Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách nhà ở từ thực tiễn thành phố đà nẵng...

Tài liệu Thực hiện chính sách nhà ở từ thực tiễn thành phố đà nẵng

.PDF
87
339
75

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC BÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN NGỌC BÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 8 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Bùi Nhật Quang HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Thực hiện chính sách nhà ở từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Nhật Quang. Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình. Tác giả luận văn Nguyễn Ngọc Bình MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI ............................ 10 1.1. Lý luận chung về chính sách công ........................................................... 10 1.2. Khung lý luận về chính sách phát triển nhà ở xã hội ............................... 18 1.3. Kinh nghiệm thực hiện chính sách nhà ở xã hội của một số nước .......... 29 Chương 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ....................................... 43 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng ................... 43 2.2. Thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Thành phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến nay ..................................................................................................... 46 2.3. Đánh giá thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội tại Đà Nẵng.............. 55 Chương 3. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THỜI GIAN TỚI .................... 65 3.1. Mục tiêu phát triển nhà ở thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ....................................................................................... 65 3.2. Phương hướng .......................................................................................... 66 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội tại thành phố Đà Nẵng.......................................................................... 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao) DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CBCCVC : Cán bộ, công chức, viên chức HĐND : Hội đồng nhân dân KNHC : Tổng Công ty xây dựng nhà ở Hàn Quốc UBND : Ủy ban nhân dân Trung tâm : Trung tâm quản lý và khai thác nhà Đà Nẵng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Nghị quyết Đại hội XII cũng chỉ rõ: Quản lý tốt sự phát triển xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; thực hiện tốt chính sách với người có công; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng cuộc sống của nhân dân; thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm, thu nhập [13; tr.76,78]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương khóa XI khẳng định: “Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển. Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ… Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và bảo đảm an sinh xã hội an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Ðảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội” [15; tr.90-91]. Đối với thành phố Đà Nẵng, Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đã xác định: Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của miền Trung. Trên cơ sở mục tiêu chung đó, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện chủ trương gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, chính sách an sinh xã hội, 1 quan tâm nhân tố con người và đã đạt được những kết quả tích cực. Nhằm giải quyết vấn đề an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân,những năm gần đây Đà Nẵng đã có nhiều chính sách đột phá. Đà Nẵng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ giải quyết khó khăn về nhu cầu nhà ở, hỗ trợ người dân, nhất là người có thu nhập thấp, đối tượng chính sách. Hiện Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng 187 khối nhà với gần 10.400 căn hộ, đồng thời còn có 2 dự án khác với 1.154 căn đang được gấp rút hoàn thành. Những dự án nhà ở xã hội từ nguồn ngân sách thành phố được mời bán rộng rãi, từ đó mở ra cơ hội cho người dân có nhà ở. Cùng với đó, thủ tục đăng ký mua nhà đơn giản, mức giá phù hợp với thị trường bất động sản nên dễ dàng tạo điều kiện cho nhiều đối tượng có nhu cầu về nhà ở tiếp cận. Thực hiện “Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ, thời gian gần đây Đà Nẵng đã đẩy mạnh triển khai chương trình phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hay còn được gọi là nhà ở xã hội. Kế hoạch đến năm 2020, Đà Nẵng sẽ xây dựng 187 khối nhà với khoảng 10.400 căn hộ từ nguồn vốn ngân sách, đến hết năm 2018 thành phố đã đưa trên 8.300 căn hộ vào sử dụng theo hình thức cho thuê và bán trả góp cho những đối tượng là cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và những người có thu nhập thấp sinh sống, làm việc lâu dài trên địa bàn thành phố. Qua khảo sát thực tế, nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tương đối lớn, khoảng 50% dân số đang sinh sống tại Đà Nẵng thuộc nhóm người có thu nhập trung bình - thấp, là công nhân, viên chức, những gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt... Đến thời điểm hiện tại Đà Nẵng đang xảy ra tình trạng người thu nhập thấp nói chung thiếu chỗ ở, bên cạnh những người thuộc diện ưu tiên của thành phố, thì cũng có nhóm người ở các tỉnh lân cận sống và làm việc tại Đà Nẵng có nhu cầu về nhà ở thu nhập thấp. 2 Việc khảo sát một cách khách quan thực trạng thực thi chính sách phát triển nhà ở xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra những luận cứ khoa học nhằm thực thi chính sách nhà ở xã hội một cách có hiệu quả hơn là rất cần thiết. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Thực hiện chính sách phát triển nhà ở từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài luận văn Thạc sỹ Chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài - “Tìm hiểu về khoa học chính sách công” của Viện Khoa học chính trị Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề cơ bản về khái niệm, cấu trúc và chu trình chính sách công - hoạch định, thực thi, đánh giá chính sách công. Vị trí của chính sách công trong việc giành, giữ, thực thi quyền lực chính trị. Chu trình chính sách với 4 giai đoạn chính: Xác lập chương trình nghị sự (tìm kiếm sự nhất trí về mục tiêu), ra quyết định chính sách (tìm kiếm sự nhất trí về biện pháp đạt được mục tiêu), triển khai chính sách (thi hành các biện pháp đã được nhất trí), đánh giá chính sách (đánh giá việc thực hiện mục tiêu và đặt ra các vấn đề mới). Vai trò của nhà nước trong việc thực thi các chính sách xã hội nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các chính sách chính của Việt Nam hiện nay. - “Giáo trình Hành chính học” của Nguyễn Hữu Hải Nguyễn Hữu Hải (Chủ biên) (2012), Nxb Giáo dục, Hà Nội và “Đại cương về phân tích chính sách công” của Nguyễn Hữu Hải, Lê Văn Hòa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013. Các công trình này đã trình bày những nội dung cơ bản về khái niệm, chức năng, ý nghĩa của phân tích chính sách công; các nguyên tắc và yêu cầu của việc phân tích chính sách công; các yếu tố tác động đến phân tích chính sách công; tiêu chí trong phân tích chính sách công; nội dung phân tích chính sách công; phương pháp phân tích chính sách công. Phân tích chính 3 sách công có vai trò quan trọng và là khâu khởi đầu, xuyên suốt trong chu trình chính sách. Cuốn sách đã cung cấp công cụ và phương pháp phân tích chính sách thực sự khoa học. “Chính sách công - Những vấn đề cơ bản” của Nguyễn Hữu Hải, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013 đã trình bày những nội dung cơ bản về Chính sách công như: Đặc điểm, vai trò, phân loại chính sách công; cấu trúc nội dung và chu trình chính sách công; hoạch định chính sách công; tổ chức thực thi chính sách công - quan niệm, vị trí, ý nghĩa, các bước tổ chức thực thi chính sách công; phân tích chính sách công; đánh giá chính sách công; tổ chức công tác phân tích, đánh giá chính sách công. Đặc biệt cuốn sách đã cung cấp những phụ lục về quy trình hoạch định chính sách công ở Việt Nam: quy trình hoạch định chính sách công của Quốc hội, quy trình hoạch định chính sách công của Chính phủ, quy trình hoạch định chính sách công của HĐND cấp tỉnh. Đây là tư liệu cung cấp khá hệ thống những kiến thức cơ bản về chính sách công , vận dụng những kiến thức cơ bản đã học vào thực tiễn đánh giá chính sách công, góp phần hoàn thiện công tác hoạch định và thực thi chính sách công trong quản lý nhà nước. “Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Chiểu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014 đã đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản chính sách an sinh xã hội và kinh nghiệm một số nước, thực trạng thực thi chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam. - “Xây dựng chính sách nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của tác giả Lê Văn Đính, Hồ Kỳ Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 2013. Đây là đề tài nghiên cứu cấp thành phố và được xuất bản thành sách (tác 4 giả luận án là thành viên của đề tài). Cuốn sách đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết nhà ở thu nhập thấp trong chính sách an sinh xã hội; thực trạng thị trường và chính sách chính sách nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; hoàn thiện chính sách nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. Ngoài ra còn có các bài viết: Lê Văn Đính, Hồ Kỳ Minh (2012), “Giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp tại Đà Nẵng Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Phát triển Kinh tế - Xã hội; Xuân Đương (2015), “Đà Nẵng dẫn đầu cả nước về chính sách nhà ở xã hội”, Báo Công an thành phố Đà Nẵng; Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2012), Xây dựng chính sách nhà ở cho hộ thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Tổng quan khoa học đề tài cấp thành phố, Đà Nẵng. - Ngoài các tài liệu trong nước, liên quan đến lĩnh vực an sinh xã hội còn có các tài liệu nước ngoài: Kathleen Scanlon và Christine Whitehead. 2008. Social housing in Europe – A review of policies and outcomes. London: LSE London; Tanvi Bhatkal và Paula Lucci. 2015. Community-driven development in the slums: Thailand’s experience. London: Overseas Development Institute (ODI); G M. Llanto & A C.Orbeta. 2001. The State of Philippine Housing Programs. Philippine: Philippine Institute for Development Studies; Robert M. Ball (1978), Social Security Today and Tomorrow (An sinh xã hội hôm nay và ngày mai), Columbia University Press đã đề cập dến quan niệm An sinh xã hội (là hệ thống các chính sách hỗ trợ những người đang đối mặt (hoặc đe doạ) bởi sự thiếu thốn nguồn thu nhập (mà đó chính là khoản lương bổng) hoặc các khoản chi tiêu đặc biệt khác) và đề cập đến các chương trình mà chính phủ các nước đặt ra với mục đích hàng đầu là giúp đỡ những người dân gặp rủi ro dẫn đến việc bị mất hoặc giảm sút thu nhập; chế độ an sinh xã hội được xem như là sự bảo vệ của nhà nước đối với người dân trước những rủi ro về xã hội. 5 Nhìn chung, các ấn phẩm và quan niệm của một số học giả được đề cập đến ở trên đều nhấn mạnh rằng, an sinh xã hội là các biện pháp bảo vệ sự an toàn xã hội cho các thành viên của mình trong trường hợp họ gặp rủi ro dẫn đến bị mất hoặc giảm thu nhập hay tăng chi phí đột ngột, thông qua các tầng lưới khác nhau để duy trì cuộc sống bình thường - các tầng lưới đó bao gồm các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững và đối với Việt Nam, các quan điểm nghiên cứu về chính sách công, góc độ tiếp cận và nhìn nhận đối với chính sách an sinh xã hội cũng có nhiều điểm tương đồng. Từ những công trình nghiên cứu được đề cập, có thể thấy rằng về cơ bản đã đề cập được những nội dung lý luận và thực tiễn về an sinh xã hội nói chung, phát triển nhà ở xã hội nói riêng. Qua các công trình đó có thể rút ra mấy nội dung sau đây: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về chính sách công, chính sách xã hội đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại chính sách công; Cấu trúc nội dung và chu trình chính sách công; Hoạch định chính sách công; Tổ chức thực thi chính sách công; Phân tích chính sách công; Đánh giá chính sách công; Tổ chức công tác phân tích chính sách công - quy trình phân tích chính sách công, Nội dung và phương pháp phân tích chính sách công, Truyền đạt kết quả phân tích chính sách công. Chính sách xã hội và vai trò của chính sách xã hội trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội: Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển; chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phùhợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ. Những nghiên cứu này là tài liệu tham khảo để tác giả luận chứng, làm rõ những nội dung cơ bản của vấn đề chính sách công, chính sách xã hội nói chung và chính sách phát triển nhà ở xã hội nói riêng. Như đã phân tích ở trên, có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chính sách công và thực hiện chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên; hiện nay, 6 chưa có công trình nào đi vào đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội ở thành phố Đà Nẵng một cách cụ thể, toàn diện. Đà Nẵng là địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tốc độ đô thị hóa rất nhanh nhưng chính quá trình đó cũng đã dẫn đến nhưng vấn đề xã hội bức xúc: Quá trình phát triển kinh tế đã dẫn đến việc mở rộng và phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ đã thu hút số lượng lớn lao động từ các địa phương khác đến tham gia làm việc và cư trú, trong đó có không ít lao động tự do, những người lang thang cơ nhỡ… Mặt khác, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, các đối tượng dân cư bị thu hồi đất, phải chuyển đổi nghề nghiệp, phải tái định cư do quá trình mở rộng và chỉnh trang đô thị rất lớn, gây áp lực cho việc giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống, bố trí nhà ở trên địa bàn thành phố, gây khó khăn cho công tác an sinh xã hội. Bên cạnh đó, hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đã góp phần làm tăng số lượng học sinh, sinh viên đến học tập và ở lại làm việc đã gây áp lực không nhỏ về vấn đề chỗ ở. Để phấn đấu xây dựng Đà Nẵng trở thành “một thành phố có môi trường đô thị văn minh và giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành và đời sống văn hóa cao, làm giàu bằng kinh tế tri thức; một trong những thành phố hài hòa, thân thiện, an bình; một thành phố hấp dẫn và đáng sống” [14; tr.29]…; việc khảo sát một cách khách quan thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội ở thành phố Đà Nẵng hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra những luận cứ khoa học nhằm thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội một cách có hiệu quả hơn là rất cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách phát triển nhà ở, nhà ở xã hội; phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng việc thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 7 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội. - Phân tích thực trạng thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội ở thành phố Đà Nẵng thời gian qua. - Xác định quan điểm và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng việc thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội ở thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội của thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Chu trình chính sách công bao gồm nhiều bước (hoạch định, tổ chức thực thi, đánh giá kết quả); trong giới hạn của đề tài chỉ tập trung vào giai đoạn tổ chức thực thi chính sách và đánh giá kết quả. Nội dung hệ thống chính sách phát triển nhà ở bao gồm nhiều nội dung; luận văn chỉ tập trung phân tích, đánh giá về việc thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội của thành phố Đà Nẵng: Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng giai đoạn từ năm 2010 đến 2018 và đề xuất các giải pháp đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Không gian: Thành phố Đà Nẵng 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về chính trị nói chung. 8 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Việc tiếp cận vấn đề được dựa trên nền tảng khoa học của chuyên ngành chính sách công, quản lý công. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Phân tích tài liệu có sẵn (là những tài liệu thu thập được từ các báo cáo tổng kết, các nghiên cứu đã có, các tài liệu khác liên quan đến đề tài) thông qua việc phân tích - tổng hợp, thống kê so sánh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học chính sách công, quản lý công; vai trò của việc thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội. - Đánh giá một cách khách quan về những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện chính sách phát triển nhà ở xã hội để xây dựng Đà Nẵng thành một thành phố “an bình, đáng sống”. Với những đóng góp đó, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm có 3 chương. 9 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI 1.1. Lý luận chung về chính sách công 1.1.1. Khái niệm chính sách công Ngày nay, thuật ngữ “chính sách công” (trong nhiều trường hợp, được gọi là chính sách) được dùng rất phổ biến, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về thuật ngữ “chính sách công”. Có rất nhiều qua niệm, định nghĩa khác nhau về chính sách công. Jam Anderson cho rằng: “Chính sách công là một quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại” [33; tr.37]. Còn nhà kinh tế học, ông Frak Ellis cho rằng không có một định nghĩa duy nhất về thuật ngữ chính sách công với tất cả các tác giả. Theo ông, “chính sách công là một thuật ngữ chung vì nó ngụ ý sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế”, và “chính sách công được xác định như là đường lối hành động mà Chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mục tiêu mà Chính phủ đó tìm kiếm và sự lựa chọn các phương pháp để theo đuổi các mục tiêu đó”[20; tr.23]. Theo Từ điển kinh tế: “Chính sách là biện pháp mà nhà nước mới áp dụng một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử, nhằm đạt được những yêu cầu và những mục tiêu kinh tế, chính trị nhất định. Chính sách có thể mang tính chất sách lược lâu dài, có thể mang tính chất sách lược ngắn hạn. Chính sách kinh tế được xây dựng trên cơ sở, những điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và những xu hướng phát triển của xã hội”[49; tr.477]. 10 Như vậy, chính sách công là một khái niệm vừa mang tính khoa học cơ bản, vừa mang tính ứng dụng, nhất là tính chỉ đạo thực tiễn của những chủ thể quản lý nhà nước nhất định. Trên thực tế sẽ luôn tồn tại những cách định nghĩa chính sách khác nhau do cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau. Chính sách công thể hiện những vấn đề cơ bản sau đây: Thứ nhất, trước hết, chính sách công là sản phẩm của các cơ quan nhà nước, là sự thể hiện quyền lực của giai cấp thống trị trong sự thống trị xã hội, giai cấp thống trị được tổ chức thành nhà nước, đồng thời là kết quả (đầu ra) trong hoạt động của cả hệ thống chính trị, thể hiện tập trung nhất ở nhà nước (hay nói chung là của các cơ quan công quyền). Chính vì vậy, theo Frank Ellis, Chính sách (Politicy) là các chủ trương, biện pháp, là sách lược, kế hoạch cụ thể của chính phủ (cơ quan công quyền, của cơ quan nhà nước) đối với các lĩnh vực đời sống xã hội. Như vậy, có thể nói tất cả các quyết định đưa ra từ cơ quan công quyền đều được coi là chính sách công. Nói cách khác, chính sách công là đường lối hành động mà chính phủ lựa chọn để thực hiện các mục tiêu nhất định của nhà nước đối với những vấn đề xã hội nhất định. Chính sách công là sản phẩm của nhà nước nên tất yếu là nó mang thể chế, tính hợp pháp và tính cưỡng chế. Đó là một hệ thống các quyết định và những tác động có ý thức (tự giác) của nhà nước đến đời sống xã hội, nhằm đạt được các mục tiêu do nhà nước đã đặt ra trong quá trình thực thi quyền lực. Thứ hai, chính sách công là thể hiện ý chí nhà nước trong giải quyết các quan hệ xã hội được thể hiện thông qua tất cả những tác động, các chủ trương của cơ quan công quyền. Trên ý nghĩa đó, E. Anlerson coi chính sách công là những hoạt động mà chính quyền chọn làm hoặc không làm, cái gì cấm làm hoặc cho phép làm đối với mỗi tổ chức kinh tế - xã hội và công dân. Thông qua chính sách công, nhà nước thực hiện các lợi ích của giai cấp cầm quyền cũng như những lợi ích nhất định của cộng đồng xã hội. Và như vậy, chính sách công là sự thể hiện uy lực, quyền lực công. 11 Thứ ba, chính sách công là chiến lược sử dụng các nguồn lực của nhà nước thông qua việc phân bổ các giá trị xã hội, nhằm thực hiện lợi ích nào đó cho giai cấp cầm quyền, cộng đồng xã hội, hoặc mang lại hiệu quả trong quản lý xã hội của một quốc gia. Trong xã hội dân chủ, quyền lực nhà nước là của dân, do dân ủy quyền, thông qua phân bổ các giá trị xã hội cho phép chính phủ đảm nhiệm vai trò công bộc đối với nhân dân, nhà nước vì dân, nhà nước tạo thời cơ điều kiện để phát huy tốt nhất các nguồn lực trong dân, gìn giữ hạnh phúc, an toàn cho mọi người dân. Với ý nghĩa đó, chính sách công là cái thể hiện khả năng thực thi quyền lực nhà nước, là công cụ để thực hiện ý chí nhà nước (hay ý chí của nhân dân). Thứ tư, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan nên đời sống xã hội luôn có những biến đổi. Trong mỗi thời kỳ khác nhau, điều kiện khác nhau, với những quan hệ lợi ích khác nhau, đặt ra những yêu cầu khách quan trong sự phát triển khác nhau. Do đó, trong các chủ trương chính sách nhà nước, bên cạnh những yếu tố, những mặt ổn định, bất biến, cũng xuất hiện những mặt, những yếu tố khả biến, đòi hỏi nhà nước phải ứng phó hiệu quả, phải có những chủ trương, biện pháp, sách lược, kế hoạch thích hợp ở từng thời kỳ. Do đó, chính sách công còn là nghệ thuật để can thiệp cần thiết vào đời sống xã hội của chính phủ. Thứ năm, coi chính sách công là các quyết định, các chương trình hành động của nhà nước và cũng có thể coi chính sách công là một chuỗi các hoạt động có tính hệ thống của cơ quan nhà nước, được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Hệ thống này có mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn và được tính toán, cân nhắc cẩn thận. Đó là một chuỗi những hoạt động như: Xác định chương trình chính sách; xây dựng và lựa chọn chính sách; tổ chức thực hiện chính sách; tổng kết, bổ sung, hoàn thiện chính sách. Thứ sáu, trong các xã hội hiện đại, chính sách công có quan hệ mật thiết với quyết sách của đảng cầm quyền. 12 Quyết sách của đảng cầm quyền là chủ trương của tổ chức chính trị nắm quyền đại diện ý chí chung của xã hội, chi phối tổ chức và hoạt động của nhà nước. Do đó chính sách công có quan hệ mật thiết với các chủ trương, đường lối của đảng cầm quyền. Trong mối quan hệ đó, chủ trương, đường lối của đảng cầm quyền là sản phẩm của tổ chức chính trị (đảng cầm quyền) chi phối nhà nước về mặt chính trị, nó mang tính nguyên tắc chung, có tính định hướng của đảng cầm quyền đối với nhà nước. Còn chính sách nhà nước là sản phẩm của cơ quan công quyền, của nhà nước, đồng thời là kết quả của quá trình thể chế hóa các chủ trương của đảng cầm quyền thành các quyết định mang tính nhà nước, buộc toàn xã hội thực hiện. Chính sách công cũng liên quan mật thiết đối với ý chí, nguyện vọng của nhân dân, được thể hiện thông qua những kiến nghị, đề xuất của các đoàn thể đại diện cho lợi ích của các tầng lớp nhân Trên ý nghĩa đó, đường lối của đảng chính trị nói chung, của đảng cầm quyền nói riêng và đề xuất của các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho lợi ích của các giai cấp, tầng lớp nhân dân có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành chính sách công. Mặc dù nhà nước là cơ quan quyền lực có tính độc lập cao, nhưng sự phân biệt chính sách công với quyết sách của đảng cầm quyền chỉ là tương đối. Trên thực tế có thể có những quyết định của đảng cầm quyền trực tiếp được coi là ý chí nhà nước, là quyết định của nhà nước, là chương trình hành động của nhà nước trong trường hợp đảng cầm quyền can thiệp sâu vào các công việc nhà nước, đảng cầm quyền làm thay nhà nước, đảng cầm quyền và nhà nước là một, không có sự phân biệt. Tóm lại, chính sách công là chương trình hành động của nhà nước, là ý chí nhà nước mang tính quy phạm pháp luật, nhằm giải quyết các vấn đề cụ thể mà xã hội quan tâm trong những thời hạn nhất định, là chuỗi các quyết định và hành vi nhất định của các cơ quan công quyền, nhằm quy định mục đích và cách thức hành động của những đối tượng liên quan, nhằm thực thi 13 quyền lực nhà nước. 1.1.2. Vai trò của chính sách công Chính sách công liên quan mật thiết đến giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước nên chính sách công có vai trò rất quan trọng: - Thông qua chính sách công để thực hiện ý chí nhà nước, ý chí chung của xã hội thông qua việc thực hiện phân bổ các giá trị có lợi cho giai cấp cầm quyền và đảm bảo nhất định công bằng xã hội, qua đó đảm bảo tính chính đáng, củng cố địa vị của giai cấp cầm quyền. - Thông qua một hệ thống các chính sách đúng, đáp ứng các yêu cầu khách quan của sự phát triển, chính sách công tạo sự ổn định chính trị - xã hội để phát triển. Chính sách đúng hay không đúng liên quan mật thiết tới phương thức cai trị (hòa bình, mềm dẻo hay bạo lực cứng rắn). Tính ổn định có quan hệ mật thiết với phát triển. Do đó, muốn có ổn định chính trị - xã hội, nhà nước phải có những chính sách đúng, đáp ứng các yêu cầu khách quan trong phát triển kinh tế - xã hội ở từng thời kỳ, ở mỗi giai đoạn phát triển, chính sách phải hợp lòng dân, phải hướng đến lợi ích của đại đa số nhân dân, tất nhiên là không tuyệt đối. - Do chính sách liên quan đến phân bổ hợp lý các nguồn lực, giá trị xã hội nên việc ban hành và thực hiện chính sách có tác động đến khai thác hiệu quả các nguồn lực xã hội (trong khi trên thực tế, không có một quốc gia nào có dồi dào các nguồn lực vật chất và tinh thần). - Cuối cùng, việc xây dựng chính sách một cách dân chủ, thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách đúng, không ngừng đổi mới, xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách của nhà nước sẽ góp phần củng cố hệ thống chính trị, trong đó phải nói đến củng cố các mối quan hệ trong hệ thống, như quan hệ giữa đảng cầm quyền với nhà nước, giữa đảng với dân và quan hệ giữa nhà nước với dân, củng cố các nguyên tắc dân chủ - pháp quyền, xây dựng nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân. 14 1.1.3. Chu trình chính sách công Chu trình chính sách là tất cả các công việc từ đầu đến cuối của một chính sách, kể từ khi nảy ra ý tưởng đến lúc kết thúc chính sách. Chu trình chính sách công gồm các bước sau: (1) Lựa chọn vấn đề chính sách; (2) Quyết định, xây dựng và ban hành chính sách; (3) Triển khai thực hiện chính sách; (4) Đánh giá chính sách Như vậy, Quá trình chính sách công được diễn ra theo từng chu trình kín. Chúng ta xem xét từng bước của chu trình chính sách: Bước 1: Lựa chọn vấn đề chính sách Trong đời sống kinh tế - xã hội có rất nhiều vấn đề mà nhà nước trong cùng một lúc, hoặc trong một khoảng thời gian nhất định phải có trách nhiệm giải quyết bằng các chính sách. Có rất nhiều nhu cầu, từ những vấn đề lớn như phát triển kinh tế - xã hội, đến việc cung cấp một dịch vụ công cộng. Mỗi nhu cầu như vậy liên quan đến một hoạc nhiều nhóm xã hội, được gọi là các bên liên quan. Nhu cầu chính sách là một yếu tố đầu vào của hệ thống chính trị, hay hẹp hơn là đầu vào của hệ thống chính sách. Một chính sách ra đời bao giờ cũng là sản phẩm đầu ra của hệ thống chính trị. Quá trình tạo ra được một “sản phẩm đầu ra” phải trải qua nhiều công đoạn. Trước hết, đó là phải xác định được vấn đề của chính sách. Vấn đề của chính sách nằm trong các nhu cầu chính sách (hay còn gọi là nhu cầu chính trị). Các nhu cầu này xuất phát từ lợi ích của cá nhân, các nhóm xã hội, của các đảng chính trị, thậm chí là của các quốc gia cần được đáp ứng. Trong thời điểm mà những vấn đề nêu trên trở thành bức xúc, trong khi xã hội vẫn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến lợi ích của các nhóm dân cư, các lực lượng chính trị, xã hội khác nhau thì làm sao có thể lựa chọn được vấn đề đúng cho chính sách? Điều này liên quan đến yếu tố đầu vào thứ hai là thông 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan