supportive role) - đƣa ra sự giúp đỡ cần thiết, ủng hộ, trợ giúp cho ngƣời cao tuổi khác, bạn bè, ngƣời thân nhƣ vai trò đem đến sự an toàn cho các thành viên, hỗ trợ tài chính cho gia đình. Dù cách phân chia vai trò ngƣời cao tuổi có khác biệt so với các một số công trình, song việc phác họa vai trò ngƣời cao tuổi thành 02 nhóm vấn đề đƣợc xây dựng dựa trên kết quả phỏng vấn, lấy ý kiến từ chính những ngƣời cao tuổi đã góp phần cung cấp tri thức thực tiễn về vai trò ngƣời cao tuổi, tiếp tục khẳng định vai trò to lớn của ngƣời cao tuổi trong các phƣơng diện của đời sống xã hội. Ở một bài viết khác, Older people make a huge contribution to society. Some communities and faith groups draw on this contribution in responding to the needs of all their members đƣợc đăng trên Birmingham Policy Commission (published online) vào tháng 2/2014, nhà nghiên cứu Sarah-Jane Fenton và Heather Draper, Đại học Birmingham, Vƣơng quốc Anh đã khẳng định một cách mạnh mẽ vai trò to lớn của ngƣời cao tuổi đối với cộng đồng cả trên phƣơng diện kinh tế và xã hội [68, tr.01-07]. Nhóm tác giả cho rằng xã hội đã mang đến cho ngƣời cao tuổi một cuộc sống ít cô độc, đƣợc chăm sóc toàn diện và an hƣởng tuổi già một cách tích cực, phục hồi những tổn thƣơng, di chấn của tuổi già một cách nhanh chóng. Ngƣợc lại, đối với xã hội, theo Sarah Jane Fenton và Heather Draper, ngƣời cao tuổi có vai trò rất quan trọng. Đó là đóng góp kinh tế thông qua thuế, chi tiêu, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giá trị của các hoạt động tình nguyện, giúp đỡ ngƣời khó khăn vùng lân cận sống tích cực hơn, theo dõi, giúp trẻ em đi học hay đảm bảo an ninh địa phƣơng, là trụ cột của các câu lạc bộ địa phƣơng, giải quyết thiếu hụt nguồn nhân lực quốc gia trong môt số ngành nghề nhƣ thủ công, kỹ thuật, chuyên môn cao,... Tựu chung, bài viết cho rằng, quan hệ giữa ngƣời cao tuổi và xã hội là “quan hệ lợi ích hai chiều” và ở đó, mỗi chiều điều có vai trò, giá trị đặc biệt của mình. Do đó, trong xây dựng chính sách về ngƣời cao tuổi hiện nay, việc chỉ nhìn nhận vai trò ngƣời cao tuổi ở thế bị động và quá đề cao vai trò của xã hội mà gạt bỏ giá trị của ngƣời cao tuổi đối với xã hội là sự thiếu sót “trầm trọng” trong tƣ duy và ở góc độ thực hiện chính sách dành cho đối tƣợng này. Cùng chủ đề về vai trò ngƣời cao tuổi, bài nghiên cứu Social roles and roles expections: Understanding older Adults’s support practices của nhóm tác giả Alina Krischkowsky, Manfred Tscheligi và Christiane Moser tại Center for HumanComputer Interaction thuộc Department of Computer Sciences, University of Salzburg, Austria (Áo) lại đề cập một cách khá sâu sắc vai trò ngƣời cao tuổi trong các hoạt động xã hội [48]. Sau hơn 03 năm dày công nghiên cứu, nhóm tác giả phát hiện, trong các mối quan hệ ở các phạm vi nhƣ trong gia đình, hàng xóm hay với bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời cao tuổi đều thể hiện các vai trò nhất định. Các vai trò này biểu hiện của mối quan hệ “cho” và “nhận” rất rõ ràng ngoài quan hệ mang tính “hỗ trợ” một chiều, bị động. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngƣời cao tuổi tham gia vào các quan hệ xã hội ở các cấp bậc lớn nhỏ khác nhau, cung cấp cho chúng những giá trị (đóng góp nhất định) và vì lẽ đó, họ sẽ nhận đƣợc sự hỗ trợ, ghi nhận, đánh giá của thành viên ở các mối quan hệ nhất định ấy. 5 Nếu nhƣ vai trò ngƣời cao tuổi đƣợc các công trình nghiên cứu nêu trên nhìn nhận chủ yếu ở 02 cấp độ là quy mô gia đình và xã hội thì bài luận Social Role Identities Among Older Adults in a Continuing Care Retirement Community [67, tr.559-579] của nhóm tác giả Phyllis Moen, Mary Ann Erickson và Donna Dempster-McClain thuộc Đại học Cornell, Mỹ [58, tr.231-237] lại tiếp cận và làm bật nổi vai trò ngƣời cao tuổi ngay trong chính cộng đồng của họ - cộng đồng ngƣời về hƣu. Nghiên cứu cho thấy, khi ngƣời cao tuổi chuyển từ môi trƣờng gia đình sang cộng đồng của ngƣời hƣu trí thì vai trò của họ cũng có sự thay đổi thích ứng. Đó là việc chuyển từ vai trò mang tính riêng tƣ nhƣ sắm vai là phụ huynh sang vai trò là tình nguyện viên, hội viên, bạn bè trong cộng đồng mới. Ngoài ra, ấn phẩm còn cung cấp nhiều lý thuyết nghiên cứu về việc nhận diện “vai trò xã hội” dƣới góc độ của ngƣời cao tuổi của nhiều học giả làm tiền đề cho việc nghiên cứu, đánh giá chủ đề mà ấn phẩm đang đề cập nhƣ của William James (1890), Linton (1936); Parsons (1951), Biddle (1986), Stryker (1980); Turner (1978); Stryker (1980:60); Deaux (1993); Ogilvie (1987); (Giele and Elder (1998); Moen and Fields (1998); O’Rand (1996),... Với quy mô một luận văn, nội dung của ấn phẩm tiếp tục làm hoàn thiện hơn nhận thức về vai trò xã hội của ngƣời cao tuổi dƣới góc nhìn mới của khoa học chính sách công. Đi tìm những biểu hiện cụ thể về vai trò của ngƣời cao tuổi thông qua hoạt động xã hội, nghiên cứu The social roles of old people đƣợc đăng trên Tạp chí Journal of Gerontology của tác giả Ruth Albrecht đã tiếp tục lƣợng hóa vai trò ngƣời cao tuổi qua các chức năng xã hội chủ yếu [70, tr.138-145]. Đáng chú ý, đóng góp lớn của tác giả chính là đã thao tác hóa rõ ràng 06 lĩnh vực nhằm đánh giá vai trò xã hội của ngƣời cao tuổi gồm: A- Chức năng cha mẹ (Parental), B- Trách nhiệm với gia đình (Home responsibilities), C- Quan hệ họ hàng (Kinship interaction), D- Chức năng xã hội (Participation in Clubs and organizations), E - Chức năng là tín đồ tôn giáo (Church Activitives) và F - Chức năng là công dân (Civic and community activities). Có thể nói, kết quả nghiên cứu của Ruth Albrecht không chỉ góp phần hình thành, cung cấp luận cứ khoa học rõ ràng cho nghiên cứu của luận văn mà còn gián tiếp khẳng định việc nghiên cứu về vai trò chủ động của ngƣời cao tuổi trong mọi thời đại luôn là vấn đề có tính bức thiết. Thừa nhận vai trò tích cực của ngƣời cao tuổi trong đời sống xã hội, học giả L. Shotton, Đại học Tasmania, Hobart, Öc trong bài nghiên cứu The role of older people in our communities đƣợc đăng trên Tạp chí Nurs Ethics đã khẳng định: Vai trò của ngƣời cao tuổi ngày nay dễ bị quên lãng, ít đƣợc coi trọng và vì vậy, tác giả yêu cầu cần xây dựng lại cộng đồng, xã hội mà ở đó, các giá trị và vai trò của ngƣời cao tuổi phải đƣợc thừa nhận và khẳng định hơn nữa [60, tr.04-17]. Rõ ràng, nghiên cứu của Shotto tiếp tục khẳng định, ủng hộ về việc cần có nghiên cứu tổng thể về vai trò của ngƣời cao tuổi trên bình diện xã hội và qua đó gián tiếp cũng phản ánh tính thiếu “toàn diện” trong hệ thống các chính sách về ngƣời cao tuổi nói chung và ở Việt Nam nói riêng. 6 2.1.3. Nhóm nghiên cứu về chính sách phát huy vai trò người cao tuổi Trong bài phân tích tựa đề Commmnent on the paper: Ageing Policies in Asia and the Pacific by Alexandre Sidorenko đƣợc đăng trên Population Horizons, nhóm tác giả Silvia Stefanoni và Camilla Williamson đã giới thiệu một số quan niệm, cách tiếp cận về chiến lƣợc già hóa chủ động của nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng [69, tr.01-03]. Bài nghiên cứu cho rằng, để hƣớng đến xây dựng xã hội già hóa tích cực, các quốc gia cần xây dựng và thực thi hệ thống chính sách cho cụ ông, cụ bà có cơ hội tham gia và đóng góp nhiều hơn trong lĩnh vực xã hội, kinh tế, văn hóa, thúc đẩy vì xã hội phát triển theo hình mẫu mà chính phủ một số nƣớc nhƣ Bangladet, Thái Lan hay Philipine đã và đang thực hiện. Qua đây, bài nghiên cứu góp phần khẳng định tính cần thiết phải xây dựng và thực thi một cách có hiệu quả hệ thống chính sách thích ứng già hóa dân số, trong đó, chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi nhƣ cách tiếp cận của luận văn là phù hợp. Tiếp cận già hóa chủ động luôn là quan điểm mới mẻ, rất đƣợc nhiều quốc gia quan tâm. Bài nghiên cứu với chủ đề Active Ageing do Ủy ban Kinh tế Châu Âu công bố năm 2012 đã đặt ra nhiều vấn đề, khuyến nghị ở tầm chính sách rất thú vị, mới mẻ và có giá trị tham khảo cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam [57, tr.01-16]. Những vấn đề nhƣ “xây dựng thị trƣờng lao động dành cho ngƣời già” (labour market participation), “chính sách nghỉ hƣu linh hoạt” (flexible retirement), hay “thúc đẩy sự hòa nhập xã hội” của ngƣời cao tuổi (social inclusion) rất đáng đƣợc nghiên cứu, vận dụng linh hoạt trong quá trình thực thi chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở Việt Nam. Những kết quả này góp phần hình thành cơ sở lý luận và bổ sung thực tiễn có giá trị trong hình thành hệ thống giải pháp, đề xuất của luận văn. Ngoài ra, Báo cáo Report of the Study Group for Japan’s International Contribution to “Active Aging” do Bộ Sức khỏe, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản nghiên cứu, công bố năm 2014 đã cung cấp những kinh nghiệm quý về việc xây dựng khung chính sách quốc gia hoàn thiện, đủ mạnh để giải quyết các thách thức về già hóa dân số [65]. Bản báo cáo đã đƣa ra cái nhìn tổng thể về hệ thống đảm bảo xã hội và chính sách già hòa dân số của Nhật Bản trong sự so sánh với nhiều nƣớc ASEAN nhƣ Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Maylaysia. Đặc biệt, bản báo cáo đã khái quát khung chính sách ngƣời cao tuổi của Nhật Bản hiện nay với 05 trụ cột chính: (i). xây dựng hệ thống đảm bảo an sinh, an toàn xã hội; (ii). hệ thống chăm sóc sức khỏe, chống lại bệnh tật, (iii). hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình già hóa dân số, (iv). triển khai dịch vụ chăm sóc tại nhà và hệ thống chăm sóc dựa vào cộng đồng (v). khuyến khích sự tham gia xã hội của ngƣời cao tuổi. Từng trụ cột đƣợc gợi mở cụ thể với các nội dung chi tiết là gợi mở rất quan trọng, nhất là trụ cột số (v) liên quan trực tiếp đến đối tƣợng nghiên cứu của luận văn. Có thể thấy, để đảm bảo quá trình già hóa chủ động thành công luôn đòi hỏi hệ thống chính sách quốc gia cần đƣợc xây dựng, thực hiện có hiệu quả, có chú ý đến việc khơi dậy vai trò trên các lĩnh vực của ngƣời cao tuổi và ở Nhật Bản - quốc gia có tốc độ già hóa dân số bậc nhất trên thế giới cũng không ngoại lệ. 7 Cùng với chính sách quốc gia của Nhật Bản dành cho ngƣời cao tuổi đã bàn luận trên đây, thông qua việc tiếp ấn phẩm National Ageing Policy của Cộng hòa thống nhất Tanzania đã tiếp tục giúp luận văn có những hình dung cụ thể và thực tế hơn về chính sách cụ thể ở một số quốc gia dành cho đối tƣợng đặc biệt này - ngƣời cao tuổi [66]. Với tất cả 04 chƣơng (trừ phần giới thiệu), chính sách về ngƣời cao tuổi ở quốc gia châu Phi này đã giới thiệu khái quát về định hƣớng, mục tiêu, 15 trụ cột của hệ thống chính sách đối với ngƣời cao tuổi. Trong số này, nhiều chính sách đã khơi dậy vai trò, ý thức về vị thế xã hội của ngƣời cao tuổi trên các mặt của đời sống xã hội, về trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện chính sách quốc gia dành cho đối tƣợng này,... Đáng chú ý, Chính phủ Tazania đã xác định ngoài việc công nhận, cung cấp các dịch vụ cơ bản cho ngƣời cao tuổi thì mục tiêu tổng quát thứ hai chính là trao cơ hội để ngƣời cao tuổi tham gia một cách đầy đủ vào đời sống thƣờng nhật, xác định trách nhiệm xây dựng chƣơng trình quốc gia nhằm tạo ra nhiều cơ hội cho lực lƣợng này tham gia phát triển kinh tế, duy trì phong tục, truyền thống cho thế hệ trẻ,.... Dù là quốc gia Đông Phi, song tinh thần và nội dung trong chính sách quốc gia về ngƣời cao tuổi của nƣớc này cũng là khảo nghiệm thú vị, sự tham chiếu cần thiết trong nghiên cứu chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở nƣớc ta. Cùng bàn luận về chủ đề phát huy vai trò ngƣời cao tuổi dƣới góc nhìn chính sách, báo cáo Active Ageing in Malaysia của Bộ Phúc lợi xã hội Malaysia ấn hành vào năm 2013 tiếp vấn đề già hóa dân số chủ động thông qua nỗ lực xây dựng, thực thi hệ thống chính sách quốc gia [54]. Theo báo cáo, năm 2012, quốc gia này có 2.4 triệu ngƣời cao tuổi, chiếm 8.2% dân số cả nƣớc, dự kiến đến năm 2030 Malaysia sẽ có dân số già (15% dân số là ngƣời cao tuổi từ 60 tuổi trở lên). Do đó, để thích ứng với vấn đề này, Chính phủ Malaysia đã ban hành Chính sách quốc gia về ngƣời cao tuổi và Chƣơng trình hành động dành cho ngƣời cao tuổi từ ngày 05/01/2011. Hệ thống chính sách này chỉ tập trung 03 mục tiêu ƣu tiên vào việc “chăm sóc ngƣời cao tuổi”, đảm bảo “sức khỏe và dịch vụ ngăn ngừa bệnh tật”, “cải thiện chất lƣợng cuộc sống và xây dựng môi trƣờng sống an toàn và nhân văn”. Tuy vậy, bài báo cáo cũng đã chia sẻ kinh nghiệm hữu ích về cách thức triển khai thực hiện chƣơng trình quốc gia về ngƣời cao tuổi của Malaysia nhƣ về xây dựng các tiểu ban, phân công các bộ, ngành, xác định lộ trình thực hiện, cách thức đánh giá kết quả thực hiện chƣơng trình quốc gia,... Thiết nghĩ, đối với mục tiêu và lĩnh vực luận văn nghiên cứu, báo cáo này thực sự hữu ích. Ở góc nhìn hẹp và cụ thể hơn, công trình The role of families in an agening Australia của Viện nghiên cứu gia đình thuộc Bộ Gia đình và Dịch vụ cộng đồng Chính phủ Öc công bố năm 2003 khẳng định để hóa giải thách thức về kinh tế mà quốc gia này đang đối mặt cần thiết phải khơi dậy vai trò ngƣời cao tuổi [50, tr.4653]. Công trình cho rằng bản thân Öc cũng đang đƣơng đầu với vấn đề dân số già thì ngoài hàng loạt các chính sách liên quan đến củng cố, thúc đẩy vai trò của thiết chế gia đình thì Chính phủ nƣớc này cần có hệ thống chính sách đủ mạnh nhằm khơi dậy vai trò, tính tích cực của ngƣời cao tuổi trên các mặt của đời sống xã hội thay vì để họ bị “cô lập xã hội” và “cô đơn”. Nghiên cứu nhấn mạnh, phần đa ngƣời 8 cao tuổi của quốc gia này đều sống tích cực, chủ động, rất bận rộn. Do vậy, đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy, huy động vai trò của họ cho xã hội vào các hoạt động cộng đồng, lĩnh vực phi lợi nhuận, lĩnh vực sử dụng nhiều kiến thức, kỹ năng, trí tuệ (giáo dục đào tạo) hoặc các hoạt động tình nguyện cũng nhƣ các hoạt động kết nối thế hệ, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng sống (cố vấn thanh niên),... Dù chủ yếu chỉ mới đề cập đến chính sách thúc đẩy vai trò ngƣời cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế dựa vào vai trò trụ cột là gia đình nhƣng bài viết đã giúp luận văn hình thành bƣớc đầu về khung khái niệm và củng cố một số nội dung nghiên cứu của mình. Có thể thấy, thực hiện hiệu quả chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi là một trong giải pháp hữu hiệu tiến đến mục tiêu già hóa chủ động ở nhiều quốc gia. Về phƣơng diện này, bài viết Successful Ageing in Singapore: Urban Implication in a High-density City đã chỉ ra lịch sử hình thành, phát triển và thành tựu nổi bật của đảo quốc Xingapo trong thực hiện mục tiêu “già hóa thành công” cho khu vực đô thị [55]. Bài nghiên cứu đã cung cấp tri thức hữu ích khi không những đã giới thiệu 03 giai đoạn của lịch sử hình thành, phát triển chính sách ngƣời cao tuổi của Xingapo từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay mà còn cả các trụ cột chủ yếu trong hệ thống chính sách quốc gia về ngƣời cao tuổi. Đặc biệt, 04 chính sách của chính phủ Xingapo xây dựng, triển khai thực hiện trong gần 40 năm qua nhằm hƣớng đến xây dựng “thành phố cao tuổi thân thiện” nhƣ chính sách nhà ở về già, xây dựng môi trƣờng đô thị tích cực cho ngƣời cao tuổi, hệ thống chăm sóc sức khỏe thuận tiện trong nội ô và mang đến cơ hội, khoảng không gian thúc đẩy cuộc sống tích cực, sung túc cho ngƣời cao tuổi,... là những chỉ dẫn, gợi ý chính sách có giá trị trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách đối với ngƣời cao tuổi nói chung và phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở đô thị đặc biệt nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước 2.2.1. Nhóm nghiên cứu về người cao tuổi và vấn đề già hóa dân số Trong một ấn phẩm của Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA), Báo cáo tóm tắt: Già hóa trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức [41] đã cung cấp những định hƣớng nghiên cứu khá mới mẻ cả trong tƣ duy và thực tế nhằm hóa giải về vấn đề già hóa dân số hiện nay. UNPFA cho rằng cần “xây dựng một cơ sở văn hóa mới về già hóa dựa trên quyền; thay đổi quan niệm và thái độ xã hội về già hóa và người cao tuổi, nhìn nhận người cao tuổi không phải từ góc độ những người cao tuổi nhận trợ cấp xã hội mà là những thành viên có đóng góp tích cực trong xã hội...., nhìn nhận người cao tuổi là những chủ thể tự chủ” [41, tr.10]. Quan điểm và định hƣớng chính sách về ngƣời cao tuổi nhƣ trên gián tiếp khẳng định hƣớng tiếp cận của luận văn - về quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi hiện nay là hoàn toàn có cơ sở, mới mẻ và hiện đại. Chăm sóc ngƣời cao tuổi là chủ đề trung tâm đƣợc hai tác giả là Trịnh Duy Luân và Trần Thị Minh Thi đúc kết ở quyển sách Chăm sóc người cao tuổi trong xã hội Việt Nam đang chuyển đổi: Những chiều cạnh chính sách và cấu trúc [25]. Đặt nhiệm vụ chăm sóc ngƣời cao tuổi trong bối cảnh mà Việt Nam đang có chuyển đổi 9 nhanh chóng về mọi mặt đời sống xã hội, hai tác giả Trịnh Duy Luân và Trần Thị Minh Thi chủ yếu tập trung làm rõ vai trò của các chủ thể nhƣ nhà nƣớc, gia đình, cộng đồng và thị trƣờng trong chăm sóc ngƣời cao tuổi hiện nay dƣới góc nhìn chính sách. Ngoài ra, hai tác giả còn đi sâu nghiên cứu cách thức giúp ngƣời cao tuổi có thể thích ứng và tiếp cận một cách dễ dàng với các chủ thể có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc họ ở khía cạnh cấu trúc xã hội. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu về đặc điểm của ngƣời cao tuổi nhƣ về nhân khẩu, sức khỏe, kinh tế - lao động - việc làm và nơi ở trong bối cảnh chuyển đổi giúp luận văn bổ sung, hoàn thiện về mặt nhận thức, củng cố luận chứng về sự tồn tại của chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong xã hội hiện đại cũng nhƣ đƣa ra giải pháp, khuyến nghị chính sách hợp lí hơn trên nền tảng khoa học. Bên cạnh đó, luận văn Bảo vệ, thúc đẩy quyền của người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam [31] của học viên Nguyễn Bích Ngọc đã đề cập một cách toàn diện việc bảo vệ, thúc đẩy quyền của ngƣời cao tuổi theo luật nhân quyền quốc tế; đồng thời, nhìn nhận vai trò ngƣời cao tuổi ở khía cạnh “quyền” công dân theo luật học. Trong đó, nội dung về “quyền việc làm” và “tham gia vào đời sống văn hóa, xã hội” của ngƣời cao tuổi trong luận văn đã đƣợc xem xét ở phƣơng diện pháp lý là căn cứ quan trọng trong xây dựng, đánh giá hiệu quả thực tế của quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi hiện nay. Tiếp cận ở một góc độ hẹp hơn về ngƣời cao tuổi, công trình Giới trí thức Thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề của trí thức xây dựng xã hội chủ nghĩa của tác giả Nguyễn Qƣới trên Tạp chí Xã hội học đã bàn luận đến vai trò đội ngũ trí thức, trong đó có ngƣời cao tuổi trí thức [35, tr.27-34]. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả nhấn mạnh, bên cạnh lớp trí thức nói chung thì trí thức “trung niên và lớn tuổi” có nhiều “gƣơng mặt tiêu biểu, xuất sắc”, có “trình độ lý thuyết giỏi”, là “chuyên gia giàu kinh nghiệm” và hiển nhiên có đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy tập trung bàn nhiều về thực trạng, những vấn đề đặt ra cùng với đề xuất, kiến nghị dành cho đội ngũ trí thức nói chung của Thành phố nhƣng việc khẳng định vai trò, vị trí và sứ mện mới của đội ngũ trí thức (trong đó có ngƣời cao tuổi) trong sự nghiệp chung từ những năm 80 90 của thế kỷ trƣớc đã gián tiếp khẳng định, chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi chƣa bao giờ là câu chuyện cũ, lỗi thời. Cùng tiếp cận về các vấn đề của ngƣời cao tuổi, Báo cáo “Già hóa dân số và người cao tuổi Việt Nam: Thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách” do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) ấn hành năm 2011 đã cung cấp những thông tin và phân tích kỹ lƣỡng, toàn diện về các vấn đề có liên quan đến già hóa dân số nƣớc ta [40]. Đó là quá trình già hóa dân số ở Việt Nam, những đặc trƣng nổi bất của quá trình này cũng nhƣ đƣa ra 04 gợi ý chính sách nhằm hƣớng đến “già hóa thành công” trong những năm tới ở nƣớc ta, hay việc giới thiệu “mô hình già hóa thành công”,... đã cung cấp cứ các liệu cùng những gợi mở hữu ích trong triển khai mục tiêu nghiên cứu luận văn. 10 2.2.2. Nhóm nghiên cứu về vai trò người cao tuổi trong lĩnh vực kinh tế và xã hội Ấn phẩm Thông tin tóm tắt: Già hóa dân số nhanh chóng ở Việt Nam: Thách thức và cơ hội do Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (UNFPA) thực hiện đã đƣa ra các cứ liệu có giá trị về đối tƣợng mà luận văn nghiên cứu [40]. Số liệu của ấn phẩm này cho thấy, ngƣời cao tuổi vẫn tiếp tục làm việc và làm việc trong các khu vực phi chính thức nhiều hơn so với giới trẻ. Năm 2014, Việt Nam có 36% ngƣời cao tuổi là nữ và 47% ngƣời cao tuổi là nam vẫn đang làm việc toàn thời gian, thậm chí “ngƣời cao tuổi còn đƣợc xem nhƣ “một nguồn lực với nhiều tri thức, kinh nghiệm giúp ích cho sự phát triển đất nƣớc”. Từ đó, UNFDP đề xuất 04 nhóm giải pháp, trong đó, quan trọng hàng đầu là tạo nhiều cơ hội cho ngƣời cao tuổi tham gia vào khu vực lao động chính thức. Dù chỉ tiếp cận ở góc độ kinh tế và lao động, song UNFPA đã cho thấy vai trò to lớn của ngƣời cao tuổi đối với lĩnh vực này. Ở góc độ khoa học, điều này thôi thúc việc nghiên cứu về chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi và nhất là xem xét về tính hiệu quả của quá trình thực hiện các chính sách này trên thực tế. Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu Luật Người cao tuổi: Thực tiễn triển khai sau 8 năm ba hành, Nguyễn Văn Đồng đã có đóng góp đáng kể khi mạnh dạn xem xét, đánh giá lại hiệu quả của hệ thống chính sách ngƣời cao tuổi từ khi có luật đến nay [17, tr.63-76]. Nhìn ở góc độ thực chứng, bài viết đã chỉ ra đƣợc những kết quả nổi bật, toàn diện cùng với tồn tại, vƣớng mắc còn gặp phải trong suốt quá trình hơn 8 năm thực hiện chính sách ngƣời cao tuổi ở các lĩnh vực, về vai trò của ngƣời cao tuổi trong đời sống; khả năng tiếp cận của ngƣời ngƣời cao tuổi về chính sách liên quan đến họ; hay vai trò xã hội trong tiến trình thực hiện chính sách ngƣời cao tuổi thời gian qua,... Ở phạm vi quốc gia, các số liệu về vai trò ngƣời cao tuổi nhƣ tham gia lao động, sản xuất kinh doanh (hơn 2,5 triệu ngƣời cao tuổi), hơn 95 nghìn ngƣời cao tuổi làm chủ doanh nghiệp, trang trại, cơ sở sản xuất; 1,24 triệu ngƣời cao tuổi tham gia công tác đoàn thể, tham gia truyền nghề, truyền “lửa”; vai trò, vị thế ngƣời cao tuổi trong gia đình, xã hội ngày càng đƣợc nâng lên,... không chỉ là sự phản ánh chân thực hiện trạng quá trình thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở nƣớc ta trong gần một thập niên qua mà còn là bức tranh khái quát cho những biểu hiện phong phú, sinh động về vai trò của lực lƣợng này trong xã hội Việt Nam hiện đại. Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu Vấn đề người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay đƣợc công bố trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam năm 2014, tác giả Lê Văn Khảm đã bàn luận đến vai trò của ngƣời cao tuổi ở các lĩnh vực [24, tr.77-87]. Ngoài việc đề cập đến 03 nhóm thách thức của ngƣời cao tuổi, công trình đã nhấn mạnh đến vai trò, vị trí quan trọng, điển hình của lực lƣợng này trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,... và xem đây là một trong những đặc điểm cố hữu của ngƣời cao tuổi. Tuy chủ đề chƣa đƣợc đề cập ở góc độ khoa học chính sách nhƣng các kết luận của Lê Văn Khảm đã cung cấp những luận cứ, 11 cơ sở khoa học, thực tiễn cho việc củng cố quan điểm rằng đối với ngƣời cao tuổi, việc tiếp tục khơi dậy vai trò tích cực, hữu ích của đối tƣợng này là có cơ sở. 2.2.3. Nhóm nghiên cứu về chính sách phát huy vai trò người cao tuổi Bài nghiên cứu của tác giả Bùi Nghĩa và Nguyễn Hữu Hoàng với chủ đề: Chính sách phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam: Từ góc nhìn lịch sử và pháp lý đƣợc đăng trên Tạp chí Lao động và Xã hội có góc độ tiếp cận khá gần gũi với chủ đề mà luận văn đang nghiên cứu [30, tr.109-119]. Bằng việc tìm hiểu, phân tích các tƣ liệu, dữ kiện và hệ thống văn bản gắn với các chủ thể chính sách trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, các tác giả đã nhìn nhận, đánh giá một cách khá toàn diện, đa chiều về tiến tình hình thành, phát triển của chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi ở góc độ lịch sử, pháp lý. Kết quả nghiên cứu của công trình góp phần khẳng định sự tồn tại của chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trong hệ thống chính sách ngƣời cao tuổi xƣa nay ở Việt Nam, đồng thời, cung cấp những chỉ dẫn lý luận và thực tiễn phong phú, sinh động, đa chiều trong quá trình phân tích, đánh giá hiện trạng thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi gắn với địa bàn nghiên cứu cụ thể mà luận văn tiếp cận. Cũng là câu chuyện ngƣời cao tuổi, tuy nhiên, công trình nghiên cứu Chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi và tiến tới già hóa chủ động của Dƣơng Quốc Trọng, Bộ Y tế chủ yếu nhấn mạnh đến chính sách chăm lo, đảm bảo phúc lợi cho ngƣời cao tuổi nƣớc ta. Với kinh nghiệm trong quản lý của mình, tác giả Dƣơng Quốc Trọng đã điểm lại chính sách của Đảng, Nhà nƣớc qua các thời kỳ, để từ đó khẳng định: Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam luôn quan tâm, chăm sóc và phát huy vai trò của ngƣời cao tuổi, thành tựu, thách thức trong chăm sóc sức khỏe đối tƣợng này, tiến tới “già hóa chủ động”. Dù nhan đề bài viết đặt mục tiêu nghiên cứu, đánh giá về “phát huy vai trò ngƣời cao tuổi”, tuy nhiên, kết quả này chƣa thể hiện rõ trong toàn bộ bài viết mà thay vào đó, tác giả tập trung nghiên cứu, đánh giá chính sách chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi là chủ yếu. Tuy vậy, những đánh giá chính sách thông qua tiếp cận hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nƣớc của Dƣơng Quốc Trọng đã gợi mở cho học viên những tƣ liệu có tính tiền đề trong quá trình nghiên cứu. Cùng bàn về chính sách đối với ngƣời cao tuổi nhƣng Nguyễn Đình Tấn trong bài nghiên cứu Kiến nghị chính sách đối với người cao tuổi trí thức - Một số vấn đề cấp bách và thiết thực trên Tạp chí Nghiên cứu chính sách và Quản lý năm 2016 có giác độ tiếp cận hẹp - ngƣời cao tuổi trí thức [35, tr.9-12]. Với truyền thống là quốc gia trọng “xỉ”, thời gian qua, Đảng, Nhà nƣớc luôn quan tâm, dành nhiều sự chăm sóc cho ngƣời cao tuổi không chỉ về mặt sức khỏe mà còn ở khía cạnh khuyến khích, động viên, tạo điều kiện để họ tham gia vào hoạt động xã hội, góp phần bảo vệ Tổ quốc và bình yên cuộc sống. Những khuyến nghị ở tầm chính sách mà Nguyễn Đình Tấn đề xuất dành cho ngƣời cao tuổi trí thức là một chỉ dẫn rất quan trọng nhằm bổ sung hệ thống giải pháp thực hiện tốt chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên lĩnh vực kinh tế - xã hội ở địa bàn nghiên cứu cụ thể. 12 Tiếp cận chính sách phát huy ngƣời cao tuổi nói chung và thực hiện chính sách phát huy vai trò đội ngũ này dựa trên “quyền” và “nghĩa vụ” đƣợc hiến định, pháp định là cách tiếp cận khá mới mẻ ở nƣớc ta. Nghiên cứu Chính sách người cao tuổi: Tiếp cận từ quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam của Nguyễn Thị Mỹ Dung và Bùi Nghĩa đăng trên Tạp chí Bảo Hiểm xã hội Việt Nam cũng đề cập đến chủ đề nhƣ vậy [15]. Bài viết tiếp cận khía cạnh rất mới, khi cho rằng thúc đẩy việc hình thành, xây dựng và thực hiện chính sách ngƣời cao tuổi ở Việt Nam không chỉ từ yêu cầu nội tại của xã hội, của bản thân ngƣời cao tuổi mà sâu xa chính bởi đó là “quyền” của công dân trong hiến pháp đƣợc hiến định qua các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp 2013, là xuất phát từ những căn cứ pháp lý vững chắc, tức là các nội dung, định hƣớng, giải pháp chính sách đối với ngƣời cao tuổi dựa trên quyền đƣợc hiến định của ngƣời cao tuổi với tƣ cách là công dân của quốc gia, thành viên trong xã hội. Tìm kiếm hệ thống các giải pháp xây dựng xã hội Việt Nam tiến tới “già hóa tích cực” luôn là vấn đề lớn, đƣợc quan tâm bàn thảo ngay trong chính cơ quan lập pháp. Ấn phẩm Tài liệu tham khảo dành cho các địa biểu Quốc hội: Già hòa tích cực, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đầu tư cho thanh niên do Diễn đàn các Nghị sĩ châu Á về dân số và phát triển (AFPPD) ấn hành năm 2016 đã cung cấp tri thức hữu ích, mới mẻ về các giải pháp chính sách giải quyết các về vấn đề già hóa dân số thông qua khích lệ “sự tham gia” của ngƣời cao tuổi vào các hoạt động lao động và đời sống xã hội [1]. Bên cạnh đó, các mô hình, kinh nghiệm về giải quyết thách thức già hòa dân số nhƣ “trƣờng đại học cho giai đoạn thứ ba ở Trung Quốc”, sự tham gia “kinh tế của ngƣời cao tuổi” ở Bangladet, Ấn Độ; sự tham gia vào hoạt động gia đình và xã hội của ngƣời cao tuổi ở Campuchia, hay lĩnh vực chính trị ở Nepal,... đã cung cấp luận chứng có tính thực tiễn về hiệu quả thực hiện chính sách phát huy vai trò ngƣời cao tuổi trên thế giới và từ đấy, đã cung cấp chất liệu quý để luận văn xây dựng các khuyến nghị chính sách. 2.3. Nhận xét một số công trình nghiên cứu đã tiếp cận Qua việc tìm hiểu, tổng thuật một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, luận văn đƣa ra một vài nhận xét nhƣ sau: 2.3.1. Về mặt nội dung Nghiên cứu về ngƣời cao tuổi cũng nhƣ già hóa dân số không phải là vấn đề của hiện tại, của quá khứ mà còn cả ở tƣơng lai. Trong khi hầu hết các nghiên cứu về ngƣời cao tuổi chủ yếu đề cập đến 02 phƣơng diện chăm sóc sức khỏe và đảm bảo phúc lợi về vật chất, tinh thần cho đối tƣơng này thì số ít nghiên cứu lại tiếp cận vấn đề ngƣời cao tuổi ở khía cạnh tƣơng đối “ngược” - phát huy vai trò, khơi dậy vị thế của lực lƣợng này ở nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội qua lăng kính của nhiều ngành khoa học khác nhau. Nhìn chung, các nghiên cứu mà tác giả tiếp cận dù ở bình diện quốc tế nhƣ Liên Hiệp quốc, Liên minh châu Âu (EU) hay các quốc gia phát triển nhƣ Mỹ, Vƣơng quốc Anh, Öc hay các quốc gia châu Á nhƣ Nhật Bản, Iran, Malaysia, Singapore, 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan