Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại thành phố đà nẵng ....

Tài liệu Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại thành phố đà nẵng .

.PDF
84
154
70

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ĐÌNH HÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ĐÌNH HÙNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC BÌNH Hà Nội, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận văn đảm bảo tính chính sác, tin cậy và trung thực. Vậy, tôi viết Lời cam đoan này để Học Viện khoa học xã hội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Tác giả Luận văn Trần Đình Hùng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ .............................................................. 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của chính sách đào tạo nghề ........................ 7 1.2. Vai trò của chính sách hỗ trợ đào tạo nghề .............................................. 11 1.3. Nội dung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề................................................. 12 1.4. Nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề................................. 14 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ..... 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................................. 26 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ..................................... 26 2.2. Thực trạng đào tạo nghề tại thành phố Đà Nẵng ..................................... 28 2.3. Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng..................................................................................... 36 2.4. Đánh giá chung về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ................. 45 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG ĐẶC THÙ TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........................................................... 51 3.1. Mục tiêu, định hướng đào tạo nghề ......................................................... 51 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng ......................................................... 61 KẾT LUẬN .................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt CNH - HĐH Nghĩa đầy đủ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân LĐNT Lao động nông thôn MTQG Mục tiêu Quốc gia NXB PGS.TS Nhà xuất bản Phó giáo sư, tiến sĩ TDTT Thể dục thể thao THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNCS Thanh niên cộng sản UBND Ủy ban nhân dân LĐTBXH Lao động - Thương binh và Xã hội DANH MỤC BẢNG Số Tên bảng hiệu 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 3.1 Phân bố cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP. Đà Nẵng giai đoạn 2010-2018 Kết quả tuyển sinh giai đoạn 2010 - 2018 Trình độ đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục nghề nghiệp Nghiệp vụ sư phạm, trình độ tiếng Anh và Tin học của đội ngũ nhà giáo đào tạo nghề năm 2018 Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp Kết quả đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2019 Kết quả dự báo nhu cầu lao động từ phương án tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2018 - 2030 Trang 29 31 33 33 34 46 60 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau khi trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, Đảng bộ và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã dồn sức phấn phấn đấu xây dựng thành phố phát triển toàn diện về mọi mặt và đã được Chính phủ công nhận là đô thị loại I cấp quốc gia. Trong thành tựu đó, công cuộc chỉnh trang đô thị của thành phố, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khu công nghiệp tập trung giữ vai trò hết sức quan trọng. Bên cạnh những kết quả to lớn do đô thị hoá, chỉnh trang đô thị đem lại, phát sinh những khó khăn, bất cập, trong đó vấn đề hàng nghìn lao động mất việc làm cần được tập trung giải quyết . Trong những năm qua, được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tập trung cho đầu tư phát triển, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, cơ chế thuận lợi nhằm thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế vào phát triển sản xuất. Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội ngày một tăng, tạo ra nhiều việc làm mới, đời sống của người dân nói chung và người lao động được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết cơ bản vấn đề việc làm của địa phương, nhất là đối với người lao động thuộc diện hộ nghèo, di dời giải tỏa, mất đất sản xuất, người khuyết tật, gia đình chính sách... để chuyển đổi ngành nghề. Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù, bên cạnh những kết quả đạt được thì cũng còn bộc lộ nhiều bất cập, có một số bộ phận dân cư đời sống còn khó khăn do thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, trình độ văn hoá thấp, không có nghề nghiệp, hoặc việc làm không ổn định, thu nhập thấp. Những hộ nông nghiệp, ngư nghiệp được bố trí vào ở nhà chung cư, nhà phân lô không có điều kiện hành nghề cũ, trong khi đó để chuyển đổi ngành nghề không thể thực hiện ngay trong một 1 sớm một chiều. Bên cạnh những khó khăn bức xúc trong chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm. Để giải quyết các vấn đề nêu trên, nên tôi mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu: “Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại thành phố Đà Nẵng” từ đó kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động đặc thù nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Thời gian qua, đã có các công trình nghiên cứu khoa học, bài viết tìm hiểu về thực trạng, định hướng,… về chính sách hỗ trợ đào tạo tạo nghề cho lao động đặc thù, như: “Có nghề nông dân mới thoát nghèo bền vững”, của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung (Báo Dân trí ngày 12/4/2018); “Đào tạo nghề phải gắn với doanh nghiệp”, của Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Quân (Báo Lao động ngày 28/7/2018); “Đào tạo nghề cho nông dân thời kỳ hội nhập quốc tế”, của Tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH; “Quan điểm - định hướng vai trò của truyền thông trong nhận thức xã hội về giáo dục nghề nghiệp” của Trương Anh Tuấn (Tạp chí giáo dục nghề nghiệp) và những bài báo, công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một cái nhìn tổng thể về thực trạng công tác đào tạo nghề cho LĐNT, thực trạng về việc làm và giải quyết việc làm, cũng như thực trạng về thực hiện các chính sách đào tạo nghề cho LĐNT hiện nay. - Luận văn: Các giải pháp đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên tại thành phố Đà Nẵng của Phan Thị Thúy Linh (2011), đã làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm, phân tích kết quả, những khó khăn, vướng mắc trong đào tạo nghề, tạo việc làm cho thanh niên ở thành phố Đà Nẵng, đồng thời đề xuất một số giải pháp trong công tác thực hiện chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho thanh niên tại 2 thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. - Hoàng Thu Thuỷ, Tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, (Nxb Khoa học và công nghệ, năm 2012) có đăng bài “Tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay” của Hoàng Thu Thuỷ, đã tập trung phân tích những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề và tạo việc làm khi bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời chỉ ra một số những hạn chế, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Nhìn chung, những nghiên cứu, công trình và bài viết nêu trên đã tiếp cận vấn đề đào tạo nghề, tác động của quá trình CNH-HĐH, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến vấn đề việc làm, tạo việc làm cho lao động đặc thù ở nhiều góc độ, khía cạnh, địa phương khác nhau, qua đó có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới. Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề được nghiên cứu trong các công trình khoa học, bài viết đó, kết hợp với thực tiễn trên lĩnh vực đào tạo tạo nghề kiến nghị, đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng cho những năm tiếp theo. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù, thực tiễn về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng đề xuất một số giải pháp, mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện trong thời gian đến về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù, lao động nông thôn tại thành phố Đà Nẵng. 3 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ cơ sở lý luận về chính sách đào tạo nghề, thực trạng của địa phương đã phân tích, đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được và những khó khăn trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu về thực hiện chính sách đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. * Về không gian: Tại địa bàn thành phố Đà Nẵng. * Về thời gian: Đề tài đã thu thập số liệu trong giai đoạn 2010 - 2019 để phục vụ trong quá trình nghiên cứu. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa MácLênin; tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, quy định của Nhà nước về chính sách đào tạo nghề cho lao động đặc thù. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đã sử dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: thu thập thông tin, phân tích và khai thác thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Các văn kiện, nghị quyết, quyết định, tài liệu khác... của Đảng và Nhà nước; các bộ, ngành, địa phương liên 4 quan đến công tác đào tạo nghề thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo nghiệm thực tiễn, …; ngoài ra Luận văn còn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu, thu thập, tham khảo các tài liệu của các tổ chức, các học giả, tác giả có liên quan đến nội dung của đề tài. Chương 1: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra các khái niệm về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. Chương 2: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp để rút ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động thù tại thành phố Đà Nẵng. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc xây dựng chính sách, kế hoạch, đề án, hoạch định các chương trình, quản lý việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động đặc thù nói riêng tại thành phố Đà Nẵng. 7. Kết cấu của Luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao 5 động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐÀO TẠO NGHỀ 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm chính sách công Theo Thomas R. Dye (1984): Chính sách công là cái mà Chính phủ lựa chọn làm hay không làm (Public Policy is whatever goverments choose to do or not to do). Ngoài ra, có nhiều khái niệm khác nhau về chính sách như sau: - Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James Anderson 2003). - Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin 1978). - Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan Nhà nước hay các quan chức Nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992). - Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do Chính phủ tiến hành (Peter Aucoin 1971). - Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của Nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter 1990). - Kraft và Furlong (2004) đưa ra một định nghĩa tổng hợp hơn. Theo đó, chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của 7 chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được kết hợp với các cách thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương trình. Qua đó, nhận thấy: có một vấn đề kinh tế - xã hội nào đó xuất hiện. Chính quyền sẽ lựa chọn nội dung, mục tiêu và cách thức giải quyết một vấn đề đó. Sự lựa chọn đưa đến quyết định và toàn bộ quy trình này được đặt trong một môi trường tương tác của các tác nhân chính sách, tạo ra hàng loạt các ràng buộc trước khi chính sách xuất hiện và các tác động sau đó. Theo Kraft và Furlong, chính sách công không xuất hiện từ chân không, nó chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, được thể hiện cụ thể qua sự can thiệp của nhà nước đối với các thất bại thị trường, những giá trị chính trị thịnh hành, tâm thế công chúng (public mood) vào thời điểm đó, cấu trúc của chính quyền, các quy phạm xã hội của quốc gia và địa phương, và hàng loạt các biến số khác. Từ sự chi phối những điều kiện nêu trên, dẫn đến cách thể hiện khác nhau trong các vai trò chính sách (policy actor) và quy trình chính sách (policymaking processing). Một số nước công khai thể hiện vai trò của các nhóm lợi ích, một số khác là sự chi phối của các đảng phái chính trị, ở nơi này quy trình chính sách nặng về kỹ thuật, ở nơi khác lại là sự thỏa hiệp hay áp đặt. Chính sách mới được xây dựng phải xuất phát từ những nhu cầu của xã hội, yêu cầu khách quan của thực tế. Trải qua rất nhiều thời kỳ, từ năm 1930 đến 1960, các nhà nghiên cứu quy trình chính sách hầu như chỉ tập trung tìm tòi về việc hoạch định chính sách công. Song cho đến tận ngày nay, người ta vẫn khó có thể khẳng định rằng, một chính sách đề ra là tốt hay xấu. Điều đó chỉ có thể được đánh giá bằng thực tế là chính sách đó được xã hội chấp nhận hay không. Chỉ có thực tiễn 8 mới xác định chính xác sách nào là tích cực và chính sách nào là không tích cực. Theo tác giả PGS. TS. Nguyễn Khắc Bình đã đưa ra khái niệm về chính sách công: “Chính sách công là hoạt động mà chính phủ chọn thực hiện hoặc không thực hiện để điều hòa các xung độ trong xã hội nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng nhất định”. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khái niệm về chính sách công của Nguyễn Khắc Bình để làm cơ sở trong việc phân tích chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, đánh giá thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề tại một địa phương. 1.1.2. Khái niệm về thực thi chính sách công Theo nguyên lý triết học thì chính sách công là một dạng vật chất đặc biệt, cần thực hiện những chức năng để tồn tại. Để thực hiện được chức năng, chính sách công cần phải được vận động như các vật chất khác. Điều đó có nghĩa là sau khi ban hành, chính sách phải được triển khai thực hiện trong đời sống xã hội. Do đó, công tác tổ chức thực hiện chính sách là một tất yếu khách quan để duy trì sự tồn tại của công cụ chính sách theo yêu cầu quản lý Nhà nước và cũng là để đạt mục tiêu đề ra của chính sách. Từ quan điểm trên tác giả Nguyễn Khắc Bình đã định nghĩa khái niệm về tổ chức thực hiện chính sách công như sau: “Tổ chức thực hiện chính sách là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước” [1, tr.1]. 1.1.3. Khái niệm đào tạo nghề Theo Điều 3, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, đào tạo nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề 9 nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Hay nói theo cách khác, đào tạo nghề là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của người dạy đến người học nghề để hình thành kỹ năng, phát triển kiến thức một cách có hệ thống và thái độ nghề nghiệp cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và bản thân người học nghề. Đào tạo nghề là một khâu quan trọng trong hệ thống giáo dục của các quốc gia, tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng trực tiếp sản xuất trong nền kinh tế. Do đó, chính quyền các cấp luôn xây dựng hệ thống lý luận cơ bản nhất làm nền tảng cho việc triển khai phát triển hệ đào tạo nghề tại địa phương. Mục tiêu chung của đào tạo nghề là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn. 1.1.4. Khái niệm chính sách hỗ trợ đào tạo nghề Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề là chính sách của nhà nước về hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn để được tham gia các hoạt động đào tạo nghề, nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Đây là đặc điểm nổi bật của chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ), 10 trên cơ sở đó thành phố Đà Nẵng xây dựng, triển khai chính sách cho lao động đặc thù nói chung. Đối tượng lao động đặc thù tại thành phố Đà Nẵng, gồm: Lao động là người khuyết tật; lao động là người dân tộc thiểu số nghèo; lao động là người dân tộc thiểu số; lao động là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật; lao động thuộc hộ nghèo; lao động trong các hộ thuộc diện di dời, giải tỏa, thu hồi đất sản xuất; lao động trong các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; đất kinh doanh; lao động nữ bị mất việc làm; lao động là ngư dân; lao động thuộc hộ cận nghèo; lao động nữ; lao động nông thôn thuộc huyện Hòa Vang và các quận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có lao động sản xuất nông - lâm nghiệp - ngư nghiệp (trừ ngư dân); lao động là người nghiện ma túy đã được cai nghiện, người hoạt động mại dâm hoàn lương; lao động là thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật; học sinh bỏ học. 1.2. Vai trò của chính sách hỗ trợ đào tạo nghề Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển nguồn vốn con người, nguồn nhân lực trong tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đào tạo nghề là một trong những giải pháp đột phá của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhằm đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp, phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Việc đào tạo nghề cho lao động đặc thù góp phần chuyển dịch lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của lao động đặc thù, ổn định thu nhập, phát triển bền vững. Vì vậy đào tạo nghề và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động đặc thù là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết và cấp bách để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. 11 1.3. Nội dung chính sách hỗ trợ đào tạo nghề của Trung ương 1.3.1. Mục tiêu - Mục tiêu tổng quát: Hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 01 triệu lao động nông thôn; nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. - Mục tiêu cụ thể: + Giai đoạn 2009 - 2010: Tiếp tục dạy nghề cho khoảng 800.000 lao động nông thôn; Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn với khoảng 18.000 người, 50 nghề đào tạo và đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Kết thức khóa đào tạo, học viên được giải quyết việc làm tối thiểu đạt 80%. - Giai đoạn 2011 - 2015: Đào tạo nghề cho 5.200.000 lao động nông thôn, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%; - Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo nghề cho 6.000.000 lao động nông thôn, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%; 1.3.2. Các giải pháp thực hiện - Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. - Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo: rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề; Hoàn thành việc thành lập mới trung tâm dạy nghề ở các huyện chưa có trung tâm dạy nghề vào năm 2009 và hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết bị vào năm 2013; Hỗ trợ đầu tư phát triển các trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ ở các tỉnh tập trung nhiều làng nghề truyền thống; Đầu tư nâng cao năng lực của các trung tâm dạy nghề 12 công lập huyện; Hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị dạy nghề cho trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn. - Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý: Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng (đối với trung tâm dạy nghề mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu), chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo; Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn; Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho các trung tâm dạy nghề chưa đủ giáo viên cơ hữu; Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tạo việc làm cho lao động nông thôn; - Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu: Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề: Đổi mới và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới; Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn; Hoàn thành chỉnh sửa 300 chương trình, học liệu và xây dựng mới 200 chương trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục 13 thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp nghề cho khoảng 300 nghề. Cung cấp các chương trình, học liệu dạy nghề cho các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. - Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ. 1.4. Nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề 1.4.1. Xây dựng kế hoạch Việc thực thi chính sách đào tạo nghề cho lao động đặc thù quá trình tổ chức thực hiện diễn ra trong một thời gian dài, phức tạp, do đó việc tổ chức thực thi cần phải lập kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gồm các nội dung: - Kế hoạch về tổ chức, điều hành: Xây dựng kế hoạch tổ chức, điều hành phải dự kiến được các cơ quan liên quan, trong đó xác định cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp triển khai thực hiện chính sách; đảm bảo nguồn lực để triển khai thực hiện chính sách (số lượng, chất lượng nhân sự thực thi chính sách); phân công trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực thi, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi chính sách. - Kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực hỗ trợ : Xác định nguồn lực, vật lực (các nguồn lực tài chính, cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật, các vật tư, văn phòng phẩm, các điều kiện cần thiết khác) phục vụ cho tổ chức thực thi chính sách. - Kế hoạch thời gian thực hiện: Xác định thời gian triển khai thực hiện chính sách, các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền đến tổng kết rút kinh nghiệm chính sách. Mỗi bước đều có mục tiêu, thời gian thực hiện mục tiêu; trên cơ sở đó mỗi bước dự kiến chương trình cụ thể của chính sách. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan